Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Sinh kế bền vững cho các hộ dân vùng đệm vườn quốc gia phong nha kẻ bàng nghiên cứu trường hợp xã sơn trạch huyện bố trạch tỉnh quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (787.15 KB, 72 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN

́
h



́H



---------------

ho

̣c K

in

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

SINH KẾ BỀN VỮNG CHO CÁC HỘ DÂN VÙNG

Đ

ại

ĐỆM VƯỜN QUỐC GIA PHONG NHA KẺ BÀNG –


̀ng

NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP XÃ SƠN TRẠCH,

Tr
ươ

HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH

BÙI THIÊN OANH

NIÊN KHĨA: 2015-2019


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN

́
h



́H



---------------

̣c K


in

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
SINH KẾ BỀN VỮNG CHO CÁC HỘ DÂN VÙNG

ho

ĐỆM VƯỜN QUỐC GIA PHONG NHA KẺ BÀNG –

ại

NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP XÃ SƠN TRẠCH,

Tr
ươ

̀ng

Đ

HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH

SINH VIÊN THỰC HIỆN

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Bùi Thiên Oanh

TS. Phạm Xuân Hùng


Lớp: K49A-KTNN
Niên khóa: 2015-2019

Huế, 12/2018
ii


́

́H



Đề tài “Sinh kế bền vững cho các hộ dân vùng đệm Vườn quốc gia Phong
Nha Kẻ Bàng – Nghiên cứu trường hợp xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng
Bình” là nội dung em chọn để nghiên cứu và làm luận văn tốt nghiệp sau bốn năm
theo học chương trình đại học hệ chính, chun ngành Kinh tế nơng nghiệp tại
trường Đại học Kinh tế Huế. Trong quá trình hoàn thành luận văn tốt nghiệp, em
đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ.

̣c K

in

h



Trước tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Phạm Xuân Hùng, là

người thầy đã trực tiếp hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu để hồn
thành luận văn này. Đồng thời, xin gửi lời cảm ơn đến quý Thầy/Cô Trường Đại
học Kinh tế Huế đã truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm cho em trong suốt thời gian
học tập vừa qua.

ại

ho

Em xin bày tỏ lòng cảm ơn tới Cán bộ Phòng Sử dụng và Phát triển rừng,
Chi Cục Kiểm Lâm thuộc Sở Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thơn tỉnh Quảng
Bình, UBND xã Sơn Trạch, cùng các Cô/Chú người dân xã Sơn Trạch, huyện Bố
Trạch, tỉnh Quảng Bình đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp thông tin, số liệu và trả lời
phỏng vấn trong quá trình thực tế tại địa phương.

̀ng

Đ

Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã luôn động viên, giúp
đỡ và trao cho em nhiều nguồn năng lượng tích cực trong suốt hành trình học tập
vừa qua của mình.

Tr
ươ

Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn!
Huế, ngày 20 tháng 12 năm 2018
Sinh viên
Bùi Thiên Oanh


i


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................i
MỤC LỤC ......................................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU................................................iiv
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ ...........................................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU.................................................................................vi
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐÊ ................................................................................................1

́



1. Tính cấp thiết của đề tài...............................................................................................1

́H

2. Mục tiêu nghiên cứu. ...................................................................................................2



3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. ..............................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................3

in

h


5. Cấu trúc đề tài..............................................................................................................4
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU........................................................................6

̣c K

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ SINH KẾ BỀN VỮNG CHO DÂN CƯ
VÙNG ĐỆM VƯỜN QUỐC GIA ................................................................................6

ho

1.1 Cơ sở lý luận..............................................................................................................6

ại

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản ........................................................................................6

Đ

1.1.2 Cách tiếp cận khung sinh kế bền vững của DFID ..................................................9
1.1.3 Chỉ tiêu đánh giá kết quả sinh kế người dân ........................................................12

̀ng

1.2 Cơ sở thực tiễn.........................................................................................................14

Tr
ươ

1.2.1 Vài nét về vấn đề vùng đệm và sinh kế người dân vùng đệm ở các VQG Việt

Nam

......................................................................................................................14

1.2.2 Kinh nghiệm về phát triển sinh kế bền vững người dân vùng đệm tại một số
VQG, khu bảo tồn ở Việt Nam......................................................................................16
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN KHU
VỰC NGHIÊN CỨU ...................................................................................................19
2.1 Giới thiệu tổng quan về địa bàn nghiên cứu............................................................19
2.1.1 Khái quát về VQG PNKB ....................................................................................19
2.1.2 Điều kiện tự nhiên vùng đệm ...............................................................................20
2.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội vùng đệm ....................................................................25
ii


2.2. Hiện trạng sinh kế của người dân ...........................................................................31
2.2.1 Đặc điểm về mẫu khảo sát....................................................................................31
2.2.2 Các hoạt động sinh kế của người dân...................................................................32
2.2.3. Tài sản sinh kế .....................................................................................................35
2.2.4. Kết quả sinh kế ....................................................................................................41
2.2.5. Các rủi ro và tính bền vững của sinh kế ..............................................................42
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG TÍNH BỀN VỮNG CHO

́



HOẠT ĐỘNG SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN...........................................................49

́H


3.1 Giải pháp đa dạng hóa hoạt động sinh kế................................................................49



3.2 Giải pháp về vốn tài chính.......................................................................................49
3.3 Giải pháp về quản lý, nhân lực ................................................................................50

in

h

3.4 Giải pháp về quy hoạch ...........................................................................................52
3.5 Giải pháp về thể chế, chính sách .............................................................................52

̣c K

3.6 Giải pháp đảm bảo bền vững môi trường................................................................53

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tr
ươ

̀ng

Đ

ại


PHỤ LỤC

ho

PHẦN III: KẾT LUẬN ...............................................................................................56

iii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
DFID

Department for International Development (Bộ Phát triển Quốc tế Anh)

ĐDSH

Đa dạng sinh học

IUCN

International Union for Conservation of Nature (Liên minh Bảo tồn

́
TNTN

Tài nguyên thiên nhiên

TN & MT

Tài nguyên và Môi trường


UBND

Ủy ban Nhân dân

VQG

Vườn Quốc gia



Phong Nha Kẻ Bàng

Tr
ươ

̀ng

Đ

ại

ho

̣c K

in

h


PNKB

́H



Thiên nhiên Quốc tế)

iv


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ

Bảng 2.1 Dân số, diện tích, mật độ dân số các xã vùng đệm ........................................26
Bảng 2.2 Lao động và cơ cấu lao động các xã vùng đệm .............................................28
Bảng 2.3 Tình hình thu nhập của các xã vùng đệm ......................................................29
Bảng 2.5 Mức độ cập nhật kiến thức sản xuất tự đánh giá của người dân....................40

́



Bảng 2.4 Tỷ lệ mức độ các nguồn thu trong cơ cấu thu nhập của hộ dân.....................42
Bảng 2.6 Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến hoạt động sinh kế .............................44

Tr
ươ

̀ng


Đ

ại

ho

̣c K

in

h



́H

Bảng 2.7 Đánh giá tính bền vững của hoạt động sinh kế theo từng lĩnh vực................45

v


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1: Khung sinh kế bền vững................................................................................10
Hình 1.2 Vị trí địa lý của VQG PNKB..........................................................................19
Hình 2.1 Tỷ lệ người tham gia khảo sát phân theo thơn/xóm .......................................31
Hình 2.2 Trình độ học vấn của đối tượng tham gia khảo sát ........................................35

́




Hình 2.3 Tỷ lệ các hộ gia đình có các vật dụng thiết yếu .............................................36

́H

Hình 2.4 Tỷ lệ % các mức thu nhập hàng tháng của các hộ tham gia khảo sát ............37
Hình 2.5 Tỷ lệ các mục chi tiêu trong cơ cấu thu nhập hàng tháng của các hộ được



khảo sát ..........................................................................................................................38

h

Hình 2.6 Tỷ lệ % đầu tư vào các ngành trong cơ cấu sản xuất .....................................39

Tr
ươ

̀ng

Đ

ại

ho

̣c K


in

Hình 2.7 Tỷ lệ tham gia các tổ chức xã hội...................................................................40

vi


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐÊ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hướng tiếp cận sinh kế bền vững là một phần tất yếu để thực hiện mục tiêu phát
triển bền vững đang được nhiều quốc gia và tổ chức áp dụng. Đặc biệt, trong bối cảnh
quốc tế đang có những nỗ lực trong việc giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu,
thì sinh kế của cộng đồng dân cư tại các Vườn Quốc gia là một vấn đề cấp bách cần

́



được quan tâm đúng mực. Sinh kế bền vững vừa góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn

́H

định cuộc sống cho cộng đồng dân cư sinh sống tại vùng đệm VQG vừa tăng khả năng
chống chịu, phục hồi những tác động bên ngoài, hạn chế tối đa việc gây ảnh hưởng



đến các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

h


Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (VQG PNKB) – một trong những Di sản

in

thiên nhiên thế giới, thuộc địa phận ba huyện Bố Trạch, Minh Hố và Quảng Ninh,

̣c K

nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Quảng Bình, cách thành phố Đồng Hới khoảng 50km. Hiện
nay, trong vùng đệm của VQG PNKB có 65.558 dân cư sinh sống phân bố không đồng

ho

đều trong 13 xã. Ngoài người Kinh chiếm 81,3% tổng dân số, đây còn là khu vực tập
trung hầu hết các dân tộc thiểu số ở tỉnh Quảng Bình sinh sống. Nguồn thu nhập chính

ại

của cư dân vùng đệm từ các hoạt động nông – lâm nghiệp là chủ yếu và rừng vẫn là

Đ

một phần quan trọng trong cuộc sống mưu sinh của họ. Những hoạt động canh tác,

̀ng

khai thác các nguồn tài nguyên rừng kéo dài liên tục trong nhiều năm qua là một trong
những nguyên nhân dẫn đến sự xuống cấp về mơi trường ( giảm đa dạng sinh học,


Tr
ươ

thối hóa đất, suy giảm nguồn nước…) kéo theo đó là những hệ lụy về kinh tế, xã hội.
Bên cạnh đó, kể từ khi trở thành di sản thế giới, các dự án đầu tư về du lịch

cũng như lượng khách du lịch đến đây tăng vọt, các hoạt động của lâm tặc, tình trạng
săn bắn động vật hoang dã là mối nguy cho môi trường ở khu vực này. Tất cả các tác
động từ bên ngoài này cũng là một phần ngun nhân làm tăng tính khơng bền vững
cho hoạt động sinh kế của người dân vùng bản địa.
Đặc biệt, Sơn Trạch là một trong những xã vùng đệm chịu nhiều ảnh hưởng
nhất từ VQG PNKB, đây là nơi tập trung dân cư đông đúc, đi đầu trong công cuộc
thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành sang thương mại dịch vụ, hoạt động sinh kế của

1


người dân chứa đựng nhiểu rủi ro. Trước thực trạng đó, việc nghiên cứu sinh kế theo
hướng bền vững cho các hộ dân vùng đệm vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bảng, chọn
nghiên cứu trường hợp xã Sơn Trạch, từ đó đề xuất một số giải pháp góp phần giải
quyết những thách thức hiện nay đối với sự phát triển bền vững khu vực vùng đệm
VQG PNKB là rất cần thiết.
2. Mục tiêu nghiên cứu.

́



 Mục tiêu chung


́H

Mục tiêu chung của đề tài nhằm đánh giá hoạt động sinh kế theo hướng bền
vững của người dân xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình thuộc vùng đệm



VQG PNKB, từ đó đưa ra giải pháp góp phần tăng cường tính bền vững cho hoạt động

h

sinh kế của người dân.

Hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn về sinh kế bền vững cộng đồng dân cư

̣c K

-

in

 Mục tiêu cụ thể
vùng đệm tại VQG.

Thực trạng hoạt động sinh kế người dân khu vực nghiên cứu.

