Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 121 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

PHẠM THỊ BẢO THOA

PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC KHOA HỌC
CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ

Hà Nội – 2013


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

PHẠM THỊ BẢO THOA

PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC KHOA HỌC
CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ

Chun ngành: Kinh tế chính trị
Mã số
: 60 31 01

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS MAI THỊ THANH XUÂN


Năm - 2013


MỤC LỤC
Trang
Danh mục các ký hiệu viết tắt ............................................................................. i
Danh mục các bảng ............................................................................................. ii
Danh mục các hình vẽ ......................................................................................... iii
MỞ ĐẦU: ........................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM VỀ
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC KHOA HỌC CƠNG NGHỆ ........... 6
1.1. Khái niệm và vai trị của nguồn nhân lực khoa học công nghệ ............ 6
1.1.1. Khái niệm và phân loại nguồn nhân lực khoa học công nghệ ................. 6
1.1.2. Vai trò của nguồn nhân lực khoa học công nghệ ..................................... 13
1.2. Phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ ...................................... 20
1.2.1. Khái niệm phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ ...................... 20
1.2.2. Nội dung phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ ........................ 22
1.2.3. Tiêu chí đánh giá sự phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ....... 28
1.2.4. Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới sự phát triển nguồn nhân lực
khoa học công nghệ ............................................................................................. 31
1.3. Kinh nghiệm các nƣớc về phát triển nguồn nhân lực khoa học công
nghệ và bài học cho Việt Nam .......................................................................... 37
1.3.1. Sự phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ của một số nước
trong khu vực ..................................................................................................... 37
1.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam ............................................... 41
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY ..... 42
2.1. Chính sách của Nhà nƣớc về phát triển nguồn nhân lực khoa học
công nghệ ........................................................................................................... 42
2.1.1. Chính sách tài chính ................................................................................. 42



2.1.2. Chính sách đào tạo và bồi dưỡng nhân lực khoa học cơng nghệ ............. 43
2.1.3. Chính sách sử dụng nhân lực khoa học công nghệ .................................. 48
2.2. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ ở Việt
Nam hiện nay ..................................................................................................... 52
2.2.1. Quy mô và cơ cấu nhân lực khoa học cơng nghệ .................................... 52
2.2.2. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của nhân lực khoa học công nghệ .......... 67
2.3. Đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ ở
Việt Nam ............................................................................................................ 76
2.3.1. Những thành tựu cơ bản ............................................................................ 76
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân ............................................................... 80
CHƢƠNG 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN
NHÂN LỰC KHOA HỌC CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 ..84
3.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển nguồn nhân lực khoa học công
nghệ đến năm 2020 ........................................................................................... 84
3.1.1. Quan điểm phát triển ................................................................................. 84
3.1.2. Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ đến năm 2020.. ... 92
3.2. Một số giải pháp chủ yếu phát triển nguồn nhân lực khoa học công
nghệ ở Việt Nam đến năm 2020 ....................................................................... 94
3.2.1. Hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển về nguồn nhân lực khoa học
cơng nghệ ........................................................................................................... 94
3.2.2. Cần có sự đổi mới căn bản về hệ thống giáo dục, đào tạo ....................... 97
3.2.3. Đa dạng hoá các nguồn vốn và nâng cao hiệu quả đầu tư tài chính cho
phát triển nguồn nhân lực khoa học cơng nghệ ................................................. 103
3.2.4. Nâng cao trình độ nhân lực quản lý hoạt động khoa học công nghệ ....... 105
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 106
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 108



DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

STT

Ký hiệu

Nguyên nghĩa

1

KHCN

Khoa học công nghệ

2

KH&CN

Khoa học và công nghệ

3

NNL

Nguồn nhân lực

4

OECD


Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

5

UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của
Liên hiệp quốc

6

UNIDO

Tổ chức phát triển công nghiệp Liên Hợp Quốc

i


DANH MỤC CÁC BẢNG
STT Số hiệu
1

2.1

2

2.2

3

2.3


4

2.4

5

2.5

6

2.6

7

2.7

8

2.8

9

3.1

Tên bảng
Số lượng giảng viên các trường ĐH, CĐ ở
Việt Nam
Số lượng các trường cao đẳ ng, đa ̣i ho ̣c ở Viê ̣t Nam
Số sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng từ năm
2000 – 2012

Phân bố của nhân lực KHCN có triǹ h đô ̣ cao đẳ ngđa ̣i ho ̣c theo vùng miề n
Phân bố giảng viên trường đại học, cao đẳng theo
vùng miền
Số lượng giảng viên trường đại học, cao đẳng
giai đoạn 2000 – 2011
Chỉ số sáng tạo toàn cầu (GII) ở Việt Nam giai đoạn
2008 - 2011
Tổng số bài báo trên mọi lĩnh vực của Việt Nam
và một số nước giai đoạn 2008 - 2012
Mục tiêu phát triển nhân lực khoa học và công nghệ
đến năm 2020

ii

Trang
54
57
58
61
64
65
68
69
93


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
STT

Số hiệu


Tên hình vẽ

Trang

1

1.1

Cơ cấu nhân lực của một quốc gia

8

2

2.1

Cơ cấu nhân lực khoa học công nghệ theo lĩnh vực

60

3

2.2

4

2.3

5


2.4

Tổng số bài báo quốc tế của Việt Nam được đăng
trên tạp chí quốc tế
Tỷ lệ số tác giả trong nước trong các công bố quốc
tế của 11 quốc gia Đông Á
Năng suất nghiên cứu khoa học quốc gia của 11
nước khu vực Đông Á

iii

70
72
73


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, cuô ̣c cách ma ̣ng khoa ho ̣c – công nghê ̣ thế giới
đã diễn ra hết sức ma ̣nh mẽ , với những phát minh , sáng chế khoa học – công
nghệ ngày càng được ứng dụng rộng rãi vào sản xuất. Nhờ đó Việt Nam có cơ
hội để rút ngắ n khoảng cách tu ̣t hâ ̣u so với các nước khác . Tuy nhiên, để áp
dụng khoa học công nghệ vào nền kinh tế một cách hiệu quả địi hỏi phải có
nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là nhân lực khoa học công nghệ.
Xác định được vai trò quan trọng của nguồn nhân lực khoa học cơng nghệ,
Báo cáo Chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X tại Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ XI (2011) đã nhấ n ma ̣nh, phải: “... phát triển nguồn
nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi; đội
ngũ cán bộ khoa học – công nghệ ...” [6]. Đồng thời trong phương hướng,

mục tiêu phát triển đất nước Đảng cũng luôn chú trọng tới việc mở rộng về số
lượng đi đôi với nâng cao về chất lượng nguồn nhân lực (NNL) khoa học
công nghệ (KHCN). Vậy nhưng, trên thực tế, chất lượng NNL ở Việt Nam
nói chung và nhân lực KHCN nói riêng vẫn rất thấp, tuy số lượng những
người có bằng cấp cao khá đơng đảo. Chẳng hạn, Việt Nam là nước có nhiều
giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ nhất Đơng Nam Á nhưng số bài báo quốc tế lại
chỉ bằng 1/10 Thái Lan, 1/20 Singapore… [16]. Vậy do đâu mà có tình trạng
đó? Thực trạng NNL KHCN Việt Nam hiện nay như thế nào ? Việt Nam cần
có định hướng và những chính sách gì để thúc đẩy phát triển NNL KHCN
trong những năm tới? Để trả lời câu hỏi này , tác giả chọn đề tài luận văn thạc
sĩ của mình là “Phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ ở Việt Nam
hiện nay”.

1


2. Tình hình nghiên cứu
Vấ n đề phát triể n nguồ n nhân lực khoa ho ̣c ở nước ta hiê ̣n nay đang là vấ n
đề được nhiều người quan tâm . Đã có nhiề u hô ̣i thảo , nhiề u công trình nghiên
cứu về vấn đề này , trong đó liên quan trực tiếp đến nội dung luận văn có các
cơng trình chủ yếu sau:
-

“Chính sách phát triển nhân lực khoa học và công nghệ”, Tài liệu Hội
thảo khoa học quốc gia, do Bô ̣ Khoa ho ̣c và Công nghê ̣ phố i hơ ̣p với
Ban tuyên giáo Trung ương tổ chức ngày 3/7/2012 tại Hà Nội . Tại hội
thảo này, các nhà khoa ho ̣c và các nhà quản lý đã đưa ra nhi ều ý kiến
quan trọng về viê ̣c xây dựng Đề án phát triể n kh oa ho ̣c và công nghê ̣
phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa , hiê ̣n đa ̣i hóa và hô ̣i nhâ ̣p quố c tế .
Trong đó, nhiều nhà khoa học đã nhấ n ma ̣nh vấ n đề thiế u hu ̣t nguồ n

nhân lực khoa ho ̣c công nghê ̣ kế câ ̣n ở nước ta và viê ̣c đaĩ ngô ̣ , trọng
dụng cán bộ khoa học công nghệ hiện nay.

- Bài “ Phát triển nhân lực khoa học công nghệ là yêu cầu bức thiết

”,

đăng trên Báo điê ̣n tử c ủa Chiń h phủ ( />ngày 10/11/2010. Bài báo đề cập tầ m quan tro ̣ng cũng như những thành
tựu bước đầ u trong phát triể n nhân lực khoa ho ̣c công nghê ̣

ở nước ta

trong thời gian qua.
- Bài “Nhân lực khoa học và công nghê ̣

: vừa thiế u vừa thừa”

( ngày 09/8/2012 đã tổ ng hơ ̣p những
ý kiến đánh giá về nguồn nhân lực khoa học công nghệ Việt Nam của
những nhà khoa ho ̣c đầ u ngành . Thứ trưởng Bộ KHCN Trần Văn Tùng
nhâ ̣n xét về chấ t lươṇ g, hiê ̣u quả hoa ̣t đô ̣ng của nhân lực khoa ho ̣c công
nghê ̣ Viê ̣t Nam còn ha ̣n chế , chưa đáp ứng đươ ̣c yêu cầ u của sự nghiê ̣p
phát triển đất nước , hay GS. TSKH Vũ Minh Giang, PGĐ Đại học

2


Quốc gia Hà Nội cho rằng, chỉ 5 - 7 năm nữa, nước ta sẽ thiếu hụt trầm
trọng đội ngũ cán bộ khoa học trẻ có trình độ…
- Bài “Nhân lực khoa học công nghê ̣


: trọng dụng và tôn

vinh”( ngày 06/11/2012 cũng đã khẳng định quan
điể m của Đảng về nhâ n lực khoa ho ̣c công nghê ̣ , coi “nhân lực khoa
học công nghệ là tài nguyên vô giá của đất nước” , và làm rõ luận điểm
về đaĩ ngô ̣ phải tương xứng với giá tri ̣đóng góp c

ủa nguồ n nhân lực

này.
- Tổng luận “Phát triển nhân lực khoa học và công nghệ ở các nước
ASEAN” của Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Cơng trình này đã tổng kết và phân tích chính sách đào tạo, bồi dưỡng,
sử dụng nguồn nhân lực khoa học
- công nghệ của các nước trong khu vực, qua đó rút ra bài học kinh
nghiệm cho phát triển nguồn nhân lực khoa học cơng nghệ Việt Nam
Nhìn chung những cơng trình trên đã khẳng định được tầm quan trọng của
việc phát triển nguồn nhân lực khoa học cơng nghệ ở Việt Nam hiện nay. Đó
là nguồn tài liệu và tư liệu quý giá để luận văn kế thừa và phát triển. Tuy
nhiên, các cơng trình đó chỉ mới đề cập từng khía cạnh cụ thể của sự phát
triển nhân lực KHCN mà chưa có cái nhìn tồn diện và hệ thống trên cả ba
phương diện: lý luận, thực trạng, giải pháp. Đặc biệt, cịn rất ít cơng trình đề
cập đến sự phát triển NNL KHCN ở Việt Nam như một quá trình để thấy
được sự thay đổi số lượng và chất lượng của nhân lực KHCN theo thời gian,
và nó đã đóng góp được yêu cầu của nền kinh tế phát triển theo hướng cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa và tiếp cận nền kinh tế tri thức đến đâu? Đó là
khoảng trống nghiên cứu mà tác giả luận văn mong muốn tìm hiểu và giải
đáp.


