Đề cương ngoại bụng: Thoát vị bẹn
Ghi chẩn đoán:
Tên bệnh, thể, vị trí, pp tái tạo thành bụng(nếu sau mổ)
VD: Thoát vị bẹn chéo ngoài bên trái đã phẫu thuật cắt túi thoát vị tái tạo thành bụng
theo phương pháp Forgue ngày thứ 2
Nội dung ôn tập:
1. Biện luận chẩn đoán thoát vị?
2. Phân loại thoát vị bẹn?
3. Thế nào là thoát vị bẹn chéo ngoài, trực tiếp. Sự khác nhau giữa thoát vị bẹn
bẩm sinh và thoát vị bẹn mắc phải
4. Chẩn đoán phân biệt thoát vị bẹn với những bệnh nào?
5. Chỉ định điều trị thoát vị bẹn
6. Điều trị ngoại khoa thoát vị bẹn: mục đích, các phương pháp tái tạo thành
bụng?
7. Biến chứng của thoát vị và mổ thoát vị?
8. Biện luận chẩn đoán thoát vị bẹn nghẹt(tạng thoát vị là ruột non)?
9. Các thể lâm sàng thoát vị nghẹt
10. Điều trị thoát vị nghẹt?
11. Cấu tao của ống bẹn?
Câu 1. Biện luận chẩn đoán thoát vị bẹn chéo ngoài:
Khối phồng vùng bẹn bìu:
Hỏi bệnh: cách xuất hiện:
- Có từ nhỏ
- Thấy sau khi ho mạnh, rặn mạnh
- Đứng lâu, chạy nhảy khối phồng to lên, nằm nghỉ khối phồng nhỏ lại
Khám:
- Nằm trên nếp lằn bẹn
- Mềm, bóp tức, đẩy lên được, sờ thấy lỗ bẹn nông rộng và xuất hiện lại khi ho và dặn
- Gõ : vang nếu tạng thoát vị là các quai ruột; đục nếu là mạc nối lớn
- Nghe: tiếng lọc sọc của nhu động ruột
Toàn thân: vướng khi đi lại
Chẩn đoán thoát vị bẹn căn cứ vào:
Xuất hiện khối phồng vùng bẹn bìu với các đặc điểm
- Khối phồng tách biệt với tinh hoàn
- Mật độ mềm
- Nắn bóp tức
- To lên khi ho, lao động đi lại nhỏ đi khi nghỉ ngơi
Câu 2. Phân loại thoát vị bẹn:
- Thoát vị là tình trạng một tạng hoặc một phần của tạng nào đó rời vị trí bình thường
để thoát ra ngoài qua một điểm yếu ở thành cơ quan chứa đựng tạng
- Thoát vị bụng hay gặp nhất.
Phân chia thoát vị bụng:
1. Chia thoát vị ngoài và trong
- Thoát vị ngoài: có thể bẩm sinh hoặc mắc phải. Cơ quan trong ổ bụng thoát ra ngoài
ở dưới da thành bụng qua một khe hoặc một lỗ của thành bụng hoặc chậu hông.
- Thoát vị trong ổ bụng: tạng chui qua một túi bịt của phúc mạc hoặc túi thừa(qua khe
Winslow, qua khe tá- hỗng tràng)
2. Theo nguyên nhân:
- Thoát vị bẩm sinh
- Thoát vị mắc phải
3. Theo vị trí giải phẫu:
- Thoát vị bẹn
- Thoát vị đùi
- Thoát vị rốn
4. Theo mức độ:
- TV hoàn toàn
- TV không hoàn toàn
Phân loại thoát vị bẹn:
1. Theo giải phẫu:
- Thoát vị chéo ngoài: tạng chui ra ở hố bẹn ngoài vào ống phúc tinh mạc
- Thoát vị trực tiếp: tạng chui ra ở hố bẹn giữa
- Thoát vị chéo trong: tạng chui ra ở hố bẹn trong
2. Theo nguyên nhân:
- Thoát vị bẩm sinh do tồn tại ống phúc tinh mạc
- Thoát vị mắc phải: do thành bụng yếu
3. Theo mức độ tiến triển:
- Thể chỏm
- Thoát vị kẽ
- Thoát vị bẹn
- Thoát vị bẹn-bìu
Câu 3. Phân biệt :Thoát vị bẹn gián tiếp(hay là thoát vị chéo ngoài) và thoát vị
bẹn trực tiếp:
* Thoát vị bẹn gián tiếp: có thể là thoát vị bẩm sinh hoặc thoát vị mắc phải:
- TV bẹn gián tiếp bẩm sinh: do còn tồn tại ống phúc tinh mạc. Bình thường sau khi
sinh hoặc chậm nhất sau 6 tháng đến 1năm thì ống phúc tinh mạc sẽ tắc lại tạo thành
dây xơ Cloquet. Nếu ống này vẫn thông thì chính là lỗ thông để cho tạng trong ổ bụng
đi qua và chui xuống bìu. Đặc biệt của thoát vị này là:
+ Thoát vị chui qua lỗ bẹn sâu đi vào ống bẹn và thoát ra ở lỗ bẹn nông để xuống bìu
+ Túi thoát vị và thừng tinh nằm trong một bao xơ chung
