Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

De thi thu va dap an Lan I Mon Dia Ly 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.88 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>ĐỀ THI THỬ LẦN I Môn: Địa Lí Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề. A - PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (8 điểm) Câu I: (2 điểm) 1. Nêu đặc điểm chung của địa hình nước ta. 2. Trình bày đặc điểm Đô thị hóa nước ta Câu II: (3 điểm) 1. Trình bày sự phân bố cây công nghiệp lâu năm ở nước ta. Tại sao nói : “đẩy mạnh sản xuất công nghiệp và ăn quả lại góp phần phát huy thế mạnh của nền nông nghiệp nhiệt đới nước ta ”. 2. Phân tích những thuận lợi và khó khăn đối với hoạt động đánh bắt thuỷ sản ở nước ta. Giải thích tại sao hoạt động nuôi trồng lại chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu giá trị sản xuất của ngành thuỷ sản. Câu III: (3 điểm) Cho bảng số liệu sau: DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM, NĂM 2005 (Đơn vị: Nghìn ha) Loại cây Cả Trung du và miền Tây Nguyên nước núi bắc Bộ Cây công nghiệp lâu năm 1633,6 91,0 634,3 Cà phê 497,4 3,3 445,4 Chè 122,5 80,0 27,0 Cao su 482,7 109,4 Các cây khác 531,0 7,7 52,5 Yêu cầu: 1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu diện tích cây Công nghiệp lâu năm của Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên năm 2005. 2. Nhận xét và rút ra sự giống nhau trong sản xuất cây Công nghiệp lâu năm giữa hai vùng. B - PHẦN RIÊNG (2,0 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc IV.b) Câu IV.a. Theo chương trình Nâng cao (2,0 điểm) Chứng minh rằng nước ta đang khai thác ngày càng có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới. Câu IV.b. Theo chương trình Chuẩn (2,0 điểm) Trình bày vấn đề việc làm và hướng giải quyết việc làm ở nước ta hiện nay. ----------Hết---------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh:...................................……………;Sốbáo danh: ...............................

<span class='text_page_counter'>(2)</span> ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ LẦN I Môn: Địa Lí Câu. Ý. I (2 điểm). 1. 2. II (3 điểm). 1. 2. Nội dung I. Phần chung cho tất cả các thí sinh Nêu đặc điểm chung của địa hình nước ta - Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp - Cấu trúc địa hình khá đa dạng + Địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam + Gồm 2 hướng núi chính hướng Tây Bắc – Đông Nam và hướng vòng cung (Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều, Cánh cung Vịnh Hạ Long chụm lại tại Tam Đảo) Đặc điểm thị hóa nước ta - Quá trình Đô thị hóa diễn ra chậm chạp, trình độ đô thị thấp. + Quy mô đô thị chưa cao. + Cơ sở hạ tầng và quy hoạch đô thị ở mức độ thấp so với thế giới. - Tỉ lệ dân thành thị tăng. - Phân bố đô thị diễn ra không đồng đều giữa các vùng. Trình bày sự phân bố cây công nghiệp lâu năm ở nước ta. Tại sao nói : “đẩy mạnh sản xuất công nghiệp và ăn quả lại góp phần phát huy thế mạnh của nền nông nghiệp nhiệt đới nước ta ” Sự phân bố cây công nghiệp Cafe: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ. Cao su: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Duyên Hải Miền Trung. Chè: Tây Nguyên, Trung du miền núi Bắc Bộ. Hồ tiêu: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. Điều: Đông Nam Bộ, Duyên Hải Miền Trung. Dừa: Đồng Bằng Sông Cửu Long. Giải thích: “đẩy mạnh sản xuất công nghiệp và ăn quả lại góp phần phát huy thế mạnh của nền nông nghiệp nhiệt đới nước ta ” - Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi phát triển cây Công nghiệp và cây ăn quả: Khí hậu, đất đai, nguồn lao động, thị trường, chính sách (Phân tích) - Việc phát cây Công nghiệp và cây ăn quả đem lại nhiều ý nghĩa to lớn: Nhiên liệu cho công chế biên, xuất khẩu, giải quyết việc làm, thúc đẩy phát triển kinh tế) Phân tích những thuận lợi và khó khăn đối với hoạt động đánh bắt thuỷ sản ở nước ta. Giải thích tại sao hoạt động nuôi trồng lại chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu giá trị sản xuất của ngành thuỷ sản. Những thuận lợi và khó khăn đối với hoạt động đánh bắt thuỷ sản ở nước ta. - Nước ta có bờ biển dài 3.260 km và vùng đặc quyền kinh tế rộng khoảng 1 triệu km2. Vùng biển nước ta có nguồn lợi hải sản khá phong phú.. Điểm. - Nước ta có nhiều ngư trường, trong đó 4 ngư trường trọng điểm đã được xác định là : ngư trường Cà Mau – Kiên Giang; Ninh Thuận – Bình. 0,25. 1,00 0,25 0,25 0,5 1,00 0,25 0,25 0,25 0,25 1,5 1,0 1,0. 0,5 0,25 0,25 1,5. 1,0 0,25.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Câu III (3 điểm). 1. Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu; Hải Phòng – Quảng Ninh và Hoàng Sa Trường Sa. - Nhân dân ta có kinh nghiệm và truyền thống đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Các phương tiện tàu thuyền, ngư cụ được trang bị ngày càng tốt. Sự phát triển dịch vụ thủy sản và mở rộng chế biến thủy sản. - Thị trường ngày càng mở rông và chính sách của nhà nước ngày càng đổi mới. Giải thích tại sao hoạt động nuôi trồng lại chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu giá trị sản xuất của ngành thuỷ sản - Hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và nhu cầu lớn trên thị trường (nhất là các thị trường Hoa Kì, EU,...) - Diện tích mặt nước còn nhiều, kĩ thuật nuôi trồng ngày càng hoàn thiện và các lí do khác (kinh nghiệm nuôi trồng, chính sách,...). Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu diện tích gieo trồng cây Công nghiệp lâu năm của Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên.. 0,25 0,25 0,5 0,25 0,25 1,5. Xử lí số liệu:. 2. Câu IV.a (2 điểm). (Đơn vị: %) Loại cây Cả nước Trung du miền núi Bắc Bộ Tây Nguyên Công Nghiệp 100,0 100,0 100,0 Cafe 30,5 3,6 70,2 Chè 7,5 87,9 4,3 Cao su 29,5 17,2 Loại khác 32,5 8,5 8,3 Tính bán kính: Đặt bán kính Trung Du miền núi Bắc Bộ bằng R(T.Du) = 1ĐVK => R(TN)=2,65 ĐVK Yêu cầu: Vẽ 2 hình tròn đúng bán kính đã đặt của Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên. Vẽ chính xác, đẹp, đầy đủ chú giải, tỉ lệ. Sai mỗi lỗi trừ 0,25đ Nhận xét cơ cấu gieo trồng cây công nghiệp của Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên. Rút ra điểm chung về cây công nghiệp của 2 vùng. Nhận xét: Nhìn chung, sự phân bố diện tích của cả 2 vùng không đồng đều ( Dẫn chứng). Trong đó: - Tây Nguyên có quy mô lớn hơn Trung du miền núi Bắc Bộ. - So sánh Trung du miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên: + Chè chiếm phần lớn tỉ trọng. Đạt 87,9% cao hơn chè ở Tây Nguyên với 4,3%. Cao hơn 83,6%. + Cafe ở Tây Nguyên chiếm ưu thế hơn Trung du miền núi Bắc Bộ với 70,2 % so với 3,6 %. Cao hơn 64,6%. + Cao su ở TD miền núi Bắc Bộ hầu như không có. Ở Tây Nguyên chiếm 17,2 %. Giống nhau: - Là hai vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm lớn nhất nước ta. (Dẫn chứng). - Mức độ tập trung của cafe, chè, cao su cao (Dẫn chứng). Theo chương trình nâng cao. 0,5. 1,0 1,5. 0,25. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Câu IV.b (2 điểm). Chứng minh rằng nước ta đang khai thác ngày càng có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới. - Các tập đoàn cây, con được phân bố phù hợp hơn với các vùng sinh thái nông nghiệp. - Cơ cấu mùa vụ có thay đổi quan trọng, các giống cây ngắn ngày, chịu sâu bệnh, thu hoạch trước mùa bão,… - Tính mùa vụ được khai thác ngày càng tốt hơn. - Sản xuất nông sản xuất khẩu được đẩy mạnh. Theo chương trình cơ bản.. 2,0. Vấn đề việc làm và hướng giải quyết việc làm ở nước ta hiện nay. - Việc làm vấn đề kinh tế - xã hội lớn ở nước ta. Mỗi năm tạo ra gần 1 triệu viêc làm mới. - Tình trạng thất nghiệp – thiếu việc làm. Năm 2005, thiếu việc là 8,1% và thiếu việc làm là 2,1%. - Hướng giải quyết: + Phân bố lại dân cư và nguồn lao động, thực hiện chính sách dân số. + Thực hiện đa dạng hóa các hoạt động sản xuất. + Tăng cường hợp tác thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đẩy mạnh xuất khẩu lao động. + Mở rộng, đang dạng hóa các loại hình đào tao, nâng cao chất lượng lao động. ĐIỂM TOÀN BÀI THI : I + II + III + IV.a (hoặc IV.b) = 10,00 điểm. 2,0 0,5. 0,5 0,5 0,5 0,5. 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25.

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

×