Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

GIAO AN 5 T 28

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (265.42 KB, 34 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>TUẦN 28 Tập đọc. Thứ hai 18 tháng 3 năm 2013 ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (Tiết 1). I. MỤC TIÊU.. 1.Kiểm tra đọc: Nội dung : Các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 19 đến tuần 27. Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học ; tốc độ đọc khoảng 115 tiếng / phút ; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn ; thuộc 4 – 5 bài thơ (đoạn thơ), đoạn văn dễ nhớ ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn. 2. Ôn tập về cấu tạo câu (Câu đơn – câu ghép), tìm đúng các vị dụ minh họa về các kiểu cấu tạo câu. Điền đúng bảng tổng kết (BT2). 3. H khá, giỏi đọc diễn cảm thể hiện đúng văn bản nghệ thuật, biết nhấn giọng những từ ngữ, hình ảnh mang tính nghệ thuật. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.. - Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL trong 9 tuần đầu sách Tiếng Việt 5, tập hai (18 phiếu - gồm cả văn bản phổ biến khoa học, báo chí) HS bốc thăm. (14 phiếu ghi tên các bài tập đọc : Người công dân số Một (phần 1 và 2), Thái sư Trần Thủ Độ, Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng, Trí dũng song toàn, Tiếng rao đêm, Lập làng giữ biển, Phân xử tài tình, Luật tục xưa của người Ê-đê, Phong cảnh đền Hùng, Nghĩa thầy trò, Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân, Tranh lang Hồ) ; (4 phiếu ghi tên các bài tập đọc HTL : Cao Bằng, Chú đi tuần, Cửa sông, Đất nước). - Kẻ sẵn bảng bài tập 2, trang 100 SGK. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.. 1. Giới thiệu bài 2. Kiểm tra TĐ và HTL (khoảng 1/5 số HS trong lớp) - Từng HS lên bốc thăm chọn bài (sau khi bốc thăm, được xem lại khoảng 1- 2 phút). - HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng) và trả lời câu hỏi. 3. Bài tập 2 - Một HS đọc yêu cầu của bài. - Bài tập yêu cầu gì ? ( Bài tập yêu cầu tìm ví dụ minh họa cho từng kiểu câu cụ thể ) - GV dán lên bảng lớp tờ giấy đã viết bảng tổng kết; HS nhìn lên bảng, nghe GV hướng dẫn: BT yêu cầu các em phải tìm ví dụ minh hoạ cho từng kiểu câu. - HS làm bài cá nhân, 2 HS làm phiếu lớn. - Những HS làm bài trên giấy dán bài lên bảng lớp, trình bày. Cả lớp và GV nhận xét. GV khen ngợi HS làm bài đúng. - HS tiếp nối nhau nêu ví dụ minh hoạ lần lượt cho từng kiểu câu. Cả lớp và GV nhận xét nhanh, theo thứ tự. + Câu đơn : Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh + Câu ghép không dùng từ nối : Lòng sộng rộng, nước xanh trong. + Câu ghép dùng quan hệ từ : Súng kíp của ta mới …..thì súng của họ ….phát. + Câu ghép dùng cặp từ hô ứng : Trời chưa hửng sáng, nông dân đã ra đồng. 4. Củng cố, dặn dò GV nhận xét tiết học. Dặn những HS chưa kiểm tra tập đọc; HTL hoặc kiểm tra chưa đạt yêu cầu về nhà tiếp tục luyện đọc..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Toán. LUYỆN TẬP CHUNG. I. MỤC TIÊU.. Giúp HS: - Rèn kuyện kĩ năng giải các bài toán về chuyển động. Biết tính vận tốc, quãng đường, thời gian. - Chuyển đổi các đơn vị đo quãng đường, thời gian, vận tốc trong toán chuyển động. Hoàn thành các bài tập 1, 2 SGK- 144. Và luyện thêm bài 3, 4. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.. A. Kiểm tra bài cũ: - 2 HS lên giải các bài toán trong VBT. - Lớp đối chiếu và nhận xét. B. Bài mới. 1.Giới thiệu bài: 2.Luyện tập. Bài 1: - HS đọc đề toán. - Bài toán cho biết gì ? + Bài toán cho biết quãng đường dài 135 km. Ô tô đi hết quãng đường đó trong 3 giờ, xe máy đi hết quãng đường trong 4 giờ 30 phút. - Bài toán yêu cầu gì ? + Bài toán yêu cầu em tính xem trong mỗi giờ ô tô đi nhiều hơn xe máy được bao nhiêu km ? - Muốn biết mỗi giờ ô tô đi được nhanh hơn xe máy bao nhiêu km chúng ta pgải biết được những gì ? + Chúng ta cần tính được vận tốc của ô tô, vận tốc của xe máy. - HS giải vào vở, 1 HS làm bảng phụ. - Chữa bài. Bài 2: - HS đọc đề bài. - Để tính vận tốc của xe máy chúng ta làm thế nào ? - Bài tập yêu cầu em tính vận tốc của xe máy theo đơn vị nào ? ( Bài tập yêu cầu chúng ta tính vận tốc của xe máy theo đơn vị là km /giờ ) - Vậy quãng đường và thời gian phải tính theo đơn vị nào mới phù hợp. ( Quãng đường phải tính theo km, thời gian phải tính theo giờ) - HS làm bài , 1 HS làm bảng lớp. Giải. 1250m = 1,25 km 2 phút = 1/30 giờ Vận tốc của xe máy là: 1,25 : 1/ 30 = 37,5 (km / giờ) Đáp số: 37,5 km/giờ Bài 3: - HS đọc bài toán . - Gv yêu cầu HS tính tương tự như bài 2, hoặc các em có thể tính vận tốc theo đơn vị km/giờ rồi sau đó mới chuyển về đơn vị m /phút. Ví dụ: 1 giờ 45 phút = 1,75 giờ Vận tốc của xe ngựa tính theo đơn vị km / giờ là:.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> 15,75 : 1,75 = 9 (km/ giờ) 9 km = 9000 m 1 giờ = 60 phút Vận tốc của xe ngựa tính theo đơn vị m/phút là. 9000 : 60 = 150 (m /phút) Đáp số : 150 m/phút Bài 4: HS giải bài toán 72 km = 72000m 1 giờ = 60 phút Vận tốc bơi của heo tính theo m /phút là: 72000 : 60 = 1200 (m/phút) Thời gian cá heo bơi 2400m là. 2400 : 1200 = 2 (phút) 3.Củng cố - dặn dò. - Nhận xét tiết học. - Về nhà làm bài tập vào vở. ---------------a&b--------------Chính tả. ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (tiết 2). I. MỤC TIÊU.. 1.Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL (yêu cầu như tiết 1). 2.Củng cố, khắc sâu kiến thức về cấu tạo câu : làm đúng bài tập điền vế câu vào chỗ trống để tạo thành câu ghép. Tạo lập được câu ghép theo yêu cầu của BT2 – 100. II -ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.. - Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL (như tiết 1) - Hai tờ phiếu viết 3 câu văn chưa hoàn chỉnh của BT2. III -CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.. 1.Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học. 2.Kiểm tra tập đọc HTL ( khoảng hơn 1/5 số HS trong lớp) , thực hiện như tiết 1. 3.Bài tập. Bài 2: - Một HS đọc yêu cầu của bài. - HS đọc lần lượt từng câu văn, làm bài vào vở . GV phát riêng bút dạ và giấy đã viết nội dung bài cho 2 HS. - HS tiếp nối nhau đọc câu văn của mình. GV nhận xét nhanh. - Những HS làm bài trên giấy dán bài lên bảng lớp, trình bày. Cả lớp và GV nhận xét, sữa chữa, kết luận những HS làm bài đúng: a) Tuy máy móc của chiếc đồng nằm khuất bên trong nhưng chúng điều khiển kim đồng hồ chạy / chúng rất quan trọng / đồng hồ sẽ không chạy nếu không có chúng. b) Nếu mỗi bộ phận trong chiếc đồng hồ đều muốn làm theo ý thích của riêng mình thì chiếc đồng hồ sẽ hỏng / chiếc đồng hồ sẽ chạy không chính xác/ chiếc đồng hồ sẽ không hoạt động. c) Câu chuyên trên nêu một quy tắc sống trong xã hội là : "Mỗi người vì mọi người và mọi người vì mỗi người." 3. Củng cố, dặn dò.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - GV nhận xét tiết học. Dặn HS đọc trước để chuẩn bị ôn tập tiết 3. ---------------a&b--------------KỂ CHUYỆN NHỮNG TẤM GƯƠNG YÊU NƯỚC YÊU HOÀ BÌNH CỦA THIẾU NHI. Đạo đức I .MỤC TIÊU.. Giúp HS: - Có hiểu biết ban đầu, đơn giản về tổ chức LHQ và quan hệ của nước ta với tổ chức quốc tế này. - Có thái độ tôn trọng các cơ quan LHQ đang làm việc tại nước ta. - H khá, giỏi : kể được một số việc làm của các cơ quan LHQ ở Việt Nam hoặc ở địa phương. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:. Thông tin tham khảo ở phần phụ lục III. CÁC HOẠT DỘNG DẠY HỌC. A. Bài cũ: - Chúng ta cần làm gì để góp phần bảo vệ hòa bình trên thế giới ? B.Bài mới. 1.Giới thiệu bài. 2.Các hoạt động Hoạt động 1: TÌM HIỂU THÔNG TIN VỀ LIÊN HỢP QUỐC. - HS làm việc theo nhóm 3. + GV phát phiếu cho các nhóm. + 1 HS đọc to các thông tin trang 40, 41cho cả lớp nghe và thảo luận . Phiếu thảo luận nhóm Hãy điền thông tin vào chỗ... Liên hợp quốc Ngày thành Số nước thành lập... viên...... Tổ chức các hoạt động nhằm mục đích...... Trụ sở chính đặt tại...... Ngày 20/11/1989 thông qua công ước quốc tế về...... Việt Nam Ngày gia nhậpLHQ..... Là thành viên thứ.... Các tổ chức của LHQ ở nước ta để .... - HS trình bày , các nhóm khác bổ sung. * GV hỏi thêm: + Các hoạt động của tổ chức LHQ có ý nghĩa gì ? (...nhằm bảo vệ hòa bình công bằng và tiến bộ xã hội) + Việt Nam có liên quan thế nào với tổ chức LHQ. ( Việt Nam là một thành viên của LHQ ) + Là thành viên của LHQ chúng ta phải có thái độ như thế nào với các cơ quanvà hoạt độngcủa LHQ tại VN ? - Em hãy nêu những hiểu biết của em về LHQ và tổ chức LHQ tại VN ?.

<span class='text_page_counter'>(5)</span>  GV kết luận: - Liên Hợp Quốc là tổ chức quốc tế lớn nhất hiện nay. - Từ khi thành lập, LHQ đã có nhiều hoạt động vì hòa bình, công bằng và tiến bộ xã hội. Việt Nam là một thành viên của Liên Hợp Quốc. Hoạt động 2: BÀY TỎ THÁI ĐỘ.(BT1- SGK) - HS thảo luận nhóm đôi các ý kiến trong bài tập 1. - Đại diện các nhóm trình bày - các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV kết luận: Các ý kiến (c), (d) là đúng. Các ý kiến (a), (b),(đ) là sai. - HS đọc phần ghi nhớ trong SGK 3. Cñng cè – dÆn dß. Về nhà sưu tầm các tranh, ảnh, bài báo nói về các hoạt động của tổ chức LHQ ở Việt Nam hoặc trên thế giới. ---------------a&b--------------Thứ 3 / 19/ 3 / 2013 Toán. LUYỆN TẬP CHUNG. I. MỤC TIÊU.. - Rèn luyện kĩ năng tính vận tốc, quãng đường, thời gian. - Biết giải bài toán chuyển động ngược chiều trong cùng một thời gian. Hoàn thành các bài tập 1, 2 SGK – 144, và luyện thêm bài 3,4. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.. A. Bài cũ : - HS nhắc lại công thức tính thời gian, quãng đường, vận tốc. - 2 HS làm bài tập trong VBT, lớp theo dõi, nhận xét. B. Bài mới : 1.Giới thiệu bài. 2. Hướng dẫn giải bài toán về hai chuyển động ngược chiều trong cùng một thời gian. Bài 1a : a.GV gọi HS đọc bài tập 1a. GV hướng dẫn HS tìm hiểu có mấy chuyển động đồng thời trong bài toán, chuyển động cùng chiều hay ngược chiều nhau ? ( Trên đoạn đường AB có 2 xe đang đi ngược chiều nhau).