3


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1.

Mục đích nghiên cứu

Từ việc tìm hiể u thực tra ̣ng phát triể n nguồ n nhân lực khoa ho ̣c công nghê ̣
ở Việt Nam , luận văn đề xuấ t một số giải pháp thúc đẩ y sự phát triể n nguồ n
nhân lực khoa ho ̣c công nghê ̣ đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế theo
hướng hiện đại ở nước ta.
3.2.

Nhiê ̣m vụ nghiên cứu

Để thực hiê ̣n đươ ̣c mu ̣c đích trên, luận văn phải thực hiện các nhiệm vụ:
- Làm rõ những v ấn đề lý luận về phát triển nguồn nhân lực khoa học
công nghê ̣ ở nước ta.
- Phân tích, đánh giá thực tra ̣ng phát triể n nguồ n nhân lực khoa ho ̣c công
nghê ̣ Viê ̣t Nam từ năm 2000 đến nay
- Đề xuất những giải pháp nâng cao ch ất lượng nguồ n nhân lực khoa ho ̣c
cơng nghê ,̣ làm cho nó thực sự là yếu tố căn bản của sự phát triển
nhanh và bền vững nền kinh tế.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1.

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là nguồ n nhân lực khoa ho ̣c công nghê ̣

trên cả hai phương diện số lượng và chất lượng.
4.2.

Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: nghiên cứu sự phát triể n nguồ n nhân lực khoa ho ̣c
công nghê ̣ ở Viê ̣t Nam . Luận văn cũng nghiên cứu nguồn nhân lực nói
chung ở mức độ nhất định để so sánh, và nguồn nhân lực của một số
quốc gia để đúc kết bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
- Phạm vi thời gian: từ năm 2000 đến nay

4


5. Phƣơng pháp nghiên cƣ́u
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vâ ṭ biê ̣n chứng và duy vâ ̣t
lịch sử, luận văn sử dụng phương pháp của kinh tế chính trị đờ ng thời có sự
kế t hơ ̣p sử dụng nhiề u phương pháp khác như : tổng hợp, phân tích, thống kê,
so sánh…. Theo phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử, luận văn luôn đặt vấn đề nghiên cứu trong mối quan hệ với nhiều
nhân tố khác của kinh tế - xã hội. Từ đó, qua tổng hợp, thống kê, phân tích số
liệu và so sánh những số liệu đó với một số nước trên thế giới để làm rõ sự
phát triển nguồn nhân lực khoa học cơng nghệ ở Việt Nam hiện nay.
6. Đóng góp mới của luận văn
- Làm rõ hơn những vấn đề lý luận về nguồn nhân lực nói chung và nhân
lực khoa học và cơng nghệ nói riêng.
- Đánh giá thực tr ạng phát triể n nguồ n nhân lực khoa ho ̣c công nghê ̣ ở
Việt Nam từ năm 2000 đến nay trên cả hai mặt: thành tựu và ha ̣n chế ,
và tìm ra ngun nhân của hạn chế đó.
- Đề xuấ t mô ̣t số giải pháp phát triể n nguồ n nhân lực khoa ho ̣c công nghê ̣

ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế tri thức.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục,
Nội dung chính của luận văn được kết cấu thành 3 chương:
- Chương 1: Những vấn đề lý luận và kinh nghiệm về phát triển nguồn
nhân lực khoa học công nghệ
- Chương 2: Thực trạng phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ ở
Viê ̣t Nam từ năm 2000 đến nay
- Chương 3: Quan điểm và giải pháp phát triển nguồ n nhân lực khoa học
công nghê ̣ đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế tri thức

5


CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM VỀ PHÁT TRIỂN
NGUỒN NHÂN LỰC KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
1.1.

Khái niệm và vai trị của nguồn nhân lực khoa học cơng nghệ

1.1.1. Khái niệm và phân loại nguồ n nhân lực khoa học công nghệ
1.1.1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến nguồn nhân lực
khoa học công nghệ
 Nguồn nhân lực
Theo Liên Hơ ̣p Quố c , nguồ n nhân lực là tấ t cả những kiế n thức

, kỹ

năng, kinh nghiê ̣m, năng lực và tính sáng tạo của con người có quan hê ̣ tới sự

phát triển của mỡi cá nhân và của đất nước . Có thể thấy quan điểm này đã
nhấn mạnh đến năng lực của mỗi cá nhân và sự ảnh hưởng của nó tới sự phát
triển của chính cá nhân đó cũng như của một quốc gia.
Theo Ngân hàng thế giới, nguồ n nhân lực là toàn bộ vố n con người bao
gồ m thể lực , trí lực, kỹ năng nghề nghiệ p…của mỗi cá nhân . Như vâ ̣y, ở đây
nguồ n lực con người đươ ̣c coi như mô ̣t nguồ n vố n bên ca ̣nh các

nguồn vố n

vâ ̣t chấ t khác . Các nguồn vốn khác gồm: vố n tiề n tê ,̣ công nghê ,̣ tài nguyên
thiên nhiên.
Theo Tổ chức lao đô ̣ng quố c tế , nguồ n nhân lực của một quố c gia là
toàn bộ những người trong độ tuổi có khả năng tham gia lao động. So với hai
quan điểm trên thì quan điểm này có sự khái quát hơn về nguồn nhân lực khi
khẳng định đó là tồn bộ lực lượng lao động của một quốc gia. Tuy nhiên
quan điểm này lại chưa làm rõ về những nhân tố cấu thành nên trình độ của
một người lao động như thể lực, trí lực, kỹ năng…
Các khái niệm trên đã nêu ra được những điểm chung nổi bật và đặc
trưng nhất về nguồn nhân lực đó là tiềm năng lao động của một quốc gia.
6


Tuy vậy, hầu hết các cơng trình đều được chưa đề cập đến vai trò của truyền
thống và kinh nghiệm đối với tính chất của nguồn nhân lực. Từ các khái niệm
trên, có thể hiểu về ng̀ n nhân lực như sau : Nguồ n nhân lực là tổ ng hòa th ể
lực và trí lực tồ n tại trong toàn bộ lực lượng lao động của một quố c gia , bao
gồm cả truyề n thố ng và kinh nghiê ̣m lao động sáng tạo của họ được vận dụng
để sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần.
 Nhân lực KHCN
Theo “Cẩm nang về đo lường nguồn nhân lực KH&CN” của Tổ chức

Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), xuất bản ở Paris năm 1995, nhân lực
KHCN bao gồm những người có được một trong 3 tiêu chí sau: 1) Đã tốt
nghiệp đại học và cao đẳng và làm việc trong một ngành KH&CN; 2) Đã tốt
nghiệp đại học và cao đẳng, nhưng không làm việc trong một ngành KH&CN
nào; 3) Chưa tốt nghiệp đại học và cao đẳng, nhưng làm một công việc trong
một lĩnh vực KHCN địi hỏi trình độ tương đương. Như vậy, theo OECD nhân
lực KH&CN là mô ̣t bô ̣ phâ ̣n của nguồ n nhân lực nói chung.
UNESCO cũng đưa ra hai khái niệm liên quan đến nhân lực trong lĩnh
vực KHCN. Đó là “Tởng sớ nhân lực có trình độ” và “Sớ nhân lực có trình độ
hiện đang cơng tác”. Như vậy, theo UNESCO: “Tổng số nhân lực có trình
độ” được xem xét như một đại lượng đo lường nhân lực KHCN , bởi vì qua đó
có thể biết được tổng số những người được đào tạo để có năng lực trở thành
nhà khoa học và kỹ sư, bất kể hiện tại họ có làm việc theo năng lực này hay
khơng. Nói một cách khác, đại lượng này thể hiện cho tiềm năng của một
quốc gia về nhân lực KHCN. Cịn thống kê về “Số nhân lực có trình độ hiện
đang công tác” phản ánh số lượng cán bộ thực sự đang làm việc theo năng lực
của họ (có hoặc khơng làm trong lĩnh vực KHCN) và đang đóng góp cho các
hoạt động kinh tế của một đất nước.

7


Theo Tổng luận “Phát triển nhân lực KH&CN ở các nước ASEAN”,
nhân lực KH&CN của một đơn vị, một tổ chức KH&CN, hay của một quố c
gia là tổng số những người tham gia trực tiếp vào các hoạt động KH&CN của
đơn vị, như quy định và được thanh toán cho cơng việc của họ. Nhóm này có
thể gồm các nhà khoa học và kỹ sư, kỹ thuật viên và nhân viên giúp việc.
Cơ cấu nhân lực của một quốc gia được thể hiện như sau:
Nhân lực
R&D

Nhân lực KHCN
Nhân lực có trình độ đang làm việc
Tổng số nhân lực
Hình 1.1: Cơ cấu nhân lực của một quốc gia
Nguồn: [28]
Tại Việt Nam , nhân lực KHCN đươ ̣c xác điṇ h gồ m 5 thành phần chủ
yế u sau [48]:
1.

Cán bộ nghiên cứu trong các Viê ̣n, trường Đa ̣i ho ̣c.
Những cán bộ nghiên cứu trong các Viện, trường đại học. Thành phần

này có vai trị quan trọng trong việc nghiên cứu, sáng tạo cũng như truyền bá
những kiến thức khoa học mới. Đây cũng là lực lượng nòng cốt, chiếm một tỷ
lệ không nhỏ trong tổng số nhân lực KHCN ở nước ta hiện nay
2.

Cán bô ̣ kỹ thuâ ̣t , công nghê ̣ (gồ m kỹ thuâ ̣t viên , kỹ sư , kỹ sư trưởng ,

tổ ng công trin
̀ h sư …) làm việc trong các doanh nghiệp.
Cán bộ kỹ thuật, công nghệ làm việc trong các doanh nghiệp. Họ không
chỉ bao gồm kỹ sư, kỹ sư trưởng…, mà còn bao gồm cả những kỹ thuật viên.
Kỹ thuật viên không chỉ là những người đã qua đào tạo đại học, mà họ có thể
là những người đã tốt nghiệp phổ thơng, có tay nghề, được đào tạo chuyên sâu
về một lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ nào đó. Do vậy, xác định về thành phần
8


cán bộ, kỹ thuật làm việc trong các doanh nghiệp phải kể đến cả những người

chưa qua đào tạo đại học, cao đẳng nhưng có chun mơn, tay nghề cao về
lĩnh vực KHCN.
3.

Các cá nhân khác có sáng kiến , cải tiến kỹ thuật và ứng dụng khoa học

kĩ thuật vào đời sớ ng.
Các cá nhân khác có sáng kiến , cải tiến kỹ thuật và ứng dụng khoa học
kĩ thuật vào đời sống có thể là những người lao động phổ thông như nông
dân, công nhân, thợ lành nghề… có những sáng tạo trong sản xuất.
4.

Cán bộ quản lý các cấp (kể cả quản lý doanh nghiê ̣p) tham gia hoă ̣c chỉ

đa ̣o công viê ̣c nghiên cứu phu ̣c vu ̣ hoa ̣ch đinh
̣ các quyế t sách

, quyế t đinh
̣

quan tro ̣ng trong thẩ m quyề n của mình.
Những cán bộ quản lý các cấp tham gia hoă ̣c chỉ đa ̣o công viê ̣ c nghiên
cứu phu ̣c vu ̣ hoa ̣ch đinh
̣ các quyế t sách …là những người tổ chức, hướng dẫn,
chỉ đạo, tham gia… nghiên cứu về ngành KHCN nào đó
5.

Trí thức người Việt Nam ở nước ngoài và các chuyên gia nước ngồi

làm việc tại Việt Nam.

Những trí thức Việt Nam ở nước ngồi là những người có trình độ
chun mơn là người Việt Nam đang sinh sống ở nước ngoài. Cịn các chun
gia nước ngồi làm việc tại Việt Nam bao gồm cả những người làm việc cho
các cơ quan, tổ chức Nhà nước và những người làm việc cho doanh nghiệp.
Như vậy, nhân lực KHCN là tâ ̣p hơ ̣p

những nhóm người tham gia

(hoă ̣c có khả năng tham gia ) vào các hoạt động KHCN với các chức năng
nghiên cứu, sáng tạo, giảng dạy, quản lý, khai thác sử du ̣ng và tác nghiê ̣p góp
phần quyết định tạo ra sự tiến bộ của KHCN của một quốc gia.

1.1.1.2. Phân loại nhân lực KHCN
9


Dựa theo những tiêu chí khác nhau , có thể phân loa ̣i nhân lực KHCN
theo những cách khác nhau. Dưới đây là các cách phân loại nhân lực KHCN
phổ biến:
 Phân loại nguồn lực KHCN căn cứ vào lĩnh vực hoạt động
Căn cứ vào liñ h vực hoa ̣t đơ ̣ng KHCN

, UNESCO phân nhân lực

KHCN thành 5 nhóm chính: Nhân lực khoa ho ̣c tự nhiên , nhân lực khoa ho ̣c
kỹ thuật, nhân lực khoa ho ̣c xã hô ̣i nhân văn, nhân lực khoa ho ̣c y tế , nhân lực
khoa ho ̣c nông nghiê ̣p.
+ Nhân lực khoa ho ̣c tự nhiên : bao gồ m tấ t cả cán bô ̣ đươ ̣c đào ta ̣o
chuyên môn đang hoa ̣t đô ̣ng hoă ̣c những cá nhân có năng lực tham gia làm
viê ̣c trong liñ h vực toán ho ̣c , lý học, hóa học, sinh ho ̣c… như: giảng viên đào

tạo các môn khoa học tự nhiên , các nhà nghiên cứu về các lĩnh vực khoa học
tự nhiên (nhà hóa học, nhà vật lý học), các kỹ sư hóa học, vâ ̣t lý ho ̣c…
+ Nhân lực khoa ho ̣c kỹ thuâ ̣t : bao gồ m các cá nhân được đào tạo
chuyên môn hoă ̣c có năng lực tương đương trong liñ h vực cơ khí

, kỹ thuật

chế ta ̣o, điê ̣n tử , xây dựng, kiế n trúc… như các kỹ sư chế ta ̣o máy , kiế n trúc
sư. Đây là lực lươ ̣ng chin
́ h nghiên cứu , sáng tạo và vậ n hành các loa ̣i máy
móc trang thiết bị kỹ thuật , cải tiến máy móc cơng nghiệp , mang la ̣i hiê ̣u quả
kinh tế cao cho xã hô ̣i.
+ Nhân lực khoa ho ̣c xã hô ̣i và nhân văn : bao gồ m tấ t cả các cá nhân
đươ ̣c đào ta ̣o chuyên môn hoă ̣c năn g lực tương đương đang tham gia làm viê ̣c
hoă ̣c có khả năng làm viê ̣c trong liñ h vực nghiên cứu về các phương diê ̣n của
con người: xã hội, nhân văn, nghệ thuật. Cụ thể hơn, có thể kể đến một số lĩnh
vực tiêu biể u : tâm lý, báo chí, ngôn ngữ, triết học, lịch sử, địa lý... Lĩnh vực
này có đóng góp lớn trong việc phát triển của đời sống tinh thần của con
người.

10


+ Nhân lực khoa ho ̣c y tế : bao gồ m những cá nhân đươ ̣c đào ta ̣o chuyên
môn đang tham gia làm viê ̣c và có

khả năng làm việc trong lĩnh vực y học ,

dươ ̣c ho ̣c như: các bác sĩ, y tá, các chuyên viên bào chế thuốc, dươ ̣c si ,̃ những
cá nhân được đào tạo chuyên môn tại các trường học về y dược… Đây là lĩnh

vực nhằ m giải đưa ra các ph ương pháp chữa bê ̣nh , đảm bảo và nâng cao cho
sức khỏe của người dân.
+ Nhân lực khoa ho ̣c nông nghiê ̣p : bao gồ m tấ t cả những cá nhân đã
qua đào ta ̣o chuyên môn hoă ̣c có năng lực tương đương tham gia các hoa ̣t
đô ̣ng nghiên cứu, sáng tạo, triể n khai trong liñ h vực nơng nghiê ̣p . Ví dụ như:
kỹ sư nông nghiệp , những người nông dân có sáng ta ̣o trong liñ h vực nông
nghiê ̣p… nhằ m ta ̣o ra những giố ng cây trồ ng và vâ ̣t nuôi mới , phát minh và
đưa những cải tiế n về máy

móc nơng nghiệp mới vào hoạt động , nâng cao

năng suấ t và chấ t lươ ̣ng cho nông phẩ m.
Bên ca ̣nh năm lĩnh vực KHCN chính , hiê ̣n nay còn xuấ t hiê ̣n mô ̣t số
lĩnh vực KHCN mới: khoa ho ̣c năng lươ ̣ng, khoa ho ̣c vâ ̣t liê ̣u mới , công nghê ̣
thông tin, công nghê ̣ sinh ho ̣c… các liñ h vực KHCN này là sự giao thoa của
các lĩnh vực KHCN cơ bản trên , dựa trên yêu cầ u của thực tế hiê ̣n nay xã hơ ̣i
lồi người.
 Phân loại nhân lực KHCN căn cứ vào thời gian hoạt động
Căn cứ vào lượng thời gian hoạt động KHCN, UNESCO phân nhân lực
KHCN thành 3 nhóm:
+ Cán bộ KHCN chuyên nghiệp: là những người dành gần như toàn bộ
thời gian lao động cho hoạt động KHCN. Số lượng thời gian làm việc trung
bình được tính theo quy định hợp pháp. Tất nhiên con số này thay đổi theo
từng quốc gia, nhưng cơ sở để so sánh quốc tế thống nhất là 40 giờ trong 1
tuần. Định nghĩa “chuyên nghiệp” nêu ra ở đây quy định rằng chỉ những
người dành chủ yếu thời gian làm việc của họ cho hoạt động nghiên cứu thì
11