-

Đề xuất giải pháp tăng cường tính bền vững cho hoạt động sinh kế của người


ại

ho

-

Đ

dân vùng đệm VQG PNKB.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động sinh kế của các hộ dân vùng đệm VQG

Tr
ươ

-

̀ng

 Đối tượng nghiên cứu
PNKB.

-

Đối tượng khảo sát: Các hộ dân thuộc vùng đệm VQG PNKB.

 Phạm vi nghiên cứu
-


Về nội dung: Nghiên cứu thực trạng sinh kế của cộng đồng cư dân vùng đệm tại
VQG PNKB thuộc tỉnh Quảng Bình, nghiên cứu trường hợp xã Sơn Trạch, đưa
ra một số giải pháp cụ thể nhằm phát triển sinh kế bền vững cho người dân
vùng đệm VQG PNKB.

-

Về không gian: Nghiên cứu trên phạm vi xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch.

2


-

Về thời gian: Dùng các nguồn tài liệu, số liệu từ 2014 – 2018 và kết quả điều
tra của đề tài.

4. Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu thứ cấp: Thu thập số liệu thứ cấp tại phòng Sử dụng và Phát triển rừng,
Chi Cục Kiểm Lâm, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Bình. Ngồi

́



ra , cịn được thu thập từ các nguồn:
Sách, giáo trình


-

Báo, tạp chí chun ngành và báo, tạp chí có nội dung liên quan

-

Cơng trình khoa học như báo cáo, luận văn...

-

Các cổng thông tin điện tử.

in

h



́H

-

̣c K

Số liệu sơ cấp: Nguồn số liệu sơ cấp được tiến hành thu thập qua điều tra,
phỏng vấn bảng hỏi đối với các hộ dân sinh sống tại xã Sơn Trạch thuộc vùng đệm

đích nghiên cứu của đề tài.

ho


VQG PNKB. Bảng hỏi được thiết kế để thu thập những thông tin phù hợp với mục

ại

Phương pháp điều tra: Mẫu điều tra được lựa chọn theo phương pháp chọn mẫu

Đ

thuận tiện. Với đặc trưng nổi bật của khu vực nghiên cứu là nơi đi đầu trong công cuộc

̀ng

thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành sang thương mại dịch vụ, hoạt động sinh kế chủ
yếu trong lĩnh vực du lịch, nên địa điểm điều tra chủ yếu gồm: Thôn Cù Lạc 1, Thôn

Tr
ươ

Xuân Sơn, Thôn Xuân Tiến, Thôn Phong Nha, Thôn Hạ Lời. Quy mô mẫu điều tra là
60 hộ.

 Phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp: là việc lựa chọn, sắp xếp các dữ

liệu, thông tin từ các nguồn thứ cấp và sơ cấp nhằm định lượng chính xác và đầy đủ
phục vụ cho mục đích điều tra và nghiên cứu, từ đó tổng hợp thành các nhận định, báo
cáo hoàn chỉnh nhằm đưa ra góc nhìn tổng thể về đối tượng nghiên cứu. Cơng cụ hỗ
trợ cho việc phân tích và tổng hợp dữ liệu là phần mềm EXECL.


3


 Phương pháp thảo luận nhóm
Thu thập đánh giá của các đại diện chính quyền về mức độ bền vững trong hoạt
động sinh kế của người dân trong khu vực nghiên cứu.
 Tiến trình nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, để tìm hiểu các mơ hình đánh giá tính bền
vững hoạt động sinh kế của người dân nói chung và người dân vùng đệm nói riêng,

́



khung sinh kế bền vững của DFID là lựa chọn phù hợp nhất. Từ đó, xây dựng các

́H

chiến lược tìm hiểu làm cơ sở cho việc xây dựng các quy trình nghiên cứu cũng như



các phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu sẽ được sử dụng. Quy trình nghiên cứu
của đề tài này bao gồm các bước cơ bản như sau:

Nghiên cứu cơ sở lý thuyết, lựa chọn mơ hình đánh giá

-

Xây dựng bảng câu hỏi, tham vấn giáo viên hướng dẫn để điểu chỉnh, bổ sung


-

Tiến hành khảo sát, điểu tra để đánh giá tính bền vững của hoạt động sinh kế

̣c K

in

h

-

ho

người dân vùng đệm VQG PNKB. Cuộc điều tra lựa chọn các đối tượng ngẫu
nhiên tại xã Sơn Trạch thuộc phần quản lý hành chính của huyện Bố Trạch, tỉnh

ại

Quảng Bình. Tổng số phiếu điều khảo sát là 60 phiếu. Tiến hành khảo sát trong

Đ

3 đợt:

 Đợt 1: 25/10/2018 – 28/10/2018

̀ng


 Đợt 2: 1/11/2018 – 5/11/2018

Tr
ươ

 Đợt 3: 15/11/2018 – 17/11/2018

-

Tổng hợp kết quả và đề xuất giải pháp

5. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần đặt vấn đề và kết luận, đề tài gồm 3 chương:

-

Chương I: Cơ sở khoa học về sinh kế bền vững cho dân cư vùng đệm VQG.

-

Chương II: Đánh giá hoạt động sinh kế của người dân khu vực nghiên cứu.

-

Chương III: Đề xuất giải pháp tăng cường tính bền vững cho hoạt động sinh kế
của người dân.

4



5

Tr
ươ
̀ng
ại

Đ
h

in

̣c K

ho
́H



́




PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ SINH KẾ BỀN VỮNG CHO
DÂN CƯ VÙNG ĐỆM VƯỜN QUỐC GIA
1.1
1.1.1


Cơ sở lý luận
Một số khái niệm cơ bản
a. Sinh kế

́



Sinh kế (livelihood) là khái niệm được hiểu và sử dụng theo nhiều cách và ở

́H

những cấp độ khác nhau. Người đầu tiên sử dụng khái niệm này là Robert Champers



với nghĩa: “Sinh kế gồm năng lực, tài sản, cách tiếp cận (sự dự trữ, tài nguyên, quyền

h

sở hữu, quyền sử dụng) và các hoạt động cần thiết cho cuộc sống” [10].

in

Ở Việt Nam khái niệm sinh kế được giải thích trong Từ điển Tiếng Việt với

̣c K

nghĩa “sinh kế là việc làm để kiếm ăn, để mưu sống”[4]. Trên thực tế, khi triển khai
các chương trình hoạt động phát triển cộng đồng, Trung tâm Phát triển Nông thơn


ho

miền Trung Việt Nam đã giải thích sinh kế là “tập hợp tất cả các nguồn lực và khả
năng mà con người có được, kết hợp với những quyết định và hoạt động mà họ thực

ại

thi nhằm để kiếm sống cũng như để đạt được các mục tiêu và ước nguyện của họ” [6].

