Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích mối quan hệ giữa đô la hóa và biến động tỷ giá hối đoái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 75 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN QUANG TRUNG

PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐƠ LA HĨA VÀ
BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ HỐI ĐỐI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN QUANG TRUNG

PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐƠ LA HĨA VÀ
BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ HỐI ĐỐI

Chun ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. NGUYỄN VĂN SĨ

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2014



LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan luận văn ‘‘PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐƠ LA
HĨA VÀ BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ HỐI ĐỐI’’ là cơng trình nghiên cứu của chính
tác giả, nội dung được đúc kết từ quá trình học tập và các kết quả nghiên cứu thực
tiễn trong thời gian qua, số liệu sử dụng là trung thực và có nguồn gốc trích dẫn rõ
ràng. Luận văn được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS. Nguyễn
Văn Sĩ.
Tác giả luận văn

Nguyễn Quang Trung


MỤC LỤC

Trang phụ bìa.
Lời cam đoan.
Mục lục.
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt.
Danh mục các bảng.
Danh mục các hình vẽ.
Chương 1 - Giới thiệu chung. .................................................................................... 1
1.1. Lý do chọn đề tài. ....................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu. .................................................................................. 1
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. ............................................................. 2
1.4. Phương pháp nghiên cứu. ........................................................................... 2
1.4.1. Cơ sở dữ liệu. ........................................................................................... 2
1.4.2. Mơ hình nghiên cứu. ................................................................................ 2
1.5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài. ....................................................................... 3

1.6. Kết cấu của luận văn. .................................................................................. 4
Chương 2 - Tổng quan lý thuyết về quan hệ giữa đơ la hóa và biến động tỷ giá hối
đối ............................................................................................................................. 5
2.1. Khái niệm về đơ la hóa. .............................................................................. 5
2.2. Khái niệm về tỷ giá hối đoái và biến động tỷ giá hối đoái ......................... 5
2.3. Quan hệ giữa đơ la hóa và biến động tỷ giá hối đoái ................................. 6
Chương 3 - Biến động tỷ giá hối đối và đơ la hóa ở Việt Nam ............................... 9
3.1. Biến động tỷ giá hối đoái. ........................................................................... 9
3.2. Đơ la hóa. .................................................................................................. 16
Chương 4 - Thiết kế nghiên cứu. ............................................................................. 21
4.1. Nguồn dữ liệu. .......................................................................................... 21
4.1.1. Chỉ số đơ la hóa. .................................................................................... 21
4.1.2. Biến động tỷ giá hối đoái danh nghĩa. ................................................... 24


4.2. Mơ hình nghiên cứu. ................................................................................. 28
4.2.1. Mơ hình Véc tơ tự hồi quy (VAR). ....................................................... 28
4.2.2. Kiểm định quan hệ nhân quả (Granger Causality Test). ....................... 30
4.3 Các kiểm định mơ hình. ............................................................................. 32
4.3.1. Kiểm định tính dừng .............................................................................. 32
4.3.2. Kiểm tra độ trễ phù hợp. ........................................................................ 35
4.3.3. Kiểm định đồng liên kết. ...................................................................... 36
Chương 5 - Kết quả nghiên cứu ............................................................................... 40
5.1. Kiểm định tính dừng. ................................................................................ 40
5.2. Kiểm tra độ trễ phù hợp. ........................................................................... 45
5.3. Kiểm định đồng liên kết. .......................................................................... 46
5.4. Kiểm định quan hệ nhân quả (Granger Causality Test). .......................... 47
5.5. Kiểm tra tính ổn định của mơ hình VAR. ................................................. 50
5.6. Kiểm định tính dừng các phần dư của VAR............................................. 51
5.7. Gợi ý từ kết quả nghiên cứu. .................................................................... 54

Chương 6. Kết luận. ................................................................................................. 58
Tài liệu tham khảo.
Phụ lục.


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CBD:

Tiền gửi xuyên biên giới

DI:

Chỉ số đơ la hóa.

FCC:

Ngoại tệ trong lưu thơng.

FCD:

Số dư tiền gửi ngoại tệ.

IMF:

Quỹ Tiền tệ Thế giới.

M2:

Cung tiền


NERV:

Biến động tỷ giá hối đối.

NHTM:

Ngân hàng thương mại.

TP.HCM:

Thành phố Hồ Chí Minh.