<span class='text_page_counter'>(6)</span> b.GV vẽ sơ đồ :. xe máy. ô tô. Gặp. nhau 180 km - Em hãy nêu vận tốc của hai xe. - Khi nào thì ô tô và xe máy gặp nhau ? ( Khi ô tô và xe máy đi hết quãng đường AB từ hai chiều ngược lại) - Sau mỗi giờ cả ô tô và xe máy đi được quãng đường là bao nhiêu km ? ( ... 54 + 36 = 90 (km)) - Sau bao lâu thì ô tô và xe máy đi hết quãng đường 180 km ? ( Sau 180 : 90 = 2 thì hai xe đi hết quãng đường AB từ hai chiều ngược lại và gặp nhau) - Em hãy nêu lại các bước tính thời gian để ô tô gặp xe máy ? - HS làm vở nháp, 1 HS HS lên bảng. Sau mỗi giờ, cả ô tô và xe máy đi được quãng đường là : 54 + 36 = 90 (km) Thời gian để ô tô gặp xe máy là: 180 : 90 = 2 ( giờ)  GV nêu câu hỏi: + Quãng đường cả hai xe đi được sau mỗi giờ như thế nào với vận tốc của hai xe ? ( Chính là tổng vận tốc của hai xe ) + Nêu ý nghĩa của 180 km và 90 trong bài toán ? ( 180 km là quãng đường AB, 90 là tổng vận tốc của hai xe) + Qua cách tính thời gian trong bài trên, hãy nêu quy tắc tính thời gian của hai chuyển động ngược chiều nhau. ( Ta lấy quãng đường chia cho tổng vận tốc của hai chuyển động) 3. Luyện tập. Bài 1b. - H đọc đề bài. - HS vận dụng bài 1a để làm bài. - HS làm vở, 1 HS lên làm bảng. - Lớp nhận xét, chữa bài. Bài 2: - H đọc bài toán và tự làm bài. Thời gian đi của ca nô là : 11 giờ 15 phút - 7 giờ 30 phút = 3 giờ 45 phút 3 giờ 45 phút = 3,75 giờ Quãng đường đi được của ca nô là : 12 x 3,75 = 45 (km) Bài 3 : - GV gọi HS nêu nhận xét về đơn vị đo quãng đường trong bài toán. - GV lưu ý HS phải đổi đơn vị đo quãng đường theo mét hoặc đổi đơn vị đo vận tốc theo m / phút. Cách 1 : 15 km = 15000m.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Cách 2 :. Vận tốc chạy của ngựa là : 15000 : 20 = 750 (m / phút) Vận tốc chạy của ngựa là : 15 : 20 =0,75 (km / phút) 0,75 km / phút = 750 m/ phút. Bài 4 : - GV gọi HS nêu yêu cầu và cách làm bài toán. - HS làm bài vào vở. GV gọi HS đọc bài giải, GV nhận xét bài làm của HS * Gợi ý : Tính quãng đường đi trong 2 giờ 30 phút với vận tốc 42 km / giờ. Lấy quãng đường trừ đi quãng đường đã đi. 3. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học,dặn HS về nhà làm bài tập vàoVBT. Xem bài LTC – 145. -----------------------------Luyện từ và câu. ÔN TẬP GIỮA KÌ II (tiết 3). I. MỤC TIÊU.. 1. Tiếp tục kiểm tra lấy điển tạp đọc và HTL (yêu cầu như tiết 1). 2. Đọc - hiểu nội dung, ý nghĩa của bài "Tình yêu quê", tìm được các câu ghép; từ ngữ được lặp lại, được thay thế có tác dụng liên kết câu trong bài văn ( BT2 – 101) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.. - Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL (như tiết 1). - Bút dạ và một tờ phiếu viết (rời) 5 câu ghép của bài Tình quê hương Để GV phân tích - BT2c. III .CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1.Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học. 2. Kiểm tra TĐ và HLT (gần 1/5 số HS trong lớp): Thực hiện như tiết 1. 3. Bài tập 2 - Hai HS tiếp nối nhau đọc nội dung BT2 : HS1 đọc bài Tình quê hương và chú giải từ ngữ khó (con da, chợ phiên, bánh rợm, lẩy Kiều) ; HS2 đọc các câu hỏi. - Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn, suy nghĩ trao đổi cùng bạn. - GV giúp HS thực hiện lần lượt từng yêu cầu của bài tập (hoặc để HS điều kiển): + Tìm những từ ngữ trong đoạn 1 thể hiện tình cảm của tác giả với quê hương. ( đăm đắm nhìn theo, sức quyến rũ nhớ thương mãnh liệt, day dứt) + Điều gì đã gắn bó tác giả với quê hương? ( Những kỷ niện tuổi thơ đã gắn bó tác giả với quê hương.) + Tìm các câu ghép trong bài văn. ( Bài văn có 5 câu. Tất cả 5 câu trong bài đều là câu ghép.) - GV cùng HS phân tích các vế của từng câu ghép : 1. Làng quê tôi ©/ đã khuất hẳn(v) / nhưng tôi© / vẫn đăm đắm nhìn theo(v)…. + Tìm các từ ngữ được lặp lại, được thay thế có tác dụng liên kết câu trong bài . HS đọc câu hỏi 4- một HS nhắc lại kiến thức về hai kiểu kiên kết câu (bằng cách lặp từ ngữ thay thế từ ngữ). * Tìm các từ ngữ được lặp lại có tác dụng liên kết câu : HS đọc thầm bài văn, tìm các từ ngữ được lặp lại ; phát biểu ý kiến. GV nhận xét. Cuối cùng, GV dán lên bảng tờ giấy.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> phô tô bài Tình quê hương, mời một HS có lời giải đúng lên bảng gạch dưới các từ ngữ được dùng lặp lại trong bài.Cả lớp và GV nhận xét, kết luận: Các từ tôi, mảnh đất được lặp lại nhiều lần trong bài văn có tác dụng liên kết câu. * Tìm các từ ngữ được thay thế có tác dụng liên kết câu : 1HS giỏi lên bảng gạch dưới các từ ngữ được thay thế có tác dụng liên kết câu trên tờ giấy đã phô tô bài văn, lớp nhận xét, kết luận: Đoạn 1: mảnh đất cọc cằn (câu2) thay cho làng quê tôi (câu1) Đoạn 2: mảnh đất quê hương (câu 3) thay thế cho mảnh đất cọc cằn (câu 2) mảnh đất ấy (câu 4,5) thay cho mảnh đất quê hương (câu 3) 4. Củng cố, dăn dò GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị ôn tập tiết 4 (đọc trước nội dung tiết ôn tập; xem lại các bài tập đọc là văn miêu tả trong chín tuần đầu học kỳ II). -----------------------------Khoa học. SỰ SINH SẢN CỦA ĐỘNG VẬT. I. MỤC TIÊU.. Sau bài học, HS biết - Kể tên một số động vật đẻ trứng và đẻ con. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.. - Hình trang 112, 113 SGK. - Phiếu học tập. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. A.Bài cũ: - Cây con có thể mọc ra từ những bộ phận nào của cây mẹ ? Cho ví dụ B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài. Cũng như thực vật, động vật cũng cần phải sinh sản để bảo tồn nòi giống,. Vậy động vật sinh sản có gì khác thực vật, hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về sự sinh sản của động vật. 2. Các hoạt động. Hoạt động 1: SỰ SINH SẢN CỦA ĐỘNG VẬT Thảo luận cả lớp: HS đọc mục bạn cần biết SGK /112 trả lời câu hỏi: + ? Đa số động vật được chia làm mấy giống? Đó là những giống nào? + ? Cơ quan nào của động vật giúp chúng ta phân biệt được giống đực, giống cái. + ? Hiện tựơng tinh trùng kết hợp với trứng gọi là gì? + ? Kết quả của sự thụ tinh là gì? Hợp tử phát triển thành gì? + ? Cơ thể mới của động vật có đặc điểm gì ? + Động vật có những cách sinh sản nào ? - HS trả lời - HS khác bổ sung – HS tổng kết pồân vừa tìm hiểu. GV ghi kết luận: Động vật Giống đực Giống cái Cơ quan sinh dục đực. Cơ quan sinh dục cái.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Tinh trùng. Trứng Sự thụ tinh Hợp tử Cơ thể mới. Hoạt động 2: CÁC CÁCH SINH SẢN CỦA ĐỘNG VẬT. - Động vật sinh sản bằng cách nào ? ( Động vật sinh sản bằng cách đẻ trứng hoặc đẻ con) - HS làm việc theo cặp, ghi vào phiếu: + Quan sát hình 112 SGK nói với nhau: + Con nào nở ra từ trứng con nào đẻ thành con. - HS trình bày - lớp nhận xét. Kết luận: Những loài động vật khác nhau thì có cách sinh sản khác nhau: Có loài đẻ trứng, có loài đẻ con. Hoạt động 3: TRÒ CHƠI : " NÓI TÊN CON VẬT THEO NHÓM THEO NHÓM SINH SẢN" Chia lớp 4 nhóm: - Nối tiếp nhau lên bảng viết tên động vật: Động vật đẻ trứng, động vật đẻ - Sau 5 phút nhóm nào viết được nhiều và đúng, nhóm đó thắng. 3.Củng cố, dặn dò: - HS đọc mục bạn cần biết SGK - Nhận xét tiết - Học bài và chuẩn bị bài sau : Sự sinh sản của côn trùng. ---------------a&b--------------Kể chuyện. ÔN TẬP GIỮA KÌ II(tiết 4). I.MỤC TIÊU.. 1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm TĐ và HTL (yêu cầu như tiết 1). 2. Kể tên các bài tập đọc là văn miêu tả đã học trong chín tuần đầu học kỳ II. Nêu được dàn ý của một trong những bài văn miêu tả trên ; nêu chi tiết hoặc câu văn HS yêu thích ; giải thích được lý do yêu thích chi tiết hoặc câu văn đó.(BT2 – 102). II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.. - Bút dạ và 5 - 6 tờ giấy khổ to để HS làm bài tập 2. - Ba tờ phiếu khổ to - mỗi tờ viết sẵn dàn ý của một trong ba bài văn miêu tả: Phong cảnh đền Hùng, Hội thổi cơn thi ở Đồng Vân, Tranh làng Hồ. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.. 1.Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học. 2. Kiểm tra TĐ và HLT (gần 1/5 số HS trong lớp): Thực hiện như tiết 1. 3.Bài tập. Bài tập 2:.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> - HS đọc yêu cầu của bài; mở mục lục sách tìm nhanh tên các bài đọc là văn miêu tả từ tuần 19 - 27. - HS phát biểu. GV nhận xét: Có 3 bài tập đọc là văn miêu tả trong 9 tuần đầu của học kỳ II: Phong cảnh đền Hùng, Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân, Tranh làng Hồ. Bài tập 3: - HS đọc yêu cầu của bài. - Một HS tiếp nối nhau cho biết các em chọn viết dàn ý cho bài văn miêu tả nào (bài Phong cảnh đền Hùng hoặc Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân, Tranh làng Hồ). - HS viết dàn ý của bài văn vào vở . GV phát riêng bút dạ và giấy cho 3 HS - chọn những HS viết những dàn ý cho những bài miêu tả khác nhau. - GV mời 3 HS làm bài trên giấy có dàn ý tốt dán bài lên bảng lớp, trình bày; sau đó trả lời miệng về chi tiết hoặc câu văn các em thích. Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh dàn ý của từng bài văn; bình chọn bạn làm bài tốt nhất. * Ví dụ : Bài hội thổi cơm thi ở Đồng Vân - Mở bài : Nguồn gốc hội thổi cơm thi ở ĐồngVân ( MB trực tiếp) - Thân bài : + Hoạt động lấy lửa và chuẩn bị nấu cơm. + Hoạt động nấu cơm. - Kết bài : Chấm thi. Niềm tự hào của những người đoạt giải. ( KB không mở rộng). 3. Củng cố, dặn dò GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà viết lại hoàn chỉnh dàn ý của bài văn miêu tả đã chọn; chuẩn bị ôn tập tiết 5 (quan sát một cụ già để viết được đoạn văn ngắn tả ngoại hình của một cụ già) ---------------a&b--------------Thứ 4 / 20 / 3 / 2013 Tập đọc. ÔN TẬP GIỮA KÌ II (tiết 5). I. MỤC TIÊU.. 1. Nghe - viết đúng chính tả đoạn văn tả Bà cụ bán hàng nước chè. Tốc độ viết khoảng 100 chữ / 15 phút. 2. Viết được một đoanh văn ngắn (khoảng 5 câu) tả ngoại hình của một cụ già mà em biết ; biết chọn những nét ngoại hình tiêu biểu để miêu tẩ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.. Một số tranh, ảnh về các cụ già. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :. 1.Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học. 2.Nghe - Viết * Tìm hiểu nội dung bài văn. - 2 H đọc bài chính tả Bà cụ bán hàng nước chè. Cả lớp theo dõi trong SGK – 102. - HS đọc thầm lại bài chính tả, nêu nội dung chính của bài viết ( Tả gốc cây bàng cổ thụ và tả bà cụ bán hàng nước chè dưới cây bàng). * Hướng dẫn viết từ khó. - HS đọc thầm lại bài chính tả, phát hiện từ khó viết : (VD: tuổi già, tuồng chèo....). * Viết chính tả. - HS gấp SGK. GV đọc cho HS viết..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> - GV đọc lại bài chính tả cho HS rà soát lại bài. GV chấm chữa bài. Nêu nhận xét chung. 3.Luyện tập. Bài tập 2: - Một HS đọc yêu cầu của bài. + Đoạn văn các em vừa viết tả ngoại hình hay tính cách của bà cụ bán hàng nước chè? ( Tả ngoại hình.) + Tác giả tả đặc điểm nào về ngoại hình? ( Tả tuổi của bà.) + Tác giả tả bà cụ rất nhiều tuổi bắng cách nào? (Bằng cách so sánh với cây bàng già; để tả mái tóc bạc trắng.) GV: + Miêu tả ngoại hình nhân vật không nhất thiết phải tả đầy đủ tất cả các đặc điểm mà chỉ tả những đặc điểm tiêu biểu. + Trong bài văn miêu tả, có thể có 1 hoặc 2, 3 đoạn văn tả ngoại hình nhân vật. VD: Bài bà tôi (Tiếng việt 5, tập 1) có đoạn tả mái tóc của bà; có đoạn tả giọng nói, đôi mắt, khuôn mặt cuả bà. + Bài tập yêu cầu các em viết một đoạn văn khoảng 5 câu tả ngọai hình của một cụ già mà em biết (một cụ ông hoặc cụ bà) - em nên viết đoạn văn tả một vài đặc điểm tiêu biểu của nhân vật. - HS làm bài vào VBT. - HS tiếp nối nhau đọc bài viết của mình. Cả lớp và GV nhận xét. GV chấm điểm một số đoạn viết hay. 4. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Dặn những HS viết đoạn văn chưa đạt về nhà hoàn chỉnh đoạn viết; những HS chưa kiểm tra TĐ, HTL hoặc kiểm tra chưa đạt yêu cầu về nhà tiếp tục luyện đọc để kiểm tra lấy điểm trong tiết 6. ---------------a&b--------------Toán. LUYỆN TẬP CHUNG. I.MỤC TIÊU:. Giúp HS: - Làm quen với bài toán chuyển động cùng chiều đuổi nhau. - Rèn luyện kĩ năng tính vận tốc, quãng đường, thời gian; chuyển đổi các đơn vị trong toán chuyển động. Hoàn thành các bài tập 1, 2 SGK – 145, và luyệ thêm bài 3. II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :. A.Bài cũ: HS nhắc lại cách tính vận tốc, quãng đường, thời gian.Viết công thức tính: V, S, T. 2 H chữa bài tập 1, 2 (144), ( Hóa, Hương) B.Bài mới: 1.Giới thiệu bài: 2 Hướng dẫn giải bài toán về chuyển động cùng chiều đuổi nhau. Bài 1a: - GV treo bảng phụ có ghi bài toán.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> - HS đọc bài tập 1a - trả lời câu hỏi: Có mấy chuyển động đồng thời, chuyển động cùng chiều hay ngược chiều ? GV: Xe máy đi nhanh hơn xe đạp, xe đạp đi trước, xe máy đuổi theo thì đến lúc nào đó xe máy sẽ đuổi kịp xe đạp. - Lúc khởi hành xe máy cách xe đạp bao nhiêu km ? ( Khoảng cách ban đầu giữa hai xe là 48 km ) - Khi xe máy đuổi kịp xe đạp tức là khoảng cách giữa xe máy và xe đạp là bao nhiêu km ? ( Khi xe máy đuổi kịp xe đạp tức là khoảng cách giữa xe máy và xe đạp là 0 km) GV: Như vậy thời gian để xe máy đuổi kịp xe đạp chính là thời gian để khoảng cách hai xe rút ngắn từ 48 xuống còn 0 km ) - Sau mỗi giờ xe máy gần xe đạp bao nhiêu km ? GV: vừa chỉ sơ đồ vừa giảng: Vì xe máy mỗi giờ đi được 36 km mà xe đạp chỉ đi được 12 km. Tính thời gian đi để xe máy đuổi kịp xe đạp. - HS làm bài vào vở - 1 H lên bảng làm bài. * Phần b làm tương tự phần a. + Khi bắt đầu đi xe máy cách xe đạp ? ( 36 km). + Sau mỗi giờ xe máy cách xe đạp ? ( 24 km). + Thời gian để xe máy đuổi kịp xe đạp ? ( 1 giờ). Bài 2: - HS đọc yêu cầu của bài, nêu cách làm. - HS làm bài vào vở - 1HS làm bài ở bảng lớp - lớp nhận xét bài làm của bạn. Bài 3: - HSđọc yêu cầu của bài. GV gợi ý: + Khi bắt đầu đi ô tô cách xe máy bao nhiêu km ? + Xe máy đã đi được bao nhiêu thời gian, vận tốc của xe máy là bao nhiêu ? + Sau mỗi giờ ô tô đến gần xe máy bao nhiêu km ? + Sau bao lâu ô tô đuổi kịp xe máy ? + Ô tô đuổi kịp xe máy lúc mấy giờ ? (Giờ ô tô lúc khởi hành cộng với thời gian ô tô đi để đuổi kịp xe máy.) Bài giải Thời gian xe máy đi trước ô tô là: 11giờ 7 phút - 8 giờ 37 phút = 2 giờ 30 phút = 2,5 giờ Đến 11 giờ7 phút xe máy đã đi được quãng đường(AB) là: 36 x 2,5 = 90(km) Vậy lúc 11 giờ 7phút ô tô đi từ A và xe máy đi từ B, ô tô đuổi theo xe máy: Ô tô xe máy A. 90 km. gặp nhau. Sau mỗi giờ ô tô đến gần xe máy là: 54 -36 = 18(km) Thời gian đi để ô tô đuổi kịp xe máy là: 90 : 18 =5(giờ) Ô tô đuổi kịp xe máy lúc: 11 giờ 7 phút + 5 giờ =16 giờ 7 phút. Đáp số: 16 giờ 7 phút. 3. Củng cố dặn dò :.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> - Nhận xét giờ học. - Luyện tập các bài tập ở vở bài tập. Ôn lại các kiến thức về số tự nhiên. ---------------a&b--------------Tập làm văn. ÔN TẬP GIỮA K Ì II (Tiết 6). I. MỤC TIÊU.. 1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL (yêu cầu như tiết 1). 2. Củng cố kiến thức về các biện pháp liên kết câu: Biết dùng các từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để liên kết câu trong những VD đã cho theo yêu cầu của BT2 – 103. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.. - Phiếu viết tên từng bài TĐ và HTL (như tiết 1). - Ba tờ giấy khổ to phô tô 3 đoạn văn ở BT2 (đánh số thứ tự các câu văn). Giấy khổ to viết về ba kiểu liên kết câu (bằng cách lặp từ ngữ, cách thay thế từ ngữ, cách dùng từ ngữ nối-Tiếng việt 5, tập hai, tr.71,76,97) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.. 1.Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học. 2. Kiểm tra TĐ và HTL (số HS còn lại): Thực hiện như tiết 1. 3. Hướng dẫn làm bài tập. - 2 HS tiếp nối nhau đọc nội dung BT2. - GV nhắc HS chú ý: Sau khi điền từ thích hợp với mối ô trống, các em cần xác định đó là kiên kết câu theo cách nào. - Cả lớp đọc thầm lại từng đoạn văn, suy nghĩ, làm bài vào vở, một số HS làm bài trên bảng phụ. - HS gắn bảng phụ, lớp nhận xét. * Các từ cần điền : Nhưng – nối câu 3 với câu 2. Chúng - ở câu 2 thay thế cho lũ trẻ ở câu 1. Nắng - ở câu 3, câu 6 lặp lại nắng ở câu 2. Chị - ở câu 5 thay thế Sứ ở câu 4. Chị - ở câu 7 thay thế cho Sứ ở câu 6. 4. Củng cố, dặn dò. - GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị giấy bút làm bài kiểm tra viết. ---------------a&b--------------Lịch sử. TIẾN VÀO DINH ĐỘC LẬP. I. MỤC TIÊU.. Sau bài học HS : - Biết ngày 30 – 4 – 1975 quân dân ta giải phóng Sài Gòn, kết thúc cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Từ đây đất nước hoàn toàn độc lập, thống nhất : + Ngày 26 – 4 – 1975 Chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu, các cánh quân của ta đồng loạt tiến đánh các vị trí quan trọng của quân đội và chính quyền Sài Gòn trong thành phố. + Những nét chính về sự kiện quân giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập, nội các Dương Văn Minh đầu hàng không điều kiện. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :. - Bản đồ hành chính Việt Nam..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> - Phiếu học tập. III. CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC :. A. Bài cũ: - Hiệp định Pa – ri về Việt Nam được kí kết vào ngày tháng năm nào ? Ở đâu ? - Vì sao Mĩ buộc phải kí hiệp định Pa – ri ? - Hãy nêu những nội dung cơ bản của hiệp định Pa – ri. B. Bài mới. 1.Giới thiệu bài. - Ngày 3 - 4 – 1975 là ngày lễ kỉ niệm gì của đất nước ? 2.Các hoạt động.  Hoạt động 1: Làm việc cả lớp GV nêu nhiệm vụ bài học: - Nắm được sơ lược cuộc tổng tiến công mùa xuân 1975. - Sự kiện quân ta đánh chiếm Dinh Độc Lập diễn ra như thế nào? - Ý nghĩa của chiến dịch lịch sử HỒ CHÍ MINH.  Hoạt động 2: Làm việc cả lớp . KHÁI QUÁT VỀ CUỘC TỔNG TIẾN CÔNG NỔI DẠY MÙA XUÂN 1975.. - Hãy so sánh lực lượng của ta và của chính quyền Sài Gòn sau hiệp định Pa – ri ? (Chính quyền Sài Gòn thất bại liên tiếp trên chiến trường miền Nam và trở nên hoang mang, lo sợ, rối loạn trong khi đó lực lượng của ta ngày càng lớn mạnh ) * GV treo bản đồ và giới thiệu khái quát về cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975: Bắt đầu từ ngày 4-3-1975. Ngày 10-3 ta tấn công Buôn Ma Thuột, Tây nguyên đã được giải phóng. Ngày 25 –3 ta giải phóng Huế, ngày 29-3 giải phóng Đà Nẵng . Ngày 9- 4 ta tấn công vào Xuân Lộc, cửa ngõ Sài Gòn. Như vậy là chỉ sau 40 ngày ta đã giải phóng được cả Tây nguyên và miền Trung. Đúng 17 giờ ngày 26 – 4 –1975, chiến dịch HCM lịch sử nhằm giải phóng Sài Gòn bắt đầu.  Hoạt động 3: CHIẾN DỊCH HỒ CHÍ MINH LỊCH SỬ VÀ CUỘC TIẾN CÔNG VÀO DINH ĐỘC LẬP. - Làm việc theo nhóm đôi trả lời câu hỏi: + Quân ta tiến công vào Sài Gòn theo mấy mũi tiến công ? Lữ đoàn xe tăng 203 có nhiệm vụ gì ? + Thuật lại cảnh xe tăng ta tiến vào Dinh Độc lập. + Tả lại cảnh cuối cùng khi nội các Dương Văn Minh đầu hàng . - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả , các nhóm khác nghe và bổ sung ý kiến. - Lớp trao đổi trả lời câu hỏi: + Sự kiện quân ta tiến vào Dinh Độc Lập chứng tỏ điều gì ? (...chứng tỏ quân địch đã thua cuộc và cách mạng đã thành công ) + Tại sao Dương Văn Minh phải đầu hàng vô điều kiện ? + Giờ phút thiêng liêng khi quân ta chiến thắng là thời khắc nào ? (Là 11 giờ 30 phút ngày 30 - 4 - 1975)  Hoạt động 4 : Ý NGHĨA CỦA CHIẾN DỊCH LỊCH SỬ HỒ CHÍ MINH Thảo luận nhóm đôi. - Là một trong những chiến thắng hiển hách nhất trong lịch sử dân tộc ( như Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa, Điện Biên Phủ) - Đánh tan quân xâm lược Mĩ và quân đội Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn miền Nam, chấm dứt 21 năm chiến tranh. Từ đây hai miền Nam Bắc được thống nhất..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> 3. Củng cố,dặn dò - GV nêu lại nhiệm vụ giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Nhấn mạnh ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. - HS kể về con người, sự việc trong đại thắng mùa xuân 1975( gắn với quê hương) Dặn HS xem trước bài 27 : Hoàn thành thống nhất đất nước. ---------------a&b--------------Thứ 6 / 22/ 3 / 2013 Toán. ÔN TẬP VỀ PHÂN SỐ. I. MỤC TIÊU :. - Biết xác định phân số bằng trực giác ; biết rút gọn, quy đồng mẫu số, so sánh các phân số không cùng mẫu số. Hoàn thành các bài tập 1, 2, 3 (a,b), 4 SGK – 148, và luyện thêm bài 5. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :. A.Bài cũ: 2 HS lên bảng làm bài 1,2 trong VBT; lớp theo dõi nhận xét. B. Bài mới : 1.Giới thiệu bài. 2. Ôn tập. GV tổ chức, hướng dẫn cho HS làm bài rồi chữa các bài tập. Chẳng hạn: Bài 1: HS tự làm rồi chữa bài. HS đọc các phân số mới viết được. Bài 2: HS tự làm bài rồi chữa bài. Lưu ý HS, khi rút gọn phân số phải nhận đươc phân số tối giản, do đ? nên t́m xem tử số và mẫu số cùng chia hết cho số lớn nhất nào. 1 Chẳng hạn, với phân số 8 ta thấy: - 18 chia hết cho 2, 3, 6, 9, 18. - 24 chia hết cho 2, 3, 4, 6, 8, 12, 24. - 18 và 24 cùng chia hết cho 2, 3, 6 trong đó 6 là số lớn nhất. 18 18 : 6 3 = = 24 24 : 6 4. Vậy: Bài 3: HS tự làm rồi chữa bài. Khi HS chữa bài, GV nên giúp HS tìm (MSC) bé nhất. Chẳng hạn: Để tìm MSC của 5 11 các phân số 12 và 36 , bình thường ta chỉ việc lấy tích của 12 x 36, nhưng nếu nhận xét. thì thấy 36 : 12 = 3, tức là 12 x 3 = 36, do đó nếu chọn 36 là MSC thì việc quy đồng mẫu 5 11 số hai phân số 12 và 36 sẽ gọn hơn cách chọn 12 x 36 là MSC. Như vậy, HS chỉ cần làm 5 5 x 3 15 11 = = phần b) như sau: 12 12 x 3 36 ; giữ nguyên 36. Bài 4: Khi chữa bài nên cho HS nêu cách so sánh hai phân số có cùng mẫu số hoặc không cùng mẫu số; hai phân số có tử số bằng nhau. Bài 5: Cho HS tự làm bài rồi chữa bài. HS có thể nêu các cách khác nhau để tìm phân số thích hợp, chẳng hạn có thể làm bài như sau:.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Trên hình vẽ ta thấy đoạn thẳng từ vạch 0 đến vạch 1 được chia thành 6 phần bằng 1 2 2 4 2 4 nhau, vạch 3 ứng với phân số 6 , vạch 3 ứng với phân số 6 , vạch ở giữa 6 và 6 ứng 3 1 1 2 với phân số 6 hoặc phân số 2 . Vậy phân số thích hợp để viết vào vạch ở giữa 3 và 3 3 1 trên tia số là 6 hoặc 2 .. 3. Củng cố, dặn dò : GV nhận xét giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập vào VBT. Ôn tập về phân số. -----------------------------Địa lí:. GIỚI THIỆU ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG. I. MỤC TIÊU :. Sau bài học, HS có thể: + Xác định và mô tả được vị trí và giới hạn lãnh thổ Quảng Trị : nằm ở Bắc miền Trung. Phía bắc giáp tỉnh Quảng Bình, Tây giáp nước Cộng hoà dân chủ nhân dân lào, nam giáp tỉnh Thừa Thiên Huế, đông giáp biển Đông. Ngoài khơi có đảo Cồn Cỏ rộng 4km2, Cách bờ biển huyện Vĩnh Linh khoảng 30 km. + Diện tích: 474 573,7 ha. + Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu : - Địa hình: Nghiêng từ tây sang đông, chia làm 5 vùng. Vùng núi- vùng đồi vùngđồng bằng,- vùng thung lũng- vùng cồn cát ven biển. Địa hình bị chia cắt mạnh bởi nhiều đồi núi sông suối và đầm phá dày đặc. Đồng bằng ven biển nhỏ hẹp, bị phân hoá thành các vùng trũng theo lưu vực các con sông. Vùng núi phía tây có sườn dốc, lộ đá góc nhọn, lượn sóng. Phía đông toàn bãi cáct, cồn cát. - Khí hậu thuộc khí hậu miền Bắc nóng ẩm gió mùa, mùa hè có gió phơn Tây nam khô nóng, ít mưa. Là vùng chuyển tiếp giữa hai miền khí hậu Bắc và Nam. + Sử dụng lược đồ nhận biết vị trí, giới hạn lãnh thổ tỉnh Quảng Trị. + Chỉ và đọc tên một số đồng bằng , sông, trên bản đồ, lược đồ. * H khá, giỏi : Giải thích nguyên nhân Quảng Trị là vùng chuyển tiếpkhí hậu giữa miền bắc và miền Nam. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bản đồ hoặc lược đồ Quảng Trị. Bản đồ hành chính Việt Nam. - Tranh ảnh về thiên nhiên Q.Trị. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Bài cũ : - Nêu vị trí giới hạn, diện tích của châu Mĩ. - Nêu đặc điểm tự nhiên châu mĩ. - Nêu đặc điểm khí hậu châu Mĩ. 2. Bài mới : 1.Vị trí địa lí và giới hạn. * Hoạt động 1 : Làm việc theo nhóm Bước 1: - GV Hướng dẫn học sinh đọc tài liệu và chỉ trên bản đồ hành chính Việt Nam vị trí tỉnh Quảng Trị - GV hỏi: Tỉnh Quảng Trị thuộc miền nào của nước ta? (miền Trung).

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Bước 2 : + Quan sát bản đồ, cho biết Quảng Trị tiếp giáp với những địa phương nào ? - Cho biết diện tích của tỉnh Quảng trị là bao nhiêu ha?. * Lớp nhận xét bổ sung. Kết luận: Quảng Trị : nằm ở Bắc miền Trung. Phía bắc giáp tỉnh Quảng Bình, Tây giáp nước Cộng hoà dân chủ nhân dân lào, nam giáp tỉnh Thừa Thiên Huế, đông giáp biển Đông. Ngoài khơi có đảo Cồn Cỏ rộng 4km2, Cách bờ biển huyện Vĩnh Linh khoảng 30 km. + Diện tích: 474 573,7 ha. 2.Đặc điểm tự nhiên *Hoạt động 2 : Làm việc theo nhóm Bước 1 :: HS trong nhóm quan sát bản đồ và đọc tài liệu rồi thảo luận : - Đặc điểm địa hình Quảng Trị. - Nhận xét về địa hình có gì đặc biệt so với các tỉnh khác ở miền Bắc. - Nêu tên và chỉ trên bản đồ : + Các dãy núi Trường Sơn + Các đồng bằng của tỉnh. ( Sông Hiền Lương, Sông Hiếu, Sông Mĩ Chánh) + Các con sông lớn ở Quảng trị Bước 2 : - Đại diện nhóm trình bày. - HS khác bổ sung. Kết luận: Địa hình: Nghiêng từ tây sang đông, chia làm 5 vùng. Vùng núi- vùng đồi - vùngđồng bằng,- vùng thung lũng- vùng cồn cát ven biển. Địa hình bị chia cắt mạnh bởi nhiều đồi núi sông suối và đầm phá dày đặc. Đồng bằng ven biển nhỏ hẹp, bị phân hoá thành các vùng trũng theo lưu vực các con sông. Vùng núi phía tây có sườn dốc, lộ đá góc nhọn, lượn sóng. Phía đông toàn bãi cáct, cồn cát. *Hoạt động 3 : Làm việc cả lớp - GV : + Quảng Trị khí hậu như thế nào ? + Tại sao Quảng Trị lại có khí hậu khô nóng vào mùa hè? ( H khá, giỏi). Kết luận: Khí hậu thuộc khí hậu miền Bắc nóng ẩm gió mùa, mùa hè có gió phơn Tây nam khô nóng, ít mưa. Là vùng chuyển tiếp giữa hai miền khí hậu Bắc và Nam. 3.Củng cố dặn dò : - H nêu lại nội dung bài học, chỉ vị trí và giới hạn Quảng Trị trên bản đồ. - Bài sau : Giới thiệu về địa lí Quảng Trị (tiếp). -------- a & b --------Tập làm văn. KIỂM TRA GIỮA KỲ II (Đề do chuyên môn ra, chung cho toàn khối) -----------------------------SINH HOẠT LỚP. I. MỤC TIÊU.. - Đánh giá hoạt động tuần qua. - Kế hoạch hoạt động tuần tới..

<span class='text_page_counter'>(18)</span> II. TIẾN HÀNH SINH HOẠT :. 1.Đánh giá hoạt động tuần tuần qua: a.Ưu điểm: - Cán bộ lớp đánh giá chung về hoạt động học tập, tu dưỡng , rèn luyện trong tuần của lớp. (Có nhận xét riên cho một số bạn cá biệt) theo nội dung ghi trong sổ thi đua của lớp. - Tuyên dương một số cá nhân tích cực trong phong trào thi đua học tốt, thực hiện chủ điểm... b.Tồn tại: - Nêu một số tồn tại cơ bản cần khắc phục sửa chữa trong tuần tới, giao cho một số bạn học tốt kèm cặp, giúp đữ các bạn còn yếu. 2.Kế hoạch tuần tới: - Củng cố nề nếp học tập, tăng cường ôn tập , khắc sâu kiến thức. - Duy trì rèn chữ giữ vở. - Thực hiện tốt vệ sinh mùa hè. - Tích cực tham gia các hoạt động kỉ niệm ngày thành lập Đoàn TNCS HỒ CHÍ MINH. - Nâng cao ý thức học tập, học và làm bài đầy đủ khi đến lớp, tích cực tự giác trong học tập, giúp đỡ ccs bạn học yếu…. - Chăm sóc tốt bồn hoa cây cảnh, đổi mới không gian lớp học. - Giữ gìn vệ sinh các nhân và vệ sinh chung. Kí duyệt của chuyên môn:.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> KHOA HäC SỰ SINH SẢN CỦA CÔN TRÙNG I.MỤC TIÊU :. Sau bài hoc, HS biết : + Viết sơ đồ chu trình sinh sản của côn trùng. - Xác định quá trình phát triển của một số côn trùng ( bướm cải, ruồi, gián) - Nêu đặc điểm chung về sự sinh sản của côn trùng. - Vận dụng những hiểu biết về quá trình phát triển của côn trùng để có những biện pháp tiêu diệt những côn trùng có hại đối với cây cối , hoa màu và đối với sức khoẻ con người. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :. Hình 114, 115 SGK. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :. A.Bài cũ: - Kể tên các con vật đẻ trứng mà em biết ? - Kể tên các con vật đẻ con mà em biết ? B.Bài mới: 1.Giới thiệu bài. - Em hãy kể tên những loài côn trùng mà em biết ? Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về sự sinh sản và quá trình phát triển của bướm cải, ruồi và gián. 2.Các hoạt động. Hoạt động 1: TÌM HIỂU VỀ BƯỚM CẢI. * Làm việc với SGK - HS quan sát các hình 1, 2, 3, 4, 5, SGK/114 Mô tả quá trình sinh sản của bướm cải, chỉ đâu là trứng, sâu, nhộng và bướm. * Thảo luận nhóm đôi . - Bướm thường đẻ trứng vào mặt trên hay mặt dưới lá rau cải ? (Bướm thường đẻ trứng vào mặt sau của lá cải) - Ở giai đoạn nào trong quá trình phát triển, bướn cải gây thiệt hại nhiều ? ( Ở giai đoạn sâu, bướm cải gây thiệt hại nhất , sâu ăn lá rau rất nhiêu) - Làm gì để giảm thiệt hại do côn trùng gây ra đối với cây cối hoa màu? ( ...người ta có thể bắt sâu, phun thuốc sâu, bắt bướm.) - HS báo cáo kết quả - HS nhận xét - GV kết luận Kết luận: + Bướm thừơng đẻ trứng mặt dưới rau cải. + Trứng nở sâu ăn lá lớn lên. Sâu càng lớn càng gây thiệt hại + Giảm thiệt hại: Cần áp dụng biện pháp : Bắt sâu, phun thuốc trừ sâu, diệt bướm......... Hoạt động 2: TÌM HIỂU VỀ RUỒI VÀ GIÁN. Quan sát và thảo luận. HS làm việc theo nhóm 4 - Nhìn vào sơ đồ sự sinh sản của ruồi và gián H6, 7 SGK/115 Hoàn thành bảng So sánh chu kỳ sinh sản Ruồi Gián - Giống nhau.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> - Khác nhau - Nơi đẻ trứng - Cách tiêu diệt - HS trình bày kết quả thảo luận - nhóm khác nhận xét - GV kết luận - Em có nhận xét gì về sự sinh sản của côn trùng ? Kết luận: Tất cả các côn trùng đều đẻ trứng. Có những loại côn trùng trứng nở ngay thành con như gián. Có loài cô trùng phải qua các giai đoạn trung gian mới nở thành con. Chúng ta cần biết chu kì sinh sản của chúng để có biện pháp tiêu diệt chúng. Hoạt động 3: NGƯỜI HỌA SĨ TÍ HON. - HS vẽ sơ đồ vòng đời của một loại côn trùng. - Trưng bày sản phẩm của một số em hoàn thiện tốt. 3. Củng cố - dặn dò. - Nhận xét tiết học. - Dặn: Học bài - chuẩn bị bài 57 : Sự sinh sản của ếch. ********* THỂ DỤC Bài 56: MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN TRÒ CHƠI “HOANG ANH, HOÀNG YẾN” I . MỤC TIÊU :. - Thực hiện được động tác tâng cầu bằng đùi, tâng cầu và phát cầu bằng mu bàn chân (hoặc bằng bất cứ bộ phận nào của cơ thể). - Thực hiện ném bóng 150gam trúng đích cố định hoặc di chuyển. - Biết cách đứng ném bóng vào rổ bằng hai tay (có thể tung bóng bằng hai tay). - Chơi trò chơi “ Hoàng anh, Hoàng yến”. Yêu cầu tham gia vào trò chơi tơng đối chủ động. II. ĐỊA ĐIỂM PHƯƠNG TIỆN.. - Địa điểm : trên sân trường hoặc trong nhà tập. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. - Phương tiện: GV và cán sự mỗi người 1 c ̣i, mỗi HS 1 quả cầu, mỗi tổ tối thiểu có 3 – 5 quả bóng rổ số 5, chuẩn bị bảng rổ hoặc sân đá cầu có căng lưới và kẻ sân để tổ chức trò chơi III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP.. 1.Phần mở đầu: 6 – 10 phút - GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học : 1 phút - Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên theo một hàng dọc hoặc chạy theo vòng tròn trong sân : 150 – 200m. - Đi theo vòng tròn, hít thở sâu: 1 phút. * Xoay các khớp cổ chân, khớp gối, hông vai, cổ tay: 1 – 2 Phút - Ôn động tác tay, chân, vặn mình, toàn thân, thăng bằng và nhảy của bài thể dục phát triển chung hoặc bài tập do GV soạn : Mỗi động tác 2 x 8 nhịp (do GV hoặc cán sự điều khiển) * Trò chơi khởi động (do GV chọn) : 1 – 2 phút 2.Phần cơ bản: 18 – 22 phút a) Môn thể thao tự chọn: 14 – 16 phút * Đá cầu : 14 – 16 phút.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> - Ôn tâng cầu bằng đùi : 3 – 4 phút. Đọi hình vòng tròn theo tổ, khoảng cách giữa 2 em tối thiểu là 1,5m. - Ôn phát cầu bằng mu bàn chân : 8 – 10 phút. Đội hình và phương pháp tập như trên. * Ném bóng : 14 – 16 phút. - Học cách cầm bóng bằng hai tay (trước ngực) : 1 – 2 phút. Tập đồng loat, GV nêu ten và làm mẫu, cho H tập luyện. GV quan sát và sửa sai cho H. - Học ném bóng vào rổ bằng hai tay (trước ngực) : 13 – 14 phút. GV nêu tên và làm mẫu kèm giải thích. Cho H tập luyện, GV quan sát và sửa sai cho H. Chú ý an toàn trong tập luyện. b)Trò chơi “Hoàng anh, Hoàng Yến” : 5 – 6 phút Đội hình chơi và phương pháp dạy do GV sáng tạo. 3. Phần kết thúc: 4 – 6 phút. - GV cùng HS hệ thống bài: 1 – 2 phút - Đi đều theo 2 – 4 hàng dọc và hát (do GV chọn) : 2 phút. - Một số động tác hồi tỉnh (do GV chọn) : 1 – 2 phút - GV nhận xét , đánh giá kết quả bài học, giao bài về nhà : Tập đá cầu hoặc ném bóng trúng đích. KỸ THUẬT LẮP MÁY BAY TRỰC THĂNG. (T2) I.MỤC TIÊU :. HS cần phải: - Chọn đúng và đủ số lượng các chi tiết để lắp máy bay trực thăng. - Biết cách lắp và lắp được máy bay trực thăng đúng kĩ thuật, đúng quy trình, theo mẫu. H khéo tay : + Lắp được máy bay trực thăng theo mẫu. Máy bay lắp chắc chắn. - Rèn luyện tính cẩn thận khi thao tác lắp, tháo các chi tiết của máy bay trực thăng. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:. Bộ mô hình lắp ghép kĩ thuật III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:. 1.Giới thiệu bài 2.Các hoạt động. Hoạt động3: HS thực hành lắp máy bay trực thăng. a) Chọn chi tiết. - Để lắp được máy bay trực thăng cần phải lắp mấy bộ phận ? - HS chọn đúng và đủ các chi tiết theo bảng trong SGK – 83, 84, 85 và xếp từng loại vào nắp hộp. - Gv kiểm tra việc HS chọn các chi tiết. b) Lắp từng bộ phận. - 2 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK – 86. - Trong quá trình HS thực hành lắp từng bộ phận, GV nhắc nhở các em : + Lắp cánh quạt phải đủ số vòng hãm. + Lắp càng phải chú ý đến vị trí trên, dưới của các thanh, mặt phải, mặt trái của càng máy bay để sử dụng vít. c)Lắp ráp máy bay trực thăng. - HS lắp ráp máy bay cho hoàn chỉnh ..

