Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường phổ thông đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.22 MB, 4 trang )

VJE

Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 8/2018, tr 247-250

MỘT SỐ BIỆN PHÁP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CƠNG NGHIỆP 4.0
Vũ Thanh Dung - Cơng ty SMARTCOM Việt Nam
Ngày nhận bài: 26/07/2018; ngày sửa chữa: 09/08/2018; ngày duyệt đăng: 15/08/2018.
Abstract: Information technology application is an important method in teaching to meet the demand
of the 4th industry revolution as well as the new demand of education. There fore, it is necessary to
pay attention to some methods such as orient the content of IT application, enrich the knowledge and
skill of teacher to apply , create favour conditions, faculties. The paper mentions some method to
apply IT in teaching at high school to meet the demand of the 4th industry revolution.
Keywords: Information technology, teaching, high school, the 4th industry revolution.
1. Mở đầu
Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 trong giai đoạn
hiện nay đang đặt ra cơ hội phát triển rất lớn cho mỗi
quốc gia nhưng bên cạnh đó cũng khơng ít thách thức.
Để phát triển toàn diện KT-XH đất nước địi hỏi mỗi
quốc gia phải có những chiến lược, chính sách áp dụng
nhanh chóng, có hiệu quả những thành quả do cuộc Cách
mạng công nghiệp 4.0 tạo ra. Ở nước ta, lĩnh vực GDĐT được Đảng và Nhà nước xác định là lĩnh vực mũi
nhọn, quốc sách hàng đầu nhằm tạo ra nguồn nhân lực
chất lượng cao đáp ứng mục tiêu phát triển đất nước, thực
hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Chính
vì vậy, việc áp dụng cơng nghệ thông tin (CNTT) trong
dạy học đang là một yêu cầu cấp thiết, quan trọng trong
giai đoạn hiện nay. Chỉ thị số 29/2001/CT-BGDĐT của
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cũng đã nêu rõ: “Đối với GD-ĐT,
CNTT có tác động mạnh mẽ, làm thay đổi phương pháp,


phương thức dạy và học. CNTT là phương tiện để tiến tới
một xã hội học tập” [1].
Bài viết đề cập một số biện pháp ứng dụng CNTT
trong dạy học ở trường phổ thông đáp ứng cuộc Cách
mạng công nghiệp 4.0.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Đặc điểm của q trình dạy học đáp ứng cuộc
Cách mạng cơng nghiệp 4.0
Cách mạng công nghiệp 4.0 là cuộc cách mạng về sản
xuất thông minh dựa trên những đột phá công nghệ mới
trong các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo, Robot, Internet of
things (IoT), In 3D, công nghệ nano, công nghệ sinh học,
khoa học vật liệu, lưu trữ năng lượng và tin học lượng tử...
Mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có hệ thống
giáo dục chịu tác động mạnh mẽ và tồn diện của cuộc
Cách mạng cơng nghiệp 4.0 . Triết lí giáo dục của các quốc
gia sẽ có nhiều biến chuyển. Quản trị trường học, mơ hình
tổ chức lớp học, vai trò của thầy và trò sẽ thay đổi bởi sự

xuất hiện của nhiều khái niệm mới như “phòng học ảo”,
“thầy giáo ảo”, “thiết bị ảo”. Bối cảnh đó địi hỏi việc quản
lí và dạy học trong các trường phổ thơng ở nước ta phải có
sự chuẩn bị cho những thay đổi lớn, đáp ứng yêu cầu của
tình hình mới. Cách mạng cơng nghiệp 4.0 sẽ tác động trực
tiếp, tồn diện đến cơng tác GD-ĐT trên tất các phương
diện như: mục tiêu đào tạo; phương thức quản trị nhà
trường; mơ hình tổ chức hoạt động dạy - học trong đào tạo;
vai trò và phương pháp giảng dạy của người thầy; nội dung
chương trình dạy học.
Ngày nay, hoạt động dạy học được “tích hợp hóa”

trên cơ sở nội dung dạy học ngày càng hiện đại hóa; học
sinh (HS) có vốn sống và năng lực nhận thức phát triển
hơn so với cùng lứa tuổi. Trong quá trình học tập, HS có
xu hướng vượt ra khỏi nội dung tri thức, kĩ năng do
chương trình quy định; quá trình dạy học hiện nay được
tiến hành trong điều kiện cơ sở vật chất và phương tiện
dạy học ngày càng hiện đại.
Đặc biệt trong kỉ ngun “số hóa”, hơn bao giờ hết,
vai trị của người thầy cần có sự thay đổi mạnh mẽ: từ
truyền thụ kiến thức theo lối truyền thống sang vai trò
mới với tư cách là “người xúc tác và điều phối... người
thiết kế, cố vấn, huấn luyện và tạo ra môi trường học tập”.
Để làm được việc này, giáo viên (GV) cần có sự đổi mới
tư duy từ việc áp dụng phương pháp dạy học truyền
thống sang phương pháp áp dụng CNTT vào dạy học để
đa dạng hóa nội dung, hình thức nhằm truyền tải nhanh
nhiều nội dung và định hướng có hiệu quả q trình tự
học, tự nghiên cứu cho HS trong việc vận dụng khối
lượng kiến thức đã học, góp phần nâng cao nhận thức,
tạo sự chủ động ở các em trong q trình học tập.
2.2. Vai trị của công nghệ thông tin trong dạy học
Trong kỉ nguyên “số hóa”, máy tính ngày càng có vai
trị quan trọng, trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực cho GV
trong công tác giảng dạy. Hiện nay, việc đầu tư các trang bị

247


VJE


Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 8/2018, tr 247-250

thiết bị dạy học hiện đại như phần mềm dạy học, máy tính,
máy chiếu, bảng tương tác... để nâng cao chất lượng dạy,
học đã và đang là một trong những ưu tiên hàng đầu được
Bộ GD-ĐT đầu tư cho các trường học, các cơ sở đào tạo
trên cả nước vì hầu hết các môn học ở nhà trường phổ thông
đều có thể ứng dụng CNTT trong q trình dạy học nhằm
tăng độ hấp dẫn của các bài giảng, giúp HS dễ tiếp thu kiến
thức. Trong mỗi giờ học với giáo án điện tử, các em sẽ được
mở rộng hiểu biết hơn thơng qua các video, đoạn phim, hình
ảnh liên quan đến bài học. Đây là một phương pháp học tập
hiệu quả nhờ áp dụng CNTT vào giảng dạy. Hơn thế nữa,
việc ứng dụng CNTT giúp GV dễ dàng hơn trong việc trao
đổi nghiệp vụ qua email hoặc tham gia các diễn đàn giáo
dục, qua đó giúp GV nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp
vụ, giảm chi phí đào tạo tập trung của Nhà nước.
CNTT không chỉ là trợ thủ đắc lực cho các GV mà
còn là “người bạn đồng hành” thân thiết của các HS trong
xã hội học tập, kỉ nguyên tri thức số. Việc sử dụng
Internet hỗ trợ rất tốt cho việc tự học tập của HS, giúp
HS tự nghiên cứu bài tập trước khi vào lớp; có thể nắm
được trước nội dung bài học. Thực tế hiện nay, Internet
đã khơng cịn xa lạ đối với các em, mà ngược lại đã trở
thành một công cụ đắc lực.
Trong quản lí giáo dục, CNTT được ví như người “trợ
lí khơng lương” trong cơng tác quản lí hoạt động giáo dục
của nhà trường phổ thông. Bên cạnh khả năng nâng cao
hiệu quả giảng dạy, học tập, CNTT còn ngày càng thể hiện
rõ vai trò quan trọng đối với hoạt động quản lí giáo dục

như: Sổ liên lạc điện tử; quản lí hồ sơ HS, GV trực tuyến,
tổ chức thi trực tuyến, theo dõi thời khóa biểu, báo điểm,
việc đánh giá của HS đối với chất lượng dạy học của người
thầy... Từ đó, giúp HS chủ động trong q trình học tập,
GV và các bậc phụ huynh nhanh chóng có sự điều chỉnh
trong phương pháp dạy học cho HS và con em mình.
Có thể nói, trong giai đoạn hiện nay, trước u cầu
của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, sự phát triển mạnh
mẽ của Cách mạng cơng nghiệp 4.0, CNTT ngày càng
có vai trị quan trọng trong cơng tác GD-ĐT, giúp cho
chất lượng giáo dục nước ta ngày càng được nâng cao và
cải thiện một cách vượt bậc. Nhiệm vụ của giáo dục là
không ngừng nâng cao và thay đổi phương pháp học tập
một cách hiệu quả, do đó ứng dụng Internet trong nền
giáo dục là một chính sách hồn tồn đúng đắn và chính
xác của Bộ GD-ĐT trong việc đổi mới căn bản, toàn diện
nền giáo dục nước nhà hiện nay.
2.3. Thực trạng việc ứng dụng công nghệ thông tin tại
các nhà trường phổ thơng
CNTT ngày càng có vai trị quan trọng, hữu ích trong
việc nâng cao chất lượng dạy và học cũng như cơng tác
quản lí giáo dục tại các trường phổ thông hiện nay. Các
nhà trường đã chủ động sử dụng CNTT như là một