được coi là toàn bộ thời gian. Trong thực tế thống kê, ngưỡng cao nhất để làm

tròn là 90%. Do đó, cán bộ dành từ 90% thời gian làm việc trở lên cho một
hoạt động KHCN nhất định sẽ được phân loại là cán bộ chuyên nghiệp.
+ Cán bộ KHCN bán chuyên nghiệp là những người mà toàn bộ thời
gian lao động được chia cho hoạt động KHCN và công tác khác. Điều này có
nghĩa là những cán bộ bán chuyên nghiệp có thể thực hiện, trong thời gian lao
động của mình, hoạt động KHCN (nghiên cứu và phát triển, giáo dục KHCN,
dịch vụ KHCN) và các hoạt động khác (ví vụ như sản xuất kinh doanh, phân
phối). Và để phù hợp với định nghĩa cán bộ KHCN chuyên nghiệp, chỉ những
ai dành từ 10% đến 90% thời gian làm việc của họ cho hoạt động KHCN, thì
sẽ được tính vào nhóm cán cộ bán chuyên nghiệp, trong khi những cán bộ
dành ít hơn 10% thời gian cho hoạt động KHCN sẽ khơng tính vào nhân lực
KHCN.
+ Đương lượng chun nghiệp: là đơn vị đo một cán bộ KHCN chuyên
nghiệp trong một giai đoạn nhất định; đơn vị đo này dùng để quy đổi số cán
bộ KHCN bán chuyên nghiệp thành số cán bộ KHCN chuyên nghiệp. Số liệu
liên quan đến lực lượng KHCN thường quy đổi thành đương lượng chuyên
nghiệp, nhất là cán bộ khoa học và kỹ sư cũng như số kỹ thuật viên. (Đối với
nhân viên giúp việc, đương lượng toàn bộ thời gian làm việc của họ một cách
thơng thường, vì thực tế họ khơng phân chia thời gian làm việc của họ).Khái
niệm đương lượng chuyên nghiệp được đưa vào trong thống kê khoa học
công nghệ bởi vì trong thực tế tồn tại hiện tượng phổ biến: công việc phụ
trách, công việc kiêm nhiệm (đặc biệt ở các trường đại học), hay thực tế là
một người có thể có nhiều việc làm ở nhiều tổ chức KHCN. Như vậy, nếu
tính theo đầu người, sẽ dẫn đến sự đánh giá quá mức về nguồn nhân lực dành
cho một hoạt động KHCN nhất định. Việc sử dụng đương lượng chuyên
nghiệp có thể làm giảm hoặc giải quyết được vấn đề này.
12


 Phân loại nhân lực KHCN căn cứ vào hình thức lao động

Căn cứ vào hình thức lao đô ̣ng , UNESCO chia NNL KHCN thành 2
nhóm: Nhân lực KHCN tham gia trực tiế p sản xuấ t và nhân lực KHCN kh ông
trực tiế p tham gia sản xuấ t.
+ Nhân lực KHCN không trực tiế p sản xuấ t : bao gồ m đô ̣i ngũ nhân lực
KHCN trin
̀ h đô ̣ cao cấ p , chuyên thực hiê ̣n các nghiên cứu , sáng taọ và giảng
dạy về KHCN . Lực lươ ̣ng này thường hoa ̣t đô ̣ng trong

viê ̣n nghiên cứu ,

trường đa ̣i ho ̣c , có chức năng chủ yếu là nghiên cứu khoa học và giảng dạy ,
đào ta ̣o cán bô ̣ khoa ho ̣c.
+ Nhân lực KHCN trực tiế p sản xuấ t : bao gồ m những người ta ̣o ra sản
phẩ m công nghê ̣: các kỹ sư , công nhân kỹ thuật , thơ ̣ lành nghề về KHCN ...
Nhóm này có số lượng lớn , hoạt động trong nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội
khác nhau. Lực lươ ̣ng này thường trực thuô ̣c tổ chức KHCN do doanh nghiê ̣p
lâ ̣p ra để nghiên cứu những vấ n đề phu ̣c vụ trực tiếp cho doanh nghiệp . Công
viê ̣c chin
́ h của lực lươ ̣ng này chủ yế u là những vấ n đề kỹ thuâ ̣t sản xuấ t hoă ̣c
những vấ n đề liên quan đế n phát triể n công nghê ̣ của doanh nghiê ̣p . Bên ca ̣nh
đó, trong mô ̣t số doanh nghiê ̣p sản xuấ t các mă ̣t hàng điê ̣n tử hay công nghê ̣
thông tin, lực lươ ̣ng này là lực lươ ̣ng chiń h, bao gồ m những người nghiên cứu
những vấ n đề liên quan trực tiế p đế n sản phẩ m hàng hóa phu ̣c vu ̣ cho con
người. Ngoài ra, những kỹ sư, công nhân kỹ thuâ ̣t cũng là lực lươ ̣ng trực tiế p
tham gia vào quá trình sản xuấ t.
Trong luận văn này, NNL KHCN chủ yếu được nghiên cứu theo cách
phân loại dựa vào hình thức lao động
1.1.2. Vai trò của nguồn nhân lực khoa học công nghệ
1.1.2.1. Nguồn nhân lực khoa học công nghệ giúp nâng cao hiệu
quả chuyển giao công nghệ từ các nước tiên tiến


13


Đối với những nước đang phát triển, để trang bị kỹ thuật, công nghệ tiên
tiến cho các ngành kinh tế quốc dân có thể lựa chọn nhiều cách thức khác
nhau như: dựa vào những sáng tạo khoa học công nghệ trong nước, nhập khẩu
công nghệ từ các nước phát triển hay nhận chuyển giao công nghệ từ các
nước phát triển thông qua các dự án đầu tư trực tiếp nước ngồi... Do nền
kinh tế cịn nhiều khó khăn nên trong giai đoạn đầu phát triển, các nước đang
phát triển thường chọn cách thức thứ ba, tức hướng trọng tâm vào việc nhận
chuyển giao cơng nghệ, bởi nó cho phép các nước này tiết kiệm được một
lượng ngoại tệ đáng kể.
Tuy nhiên, hiệu quả của hoạt động chuyển giao công nghệ từ các nước
phát triển cao hay thấp phụ thuộc rất lớn vào trình độ của đội ngũ lao động tại
nước nhận công nghệ, đặc biệt là đội ngũ cán bộ KHCN chất lượng cao. Nói
cách khác, nhân lực KHCN có vai trò rất quan trọng trong hoạt động nhận
chuyển giao công nghệ. Cụ thể:
Thứ nhất, nhân lực KHCN làm tăng khả năng ứng dụng những thành quả
của sự phát triển KH&CN thế giới vào nền kinh tế quốc gia. Hoạt động
chuyển giao công nghệ thường đem đến cho nước đang phát triển những công
nghệ mới, tiến bộ hơn so với cơng nghệ mà họ đang sử dụng, vì vậy, nếu
người lao động khơng có sự hiểu biết về cơng nghệ đó thì thì sẽ khơng vận
hành được máy móc, thậm chí có thể làm hỏng máy móc. Ngược lại, nếu
người sử dụng có trình độ thì sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng máy móc.
Thứ hai, nhân lực KHCN sẽ nâng cao khả năng tiế p câ ̣n , lựa cho ̣n và nắ m
bắ t đươ ̣c những công nghê ̣ mới nhấ t trên thế giới , nhờ đó sẽ rút ngắn thời kỳ
cơng nghiệp hóa đất nước . Trên cơ sở những tiế n bô ̣ KH &CN của thế giới ,
các lĩnh vực của nền kinh tế phát triể n vơ cùng nhanh chóng , đă ̣c biê ̣t mô ̣t số
lĩnh vực mũi nhọn , như: điện tử, tin học và máy tính , tự động hóa, cơng nghê ̣

sinh ho ̣c, cơng nghệ vâ ̣t liê ̣u mới, năng lươ ̣ng mới… Vấn đề là, các nước đang
14


phát triển có tiếp cận được sự phát triển nhanh chóng đó của KH&CN thế giới
hay khơng, họ có khả năng kết hợp hiệu quả giữa công nghệ thế giới và trí tuệ
quốc gia hay phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ lao động nội địa, mà trước hết là
đội ngũ cán bộ KHCN. Thực tiễn đã cho thấy sự phát triển của công nghệ
Nhật Bản hiện nay là do biết kết hợp giữa “công nghệ phương Tây và tinh
thần Nhật Bản”.
Thứ ba, nhân lực KHCN giúp “thuần hóa” cơng nghệ nước ngoài tại các
nước đang phát triển. Nhân lực KHCN sẽ là những người cải tiến cơng nghệ
nước ngồi cho phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước, nhờ đó nâng cao
hiệu quả sử dụng cơng nghệ. Con đường phát triển công nghệ của Nhật Bản
đã chứng minh một cách thuyết phục vai trò của NNL KHCN. Cụ thể là, từ
một nước nhập khẩu công nghệ, các nhà khoa học Nhật Bản đã đưa đất nước
họ trở thành nước xuất khẩu công nghệ, với nhiều sản phẩm công nghệ thuộc
“top” đầu của thế giới, cạnh tranh được với sản phẩm cơng nghệ của Mỹ,
thậm chí có một số sản phẩm còn vượt trội so với Mỹ (như điện, điện tử, tự
động hóa).
Thứ tư, nguồn nhân lực KHCN cịn có vai trị quan trọng trong việc thẩm
định cơng nghệ chuyển giao từ nước ngồi, nhờ đó sẽ tránh được những rủi ro
do mặt trái của hội nhập kinh tế quốc tế. Để nghiên cứu, sử dụng những công
nghệ này một cách tối ưu nhất thì cần có nhân lực KHCN có trình độ, thích
ứng nhanh với biến đổi kỹ thuật, công nghệ. Mặt khác, thực tế cho thấy,
những nước phát triển chỉ chuyển giao những công nghệ đã lỗi thời trong
nước vì những cơng nghệ này giá thành rẻ và phần lớn đã được khấu hao gần
hết giá trị hoặc một số đã khơng cịn được sử dụng do những thế hệ công nghệ
mới liên tục ra đời. Những công nghệ được chuyển giao này thường chỉ tiến
bộ so với nước nhận nhưng đã lạc hậu so với thế giới. Bởi vậy, các nước nhận


15


chuyển giao cơng nghệ cần có đội ngũ cán bộ KHCN có trình độ, chun mơn
để có thể đánh giá, thẩm định được giá trị công nghệ được chuyển giao.
Hơn nữa, với xu thế tồn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, các nước đang phát
triển không ngừng mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trên mọi lĩnh vực, ngành
nghề nên số lượng và loại hình cơng nghệ được chuyển giao ngày càng đa
dạng, phong phú. Do vậy những nước nhận chuyển giao cơng nghệ cũng cần
có nguồn nhân lực KHCN có quy mơ và cơ cấu hợp lý.
1.1.2.2.