Đ

Trong nghiên cứu này thuật ngữ “sinh kế” được sử dụng với ý nghĩa là tập hợp

̀ng

những cách thức kiếm sống của người dân khu vực vùng đệm VQG PNKB.

Tr
ươ

b. Sinh kế bền vững
Khái niệm sinh kế bền vững ngày càng trở nên quan trọng trong các nghiên cứu

về sinh kế. Sau đây là một số định nghĩa về sinh kế bền vững được các học giả cũng
như các tổ chức nghiên cứu ứng dụng rộng rãi.
Định nghĩa sinh kế bền vững của Hanstad, cho rằng: “Một sinh kế được coi là
bền vững khi nó có khả năng ứng phó và phục hồi khi bị tác động, hay có thể thúc đẩy
các khả năng và tài sản ở cả thời điểm hiện tại và trong tương lai trong khi khơng làm
xói mịn nền tảng của các nguồn lực tự nhiên” [14].


6


Tác giả Koss Neefjes giải thích sinh kế bền vững: “Một sinh kế phải tùy thuộc
vào khả năng và của cải (cả nguồn lực vật chất và xã hội) và những hoạt động mà tất
cả là cần thiết để mưu sinh. Sinh kế của một người hay một gia đình là bền vững khi
họ có thể đương đầu và phục hồi trước các căng thẳng và chấn động, và tiếp tục hoặc
nâng cao thêm các khả năng và của cải của mình cả trong tương lai, mà khơng làm
tổn hại đến các nguồn lực môi trường” [15].

́



Tiếp cận sinh kế bền vững (The sustainable livelihood approach): là một cách
cải thiện sự hiểu biết về sinh kế của người nghèo, được dựa trên các yếu tố chính ảnh

́H

hưởng đến sinh sinh kế người nghèo và các mối quan hệ đặc trưng giữa các yếu tố này.



Nó có thể được sử dụng để lên các kế hoạch hoạt động mới và đánh giá các hoạt động

h

hiện có để tạo ra sinh kế bền vững. Cách tiếp cận này đưa ra một khung tiếp cận giúp


in

hiểu biết về sự phức tạp của nghèo đói đồng thời đưa ra một bộ các nguyên tắc hướng

̣c K

dẫn hành động nhằm giải quyết tình trạng nghèo đói [11].
c. Vùng đệm

ho

Vườn quốc gia (National Park): Theo luật ĐDSH được Quốc hội nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 4 thơng qua ngày 13/11/2008 quy

ại

định rõ: Khu bảo tồn bao gồm: a, Vườn Quốc gia; b, Khu dự trữ thiên nhiên; c, Khu

̀ng

yếu sau đây:

Đ

bảo tồn sinh cảnh – loài; d, Khu bảo vệ cảnh quan. VQG phải có đủ các tiêu chí chủ

Tr
ươ

- Có hệ sinh thái tự nhiên quan trọng đối với quốc gia, quốc tế, đặc thù hoặc đại

diện cho một vùng sinh thái tự nhiên.
- Là nơi sinh sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của ít nhất một loài

thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
- Có giá trị đặc biệt về khoa học, giáo dục.
- Có cảnh quan mơi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên, có giá trị du lịch sinh
thái.
Theo IUCN (1999), “Vùng đệm là những vùng được xác định ranh giới rõ
ràng, có hoặc khơng có rừng, nằm ngoài ranh giới của khu bảo tồn thiên nhiên và

7


được quản lý để nâng cao việc bảo tồn của khu bảo tồn thiên nhiên và chính vùng
đệm, đơng thời mang lại lợi ích cho nhân dân sống quanh khu bảo tồn thiên nhiên”
[3].
Theo quy định tại Điều 24, Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg liên quan đến
vùng đệm của các VQG đã đề cập đến việc các vùng đệm sẽ được thành lập để ngăn
chặn hoặc làm giảm sự xâm lấn của con người trong khu vực VQG và Ban Quản lý

́



VQG sẽ thực hiện việc bố trí sắp xếp cho cư dân vùng đệm tham gia vào việc bảo vệ,
bảo tồn, sử dụng hợp lý lâm sản và tài nguyên thiên nhiên cũng như các dịch vụ du

́H

lịch sinh thái để góp phần nâng cao thu nhập và giúp người dân kiếm sống nhờ vào các




hoạt động trong VQG [2].

h

Chức năng của vùng đệm: Tại Hội thảo tháng 3/1999 tại Hà Nội có tác giả đã

in

đưa ra định nghĩa vùng đệm của khu bảo tồn Việt Nam như sau: "Vùng đệm là những

̣c K

vùng được xác định ranh giới rõ ràng, có hoặc khơng có rừng, nằm ngồi ranh giới của
khu bảo tồn và được quản lý để nâng cao việc bảo tồn của khu bảo tồn và của chính

ho

vùng đệm, đồng thời mang lại lợi ích cho nhân dân sống quanh khu bảo tồn.

ại

Điều này có thể thực hiện được bằng cách áp dụng các hoạt động phát triển cụ

Đ

thể, đặc biệt góp phần vào việc nâng cao đời sống kinh tế-xã hội của các cư dân sống


trong vùng đệm". Vùng đệm chịu sự quản lý của chính quyền địa phương và các đơn

̀ng

vị kinh tế khác nằm trong vùng đệm.