ở nữ có thể gặp thoát vị môi lớn: đây chính là TV gián tiếp bẩm sinh ở nữ. Túi thoát vị
là một nếp niêm mạc đi theo giây chằng tròn tử cung có tên gọi là ống Nuck hay túi
thừa phúc mạc Nuck tương đương với ống phúc tinh mạc ở nam
- Thoát vị bẹn gián tiếp mắc phải:do thành bụng bị yếu
ở hố bẹn ngoài tại nơi trước kia tinh hoàn đi qua để xuống bìu để lại một khe lõm nằm
ngay phía ngoài động mạch thượng vị dưới. Đó chính là khe Heselback. Khi áp lực
trong ổ bụng tăng sẽ làm cho nếp niêm mạc này sa xuống và hình thành TV gián tiếp
mắc phải. Túi TV là một túi phúc mạc tân tạo, không nằm cùng trong bao xơ xung
quanh của thừng tinh. Nó đi bên ngoài bao xơ thừng tinh, song song với dây xơ
Cloquet. Vì túi thoát vị nằm ngoài bao xơ nên nó không dính với các thành phần của
thừng tinh nên có thể tách túi thoát vị khỏi thừng tinh dễ dàng
Gọi là thoát vị chéo ngoài: gọi theo hướng đi của tạng thoát vị: tạng thoát vị chui qua
lỗ bẹn sâu đi chéo một đoạn 4-5cm để ra ngoài ở lỗ bẹn nông do đó gọi thoát vị bẹn
chéo ngoài
* Thoát vị bẹn trực tiếp: Thoát vị xảy ra ở hố bẹn giữa. Loại này thường xảy ra ở
người già đã lớn tuổi, cơ thành bụng nhẽo. Hố bẹn giữa là một diện yếu nằm trong một
tam giác(tam giác Hesselback) giới hạn bởi 3 cạnh:
- Cạnh trên ngoài là đm thượng vị dưới
- Cạnh trên trong là bờ ngoài cân cơ thẳng to
- Cạnh dưới là dải chậy mu Thomson(còn gọi là dây chằng bẹn Poupart). Dải cân này
căng ngang từ gai chậu đến gai mu, dọc theo bờ dưới của cơ chéo ngoài. Thành bụng ở
vùng tam giác này chỉ có mạc ngang bảo vệ . Thoát vị bẹn trực tiếp có những đặc điểm
+ Túi không đi qua lỗ bẹn sâu, không đi qua ống bẹn
+ Cổ và đáy túi thoát vị : tam giác Hasselback có 2 phần được phân cách bằng dây
chằng bẹn: phần phía trên dc bẹn là hố bẹn giữa, thoát vị qua đây gọi là thoát vị trực
tiếp
Sự khác nhau:
Dùng thử nghiệm ngón tay cái(thử nghiệm Mayer): Khi khối phồng đã được đẩy vào ổ
bụng, đặt ngón tay cái vào điểm ở giữa đường nối gai chậu trước trên với khớp mu(lỗ
bẹn sâu) bảo bệnh nhân ho mạnh:
=> Nếu thoát vị chéo ngoài: ngón tay cái có thể giữ không cho thoát vị chạy xuống
=> Thoát vị trực tiếp: ngón cái không thể giữ được và khối phồng xuất hiện ở điểm
đang đặt ngón tay
Câu 4. Chẩn đoán phân biệt thoát vị bẹn:
Với tất cả các nguyên nhân có khối phồng vùng bẹn bìu
1. Thoát vị đùi: chỉ đặt ra khi khối phồng ở vùng bẹn bìu nếu khối phồng đã xuống tới
tận bìu thì chỉ có thể là thoát vị bẹn
- Sờ nắn kỹ bờ dưới cân cơ chéo lớn nếu khối phồng xuất hiện ở trên thì là thoát vị
bẹn, nếu xuất hiện ở dưới là thoát vị đùi
- Kẻ 1 đường nối giữa gai chậu trước trên và gai mu là đường Malgaigne. Nếu khối
phồng ở trên đường này là thoát vị bẹn, còn nếu ở dưới đường này là thoát vị đùi
2. Các bệnh khác làm tinh hoàn to:
- Viêm tinh hoàn
- Lao tinh hoàn
- Ung thư tinh hoàn
- Tràn dịch màng tinh hoàn
- Các bệnh lý khác như quai bị, giun chỉ
Tràn dịch màng tinh hoàn:
- Da vùng bìu rắn căng
- Không bấu được mào tinh hoàn 2 bên(DH Sebelium+)
- Dấu hiệu soi đen pin(+)
- Khối phồng không nhỏ lại khi thay đổi tư thế
- Ngón tay luồn vào lỗ bẹn nông và bảo bệnh nhân ho không có giác đập vào ngón tay
Lưu ý:
Thể thông thường có thể cũng nhỏ lại khi ta nắn cũng có chỉ định phẫu thuật tái tạo lại
thành bụng và lộn màng tinh hoàn
3. Nang nước thừng tinh: