Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (288.23 KB, 16 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐẦM HÀ TRUỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN ĐẦM HÀ. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP MỘT QUAY PHẢI, QUAY TRÁI ĐÚNG HƯỚNG VÀ ĐẠT HIỆU QUẢ CAO NĂM HỌC 2012 - 2013. . N À M IV. Họ và tên : Chức vụ : Tổ :. Đặng Xuân Hùng Giáo viên 1+2.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> I/ ĐỀ TÀI : MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP MỘT QUAY PHẢI, QUAY TRÁI ĐÚNG HƯỚNG VÀ ĐẠT HIỆU QUẢ CAO II/ ĐẶT VẤN ĐỀ: Ở nước ta, từ lâu thể dục đã trở thành môn khoa học giáo dục, bởi vì nó được hình thành trên cơ sở các nguyên lý giáo dục của Chủ nghĩa Mác – Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh “Con người là vốn quý nhất của xã hội, bảo vệ và tăng cường sức khỏe cho con người là nhiệm vụ trung tâm, nhiệm vụ hàng đầu của Ngành Thể dục thể thao…” Vì vậy, môn thể dục nói chung và nội dung Đội hình đội ngũ nói riêng được đưa vào chương trình giảng dạy chính thức ở tất cả các trường phổ thông từ mẫu giáo đến Đại học. Tập luyện đội hình đội ngũ là gồm những động tác hiệp đồng nhất trí của một tập thể theo một đội hình nhất định và cách sắp xếp, bố trí người tập luyện hoặc biểu diễn dưới sự điều khiển của người chỉ huy. Tập thể hiệp đồng thực hiện các yếu tố kỹ thuật về xếp hàng ngay ngắn, về vị trí, thời gian…Đội hình đội ngũ có liên quan khắng khít với nhau, tập luyện đội hình đội ngũ nhất thiết phải tuân theo những điều lệnh đã được quy định, không được tuỳ tiện thay đổi, do vậy mà sự liên hệ giữa đội hình và đội ngũ trong thể dục kết hợp rất chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau. Thông qua Đội hình đội ngũ làm cho học sinh hiểu được tác dụng của điều lệnh tổ chức tập luyện thể dục thể thao làm tiền đề cho các hoạt động thể dục thể thao khác. Đội hình đội ngũ là một nội dung quan trọng của chương trình thể dục lớp 1. Bởi vì nếu không có nó, giáo viên không thể nào tổ chức có hiệu quả một giờ dạy học thể dục và đặc biệt động tác “ quay phải, quay trái ” của học sinh là động tác xuyên suốt ở tất cả các khối lớp và các cấp học từ lớp một cho đến đại học, các lực lượng vũ trang… và làm nền tảng cơ bản cho những nội dung học khác. Là học sinh lớp một các em còn bỡ ngỡ, bước đầu làm quen với trường mới, bạn mới, cô giáo mới, việc quay phải, quay trái tưởng.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> chừng rất quen thuộc nhưng để cho các em xác định đúng hướng không phải đơn giản chút nào, điều đó làm biết bao giáo viên thể dục phải suy nghĩ. Mỗi lần trao đổi với các đồng nghiệp cùng bộ môn, chúng tôi thường trao đổi về vấn đề này nhưng rồi cũng chưa có biện pháp cụ thể nào để khắc phục. Là giáo viên dạy thể dục ở cấp tiểu học, tôi suy nghĩ và chọn đề tài “ Một số biện pháp giúp học sinh lớp một quay trái, quay phải đúng hướng và đạt hiệu quả cao”. III / CƠ SỞ LÝ LUẬN: - Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện. Hiện nay cần phải đổi mới về nội dung, chương trình dạy học cho phù hợp. Phải đổi mới phương pháp giảng dạy để kích thích và phát huy vai trò chủ động, tích cực của người học. Khơi dậy cho học sinh ý thức tự học. Muốn thực hiện được những điều đó thì việc nắm vững kiến thức của từng bài học là hết sức quan trọng. - Lý luận về thể dục được hoàn thiện trong sự thống nhất với thực tiễn. Thực tiễn luôn vận động và biến đổi do sử dụng đựơc thành tựu của khoa học kỹ thuật hiện đại và do tích luỹ được những kinh nghiệm nên lý luận thể dục cũng không ngừng đổi mới, phương pháp giảng dạy thể dục cũng có ý nghĩa quan trọng dựa trên những yêu cầu của cuộc sống cũng như phương pháp dạy học ngày càng đổi mới và nâng cao cho nên lý luận và phương pháp giảng dạy thể dục đòi hỏi người giáo viên phải đầu tư, suy nghĩ, đúc kết kinh nghiệm để đưa ra các biện pháp tích cực mới giảng dạy có hiệu quả. IV / CƠ SỞ THỰC TIỄN : - Hiện nay Trường tiểu học thị trấn Đầm Hà có 16 lớp, tổng số học sinh trong toàn trường là: 485 em. Trong đó khối lớp 1 có 121 học sinh. Nhà trường chưa có đủ sân bãi tập cho học sinh, chưa có nhà đa chức năng để học thể dục, đồ dùng dạy học còn thiếu hoặc đã cũ, các điều kiện phục vụ cho các hoạt động giáo dục trong nhà trường còn thiếu thốn. Nhìn chung, nhà trường còn khó khăn về cơ sở vật chất..
<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Trong năm học 2012 - 2013 tôi được phân công giảng dạy khối 1, khối 4, khối 5 - Với tổng số lớp là: 10, tổng số tiết /tuần là 16 tiết. - Ở lứa tuổi của học sinh lớp 1 cho thấy, chức năng cơ thể học sinh đang trên đà phát triển và hoàn thiện nhưng chưa có được sức mạnh, độ dẻo dai, hệ vận động, hệ thần kinh chưa linh hoạt mà quay phải (trái) chủ yếu vận động chi dưới. - Đa số các em học sinh đều muốn đến giờ học thể dục để được tự do không gian thoải mái nhưng ý thức học tập chưa cao bên cạnh đó một số phụ huynh và học sinh còn quan niệm thể dục là môn học phụ không quan trọng, kết quả không ảnh hưởng tới việc đánh giá xếp loại của các em nên phụ huynh cúng ít quan tâm nhắc nhở con em mình học hành. - Thời gian giảng dạy thể dục trên tuần không nhiều nên việc tiếp cận học sinh ít. - Điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu thốn, sân bãi chật hẹp, dụng cụ để tập luyện vừa thiếu vừa kém chất lượng. Giáo viên phải phụ thuộc nhiều vào điều kiện môi trường, sân bãi, thời tiết để giảng dạy… V/ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU : 1. THỰC TRẠNG: - Trước đây, khi dạy nội dung quay phải (trái) đối với học sinh lớp 1, lớp 2, lớp 3 thậm chí với học sinh lớp 4, 5, nhiều lúc các em cũng rất lúng túng trong khi thực hiện bài tập. @ Ví dụ: Đối với lớp 1 khi khẩu lệnh phát ra “ Bên phải… quay” (trong dó bên phải là dự lệnh, bên trái là động lệnh) ở đây chưa yêu cầu về kỹ thuật nhưng rất nhiều em quay sai hướng có em quay đúng hướng nhưng đó cũng là theo bản năng. - Điều đó làm cho tôi rất trăn trở phải khắc phục tình trạng này như thế nào đây ? Đây không phải là câu trả lời của riêng bản thân tôi mà là câu trả lời chung của các bạn đồng nghiệp ở các trường khác. - Đội hình đội ngũ thường được tiến hành tập luyện ngoài sân bãi trống trải, không gian rộng nên học sinh mất tập trung, số lượng học sinh.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> đông làm những em ở phía sau nếu không chú ý thì không theo dõi bao quát khi giáo viên hướng dẫn động tác và không nghe rõ khẩu lệnh… - Từ tư thế đứng nghiêm giáo viên hô khẩu lệnh “ Bên phải( trái)… quay” đối với học sinh lớp 1 chỉ yêu cầu quay đúng hướng. - TTCB: Đứng nghiêm - Khẩu lệnh: “ Bên trái (hoặc bên phải) …quay!”. - Động tác: Lấy gót chân trái và nửa trên của bàn chân phải làm trụ quay người sang trái, sau đó đưa bàn chân phải về với cùng với bàn chân trái thành hình chữ V ở tư thế đứng nghiêm. Khi quay 2 bàn tay áp nhẹ vào đùi, quay đúng hướng, không để mất thăng bằng. - Trong quá trình quay học sinh phải định hướng nên giữ thăng bằng một chân không tốt hay để nghiêng người, lảo đảo và vung tay, muốn đạt hiệu quả cao cần có sự phối hợp chặt chẽ các bộ phận cơ thể liên quan nhiều đến cơ sinh học của con người. Chỉ nghe phân tích như thế rất trừu tượng nên khi quay học sinh thường dùng cả 2 gót chân làm trụ do đó không giữ được trọng tâm cơ thể dẫn đến vung tay và đảo người. - Tình trạng đó lặp lại rất nhiều lần trong một buổi học làm cho các em mất tự tin và đội hình rất lộn xộn, ồn ào, không tập trung dẫn đến chán nản trong học tập. 2. GIẢI PHÁP: Trong tập luyện và thi đấu thể dục thể thao việc làm quen với dụng cụ, sân bãi, môi trường là vô cùng quan trọng nó tạo cho người tập có cảm giác với dụng cụ, phương hướng, cự ly, tốc độ…. Trong dạy học nội dung đội hình đội ngũ quay phải quay trái cũng vậy. Để việc truyền thụ kiến thức cũng như giúp học sinh có kỹ năng quay phải quay trái đúng hướng, tôi đã áp dụng một vài biện pháp giúp học sinh xác định giữa cơ thể mình và hướng quay cụ thể như sau: a/ Dùng biển có mũi tên chỉ giúp học sinh xác định hướng @ Chuẩn bị: - Bốn tấm biển vòng tròn tương tự như biển báo giao thông nền màu xanh ở giữa có mũi tên màu trắng cùng chỉ về một hướng.
<span class='text_page_counter'>(6)</span> - Đường kính 50cm - Cột cao 1m20. @ Áp dụng vào thực tế. - Ngay những tiết học thể dục đầu tiên của học sinh lớp một sau khi dẫn cả lớp ra sân giáo viên cho học sinh tập hợp theo một hướng nhất định phía trước đội hình, đằng sau, bên phải, bên trái đều đặt sẵn một tấm biển có mũi tên chỉ cùng một hướng theo chiều quay của kim đồng hồ, mục đích giúp học sinh bước đầu xác định hướng quay của cơ thể với hướng sân trường. - Kết hợp việc xác định hướng quay trên sân trường ta nhắc học sinh biết bên tay cầm bút là tay phải vì đại đa số các em đều viết bằng tay phải cùng chiều quay của mũi tên, như vậy các em cũng có thể xác định dễ dàng lại có những phụ trang làm cho học sinh lớp một rất thích, việc xác định đúng hướng mới đạt kết quả cao. - Khi học nội dung quay phải (trái) giáo viên chỉ hô cho học sinh quay về bên phải là bên có mũi tên chỉ hướng. - Dùng bảng có mũi tên chỉ hướng cho học sinh lớp 1: Bởi các em là đối tượng mới từ mẫu giáo lên nên với bạn bè, thầy cô các em chưa quen biết, còn lạ lẫm với nội dung bài học, hay mất tập trung và chưa quen xác định hướng của sân trường với không gian rộng, nên đội hình đội ngũ mà bước đầu quay phải ( trái) là nội dung tập luyện rất khó khăn nên những tuần đầu giáo viên chỉ hô cho học sinh quay một hướng mà thôi. - Khi các em đã định hình thực hiện quay tương đối thuần thục và phân biệt được bên phải rồi thì bên còn lại giáo viên giải thích và dĩ nhiên các em biết đó là bên trái (bên ngược chiều mũi tên)..
