Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

THỰC HIỆN PHÁP LUẬT WTO – CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CHO VIỆT NAM KHI THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH VỀ TRỢ CẤP VÀ CHỐNG ĐỐI KHÁNG (HIỆP ĐỊNH SCM)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.35 KB, 6 trang )

THỰC HIỆN PHÁP LUẬT WTO – CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CHO VIỆT
NAM KHI THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH VỀ TRỢ CẤP VÀ CHỐNG ĐỐI
KHÁNG (HIỆP ĐỊNH SCM)

HVTH: Lê Phương Chi
MSSV: M3417003
Phần tóm tắt
Thương mại tự do và bình đẳng là mục tiêu của hầu hết các quốc gia trên thế
giới. Để mục tiêu được thực hiện đòi hỏi thiết lập hành lang pháp lý chung, cụ thể là
Hiệp định thương mại đa phương. Trong các Hiệp định thương mại đa phương mà
Việt Nam là thành viên thì Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng (Hiệp
định SCM) là đặc biệt quan trọng với các doanh nghiệp sản xuất ngành cơng nghiệp.
Hiệp định SCM là quan trọng vì mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội nhưng sẽ hạn
chế quyền của Chính phủ liên quan đến biện pháp đối kháng nhằm tránh một số
hành vi gọi là cạnh tranh với quốc gia mà không tham gia vào Hiệp định.
Trade freedom and equality are goals of most countries in the world. For the
goals to be achieved, common legal framework such as multi-lateral trade agreement
needed to be established. Among multi-lateral trade agreements signed by Vietnam
government, Agreement on Subsidies and Countervailing Measures (SCM) is
important for industrial manugacturing companies. It is because SCM is established
for growth goal but shall restrict government's rights in counter measures to avoid
competition with countries not participating in the Agreement.
Phần mở đầu
Các quốc gia sẽ khơng có được nền kinh tế phát triển khỏe mạnh nếu bản chất
của nền kinh tế đó là nền kinh tế tự cung, tự cấp hay nền kinh tế kế hoạch hóa tập
trung. Một quốc gia muốn có nền kinh tế phát triển khỏe mạnh thì yêu cầu đầu tiên
là quốc gia đó phải là một nền kinh tế thị trường thì đặc điểm cốt lỗi là quốc gia cần
tham gia sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu với việc tham gia và tuân thủ các cam kết
trong “Hiệp định trợ cấp và các biện pháp đối kháng” (Hiệp định SCM). Nội dung
pháp lý về trợ cấp được ghi nhận trong nhiều văn bản pháp lý quốc tế, đặc biệt là
được ghi nhận trong nhiều Hiệp định trong khuôn khổ của WTO. Hiệp định SCM


được ban hành cùng với quá trình vận động của nền kinh tế tại vòng đàm phán
Uruguay và có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1995. Hiệp định SCM được áp
1


