Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Tính tích cực học tập của sinh viên khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản, trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (515.09 KB, 12 trang )

Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy
ngôn ngữ lần thứ VI

TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN KHOA NGƠN NGỮ VÀ
VĂN HĨA NHẬT BẢN, TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ, ĐẠI HỌC
HUẾ
1

Nguyễn Thị Hƣơng Trà, 2Trần Thị Khánh Liên
1,2

Trƣờng Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế

Tóm tắt
Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu về tính tích cực học tập của sinh viên khoa Ngơn ngữ và
văn hóa Nhật bản, Trƣờng Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế (ĐHNN, ĐHH). Nội dung
tập trung vào sự khác nhau về tính tích cực giữa sinh viên thi đầu vào bằng tiếng Anh
(khối D1) và sinh viên thi đầu vào bằng tiếng Nhật (khối D6). Kết quả nghiên cứu cho
thấy sinh viên khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản phần lớn có tính tích cực trong học
tập, tuy nhiên tính tích cực có sự khác nhau giữa hai khối D1 là sinh viên thi đầu vào
bằng tiếng Anh và khối D6 là sinh viên thi đầu vào bằng tiếng Nhật gây cản trở cho việc
học của sinh viên. Cần phải có phƣơng pháp phù hợp để phát huy, khuyến khích sinh viên
khối D6 và không tạo áp lực cho sinh viên khối D1 là vấn đề cần quan tâm giải quyết.
Từ khóa
tính tích cực học tập, sinh viên khối D1 và D6, hoạt động nhóm

1. Mở đầu
Giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng là một vấn đề đƣợc quan tâm hàng đầu
trong sự phát triển nguồn nhân lực của một quốc gia. Việc nâng cao chất lƣợng giáo dục ln
là vấn đề đƣợc tồn xã hội quan tâm, nhất là trong thời đại có quá nhiều trƣờng đại học đƣợc
thành lập và hoạt động nhƣ hiện nay. Vấn đề chất lƣợng càng trở nên cấp bách và là một trong


những thách thức lớn các trƣờng đại học phải luôn đối mặt. Làm thế nào để nâng cao chất
lƣợng đào tạo sinh viên bậc đại học? Làm thế nào để sinh viên sau khi ra trƣờng sinh viên có
thể tự tin với những kiến thức và kỹ năng có đƣợc khi cịn là sinh viên trong trƣờng đại học để
có thể đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội và của các nhà tuyển dụng.. Một trong những
cách tiếp cận nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo và chuẩn hóa chƣơng trình đào tạo là đổi mới
chƣơng trình đào tạo và phƣơng pháp dạy học nhằm đáp ứng chuẩn đầu ra và yêu cầu phát
triển của xã hội. Đây đƣợc xem là một giải pháp cần thiết và tất yếu trong thời đại khoa học
kỹ thuật và công nghệ thông tin phát triển nhanh nhƣ vũ bão nhƣ hiện nay. Sinh viên tiếp thu
kiến thức không chỉ ở trên lớp, giáo trình, thƣ viện mà cịn thơng qua nhiều kênh thơng tin
khác nhau nhƣ internet, sách báo, truyền hình và các phƣơng tiện thơng tin đại chúng
khác.Chính vì thế phƣơng pháp học truyền thống khơng cịn là phƣơng pháp chủ đạo nhƣ
trƣớc. Tích tích cực học tập của sinh viên hơn bao giờ hết cần đƣợc chú trọng và khơi dậy cho
mỗi sinh viên.
Nghiên cứu này đƣợc thực hiện nhằm tơi tìm hiểu về tính tích cực học tập của sinh
viên khoa Ngơn ngữ và văn hóa Nhật bản, Trƣờng Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế (ĐHNN,
ĐHH). Nội dung cụ thể nhƣ sau:

471


Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy
ngôn ngữ lần thứ VI

-

Sinh viên khoa Ngơn ngữ và Văn hóa Nhật Bản có tích cực trong học tập hay khơng?

-

Có sự khác nhau về tính tích cực giữa sinh viên thi đầu vào bằng tiếng Anh (khối D1)

và sinh viên thi đầu vào bằng tiếng Nhật (khối D6) hay không?

-

Làm thế nào để sinh viên hai khối này có thể học chung trong cùng một lớp mà không
bị áp lực và có thể phát huy đƣợc tính tích cực của mỗi sinh viên?

2. Cơ sở lý luận
Trong chiến lƣợc phát triển giáo dục Việt Nam 2009 – 2020 (dự thảo lần thứ 14) về
định hƣớng phát triển giáo dục có nêu về Chất lƣợng và hiệu quả giáo dục đƣợc nâng cao, tiếp
cận đƣợc với chất lƣợng giáo dục của khu vực và quốc tế, trong đó giáo dục đại học có ghi rõ:
Sinh viên sau khi tốt nghiệp có kiến thức hiện đại, kỹ năng thực hành nghề nghiệp
vững chắc, có khả năng lao động sáng tạo, có tƣ duy độc lập, phê phán và năng lực giải quyết
vấn đề, có khả năng thích ứng cao với những biến động của thị trƣờng lao động.
Theo đó trong giải pháp 5 có đề cập đến Đổi mới phƣơng pháp dạy học, kiểm tra đánh giá kết
quả học tập, kiểm định và đánh giá các cơ sở giáo dục - Thực hiện cuộc vận động toàn ngành
đổi mới phƣơng pháp dạy học theo hƣớng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo
của ngƣời học, biến quá trình học tập thành q trình tự học có hƣớng dẫn và quản lý của giáo
viên.
Học tập tích cực là một khái niệm rộng, bao gồm rất nhiều hoạt động nhƣng chung
quy lại là dùng phƣơng pháp học tập lấy ngƣời học làm trung tâm. Theo Mizogami (2014), tất
cả các hoạt động mà ngƣời học chủ động tham gia đều gọi là học tập tích cực (active
learning). Trong giới hạn bài viết này, chúng tôi đề cập đến các khái niệm hoạt động nhóm
hay là hoạt động hợp tác. Việc học thơng qua quá trình nhận thức để xảy ra hoạt động nhƣ
viết, nói, thuyết trình bày, v.v.đều gọi là hoạt động học tích cực. Nếu chỉ đơn thuần là viết
hoặc nói thì khơng phải là hoạt động học tích cực, mà thơng qua hoạt động học tích cực sẽ
hình thành, ni dƣỡng ngƣời học những kỹ năng truyền tải kiến thức, hình thành thái độ,
năng lực cần thiết để xử lý các tình huống. Nói tóm lại, hoạt động học tích cực là một thuật
ngữ mơ tả hình thức học tập của ngƣời học, tạo ra cho ngƣời học biết học tập một cách tích
cực, chủ động.

Tính tích cực đƣợc rất nhiều nhà nghiên cứu thảo luận trong các lĩnh vực khác nhau
nhƣ trong triết học, sinh học, tâm lý học.Trong giới hạn bài viết này tính tích cực đƣợc xem
xét trong lĩnh vực dạy và học. Theo Kita Yoko (2019), từ quan điểm của tính tích cực học tập
thì việc ngƣời học cùng nhau hợp tác, quan sát giờ học và cùng nhau trao đổi ý kiến cũng đem
lại hiệu quả trong học tập.
Tính tích cực bao hàm tính chủ động, sáng tạo, tính có ý thức của chủ thể trong hoạt
động. Tính tích cực đƣợc nảy sinh, hình thành, phát triển trong hoạt động. Theo Funahashi
(2015), tính tích cực đƣợc chia thành hai mức đó là tính tích cực phổ qt và tính tích cực
mức cao. Mức phổ qt đó là kết bạn làm nhóm, trong nhóm đạt đƣợc mục tiêu hoàn thành
nhiệm vụ đƣợc giao, ở mức cao chú trọng việc hợp tác, giải quyết vấn đề, đƣa ra đề xuất v.v.

472


Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy
ngôn ngữ lần thứ VI

Trong nghiên cứu về tính tích cực của sinh viên của Nguyễn Quý Thanh và Nguyễn Trung
Kiên (2012) đã kết luận thực sự vẫn tồn tại khoảng cách đáng kể giữa nhận thức và thực hành
trong ―học tích cực‖. Nếu sinh viên có tâm trạng hào hứng, tự lựa chọn ngành học, tính cách
mạnh dạn và giáo viên cho tài liệu để sinh viên tự tìm hiểu, giáo viên quan sát sinh viên tốt thì
sẽ có nhiều khả năng chuyển hóa nhận thức tích cực sang thực hành học tập một cách tích
cực. Trong khi đó, các sinh viên ngồi ở vị trí cuối lớp, có tâm trạng mệt mỏi và học trong mơi
trƣờng giáo viên đọc và trị chép thì sẽ ít khả năng thực hành đƣợc học tập tích cực.
Trong luận văn thạc sĩ của mình, Võ Bình Nguyên (2014) sau khi đƣa ra các lý luận
của nhiều nhà nghiên cứu khác nhau đã tổng kết: Tính tích cực bao hàm tính chủ động, sáng
tạo, tính có ý thức của chủ thể trong hoạt động. Tính tích cực của cá nhân là một thuộc tính
của nhân cách đƣợc đặc trƣng bởi sự chi phối mạnh mẽ của các hành động đang diễn ra đối
với đối tƣợng. Tính tích cực thể hiện ở sự nỗ lực cố gắng của bản thân, ở sự chủ động, tự giác
hoạt động và cuối cùng là kết quả cao của hoạt động có mục đích của chủ thể. Tính tích cực

đƣợc nảy sinh, hình thành, phát triển trong hoạt động.
Nhƣ vậy, tính tích cực đƣợc chú trọng thể hiện từ trong các chiến lƣợc giáo dục đến
các nghiên cứu cụ thể. Theo Nguyễn Thị Ngọc Xuân (2016), tính tích cực học tập là một
phẩm chất vô cùng quý giá của ngƣời học (sinh viên) trong xã hội hiện đại. Thực tế đã chứng
minh: dạy học chỉ thành công khi và chỉ khi sinh viên chuyển hóa đƣợc những ―yêu cầu học
tập‖ của nhà giáo dục thành ―nhu cầu học tập‖ của bản thân, chuyển ―quá trình đào tạo‖ thành
―quá trình tự đào tạo‖, lúc này việc học mới trở thành niềm hạnh phúc thực sự đối với sinh
viên và tính nhân văn trong giáo dục đƣợc biểu hiện rõ nét hơn bao giờ hết. Tính tích cực học
tập khơi dậy sự hứng thú và một khi sinh viên có sự hứng thú sẽ tạo ra tính tích cực giúp sinh
viên nhận thức trong quá trình học tập. Hơn bao giờ hết với sinh viên đại học tính tích cực
khơng chỉ đƣợc chú trọng mà cịn là u cầu phải có trong thời đại phát triển khoa học công
nghệ nhƣ ngày nay.
3. Bối cảnh nghiên cứu
Tiếng Nhật đƣợc giảng dạy là ngoại ngữ 2 tại trƣờng ĐHNN, ĐH từ năm 2005 cho các
sinh viên khoa tiếng Nga và tiếng Trung. Năm 2006 lần đầu tiên đƣợc giảng dạy cho sinh viên
chuyên ngữ tiếng Nhật. Nếu khóa đầu chỉ có 57 sinh viên thì đến nay mỗi khóa trung bình là
200 sinh viên. Hiện tại số sinh viên khoa NN&VH Nhật Bản là khoảng 750 sinh viên, với 19
giáo viên cơ hữu và 2 giáo viên tình nguyện do tổ chức JICA phái cử. Nhƣ vậy trung bình một
lớp có khoảng từ 45 đến 50 sinh viên, các lớp học về văn hóa có khi lên đến 60-70 sinh viên.
Số lƣợng ngƣời học tăng nhanh trong các năm gần đây. Khóa đầu tiên của khoa chỉ với 57
sinh viên, khóa thứ 2 là 59 sinh viên thì khóa thứ 3 là 120 sinh viên, và các khóa gần đây
trung bình là 200 sinh viên. Sinh viên thi đầu vào bằng tiếng Anh (khối D1), và sẽ đƣợc học
từ bảng chữ cái.
Từ năm 2012, số học sinh đã học tiếng Nhật ở bậc phổ thông đã thi vào đại học bằng
tiếng Nhật (khối D6). Do số lƣợng sinh viên khối D6 không nhiều, số lƣợng giáo viên lại ít,
ngồi ra dựa theo nguyện vọng của sinh viên khối D6, Khoa đã không tổ chức một lớp học
riêng cho sinh viên khối D6 mà học chung với các sinh viên khối D1, tức là học lại từ đầu.

473



Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy
ngôn ngữ lần thứ VI

Theo điều tra sinh viên khối D6 của chúng tôi, phần lớn sinh viên cho rằng học chung với
sinh viên khối D1 cảm thấy rất thoải mái vì khơng cần học cũng theo kịp bài, một phần cho là
quá dễ. Thực tế, những sinh viên khối D6 thƣờng chủ quan và kết quả là nhiều sinh viên khi
tốt nghiệp không nằm trong top đầu của lớp. Phỏng vấn những sinh viên này thì đƣợc biết là
học quá dễ nên thƣờng khơng có động lực học, thấy chán.
Khối lƣợng kiến thức giảng dạy ở bậc đại học so với khối lƣợng kiến thức ở bậc trung
học lớn hơn rất nhiều, phƣơng pháp giảng dạy và môi trƣờng học tập cũng khác. Có rất nhiều
sinh viên cịn bỡ ngỡ khi mới bƣớc chân vào mơi trƣờng đại học vì vậy cần có đƣợc phƣơng
pháp học tập thích hợp để có thể tiếp thu hết khối kiến thức đồ sộ đó. Nhất là sinh viên khối
D1, bƣớc chân vào đại học mới làm quen với ngôn ngữ đƣợc đánh giá là một trong những
ngơn ngữ khó nhất trên thế giới. Khác với sinh viên khối D1, những sinh viên khối D6 đã học
tiếng Nhật ở bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông nên khi lên đại học học chung với
các sinh viên khối D1 thì hầu hết những sinh viên này sẽ cảm thấy thoải mái và tự tin hơn,
thậm chí có cả những sinh viên thấy chủ quan hay nhàm chán. Nhƣng ngƣợc lại, sinh viên
khối D1 lại cảm thấy áp lực, lo lắng khi phải học chung cùng với các bạn đã học. Trong tình
hình hai khối D1 và D6 vẫn phải học chung với nhau ngay từ đầu và khối lƣợng sinh viên
trong một lớp khá đơng, thì cần có một giải pháp để giải quyết vấn đề này nhằm khơi dậy tính
tích cực tự chủ của mỗi sinh viên.
Xuất phát từ đặc thù đầu vào của sinh viên khoa NN&VH Nhật Bản, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu này để tìm hiểu xem sinh viên khoa Ngơn ngữ và Văn hóa Nhật Bản có tính
tích cực trong học tập khơng; Có sự khác nhau về tính tích cực giữa sinh viên thi đầu vào
bằng tiếng Anh (khối D1) và sinh viên thi đầu vào bằng tiếng Nhật (khối D6) hay khơng?
Theo đó chúng tơi sẽ tìm ra giải pháp để sinh viên hai khối này có thể học chung trong cùng
một lớp mà không bị áp lực và có thể phát huy đƣợc tính tích cực của mỗi sinh viên.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này kết hợp sử dụng phƣơng pháp định tính và định lƣợng để phân tích dữ

liệu và đánh giá kết quả nghiên cứu, từ đó đƣa ra đề xuất kiến nghị đối với việc giảng dạy
cho một khóa học có hai khối sinh viên cùng học.
Dữ liệu đƣợc thu thập bằng phiếu điều tra. Khách thể nghiên cứu là 416 sinh viên từ
năm 2 đến năm 4, khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản. Các sinh viên này sẽ trả lời một
bảng hỏi bao gồm 20 câu hỏi, trong đó sinh viên có cơ hội thể hiện quan điểm của mình.
5. Kết quả nghiên cứu
Chúng tơi tiến hành điều tra 416 sinh viên từ năm 2 đến năm 4, trong đó sinh viên năm
4 (K14) là 163 sinh viên (chiếm 39,2%), năm thứ 3 (K15) là 139 sinh viên (33,4%), năm thứ 2
(K16) là 114 sinh viên (27,4%). Sinh viên khối D1 là 368 sinh viên (88,5%), sinh viên khối
D6 là 48 sinh viên (11,5%). Trong giới hạn của bài viết chúng tơi chú trọng phân tích các kết
quả liên quan trực tiếp đến nội dung nghiên cứu, còn các câu khác để nhận xét bổ sung cho
các câu hỏi liên quan đến nội dung chính.
5.1 Câu hỏi điều tra:

474


Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy
ngôn ngữ lần thứ VI

1.

Thời gian tự học ở nhà

2.

Cách học

3.


Theo bạn, hoạt động nhóm, làm nhóm nhƣ thế nào có ích hay khơng? Vì sao?

4.

Tính tích cực của bạn khi làm nhóm.

5. Ngồi giờ lên lớp, bạn có tham gia các hoạt động nào khác để nâng cao tiếng
Nhật của mình khơng?
6.

Bạn có thƣờng xun liên lạc với ngƣời Nhật Bản khơng?

7.

Bạn có nhờ đƣợc ngƣời Nhật sửa bài khơng?

8.

Khối lƣợng kiến thức trên lớp nhƣ thế nào?

9.

Theo bạn SV khoa Nhật có chủ động tích cực trong việc học hay khơng

10. Bạn có ý kiến gì để nâng cao tích chủ động học tập của sinh viên, nhất là trong
thời gian học online?
11. Nếu Khoa cần, bạn có sẵn sàng tham gia các hoạt động hỗ trợ dạy cho sinh
viên khóa sau khơng?
12. Bạn có nhu cần tham gia các câu lạc bộ để nâng cao năng lực tiếng Nhật
không?

13. Theo bạn GV có nên khuyến khích các anh chị khóa trƣớc tham gia vào giờ
học của mình trong hoạt động làm nhóm hay khơng?
Dành cho SV khối D1
14. Bạn có bị áp lực khi học chung với các bạn khối D6 khơng?
15. Theo bạn có nên phân chia riêng ra khối D1 và khối D6 không?
16. Bạn đã từng làm chung nhóm với các bạn khối D6 chƣa?
Dành cho khối D6
17. Học lại từ đầu với SV khối D1 bạn cảm thấy nhƣ thế nào?
18. Bạn đã từng hỗ trợ cho các bạn khối D1 trong việc học tiếng Nhật chƣa?
19. Nếu có thì bạn thấy có hiệu quả khơng?
20. Theo bạn có nên mở lớp riêng cho khối D6 khơng? Lý do.
5.2 Phân tích kết quả
Thời gian tự học ở nhà với chiếm tỷ lệ cao nhất là học từ 3-4 tiếng ( 67,2%), từ 1-2
tiếng chiếm 25,8%, 1 tiếng là 2,7%, 4-5 tiếng là 2,3%, 6-7 tiếng là 1,2%, học khoảng 30 phút
hoặc rất ít học là 0,8%. Qua kết quả cho thấy thời gian học ở nhà chủ yếu là khoảng từ 3-4
tiếng, thời gian chỉ khoảng 1 -2 tiếng cũng chiếm tỷ lệ khá cao.

475


Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy
ngôn ngữ lần thứ VI

Với câu hỏi cách học của bạn là gì, câu trả lời chủ yếu là học bài trên lớp đƣợc giao,
ngồi ra cịn xem phim, xem trên kênh youtube, một số trả lời xem tin tức, nghe bài hát, tự
học từ vựng, chữ kanji, ghi từ ra dán ở phòng.
Kết quả phản hồi câu hỏi, ―Theo bạn, hoạt động nhóm, làm nhóm có ích nhƣ thế nào
đƣợc minh họa ở biểu đồ hình 5-1. Phần lớn sinh viên (68,3%) cho rằng hoạt động nhóm có
ích , 17,5% cho là rất có ích.Tuy nhiên vẫn có 14,2% sinh viên nghĩ rằng làm việc nhóm gây
mất thời gian. Tỷ lệ trả lời có ích chiếm gần 70%, nhƣng thực tế khi đƣợc hỏi thì phần lớn

sinh viên đều cho rằng rất có ích nhƣng hơi mất thời gian và nhiều mơn phải làm nhóm quá
nên khó sắp xếp để làm chung, mỗi ngƣời có lịch học khác nhau nên nhiều khi khơng thống
nhất đƣợc thời gian...Chính vì vậy nên tỷ lệ trả lời rất có ích chỉ có 17,5%.

Biểu đồ 5-1: Tham gia hoạt động nhóm

Biểu đồ 5-2: Tính tích cực khi làm nhóm

Một số lý do phổ biến giải thích quan điểm cho rằng hoạt động nhóm mất thời gian
là thành viên nhóm khơng hợp nhau, mỗi ngƣời một ý kiến khơng thống nhất đƣợc, bài tập
q nhiều, v.v.Thậm chí cịn có ý kiến đề xuất rằng nên cho sinh viên làm cá nhân.
Biểu đồ 5-2 thể hiện tính tích cực của sinh viên khi làm việc nhóm. Theo biểu đồ,
có đến 71,4% sinh viên tự đánh giá ở mức độ tích cực. Tuy nhiên con số này cũng nói lên
rằng tỷ lệ sinh viên chƣa có tính tích cực trong học tập vẫn không nhỏ: 18,3% cho rằng họ bị
động trong học tập và số cịn lại có các câu trả lời khác nhƣ tùy từng môn, tùy vào nhóm mà
có khi tích cực có khi bị động.
Khi đƣợc hỏi ―Ngồi giờ lên lớp, bạn có tham gia các hoạt động nào khác để nâng cao
năng lực tiếng Nhật của mình khơng?‖ có 12% sinh viên trả lời khơng tham gia hoạt động
nào, cịn 88% có tham gia câu lạc bộ nói tiếng Nhật, hoặc tham gia nhóm nào đó.Điều này
chứng tỏ, đa số sinh viên tự mình tìm tịi học hỏi để nâng cao kiến thức của mình.

Biểu đồ 5-3: Trao đổi với ngƣời Nhật Bản

Biểu đồ 5-4: Khối lƣợng kiến thức trên lớp

476


Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy
ngôn ngữ lần thứ VI


Biểu đồ 5-3 cho chúng ta thấy sinh viên có cơ hội tiếp xúc trao đổi với ngƣời bản xứ
cịn thấp, chỉ có 22,8% trả lời có, thƣờng xun, thỉnh thoảng, trong khi đó gần 77,2% khơng
có cơ hội. Biểu đồ 5-4 cho kết quả trả lời cho câu hỏi khối lƣợng kiến thức trên lớp quá nhiều
và nhiều chiếm đến 67%, thích hợp là 29,8% và ít là 3,2%. Khơng có ai cho là q ít. Số trả
lời là ít và thích hợp chủ yếu rơi vào sinh viên khối D6. Điều này cho thấy những sinh viên đã
học tiếng Nhật từ bậc phổ thông sẽ thoải mái hơn trong việc tiếp thu lƣợng kiến thức trên lớp
nên có thời gian hơn cho các hoạt động nhóm.
Với kết quả thể hiện qua biểu đồ 5-5 về hoạt động nhóm trên lớp và những khó khăn
gặp phải, có 52% cho rằng hoạt động nhóm là nhiều và quá nhiều chủ yếu rơi vào sinh viên
khối D1, 46,4% cho rằng thích hợp. Ở biểu đồ 4-6, với câu trả lời những khó khăn gặp phải
khi làm nhóm chủ yếu là khó quyết định đƣợc phƣơng án chung, quá nhiều ý kiến trong nhóm
chiếm 82,7% (tỷ lệ giữa hai khối D1 và D6 khơng có sự khác biệt lớn), cịn lại thì cho rằng
chƣa đủ kiến thức, khó tìm bạn để làm nhóm, có những bạn khơng chủ động chỉ ngồi nghe
khơng cho ý kiến.

Biểu đồ 5-5: Hoạt động nhóm trên lớp

Biểu đồ 5-6: Khó khăn trong hoạt động nhóm

Về câu hỏi sinh viên khoa Ngơn ngữ và Văn hóa Nhật Bản có tích cực trong học tập hay
khơng, theo biểu đồ 5-7 có đến 87,3% cho rằng rất tích cực và tích cực, và 22,7% cho rằng
khơng tích cực và bị động. Tỷ lệ trả lời rất tích cực và tích cực tăng dần theo các khóa sinh
viên, cao nhất là sinh viên năm 4 (hơn 42% số trả lời rất tích cực và tích cực), đến năm thứ 3
(hơn 35% số trả lời rất tích cực và tích cực). Qua kết quả này chứng tỏ sinh viên dần quen với
các hoạt động nhóm, dần phát huy đƣợc tính tích cực trong học tập và quen với môi trƣờng
học đại học.

Biểu đồ 5-7: Tính tích cực của sinh viên
khóa sau


Biểu đồ 5-8: Tham gia các hoạt động hỗ trợ cho SV

Biểu đồ 5-8 thể hiện thông tin thu đƣợc từ câu hỏi ―bạn có sẵn sàng tham gia các hoạt
động hỗ trợ nhƣ làm trợ giảng, học nhóm ngồi giờ... cho sinh viên khóa sau hay khơng‖ và
biểu đồ 5-9 thể hiện phản hồi của sinh viên cho câu hỏi về nhu cầu tham gia các câu lạc bộ để

477


Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy
ngôn ngữ lần thứ VI

nâng cao năng lực tiếng Nhật. Kết quả cho thấy sinh viên sẵn sàng và muốn tham gia các hoạt
động để hỗ trợ cho sinh viên khóa sau và tham gia các câu lạc bộ. Mục đích chung là để nâng
cao năng lực tiếng Nhật, muốn trau dồi khả năng giao tiếp, muốn ôn lại tiếng Nhật, muốn giúp đỡ
ngƣời khác, thậm chí là tham gia cho vui.

Biểu đồ 5-9: Nhu cầu tham gia CLB

Biểu đồ 5-10: Áp lực khi học chung với D6

Vấn đề đƣợc chúng tôi quan tâm suy nghĩ nhiều nhất đó là sinh viên khối D1 có bị áp
lực khi học chung với khối D6 hay không. Nhƣ kết quả ở biểu đồ 5-10, và đúng với giả thiết
đó là có rất nhiều sinh viên cảm thấy bị áp lực, chiếm đến 86,8%. Tâm trạng, trạng thái, tính
cách của ngƣời học cũng ảnh hƣởng rất lớn đến tính tích cực và q trình, kết quả học tập nhƣ
trong kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thanh Quý (2010). Đây là vấn đề cần suy nghĩ giải
quyết để tạo cho sinh viên môi trƣờng học tập tốt nhất, phát huy đƣợc điểm mạnh của mỗi
sinh viên vì nếu bị áp lực thì sinh viên sẽ khơng mạnh dạn, khơng tích cực để tham gia các
hoạt động học tập và nhƣ vậy sẽ ảnh hƣởng rất lớn đến quá trình học tập và phát triển các kỹ

năng cần thiết khác.
Khi hỏi sinh viên khối D1 về việc có nên tách hai khối D1 và D6 ra để học riêng hay
khơng thì kết quả thu đƣợc nhƣ ở biểu đồ 5-11, hơn một nửa (53,9%) cho rằng nên tách riêng
ra để học vì học chung sẽ rất áp lực khi thấy các bạn khối D6 nói đƣợc nhiều trong khi khối
D1 chỉ mới bắt đầu học bảng chữ cái...Tuy nhiên cũng có đến 48.1% cho rằng khơng cần chia
lớp vì học chung để tạo động lực, cố gắng học cho kịp các bạn khối D6, học chung cũng vui
có thể hỏi các bạn đã học...Ở biểu đồ 5-12 là kết quả điều tra sinh viên khối D6 khi phải học
chung lại từ đầu với sinh viên khối D1. Phần lớn sinh viên 75% cho rằng học lại cũng tốt vì
để ơn lại kiến thức đã học, cách dạy và chƣơng trình ở đại học khác với bậc phổ thơng, học ở
đại học đƣợc rèn luyện các kỹ năng nghe, nói nhiều hơn, học chung có thêm nhiều bạn
hơn...Có 25% cho rằng học chung lại từ đầu là chậm và quá chậm, với lý do học lại từ đầu sẽ
chủ quan, mất động lực học và cảm thấy chán.

Biểu đồ 5-11: Việc tách riêng hai khối

Biểu đồ 5-12: Cảm nhận của D6 khi học chung với D1

478


Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy
ngôn ngữ lần thứ VI

Khi đƣợc hỏi về việc sinh viên khối D6 đã từng giúp đỡ hỗ trợ các bạn sinh viên khối
D1 trong học tập chƣa, kết quả nhƣ biểu đồ 5-13 cho thấy 80% đã từng giúp đỡ hỗ trợ các bạn
mới bắt đầu học. Biểu đồ 4-14 thể hiện kết quả của sinh viên khối D6 trả lời về tính hiệu quả
khi giúp đỡ các bạn khối D1 học. Hiệu quả và tƣơng đối hiệu quả chiếm đến 94,8%, chỉ có
5,2% cho rằng khơng hiệu quả với lý do là mình chƣa đủ kiến thức để truyền đạt, khơng có
thời gian...