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Tổng hợp biên độ dao dộng của tỷ giá USD/VND cho phép. ................... 9
Bảng 5.1. Kết quả kiểm định Augmented Dickey-Fuller đối với biến NERV ........ 40
Bảng 5.2. Kết quả kiểm định Phillips-Perron đối với biến NERV. ......................... 41
Bảng 5.3. Kết quả kiểm định Augmented Dickey-Fuller đối với biến DI. .............. 41
Bảng 5.4. Kết quả kiểm định Phillips-Perron đối với biến DI. ................................ 42
Bảng 5.5. Kết quả kiểm định Augmented Dickey-Fuller đối với sai phân bậc một
của biến NERV. ....................................................................................................... 43
Bảng 5.6. Kết quả kiểm định Phillips-Perron đối với sai phân bậc một của biến
NERV. ...................................................................................................................... 43
Bảng 5.7. Kết quả kiểm định Augmented Dickey-Fuller đối với sai phân bậc một
của biến DI. .............................................................................................................. 44
Bảng 5.8. Kết quả kiểm định Phillips-Perron đối với sai phân bậc 1 của biến DI. . 44
Bảng 5.9. Kết quả các tiêu chuẩn lựa chọn độ trễ. ................................................... 45
Bảng 5.10 Kết quả kiểm định đồng liên kết ............................................................. 46
Bảng 5.11 Kết quả hồi quy VAR. ............................................................................ 47

Bảng 5.12. Kết quả hồi quy VAR. ........................................................................... 48
Bảng 5.13 Kết quả kiểm định quan hệ nhân quả Granger. ...................................... 49
Bảng 5.14 Kết quả kiểm tra tính ổn định của VAR. ................................................ 50
Bảng 5.15. Kết quả kiểm định Augmented Dickey-Fuller đối với phần dư của biến
NERV. ...................................................................................................................... 52
Bảng 5.16. Kết quả kiểm định Augmented Dickey-Fuller đối với phần dư của biến
DI.............................................................................................................................. 52
Bảng 5.17. Kết quả kiểm định Phillips-Perron đối với phần dư của biến NERV.... 53
Bảng 5.18. Kết quả kiểm định Phillips-Perron đối với phần dư của biến DI. ......... 53


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 3.1. Tỷ giá bình quân liên ngân hàng của đồng Việt Nam với đồng đô la Mỹ từ
năm 1998 đến quý 3 năm 2011. ................................................................................ 10
Hình 3.2. Tỷ giá USD/VND niêm yết tại các ngân hàng thương mại từ năm 1998
đến quý 3 năm 2011. ................................................................................................. 11
Hình 3.3. Biến động của tỷ giá USD/VND niêm yết tại các NHTM ........................ 12
Hình 3.4. Tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do từ năm 1998 đến quý 3/2011. .... 14
Hình 3.5. Biến động của tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do. ............................ 15
Hình 3.6. Tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI). ............................................................... 17
Hình 3.7. Doanh số kiều hối chuyển về Việt Nam ................................................... 18
Hình 3.8. Chỉ số Đơ la hóa (Dollarization Index – DI) của Việt Nam từ năm 1998
đến quý 3 năm 2011. ................................................................................................. 19
Hình 4.1. Biểu đồ thống kê tiền gửi ngoại tệ (FCD) và cung tiền (M2) của Việt Nam
theo tỷ VNĐ từ năm 1998 đến 2011. ........................................................................ 23
Hình 5.1 Kết quả kiểm tra tính ổn định của VAR (Vịng trịn đơn vị). .................... 51


1


Chương 1 – Giới thiệu chung.

1.1. Lý do chọn đề tài.
Theo tiêu chí của Quỹ tiền tệ thế giới (IMF), một nước có tỷ lệ giữa tiền gửi
ngoại tệ trên Cung tiền lớn hơn 30% là nước có mức độ đơ la hóa cao. Việt Nam
gần đây khơng cịn được xem là quốc gia có mức độ đơ la hóa cao nếu xếp theo tiêu
chí trên, tuy nhiên tỷ lệ trên vẫn cịn tương đối cao. Ngoại tệ (Đơ la Mỹ) đóng vai
tro thay thế đồng nội tê ở cả ba chức năng ở những mức độ khác nhau: lưu trữ giá
trị, niêm yết và phương tiện thanh toán. Vấn đề đơ la hóa đã và đang đặt ra thách
thức đối với việc xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ. Song song đó Việt Nam
cũng phải gánh chịu nhiều sự bất ổn đối với nền kinh tế từ biến động tỷ giá hối đoái
(của đồng Việt Nam với đơ la Mỹ). Đã có nhiều nghiên cứu riêng lẻ về đơ la hóa
cũng như biến động tỷ giá đối với trường hợp Việt Nam nhưng chưa có một nghiên
cứu nào phân tích mối quan hệ giữa đơ la hóa và biến động tỷ giá hối đoái ở Việt
Nam. Do đó, trọng tâm của nghiên cứu này là cung cấp một bằng chứng thực
nghiệm về mối quan hệ giữa biến động tỷ giá hối đối và đơ la hóa ở Việt Nam, từ
đó đưa ra các gợi ý chính sách liên quan.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu.
Phân tích mối quan hệ nhân quả (Granger Causality Test) giữa đơ la hóa và
biến động tỷ giá hối đoái danh nghĩa ở Việt Nam. Xác định mối quan hệ nhân quả
giữa đơ la hóa và biến động tỷ giá hối đoái là một chiều (hướng của chiều quan hệ)
hay hai chiều. Từ kết quả trên đưa các thảo luận gợi ý chính sách liên quan đối với
mối quan hệ giữa đơ la hóa và biến động tỷ giá hối đoái.


2

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu là mối quan hệ nhân quả (Granger Causality Test)

giữa biến động tỷ giá hối đối và đơ la hóa ở Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: Trên cơ sở số liệu số dư tiền gửi ngoại tệ (FCD), cung
tiền (M2) và tỷ giá USD/VND danh nghĩa trên thị trường tự do của Việt Nam trong
khoảng thời gian từ Quí 1 năm 1998 đến Quí 3 năm 2011 (gồn 55 quan sát tương
ứng), nghiên cứu mối quan hệ giữa biến động tỷ giá hối đối và đơ la hóa trong
khoảng thời gian theo mẫu.

1.4. Phương pháp nghiên cứu.
1.4.1 Cơ sở dữ liệu.
Dữ liệu chuỗi thời gian theo quý từ Quí 1 năm 1998 đến Quí 3 năm 2011
(55 quan sát) về chỉ số đơ la hóa và biến động tỷ giá hối đối danh nghĩa USD/VND
được dùng để phân tích:
- Chỉ số Đơ la hóa (DI): được tính bằng tỷ số của tiền gửi ngoại tệ (FCD) và
cung tiền (M2). Số liệu FCD và M2 được lấy từ trang điện tử của Ủy ban Kinh tế
của Quốc hội.
- Biến động tỷ giá hối đoái USD/VND danh nghĩa trên thị trường tự do
(NERV): luận văn sử dụng mơ hình GARCH (1,1) để đo lường biến động của tỷ giá
hối đoái USD/VND danh nghĩa trên thị trường tự do. Tỷ giá hối đoái trên lấy theo
thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh TP.HCM.

1.4.2 Mơ hình nghiên cứu.
Luận văn kiểm định quan hệ nhân quả (Granger Causality Test) giữa biến
động tỷ giá hối đoái danh nghĩa (NERV) và chỉ số đơ la hóa (DI) được ước lượng
bằng mơ hình Véc tơ tự hồi quy (VAR) .


3

Trên cơ sở phân tích chuỗi thời gian, luận văn có sử dụng một số phương
pháp kiểm định tính dừng như Augmented Dickey-Fuller và Phillips-Perron, đồng

liên kết (Johansen - Juselius), kiểm tra độ trễ (theo tiêu chuẩn AIC và SIC) và sự ổn
định của VAR.

1.5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài.
Trên thế giới đối với nhiều quốc gia đang phát triển hoặc những nền kinh tế
chuyển đổi, vấn đề đơ lá hóa và biến động tỷ giá hối đối có những tác động khơng
tốt đến việc đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mơ và chính sách tiền tệ. Tuy vậy, vẫn còn
tương đối hiếm các nghiên cứu thực nghiệm tìm hiểu các mối quan hệ nhân quả
giữa biến động tỷ giá hối đối và đơ la hóa.
Việt Nam gần đây khơng cịn được xem là quốc gia có mức độ đơ la hóa cao,
nhưng vấn đề đơ la hóa vẫn đặt ra thách thức đối với việc xây dựng và điều hành
chính sách tiền tệ. Song song đó Việt Nam cũng phải gánh chịu nhiều sự bất ổn đối
với nền kinh tế từ biến động tỷ giá hối đối (của đồng Việt Nam với USD). Từ thực
tế đó dẫn đến có nhiều nghiên cứu riêng lẻ về đơ la hóa cũng như biến động tỷ giá
hối đối đối với trường hợp Việt Nam. Tuy nhiên vẫn chưa có một nghiên cứu nào
phân tích mối quan hệ giữa đơ la hóa và biến động tỷ giá hối đối ở Việt Nam.
Nghiên cứu thực nghiệm sẽ giúp hiểu được mối quan hệ nhân quả giữa biến
động tỷ giá và đô la hóa ở Việt Nam đồng thời đóng góp cho các chứng cứ thực
nghiệm về nghiên cứu vấn đề này.
Việc xác định hướng tác động sẽ đặc biệt thích hợp cho các nhà hoạch định
chính sách ở các nền kinh tế đang phát triển và chuyển đổi, nơi mà thiết kế trình tự
thích hợp cho các chính sách ổn định mà mục tiêu làm giảm bất ổn của nền kinh tế
là thách thức đối với chính phủ.
Do đó trọng tâm của nghiên cứu này là cung cấp một bằng chứng thực
nghiệm về mối quan hệ nhân quả giữa biến động tỷ giá và đơ la hóa ở Việt Nam


4

trong giai đoạn từ quý 1 năm 1998 đến quý 3 năm 2011. Từ kết quả nghiên cứu gợi

ý một số đề xuất chính sách liên quan đến vấn đề mối quan hệ giữa đơ la hóa và
biến động tỷ giá hối đoái.