dụng cho lĩnh vực phi nơng nghiệp, cịn ngành hàng nơng nghiệp có văn bản quy
định riêng.
Hiện nay, Việt Nam đang nằm trong bối cảnh hội nhập, phát triển trên 3 trục
đó là: cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước: chuyển sang nền kinh tế thị trường,
hội nhập vơi nền kinh tế thế giới đã mang lại động lực và điều kiện cho Việt Nam
phát triển nhanh và bền vững, góp phần đưa Việt Nam trở thành một nước cơng
nghiệp hóa theo hướng hiện đại vào năm 2020, nâng cao đời sống, tinh thần của
người dân, khẳng định vị trí của Việt Nam trong khu vực và thế giới 1. Để làm được
điều này thì Chính phủ các nước thường chủ động tiến hành trợ cấp cho các doanh
nghiệp và sản phẩm của mình nhằm đạt mục tiêu kính tế - xã hội nhất định như: bảo
hộ sản xuất trong nước, khuyến khích đầu tư, bù đắp chi phí đầu tư, hổ trợ phát triển
ngành non trẻ hay ngành trọng điểm của nền kinh tế, bù đắp chi phí đầu tư ban đầu
q lớn, góp phần duy trì ổn định công ăn việc làm, hạn chế thất nghiệp, bảo đảm
trật tự và ổn định xã hội, đặc biệt là những khoản trợ cấp dành cho các doanh nghiệp
làm ăn thua lỗ2
Hiệp định về các biện pháp đối kháng được ký với mục tiêu ngăn cản các
hành vi trợ cấp của Chính phủ vượt quá các giới hạn và điều kiện nhất định để bảo
hộ nền sản xuất nội địa, tránh tình trạng bị hàng hóa nhập khẩu có trợ cấp chiếm hết
thị trường hàng hóa trong nước. Những nước đang phát triển tình hình trợ cấp là một
thách thức đối với các cuộc đối thoại chính sách với các đối tác ở các nước phát triển
nhưng không phải hầu hết các trợ cấp đều bị cấm. Hiệp định quy định rằng tất cả các
yếu tố kinh tế có liên quan sẽ phải được xem xét trong quá trình đánh giá tình trạng
của ngành cơng nghiệp và mối quan hệ nhân quả giữa hàng nhập khẩu được trợ cấp
và những thiệt hại suy đoán.
Những thách thức khi Việt Nam tham gia ký kết Hiệp định SCM

Thứ nhất: Thách thức cải thiện khả năng cạnh tranh, đây là thách thức đầu tiên và
quan trọng nhất. Bởi doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ tập trung cạnh tranh về giá,
song đây chỉ là bước đầu. Nếu doanh nghiệp không cải thiện được khả năng cạnh
tranh trên các phương diện khác – chẳng hạn như; chất lượng, khả năng cung ứng
đơn hàng lớn, thời gian cung ứng đơn hàng kịp thời, và kênh phân phối – thì sẽ khó
thâm nhập được vào thị trường các đối tác FTA, thậm chí thua ngay trên sân nhà.
Đối với tồn bộ nền kinh tế, nếu khơng thúc đẩy được đổi mới khoa học kỹ
thuật, cải thiện khả năng quản trị sản xuất để tăng cường cạnh tranh về chất lượng thì
1

Theo PGS.TS Phạm Kim Chung, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương phát biểu tại diễn đàn khoa học

với chủ đề “Cơ hội và thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam khi tham gia Hiệp định thương mại thế hệ mới”
2

PGS.TS, Nguyễn Anh Tuấn , Giáo trình tổ chức thương mại thế giới (WTO-OMC), Nhà xuất bản chính trị quốc gia, tháng 4 năm

2008, trang 118

2


nguy cơ “bẫy thu nhập trung bình” sẽ ngày càng lớn hơn 3. Nhiều doanh nghiệp sản
xuất ngành hàng công nghiệp sẽ gặp phải nhiều khó khăn và có nguy cơ phải giải thể
hoặc phá sản do thiếu vốn, do tăng chi phí sản xuất đầu tư và áp dụng khoa học – kỹ
thuật, cơng nghệ mới, chi phí xuất khẩu, thuế quan của nước nhập khẩu và cạnh
tranh về giá cả.
Thứ hai: Cán cân xuất nhập khẩu dễ mất cân bằng khi đối mặt với việc nhập khẩu
những hàng hóa có giá trị cao nhưng lại xuất khẩu phần lớn hàng hóa là ngun liệu
thơ, số lượng lớn nhưng giá trị kinh tế thấp.

Thứ ba: khi các doanh nghiệp làm ăn ở nước ngoài, sẽ dễ bị kiện hơn rất nhiều,
gây tổn thất cho doanh nghiệp nói riêng, và cho nền kinh tế nói chung4
Thứ tư: Hàng tiêu dùng trong thị trường nội địa luôn gắn thương hiệu “hàng Việt
Nam chất lượng cao” để khuyến khích thị hiếu người tiêu dùng nhưng hiện đại hóa
ngày nay, hàng nước ngồi đã xuất hiện trên thị trường ngày càng tăng về số lượng
và chất lượng nên thị trường trong nước bị lấn át dẫn đến chênh lệch lớn giữa hàng
hóa sản xuất trong nước và hàng hóa nước ngồi, cho nên thách thức của các nhà sản
xuất Việt Nam cần đảm bảo chất lượng mới có sức cạnh tranh.
Thứ năm: Thách thức về mục tiêu chính sách, việc cân bằng trong các mục tiêu
chính sách là khơng dễ, và thực tế ngày càng trở nên khó khăn hơn. Thống nhất
chung về việc tháo gỡ các điều kiện đầu tư – kinh doanh bất hợp lý chỉ mang tính
nguyên tắc; tạo dựng đồng thuận về ranh giới giữa điều kiện hợp lý và điều kiện bất
hợp lý lại không dễ, do, khác biệt trong nhận thức về quản lý chuyên ngành; khác
biệt giữa lợi ích của ngành và lợi ích cho quốc gia cộng đồng doanh nghiệp; và tư
duy “sợ” mất quyền quản lý của cơ quan nhà nước. Trong một chừng mực khác, tạo
thuận lợi cho doanh nghiệp gia nhập thị trường sớm có thể đi kèm với việc cắt giảm
thời gian thẩm tra kinh tế, môi trường, xã hội, song hệ lụy sau này có thể lớn nếu cơ
quan quản lý thiếu năng lực giám sát và chế tài tương xứng5
Thứ sáu: Trình độ nền kinh tế nước ta vẫn đang thấp kém, trình độ các doanh
nghiệp đang cạnh tranh đây là vấn đề rất lo lắng. Đặc biệt, trình độ cơng nghệ các
doanh nghiệp chúng ta cịn hạn chế. Chất lượng nguồn nhân lực và lo lắng về thể chế
kinh tế (luật, chính sách, bộ máy)… là những thách thức lớn. "Việt Nam tận dụng
được cơ hội và vượt qua được các thách thức thì sẽ gặt hái được nhiều thành cơng
3

Theo PGS.TS Phạm Kim Chung, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương phát biểu tại diễn đàn khoa học

với chủ đề “Cơ hội và thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam khi tham gia Hiệp định thương mại thế hệ mới”
4


Trong các vụ kiện bán phá giá cá tra, cá ba sa ầm ĩ một thời gian dài, mộ trong những luận điểm Mỹ đã “bám” chắc vào đó là “nền

kinh tế Việt Nam không phải là nền kinh tế thị trường do còn trợ cấp…” . Yếu tố này cùng với nhiều nguyên nhân khác đã khiến
cho lợi thế nghiêng hẳn về phía Mỹ. Cịn chúng ta đành phải chịu thua kiện và học được bài học đắt giá về “nền kinh tế thị trường”
và “trợ cấp”.
5

Theo PGS.TS Phạm Kim Chung, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương phát biểu tại diễn đàn khoa học

với chủ đề “Cơ hội và thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam khi tham gia Hiệp định thương mại thế hệ mới”

3


khi tham gia các Hiệp định thương mại thế hệ mới. Cịn ngược lại sẽ rơi vào tình
trạng tụt hậu khơng sao có thể cứu vãn được"6
Những cơ hội khi Việt Nam tham gia ký kết Hiệp định SCM
Những thách thức từ Hiệp định SCM sẽ đan xen với các cơ hội và ở cách phức
tạp ảnh hưởng đáng kể đến quá trình ổn định và phát triển kinh tế, xã hội ở Việt Nam
như: Cơ hội mở rộng thị trường, gia tăng xuất khẩu; Cơ hội tiếp cận nguồn vốn đầu
tư; Cơ hội tiếp cận công nghệ, kỹ năng quản lý nước ngoài; Cơ hội thúc đẩy cải cách
thể chế trong nước theo định hướng thị trường; Giúp thay đổi tư duy và nâng cao
chất lượng hoạch định chính sách của Việt Nam.
* Đối với nhà sản xuất: có thể thấy trợ cấp dành cho nhà sản xuất hàng hóa và
cung cấp dịch vụ sẽ làm giảm chi phí sản xuất, điều này dẫn tới việc mở rộng sản
xuất theo hai hướng:
- Trợ cấp phụ thuộc trực tiếp vào sản lượng đầu ra, nó tương đương với việc giảm
chi phí sản xuất cận biên ngắn hạn cho nhà sản xuất nhận trợ cấp, do vậy các nhà sản
xuất thường giảm giá cho lợi ích này. Theo đó, lượng cầu cũng tăng theo và sản
lượng cũng tăng để đáp ứng nhu cầu tăng đó 7. Điều này cho thấy đối với các doanh

nghiệp được nhận trợ cấp thì giúp doanh nghiệp hạn chế được chi phí, có lợi thế
trong thị trường hơn và nâng cao khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp khơng
được trợ cấp.
- Trợ cấp có thể tác động đến các chi phí cận biên dài hạn theo cách bổ sung năng
lực sản xuất thêm để tồn tại. Ví dụ: một cơng ty hoạt động khơng hiệu quả khơng thể
tạo ra lợi nhuận, và vì vậy sẽ ngưng hoạt động trong điều kiện bình thường. Nhưng
khi cơng ty này được hưởng trợ cấp để duy trì hoạt động, cơng ty khơng những trang
trải chi phí hoạt động mà còn nâng cao sản xuất để tồn tại. Điều này có ý nghĩa trợ
cấp giúp cơng ty có cơ hội xây dựng năng lực mới để quay lại thâm nhập thị trường8
Việc bãi bỏ và giảm thiểu trợ cấp của Chính Phủ đối với các doanh nghiệp sản
xuất và xuất khẩu công nghiệp sẽ khiến các doanh nghiệp tự nổ lực điều chỉnh để
hồn thiện mình, tăng cường khả năng thích ứng và năng lực cạnh tranh, chủ động
tìm kiếm thị trường, nâng cao trình độ quản lý, đẩy mạnh đầu tư và áp dụng khoa
học cơng nghệ. Chính phủ sẽ tiết kiệm được nguồn kinh phí to lớn từ ngân sách vốn
trước đây dành cho việc trợ cấp, bảo hộ các doanh nghiệp và ngành sản xuất công
nghiệp trong nước để đầu tư cho ý tế, giáo dục, phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và
6

GS-TSKH Lê Du Phong, nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế - bày tỏ tại diễn đàn khoa học với chủ đề “Cơ hội và thách
thức đối với nền kinh tế Việt Nam khi tham gia Hiệp định thương mại thế hệ mới”
7
PGS.TS, Nguyễn Anh Tuấn , Giáo trình tổ chức thương mại thế giới (WTO-OMC), Nhà xuất bản chính trị quốc gia, tháng 4 năm
2008, trang 117 - 118
8
PGS.TS, Nguyễn Anh Tuấn , Giáo trình tổ chức thương mại thế giới (WTO-OMC), Nhà xuất bản chính trị quốc gia, tháng 4 năm
2008, trang 118 - 119

4



các u cầu cấp thiết khác. Từ đó giúp Chính phủ điều hành nền kinh tế ổn định và
hiệu quả hơn.
* Đối với người tiêu dùng: việc áp dụng Hiệp định SCM tạo cơ hội hàng hóa
nước ngồi lưu thơng thuận lợi hơn khi tham gia thị trường Việt Nam do thuế nhập
khẩu giảm, giá bán các sản phẩm, dịch vụ sẽ phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng và
họ sẽ được sử dụng các mặt hàng tốt, chất lượng ngay trong nước. Ký kết hiệp định
SCM thì các hàng hóa nước ngồi vào Việt Nam ngày càng đa dạng, do thuế nhập
khẩu giảm nên các sản phẩm bán với giá cả phù hợp với chất lượng sản phẩm mang
tên hàng ngoại nhập. Người tiêu dùng Việt Nam với đặc điểm dân số trẻ và hơn 90
triệu dân sẽ được hưởng nhiều lợi ích trong việc chọn lựa, mua sắm hàng hóa với giá
rẻ, dồi dào và đa dạng. Tạo động lực thúc đẩy để VIệt Nam sớm được cơng nhận là
nền kinh tế thị trường tồn diện và nhiều lợi ích to lớn mà Việt Nam sẽ nhận được
khi được cơng nhận là nước có nền kinh tế thị trường toàn diện.
Kết luận chung và kiến nghị
Việt Nam tham gia Hiệp định SCM là đúng đắn và cần thiết để sớm có một
nền kinh tế phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên để khai thác tối đa những lợi ích và
khắc phục những trở ngại mà Hiệp định SCM đã đem lại cần phải thực hiện một số
biện pháp trước mắt và lâu dài là:
Tuân thủ thực hiện các Hiệp định thương mại đa phương, trong đó có Hiệp
định SCM. Đồng thời chủ động và tích cực đàm phán và ký kết Hiệp định thương
mại song phương.
Chính phủ cần loại bỏ các biện pháp trợ cấp từ nguồn ngân sách cho các
doanh nghiệp sản xuất ngành hàng công nghiệp thay vào đó là áp dụng linh hoạt các
điều khoản miễn trừ mà các Hiệp định thương mại cho phép để hổ trợ có trọng tâm
đối với những doanh nghiệp và ngành cần thiết phải hổ trợ, tránh việc hổ trợ dàn trải
và vi phạm Hiệp định WTO.
Đẩy mạnh các hoạt động hổ trợ và mang lại hiệu quả trong đào tạo, tư vấn,
quản lý phát triển sản xuất công nghiệp, khoa học kỹ thuật và cơng nghệ, trong đó
các hoạt động nghiên cứu đào tạo mang tính chuyên sâu, chuyên ngành cho lĩnh vực
sản xuất công nghiệp và xuất khẩu, các hoạt động đầu tư, xúc tiến thương mại.

Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hồn thiện hệ thống pháp luật và năng
lực thực thi minh bạch về tài chính, thuế, huy động hiệu quả các nguồn lực trong
nước và đầu tư nước ngoài cho hoạt động sản xuất cơng nghiệp.
Các doanh nghiệp trong nước phải nhanh chóng đổi mới, đẩy mạnh áp dụng
khoa học cơng nghệ, trình độ quản lý, am hiểu pháp luật trong nước và quốc tế, nâng
cao chất lượng và giá trị sản phẩm để có nhiều sản phẩm tốt, thương hiệu mạnh, bên
cạnh đó các sản phẩm cần phải có chất lượng cao thì mới giữ vững thị trường sản
xuất.
5


Danh mục tài liệu tham khảo
1. PGS.TS Phạm Kim Chung, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế
Trung ương phát biểu tại diễn đàn khoa học với chủ đề “Cơ hội và thách thức
đối với nền kinh tế Việt Nam khi tham gia Hiệp định thương mại thế hệ mới”
2. PGS.TS, Nguyễn Anh Tuấn , Giáo trình tổ chức thương mại thế giới (WTO
-OMC), Nhà xuất bản chính trị quốc gia, tháng 4 năm 2008, trang 118
3. PGS.TS Mai Hồng Quỳ, Ths. Trần Việt Dũng, Giáo trình luật thương mại
quốc tế
4. Hiệp định về Trợ cấp và các biện pháp đối kháng (SCM)

6



×