<span class='text_page_counter'>(7)</span> b. Phối hợp với các đoàn thể có liên quan trong nhà trường - Dạy động tác quay phải, quay trái mà phối hợp với các đoàn thể liên quan trong nhà trường nghe có vẻ không hơi khó hiểu nhưng thực tế nó đã giúp tôi rất nhiều trong việc giảng dạy nội dung này. - Chẳng hạn, phối hợp với giáo viên Tổng phụ trách lên kế hoạch xây dựng chương trình nội dung sinh hoạt sao nhi đồng có nội dung quay phải, quay trái lồng ghép, các anh chị lớp 4, 5 sẽ giúp các em lớp 1, quay, ở đây chưa nói đến kỹ thuật quay nhưng ít ra cũng giúp các em quay đúng hướng. - Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm các lớp, khi xếp hàng ra vào lớp, khi thi múa tập thể, thể dục giữa giờ giúp các em xác định đúng hướng cao. c. Tổ chức các trò chơi. - Như chúng ta đều biết, một trong những hoạt động gây sự chú ý, kích thích các em tham gia đông đảo nhất là hoạt động trò chơi. Hoạt động trò chơi sẽ giúp cho việc giáo dục, giáo viên thân thiện gần gũi với các em hơn. Tuy nhiên việc tổ chức và hướng dẫn trò chơi đối với thiếu nhi không đơn giản, nó là một trong các kỹ năng của người điều khiển trò chơi, nó phụ thuộc vào khả.
<span class='text_page_counter'>(8)</span> năng, năng khiếu biết biến hoá lời nói, tạo không khí thoải mái, vui vẻ hóm hỉnh trong điều hành trò chơi. - Giáo viên tìm tòi, sưu tầm những trò chơi giúp các em xác định hướng, chẳng hạn trò chơi “ Đi chuyển hướng phải, trái ”.. CB XP Qua trò chơi sẽ giúp cho các em xác định được đúng hướng phải, trái. Từ đó sẽ hoàn thiện được kỹ năng quay phải. quay trái trong giờ học. d. Bài soạn áp dụng trò chơi giúp học sinh lớp 1 xác định được và quay đúng hướng phải, trái: Ngày soạn: 22/12/2013. Ngày giảng: 25/12/2013 (Lớp 1A, 1B, 1C). Bài 30.
<span class='text_page_counter'>(9)</span> Quay phải, quay trái. Trò chơi: “Xác định hướng nhanh” I. Mục tiêu : - Củng cố nâng cao kĩ thuật: Quay phải, quay trái. Yêu cầu động tác quay phải, quay trái đúng kỹ thuật, đều, đẹp, đúng với khẩu lệnh. -Trò chơi: “Xác định hướng nhanh”. Yêu cầu HS biết chơi đúng luật, trật tự nhanh nhẹn, hào hứng trong khi chơi. Qua đó xác định được đâu là trái, đâu là phải. II. Địa điểm – phương tiện : Địa điểm: Trên sân trường.Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. Phương tiện: Chuẩn bị 1 còi, tranh hình các mũi tên. III. Nội dung và phương pháp lên lớp: Nội dung 1 .Phần mở đầu:. Thời gian 6 – 10 phút. -Tập hợp lớp, phổ biến nội dung: 1 – 2 phút Nêu mục tiêu - yêu cầu giờ học.. Phương pháp tổ chức Nhận lớp . 1 – 2 phút. . -Khởi động: Đứng tại chỗ hát và vỗ. . tay, giậm chân tại chỗ đếm theo nhịp. GV. 1-2 , 1-2. 2 – 3 phút. -Trò chơi: “Tìm người chỉ huy”.. 2. Phần cơ bản: a) Đội hình đội ngũ. 18 – 22 ph. -HS đứng theo đội. 10 – 12 ph. hình 4 hàng ngang. -Ôn quay phải, quay trái + GV điều khiển cho HS tập, có nhận xét 1 – 2 lần sửa chữa những sai sót cho HS. nghe giới thiệu..
