Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Động cơ lựa chọn và sử dụng từ ngữ tiếng Anh chêm xen trong giao tiếp trên mạng của sinh viên Đại học Đà Nẵng từ góc nhìn ngôn ngữ học xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (296.55 KB, 9 trang )

Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy
ngôn ngữ lần thứ VI

ĐỘNG CƠ LỰA CHỌN VÀ SỬ DỤNG TỪ NGỮ TIẾNG ANH CHÊM
XEN TRONG GIAO TIẾP TRÊN MẠNG CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC ĐÀ
NẴNG TỪ GĨC NHÌN NGƠN NGỮ HỌC XÃ HỘI
1

Dƣơng Quốc Cƣờng, 2Nguyễn Thị Hoàng Anh
1,2

Trƣờng Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng

Tóm tắt
Sinh viên sử dụng từ ngữ tiếng Anh chêm xen trong giao tiếp trên mạng hiện nay là kết
quả của sự giao lƣu, tiếp biến văn hóa – ngơn ngữ trong thời đại tồn cầu hóa. Có thể thấy
việc sử dụng từ ngữ tiếng Anh chêm xen trong giao tiếp trên mạng của sinh viên hiện nay
là một phần cuộc sống và trạng thái tƣ duy của sinh viên. Sự xuất hiện hiện tƣợng này đã
phản ánh đời sống tinh thần, thể hiện tình cảm mn màu của sinh viên, phát huy tính
sáng tạo của sinh viên đối với ngôn ngữ. Đây là một quá trình liên tục, từ chuyển mã, trộn
mã đến vay mƣợn. Đặc trƣng nổi bật nhất trong sự lựa chọn ngôn ngữ của sinh viên vẫn
là hiện tƣợng trộn mã. Bài báo Động cơ lựa chọn và sử dụng từ ngữ tiếng Anh chêm xen
trong giao tiếp trên mạng của sinh viên Đại học Đà Nẵng từ góc nhìn ngơn ngữ học xã
hội góp phần làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý thuyết cũng nhƣ thực tiễn về phƣơng ngữ
xã hội, biến thể của ngôn ngữ giới trẻ trong cảnh huống ngơn ngữ trên mạng hiện đại, góp
phần vào việc giữ gìn đƣợc sự trong sáng của tiếng Việt và giáo dục ngơn ngữ trong q
trình hội nhập tồn diện với thế giới.
Từ khoá
giao tiếp, chêm xen, từ ngữ tiếng Anh, trên mạng, tiếp xúc ngôn ngữ, sinh viên

1. Mở đầu


Sự lựa chọn ngôn ngữ là một vấn đề quan trọng và tất yếu sẽ nảy sinh trong giao tiếp ở các
môi trƣờng đa ngữ. Đặc biệt, trong giao tiếp đa phƣơng ngữ, khi xuất hiện biến thể, tất yếu sẽ
nảy sinh sự lựa chọn ngôn ngữ. Sự lựa chọn ngôn ngữ chịu tác động của nhiều yếu tố, cả chủ
quan và khách quan. Trong đó, thái độ ngơn ngữ là một yếu tố chủ quan đóng vai trị quan
trọng.Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập thế giới, mở rộng giao lƣu, hợp tác quốc tế, việc sử
dụng thành thạo và hiểu biết về tiếng Anh là vấn đề rất quan trọng. Cùng với sự phát triển
mạnh mẽ của khoa học công nghệ, ngày nay các phƣơng tiện truyền thông đại chúng đã và
đang phát triển với tốc độ cao, đặc biệt là các chƣơng trình truyền hình, báo chí, phát thanh...
Việc sử dụng từ ngữ tiếng Anh trong các chƣơng trình này đã ngày càng trở nên phổ biến
hơn, đặc biệt là các chƣơng trình dành cho giới trẻ. Kinh tế phát triển, đời sống văn hoá, xã
hội nâng cao lên rất nhiều, giao lƣu văn hoá và đối thoại văn hoá giữa các dân tộc mở rộng
chƣa từng thấy. Cũng từ đó ngơn ngữ trong giao tiếp sinh viên đã nâng cao hơn, ngơn ngữ nói
cũng nhƣ viết đƣợc bổ sung thêm rất nhiều từ mới, nghĩa mới, ý mới. Trong khuôn khổ của
bài báo, chúng tôi giải quyết vấn đề câu hỏi nghiên cứu đặt ra: mục đích lựa chọn và sử dụng
từ ngữ tiếng Anh chêm xen trong giao tiếp trên mạng của sinh viên là gì? Qua đó, nhóm tác
giả đề xuất một số khuyến nghị về sử dụng ngôn ngữ sinh viên, đặc biệt là giao tiếp trên
mạng.
2. Cơ sở lý luận
2.1. Sự lựa chọn ngôn ngữ

