Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Xác định lãi suất cho vay tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.97 MB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM

NGUYỄN TẤN ĐẠT

XÁC ĐỊNH LÃI SUẤT CHO VAY
TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TPHCM – 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM

NGUYỄN TẤN ĐẠT

XÁC ĐỊNH LÃI SUẤT CHO VAY
TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
VIỆT NAM
Chuyên ngành: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS LÊ TẤN PHƯỚC
TPHCM – 2014



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, số liệu thống kê là trung
thực, nội dung và kết quả nghiên cứu của luận văn này chưa từng được công bố trong bất cứ
công trình nào cho tới thời điểm này.
TPHCM, ngày … tháng 09 năm 2014
Tác giả

NGUYỄN TẤN ĐẠT


MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
MỞ ĐẦU

1

1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................... 2
5. Cấu trúc của đề tài ............................................................................................................. 3
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KHOẢNG RỘNG LÃI SUẤT CHO VAY VÀ HUY
ĐỘNG


4

1.1 Lãi suất và khoảng rộng lãi suất ........................................................................................ 4
1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến IRS .......................................................................................... 5
1.2.1 Các yếu tố vi mô .............................................................................................................. 5
1.2.2 Các yếu tố vĩ mô ............................................................................................................ 10
1.3 Một số nghiên cứu thực nghiệm ...................................................................................... 14
Kết luận chương 1 .................................................................................................................. 18
CHƢƠNG 2: HỆ THỐNG NHTM VÀ IRS TẠI VIỆT NAM

19

2.1 Tổng quan về hệ thống ngân hàng của Việt Nam............................................................ 19


2.1.1 Lịch sử phát triển ........................................................................................................... 19
2.1.2 Ngân hàng Nhà nước ..................................................................................................... 22
2.1.3 Ngân hàng thương mại nhà nước (Đến 30/6/2013) ....................................................... 23
2.1.4 Ngân hàng chính sách .................................................................................................... 23
2.1.5 Ngân hàng TMCP trong nước (đến 30/6/2013)............................................................. 24
2.1.6 Chi nhánh ngân hàng nước ngoài (Đến 30/6/2013) ...................................................... 24
2.1.7 Ngân hàng liên doanh (Đến 30/6/2013) ........................................................................ 24
2.1.8 Ngân hàng 100% vốn nước ngoài (Đến 30/6/2013) ...................................................... 25
2.2 Diễn biến lãi suất cho vay và huy động tại các ngân hàng từ 2000 – 2013 .................... 26
2.3 Những yếu tố tác động đến khoảng rộng lãi suất tại Việt Nam....................................... 30
2.3.1 Các yếu tố vi mô ............................................................................................................ 30
2.3.2 Các yếu tố vĩ mô ............................................................................................................ 45
Kết luận chương 2 .................................................................................................................. 61
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT


62

3.1 Mơ hình ............................................................................................................................ 62
3.2 Nguồn gốc dữ liệu và phương pháp nghiên cứu .............................................................. 63
3.3 Kết quả thực nghiệm ........................................................................................................ 65
3.4 Kiến nghị đối với các cơ quản lý ..................................................................................... 71
3.5 Kiến nghị đối với ngân hàng............................................................................................ 74
Kết luận chương 3 .................................................................................................................. 79
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

80


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ACB: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á châu.
ADB (Asian Development Bank): Ngân hàng phát triển châu Á.
BCTC: Báo cáo tài chính.
CARICOM (Caribbean Community): Cộng đồng Caribbean.
CPI (Consumer price index): Chỉ số giá tiêu dùng.
ECCU (Eastern Caribbean Currency Union): Liên minh tiền tệ Đông Caribbean.
Eximbank: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam.
IFS (International Financial Statistics): Thống kê tài chính quốc tế.
IRS (Interest rate spread): Khoảng rộng lãi suất cho vay và huy động.
NIM (Net interest margin): Tỷ lệ lãi cận biên.
Sacombank: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gịn Thương Tín.
VCB: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam.
Vietinbank: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam.



DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Bảng mô tả dữ liệu

64

Bảng 3.2: Kết quả hồi quy Pooled

65

Bảng 3.3: Kết quả hồi quy Fixed effects

66

Bảng 3.4: Kết quả hồi quy Random effects

66

Bảng 3.5: Kết quả kiểm định Hausman test

67


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐƠ THỊ
Trang
Đồ thị 2.1: Diễn biến lãi suất cho vay và huy động tại các ngân hàng từ 2000 – 2013

27


Đồ thị 2.2: Chênh lệch lãi suất ở một số quốc gia

29

Đồ thị 2.3: Tỷ lệ Chi phí hoạt động trên Tổng tài sản sinh lãi của 5 ngân hàng

30

Đồ thị 2.4: Chi phí hoạt động của 5 ngân hàng

31

Đồ thị 2.5: IRS và chi phí hoạt động/tổng tài sản của 5 ngân hàng

32

Đồ thị 2.6: Thu nhập ngoài lãi của 5 ngân hàng

34

Đồ thị 2.7: Thu nhập ngoài lãi/tổng tài sản và IRS của 5 ngân hàng

36

Đồ thị 2.8: Tỷ lệ nợ xấu của 5 ngân hàng

37

Đồ thị 2.9: Tỷ lệ nợ xấu và IRS tại 5 ngân hàng


40

Đồ thị 2.10: Tổng tài sản sinh lãi của các ngân hàng

41

Đồ thị 2.11: Tỷ lệ tài sản có tính lỏng và IRS tại 5 ngân hàng

42

Đồ thị 2.12: CPI và IRS tại 5 ngân hàng

46

Đồ thị 2.13: Biến động lãi suất và IRS tại 5 ngân hàng

48

Đồ thị 2.14: GDP và IRS tại 5 ngân hàng

50

Đồ thị 2.15: Lãi suất chiết khấu và IRS tại 5 ngân hàng

52

Đồ thị 2.16: Diễn biến tỷ giá tại Việt Nam

53


Đồ thị 2.17: Biến động của tỷ giá và IRS tại 5 ngân hàng

59


1

MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài

Nền kinh tế Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn và thách thức trong cơng cuộc đổi mới
và phát triển từ sau khi gia nhập WTO. Để phát triển và hội nhập, nền kinh tế cần nhiều
nguồn vốn tài trợ đến từ các thành phần kinh tế của xã hội. Hệ thống tài chính phát triển hỗ
trợ rất nhiều cho kinh tế quốc gia phát triển. Một trong những chức năng chính của hệ thống
tài chính nói chung và đặc biệt hệ thống ngân hàng nói riêng là tạo cơ hội thuận lợi cho tăng
trưởng kinh tế thơng qua chức năng trung gian tài chính hiệu quả giữa nguồn tiết kiệm và
nhu cầu đầu tư. Ngân hàng là một kênh dẫn xuất quan trọng chuyển nguồn vốn từ nơi thừa
đến nơi thiếu của xã hội.
Khoảng rộng lãi suất được hiểu là chênh lệch giữa lãi suất huy động và cho vay
(Interest rate spreads (IRS)). Đây là chỉ số quan trọng để phân tích tính hiệu quả hoạt động
của ngân hàng và mức độ phát triển của hệ thống tài chính. Nó ảnh hưởng khơng nhỏ đến
việc lưu thông của nguồn vốn này. Akinlo & Owoyemi (2012) cho rằng IRS lớn thường
khuyến khích tiết kiệm tiềm năng và vì vậy nguồn vốn dành cho đầu tư tiềm năng cũng bị
giới hạn. Khoảng rộng lãi suất phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm trong và ngoài của
Ngân hàng. Khoảng rộng lãi suất được xem như lãi cận biên của các ngân hàng thương mại.
Adnan Kasman và cộng sự (2010) cho rằng với vai trò trung gian tài chính tỷ lệ lãi cận
biên của ngân hàng (xem như chi phí trung gian) ảnh hưởng đến tổn thất xã hội. IRS phản
ảnh thông tin về hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng. Do vậy, việc xác định các yếu

tố quyết định IRS sẽ giúp các ngân hàng nhìn nhận thay đổi hiệu quả hoạt động qua thời
gian và đưa ra các ngụ ý giúp các nhà hoạch định chính sách tạo lập mơi trường vĩ mơ cho
khu vực ngân hàng. Hơn nữa, để tránh hiện tượng thống lĩnh thị trường tạo chi phí biên cao
khơng khuyến khích tiết kiệm và thực hiện đầu tư, các nhà quản lý mong muốn hệ thống các
ngân hàng thương mại phải hiệu quả và cạnh tranh.
Trong nước các tranh luận về IRS của hệ thống ngân hàng thương mại VN cịn rất ít,
trong khi vấn đề này thực sự rất quan trọng. Vì vậy bài nghiên cứu “Xác định lãi suất cho


2

vay tại các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam” được tiến hành để bổ sung vào khoảng
trống trong nghiên cứu trong nước.
2.

Mục tiêu nghiên cứu

Bài nghiên cứu này tập trung vào thảo luận các vấn đề liên quan đến hệ thống ngân
hàng thương mại Việt Nam và đặc trưng IRS của một số ngân hàng thương mại lớn, chiếm
phần lớn thị phần trong nước. Bài viết tập trung vào các mục tiêu cụ thể như sau:
- Tìm hiểu tầm quan trọng của IRS và những yếu tố tác động đến IRS.
- Thực trạng hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.
- Đặc trưng IRS của nhóm ngân hàng thương mại lớn và có thị phần lớn ở Việt Nam,
phân tích thực nghiệm các yếu tố ảnh hưởng đến IRS.
- Đề xuất một số kiến nghị đối với các cơ quan quản lý và ngân hàng.
3.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: khoảng rộng lãi suất cho vay và huy động tại Việt Nam.

Phạm vi nghiên cứu: lãi suất cho vay và huy động của 5 ngân hàng thương mại cổ
phần chiếm thị phần huy động và cho vay lớn của Việt Nam là Vietinbank, Vietcombank,
ACB, Eximbank và Sacombank.
4.

Phƣơng pháp nghiên cứu

Phương pháp so sánh đối chứng: Dựa trên số liệu thực tế thu thập được nghiên cứu so
sánh với mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể để từ đó rút ra những điểm được và chưa được.
Phương pháp phân tích kinh tế lượng: Thơng qua dữ liệu thu thập được từ Báo cáo tài
chính có kiểm tốn của các ngân hàng và các tổ chức quốc tế như ADB, IFS, … tác giả sử
dụng phần mềm Stata 11 phân tích hồi quy dữ liệu bảng để tìm ra mối quan hệ giữa các yếu
tố.
Nguyên tắc phân tích: Khi phân tích các yếu tố tác động đến IRS nghiên cứu dựa trên
nguyên tắc cetaris paribus. Nghĩa là, khi nghiên cứu tác động của một nhân tố thì ta cố định
các nhân tố khác.


3

Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Việc khảo sát những yếu tố tác động đến IRS tại Việt Nam giúp các cơ quan quản lý
và ngân hàng chủ động trong công tác điều hành lãi suất và điều chỉnh các yếu tố cho phù
hợp với tình hình thực tế của thị trường.
5.

Cấu trúc của đề tài

Ngoài phần mở đầu các phần tiếp theo là nội dung của bài nghiên cứu. Chương 1 là
giới thiệu tổng quan về IRS. Chương 2 trình bày thực trạng khoảng rộng lãi suất cho vay và

huy động tại việt nam. Chương 3 phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến IRS bằng mơ hình
thực nghiệm. Phần cuối cùng là kết luận và các hàm ý chính sách.


4

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KHOẢNG RỘNG LÃI SUẤT CHO
VAY VÀ HUY ĐỘNG
1.1

Lãi suất và khoảng rộng lãi suất
Lãi suất: Khi sử dụng bất kỳ khoản tín dụng nào, người vay cũng phải trả thêm một

phần giá trị ngoài phần vốn gốc vay ban đầu. Tỷ lệ phần trăm của phần tăng thêm này so với
phần vốn vay ban đầu được gọi là lãi suất. Lãi suất là giá mà người vay phải trả để được sử
dụng tiền không thuộc sở hữu của họ và là lợi tức người cho vay có được đối với việc trì
hỗn chi tiêu.
Lãi suất cho vay: là mức lãi suất áp dụng để tính lãi cho khoảng thời gian tính lãi
trong thời hạn trả nợ hoặc trong thời hạn gia hạn nợ mà hai bên đã thỏa thuận trong hợp
đồng tín dụng, trong biên bản gia hạn nợ.
Lãi suất huy động: là mức lãi suất áp dụng để tính lãi cho khoảng thời gian tính lãi
trong thời hạn gửi tiền mà hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng tiền gửi.
Khoảng rộng lãi suất (Interest rate spreads (IRS)) là chênh lệch giữa lãi suất ngân
hàng cho vay và lãi suất ngân hàng huy động vốn. Cách đo lường IRS cũng chính là cách đo
lường tỷ lệ lãi cận biên1. Trong các nghiên cứu thực nghiệm IRS được xác định như sau:
IRS = (Tổng thu nhập lãi/Tổng tài sản sinh lãi) – (Tổng chi phí lãi/Tổng nợ phải trả)
Như đã nêu ở phần mở đầu IRS lớn làm cản trở việc hỗ trợ tài chính cần thiết cho sự
phát triển của nền kinh tế, IRS làm gia tăng chi phí tín dụng đối với khách hàng vay đồng
thời làm giảm lãi suất huy động của khách hàng gửi tiền qua đó giảm nguồn tiền gửi. Tại
những quốc gia có IRS lớn sẽ làm gia tăng chi phí, hạn chế sự tiếp cận thị trường tín dụng

của khách hàng vay tiềm năng qua đó giảm đầu tư và hạn chế sự phát triển của nền kinh tế.
IRS lớn không những phản ánh sự thiếu hiệu quả của hệ thống ngân hàng mà còn của
lĩnh vực tài chính. IRS mang ý nghĩa quan trọng trong sự tăng trưởng và phát triển của nền
kinh tế. Quaden (2004) cho rằng hệ thống ngân hàng hiệu quả sẽ mang lại nhiều lợi ích cho
1

Xem thêm Espinosa và cộng sự (2011)


5

nền kinh tế thông qua thu nhập nhiều hơn cho khách hàng gửi tiền và chi phí ít hơn cho
khách hàng vay tiền khi đầu tư dự án mới và cần sự hỗ trợ tài chính từ ngân hàng.
Một tổ chức tài chính hiệu quả có hai vai trị quan trọng: thứ nhất là trung gian chuyển
vốn từ khách hàng gửi tiền đến khách hàng vay tiền và thứ hai là định hướng dòng vốn vào
đầu tư sản xuất và có hiệu quả.
IRS như phí bảo hiểm cho rủi ro mà ngân hàng phải chịu, đồng thời là thước đo sự
hiệu quả của ngân hàng và những yếu tố chính tác động đến chi phí trung gian này thu hút
sự chú ý đang ngày một gia tăng của các nhà nghiên cứu và những nhà làm chính sách.
Nhiều nghiên cứu cho thấy IRS là do những yếu tố nội tại của ngân hàng, trong khi
nhiều nghiên cứu khác lại cho rằng IRS là do kinh tế vĩ mô và luật lệ, quy định mà ngân
hàng hoạt động trong môi trường đó. Những cuộc tranh luận này chỉ có thể được giải quyết
thơng qua phân tích định lượng những yếu tố tác động đến IRS.
Trong nghiên cứu thực nghiệm, nghiên cứu đầu tiên về xác định lãi suất biên ngân
hàng được Ho và Saunder công bố năm 1981. Trong nghiên cứu tác giả cho rằng lãi suất
biên tối ưu của ngân hàng phụ thuộc vào bốn yếu tố: mức độ ngại rủi ro, cấu trúc thị trường,
quy mô giao dịch trung bình, và bất ổn lãi suất tiền gửi và cho vay. Ho & Saunder (1981) đã
nghiên cứu thực nghiệm mô hình ngân hàng tại Mỹ. Sau đó có rất nhiều tác giả đã nghiên
cứu và tìm ra nhiều yếu tố khác có ảnh hưởng đến lãi cận biên (hay IRS) như Angbazo
(1997), Claessens và cộng sự (2001), Akinlo & Owoyemi (2012),…

Trong phần tiếp theo bài viết trình bày các vấn đề liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng
đến IRS. Các yếu tố này đã được nhiều nhà nghiên cứu kiểm tra trong các mơ hình thực
nghiệm ở nhiều quốc gia khác nhau.
1.2

Các yếu tố ảnh hƣởng đến IRS

1.2.1 Các yếu tố vi mơ
Chi phí hoạt động (Operating cost): phát sinh trong quá trình cho vay và phục vụ
khách hàng gửi tiền, là chi phí quản trị, chi phí trả lương hay phát sinh ngẫu nhiên như chi
phí thành lập chi nhánh mới (trang bị cơ sở vật chất, trang trí, tuyển thêm lao động cho chi


6

nhánh mới để thu hút khách hàng), thu hút và giữ chân nguồn nhân lực có chất lượng, chi
phí quảng cáo và những chi phí khác phát sinh nhằm gia tăng thị phần và cơng việc kinh
doanh. Chi phí hoạt động chiếm vai trị quan trọng trong tổng chi phí của các doanh nghiệp
nói chung và ngân hàng nói riêng. Thơng qua chi phí hoạt động phát sinh trong q trình
kinh doanh, chúng ta có thể đánh giá được cơng tác quản trị chi phí của chính ngân hàng đó
có hiệu quả hay khơng. Chi phí hoạt động thấp so với quy mơ hiện có là do ngân hàng có hệ
thống quản trị chi phí hiệu quả đánh giá đúng chất lượng công việc của người lao động,
nâng cao năng suất làm việc của người lao động thông qua việc người lao động hưởng được
chính thành quả và cơng sức của họ, đơn giản là làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít.
Đồng thời, ngoài chi phí trả lương được đánh giá đúng, những chi phí khác như điện, nước,
văn phòng phẩm, … đã được ngân hàng tiết kiệm và sử dụng có hiệu quả trong q trình
kinh doanh. Chi phí hoạt động cao so với quy mơ hiện có là do không hiệu quả trong hoạt
động hay ngân hàng quản trị chi phí khơng tốt. Chi phí cao như vậy là do ngân hàng trả
lương cao hơn khả năng hay năng suất làm việc của người lao động, lãng phí điện, nước,
văn phịng phẩm, … Và ngân hàng sẽ chuyển chi phí này sang cho khách hàng gánh chịu

thơng qua nâng lãi suất cho vay hay giảm lãi suất huy động góp phần nâng cao IRS. Kunt và
Huizinga (1999) chứng minh được rằng IRS và chi phí hoạt động có mối quan hệ thuận
chiều. Tương tự, Barajas và những người khác (1999, 2000) và Brock và Suarez (2000)
cũng chứng minh được mối quan hệ này giữa IRS và chi phí hoạt động.
Trong hoạt động của bất kỳ tổ chức nào nói chung và ngân hàng nói riêng, chi phí hoạt
động đóng vai trị cực kỳ quan trọng vì nó quyết định lợi nhuận cuối cùng của ngân hàng.
Một ngân hàng quản trị chi phí khơng tốt hay bộ máy tổ chức và hoạt động cồng kềnh thiếu
hiệu quả làm chi phí hoạt động tăng cao gây sức ép lên doanh thu nếu ngân hàng muốn đạt
được lợi nhuận mong muốn. Một ngân hàng quản trị chi phí tốt sẽ giúp giảm chi phí hoạt
động góp phần nâng cao lợi nhuận của ngân hàng.
Dự trữ bắt buộc (Reserve Requirements): Các ngân hàng thương mại được yêu cầu
phải duy trì một số tiền tỷ lệ với tổng huy động, dự trữ bắt buộc được xem như cơng cụ để
điều hành chính sách tiền tệ và hệ thống ngân hàng. Ngân hàng nhà nước sử dụng công cụ
dự trữ bắt buộc để thực thi chính sách điều hành, thơng qua nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc để