<span class='text_page_counter'>(22)</span> Hoạt động 4: - Các nhóm trưng bày sản phẩm. - Mỗi nhóm cử một em làm ban giám khảo để đánh giá sản phẩm của các nhóm. - GV nhận xét, đánh giá sản phẩm của HS - HS tháo rời các chi tiết và xếp đúng vào vị trí các ngăn trong hộp. d,Hướng dẫn tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp. 3.Nhận xét,dặn dò : - GV nhận xét giờ học. - Chuẩn bị giờ sau lắp hoàn chỉnh. ------------------------------.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> Người công dân số Một ( Tr – 4 ) 10 ). Người công dân số Một ( Tr –. .............................................................................................................................. .. Thái sư Trần Thủ Độ ( Tr – 15 ). Trí dũng song toàn ( Tr – 25 ). .............................................................................................................................. .. Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng (Tr – 20 ) .............................................................................................................................. .. Tiếng rao đêm ( Tr – 30 ). Lập làng giữ biển ( Tr – 36 ). .............................................................................................................................. .. Cao Bằng ( Tr – 41 ). Phân xử tài tình ( Tr – 46 ). .............................................................................................................................. .. Chú đi tuần ( Tr – 51 ) .............................................................................................................................. .. Hộp thư mật ( Tr – 62 ). Phong cảnh đền Hùng ( Tr – 68 ). .............................................................................................................................. .. Cửa sông ( Tr – 74 ). Nghĩa thầy trò ( Tr – 79 ). .............................................................................................................................. ...