1.6. Kết cấu của luận văn.
Kết cấu của bài luận văn này gồm 6 phần:
Phần 1 giới thiệu trình bày tổng quan các nội dung chính của luận văn và giải
thích lý do tác giả chọn đề tài này để nghiên cứu.
Phần 2 trình bày tổng quan các lý thuyết nghiên cứu trước đây có liên quan
đến nghiên cứu.
Phần 3 cung cấp một số thông tin về môi trường kinh tế vĩ mô ở Việt Nam là
cơ sở cho nghiên cứu mối quan hệ giữa biến động tỷ giá hối đối và đơ la hóa ở
Việt Nam.
Phần 4 trình bày cơ sơ dữ liệu, mơ hình nghiên cứu và các kiểm định sử dụng
trong nghiên cứu.
Phần 5 thảo luận kết quả nghiên cứu và các gợi ý chính sách liên quan.
Phần 6 là phần kết luận.


5

Chương 2 – Tổng quan lý thuyết về quan hệ giữa đơ la hóa và biến động tỷ giá
hối đối.

2.1. Khái niệm về đơ la hóa.
Theo Nguyễn Anh Tuấn (2011), đơ la hóa hiểu theo nghĩa thơng thường nhất
là q trình phổ biến việc sử dụng đồng đơ la thay thế đồng tiền nội địa trong một
nền kinh tế. Tuy khái niệm này được gắn liền với đồng đô la Mỹ, việc chuyển đổi ra
bất kỳ ngoại tệ có tính ổn định nào khác đều thường được gọi là đô la hố. Q trình
đồng ngoại tệ thâm nhập và thay thế đồng nội tệ trong một nền kinh tế có thể được
một quốc gia chính thức chấp nhận (Offical dollarization – đơ la hóa chính thức)

hoặc khơng chấp nhận nhưng vẫn tồn tại trên thực tế (Unoffical dollarization – đô la
hóa khơng chính thức).

2.2. Khái niệm về tỷ giá hối đoái và biến động tỷ giá hối đoái.
Tỷ giá hối đoái là mối quan hệ so sánh sức mua giữa các đồng tiền với nhau.
Đó là giá cả chuyển đổi một đơn vị tiền tệ của nước này thành những đơn vị tiền tệ
của nước khác.
Tỷ giá hối đoái danh nghĩa là tỷ giá được sử dụng hàng ngày trong giao dịch
trên thị trường ngoại hối, nó chính là giá của một đồng tiền được biểu thị thông qua
đồng tiền khác mà chưa đề cập đến tương quan sức mua hàng hóa và dịch vụ giữa
chúng.
Theo Abdalla (2012), biến động tỷ giá hối đoái (Exchange rate volatility) là
thước đo sự dao động của tỷ giá hối đoái và cũng đồng thời là thước đo rủi ro. Biến
động có thể được tính theo ngày, tháng, quý hay năm.


6

2.3. Quan hệ giữa đơ la hóa và biến động tỷ giá hối đối.
Đã có nhiều nghiên cứu thực nghiệm và lý thuyết về tác động của biến động
tỷ giá hối đối lên các yếu tố kinh tế vĩ mơ. Các nghiên cứu này cho rằng có chiều
quan hệ nhân quả bắt đầu từ biến động tỷ giá hối đoái lên các yếu tố kinh tế vĩ mô
(Arize và Malindretos, 1998; Calvo, 1996; Chowdhury, 1999; Honda &
Schumacher, 2006; Osakwe, 2002).
Tuy nhiên, khi xem xét quan hệ nhân quả giữa biến động tỷ giá hối đoái với
các yếu tố kinh tế khác, đặc biệt là với yếu tố mức độ đô la hóa, thì thời gian gần
đây có nhiều tranh luận về chiều của mối quan hệ này. Cụ thể:
- Mizen và Pentecost (1996) cho rằng biến động tỷ giá hối đoái thúc đẩy
người dân chuyển đổi sang nắm giữ và sử dụng ngoại hối cho các mục đích như các
chức năng đơn vị tính tốn, giao dịch, dự trữ giá trị. Lập luận của họ cho là sụt