Tr
ươ

Định nghĩa trên đã nói rõ chức năng của vùng đệm là: Góp phần vào việc bảo

vệ khu bảo tồn mà nó bao quanh; nâng cao các giá trị bảo tồn của chính bản thân vùng
đệm; và tạo điều kiện mang lại cho những người dân sinh sống trong vùng đệm những
lợi ích từ vùng đệm và từ khu bảo tồn.
Vai trò của vùng đệm: Mọi hoạt động trong vùng đệm phải nhằm mục đích hỗ
trợ cho cơng tác bảo tồn, quản lý và bảo vệ khu rừng đặc dụng; hạn chế di dân từ bên
ngoài vào vùng đệm; cấm săn bắt, bẫy các loài động vật và chặt phá các loài thực vật
hoang dã là đối tượng bảo vệ.

8


Diện tích của vùng đệm khơng tính vào diện tích của khu rừng đặc dụng; Dự
án đầu tư xây dựng và phát triển vùng đệm được phê duyệt cùng với dự án đầu tư của
khu rừng đặc dụng.

Chủ đầu tư dự án vùng đệm có trách nhiệm phối hợp với Uỷ ban Nhân dân các
cấp và các cơ quan, các đơn vị, các tổ chức kinh tế - xã hội trên địa bàn vùng đệm, đặc
biệt với Ban Quản lý khu rừng Đặc dụng để xây dựng các phương án sản xuất nông –


́



lâm – ngư nghiệp, định canh, định cư, trên cơ sở có sự tham gia của cộng đồng dân cư

́H

địa phương, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện để ổn định và

1.1.2



nâng cao đời sống của người dân.

Cách tiếp cận khung sinh kế bền vững của DFID

in

h

Sinh kế hay sinh kế bền vững là vấn đề được quan tâm và đề cập đến ở nhiều

̣c K

nghiên cứu trước đây với các cấp độ và hướng tiếp cận đa dạng. Theo đó, khung sinh
kế bền vững do Bộ Phát triển Quốc tế Anh (Department for International Development

ho


– DFID) đưa ra được các học giả và các cơ quan phát triển ứng dụng rộng rãi, nó được
coi là một cách tiếp cận tồn diện về vấn đề phát triển sinh kế của con người trong các

ại

bối cảnh khác nhau.

Đ

Trong khung phân tích này đề cập đến các yếu tố và thành tố hợp thành sinh kế

̀ng

bao gồm năm nguồn lực: Nguồn lực con người (H), Nguồn lực xã hội (S), Nguồn lực

Tr
ươ

tự nhiên (N), Nguồn lực tài chính (F), Nguồn lực vật chất (P).

9


́


́H

in


h

Hình 1.1: Khung sinh kế bền vững

̣c K

Nguồn lực con người: Con người là loại vốn quan trọng nhất trong ngũ giác
sinh kế của một hộ gia đình, một cộng đồng. Nguồn vốn con người bao gồm kỹ năng,

ho

kiến thức và sự giáo dục của từng cá nhân và các thành viên trong gia đình, sức khỏe,
thời gian và khả năng làm việc để họ đạt được những kết quả sinh kế.

ại

Nguồn lực xã hội: đề cập đến mạng lưới và mối quan hệ xã hội, các tổ chức xã

Đ

hội và các nhóm chính thức cũng như phi chính thức mà con người tham gia để từ đó

̀ng

được những cơ hội và lợi ích khác nhau.
Nguồn lực tự nhiên: là các cơ sở các nguồn lực tự nhiên (của một hộ hoặc một

Tr
ươ


cộng đồng) mà con người trông cậy vào, ví dụ như đất đai, mùa màng, vật ni, rừng,
nước và các nguồn tài nguyên ven biển.
Nguồn lực tài chính: là các nguồn lực tài chính mà con người có được như

nguồn thu nhập tiền mặt và các loại hình tiết kiệm khác nhau, tín dụng và các luồng
thu nhập tiền mặt khác như lương hưu, tiền do thân nhân gửi về hay những trợ cấp của
nhà nước.
Nguồn lực vật chất: bao gồm các cơng trình hạ tầng và xã hội cơ bản và các tài
sản của hộ gia đình hỗ trợ cho sinh kế, như giao thông, hệ thống cấp nước và năng
lượng, nhà ở và cá đồ dùng, dụng cụ trong gia đình.
10


Chiến lược sinh kế là những quyết định trong việc lựa chọn, kết hợp, sử dụng
và quản lý các nguồn vốn sinh kế của người dân nhằm để kiếm sống cũng như đạt
được mục tiêu và ước vọng của họ. Những lựa chọn và quyết định của người dân cụ
thể như là: Quyết định đầu tư vào loại nguồn vốn hay tài sản sinh kế; quy mô của các
hoạt động để tạo thu nhập mà họ theo đuổi; cách thức họ quản lý và bảo tồn các tài sản
sinh kế; cách thức họ thu nhận và phát triển những kiến thức, kỹ năng cần thiết để
kiếm sống; họ đối phó như thế nào với rủi ro, những cú sốc và những cuộc khủng

́



hoảng ở nhiều dạng khác nhau; và họ sử dụng thời gian và công sức lao động mà họ có

́H


như thế nào để làm được những điều trên;...



Những mục tiêu và ước nguyện đạt được là những kết quả sinh kế, đó là những

h

điều mà con người muốn đạt được trong cuộc sống cả trước mắt và lâu dài, bao gồm:

in

- Sự hưng thịnh: Thu nhập cao và ổn định hơn, cơ hội việc làm tốt hơn; kết quả

của hộ gia đình thu được gia tăng.