<span class='text_page_counter'>(24)</span> Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân ( Tr – 83 ). Tranh làng Hồ ( Tr – 88 ). .............................................................................................................................. .. Đất nước ( Tr – 94 ) 56 ). Luật tục xưa của người Ê – đê ( Tr –. .............................................................................................................................. .. Hai Bà Trưng ( Tr – 4 ) Bộ đội về làng ( Tr – 7 ) .............................................................................................................................. .. Báo cáo kết quả tháng thi đua “Noi gương chú bộ đội’’ ( Tr – 10 ) .............................................................................................................................. .. Ơ lại với chiến khu ( Tr- 13 ) Chú ở bên Bác ( Tr – 16 ) .............................................................................................................................. .. Trên đường mòn Hồ Chí Minh ( Tr – 18 ) ................................................................................................................ ................ Bàn tay cô giáo (Tr – 25) Người trí thức yêu nước (Tr – 28) .............................................................................................................................. .. Nhà bác học và bà cụ (Tr – 31) Cái cầu (Tr – 34) .............................................................................................................................. .. Chiếc máy bơm (Tr -36) Nhà ảo thuật (Tr – 40) .............................................................................................................................. .. Em vẽ Bác Hồ (Tr – 43) Chương trình xiếc đặc sắc (Tr – 46).

<span class='text_page_counter'>(25)</span> .............................................................................................................................. .. Đối đáp với vua (Tr – 49) Mặt trời mọc ở đằng ...tây (Tr – 52) .............................................................................................................................. .. Tiếng đàn (Tr – 54) Hội vật (Tr – 58) .............................................................................................................................. .. Hội đua voi ở Tây Nguyên (Tr -60) Ngày hội rừng xanh (Tr – 62) .............................................................................................................................. .. Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử (Tr – 65) Đi hội chùa Hương (Tr – 68) .............................................................................................................................. .. Rước đèn ông sao (Tr – 71) Ông tổ nghề thêu (Tr – 22) .............................................................................................................................. ... THỂ DỤC. BÀI 55. MÔN THỂ THỂ THAO TỰ CHỌN TRÒ CHƠI “BỎ KHĂN” I. MỤC TIÊU. - Thực hiện được động tác tâng cầu bằng đùi, tâng cầu và phát cầu bằng mu bàn chân (hoặc bất cứ bộ phận nào của cơ thể)..

<span class='text_page_counter'>(26)</span> - Thực hiện ném bóng 150gam trúng đích cố định hoặc di chuyển. - Biết cách đứng ném bóng vào rổ bằng hai tay (có thể tung bóng bằng hai tay ). - Chơi trò chơi “Bỏ khăn” Yêu cầu tham gia vào trò chơi tương đối chủ động. II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN. Địa điểm: Trên sân trường . Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. Phương tiện: GV và cán sự mỗi người 1 còi, 10 quả bóng 150g , kẻ sân ném bóng, chuẩn bị khăn để tổ chức trò chơi. III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG TIỆN LÊN LỚP. 1.Phần mở đầu: 6 – 10 phút - GV nhận lớp, phổ biến nhiện vụ, yêu cầu bài học; 1 phút. - Chạy nhẹ nhàng trên địa bàn tự nhiên theo theo vòng tròn trong sân : 120 – 150m. - Ôn các động tác tay, chân, vặn, mình, toàn thân, thăng bằng và nhảy của bài thể dục phát triển chung : Mỗi động tác 2 x 8 nhịp (do cán sự điều khiển) 2.Phần cơ bản : 18 – 22 phút a) Môn thể thao tự chọn : 14 – 16 phút * Đá cầu : 14 – 16 phút - Ôn tâng cầu bằng đùi : 2 – 3 phút. Tập theo tổ với đội hình hàng ngang, khoảng cách giữa em nọ đến em kia tối thiểu 1,5m. - Học phát cầu bằng mu bàn chân : 10 – 12 phút. Tập theo đội hình hàng ngang. GV nêu tên và làm mẫu động tác, sau đó H thực hành, GV theo dõi và sửa sai. * Ném bóng : 14 – 16 phút. + Ôn ném bóng trúng đích : 10 – 12 phút : Tập theo tổ. + Thi ném bóng trúng đích : 2 – 3 phút. - Có thi đua giữa các tổ. * Trò chơi : “ Bỏ khăn” : 5 – 6 phút. + Cho HS cả lớp cùng chơi theo một vòng tròn lớn theo sân đã chuẩn bị + Nêu tên trò chơi, cùng HS nhắc lại tóm tắt cách chơi, cho HS thử một lần, GV cùng HS có thể giải thích hoặc nhấn mạnh những điểm cơ bản để tất cả HS nhớ lại cách chơi. + Cho HS chơi chính thức có thi đua trong khi chơi. 3. Phần kết thúc : 4 – 6 phút - GV cùng HS hệ thống bài : 1 – 2 phút. - Một số động tác hồi tỉnh ( Đi thả lỏng): 1 –2 phút. - Trò chơi hồi tỉnh (con thỏ ăn cỏ- vào hang) : 1 –2 phút. - GV nhận xét và đánh giá kết quả bài học, giao nhà về nhà : Tập đá cầu hoặc ném bóng trúng đích..

<span class='text_page_counter'>(27)</span>

<span class='text_page_counter'>(28)</span>

<span class='text_page_counter'>(29)</span>

<span class='text_page_counter'>(30)</span> TOÁN ÔN TẬP VỀ SỐ TỰ NHIÊN I.MỤC TIÊU. Giúp HS: - Củng cố về đọc, viết, so sánh các số tự nhiên và dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9. - Hoàn thành các bài tập 1, 2, 3 (cột 1), 5 và luyện thêm bài 4 SGK – 147. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :. 1. Bài cũ : Nhắc lại cách tính vận tốc, quãng đường, thời gian Chữa bài tập 1, 2 ( Nêu cách giải bài toán chuyển động cùn và ngược chiều). 2. Bài mới : 1. Giới thiệu bài. 2. Bài mới : GV tổ chức, hướng dẫn cho HS tự làm bài rồi chữa các bài tập. Bài 1 : Cho HS đọc mỗi số rồi nêu giá trị của chữ số 5 trong mỗi số đó. Ví dụ : 70 815 : Bảy mươi nghìn tám trăm mười lăm – chữ số 5 chỉ 5 đơn vị. Chẳng hạn: số 472 036 953 đọc là:"Bốn trăm bảy mươi hai triệu không trăm ba mươi sáu nghìn chín trăm năm mươi ba", chữ số năm trong số này chỉ 5 chục. Bài 2: GV cho HS tự làm rồi chữa bài. HS tự nêu đặc điểm của các số tự nhiên, các số lẻ, các số chẵn liên tiếp. Chẳng hạn: Hai số lẻ liên tiếp nhau hơn ( hoặc kém) nhau hai đơn vị. Bài 3: Khi chữa bài nên hỏi HS cách so sánh các số tự nhiên trong trường hợp chúng có cùng số chữ hoặc không cùng số chữ số . Bài 4: Cho HS tự làm bài rồi chữa bài. Kết quả là: a) 3999 ; 4856 ; 5468 ; 5486. b) 3762 ; 3726 ; 2763 ; 2736. Bài 5: Khi chữa bài nên yêu cầu HS nêu dấu hiệu chia hết cho 2, 5, 3, 9; nêu đặc điểm của số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5;... Chẳng hạn: c) 810 chia hết cho cả 2 và 5. Để tìm ra chữ số cần điền vào trống của 81  là chữ số nào, phải lấy phần chung giữa hai dấu hiệu chia hết cho 2 và 5: + Các số chia hết cho 2 có chữ số tận cùng bên phải là: 0, 2, 4, 6, 8. + Các số chia hết cho 5 có chữ số tận cùng bên phải là: 0, 5. + Chữ số 0 có trong cả hai dấu hiệu chia hết cho 2 và chia hết cho 5 ; 0 là phần chung của hai dấu hiệu này. Vậy số chia hết cho cả 2 và 5 là số có chữ số tận cùng bên phải là 0. d) Tương tự như phần c), số 46  phải có chữ số ở tận cùng bên phải là 0 hoặc 5 và 4 + 6 +  phải chia hết cho 3. Thử điền vào  chữ số 0 rồi chữ số 5 ta thấy 5 là chữ số thích hợp để viết vào  để có 465 chia hết cho cả 3 và 5. 3. Củng cố, dặn dò : - HS nhắc lại cỏc dấu hiệu chia hết. - Dặn HS về nhà làm bài tập vào VBT. Ôn tập các kiến thức về phân số..

<span class='text_page_counter'>(31)</span> -----------------------------LUYỆN TỪ VÀ CÂU KIỂM TRA GIỮA KÌ II (Đề chuyên môn ra) ---------------a&b--------------ĐỊA LÍ CHÂU MĨ (tiếp theo) I.MỤC TIÊU.. Sau bài học, HS có thể: - Nêu được một số đặc điểm về dân cư và kinh tế châu Mĩ : + Dân cư chủ yếu là người có nguồn gốc nhập cư. + Bắc Mĩ có nền kinh tế phát triển cao hơn Trung Mĩ và Nam Mĩ. Bắc Mĩ có nền công nghiệp, nông nghiệp hiện đại. Trung và Nam Mĩ chủ yếu sản xuất nông sản và khai thác khoáng sản để xuất khẩu. - Nêu được một số đặc điểm kinh tế của Hoa Kì : có nền kinh tế phát triển với nhiều ngành công nghiệp đứng hàng đầu thế giới và nông sản xuất khẩu lớn nhất thế giới. - Chỉ và đọc trên bản đồ tên thủ đô của Hoa Kì. - Sử dụng tranh, ảnh, bản đồ, lược đồ để nhận biết một số đặc điểm của dân cư và hoạt động sản xuất của người dân châu Mĩ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.. Bản đồ Thế giới - Các hình SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.. A.Bài cũ: - HS nêu vị trí địa lí, giới hạn của châu Mĩ. - Nêu đặc điểm tự nhiên của châu Mĩ. B.Bài mới: 1.Giới thiệu bài. 2.Các hoạt động. A .Dân cư châu Mĩ Hoạt động 1: Làm việc cá nhân - HS dựa vào bảng số liệu bài 17, trả lời các câu hỏi : + Châu Mĩ đứng thứ mấy về số dân trong các châu lục ? ( T3) + Dân cư châu Mĩ gồm những thành phần nào ? (người Anh-điêng, người gốc Âu, gốc Phi, gốc Á, người lai) + Vì sao dân cư châu Mĩ lại có nhiều thành phần , nhiều màu da như vậy ? (chủ yếu là người nhập cư) + Dân cư châu Mĩ sống tập trung ở đâu ? ( ven biển và miền Đông) - HS trả lời , HS khác nhận xét, GV kết luận. GV kết luận: Châu Mĩ đứng thứ ba về số dân trong các châu lục và phần lớn dân cư châu Mĩ là dân nhập cư. B.Hoạt động kinh tế: Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm - HS quan sát hình 4, đọc SGK thảo luận nhóm 4..

<span class='text_page_counter'>(32)</span> + Nêu sự khác nhau về kinh tế giữa Bắc Mĩ với Trung Mĩ và Nam Mĩ. ( KT Bắc Mĩ phát triển nhất – Trung và Nam Mĩ có nề KT đang phát triển) + Kể tên một số nông sản ở Bắc Mĩ, Trung M ĩ và Nam M ĩ. ( Bắc Mĩ : lúa mì, bông, lợn, bò sữa…; Trung và Nam Mĩ : chuối, cà phê, mía, bông…) + Kể tên một số ngành công nghiệp chính ở Bắc M ĩ, Trung Mĩ và Nam Mĩ. (Bắc Mĩ : điện tử, hàng không vũ trụ….; Trung và Nam Mĩ : khai thác khoáng sản…) - Đại diện nhóm trình bày- các nhóm khác bổ sung GV kết luận: Bắc Mĩ có nền kinh tế phát triển, còn Trung Mĩ và Nam Mĩ có nền kinh tế đang phát triển. c.Hoa Kì Hoạt động 3: HOA KÌ Làm việc theo cặp để hoàn thành sơ đồ các đặc điểm địa lí Hoa Kì: HOA KÌ. Các yếu tố địa lí tự nhiên. Vị trí địa lí: Ở Bắc Mĩ giáp ĐTD, Ca -na – đa, Thái Bình Dương, Mêhi-cô. Diện tích: Lớn thứ 3 thế giới. Khí hậu: Chủ yếu ở đới ôn đới.. Kinh tế - xã hội. Thủ đô: Oasinh tơn. Dân số: Đứng thứ 3 thế giới. Kinh tế: Phát triển nhất thế giới: Sản xuất điện, công nghệ cao, xuất khẩu nông. - 1 nhóm trình bày kết quả . - Gọi một số HS chỉ vị trí của Hoa Kì và thủ đô Oa-sinh-tơn trên bản đồ thế giới. - 1 HS trình bày những hiểu biết của mình về Hoa Kì trên bản đồ. 3.Củng cố, dặn dò: - HS đọc nội dung bài học SGK – 126. - Dặn HS xem trước bài 27 : Châu Đại Dương và châu Nam Cực. ---------------a&b---------------.

<span class='text_page_counter'>(33)</span>

<span class='text_page_counter'>(34)</span>

<span class='text_page_counter'>(35)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×