giảm tỉ giá làm giảm giá trị của đồng nội tệ trong danh mục tài sản từ đó dẫn đến
tăng tỷ lệ tài sản ngoại hối trong danh mục đầu tư tài sản. Họ kết luận rằng tỷ giá
hối đoái rõ ràng là biến quan trọng dẫn dắt q trình đơ la hóa.
- Friedman và Verbetsky (2001) trong nghiên cứu về đô la hóa ở Nga lưu ý
rằng có một số vấn đề chính sách phát sinh từ đơ la hóa rất quan trọng cho các nền
kinh tế chuyển tiếp và thị trường mới nổi. Đặc biệt, họ lưu ý các vấn đề về động thái
tỷ giá hối đối khi có đơ la hóa. Trong đánh giá của họ ở một số tài liệu, họ cho
rằng đơ la hóa làm cho tỷ giá hối đoái rất dễ biến động để đáp ứng với những thay
đổi chính sách.
- Devereux và Lane (2003) thấy rằng đơ la hóa tài chính dưới hình thức mua
lại các khoản vay đô la làm giảm bớt biến động tỷ giá hối đối.
- Những thay đổi nhỏ trong đơ la hóa sẽ gây ra một "biến động tỷ giá rất lớn"
(Willett và Banaian, 1996) hay đơ la hóa là ngun nhân chính của sự bất ổn trong
tỷ giá hối đối linh hoạt theo McKinnon (1982, 1993) và Bofinger (1991). Quan
điểm này hàm ý rằng đơ la hóa là tác động gây bất ổn đáng kể trong nền kinh tế thế
giới (Willett và Banaian, 1996). Điều này trở nên phù hợp hơn cho một nền kinh tế


7

đang phát triển như Việt Nam, nơi bất ổn tỷ giá hối đoái đã tác động hầu hết các
lĩnh vực sản xuất của nền kinh tế đặc biệt là lĩnh vực sản xuất phụ thuộc nhập khẩu.
- McKinnon (1996) ủng hộ quan điểm này khi lập luận rằng khái niệm về đơ
la hóa quốc tế là hữu ích cho việc giải thích lý do tại sao tỷ giá hối đối thả nổi quá
dễ biến động.
- Gruben và McLeod (2004) lưu ý đến đơ la hóa và hội tụ lạm phát ở các
nước Mỹ Latinh. Nghiên cứu thấy rằng đô la hóa gây ra hội tụ lạm phát (làm giảm
lạm phát) khi lạm phát trong các quốc gia này ảnh hưởng theo của Mỹ khi đô la Mỹ
đang được sử dụng cho các mục đích giao dịch và dự trữ giá trị. Mặc dù nghiên cứu
này không trực tiếp đề cập đến vấn đề biến động tỷ giá, kết luận có thể được rút ra

là biến động tỷ giá hối đoái có xu hướng tự biểu lộ thơng qua lạm phát dù giả định
truyền dẫn đầy đủ, một phần hay trì hoãn.
Những quan sát mâu thuẫn này làm cho mối quan hệ nhân quả giữa biến
động tỷ giá và đô la hóa là một vấn đề nghiên cứu thực nghiệm. Một vài nghiên cứu
gần đây như của Yinusa (2008), Mengesha và Holmes (2013) cung cấp các chứng
cứ thực nghiệm về chiều quan hệ nhân quả tác động từ đơ la hóa đến biến động tỷ
giá hối đoái ở các nước Nigeria và Eritrea.
Dù vậy, các nghiên cứu chuyên sâu về lý thuyết và thực nghiệm tìm hiểu mối
quan hệ nhân quả giữa biến động tỷ giá hối đối và đơ la hóa vẫn cịn tương đối
hiếm. Do đó, thực hiện nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ trên theo thực tế
Việt Nam sẽ giúp hiểu được mối quan hệ nhân quả giữa biến động tỷ giá hối đối và
đơ la hóa ở Việt Nam, đồng thời đóng góp các chứng cứ thực nghiệm về nghiên cứu
vấn đề này.
Việc xác định hướng tác động sẽ đặc biệt thích hợp cho các nhà hoạch định
chính sách ở các nền kinh tế đang phát triển và chuyển đổi, nơi mà thiết kế trình tự
thích hợp cho các chương trình ổn định mà mục tiêu làm giảm bất ổn của nền kinh
tế là một thách thức.


8

Do đó, trọng tâm của nghiên cứu này là cung cấp một bằng chứng thực
nghiệm về mối quan hệ nhân quả giữa biến động tỷ giá hối đối và đơ la hóa ở Việt
Nam trong giai đoạn từ quý 1 năm 1998 đến quý 3 năm 2011.


9

Chương 3 – Biến động tỷ giá hối đoái và đơ la hóa ở Việt Nam.


3.1 Biến động tỷ giá hối đoái.
Theo quy định tại các văn bản pháp quy hiện nay mà cụ thể là Pháp lệnh
Ngoại hối thì tỷ giá hối đối của đồng Việt Nam được hình thành trên cơ sở cung
cầu ngoại tệ trên thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam thực hiện điều tiết tỷ giá hối đoái thơng qua việc sử dụng các cơng cụ của
chính sách tiền tệ và thực hiện phương án mua bán trên thị trường ngoại tệ. Cơ chế
tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam là cơ chế tỷ giá thả nổi có quản lý do Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam xác định trên cơ sở rổ tiền tệ của các nước có quan hệ thương
mại, vay, trả nợ, đầu tư với Việt Nam phù hợp với mục tiêu kinh tế vĩ mô trong từng
thời kỳ.
Thực tế, bắt đầu từ năm 1999, Việt Nam đã có sự thay đổi cơ bản trong cơ
chế điều hành tỷ giá. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tỷ giá USD/VND
hàng ngày dựa trên tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân
hàng. Trên cơ sở đó, các tổ chức tín dụng xác định tỷ giá kinh doanh đô la Mỹ
không vượt quá biên độ cho phép so với tỷ giá bình quân liên ngân hàng. Trong hơn
10 năm từ 1999 đến 2009, cơ chế tỷ giá đã được điều hành theo hướng linh hoạt
hơn thể hiện ở biên độ dao động điều chỉnh qua nhiều lần từ 0,1% lên ± 5%. Tuy
nhiên kể từ tháng 11 năm 2009 thì biên độ này lại thu hẹp còn ± 3% và giảm xuống
± 1% từ tháng 2 năm 2011.
Bảng 3.1. Tổng hợp biên độ dao dộng của tỷ giá USD/VND cho phép.
Khoảng thời gian

Biên độ

- Từ 2/1999 – 6/2002

+0,1%

- Từ 7/2002 – 12/2006


0,25%

- Từ 1/01/07 – 24/12/2007

0,5%


10

- Từ 25/12/07 - 09/03/2008

0,75%

- Từ 10/3/08 – 26/06/2008

1%

- Từ 27/6/08 - 6/11/2008

2%

- Từ 7/11/08 - 23/3/2009

3%

- Từ 24/3/09 - 30/11/2009

5%

- Từ 26/11/09 – 10/2/2011


3%

- Từ 11/2/2011 đến nay

1%

Nguồn: Các quyết định điều chỉnh biên độ của Ngân hàng Nhà nước

Tỷ giá bình quân liên ngân hàng
22000

20000

18000

16000

14000

12000

10000

8000

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Hình 3.1. Tỷ giá bình quân liên ngân hàng của đồng Việt Nam với đồng đô la
Mỹ từ năm 1998 đến quý 3 năm 2011.



11

Tỷ giá giao dịch USD/VND tại các ngân hàng thương mại phải luôn nằm
trong biên độ dao động cho phép xoay quanh tỷ giá bình quân liên ngân hàng. Vì
nhiều lý do khác nhau mà Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tỷ giá bình quân liên
ngân hàng hay biên độ cho phép không theo diễn biến thị trường hay phản ứng
chậm so với diễn biến dẫn đến tại một số thời điểm tỷ giá giao dịch của các ngân
hàng kịch trần biên độ cho phép kéo dài trong một khoảng thời gian và cũng không
phản ánh đúng giá trị thật của đồng USD. Ví dụ như trong khoảng thời gian từ ngày
01/01/2010 đến ngày 31/12/2010, Ngân hàng Nhà nước chỉ có hai lần điều chỉnh tỷ
giá bình qn liên ngân hàng vào ngày 11/02/2010 và 18/08/2010, trong khi tỷ giá
niêm yết tại các ngân hàng đã nhiều lần chạm các mốc trần biên độ cho phép.

Diễn biến tỷ giá USD/VND niêm yết tại các NHTM
22000

20000

18000

16000

14000

12000

10000

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh TP.HCM.

Hình 3.2. Tỷ giá USD/VND niêm yết tại các ngân hàng thương mại từ năm 1998
đến quý 3 năm 2011.


12

Biến động của tỷ giá USD/VND tại NHTM
0.12
0.1
0.08
0.06
0.04
0.02
0
-0.02
-0.04
-0.06
-0.08
-0.1
1998q11999q12000q12001q12002q12003q12004q12005q12006q12007q12008q12009q12010q12011q1

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM, Tác giả tự tính tốn.
Hình 3.3 Biến động của tỷ giá USD/VND niêm yết tại các ngân hàng thương mại.