̣c K

của những công việc mà người dân đang thực hiện tăng lên và nhìn chung lượng tiền

ho

- Đời sống được nâng cao: Ngoài tiền và những thứ mua được bằng tiền, người ta
còn đánh giá đời sống bằng giá trị của những hàng hóa phi vật chất khác. Sự đánh giá

ại

về đời sống của người dân chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều các yếu tố, ví dụ như căn cứ

Đ


vào vấn đề giáo dục và y tế cho các thành viên gia đình được đảm bảo, các điều kiện

̀ng

sống tốt, khả năng tiếp cận các dịch vụ tốt, sự an toàn của đời sống vật chất…

Tr
ươ

- Khả năng tổn thương được giảm: Người nghèo luôn phải sống trong trạng thái
dễ bị tổn thương. Do vậy, sự ưu tiên của họ có thể là tập trung cho việc bảo vệ gia đình
khỏi những đe dọa tiềm ẩn, thay vì phát triển tối đa những cơ hội của mình. Việc giảm
khả năng tổn thương có trong ổn định giá cả thị trường, an tồn sau các thảm họa, khả
năng kiểm soát dịch bệnh gia súc,…
- An ninh lương thực được củng cố: An ninh lương thực là một cốt lõi trong sự
tổn thương và đói nghèo. Việc tăng cường an ninh lương thực có thể được thực hiện
thông qua đảm bảo khả năng tiếp cận nguông tài nguyên đất, nâng cao và ổn định thu
hoạch mùa màng, đa dạng hóa các loại cây lương thực…

11


- Sử dụng bền vững hơn nguồn tài nguyên thiên nhiên, môi trường: Sự bền vững
môi trường là một mối quan tâm lớn mang ý nghĩa quan trọng và hỗ trợ cho các kết
quả sinh kế khác.
1.1.3 Chỉ tiêu đánh giá kết quả sinh kế người dân
Hoạt động sinh kế, về căn bản đều do mỗi cá nhân hay hộ gia đình tự quyết
định dựa vào năng lực và khả năng của họ, đồng thời chịu sự tác động của các thể chế,


́



chính sách và những quan hệ xã hội mà cá nhân hoặc hộ gia đình thiết lập trong cộng
đồng. Do đó, để đánh giá được thực trạng của hoạt động này cần phải đánh giá trên tất

́H

cả các phương diện: Kết quả sinh kế, Các nguồn lực kinh tế, Những yếu tố tác động



đến hoạt động sinh kế như thể chế, chính sách hay những quan hệ xã hội.

h

Cách tiếp cận sinh kế bền vững là một cách phân tích tồn diện về phát triển và

in

giảm nghèo. Cách tiếp cận này giúp chúng ta hiểu được việc con người sử dụng các

̣c K

loại vốn mình có để kiếm sống, thốt nghèo, hay tránh bị rơi vào đói nghèo như thế
nào, vì nó khơng chỉ minh họa các chiến lược tìm kiếm thu nhập, mà nó cịn phân tích

ho


và lý giải về việc tiếp cận, sử dụng và phân phối các nguồn lực mà các cá thể và hộ gia
đình sử dụng để biến các nguồn lực đó thành sinh kế. Vì vậy, để giải quyết được

ại

những vấn đề liên quan đến hoạt động sinh kế, cần sự kết hợp của nhiều lĩnh vực khác

Đ

nhau như kinh tế, xã hội/văn hóa, mơi trường, thể chế.

̀ng

Thực hiện nghiên cứu hoạt động sinh kế bền vững, bước đi cấp thiết cần tiến

Tr
ươ

hành là xây dựng hệ thống các chỉ tiêu, để làm kim chỉ nam cho việc đánh giá, nhận
định cũng như đưa ra các định hướng, giải pháp thích hợp. Theo đó, nhiều tác giả [1],
[11], [12] đều thống nhất đưa ra một số chỉ tiêu đánh giá tính bền vững của sinh kế
trên 4 phương diện: kinh tế, xã hội, môi trường và thể chế.
- Bền vững về kinh tế: được đánh giá chủ yếu bằng chỉ tiêu gia tăng thu nhập.
- Bền vững về xã hội: được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu như: tạo thêm việc
làm, giảm nghèo đói, đảm bảo an ninh lương thực, cải thiện phúc lợi.
- Bền vững về môi trường: được đánh giá thông qua việc sử dụng bền vững các
nguồn lực tự nhiên (tài nguyên đất, nước, rừng, thủy sản…), không gây hủy hoại môi

12



trường (như ơ nhiễm mơi trường, suy thối mơi trường) và có khả năng thích ứng
trước những tổn thương và cú sốc từ bên ngoài.
- Bền vững về thể chế: được đánh giá thơng qua một số tiêu chí như hệ thống
pháp luật được xây dựng đầy đủ và đồng bộ, qui trình hoạch định chính sách có sự
tham gia của người dân, các cơ quan/tổ chức ở khu vực cơng và khu vực tư hoạt động
có hiệu quả; từ đó tạo ra một mơi trường thuận lợi về thể chế và chính sách để các sinh

́



kế được cải thiện một cách liên tục theo thời gian.
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu tồn cầu, sinh kế thích ứng hay chống chịu

́H

được coi là một trong những giải pháp hữu hiệu để đối phó với biến đổi khí hậu và



tăng cường hiệu quả của hoạt động sinh kế cho cộng đồng dân cư. Về cơ bản, đó là

h

sinh kế có khả năng chống chịu với các tác động từ thời tiết cực đoan, giảm thiểu thiệt

in

hại do biến đổi khí hậu gây ra và phát huy được các mặt có lợi do biến đổi khí hậu


̣c K

mang lại cũng như giảm phát thải khí nhà kính. Ở Việt Nam, các tiêu chí để đánh giá
một mơ hình, giải pháp sinh kế thích ứng, bền vững hiện nay là: (i) Thích ứng với biến

ho

đổi khí hậu, (ii) Có thể giảm phát thải khí nhà kính, (iii) Có hiệu quả và bền vững về
mơi trường, về kinh tế và xã hội, có (iv) có khả năng nhân rộng [1].

ại

Như vậy, dựa trên 4 phương diện tương đương với 4 lĩnh vực: kinh tế, xã hội,

Đ

mơi trường, thể chế có thể xây dựng hế thống bao gồm 12 tiêu chí đánh giá sinh kế của

̀ng

người dân trong phạm vi nghiên cứu, như sau:

Tr
ươ

Nhóm tiêu chí về kinh tế: gồm tiêu chí tăng thu nhập, phản ánh qua mức thu
nhập bình quân đầu người và tính sẵn có, bền vững của nguồn thu nhập
Nhóm tiêu chí về xã hội:
-


Tiêu chí tạo việc làm

-

Tiêu chí tỷ lệ nghèo đói

-

Tiêu chí an ninh lương thực

-

Tiêu chí phúc lợi xã hội

Nhóm chỉ tiêu về mơi trường:

13


-

Tiêu chí sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên đất, nước, rừng

-

Tiêu chí khơng gây ơ nhiễm mơi trường

-


Tiêu chí có khả năng thích ứng trước những tổn thương và cú sốc bên
ngồi

Nhóm tiêu chí về thể chế:

-

Tiêu chí quy trình hoạch định chính sách có sự tham gia của người dân

-

Tiêu chí các tổ chức hoạt động có hiệu quả

-

Tiêu chí thể chế, chính sách thúc đẩy sinh kế được cải thiện



1.2.1

Cơ sở thực tiễn

Vài nét về vấn đề vùng đệm và sinh kế người dân vùng đệm ở các VQG Việt

h

1.2

́H


́

Tiêu chí hệ thống pháp luật được xây dựng đầy đủ và đồng bộ



-

in

Nam

̣c K

Cho đến nay nước ta vẫn chưa có sự thống nhất về vùng đệm tại các VQG và
khu bảo tồn, kể cả nhiệm vụ, quy hoạch và cách quản lý. Do sức ép của nhân dân sinh

ho

sống xung quanh hay trong các VQG ngày càng mạnh mà cơng tác bảo tồn gặp nhiều
khó khăn. Để giải quyết các mâu thuẫn nói trên, nhiều VQG, khu bảo tồn đã thực hiện

ại

một số dự án về nâng cao nhận thức môi trường, cải thiện cuộc sống cho người dân

Đ

sống xung quanh các khu bảo tồn và đã thu được một số kết quả khả quan.


̀ng

Xem xét các vùng đệm đã có hiện nay tại các vườn quốc gia và khu bảo tồn

Tr
ươ

chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng việc thành lập các vùng đệm không theo một khuôn
khổ thống nhất. Dù vùng đệm của khu bảo tồn được tạo ra theo hình thức nào, hay khi
thành lập khu bảo tồn khơng nói đến vùng đệm, thì những cơng việc hàng ngày xảy ra,
do dân cư sinh sống xung quanh khu bảo tồn, tạo sức ép nặng nề lên khu bảo tồn, đã
buộc các ban quản lý vườn quốc gia và khu bảo tồn phải có những hoạt động liên quan
đến việc ổn định cuộc sống của dân cư ở đây, giáo dục, khuyến khích họ bảo vệ thiên
nhiên, giải quyết những mâu thuẫn xẩy ra giữa khu bảo tồn và dân, giảm sức ép của
dân lên khu bảo tồn.
Đó là những cơng việc quan trọng mà ban quản lý khu bảo tồn nào cũng phải
thường xuyên lo lắng, và không thể bỏ qua được. Các cơng việc đó thực chất là một
14


trong những công việc quan trọng của việc quản lý vùng đệm. Nhiều ban quản lý khu
bảo tồn và chính quyền thuộc các cấp (huyện và xã) có liên quan đến các khu bảo tồn
và vườn quốc gia, trong nhiều năm qua, tuy chưa có sự hướng dẫn của các cơ quan có
thẩm quyền, nhưng đã có nhiều cố gắng tổ chức các hoạt động bằng những hình thức
khác nhau và bước đầu đã thu được những kết quả khả quan. Sức ép của nhân dân các
địa phương này lên khu bảo tồn đã giảm đi đáng kể, như các vườn quốc gia Cúc
Phương, Yok Đôn, Bạch Mã, Cát Tiên, các khu bảo tồn: Kẻ Gỗ, Xuân Thủy và một số

́




khu bảo tồn khác nữa... Một số dự án quốc tế cũng đã đạt nhiều kết quả trong việc hỗ

́H

trợ các khu bảo tồn về nâng cao nhận thức cho người dân, hoặc giúp dân vùng đệm
nâng cao cuộc sống để họ giảm bớt sức ép lên khu bảo tồn. Một số dự án trong khn



khổ Chương trình nghiên cứu Việt Nam-Hà Lan cũng đã đề cập đến vấn đề vùng đệm.

in

h

Những khó khăn gặp phải trong việc quản lý vùng đệm

̣c K

Điều khó khăn nhất gặp phải trong việc quản lý khu bảo tồn ở Việt Nam là số
dân sinh sống phía ngồi, sát với khu bảo tồn, thậm chí cả trong khu bảo tồn đã tạo sức

ho

ép nặng nề lên khu bảo tồn. Họ phát nương làm rẫy, săn bắt động vật, chặt gỗ, lấy củi,
thu lượm các sản phẩm của rừng và do đó ảnh hưởng lớn đến cơng tác bảo vệ. Ngun


ại

nhân chính của mất rừng là đói nghèo và dân số tăng nhanh

Đ

Kinh nghiệm cho thấy trong công tác bảo vệ theo pháp luật là khó thành cơng.

̀ng

Đường ranh giới có biển báo, trạm gác, bắt bớ, tịch thu, giáo dục cũng không thể ngăn

Tr
ươ

cấm họ xâm phạm khu bảo tồn và, nếu khơng có biện pháp thích hợp để ngăn chặn kịp
thời thì chẳng bao lâu khu bảo tồn sẽ bị xuống cấp. Phải có hệ thống tổ chức mới và
cách giải quyết mới, nhằm thỏa mãn được nhu cầu trước mắt của nhân dân mà không
gây nguy hại đến mục tiêu lâu dài của khu bảo tồn mới có thể cứu thốt sự suy thoái
của các khu này. Kinh nghiệm cho thấy: Hợp tác với nhân dân địa phương và chấp
nhận những yêu cầu cấp bách của họ là biện pháp bảo vệ có hiệu quả hơn là chỉ có
biện pháp hàng rào, ngăn cấm, tuần tra và xử phạt [8].
Điều khó khăn nhất gặp phải trong việc quản lý vùng đệm của vườn quốc gia và
khu bảo tồn nước ta hiện nay là:

15


- Hầu hết vùng đệm đều có đơng dân cư sinh sống. Ví dụ vườn quốc gia Ba Vì có
tới 42000 dân, Bạch Mã (62000 dân), Cát Tiên (162000 dân), Cúc Phương (50000

dân)...
- Vùng đệm thuộc quyền quản lý của chính quyền địa phương (xã, huyện, tỉnh)
nhưng thường chính quyền địa phương ít quan tâm đến khu bảo tồn vì họ không hiểu
rõ tầm quan trọng của khu bảo tồn đối với địa phương và coi việc bảo vệ các khu rừng
đặc dụng là việc của ban quản lý các khu rừng đó.