199


Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy
ngôn ngữ lần thứ VI

Giao tiếp là chức năng quan trọng nhất của ngơn ngữ và giao tiếp đƣợc coi là q trình vận
dụng ngôn ngữ. Sự vận dụng này thực tế là một q trình lựa chọn ngơn ngữ. Nói cách khác
trong q trình sử dụng ngơn ngữ ngƣời sử dụng khơng ngừng lựa chọn, vì thế, lựa chọn đƣợc
coi là một trong những bản chất của việc sử dụng và lý giải ngôn ngữ. Sự lựa chọn ngôn ngữ

đƣợc tiến hành ở bất kỳ bình diện nào của ngơn ngữ nhƣ: ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng, v.v…
bởi chỉ cần một sự biến đổi nhỏ ở trong một bình diện sẽ tạo nên một ý nghĩa dụng học sâu
sắc. Nhìn tổng thể, ―sự lựa chọn ngơn ngữ‖ có thể diễn ra một cách có ý thức theo chủ quan
của ngƣời giao tiếp nhƣng cũng có thể diễn ra một cách vơ thức, ngoài ý định chủ quan của
ngƣời giao tiếp. Từ cách nhìn này có thể quy về hai q trình lựa chon, đó là: Sự lựa chọn
mang tính ngữ cảnh và sự lựa chọn mang tính chiến lƣợc‖ (Nguyễn Văn Khang, 2012, tr. 372
- 373). Cả hai sự lựa chọn này xem ra cũng chỉ là sự lựa chọn của những sự lựa chọn trong
khi cịn có thêm những sự lựa chọn khác. Vì thế, sự lựa chọn khơng phải là nhất thành bất
biến mà linh hoạt với mục đích cuối cùng là thoả đáng về giao tiếp, tức là ―đúng đắn và hợp
lý‖.
Trong quá trình giao tiếp con ngƣời phải tiến hành lựa chọn vì ngơn ngữ tự nhiên của
chúng ta có ba đặc trƣng nổi trội là dị biến, thƣơng lƣợng và thích nghi. Nhờ ba đặc trƣng này
mà con ngƣời có thể vận dụng ngơn ngữ một cách linh hoạt, phù hợp với bối cảnh giao tiếp.
Mỗi ngƣời khi giao tiếp đều có ý thức và nhu cầu lựa chọn mã ngôn ngữ cho phù hợp với
từng hồn cảnh giao tiếp cụ thể. Vì thế, ngay trong một cuộc giao tiếp vì mục đích giao tiếp,
ngƣời giao tiếp có thể chọn mã giao tiếp này mà khơng chọn mã giao tiếp khác hoặc chuyển
từ mã này sang mã khác hay trộn mã lại với nhau. Ứng xử ngôn ngữ của mỗi ngƣời đƣợc quy
định bởi nhiều nhân tố vừa khách quan vừa chủ quan, trong đó nhân tố chủ quan có tính quyết
định. Ứng xử ngơn ngữ là một thành phần của ứng xử văn hóa. Do đó, truyền thống văn hóa,
truyền thống ứng xử ngơn ngữ của cộng đồng, của dân tộc có ảnh hƣởng quan trọng đến thái
độ ứng xử ngôn ngữ của các thành viên trong cộng đồng.
2.2. Mã và hiện tƣợng chuyển mã, trộn mã trong giao tiếp: Ngôn ngữ học dùng thuật ngữ
mã (codes) với nghĩa hệ thống các tín hiệu có thể truyền đạt thông tin. Mỗi ngƣời trong giao
tiếp đều có ý thức và nhu cầu lựa chọn mã ngơn ngữ cho phù hợp với từng hoàn cảnh giao
tiếp cụ thể. Vì thế, ngay trong một cuộc giao tiếp, vì mục đích giao tiếp, ngƣời giao tiếp có thể
chọn mã giao tiếp này mà không chọn mã giao tiếp khác hoặc chuyển mã này sang mã khác
hay trộn các mã lại với nhau. Ngƣời Việt Nam đặc biệt coi trọng giao tiếp và biết ngƣời để lựa
chọn đối tƣợng giao tiếp thích hợp. Khi khơng đƣợc lựa chọn thì ngƣời Việt dùng chiến lƣợc
thích ứng một cách linh hoạt (Trần Ngọc Thêm,1999, tr.155-157). Động cơ để thúc đẩy
ngƣời nói là một quyết định quan trọng trong việc lựa chọn mã. Có hai cách lựa chọn mã

trong giao tiếp là: chuyển mã và trộn mã. Chuyển mã là việc sử dụng hai hoặc trên hai biến
thể ngôn ngữ trong một lần đối thoại. Theo Nguyễn Văn Khang, có hai loại chuyển mã:
chuyển mã tình huống và chuyển mã ẩn dụ. Chuyển mã tình huống là sự chuyển mã ngơn ngữ
theo bối cảnh giao tiếp, tức là dựa trên mối quan hệ xã hội giữa những ngƣời tham gia giao
tiếp hội thoại và khung cảnh tiến hành giao tiếp hội thoại để chuyển mã. Còn chuyển mã ẩn
dụ là chuyển mã nhằm làm thay đổi phong cách giao tiếp nhƣ khẩu ngữ, ngữ điệu hoặc quan
hệ vai giao tiếp. Còn trộn mã là khi ngƣời ta giao tiếp bằng một ngôn ngữ nhƣng lại sử dụng

200


Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy
ngôn ngữ lần thứ VI

một vài thành phần của ngôn ngữ khác và phát âm theo áp lực của ngôn ngữ đang sử dụng
(Nguyễn Văn Khang, 2012, tr. 379-388). Quan sát cho thấy, trộn mã không chỉ dừng lại ở đơn
vị từ mà cịn có thể ở cả các thành phần cao hơn (nhƣ đoản ngữ). Có một câu hỏi đặt ra là,
động cơ của chuyển mã, trộn mã, tức là chuyển mã, trộn mã nhằm mục đích gì? Cho đến nay,
các cơng trình của C. Plau (1979), J. Gumpers và E. Hernandez (1969), J. Gumpers (1969)…
cũng nhƣ thực tế khảo sát của chúng tơi có thể cho phép khẳng định rằng, chuyển mã, trộn mã
trong giao tiếp gắn liền với cơ chế tâm lý và động cơ cũng nhƣ phạm trù hội của ngƣời giao
tiếp. Cụ thể là: nhằm nhấn mạnh nội dung mang ngƣời nối muốn thể hiện, nhằm làm nổi bật
chủ đề, nhăm làm rõ hơn, làm cho hiểu đúng, khi cảm thấy khó nói ra điều muốn nói, sự khoe
khang hay ―tỏ vẻ‖ về bản thân biết ngoại ngữ, do thói quen…
Tiếp xúc ngơn ngữ ngày càng đƣợc nhiều ngƣời quan tâm, cả về lý thuyết cũng nhƣ về
giá trị ứng dụng.Trộn mã đƣợc xem nhƣ không chỉ là hiện tƣợng ngơn ngữ thuần t mà cịn
là hiện tƣợng của đời sống xã hội và có thể coi là một sản phẩm của sự tiếp xúc ngôn ngữ.
Tiếp xúc ngôn ngữ đƣợc hiểu là ―sự tiếp hợp giữa các ngôn ngữ do đƣợc phân bố liền kề nhau
về mặt địa lý, sự tƣơng cận về mặt lịch sử xã hội dẫn đến nhu cầu của các cộng đồng ngƣời có
những thứ tiếng khác nhau khi giao tiếp với nhau‖ (Bùi Khánh Thế, 2011, tr.46). Xét về bản

chất, tiếp xúc ngôn ngữ đƣợc bắt đầu từ việc học thêm một ngơn ngữ khác, nhƣ vậy khi học
ngơn ngữ khác thì nội bộ trong một cá nhân đã bắt đầu hình thành q trình tiếp xúc giữa hai
hoặc hơn hai ngơn ngữ. Tuy nhiên, việc học một ngôn ngữ khác này mới chỉ là điều kiện cần
để tiếp xúc ngôn ngữ diễn ra, do đó, để tiếp xúc ngơn ngữ xảy ra cịn cần phải đƣợc mở rộng
ra tồn xã hội - đó chính là ―sự khuếch tán ngơn ngữ‖.
2.3. Chêm xen tiếng Anh là việc giới trẻ sử dụng những đơn vị ngoại lai có gốc tiếng Anh
trong giao tiếp trên mạng. Đây là kết quả của sự giao lƣu, tiếp biến văn hố – ngơn ngữ trong
thời đại tồn cầu hố. Hiện tƣợng này có thể đƣợc hình dung nhƣ một quá trình liên tục, từ
chuyển mã, trộn mã đến vay mƣợn, nhƣng đặc trƣng nổi bật nhất trong sự lựa chọn ngôn ngữ
của giới trẻ là hiện tƣợng trộn mã (Đỗ Thuỳ Trang, 2018). Chêm xen từ ngữ tiếng Anh trong
giao tiếp trên mạng là một biểu hiện của cách ứng xử văn hoá trong xã hội. Trong bối cảnh xã
hội hiện nay, khi các định hƣớng giá trị văn hố – xã hội cịn ở trong tình trạng cái cũ vẫn
cịn, cái mới chƣa ổn định, thì hiện tƣợng chêm xen, thái quá, một cách vô lối, cịn có điều
kiện phát triển mạnh.
3. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu động cơ lựa chọn và sử dụng từ ngữ tiếng Anh chêm xen trong giao
tiếp trên mạng của sinh viên Đại học Đà Nẵng và đề xuất các giải pháp phù hợp về sử dụng
ngôn ngữ sinh viên nhằm phục vụ cơng tác chuẩn hố và giáo dục sử dụng ngôn ngữ hiện nay,
phƣơng pháp điều tra khảo sát, tổng hợp phân tích đã đƣợc sử dụng trong nghiên cứu này.
Phiếu điều tra gồm 15 câu hỏi, đƣợc thiết kế dựa trên thiết kế mẫu khảo sát của Likert.
Tức là, theo sau mỗi câu hỏi có các phƣơng án lựa chọn đƣợc chia thành 5 mức là A. Hồn
tồn đúng, B. Đúng, C. Khơng hồn tồn đúng, D. Sai và E. Hoàn toàn sai. Ngƣời tham gia
trả lời câu hỏi đồng ý với ý kiến nào thì khoanh tròn vào một trong các chữ cái A, B, C, D, E.