phương tiện tương tác giữa GV và HS trong quá trình
dạy và học: HS sử dụng CNTT như là một kênh để phản
hồi thông tin của bài giảng đến GV; đồng thời có sự phản
biện tích cực hai chiều giữa thầy và trị. GV sử dụng
CNTT thiết kế và thực hiện bài giảng với sự hợp tác tích
cực của HS. GV dùng phần mềm mơ phỏng các thí

nghiệm mơn học, hoặc xây dựng các clip hình ảnh, tiến
trình của các hoạt động tự nhiên, xã hội ... hình thức này
có thể phục vụ cho nhiều mơn học, đặc biệt là mơn học
có nhiều thí nghiệm như Vật lí, Hóa học, Sinh học...
nhiều GV đã: soạn thảo và thiết kế bài giảng điện tử, soạn
giáo án trên máy tính...; chủ động cập nhật kiến thức về
máy tính và CNTT; tích cực mua sắm thiết bị dùng cho
cá nhân, kết nối Internet; tích cực sưu tầm tư liệu, phần
mềm công cụ phục vụ cho việc thiết kế bài giảng, làm
cho việc ứng dụng các phần mềm công cụ, tiện ích trở
nên phong phú. Tuy nhiên, khơng phải GV nào cũng có
thể xây dựng được các bài giảng theo hình thức này.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, hiệu quả do
CNTT đem lại, các nhà trường phổ thơng cũng phải đối
mặt với nhiều thách thức, khó khăn khi việc ứng dụng
CNTT được GV, HS sử dụng không có hiệu quả. Việc
đầu tư trang thiết bị CNTT hiện đại chưa được đồng bộ
tại các nhà trường phổ thông trên cả nước.
Một số GV vẫn chưa phân biệt rõ giữa phương pháp
giảng dạy và công cụ giảng dạy, họ cho rằng sử dụng
CNTT trong giảng dạy là đã áp dụng phương pháp giảng
dạy mới. Nhưng trên thực tế hoàn tồn khơng phải như
vậy, bài giảng điện tử, giáo án điện tử... chỉ là công cụ hỗ
trợ cho phương pháp giảng dạy. Họ vẫn cịn thói quen dạy
học theo kiểu truyền thụ kiến thức “một chiều”. Khi tiến
hành đổi mới phương pháp dạy học, khơng ít GV lo lắng,
băn khoăn việc ứng dụng những phương pháp mới có thể
khơng thành công bằng phương pháp cũ; sợ nêu nhiều câu
hỏi cho HS trả lời sẽ không đủ thời gian thực hiện kế hoạch
giảng dạy; ngại cho HS thảo luận. Có khơng ít GV khi thiết

kế bài giảng bằng PowerPoint đã sử dụng những hình ảnh,
font chữ, màu chữ lịe loẹt; hoặc những hiệu ứng ẩn hiện
khơng hợp lí, gây phản cảm và làm cho HS chú ý nhiều
vào hiệu ứng mà sao lãng nội dung.
Nhiều GV khi xây dựng giáo án bài giảng điện tử cũng
chỉ sử dụng thay thế cho viết bảng, vẫn chủ yếu sử dụng
phương pháp dạy học truyền thụ kiến thức một chiều cho
HS là chủ yếu. Họ coi việc trình chiếu thay cho viết bảng.
Chính việc này đã làm cho GV ngại suy nghĩ, ngại đổi mới,
lạm dụng CNTT chưa đúng mục đích, chưa góp phần nâng
cao kết quả dạy học và khả năng tự học, nhận thức của HS.
2.4. Một số biện pháp thực hiện ứng dụng công nghệ
thông tin trong dạy học tại các trường phổ thông
2.4.1. Cần xác định rõ những nội dung ứng dụng cơng
nghệ thơng tin vào q trình dạy học ở trường phổ thông

248


VJE

Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 8/2018, tr 247-250

Ứng dụng CNTT trong dạy và học là việc ứng dụng
nhưng thành tựu của CNTT một cách phù hợp và hiệu quả
nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Như vậy, ứng dụng
CNTT trong giảng dạy và học tập không chỉ được hiểu theo
nghĩa đơn giản là dùng máy tính vào các cơng việc như biên
soạn rồi trình chiếu bài giảng điện tử ở trên lớp mà còn phải
được hiểu là một giải pháp trong mọi hoạt động liên quan

đến đào tạo; liên quan đến công việc của người làm công tác
giáo dục; liên quan đến hoạt động nghiên cứu, soạn giảng;
lưu trữ, tìm kiếm, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và tài
nguyên học tập...; và cao hơn, hoạt động dạy và học ngày
nay được diễn ra mọi lúc, mọi nơi. Trên lớp, ở nhà, ngay tại
góc học tập của mình, HS vẫn có thể nghe thầy cơ giảng,
vẫn được giao bài và được hướng dẫn làm bài tập, vẫn có
thể nộp bài và trình bày ý kiến của mình...
Chính vì vậy, việc ứng dụng CNTT nhằm đổi mới
phương pháp dạy và học theo hướng phát huy tính tích
cực học tập của HS, nâng cao chất lượng giáo dục, cần
được các nhà trường phổ thông triển khai một cách đầy
đủ, thiết thực và áp dụng có hiệu quả các hoạt động về
ứng dụng CNTT trong dạy - học như:
- Tra cứu thông tin phục vụ công tác nghiên cứu, nâng
cao kiến thức chuyên môn và lấy tư liệu hỗ trợ soạn giảng.
- Sử dụng các phần mềm hỗ trợ soạn giảng để tạo bài
giảng điện tử như PowerPoint, Violet, iSpring Presenter
và các phần mềm dựng phim, nhạc...
- Sử dụng các phần mềm hỗ trợ làm đề thi/kiểm tra
và đánh giá kết quả học tập của HS như McMix, Quest,
MS Excel...
- Sử dụng diễn đàn, mạng xã hội, email như một phương
tiện để giao lưu, trao đổi kinh nghiệm với GV các trường
bạn trong cả nước (sinh hoạt chuyên môn trực tuyến).
- Triển khai các tiết học có ứng dụng CNTT, có sử
dụng bài giảng điện tử...
2.4.2. Làm tốt cơng tác bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên
về kiến thức, kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin vào
dạy học

Xác định con người là một trong những yếu tố hàng
đầu quyết định sự thành công trong việc ứng dụng CNTT
vào trong quản lí và giảng dạy, do đó, nhà trường đặc biệt
quan tâm đến việc bồi dưỡng nâng cao trình độ tin học,
các kĩ năng ứng dụng CNTT cho đội ngũ GV.
Đẩy mạnh tuyên truyền cho GV thấy rõ hiệu quả và
yêu cầu mang tính tất yếu của ứng dụng CNTT trong đổi
mới phương pháp giảng dạy thơng qua nhiều hình thức
như: triển khai các văn bản chỉ đạo của Bộ, ngành về ứng
dụng CNTT trong dạy học; họp hội đồng sư phạm, sinh
hoạt chuyên môn tổ, khối, hội thảo chuyên đề, bồi dưỡng
chuyên môn thường xuyên,... Đặc biệt, để triển khai
thành cơng thì trước hết, lãnh đạo nhà trường phải nhận

thức đầy đủ về vai trò và tầm quan trọng của việc ứng
dụng CNTT trong dạy học, từ đó quan tâm, tạo điều kiện
và quyết tâm thực hiện. Nếu chỉ phát động mà không
quan tâm, không thể hiện quyết tâm và thực hiện những
biện pháp bổ sung thì việc ứng dụng CNTT của GV cũng
không thể mang lại kết quả như mong đợi.
Có thể nói, một trong những khó khăn cơ bản của việc
triển khai ứng dụng CNTT trong dạy học là tâm lí ngại
khó, ngại thay đổi của GV (đặc biệt là GV đã lớn tuổi).
Như vậy, muốn triển khai hiệu quả, muốn được tất cả các
GV đón nhận thì ngồi cơng tác tư tưởng, cịn cần để GV
thấy được việc ứng dụng CNTT khơng q khó và họ có
thể thực hiện được. Để làm được điều đó, các nhà trường
cần làm tốt việc bồi dưỡng cho đội ngũ GV về kĩ năng ứng
dụng CNTT thông qua nhiều hoạt động, như:
- Xây dựng đội ngũ cốt cán: Phân công cho ít nhất một

GV có đủ năng lực và tâm huyết phụ trách công việc này,
sẵn sàng tạo điều kiện cho GV học tập và tham gia các lớp
tập huấn để nâng cao năng lực. Với các tổ chuyên môn, mỗi
tổ cử một GV chịu trách nhiệm chính để được tập huấn và
hỗ trợ đồng nghiệp trong tổ công tác soạn giảng với CNTT.
- Tổ chức tập huấn đại trà: Tổ chức các lớp bồi
dưỡng kĩ năng sử dụng máy tính và các phần mềm hỗ trợ
soạn giảng. Các lớp tập huấn này được tổ chức theo hình
thức trao đổi giúp đỡ lẫn nhau, tập trung chủ yếu vào
những kĩ năng mà GV cần sử dụng trong quá trình soạn
giảng hàng ngày và phải bắt đầu từ những kĩ năng đơn
giản nhất như cách tra cứu và tìm kiếm thơng tin, cách
chuyển đổi các loại phông chữ, cách sử dụng một số
phương tiện như máy chiếu, máy quay phim, chụp ảnh,
các bước soạn một bài trình chiếu, các phần mềm thông
dụng, cách thiết kế bài kiểm tra,... mà báo cáo viên chính
là đội ngũ cốt cán của trường.
Điều quan trọng là phải có cách động viên GV tích cực
tự học, khiêm tốn học hỏi, sẵn sàng chia sẻ, luôn cầu thị
tiến bộ, thường xuyên trao đổi với đồng nghiệp; tạo ra một
mơi trường học hỏi chun mơn tích cực. Để làm được
điều này, ngồi sự nhiệt tình của đội ngũ cốt cán thì ban
giám hiệu phải ln quan tâm sâu sát, đi đầu gương mẫu,
cùng học hỏi, cùng làm với GV thì mới hiểu được họ yếu
ở điểm nào, gặp khó khăn ở khâu nào, cần giúp đỡ gì.
- Tổ chức học tin học và bồi dưỡng kĩ năng ứng dụng
CNTT trong học tập cho HS: Việc nâng cao kĩ năng cho
HS trong việc sử dụng CNTT để tìm hiểu kiến thức trong
quá trình tự học, tự nghiên cứu sẽ giúp cho HS có sự chủ
động trong việc học tập, biết đặt vấn đề cần trao đổi, làm

rõ với GV khi lên lớp. Tuy nhiên, việc học tập của HS
thông qua CNTT cũng cần có sự định hướng của GV và
sự giám sát của các bậc phụ huynh để tránh HS lạm dụng
internet khơng đúng mục đích phục vụ q trình học tập.

249


VJE

Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 8/2018, tr 247-250

2.4.3. Xây dựng môi trường thuận lợi, đảm bảo cơ sở vật
chất, trang thiết bị công nghệ thông tin phục vụ cho quá
trình dạy học
Đây là một điều kiện cần để việc ứng dụng CNTT
vào quá trình dạy học, quản lí giáo dục của các nhà
trường phổ thơng được thực hiện, duy trì thường xun
và có hiệu quả. Để làm tốt việc này, các nhà trường phổ
thông phải chủ động trong việc xây dựng nguồn kinh phí
đầu tư, phải biết huy động tổng hợp các nguồn lực từ nhà
nước, các tổ chức chính trị - xã hội, từ gia đình phụ huynh
và của chính nguồn lực nhà trường tạo ra.
Bên cạnh đó, các nhà trường cũng cần làm tốt cơng
tác tập huấn sử dụng các trang thiết bị CNTT cho đội ngũ
GV, nhân viên phụ trách quản lí, sửa chữa; sử dụng có
hiệu quả nguồn trang thiết bị hiện có tốt, bền, tránh lãng
phí, sử dụng khơng đúng mục đích.
3. Kết luận
Hiện nay, Nhà nước, Bộ GD-ĐT, cộng đồng xã hội,...

đã đặc biệt quan tâm tới hoạt động giáo dục nói chung và
đổi mới giáo dục theo hướng ứng dụng CNTT nói riêng
trong mỗi nhà trường. Đây là điều kiện thuận lợi để đẩy
mạnh việc ứng dụng CNTT trong các nhà trường phổ
thơng. Có một số biện pháp thực hiện ứng dụng CNTT
trong dạy học tại các nhà trường phổ thông như: xác định
rõ những nội dung ứng dụng CNTT vào q trình dạy học
ở trường phổ thơng; làm tốt công tác bồi dưỡng cho đội
ngũ GV về kiến thức, kĩ năng ứng dụng CNTT vào dạy
học và xây dựng môi trường thuận lợi, đảm bảo cơ sở vật
chất, trang thiết bị CNTT phục vụ cho quá trình dạy học.
Tài liệu tham khảo
[1] Bộ GD-ĐT (2001). Chỉ thị số 29/2001/CT-BGDĐT
ngày 30/07/2001 về việc tăng cường giảng dạy, đào
tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành
giáo dục giai đoạn 2001-2005.
[2] Phó Đức Hịa - Ngơ Quang Sơn (2008). Ứng dụng
cơng nghệ thơng tin trong dạy học tích cực. NXB
Giáo dục.
[3] Phan Thị Thanh Lê (2016). Quản lí ứng dụng công
nghệ thông tin trong dạy học ở các trường tiểu học
quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Tạp chí Giáo dục, số 6,
tr 22-24.
[4] Phan Thanh Long - Lê Tràng Định (2008). Những vấn
đề chung của Giáo dục học. NXB Đại học Sư phạm.
[5] Phạm Thị Lệ Hằng (2016). Ứng dụng công nghệ
thông tin trong dạy học ở các trường trung học cơ
sở Thành phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu đổi mới căn
bản, toàn diện giáo dục hiện nay. Tạp chí Giáo dục,
số 12, tr 223-225.


[6] Phạm Thị Lệ Hằng (2016). Ứng dụng công nghệ
thông tin trong dạy học ở trường trung học cơ sở
đáp ứng yêu cầu đổ mới giáo dục hiện nay. Tạp chí
Giáo dục số 6, tr 196-198.
[7] Đỗ Mạnh Cường (2008). Giáo trình ứng dụng cơng
nghệ thông tin trong dạy học. NXB Đại học Quốc
gia Thành phố Hồ Chí Minh.
SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC...
(Tiếp theo trang 246)
tập ở trường phổ thông, nhất là ở bậc THPT. BĐTD giúp
cho giáo viên và học sinh cải thiện cách dạy học theo lối
truyền thụ một chiều, thụ động và nhàm chán để chuyển
sang một cách dạy học mới tích cực, năng động, sáng tạo và
ln có sự tương tác hai chiều giữa giáo viên và học sinh
trong cả một giờ học. Vì vậy, có thể nói sử dụng BĐTD là
một trong những phương pháp hiệu quả, tích cực trong việc
thực hiện đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Trong
khuôn khổ bài viết này, chúng tôi đã đưa ra một số cách sử
dụng BĐTD trong dạy học Địa lí bậc THPT ở trên lớp (bao
gồm giảng dạy bài mới, củng cố kiến thức sau mỗi bài học,
kiểm tra, đánh giá kiến thức cũ, tổng kết kiến thức của một
chương hay nhiều bài học, giao bài tập về nhà) như là một
sự gợi ý cho các giáo viên và học sinh sử dụng hiệu quả hơn
BĐTD trong giảng dạy và học tập bộ môn. Đồng thời,
chúng tôi cũng nhấn mạnh một số điểm cần lưu ý khi sử
dụng BĐTD khi dạy học, đó là cần căn cứ vào nội dung bài
học, đối tượng học sinh, quỹ thời gian và điều kiện cơ sở vật
chất, trang thiết bị dạy học mà sử dụng BĐTD cho hợp lí,
tránh tình trạng lạm dụng hay sử dụng chỉ mang tính hình

thức; cần lựa chọn kết hợp BĐTD với các phương pháp và
phương tiện dạy học tích cực khác để phát huy tối đa năng
lực của người học và góp phần nâng cao chất lượng dạy và
học Địa lí ở các trường THPT ở Việt Nam hiện nay.
Tài liệu tham khảo
[1] Tony Buzan (2007). The Mind Map book. NXB
Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh.
[2] Joyce Wycoff (2008). Ứng dụng bản đồ tư duy.
NXB Lao động - Xã hội.
[3] Trần Đình Châu - Đặng Thị Thu Thủy (2011). Dạy
tốt học tốt các môn bằng bản đồ tư duy. NXB Giáo
dục Việt Nam.
[4] Đặng Văn Đức - Nguyễn Thị Thu Hằng (2003). Dạy
học Địa lí theo hướng tích cực. NXB Đại học Sư phạm.
[5] Bộ GD-ĐT (2017). Địa lí 10. NXB Giáo dục Việt Nam.
[6] Bộ GD-ĐT (2017). Địa lí 11. NXB Giáo dục Việt Nam.
[7] Bộ GD-ĐT (2017). Địa lí 12. NXB Giáo dục Việt Nam.

250



×