Từ thực tế trên, cần phải nhấn mạnh một đặc điểm quan trọng của nền kinh
tế Việt Nam là sự hiện diện của thị trường tài chính phi chính thức. Việc áp dụng
các kiểm sốt mua bán, hạn chế trao đổi đối với các giao dịch ngoại hối là nguyên
nhân chính gây ra sự tồn tại của thị trường phi chính thức của ngoại tệ. Các kiểm
sốt này thường áp đặt cho các lý do cán cân thanh toán, tạo ra một thị trường song



13

song hay thị trường tự do phụ thuộc vào các điều kiện ở thị trường chính thức và
các tác nhân kinh tế vĩ mô khác trong nước. Thật vậy, hoạt động của thị trường song
song về cơ bản là một thị trường phản ứng của các tác nhân kinh tế đến môi trường
kinh tế của chúng. Hoạt động này được tạo ra hoàn toàn bởi nhu cầu của thị trường
(Montiel và các cộng sự, 1993). Thực tế, bằng chứng gần đây cho thấy thị trường
song song hoạt động bên cạnh các nền kinh tế chính thức hiện hữu và được ghi nhận
ở hầu như tất cả các nước trên thế giới (Montiel và các cộng sự, 1993). Ở Việt Nam,
hai thị trường này tồn tại bên cạnh nhau từ lâu, là một hậu quả của một giai đoạn dài
điều tiết kinh tế, và quản lý yếu kém kinh tế vĩ mô. Hàm ý hợp lý và rõ ràng là nếu
thị trường song song xuất hiện để phản ứng với việc tuân thủ các kiểm soát, cách
hiệu quả nhất để giảm quy mô của chúng là loại bỏ những hạn chế này và để cho giá
cả phản ánh đầy đủ sự khan hiếm ngoại tệ.
Do sự tồn tại của thị trường song song trên, nếu cơ chế tỷ giá kém linh hoạt
sẽ dẫn đến những thời điểm có sự chênh lệch lớn giữa tỷ giá giao dịch (niêm yết)
của ngân hàng thương mại và tỷ giá giao dịch trên thị trường tự do, tạo nên một sự
lũng đoạn ngoại tệ. Với việc dịng vốn đang dần dần được tự do hóa và lộ trình tự
do hóa giao dịch vốn và mở cửa thị trường tài chính theo các cam kết quốc tế thì cơ
chế tỷ giá hiện hành sẽ chịu tác động lớn từ biến động của thị trường quốc tế. Tình
trạng hai tỷ giá sẽ làm tăng áp lực điều chỉnh tỷ giá chính thức và đến lượt nó, sẽ
phá vỡ các cam kết mục tiêu lạm phát khi chính sách tiền tệ được sử dụng điều tiết
tỷ giá. Bên cạnh đó, vấn đề khó khăn hơn là các áp lực điều chỉnh tỷ giá sẽ chuyển
hóa rất nhanh sang biến động của các chỉ tiêu tiền tệ như lãi suất bởi tình trạng đơ la
hóa cao và tiềm năng của nền kinh tế. Kết quả là thay vì sử dụng lãi suất để điều
chỉnh tỷ giá nhằm duy trì sự ổn định cho mục tiêu lạm phát thì chính sự biến động
của tỷ giá lại chi phối mặt bằng lãi suất và mục tiêu của chính sách tiền tệ. Trong
hồn cảnh này, sẽ rất khó cho Ngân hàng Nhà nước có thể cùng lúc theo đuổi cả
mục tiêu lạm phát và mục tiêu tỷ giá.

Phản ứng của chính phủ Việt Nam đương nhiên là thực hiện các biện pháp
làm giảm hay loại bỏ ảnh hưởng của thị trường không chính thức đối với các loại


14

ngoại tệ đã tồn tại ở đất nước nhiều năm qua. Tuy nhiên các biện pháp này lại mang
nặng tính hành chính hơn là giải quyết các yếu tố mang tính thị trường và kết quả là
vẫn tồn tại một thị trường tự do phát triển song hành cùng với thị trường chính thức.
Ví dụ, diễn biến của tỷ giá chính thức danh nghĩa và tỷ giá thị trường song
song danh nghĩa của đồng Việt Nam so với đô la Mỹ được thể hiện trong các hình
3.4 và 3.5 dưới đây.

Diễn biến tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do
22000

20000

18000

16000

14000

12000

2011q3

2011q1


2010q3

2010q1

2009q3

2009q1

2008q3

2008q1

2007q3

2007q1

2006q3

2006q1

2005q3

2005q1

2004q3

2004q1

2003q3


2003q1

2002q3

2002q1

2001q3

2001q1

2000q3

2000q1

1999q3

1999q1

1998q3

1998q1

10000

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh TP.HCM.
Hình 3.4. Tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do từ năm 1998 đến quý 3 năm 2011.