201


Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy
ngôn ngữ lần thứ VI


Nội dung của các câu hỏi đƣợc chia làm các phần sau: 1. Thông tin khái quát; 2. Động
cơ sử dụng tiếng Anh; 3. Mức độ sử dụng tiếng Anh; 4. Phạm vi giao tiếp sử dụng tiếng Anh;
5. Hứng thú sử dụng tiếng Anh; 6. Sử dụng tiếng Anh với đối tượng giao tiếp nào.
Chúng tôi xác định mẫu khảo sát, tức đối tượng khảo sát, là lựa chọn hai cơ sở
giáo dục đại học thành viên của Đại học Đà Nẵng: Trƣờng Đại học Ngoại ngữ và Trƣờng
Đại học Kinh tế. Sinh viên học các chuyên ngành đào tạo ngoại ngữ ở Trƣờng Đại học
Ngoại ngữ và tất cả sinh viên Trƣờng Đại học Kinh tế đều đƣợc học theo Chƣơng trình đào
tạo chất lƣợng cao - đủ đại diện của khách thể nghiên cứu được chúng tôi lựa chọn để xem
xét làm rõ bản chất. Để có đƣợc dữ liệu cho nghiên cứu chúng tơi điều tra khảo sát ngẫu
nhiên 400 sinh viên Trƣờng Đại học Ngoại ngữ và 300 sinh viên Trƣờng Đại học Kinh tế, Đại
học Đà Nẵng, thu về đƣợc 625 phiếu khảo sát. Nhóm nghiên cứu đã tổng hợp và tiến hành
phân tích số liệu bằng SPSS.
4. Kết quả nghiên cứu
4.1. Động cơ sử dụng từ ngữ tiếng Anh
Trƣớc hết chúng tôi đi nghiên cứu động cơ của sinh viên Đại học Đà Nẵng sử dụng từ
ngữ tiếng Anh chêm xen trong giao tiếp trên mạng từ góc độ chủ quan của những chủ thể giao
tiếp.
Hiện tƣợng lựa chọn rồi chuyển mã từ ngữ tiếng Anh chêm xen trong giao tiếp trên
mạng của sinh viên thƣờng là kết quả của một số động cơ nào đó. Do phiếu điều tra cho phép
lựa chọn nhiều phƣơng án nên trong số các sinh viên,với những câu hỏi chỉ cho phép lựa chọn
một phƣơng án duy nhất. Trong một số trƣờng hợp, chúng tôi đã có những cuộc trị chuyện
trao đổi với sinh viên nói về những hội thoại có chuyển mã, qua đó đề nghị sinh viên cung cấp
thêm thông tin về những ý định, mục đích, lý do của mình khi cần thiết. Để tìm hiểu động cơ
lựa chọn sử dụng từ ngữ tiếng Anh, chúng tôi nêu câu hỏi: Anh/ chị cho biết động cơ sử dụng
từ ngữ tiếng Anh chêm xen trong giao tiếp trên mạng? Kết quả thể hiện trong bảng 4.1.
Bảng 4.1. Động cơ sử dụng từ ngữ tiếng Anh trong giao tiếp trên mạng
TT
1
2
3

4
5
6
7
8

Động cơ
Đề cập đến một chủ đề nhất định.
Do thói quen của ngƣời nói.
Để luyện tiếng Anh.
Lặp lại thông điệp nhằm nhấn mạnh.
Giảm nhẹ ý thô tục.
Lấp đầy khoảng trống từ vựng.
Thể hiện tâm trạng ngƣời giao tiếp.
Thấy có vẻ sành điệu, phù hợp với sinh viên.

Tỉ lệ (%)
15,5
19
19,5
9,5
5,0
10,5
5,5
15,5

Nhƣ vậy, kết quả quan sát từ góc nhìn chủ quan của ngƣời nói thơng qua một cuộc
khảo sát trƣờng hợp bằng phiếu câu hỏi cho thấy sự lựa chọn từ ngữ tiếng Anh của sinh viên –
chủ thể giao tiếp là vô cùng đa dạng. Sinh viên những chủ thể giao tiếp trong các hội thoại có
sự lựa chọn và chuyển mã có những động cơ thể hiện khá thoải mái, tự nhiên, không cần che

giấu. Chúng ta thấy động cơ lựa chọn sử dụng từ ngữ tiếng Anh trong giao tiếp trên mạng đối
với sinh viên Đại học Đà Nẵng là để luyện tiếng Anh chiếm tỉ lệ cao nhất 19,5%.