7

hạn chế tín dụng của các ngân hàng thương mại nhằm kiềm chế lạm phát hay tăng trưởng
nóng của nền kinh tế hay giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc để thúc đẩy tín dụng của của các ngân
hàng thương mại góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển khi nền kinh tế suy thoái hay tăng
trưởng chậm chạp. Dự trữ này làm tăng chi phí và làm giảm thu nhập của ngân hàng. Mặc
dù ngân hàng vẫn phải trả lãi cho khách hàng số tiền duy trì dự trữ bắt buộc nhưng ngân
hàng lại không thể kinh doanh hay cho vay số tiền trên, điều này làm chi phí vốn của số tiền
được kinh doanh hay cho vay còn lại tăng lên dẫn đến lợi nhuận giảm sút. Ngân hàng có thể
chuyển phần thiệt hại về thu nhập này về phía khách hàng gửi tiền thơng qua việc họ nhận
được lãi suất thấp hơn, hay chuyển phần thiệt hại này cho khách hàng vay tiền thông qua
việc khách hàng phải chịu lãi suất cao hơn, qua đó làm gia tăng IRS.
IRS giữa các ngân hàng còn phản ánh tính hiệu quả trong hoạt động của tổ chức tài
chính đó. Ngân hàng hoạt động khơng hiệu quả và điều kiện kinh tế, thị trường bất lợi làm

gia tăng chi phí. Dự trữ bắt buộc và IRS có tương quan thuận, dự trữ bắt buộc như một loại
thuế tài chính chìm làm tăng chi phí vốn mà ngân hàng phải chịu, Chirwa và Mlachila
(2004) giải thích điều này: “chi phí cơ hội của việc dự trữ làm ngân hàng thu được ít hoặc
khơng có lãi làm gia tăng chi phí vốn và ngân hàng phải chuyển chi phí này cho khách
hàng” Barajas và những người khác (2000) chứng minh được IRS và dự trữ bắt buộc có mối
liên hệ thuận chiều. Brock và Suarez (2000) và Saunders và Schumacher (2000) chứng minh
được dự trữ bắt buộc đóng vai trị như thuế và làm cho IRS lớn tại một số nước Mỹ Latin và
một số nước phát triển.
Thu nhập ngoài lãi (Non interest income) của ngân hàng làm giảm áp lực lợi nhuận
mà dư nợ tín dụng phải gánh chịu để bù đắp chi phí trả lãi và chi phí hoạt động góp phần
giảm IRS. Ngân hàng đạt được lợi nhuận mong muốn mà khơng cần thiết phải tăng IRS.
IRS có tương quan ngược chiều với thu nhập ngoài lãi. Nguồn thu nhập này đến từ hoạt
động dịch vụ, hoạt động kinh doanh ngoại hối, hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh,
hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư, hoạt động góp vốn mua cổ phần và hoạt động
khác,…Để phục vụ cho những hoạt động này có hiệu quả, các ngân hàng đã thành lập các
phòng ban chuyên biệt hay bộ phận chuyên môn để chuyên trách thực hiện những nghiệp vụ


8

và hoạt động trên. Thơng qua thu nhập ngồi lãi, ngân hàng có thể đa dạng hóa nguồn thu
nhập để giảm sự phụ thuộc vào thu nhập từ hoạt động tín dụng.
Những hoạt động này góp phần hỗ trợ cho hoạt động cho vay của ngân hàng một cách
có hiệu quả và gia tăng tính cạnh tranh của các sản phẩm tín dụng. Để gia tăng và phát triển
nguồn thu nhập này, ngân hàng cần cung cấp cho khách hàng những dịch vụ gia tăng như
dịch vụ ngân quỹ, dịch vụ trả hộ tiền lương qua ngân hàng, dịch vụ ủy thác và quản lý tài
sản, dịch vụ tư vấn tài chính,…Bên cạnh đó, ngân hàng cần nắm bắt tình hình thực tế của thị
trường để có chính sách phù hợp góp phần tối đa hóa nguồn thu nhập này.
Chất lƣợng nợ (Loan quality): đây là một trong những yếu tố quan trọng không kém
ảnh hưởng đến IRS của ngân hàng. Nếu chất lượng dư nợ không tốt ngân hàng sẽ gánh chịu

chi phí quản lý và dự phịng cao làm tăng chi phí góp phần làm giảm lợi nhuận, để bù đắp
cho chi phí này ngân hàng sẽ chuyển chi phí này sang cho khách hàng gánh chịu thơng qua
nâng lãi suất cho vay hay giảm lãi suất huy động góp phần làm IRS tăng cao để bù đắp. Nợ
xấu / Tổng dƣ nợ thể hiện chất lượng nợ, tỷ lệ này càng cao thì chất lượng nợ của ngân
hàng đó càng kém, nợ xấu là nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5 theo phân loại nợ của ngân hàng.
Nguyên nhân dẫn đến nợ xấu phát sinh bao gồm những yếu tố khách quan và chủ quan của
nền kinh tế. Nguyên nhân khách quan đến từ những yếu tố bên ngồi mà ngân hàng và
khách hàng khơng thể nào khống chế được. Những nguyên nhân khách quan như khó khăn
chung của nền kinh tế, lạm phát, lãi suất, tỷ giá, … ảnh hưởng tiêu cực đến khách hàng dẫn
đến phát sinh nợ xấu. Những nguyên nhân chủ quan như cán bộ của ngân hàng lợi dụng
quyền hạn cho vay sai quy định hay lừa đảo, khách hàng cố tình chiếm đoạt vốn vay, …
cũng ảnh hưởng không nhỏ làm phát sinh nợ xấu.
Randall (1998) chứng minh được có mối quan hệ thuận chiều giữa IRS và chất lượng
nợ tại những nước Caribbean, Brock và Suarez (2000), và Barajas và những người khác
(1999, 2000) cũng xác nhận điều tương tự tại hệ thống tài chính của Colombia. Nguyên
nhân chất lượng nợ thấp đến từ việc quản trị rủi ro yếu trong nội bộ ngân hàng và những
khó khăn khách quan của nền kinh tế. Những ngân hàng có hệ thống quản trị rủi ro tốt sẽ
chịu chi phí này ít hơn những ngân hàng có hệ thống quản trị rủi ro yếu.