́



- Nhân dân địa phương, đa số là nghèo, dân số tăng nhanh, dân trí thấp, trong một

́H

số trường hợp họ cho rằng việc thành lập khu bảo tồn khơng đem lại lợi ích gì cho họ,



mà chỉ bị thiệt vì họ khơng được tự do khai thác một phần tài nguyên thiên nhiên như
trước.

in

h

- Hầu hết ban quản lý các khu bảo tồn chưa có giải pháp hữu hiệu để lôi kéo
người dân vùng đệm tham gia công tác bảo tồn, chẳng những thế mà trong nhiều

̣c K


trường hợp vùng đệm là nơi chứa chấp bọn phá rừng, là tụ điểm thu gom động vật
hoang dã trái phép.

ho

- Tập quán canh tác của người dân sống trong vùng đệm ở một số nơi quá lạc

ại

hậu, vẫn tồn tại phương thức đốt nương làm rẫy, chọc lỗ tra hạt vì vậy năng suất mùa

1.2.2

Đ

màng rất thấp, tỷ lệ hộ đói nghèo cao.
Kinh nghiệm về phát triển sinh kế bền vững người dân vùng đệm tại một số

̀ng

VQG, khu bảo tồn ở Việt Nam.

Tr
ươ

a. Dự án phát triển sinh kế các vườn quốc gia tại Đắk Lắk

Từ năm 2003, dự án đẩy mạnh sự tham gia của đồng bào dân tộc thiểu số v ùng

đệm hai vườn quốc gia Chư Giang Sin và Yokdon vào tiến trình phát triển kinh tế của

tỉnh Đắk Lắk. Mục tiêu giai đoạn II là giới thiệu phương pháp lập kế hoạch phát triển
chung dựa theo nhu cầu để phân phối nguồn lực. Sự quan tâm đến nhu cầu và bối cảnh
văn hóa- xã hội của đồng bào dân tộc thiểu số là điểm mấu chốt trong việc điều chỉnh
khung pháp lý để phát triển nông thôn và quản lý tài nguyên thiên nhiên.
Dự án hỗ trợ giới thiệu mơ hình quản lý rừng cộng đồng có sự tham gia trong
giao đất, điều tra rừng và lập kế hoạch quản lý rừng. Đồng thời, hỗ trợ các cơ quan liên
16


quan xây dựng và thí điểm các thủ tục hành chính và tài chính cần thiết để thể chế hóa
thủ tục và nhân rộng toàn tỉnh. Cùng với các cơ quan khuyến nông thuộc Sở NNPTNT và với sự tham gia của nông dân là dân tộc thiểu số, dự án đã triển khai thí điểm
và phổ biến các mơ hình canh tác đất dốc và chăn ni gia súc phù hợp. Đồng thời giới
thiệu các phương pháp khuyến nông có sự tham gia và hỗ trợ người dân tiếp cận các
nguồn tín dụng quy mơ nhỏ. Để tạo cơ hội tăng thu nhập thêm cho người dân, Dự án
xúc tiến thúc đẩy mối liên kết giữa sản xuất, chế biến và thương mại thông qua xây

́



dựng các chuỗi giá trị và Hợp tác Công- Tư. Dự án cũng tập trung vào nâng cao năng

́H

lực và tập huấn cho các cán bộ ở các cơ quan và tổ chức xã hội các cấp trong tỉnh. Các



quy trình, hướng dẫn mới hoặc được thơng qua và các mơ hình đã được thí điểm ở 4
xã mục tiêu của dự án ở huyện Lak và Ea H‟Leo. Phân bổ tài chính cơng cho các buôn


in

h

người dân tộc thiểu số ở 2 huyện mục tiêu vùng dự án (Lak và Ea H'Leo) tăng từ 23 tỉ
đồng (tương đương khoảng 1,15 triệu Euro vào năm 2005) lên 35 tỉ đồng (tương

̣c K

đương 1,75 triệu Euro) [5].

ho

b. Kết hợp Bảo tồn và Phát triển Khu Dự trữ Sinh quyển tỉnh Kiên Giang
Dự án sẽ tập trung triển khai hoạt động tại ba trọng điểm của Khu Dự trữ Sinh

ại

quyển tỉnh Kiên Giang mà đã được UNESCO công nhận năm 2006, gồm Vườn Quốc

Đ

gia U Minh Thượng, Vườn Quốc gia Phú Quốc và khu vực rừng phịng hộ ven biển

̀ng

thuộc Kiên Lương và Hịn Chơng.

Tr

ươ

Các nhóm đối tượng của dự án gồm người dân nghèo sử dụng nguồn tài nguyên
thiên nhiên thuộc rừng phòng hộ ven biển, đất ngập nước và các khu bảo vệ cũng như
cán bộ trực thuộc các vườn quốc gia, các sở, ban, ngành liên quan của tỉnh và huyện.
Tham gia dự án cịn có người dân, cán bộ khuyến nơng, cán bộ địa phương và các cơ
quan đoàn thể, dự án sẽ giải quyết vấn đề xóa đói giảm nghèo thơng qua các cơ hội cải
thiện và đa dạng sinh kế, đặc biệt cho người dân các dân tộc thiểu số như người Khmer
và phụ nữ.
Lợi ích trực tiếp của dự án là sự phối kết hợp giữa các bên tham gia được cải
thiện. Sẽ tổ chức những hội thảo với các bên tham gia để tiến hành lập kế hoạch cho
các chiến lược quản lý, và cùng phối hợp với dự án Quản lý Nguồn tài nguyên thiên
17


×