202


Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy
ngôn ngữ lần thứ VI

Khi hai hay nhiều hơn hai ngôn ngữ cùng tồn tại trong cộng đồng giao tiếp, các thành
viên trong cộng đồng đó có quyền đƣa ra sự lựa chọn ngơn ngữ cho cá nhân mình. Hơn thế
nữa, khi các ngôn ngữ tiếp xúc với nhau, chúng sẽ bổ sung, lấp đầy những khoảng trống từ
vựng còn tồn tại ở một trong hai ngơn ngữ. Xét từ khía cạnh ngơn ngữ – văn hóa thì sự lựa
chọn rồi chuyển mã có phần tiêu cực ở chỗ hiện tƣợng này là một phần nguyên nhân khiến
trên mạng bị mất đi sự trong sáng vốn có của nó.
Sự thay thế, loại bỏ những từ trên mạng đã có sẵn bằng các mã tiếng Anh có nghĩa tƣơng
đƣơng ngày càng đƣợc sinh viên ƣa dùng bởi tính cập nhật, sự ngắn gọn và tiện ích mà chúng
mang lại. Vấn đề cần quan tâm ở đây, theo chúng tơi đó là ý thức của sinh viên làm sao cân
bằng đƣợc mức độ và giới hạn của chuyển mã để khi giao tiếp họ vừa gìn giữ, bảo tồn đƣợc
tiếng mẹ đẻ lại vừa tiếp thu những cái mới, cái hay của ngơn ngữ tồn cầu nhƣ tiếng Anh.
4.2. Về mức độ sử dụng
Để tìm hiểu mức độ sử dụng từ ngữ tiếng Anh chêm xen trong giao tiếp trên mạng, chúng
tôi nêu câu hỏi: Anh/ chị vui lòng đánh giá mức độ sinh viên sử dụng từ ngữ tiếng Anh chêm
xen trong giao tiếp trên mạng? Kết quả thể hiện ở bảng 4.2.
Bảng 4.2. Mức độ sử dụng từ ngữ tiếng Anh chêm xen trong giao tiép trên mạng
Mức độ
sử dụng
Chêm xen
từ ngữ tiếng
Anh


Thƣờng xuyên
Số
Tỉ lệ
lƣợng
%
205

32,8

Đánh giá
Thỉnh thoảng
Ít khi
Số
Tỉ lệ
Số
Tỉ lệ
lƣợng
%
lƣợng
%
340

54,4

76

12,2

Chƣa khi nào

Số
Tỉ lệ
lƣợng
%
4

0,6

Tổng số
sinh viên
Số
Tỉ lệ
lƣợng
%
625

100

Qua bảng trên, chúng ta thấy, chiếm số lƣợng sinh viên đông nhất vẫn là thỉnh thoảng
sử dụng (54,4 %); số sinh viên thường xuyên sử dụng chiếm tỉ lệ thấp hơn (32,8 %); tiếp đến
là những sinh viên cho rằng ít khi sử dụng chiếm tỉ lệ thấp (12,2); và cuối cùng là những sinh
viên khẳng định chưa khi nào sử dụng chiếm tỉ lệ thấp nhất (0,6%). Hiện tƣợng sử dụng từ
ngữ tiếng Anh chêm xen vào giao tiếp trên mạng là hiện tƣợng phổ biến, hầu nhƣ sinh viên
đều ít nhất một vài lần sử dụng. Tuy nhiên, việc sử dụng chêm xen này diễn ra không thƣờng
xuyên, chỉ dừng lại ở mức độ thỉnh thoảng. Hiện tƣợng này xuất hiện lan tràn trên các trang
điện tử, các diễn đàn,... thậm chí trên cả một số phƣơng tiện giáo dục - truyền thơng nhƣ báo
chí, đặc biệt là những tờ báo hƣớng tới đối tƣợng chủ yếu là giới trẻ với mức độ sử dụng khác
nhau.

203



Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy
ngôn ngữ lần thứ VI

4.3. Phạm vi sử dụng
Về phạm vi sử dụng từ ngữ tiếng Anh chêm xen trong giao tiếp trên mạng, chúng tôi
nêu câu hỏi: Anh/ chị thường sử dụng từ ngữ tiếng Anh chêm xen trong giao tiếp trên mạng ở
đâu? Kết quả thể hiện trong bảng 4.3.
Bảng 4.3. Phạm vi sử dụng từ ngữ tiếng Anh chêm xen trong giao tiếp trên mạng
Phạm vi sử dụng
Nội dung

Chêm xen
từ ngữ tiếng
Anh

Nhà trƣờng

Gia đình

Các nơi khác

Mọi nơi

Số
lƣợng

Tỉ lệ
%


Số
lƣợng

Tỉ lệ
%

Số
lƣợng

Tỉ lệ
%

Số
lƣợng

Tỉ lệ
%

125

20

95

15

349

56,1


4

0.6

Không
nơi nào
Số
Tỉ lệ
lƣợng
%

52

8,3

Khi trả lời câu hỏi về phạm vi sử dụng từ ngữ tiếng Anh chêm xen vào giao tiếp trên
mạng, chỉ có 4 sinh viên, tỷ lệ 0,6% khẳng định mình sử dụng từ ngữ tiếng Anh vào giao tiếp
trên mạng ở mọi nơi, 15% sinh viên khảo sát sử dụng từ ngữ tiếng Anh chêm xen vào giao
tiếp trên mạngở gia đình, 20% ở nhà trường, 56,1% các nơi khác. Kết quả trên cho thấy, sinh
viên có ý thức sử dụng chêm xen này ở đâu cho phù hợp. Trong đó, hầu hết sinh viên đều sử
dụng ở những nơi môi trƣờng tạo sự thân mật, suồng sã. Một số ít sinh viên sử dụng ở gia
đình, nhà trƣờng - nơi có nhiều bạn bè cùng trang lứa, cùng quan điểm, họ dễ dàng chia sẻ,
hiểu nhau hơn. Nhƣ vậy, không chỉ khác nhau về mức độ sử dụng, việc sinh viên sử dụng từ
ngữ tiếng Anh chêm xen tronggiao tiếp trên mạng cũng có sự khác nhau về phạm vi sử dụng.
4.4. Đối tƣợng giao tiếp
Khi lấy ý kiến về đối tƣợng cùng giao tiếp của sinh viên khi sử dụng từ ngữ tiếng Anh
vào chêm xen trong giao tiếp trên mạng, chúng tôi nêu câu hỏi: Anh/ chị thường sử dụng từ
ngữ tiếng Anh chêm xen trong giao tiếp trên mạng với ai? Kết quả thể hiện trong bảng 4.4.
Bảng 4.4. Đối tƣợng giao tiếp

Đối tượng
Ngƣời ít tuổi hơn
Bạn bè
Anh/ chị
Ngƣời lớn tuổi hơn: cha, mẹ, ông, bà...

Số lƣợng
125
535
234
5

Tỉ lệ %
20
85,6
37,4
0,8

Với 85,6% ý kiến sinh viên sử dụng từ ngữ tiếng Anh chêm xen vào giao tiếp trên
mạng với bạn bè cùng trang lứa và 37,4% sinh viên sử dụng từ ngữ tiếng Anh chêm xen trong
giao tiếp trên mạng với anh/chị, 20% với đối tƣợng giao tiếp là ngƣời ít tuổi hơn, cịn đối với
ngƣời lớn tuổi chỉ có 0,8%.
Điều này phản ánh phần nào đó thái độ của sinh viên trong sử dụng ngôn ngữ: thân
mật, suồng sã với bạn bè, tôn trọng với ngƣời đối thoại lớn tuổi nhƣ ông, bà, cha, mẹ… và có

204


Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy
ngôn ngữ lần thứ VI


ý thức trong việc biết chọn lựa đối tƣợng giao tiếp.
4.5. Mức độ hứng thú
Khi đƣợc chúng tôi nêu câu hỏi: Trong giao tiếp trên mạng anh/ chị có thích sử dụng
từ ngữ tiếng Anh chêm xen vào khơng? Kết quả thể hiện trong bảng 4.5.
Bảng 4.5. Mức độ hứng thú sử dụng từ ngữ tiếng Anh chêm xen vào giao tiếp trên mạng
Mức độ hứng thú
Chêm xen từ ngữ tiếng
Anh vào giao tiếp trên
mạng

Rất thích
Số lƣợng
Tỉ lệ %
115

18,4

Đánh giá
Thích
Số lƣợng
Tỉ lệ %
340

54,4

Khơng thích
Số lƣợng
Tỉ lệ %
170


27,2

Kết quả trên cho thấy mức độ hứng thú về việc sử dụng từ ngữ tiếng Anh chêm xen vào
giao tiếp trên mạng cũng có sự khác nhau: có 54,4% ý kiến sinh viên trả lời thích dùng từ ngữ
tiếng Anh chêm xen vào giao tiếp trên mạng, 18,4% sinh viên cho rằng rất thích và có 27,2%
sinh viên khẳng định mình khơng thích sử dụng từ ngữ tiếng Anh chêm xen trong giao tiếp
trên mạng.
Nhƣ vậy, không phải tất cả sinh viên đều hứng thú với việc sử dụng từ ngữ tiếng Anh
chêm xen trong giao tiếp trên mạng.
5. Một số khuyến nghị
Ngôn ngữ là một hiện tƣợng xã hội. Cùng với sự biến đổi của thời gian, đời sống xã
hội, ngôn ngữ tất yếu cũng có sự thay đổi. Là lứa tuổi thích cái mới, cái lạ, thích học hỏi và
tiếp thu những thứ đó và tạo ra cái của riêng mình, dần dần nó xuất hiện trong lời nói, câu
chữ. Sinh viên ngày nay đang sống trong một xã hội hiện đại với nhịp sống hối hả, năng động
nên ngôn ngữ của sinh viên giống nhƣ mốt thời trang. Và một khi ngoại ngữ đã trở thành tiêu
chí để đánh giá năng lực và trình độ của con ngƣời trong thời đại tồn cầu hố, việc vay
mƣợn, trộn mã hay chuyển mã trở thành quá trình tự nhiên, việc sinh viên có những ―sáng
tạo‖ riêng khi sử dụng từ ngữ tiếng Anh để việc giao tiếp sinh động hơn, để thể hiện cá tính
cũng là điều dễ hiểu. Những nét đẹp truyền thống đƣợc hun đúc, tích tụ hàng ngàn năm của
tiếng Việt có thể bị phá vỡ, thay vào đó là một sự pha tạp, lai căng chắp vá. Trên cơ sở những
phân tích tổng hợp trên đây, chúng tôi đề xuất một số khuyến nghị về sử dụng ngôn ngữ sinh
viên.
5.1. Làm rõ sự khác biệt biệt giữa ngôn ngữ mạng với ngôn ngữ truyền thống
tiếng Việt: Hiện tƣợng chêm xen từ ngữ tiếng Anh trong giao tiếp trên mạng là hiện tƣợng
ngôn ngữ ―đặc biệt‖, tồn tại một cách thực sự trong cuộc sống của chúng ta. Ngơn ngữ có
những từ ngữ tiếng Anh chêm xen có tính phong phú, đa dạng, nhƣng cũng khơng kém phần
dị biệt, đồng thời có tính khẩu ngữ rõ rệt, đƣợc sử dụng một cách rộng rãi trong sinh viên và
cộng đồng mạng, từ đó trở thành ngơn ngữ chính thức. Khi ngơn ngữ mạng khơng ngừng phát
triển, thì cũng là lúc nó đem đến cho ngơn ngữ học truyền thống nhiều thách thức, đòi hỏi

chúng ta phải chú trọng đến sự khác biệt đó khi giảng dạy kiến thức liên quan cho sinh viên.

205


Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy
ngôn ngữ lần thứ VI

5.2. Hƣớng dẫn sinh viên sử dụng hợp lý khi giao tiếp: Ngơn ngữ mạng có chêm
xen từ ngữ tiếng Anh là ngôn ngữ cá nhân nhƣng lại nằm trên mạng xã hội nên có sức lan tỏa
rất lớn. Nếu dùng nhiều sẽ thành quen, có thể dẫn đến việc sinh viên sử dụng chệch hƣớng
biến nó thành ngơn ngữ trong nhà trƣờng, trong các văn bản.Rất cần phải làm cho sinh viên
hiểu đƣợc cách sử dụng chính xác ngôn ngữ trong trƣờng hợp phục vụ nhu cầu giao tiếp thực
tế, góp phần thúc đẩy cơng tác giảng dạy tiếng Việt nói chung, quy phạm hóa ngơn ngữ mạng
nói riêng.
5.3. Tăng cƣờng ý thức quy phạm ngôn ngữ cho sinh viên: Ngôn ngữ là công cụ
giao tiếp quan trọng nhất trong xã hội, ln có tính quy phạm nhất định, ngơn ngữ mà thiếu đi
tính quy phạm rõ ràng thì khó mà phát huy đƣợc cơng năng truyền đạt thơng tin, giao lƣu tƣ
tƣởng, văn hóa (Hà Nguyễn Hằng Nga, Đỗ Tiến Quân, 2018). Đồng thời, phải luôn nắm chắc
nguyên tắc xuất phát từ góc độ văn minh mạng để hƣớng dẫn và quy phạm ngơn ngữ mạng,
văn hố giao tiếp chuẩn cho sinh viên. Vì vậy, cần phải tăng cƣờng giáo dục đạo đức văn hố
ngơn ngữ cho sinh viên khi tham dự các cuộc giao tiếp nhƣ vậy với ngƣời Việt Nam, góp
phần làm trong sạch mơi trƣờng văn hóa, văn minh giao tiếp bằng ngơn ngữ tiếng Việt hiện
đại.
5.4. Có thái độ cởi mở tiếp thu những điểm tích cực đối với hiện tƣợng ngơn ngữ
này: Chúng ta đã hiểu rõ, ngôn ngữ luôn luôn vận động và biến đổi ở một chừng mực nhất
định, có lƣợng từ vựng, lớp ngữ pháp thay đổi theo thời gian, ngơn ngữ giao tiếp trên mạng có
chêm xen từ ngữ tiếng Anh cũng khơng nằm ngồi quy luật đó, việc xuất hiện một số từ ngữ,
một số cách diễn đạt mới trên mạng trên mạng tiếng Việt hiện đại cũng chỉ là sự phản ánh
hiện trạng, nhu cầu, tâm lý… của cƣ dân mạng, của sinh viên, là một trong những biểu hiện

của ngơn ngữ, của văn hóa xã hội… ở một thời điểm nhất định. Do đó, phải có thái độ đúng
đắn, tiếp thu những điểm tích cực, hạn chế những tiêu cực của hiện tƣợng ngôn ngữ này.
6. Kết luận
Ngày nay, cùng với q trình tồn cầu hố và mạng Internet đã trở thành phƣơng tiện
truyền thơng vơ cùng quan trọng trên thế giới. Từ đó rất nhiều các yếu tố tiếng Anh xâm nhập
vào các ngôn ngữ. Tiếp xúc và vay mƣợn ngôn ngữ là hiện tƣợng bình thƣờng, phổ biến của
hầu hết các ngơn ngữ trên thế giới. Quá trình giao thoa, va đập của ngôn ngữ bao hàm cả sự
dung nạp, thải loại những gì khơng phù hợp. Hiện tƣợng chêm xen từ ngữ tiếng Anh ngày
càng bộc lộ rõ sức thẩm thấu và ảnh hƣởng rất lớn của mình, từ trên mạng và cả ngồi đời
sống xã hội và xâm nhập vào ngơn ngữ hàng ngày của những ngƣời trẻ tuổi. Trong quá trình
ấy, với tiếng Việt, điều cần nhất là nâng cao khả năng tự điều chỉnh dựa trên nền tảng có tính
chuẩn mực đƣợc vun đắp qua bao đời nay. Đứng trƣớc thực trạng thay đổi khá nhanh chóng
gần đây của ngôn ngữ,rất nhiều ngƣời lo lắng và lên tiếng cảnh báo về hiện tƣợng sử dụng
ngôn ngữ tuỳ tiện, cẩu thả làm ―vẩn đục‖ tiếng Việt, thậm chí nhiều ngƣời còn cho rằng
―tiếng Việt đang bị làm hỏng‖, ―sự xuống cấp trầm trọng của tiếng Việt‖. Nhằm bảo đảm giữ
gìn và phát huy sự trong sáng của tiếng Việt, chúng ta phải có thái độ kiên quyết và phải giúp
giới trẻ hiểu thật sự đầy đủ và sâu sắc về tiếng Việt.Từ đó chúng tơi đã đề xuất một số khuyến
nghị, đó là: 1/ Làm rõ sự khác biệt biệt giữa ngôn ngữ mạng với ngôn ngữ truyền thống tiếng

206


Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy
ngôn ngữ lần thứ VI

Việt; 2/Hƣớng dẫn sinh viên sử dụng hợp lý khi giao tiếp; 3/ Tăng cƣờng ý thức quy phạm
ngôn ngữ cho sinh viên; 4/ Có thái độ cởi mở tiếp thu những điểm tích cực đối với hiện tƣợng
ngơn ngữ này, nhằm góp phần phục vụ cơng tác chuẩn hố và giáo dục, sử dụng ngơn ngữ
hiện nay.
Tài liệu tham khảo

Hà Nguyễn Hằng Nga, Đỗ Tiến Quân (2018). Bàn về một số đặc điểm của ngôn ngữ mạng trong tiếng
Hán hiện đại. Khoa học ngoại ngữ quân sự, 15, 39 - 46.
Nguyễn Văn Khang (2014). Chính sách ngơn ngữ và lập pháp ngôn ngữ ở Việt Nam. Hà Nội: NXB
Khoa học Xã hội.
Nguyễn Văn Khang (2012). Ngôn ngữ học xã hội. Hà Nội: NXB Giáo dục.
Trần Ngọc Thêm (1999). Cơ sở văn hóa Việt Nam. Hà Nội: NXB Giáo dục.
Bùi Khánh Thế (2011). Ngôn ngữ học tiếp xúc và vấn đề tiếp xúc ngôn ngữ ở Việt Nam. Tp. Hồ Chí
Minh: NXB Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh.
Vƣơng Tồn (2015). Tiếng Việt trong tiếp xúc ngơn ngữ từ giữa thế kỷ XX. Hà Nội: NXB Dân Trí.
Đỗ Thuỳ Trang (2018). Ngôn ngữ giới trẻ qua phƣơng tiện truyền thơng. Tóm tắt luận án tiến sĩ ngơn
ngữ học. Trƣờng Đại học Khoa học, Đại học Huế.

MOTIVATIONS IN CHOOSING AND USING CODE-MIXING OF
ENGLISH WORDS IN VIETNAMESE ON THE INTERNET BY
STUDENTS AT DA NANG UNIVERSITY: A SOCIOLINGUISTICS
PERSPECTIVE
Abstract
The fact that students use code-mixing of English words in present Vietnamese online
communication is the result of cultural-linguistic exchange and contact in the era of
globalization. It can be seen that the students‘ use of code-mixing of English words and
phrases in Vietnamese communication on the internet is part of student‘s life and thought.
The appearance of this phenomenon reflected their spiritual life, showed their colorful
feelings, and promoted their creativity in the use of language. This is an ongoing process,
from code-switching, code-mixing to borrowing. The most prominent feature in their
language choice is still the code-mixing. The paper clarifies some theoretical and
practical issues related to sociolects, students‘ sociolects in the contemporary linguistic
context and contributes to the preservation of the purity of Vietnamese and language
education in the process of all-sided integration with the world.
Keywords
communication, code-mixing, English words and phrases, language contact, students


207



×