9

Thị phần (Market share) huy động và cho vay, nếu ngân hàng có thị phần huy động
tốt thì sẽ ổn định lãi suất đầu vào, qua đó làm giảm sự biến động lãi suất. Các ngân hàng
khơng có thị phần cao sẽ nâng lãi suất huy động để thu hút nguồn tiền gửi và qua đó nâng
cao lãi suất cho vay. Khi lãi suất cho vay cao thì sẽ phải đầu tư vào những ngành có rủi ro
cao, khi rủi ro cao thì đồng nghĩa với chi phí quản lý và bù đắp cho rủi ro đó cũng cao. Qua
đó làm cho IRS tăng cao, thị phần huy động được tính bằng: Huy động vốn của ngân hàng
/ Tổng huy động của hệ thống. Thị phần cho vay cao cũng có tác động đến IRS: Dƣ nợ
cho vay của ngân hàng / Tổng dƣ nợ của hệ thống.

Các ngân hàng chiếm được thị phần lớn về huy động và cho vay thường là những ngân
hàng lớn có mạng lưới rộng khắp và dịch vụ đa dạng. Cuộc tranh giành thị phần giữa các
ngân hàng ngày càng gay go và quyết liệt mà các ngân hàng lớn và lâu năm có ưu thế khơng
nhỏ. Nhưng chính sự đổi mới, chất lượng dịch vụ tốt và đa dạng tăng cường tính cạnh tranh
cho những ngân hàng nhỏ hay mới thành lập. Việc cạnh tranh thu hút thị phần thúc đẩy các
ngân hàng thường xuyên đổi mới và cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ góp phần phục
vụ tốt hơn cho khách hàng.
Chỉ tiêu (Target) do hệ thống đặt ra, để đạt được chỉ tiêu, các ngân hàng sẽ nâng lãi
suất cho vay lên cao để đạt chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận nếu thu nhập ngồi lãi khơng đủ
lớn hay giảm lãi suất cho vay thu hút thêm khách hàng vay để đạt chỉ tiêu về dư nợ. Tương
tự, ngân hàng sẽ nâng lãi suất huy động thu hút thêm nhiều khách hàng gửi tiền để đạt chỉ
tiêu về huy động vốn.
Các tổ chức nói chung và ngân hàng nói riêng thường dựa trên kết quả đạt được trong
năm cũ và đặt ra chỉ tiêu để phấn đấu cho toàn hệ thống trong năm mới bao gồm chỉ tiêu về
dư nợ, doanh thu, lợi nhuận, tỷ lệ nợ xấu, … Ngân hàng sẽ đặt ra các khoản thưởng hay phạt
để thúc đẩy hệ thống nhằm đạt được những mục tiêu đã đề ra. Các chi nhánh tùy theo tình
hình nội tại và thị trường mà điều chỉnh lãi suất cho vay và huy động cho phù hợp. Việc
nâng hay giảm lãi suất cho vay và huy động để đạt được mục tiêu đã đề ra có ảnh hưởng
khơng nhỏ đến IRS của chính ngân hàng đó.


10

Rủi ro thanh khoản (Liquidity risk): Đây là một trong những yếu tố nội tại ảnh
hưởng không nhỏ đến lãi suất cho vay và huy động, qua đó ảnh hưởng đến IRS của ngân
hàng. Để tính rủi ro thanh khoản sẽ dùng cơng thức: Tài sản có tính lỏng / Tổng tài sản.
Tài sản có tính lỏng cao trong ngân hàng đó là: Tiền mặt, vàng bạc, đá quý, tiền gửi lại
Ngân hàng Nhà nước, tiền vàng gửi tại các Tổ chức tín dụng khác và cho vay các Tổ chức
tín dụng khác. Việc nắm giữ danh mục tài khoản có tính lỏng nhiều hay ít xuất phát từ chính
sách kinh doanh và hoạt động của các ngân hàng. Theo lý thuyết kinh tế, rủi ro càng cao thì

lợi nhuận càng cao. Các ngân hàng nắm giữ tài sản có tính lỏng tỷ lệ càng cao thì hiệu quả
hoạt động và lợi nhuận mang lại của tài sản của những ngân hàng đó lại càng khơng cao,
việc tài sản có thể nhanh chóng chuyển thành tiền làm cho lợi nhuận thu được từ những tài
sản đó khơng được cao. Tuy nhiên, việc nắm giữ những tài sản như vậy giúp ngân hàng an
toàn hơn trong hoạt động, sẵn sàng thanh toán cho khách hàng khi cần làm cho rủi ro thanh
khoản thấp. Tương tự, những ngân hàng thay vì nắm giữ những tài sản có tính lỏng càng cao
thì sẽ nắm giữ những tài sản khó chuyển hóa thành tiền hơn, những tài sản này có tỷ suất
sinh lợi cao hơn những tài sản có tính lỏng tốt. Những ngân hàng này đánh đổi rủi ro thanh
khoản của mình với hiệu quả hoạt động của tài sản, với lợi nhuận. Các ngân hàng có hệ
thống quản trị rủi ro tốt có thể cân đối được hai yếu tố này, vừa giữ cho rủi ro thanh khoản
thấp hay ở mức chấp nhận được lại vừa nâng cao hiệu quả hoạt động của tài sản góp phần
đem về lợi nhuận tối ưu cho ngân hàng. Hệ số này tỷ lệ nghịch với IRS, tức là tỷ lệ này càng
cao hay rủi ro thanh khoản càng thấp thì IRS càng thấp và tỷ lệ này càng thấp hay rủi ro
thanh khoản càng càng cao thì IRS càng lớn. Brock and Franken (2002) nhận thấy thanh
khoản của ngân hàng có mối liên hệ với IRS tại Chile. Khi hệ thống ngân hàng dư thừa
thanh khoản thì rủi ro thanh khoản thấp góp phần làm giảm IRS.
1.2.2 Các yếu tố vĩ mô
Sức mạnh thị trƣờng (Market power): là cấu trúc thị trường tồn tại một số ngân
hàng đóng vai trị quan trọng và có sức ảnh hưởng đến IRS, đó là những ngân hàng có thị
phần huy động và cho vay cao, có khả năng dẫn dắt thị trường thông qua lãi suất huy động
và cho vay mà các ngân hàng này đưa ra. Lý thuyết kinh tế thừa nhận rằng áp lực cạnh tranh
từ việc tự do gia nhập thị trường và cạnh tranh giá sẽ nâng cao hiệu quả của trung gian tài


11

chính thơng qua việc giảm IRS. Chirwa et al (2004) ủng hộ giả thuyết IRS có liên quan
cùng chiều với sức mạnh thị trường. Sức mạnh thị trường càng lớn (cạnh tranh ít) thì IRS
càng lớn.
Để đo sức mạnh thị trường trong hệ thống ngân hàng dùng Herfindahl–Hirschman

index (HHI). Hai yếu tố để tính tốn đó là số lượng tổ chức và thị phần của mỗi tổ chức,
càng ít tổ chức thì càng dễ áp đặt giá cao, tương tự thị phần càng lớn thì càng dễ áp đặt giá.
Cơng thức được tính bằng cách bình phương thị phần của mỗi tổ chức và sau đó cộng lại.
HHI index < 0,01 (hay 100) cho thấy thị trường cạnh tranh cao.
HHI index < 0,15 (hay 1.500) cho thấy thị trường không tập trung.
HHI index từ 0,15 – 0,25 (hay 1.500 – 2.500) cho thấy thị trường tập trung vừa phải.
HHI index > 0,25 (> 2.500) cho thấy thị trường tập trung cao.
Những ngân hàng có thị phần huy động và cho vay cao thơng thường là những ngân
hàng có quy mơ tài sản lớn và mạng lưới rộng khắp. Những ngân hàng có quy mơ tài sản
lớn tạo niềm tin cho khách hàng gửi tiền hay có khả năng tài trợ cho những dự án đầu tư lớn
đòi hỏi nhiều vốn, mạng lưới rộng khắp tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho khách hàng giao
dịch góp phần nâng cao thị phần chiếm giữ của ngân hàng. Tuy nhiên, những yếu tố khác
như công nghệ, chất lượng phục vụ và sản phẩm đa dạng, … cũng góp phần khơng nhỏ giúp
ngân hàng thu hút thị phần. Đây là những yếu tố mà những ngân hàng nhỏ và mới thành lập
hướng tới nếu muốn cạnh tranh có hiệu quả với những ơng lớn của ngành.
Lạm phát (Inflation): là sự giảm sức mua của đồng tiền. Lạm phát là một trong
những yếu tố vĩ mô tác động không nhỏ đến nền kinh tế và đời sống xã hội, đồng thời tác
động đến lãi suất cho vay và huy động, qua đó ảnh hưởng đến IRS. Lạm phát do hai nguyên
nhân là cầu kéo và chi phí đẩy. Với một nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào nguyên vật liệu
nhập khẩu như Việt Nam thì yếu tố lạm phát tác động mạnh đến nền sản xuất và kinh tế của
nước ta, chỉ cần một biến động về giá nguyên vật liệu của thế giới thì giá cả của các sản
phẩm làm ra có sự biến động mạnh ngay lập tức. Sự sụt giảm tổng cung hay sản lượng tiềm
năng, điều này có thể là do thiên tai, hoặc tăng giá của nguyên liệu đầu vào. Ví dụ, giảm đột


12

ngột trong việc cung cấp dầu, dẫn đến giá dầu tăng lên, có thể gây ra lạm phát. Các nhà sản
xuất mà dầu là một phần chi phí của họ sau đó có thể chuyển thơng tin này cho người tiêu
dùng dưới hình thức giá tăng lên, đó là lạm phát chi phí đẩy. Sự gia tăng chi tiêu của cá

nhân và chính phủ làm tổng cầu tăng lên khuyến khích tăng trưởng kinh tế đồng thời đẩy giá
lên, đó là lạm phát cầu kéo.
Lạm phát tăng lên làm thu nhập thực tế của người dân giảm xuống mặc dù thu nhập
danh nghĩa không hề giảm hay tăng chậm hơn lạm phát. Tương tự, lạm phát cũng làm cho
thu nhập thực tế của khách hàng gửi tiền giảm xuống. Và theo lý thuyết kinh tế, để khách
hàng gửi tiền có thu nhập thực dương, ngân hàng sẽ tăng lãi suất huy động. Chi phí lãi suất
huy động đầu vào đã tăng làm lãi suất cho vay đầu ra cũng tăng theo, qua đó ảnh hưởng đến
IRS. Nhiều bài nghiên cứu về IRS đã khảo sát tác động của lạm phát đến IRS, sau khi phân
tích định lượng đều rút ra kết luận là lạm phát có mối liên hệ thuận chiều với IRS, đặc biệt
tại những nước đang phát triển có tỷ lệ lạm phát cao (theo Kunt và Huizinga, 1999; Brock
và Suarez, 2000; Claessens và những người khác, 2001). Những nước có lạm phát cao, để
phịng ngừa những rủi ro do lạm phát gây ra, ngân hàng sẽ nâng cao IRS. Để đo lạm phát
trong bài này, ta sử dụng chỉ số CPI hiện tại so sánh với CPI cùng kỳ năm trước.
Biến động của lãi suất (Volatility of interest rates) là sự lên xuống của lãi suất trên
thị trường. Biến động lãi suất xuất phát từ tình hình kinh tế vĩ mô không ổn định, lạm phát,
tỷ giá … biến động. Biến động của lãi suất ảnh hưởng đến lãi suất cho vay và huy động,
thơng qua đó ảnh hưởng đến IRS của thị trường tài chính. Các ngân hàng đưa ra IRS lớn
trong thị trường biến động mạnh để phịng ngừa sự khơng chắc chắn của lãi suất, của những
khách hàng có rủi ro cao. Quản trị sự biến động lãi suất thông qua quản trị nguồn vốn tốt có
thể giúp giảm IRS, đại diện là sự biến động của lãi suất liên ngân hàng (hay lãi suất cơ bản).
Sự biến động của lãi suất là một biến được đưa vào mơ hình hồi quy để khảo sát tác động
của nó lên IRS của hệ thống ngân hàng và được đo bằng độ lệch chuẩn của lãi suất cơ bản
so với 3 quý trước đó.
Hoạt động kinh tế (Economic activity): Theo lý thuyết có mối liên hệ thuận chiều
giữa hoạt động kinh tế và IRS. Trong nền kinh tế mở rộng, nhu cầu vay vốn gia tăng làm lãi


13

suất cho vay tăng cao, qua đó gia tăng IRS. Tuy nhiên, những bài nghiên cứu thực nghiệm

tìm thấy kết quả không trùng khớp nhau. Randall (1998) trong nghiên cứu của cơ ấy tìm ra
mối quan hệ ngược chiều giữa hoạt động kinh tế và IRS trong khi Moore và Craigwell
(2000) trong nghiên cứu của họ lại tìm ra mối quan hệ thuận chiều tại những nước
CARICOM. Trong nghiên cứu của Randall (1998) tại những nước có nền kinh tế thị trường
nhỏ, các nước ECCU dễ bị tổn thương bởi những cú sốc từ bên ngoài và thảm họa thiên
nhiên, điều này làm gia tăng nợ xấu trong hệ thống ngân hàng, qua đó gia tăng áp lực lên lãi
suất cho vay. Moore and Craigwell (2000) giải thích rằng thu nhập gia tăng, nhu cầu vay
vốn gia tăng, làm nâng cao lãi suất cho vay và IRS. Hoạt động kinh tế thể hiện qua tốc độ
tăng trưởng GDP (tổng sản phẩm quốc nội) so với cùng kỳ năm trước và được sử dụng như
biến tác động đến IRS của hệ thống ngân hàng.
Lãi suất chiết khấu (Discount rate): là chi phí mà ngân hàng thương mại phải đối
mặt khi vay từ Ngân hàng Trung ương thông qua chiết khấu giấy tờ có giá, lãi suất chiết
khấu được dùng như cơng cụ điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước. Lãi suất
chiết khấu được đưa ra cao hay thấp phụ thuộc vào chính sách tiền tệ mà Ngân hàng nhà
nước theo đuổi. Khi nền kinh tế tăng trưởng nóng dẫn đến tình trạng bong bóng và lạm phát,
Ngân hàng nhà nước đưa ra mức lãi suất cao nhằm thu hút tiền về từ các ngân hàng thương
mại nhằm giảm tốc độ tăng trưởng tín dụng và ổn định kinh tế vĩ mơ. Ngược lại, khi nền
kinh tế có dấu hiệu chững lại hay giảm phát thì Ngân hàng nhà nước sẽ hạ lãi suất chiết
khấu xuống nhằm đưa tiền ra ngồi thị trường kích thích nền kinh tế phát triển. Lãi suất
chiết khấu có tương quan thuận với IRS, tức là khi lãi suất chiết khấu tăng lên thì IRS cũng
tăng lên theo và ngược lại. Khi lãi suất chiết khấu tăng lên đồng nghĩa với việc tăng chi phí
vốn đầu vào, theo đó lãi suất đầu ra cũng tăng lên theo làm IRS biến động. Đề bù đắp chi
phí này thì các Ngân hàng thương mại sẽ chuyển chi phí này sang khách hàng thơng qua
tăng lãi suất cho vay, do đó làm gia tăng IRS.
Sự biến động của kinh tế vĩ mơ cịn được thể hiện qua Biến động của tỷ giá
(Volatility of exchange rates) trong nền kinh tế. Với một nền kinh tế nhập siêu như Việt
Nam thì tỷ giá là một trong những yếu tố tác động không nhỏ đến tổng thể chung của nền
kinh tế. Khi tỷ giá tăng sẽ làm cho giá cả các loại nguyên liệu đầu vào tăng theo dẫn đến giá



14

cả đầu ra cũng thay đổi theo và ngược lại. Tỷ giá và lãi suất có mối tương quan ảnh hưởng
lẫn nhau. Vì vậy, sự biến động của tỷ giá được đưa vào bài nghiên cứu như một biến độc lập
để xác định nó ảnh hưởng như thế nào đến IRS. Cũng giống như lạm phát và lãi suất, sự
biến động của tỷ giá ảnh hưởng rất sâu rộng đến nền kinh tế và nhiều mặt của đời sống xã
hội, để phịng ngừa rủi ro thì hệ thống ngân hàng sẽ tăng IRS. Sự biến động của tỷ giá được
đo bằng độ lệch chuẩn của tỷ giá so với 3 quý trước đó.
Hệ thống luật pháp, quy định chế tài, tình trạng tham nhũng, mơi trường kinh tế vĩ mơ
… là những yếu tố cơ bản để hỗ trợ hoạt động ngân hàng hiệu quả. Mơi trường chính sách
và sự khơng ổn định của kinh tế vĩ mơ có tác động đến IRS.
1.3

Một số nghiên cứu thực nghiệm
Trong nghiên cứu The Determinants of Interest Rate Spreads in Nigeria: An

Empirical Investigation của Akinlo, Owoyemi, bài nghiên cứu khảo sát những yếu tố tác
động đến IRS tại Nigeria thông qua dữ liệu của 12 ngân hàng giai đoạn 1986-2007. Kết quả
cho thấy dự trữ bắt buộc tiền mặt, dư nợ trung bình trên tổng huy động vốn trung bình, thu
nhập trên tổng tài sản và GDP có ảnh hưởng thuận chiều lên IRS. Tuy nhiên, thu nhập
không phải từ lãi cho vay trên tổng tài sản trung bình, chứng chỉ quỹ và sự phát triển của
chứng khốn có mối quan hệ ngược chiều với IRS. Nhìn chung, kết quả của bài nghiên cứu
đề nghị việc giảm tỷ lệ dự trữ tiền mặt, chi phí hoạt động sẽ góp phần làm giảm IRS tại
Nigeria.
Trong nghiên cứu Determinants of commercial banks interest rate spreads: some
empirical evidence from the Eastern Caribbean Currency Union của Grenade, bài
nghiên cứu phân tích xu hướng IRS của các ngân hàng thương mại tại ECCU giai đoạn
1993-2003. Kết quả cho thấy, đầu tiên IRS lớn và cho thấy ít tín hiệu thu hẹp, thứ hai, ngân
hàng nước ngoài hoạt động với IRS lớn hơn ngân hàng trong nước. Bài nghiên cứu sử dụng
phương pháp dữ liệu bảng để đo lường tác động của các yếu tố vi mô và vĩ mô lên IRS. Kết

quả chỉ ra rằng IRS bị tác động bởi mức độ tập trung cao của hệ thống ngân hàng, chi phí
hoạt động cao, nợ xấu và lãi suất huy động điều chỉnh của ngân hàng Trung ương.


15

Trong nghiên cứu Financial Intermediation in the Pre-Consolidated Banking
Sector in Nigeria của Hesse, bài nghiên cứu sử dụng thông tin từ Bảng cân đối kế toán và
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng riêng lẻ để khảo sát về hiệu quả
trung gian của lĩnh vực ngân hàng trước khi hợp nhất của Nigeria giai đoạn 2000-2005. Tác
giả phân tích chính sách của Ngân hàng Trung ương Nigeria có thể được nhìn thấy thơng
qua những yếu tố tác động đến IRS. Việc phân tích IRS và dữ liệu bảng cho thấy cải cách
trong lĩnh vực ngân hàng là bước đầu tiên để nâng cao hiệu quả trung gian trong lĩnh vực
ngân hàng của Nigeria. Tác giả nhận thấy những ngân hàng lớn thì chịu chi phí cố định ít
hơn, việc tập trung trong lĩnh vực ngân hàng không làm IRS tăng cao, việc nắm giữ nhiều
tài sản thanh khoản cao và nhiều vốn có thể làm giảm IRS trong năm 2005, và môi trường
kinh tế vĩ mô ổn định là môi trường hiệu quả để đầu tư vào sản xuất.
Trong nghiên cứu Financial Reforms and Interest Rate Spreads in the
Commercial Banking System in Malawi của Chirwa và Mlachila, bài nghiên cứu phân
tích tác động của cải cách trong lĩnh vực tài chính lên IRS trong hệ thống ngân hàng thương
mại tại Malawi. Chương trình cải cách tài chính bắt đầu năm 1989 khi 2 luật Reserve Bank
Act (luật dự trữ ngân hàng) và Banking Act (luật ngân hàng) được xem xét lại với việc giảm
bớt điều kiện khi gia nhập vào hệ thống ngân hàng, và cơng cụ chính sách tiền tệ gián tiếp
được giới thiệu năm 1990. Việc chấp nhận tỷ giá hối đoái thả nổi năm 1994 là phần cuối của
chương trình cải cách chính sách chính trong lĩnh vực tài chính của Malawi. Sử dụng những
định nghĩa khác nhau về IRS, phân tích cho thấy IRS vẫn còn lớn sau khi tự do hóa tài chính
và kết quả hồi quy chứng tỏ IRS lớn được cho là do tình trạng độc quyền, dự trữ bắt buộc
cao, lãi suất chiết khấu của ngân hàng Trung ương và lạm phát cao.
Nghiên cứu Interest Rate Spreads in English-Speaking African Countries của
Crowley, J.2007 khảo sát IRS tại một vài nước châu Phi nói tiếng Anh. IRS lớn là do lạm