15


Biến động của tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do
0.12
0.1
0.08
0.06
0.04
0.02
0
-0.02
-0.04
-0.06
-0.08

2011q3

2011q1

2010q3

2010q1

2009q3

2009q1

2008q3

2008q1

2007q3


2007q1

2006q3

2006q1

2005q3

2005q1

2004q3

2004q1

2003q3

2003q1

2002q3

2002q1

2001q3

2001q1

2000q3

2000q1


1999q3

1999q1

1998q3

1998q1

-0.1

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM, Tác giả tự tính tốn.
Hình 3.5. Biến động của tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do.

Có thể thấy là so với tỷ giá giao dịch chính thức của các ngân hàng thì tỷ giá
USD/VND trên thị trường tự do biến động mạnh hơn. Mức độ bất ổn này của tỷ giá
hối đối và các hiệu ứng truyền dẫn của nó đến lạm phát trong nước đã khuyến
khích động thái theo hướng sử dụng ngoại tệ trong nền kinh tế trong nước cho các
mục đích giao dịch, đơn vị tính tốn (niêm yết) và lưu trữ giá trị. Hiện tượng này đã


16

được đề cập đến trong các tài liệu như đô la hóa hoặc thay thế tiền tệ (ví dụ xem
Calvo, 2000; Chang, 2000; Dean, 2000).

3.2. Đơ la hố.
Về lý thuyết, đơ la hóa có thể được coi là đối xứng và bất đối xứng. Theo
McKinnon (1985), khái niệm cơ bản về đơ la hóa ở các nước phát triển liên quan
đến đơ la hóa đối xứng, nơi mà cư dân trong nước và nước ngoài nắm giữ cả hai

loại nội tệ và ngoại tệ. Tuy nhiên, đơ la hóa là bất đối xứng trong phạm vi các nền
kinh tế đang phát triển và chuyển đổi, nơi mà người dân trong nước nắm giữ nội tệ
và ngoại tệ nhưng người nước ngồi khơng giữ nội tệ và trong một số nền kinh tế
chuyển đổi, đồng đô la Mỹ là ngoại tệ ưa thích. Ở những nước này, đơ la Mỹ thực
hiện gần như tất cả ba vai trò truyền thống của nội tệ: Đầu tiên, đô la Mỹ được sử
dụng để lưu trữ giá trị và khi quá trình tiếp tục, giá cả hàng hóa bắt đầu được niêm
yết bằng đơ la Mỹ và vai trị của nó là phương tiện thanh toán bắt đầu, đặc biệt là
cho việc mua bán hàng hóa lâu bền, thuê và các món khác có chi phí cao. Trong bài
nghiên cứu này, đơ la hóa được xem như là sự thay thế tiền tệ phi đối xứng.
Ở Việt Nam, hiện tượng đơ la hóa chủ yếu do các nguyên nhân sau: Việc trải
qua những giai đoạn lạm phát cao và biến động mạnh song song với xu hướng giảm
giá trị của đồng nội tệ so với ngoại tệ theo thời gian đã thúc đẩy người dân lựa chọn
loại tài sản ổn định giá trị thực hơn để tích trữ (chủ yếu là hai loại tài sản vàng và đô
la Mỹ). Những năm qua kiều hối từ người Việt Nam ở nước ngoài chuyển tiền về
nước và dòng vốn quốc tế chu chuyển vào Việt Nam ngày càng gia tăng dẫn đến
người dân và các doanh nghiệp có trong tay một lượng lớn ngoại tệ (đơ la Mỹ).
Song song đó, Chính phủ Việt Nam xác nhận tình trạng đơ la hóa bằng các quy định
cho phép người dân nắm giữ ngoại tệ dưới hình thức tiết kiệm và tài khoản ngoại tệ
tại hệ thống ngân hàng hay cất giữ dưới dạng ngoại tệ tiền mặt (các ngân hàng được
phép nhận tiền gửi bằng ngoại tệ và trả lãi trên các khoản tiền gửi đó kể từ năm
1988). Và nguyên nhân cuối cùng là mức tiết kiệm dưới hình thức các tài sản bằng


17

nội tệ thấp và tương đối ngắn hạn khuyến khích việc vay mượn nước ngoài bằng
ngoại tệ để thay thế và gây ra sự đơ la hóa tài sản nợ. Eichengreen và các cộng sự
(2003) miêu tả điều này là khơng có khả năng vay nước ngồi bằng đồng tiền của
chính mình.


25.00%

19.89%

20.00%

18.13%

15.00%
12.63%
11.75%
9.50%

10.00%

8.40%
6.60%
5.00%

6.52%

4.00%
3.00%
0.80%

0.00%
2001

2002


2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

Nguồn: Tổng cục Thống kê.
Hình 3.6. Tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI).

2010

2011


×