<span class='text_page_counter'>(10)</span> + Chia tổ tập luyện do tổ trưởng 2 – 3 phút. . điều khiển, GV quan sát nhận xét. . sửa chữa những sai sót cho HS các. . tổ .. . + Tập hợp lớp sau đó cho các tổ 1 – 2 lần. . thi đua trình diễn nội dung đội hình. . đội ngũ. GV cùng HS quan sát, nhận. . xét, đánh giá. GV sửa chữa những. GV. sai sót biểu dương các tổ thi đua tập. -Học sinh 4 tổ chia. tốt.. thành 4 nhóm ở vị trí khác nhau để luyện tập. . +GV điều khiển cho cả lớp tập lại 2 lần để củng cố .. GV. . . b) Trò chơi: “Xác định hướng 6 – 8 phút nhanh” -GV nêu tên trò chơi -GV giải thích cách chơi và phổ 1 – 2 lần biến luật chơi: HS đứng không thành hai hàng. GV có thể ra khẩu lệnh. . cho HS xếp hàng dọc hoặc hàng. . ngang một cách nhanh chóng và. . thẳng hàng. -Cho một tổ HS chơi thử, sau đó 2 – 3 lần. . cả lớp chơi thử. Trước khi chơi, giáo. . viên cho học sinh xác định lại các. . hướng trái phải bằng cách quay trái,. . quay phải.. GV.
<span class='text_page_counter'>(11)</span> - Luật chơi: khi có hiệu lệnh của giáo viên, GV sẽ dùng tranh có hình. . mũi tên chỉ hướng sang 2 bên, học. . sinh sẽ phải xác định thật nhanh đúng hướng của GV bằng cách hô. . to là trái hay phải. Ai nói sai hoặc. . nói chậm sẽ bị phạt. Hoặc nếu là. . trái HS sẽ nhảy sang trái và ngược. . lại.. . -Tổ chức cho HS chơi chính thức. . có thi đua. Thi đua theo tổ hoặc theo. . cá nhân. Tổ nào nhiều em nói sai sẽ bị thua. GV quan sát, nhận xét tuyên dương đội thắng cuộc.. 4 – 6 phút. 3. Phần kết thúc:. 2 – 3 phút. -Cho HS làm động tác thả lỏng.. 1 – 2 phút. -GV cùng học sinh hệ thống bài học.. - HS Thực hiện trò 1 – 2 phút. chơi.. -GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và giao bái tập về nhà. -GV hô giải tán. -Đội hình hồi tĩnh và kết thúc. GV -HS hô “khoẻ”..
<span class='text_page_counter'>(12)</span> * Với nội dung bài dạy như trên, các em sẽ củng cố thêm về khả năng xác định đúng hướng phải, trái một cách nhanh chóng và chính xác. VI/ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU. - Trong quá trình áp dụng sáng kiến kinh nghiệm trong giảng dạy đội hình đội ngũ vào khối lớp 1 tôi đã theo dõi và nhận thấy chất lượng thay đổi theo từng tiết dạy, hiệu quả được nâng lên và thống kê như sau:. Khối lớp 1: Khi chưa áp dụng sáng kiến Biện pháp GD Tập luyện phương pháp cũ Tỷ lệ Quay không đúng hướng. 45%. Quay đúng hướng theo bản năng. 55%. Khối lớp 1: Sau khi áp dụng sáng kiến. Biện pháp GD Tập luyện phương pháp mới Tỷ lệ Quay không đúng hướng Quay đúng hướng. 0% 100%. * Thông qua việc tổ chức áp dụng dạy thực tế tôi thấy: - Học sinh hăng say tập luyện, giúp các em nhận biết được hướng bên trái (phải) dễ dàng, các em đều tham gia rất hào hứng, tự giác, định hình nhanh kỹ thuật động tác và nghiêm túc. - Sau khi kết thúc giờ dạy và tiếp cận trao đổi với học sinh, các em đều cho rằng nội dung quay phải, quay trái trước đây đối với các em rất là khó, nhiều em khi thực hiện động tác không làm được nên mang tâm lý thực hiện.