phát thấp, số lượng ngân hàng nhiều, ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước nhiều. Nâng cao lãi
suất huy động được cho là làm IRS giảm nhưng lại làm cho NIM tăng cao. IRS tăng thập
niên 1980 và 1990 là do lành mạnh hóa hệ thống giám sát lĩnh vực tài chính. Bài nghiên cứu
với dữ liệu giới hạn cho thấy chính phủ với khả năng quản lý yếu kém và dự trữ bắt buộc
cao làm cho IRS lớn.


16

Nghiên cứu Commercial bank Net Interest Margins, Default Risk, Interest-Rate
Risk, and Off-Balance Sheet Banking của Angbazo khảo sát những yếu tố chính tác động
đến NIM của ngân hàng thơng qua mẫu là các ngân hàng của Mỹ và sử dụng dữ liệu thường
niên từ 1989 – 1993. Kết quả là rủi ro khi cho vay, chi phí cơ hội của dự trữ bắt buộc, địn
bẩy tài chính (tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản), hiệu quả quản trị (tỷ lệ tài sản mang lại
thu nhập trên tổng tài sản) tỷ lệ thuận với IRS của ngân hàng và rủi ro thanh khoản tỷ lệ
nghịch với IRS.
Nghiên cứu On the Determinants of Bank Interest Margins under Credit and
Interest Rate Risks của Wong nhận thấy IRS có tương quan thuận chiều với sức mạnh thị
trường của ngân hàng, chi phí hoạt động, rủi ro tín dụng và mức độ rủi ro lãi suất. Tuy
nhiên, việc tăng vốn chủ sở hữu lại gây tác động bất lợi lên lợi nhuận khi ngân hàng phải
đối mặt với rủi ro lãi suất.
Nghiên cứu Interest Spreads in Banking in Colombia, 1975-96 của Barajas, Steiner
và Salazar khảo sát tác động của tự do hóa tài chính trong nền kinh tế Colombia lên IRS
trong lĩnh vực ngân hàng. Kết quả thu được có sự pha trộn: Tự do hóa nâng cao sự cạnh
tranh trong lĩnh vực ngân hàng một cách đáng kể, làm giảm sức mạnh thị trường và thuế tài
chính từ mức cao nhất những năm 1970. Tuy nhiên, họ phát hiện ra rằng những ngân hàng
đó có tương quan với sự thay đổi trong chất lượng nợ, phản ánh sự phát triển của hệ thống
giám sát và báo cáo ngành ngân hàng.
Nghiên cứu Understanding the Behaviour of Bank Spreads in Latin America của
Brock and Suarez áp dụng phương pháp 2 bước cho mẫu là 5 nước Mỹ Latin giai đoạn giữa

thập niên 1990 (Argentina, Bolivia, Colombia, Chile và Peru). Kết quả cho thấy giá trị
dương trong tỷ lệ vốn (có ý nghĩa thống kê đối với Bolivia và Colombia), tỷ lệ chi phí (có ý
nghĩa thống kê đối với Argentina và Bolivia) và tỷ lệ thanh khoản (có ý nghĩa thống kê đối
với Bolivia, Colombia và Peru). Tác động của nợ xấu, thực tế có sự pha trộn. Ngoại trừ
Colombia, nơi hệ số nợ xấu dương và có ý nghĩa thống kê, những nước khác có hệ số âm
(có ý nghĩa thống kê đối với Argentina và Peru). Bước 2 chạy mơ hình hồi quy để đo lường
IRS thông qua những biến kinh tế vĩ mô là sự biến động của lãi suất, lạm phát và sự tăng


17

trưởng của GDP. Kết quả cho thấy sự biến động lãi suất làm gia tăng IRS tại Bolivia và
Chile, điều tương tự với lạm phát cho Colombia, Chile và Peru. Những trường hợp khác, hệ
số khơng có ý nghĩa thống kê.
Nghiên cứu Determinants of Commercial Bank Interest Rate Spreads in a
Liberalized Financial System: Empirical Evidence form Nigeria 1989-2000 của Enendu
tiến hành thực nghiệm những yếu tố tác động đến IRS trong hệ thống tài chính tự do giai
đoạn 1989-2000 thơng qua những ngân hàng được lựa chọn của Nigeria. IRS được tính tốn
thơng qua Bảng cân đối kế tốn và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cũng như những
dữ liệu kinh tế vĩ mô. Kết quả cho thấy những điều chỉnh trong chính sách tiền tệ và kinh tế
vĩ mô là những yếu tố tác động đến IRS quan trọng hơn quy mô của ngân hàng. Lạm phát,
GDP, tự do tài chính, dự trữ tiền mặt bắt buộc, chi phí rủi ro, lãi suất trái phiếu, chất lượng
tài sản nợ, rủi ro thanh khoản và những chi phí không liên quan lãi suất là những yếu tố tác
động nhiều nhất đến IRS của ngân hàng trong giai đoạn này.
Nghiên cứu Why Are Interest Spreads So High in Uganda? của Beck and Hesse lý
giải vì sao IRS lại lớn tại Uganda. Kết quả cho thấy quy mô nhỏ của các ngân hàng Uganda,
lãi suất trái phiếu cao và sự yếu kém của hệ thống tài chính là những yếu tố chính ảnh
hưởng đến IRS. Ngồi ra, kết quả cho thấy những yếu tố kinh tế vĩ mô như lạm phát và tỷ
giá cao có tác động lớn đến IRS tại Uganda.
Hiện nay, tác giả chưa tìm thấy các nghiên cứu trong nước khảo sát về đề tài này.



×