Nguồn nhân lực khoa học công nghệ là nhân tố quyết định

làm tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống của người dân
Lịch sử phát triển của nhân loại đã chứng minh năng suất lao động là
một trong những yếu tố quan trọng nhất để dẫn tới sự xuất hiện hay diệt vong
của một chế độ xã hội. Trong tác phẩm Sáng kiến vĩ đại, Lênin đã khẳng định:
“Phân tích đến cùng, năng suất lao động là cái quan trọng nhất, căn bản nhất
cho sự thắng lợi của trật tự xã hội mới”. Sở dĩ chủ nghĩa tư bản có thể chiến
thắng xã hội phong kiến là do nó đã tạo ra một năng suất lao động chưa từng
có ở các xã hội trước đó. Và đến những xã hội hiện đại cũng vậy, mấu chốt
trong phát triển kinh tế đất nước là tạo ra năng suất lao động xã hội cao. Năng
suất lao động xã hội có được do những máy móc, kỹ thuật hiện đại được đưa
vào sản xuất. Song suy cho cùng, để có được những máy móc, kỹ thuật này
phải cần đến những người nghiên cứu, sáng tạo ra chúng. Mặt khác, để ứng
dụng máy móc vào sản xuất cũng lại rất cần đến những người có trình độ,
chun mơn có thể sử dụng, truyền bá những kiến thức về chúng. Do vậy,
nguồn nhân lực KHCN có vai trị vơ cùng quan trọng trong nâng cao năng

suất lao động xã hội cũng như phát triển kinh tế đất nước.
Những người lao động trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, với việc
nghiên cứu, phát hiện ra những quy luật, những tri thức mới sẽ tạo nền tảng
cho phát triển KHCN, nâng cao năng suất lao động xã hội. Bộ phận nhân lực
16


làm việc trong lĩnh vực kỹ thuật, với những phát hiện, những tri thức mới này
để sản xuất, sáng tạo ra những máy móc, cơng nghệ hiện đại phục vụ sản
xuất, phục vụ đời sống con người. Nhân lực trong lĩnh vực y tế cũng lại dựa
vào KHCN mới để nâng cao trình độ, tay nghề của mình…, nhờ đó sẽ nâng
cao chất lượng dịch vụ y tế. Cứ như vậy, các thành phần của nguồn nhân lực
KHCN liên kết, gắn bó chặt chẽ với nhau để tạo ra những trang thiết bị, cơng
nghệ, kỹ thuật…hiện đại, góp phần nâng cao năng suất lao động xã hội.
Có thể nói, nguồn nhân lực KHCN là cơ sở để tạo ra nhiều sản phẩm
KHCN có ứng dụng cao hơn nữa. Hay nhân lực KHCN chính là yếu tố quan
trọng trong nâng cao năng suất lao động của xã hội. Một khi năng suất lao
động được nâng cao, với nhiều sáng tạo khoa học, nền kinh tế sẽ có những
bước phát triển vượt bậc. Đó là điều kiện để biến một nền kinh tế nghèo nàn
lạc hậu, nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp văn minh, hiện
đại.
Nguồn nhân lực khoa học công nghệ với những phát minh, sáng chế
khoa học công nghệ sẽ giúp nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người
dân.
NNL KHCN mang lại những công nghệ, kỹ thuật mới trong tất cả các
ngành nghề, lĩnh vực trong xã hội, qua đó cải thiện đời sống của người dân.
Về nông nghiệp: công nghệ sinh học ứng dụng trong nông nghiệp đã tạo bước
chuyển to lớn trong việc tạo ra những giống cây trồng, vật nuôi mới, cải tiến
những loại giống cây trồng, vật nuôi đã có. Các giống lúa có khả năng chịu
thời tiết khắc nghiệt tốt hơn, các loại cây ăn quả ngày càng đa dạng, phong

phú… Những bước chuyể n về cả số lươ ̣ng và chấ t lươ ̣ng này giúp cho năng
suấ t lao đô ̣ng tăng nhanh . Mà năng suất lao động tăng nhanh sẽ ta ̣o ra mô ̣t
lươ ̣ng của cải ngày một lớn , tạo ra những tác động tích cực trực tiếp đến thu
nhâ ̣p, nâng cao mức sống của người nông dân nói riêng và của cả xã hô ̣i nói
17


chung; Về y học, các cán bộ nghiên cứu về y học đã giúp cho việc nâng cao
chấ t lươ ̣ng đời số ng của người dân , đảm bảo sức khỏe của con người . Đây
chính là cơ sở khoa học cho việc tìm ra cách thức đề phịng và chữa trị các
loại bệnh tật , kể cả những bệnh mà trước đây chưa có phương pháp chữa trị .
Như vậy có thể thấy, đời sống người dân được cải thiện hơn, y học phát triển
giúp đảm bảo sức khỏe, đồng thời nâng cao tuổi thọ của người dân. Ở Việt
Nam, sau 10 năm (kể từ Tổng điều tra năm 1999) tuổi thọ đã đạt 72,8 tuổi đối
với nam (tăng 3,7 tuổi) và 75,6 tuổi với nữ (tăng 5,5 tuổi) [60]. Một trong
những nhân tố quan trọng khiến mức tuổi thọ của người dân Việt Nam tăng là
do y học phát triển. Nguồn nhân lực KHCN đã tạo nên những thành tựu to
lớn đó, đặc biệt trong lĩnh vực y học.
Thành tựu của phát triển KHCN còn được thể hiện rõ nét khi càng ngày
đời sống tinh thần của người dân càng được nâng lên, và ngày càng phong
phú hơn. Các thiết bị điện tử giải trí , internet, truyề n hiǹ h cáp hay cao hơn là
các vi mạch, chip điê ̣n tử có tố c đô ̣ cao , kỹ thuật số hóa, … đã mở rộng mạng
thơng tin trên phạm vi tồn thế giới . Nó giúp cho con người dù ở bấ t kỳ điạ
điể m nào trên thế giới cũng đươ ̣c tiế p câ ̣n với những thơng tin mới nhấ t trên
tồn thế giới, tham gia các trò chơi, tìm hiểu và giao lưu văn hóa với các q́ c
gia khác . Nó đã biến thế giới thành một thế giới phẳng , khơng có biên giới về
thơng tin giữa các quốc gia . Qua đó nhu cầ u về giải trí , về thông tin… của
người dân đươ ̣c đáp ứng ngày mô ̣t đầ y đủ , phong phú hơn... Đạt được những
thành tựu này là dựa vào sự đóng góp vơ cùng to lớn của nguồn nhân lực
KHCN.

1.1.2.3.

Nguồn nhân lực KHCN là điều kiện để rút ngắn khoảng

cách lạc hậu so với các nước tiên tiến
NNL KHCN là cơ sở để tìm ra quy luật của sự phát triển. Với những
nhân lực KHCN có trình độ, chun mơn cao sẽ mở rộng tiềm năng khám phá
18


×