<span class='text_page_counter'>(13)</span> cho qua chuyện. Nhưng với phương pháp và phương tiện tập luyện mới thì đa số học sinh thực hiện rất tự tin, không chán nản mệt mỏi. Với sự hướng dẫn cụ thể sinh động và động viên khích lệ tinh thần của giáo viên nên học sinh rất hào hứng. VII/ KẾT LUẬN - Giáo viên phải nắm vững và nghiên cứu kỹ nội dung, chương trình trong từng giai đoạn, từng đối tượng học sinh cụ thể. - Sử dụng đồ dùng dạy học phải hợp lí, có tính khoa học. - Thường xuyên thay đổi hình thức kiểm tra: Ví dụ: Kiểm tra bằng trò chơi. - Để nâng cao chất lượng học tập của học sinh trong môn thể dục, đặc biệt là phân môn đội hình đội ngũ với học sinh lớp 1, ngoài kinh nghiệm và phương pháp giảng dạy trên lớp đòi hỏi giáo viên phải nhiệt tình, yêu nghề chịu khó và say mê tận tuỵ với công việc giảng dạy. - Tham khảo góp ý rút kinh nghiệm và tham khảo các tài liệu liên quan đến chuyên môn. - Phối hợp với nhà trường, hội phụ huynh quan tâm tạo điều kiện về cơ sở vật chất, dụng cụ dạy học để phục vụ thiết thực cho bộ môn này. VIII/ ĐỀ NGHỊ : - Đối với nghành Giáo dục và nhà trường cần đầu tư trang thiết bị, tài liệu, sân bãi, dụng cụ cho môn thể dục . - Tổ chức các giải thi đấu thể thao rèn luyện sức khỏe cho học sinh. - Mỗi trường học cần có nhà đa chức năng để học thể dục đảm bảo về ánh sáng, thời tiết, không gian phù hợp với thể dục. - Qua thực tế giảng dạy và áp dụng “ Một số biện pháp giúp học sinh lớp một quay trái, quay phải đúng hướng và đạt hiệu quả cao”, qua học hỏi bạn bè đồng nghiệp cũng như tham khảo các tài liệu đã giúp tôi rút ra một số kinh nghiệm trên hi vọng sẽ phần nào thúc đẩy quá trình học tập của học sinh.
<span class='text_page_counter'>(14)</span> ngày càng tốt hơn, mong được sự đóng góp nhiệt tình của hội đồng khoa học trường và Ngành để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn chỉnh hơn. Xin chân thành cảm ơn! Đầm Hà, ngày 20 tháng 2 năm 2013 Người thực hiện. Đặng Xuân Hùng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng ở Tiểu học…BGD&ĐT 2. Những tài kiệu liên quan đến chuyên ngành thể dục dùng trong sư phạm……………………….NXBGD 3. Những thực trạng dạy học ở trường tiểu học hiện nay tại địa phương được ghi chép trong thực tế. 4. Phân phối chương trình thể dục tiểu học…… BGD&ĐT - 2006 5. Sách giáo viên thể dục lớp 1…………… BGD&ĐT - 2002.
<span class='text_page_counter'>(15)</span> MỤC LỤC TT 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 12. TÊN MỤC I/ Tên đề tài II/ Đặt vấn đề III/ Cơ sở lí luận IV/ Cơ sở thực tiễn V/ Nội dung nghiên cứu 1/ Thực trạng 2/ Giải pháp VI/ Kết quả nghiên cứu VII/ Kết luận VIII/ Đề nghị Tài liệu tham khảo. TRANG 1 1 2 2 3 3 4 10 11 12 13.
<span class='text_page_counter'>(16)</span>
<span class='text_page_counter'>(17)</span>