Biểu đồ 5-13: SV D6 giúp SVD1

Biểu đồ 5-14: Hiệu quả

6. Thảo luận và đề xuất
6.1 Thảo luận
Với kết quả thu đƣợc cho thấy sinh viên khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản cịn gặp
phải nhiều khó khăn trong việc tiếp nhận khối kiến thức khá lớn ở bậc đại học, nhất là sinh
viên khối D1 rất bị áp lực, thiếu tự tin dẫn đến bị động khi học chung với sinh viên khối D6.
Ngƣợc lại sinh viên khối D6 phần lớn thì cho rằng học chung lại từ đầu với sinh viên khối D1
cũng tốt để ôn lại bài, để học thêm các kỹ năng nghe, nói mà ở bậc phổ thơng ít đƣợc rèn
luyện.
Sinh viên phần lớn đã chủ động tìm kiếm thơng tin, cách học thông qua các hoạt động
nhƣ câu lạc bộ, xem trên youtube, nghe tin tức, phim ảnh, phim hoạt hình...tuy nhiên, vẫn còn
nhiều sinh viên chƣa hề tham gia các câu lạc bộ cũng nhƣ khơng có cơ hội giao tiếp với ngƣời
Nhật dẫn đến tình trạng thiếu tự tin, bị động ngay cả khi làm nhóm chung với các bạn vì cho
rằng kiến thức chƣa đủ, các bạn khối D6 giỏi hơn...Đây là vấn đề cần đƣợc quan tâm giải
quyết tạo cho sinh viên có mơi trƣờng học tập tốt nhất, phát huy đƣợc điểm mạnh, tính cách
của mình tạo động lực trong học tập để đạt đƣợc kết quả tốt hơn và có điều kiện để trau dồi
các kỹ năng cần thiết cho công việc sau này.
6.2 Đề xuất
6.2.1 Về phía cơ quan quản lý
- Việc ngơn ngữ nào đó đƣợc nhiều ngƣời lựa chọn học hay khơng, phần nhiều phụ thuộc
vào việc khi học xong ngƣời đó có đƣợc cơng việc với ngơn ngữ đó khơng nên cần có sự quan
tâm của nhiều cấp, trong đó có nhà trƣờng, các cơ quan phía chính phủ Nhật Bản. Các cơ
quan chính phủ Nhật Bản nên quan tâm đầu tƣ nhiều hơn cho bậc giáo dục đại học nhƣ phái
cử giáo viên tình nguyện, thƣờng xuyên tổ chức các buổi tập huấn về phƣơng pháp giảng dạy
cho không chỉ các giáo viên bậc phổ thông mà cả giáo viên bậc đại học để có sự liên thơng từ
các bậc học.


479


Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy
ngôn ngữ lần thứ VI

- Đối với nhà trƣờng, tạo điều kiện cho sinh viên có thể tham gia trợ giảng bằng cách cơng
nhận cho sinh viên hồn thành các tín chỉ thực tập để vừa động viên vừa tạo trách nhiệm cho
sinh viên khi tham gia trợ giảng ngoài giờ học của mình.
6.2.2 Về phía giáo viên
- Giáo viên cần chủ động khơi dậy sự tự tin, điểm mạnh trong mỗi sinh viên nhất là
trong các hoạt động làm nhóm. Giáo viên nên lên kế hoạch cụ thể cho từng tiết học, hƣớng
dẫn cho sinh viên một cách rõ ràng những việc sinh viên cần thực hiện. Phân bố thời gian hợp
lý cho sinh viên để tránh gây áp lực cho sinh viên khi làm quá nhiều hoạt động nhóm.
- Đƣa ra mục tiêu của từng tiết học, từng môn học cho tất cả sinh viên nắm rõ và hƣớng dẫn
sinh viên tự đánh giá các mục tiêu đã đạt đƣợc hay chƣa để sinh viên có thái độ hợp tác tích
cực hơn trong giờ học. Cần có đánh giá cho mỗi tiết học để sinh viên có thể nhận thấy đƣợc
những kết quả của mình sau mỗi giờ học để kịp động động viên khuyến khích sinh viên.
- Đối với những nhóm học hay lớp học có cả sinh viên khối D1 và D6 nên phân nhóm nhỏ
cho sinh viên khối D6 vào các nhóm D1 để sinh viên tự chia sẻ, học hỏi lẫn nhau. Nhƣ vậy
sinh viên khối D6 sẽ thấy bớt nhàm chán, sinh viên khối D1 sẽ bớt cảm giác bị áp lực khi học
chung với những sinh viên đã học trƣớc đó.
- Giáo viên cần chú ý đến từng sinh viên với các tính cách khác nhau, thậm chí chỗ ngồi
của sinh viên để có thể quán xuyến và nắm bắt đƣợc thái độ và có cách xử lý kịp thời tránh để
sinh viên rơi vào trạng thái chán nản, mất động lực học...làm ảnh hƣởng đến tính tích cực,
mạnh dạn của sinh viên.
6.2.3 Về phía sinh viên
- Cần xác định cách học khi mới bƣớc chân vào giảng đƣờng đại học, tìm cho đƣợc sự
khác nhau giữa cách học và khối lƣợng kiến thức của bậc phổ thông với bậc đại học, bằng
cách lập kế hoạch của riêng mình, tự đánh giá sau mỗi giờ học xem mình đã đạt đƣợc mục

tiêu đề ra hay chƣa.
- Học cách phải biết học hỏi lắng nghe khi học chung với các bạn có khối thi đầu vào khác
nhau. Với sinh viên khối D1 nên tạo nhóm học với các bạn khối D6 để không bị áp lực lại vừa
học hỏi thêm các bạn đã học. Sinh viên khối D6 nên tham gia các hoạt động hỗ trợ các bạn
khối D1 với tinh thần vừa củng cố lại kiến thức đã học vừa giúp đỡ đƣợc các bạn mới học.
7. Kết luận
Xu thế hội nhập và từng bƣớc nâng cao chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực tiếng Nhật, Khoa
Ngơn ngữ và Văn hóa Nhật Bản, trƣờng Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế cần nhìn nhận, đánh
giá về cơng tác trọng tâm này để từ đó có kế hoạch, định hƣớng cho những năm tiếp theo và
hƣớng tới mục tiêu đào tạo ra nguồn nhân lực chất lƣợng cao đáp ứng đƣợc nhu cầu của xã
hội và các nhà tuyển dụng. Muốn vậy, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ của các bậc học, có
sự liên thơng kết nối khơng chỉ trong chƣơng trình đào tạo mà phải có sự đồng thuận thống
nhất chung trong cách đánh giá tầm quan trọng của giáo dục tiếng Nhật từ bậc trung học cơ sở
lên đến đại học.

480


Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy
ngôn ngữ lần thứ VI

Sinh viên khoa Ngơn ngữ và Văn hóa Nhật Bản phần lớn đã tích cực tham gia các hoạt động
học. Tuy nhiên vì có đặc thù là có hai khối sinh viên thi đầu vào khác nhau nên có sự khác
nhau giữa tính tích cực của sinh viên khối D6 và D1. Do sinh viên khối D6 đã đƣợc học từ
bậc phổ thông nên tự tin và mạnh dạn hơn sinh viên khối D1 phải học từ đầu, chính vì sự
mạnh dạn nên thƣờng tích cực hơn trong các hoạt động làm nhóm, trình bày...và khi làm
nhóm thì thƣờng có xu hƣớng nêu lên ý kiến của mình và bảo vệ ý kiến của mình làm cho
sinh viên khối D1 mất tự tin và bị động. Tuy nhiên, điều này giảm dần khi sinh viên lên năm
2, 3 và khơng cịn ở năm 4. Tách riêng hai khối để dạy là điều lý tƣởng nhƣng trong điều kiện
chƣa cho phép về số lƣợng đội ngũ giáo viên thì học chung là điều khơng tránh khỏi, chính vì

vậy cần phải tìm ra phƣơng pháp tốt nhất nhƣ mơ hình khuyến khích sinh viên khối D6 học
nhóm với khối D1 để hỗ trợ giúp đỡ nhất là thời gian đầu khi mới làm quen với bảng chữ cái,
để sinh viên hai khối có thể phát huy tính tích cực, điểm mạnh của mỗi cá nhân vừa có thể hỗ
trợ nhau trong học tập là điều mà chúng tôi quan tâm nghiên cứu. Làm thế nào phát huy
những kiến thức đã học ở bậc phổ thông để những sinh viên đã học khối D6 có thể vừa có
hứng thú học trong mơi trƣờng chủ yếu với các sinh viên mới bắt đầu học D1, và các sinh
viên khối D1 không bị áp lực khi học chung với khối D6 là một vấn đề cần đƣợc nhanh chóng
giải quyết.
Tài liệu tham khảo
Chiến lƣợc phát triển giáo dục Việt Nam 2009 – 2020 (dự thảo lần thứ 14) về định hƣớng phát triển
giáo dục.
Funahashi Hiroyo (2015)、『 外国人学生の自律的な日本語学習を支えるしくみ -アクティ
ブラーニングにおける位置づけ-』、鈴鹿大学紀要(22)、63-77。
Kita Yoko (2019)、『AL を活用した初等中等外国語教育における授業観察の一考察 ~アク
ティブ・ラーニングと効果的なフィードバック~』、鳴門教育大学情報教育ジャーナル、番
号 16 pp.17-20、 2019.
Mizogami Shinichi (2014).『アクティブラーニングと教授学習パラダイムの変換』東信堂
Nguyễn Quý Thanh & Nguyễn Trung Kiên (2012). Tính tích cực học tập của sinh viên: Một phân tích
về khoảng cách giữa nhận thức và thực hành. Tạp chí Tâm lý học, 8 (161) 41-54.
Nguyễn Thị Ngọc Xuân (2016). Phát huy tính tích cực của sinh viên trong dạy học các môn tâm lý
học, giáo dục học đại cƣơng. Văn hóa – Giáo dục – Nghệ thuật, 23, 28-32.
Võ Bình Ngun (2014). Tính tích cực học tập của sinh viên Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí
Minh: Nghiên cứu so sánh theo giới tính. Luận văn thạc sỹ. Đại học Quốc gia Hà Nội viện đảm bảo
chất lƣợng giáo dục, p27.

481


Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy
ngôn ngữ lần thứ VI


LEARNING ACTIVENESS OF STUDENTS FROM FACULTY OF
JAPANESE LANGUAGES & CULTURE, HUE UNIVERSITY OF
FOREIGN LANGUAGES
Abstract
This study looks into the active learning activities of students at the Faculty of Japanese,
the University of Foreign Languages, Hue University (HU-UFL). The focus is on the
differences in active learning activities of students with and without basic Japanese
background when they start the courses. The findings show that most of the students are
proactive in their learning. However, the difference in the background knowledge makes
it more difficult for students without basic Japanese background. The results suggest that
measures should be taken to help student with background knowledge make progress and
at the same time encourage those without background knowledge to study with ease.
Keywords
learning activeness, Student D1 and D6, teamwork

482



×