VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRẦN ĐỨC DŨNG
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH TẾ, THƯƠNG MẠI
TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ SƠ THẨM CỦA TỊA ÁN
NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ
HÀ NỘI - 2021
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRẦN ĐỨC DŨNG
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH TẾ, THƯƠNG MẠI
TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ SƠ THẨM CỦA TỊA ÁN
NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 8.38.01.07
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. DƯƠNG QUỲNH HOA
HÀ NỘI - 2021
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đặc thù của nền kinh tế Việt Nam hiện nay là nền kinh tế vận hành theo cơ
chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Mặt khác khi nước ta đã gia nhập tổ
chức thương mại thế giới (WTO), nhiều quan hệ kinh tế cũng mang những diện mạo
sắc thái mới. Tương ứng với sự đa dạng phong phú của các quan hệ này, các tranh
chấp phát sinh trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại ngày càng đa dạng, phức tạp
và với số lượng lớn [39]. Ở Việt Nam nói chung cũng như ở TP Hồ Chí Minh nói
riêng hầu hết các tranh chấp kinh tế, thương mại đều được lựa chọn giải quyết bằng
con đường tòa án, bởi các bên tham gia hoạt động thương mại khi giao kết hợp
đồng thương mại thường không biết và không nêu quy định lựa chọn trọng tài trong
hợp đồng nên khi xảy ra tranh chấp không được áp dụng thủ tục này nên việc lựa
chọn giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại theo thủ tục tòa án được coi là giải
pháp hữu hiệu nhất.
Hiện nay, có hai hình thức tài phán quan trọng, đó là Tịa án và Trọng tài.
Tịa án là cơ quan tố tụng, được thành lập và tổ chức hoạt động trên cơ sở quy định
của pháp luật. Trọng tài cũng là cơ quan tài phán nhưng mang tính chất của tài phán
tư, không đại diện cho quyền lực nhà nước. Ở Việt Nam, các bên khi ký hợp đồng
thường thỏa thuận lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp bằng Toà án như một
giải pháp cuối cùng để bảo vệ có hiệu quả nhất các quyền và lợi ích của mình khi
thất bại trong việc sử dụng cơ chế thương lượng, hoà giải [42]. Tuy nhiên việc giải
quyết tranh chấp kinh tế, thương mại bằng Tòa án mặc dù về thủ tục và hoạt động
đã được quy định rõ trong Bộ luật tố tụng dân sự nhưng trong thực tiễn, việc áp
dụng vào giải quyết trong từng vụ án cụ thể cịn nhiều bất cập và gặp khó khăn như
hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện và đồng bộ, sự phối hợp của các cơ quan liên
quan đến thủ tục giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại còn chậm trễ, nhận thức
về pháp luật của các đương sự tham gia trong vụ án còn hạn chế, chưa thực hiện
đúng quyền và nghĩa vụ của mình…
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế lớn nhất của cả nước nên có số
doanh nghiệp và cơng ty tương đối nhiều, trong những năm gần đây các tranh chấp
1
kinh tế, thương mại đang có xu hướng gia tăng dưới nhiều hình thức khác nhau.
Trong thời gian vừa qua, cơng tác xét xử của Tịa án nhân dân TP Hồ Chí Minh
cũng đã đạt được những thành quả nhất định. Tuy nhiên, việc giải quyết tranh chấp
kinh tế, thương mại của Tịa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh vẫn còn nhiều
vướng mắc, quan điểm giải quyết giữa các Tòa án còn chưa thống nhất do pháp luật
giải quyết còn nhiều quy định bất cập, chưa rõ ràng nhưng chưa có sự hướng dẫn cụ
thể… Điều này đã ít nhiều làm giảm hiệu quả giải quyết tranh chấp kinh tế, thương
mại của Tòa án, chưa thật sự đảm bảo việc giải quyết tranh chấp kinh tế, thương
mại được cơng minh, nhanh chóng và chính xác; tình trạng tồn đọng án, giải quyết
án kéo dài vẫn còn đã gây khơng ít phiền hà, mệt mỏi cho đương sự, ảnh hưởng đến
quyền và lợi ích cho các bên đương sự…Do đó, việc tiếp tục nghiên cứu các vấn đề
pháp lý về giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại bằng Tòa án để đưa ra các giải
pháp khoa học nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi các quy định của
pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại bằng Tòa án là vấn đề cấp
thiết. Xuất phát từ các yêu cầu khách quan về giải quyết tranh chấp thương mại
bằng phương thức Tịa án nói chung và thực trạng giải quyết tranh chấp tại Thành
phố Hồ Chí Minh nói riêng, học viên lựa chọn đề tài “Giải quyết tranh chấp kinh
tế, thương mại từ thực tiễn xét xử sơ thẩm của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ
Chí Minh” làm đề tài nghiên cứu cho mình
2. Tình hình nghiên cứu lên quan đến đề tài
Hiện tại, có rất nhiều cơng trình nghiên cứu và các cơng trình khoa học đã
nghiên cứu về nội dung giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại bằng các phương
thức khác nhau có thể kể đến như:
Tác giả Nguyễn Văn Trình (2019), Pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh
doanh thương mại bằng tố tụng Tòa án - Thực tiễn tại Tịa án nhân dân TP. Hồ Chí
Minh, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Viện Đại học Mở Hà Nội. Qua tìm hiểu các quy
định của pháp luật, thực trạng áp dụng tại TAND TP. Hồ Chí Minh, tác giả nêu lên
một số vướng mắc khi áp dụng pháp luật vào thực tiễn và đề xuất một số giải pháp
để phát huy ưu điểm, khắc phục những tồn tại của TAND TP. Hồ Chí Minh trong
q trình giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại. Qua đó, giúp cho việc giải
2
quyết TC kinh tế, thương mại tại Tòa án trở nên hồn thiện hơn, linh hoạt hơn để
Tịa án ln là sự lựa chọn của các bên để giải quyết các tranh chấp của mình khi
phát sinh. Tịa kinh tế TAND TP. Hồ Chí Minh đảm nhận vai trị giải quyết các
tranh chấp kinh tế, thương mại phát sinh trên địa bàn [43].
Tác giả Đinh Thị Trang (2013), Pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh
doanh thương mại theo thủ tục tố tụng tòa án ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ
Luật học của tác giả Đinh Thị Trang, bảo vệ tại Khoa Luật trực thuộc Đại học Quốc gia
Hà Nội. Đánh giá thực trạng của pháp luật giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại
bằng thủ tục tố tụng tại tòa án ở Việt Nam hiện nay. So sánh thủ tục tố tụng tòa án với
một số thủ tục tố tụng khác. Tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp hoàn thiện, nâng cao
chất lượng giải quyết án kinh tế, thương mại tại tịa án. Qua đó tìm hiểu, phát hiện ưu
và nhược điểm của thủ tục này để các cơ sở kinh tế, thương mại có được sự lựa chọn
tốt nhất trong việc giải quyết các tranh chấp của mình, nhanh chóng khắc phục những
hạn chế bất cập làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh. Trên cơ sở đó đề
xuất những phương hướng hồn thiện pháp luật tố tụng hiện nay ở Việt Nam để phục
vụ tốt hơn trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới [42].
Tác giả Nguyễn Thanh Lan (2018), Thực tiễn giải quyết các tranh chấp về
kinh doanh thương mại tại tòa án trên địa bàn tỉnh Bến Tre, Trường Đại học Kinh
tế Tp. Hồ Chí Minh. qua hệ thống cơ sở lý luận, các quy định của pháp luật về giải
quyết tranh chấp kinh doanh thương mại thực áp dụng pháp luật hiện hành khi giải
quyết tranh chấp tại Toà án địa phương. Những qui định pháp luật điều chỉnh các
quan hệ về kinh doanh thương mại và giải quyết các tranh chấp trong hoạt động
thương mại của các chủ thể kinh doanh là cơ sở pháp lý quan trọng tạo điều kiện
thuận lợi để tòa án giải quyết các tranh chấp giữa các đương sự khi tham gia tố
tụng, tuy nhiên một số qui định vẫn còn thiếu sót hạn chế. Trên cơ sở kết quả
nghiên cứu luận văn đã đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện một số vấn đề về luật
hình thức và một số vấn đề về luật nội dung trong hoạt động giải quyết các tranh
chấp về kinh doanh thương mại, nhằm đáp ứng được những địi hỏi mà cơng cuộc
cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế đã đặt ra và trên hết là quyền và lợi ích hợp
pháp của các chủ thể kinh doanh phải được giải quyết nhanh chóng, kịp thời và hiệu
quả khi phát sinh tranh chấp [11].
3
Tác giả Trịnh Hữu Bình (2017), Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương
mại tại tòa án theo thủ tục rút gọn, Luận văn thạc sĩ Luật, Trường Đại học Trà
Vinh. Trên cơ sở những quy định về trình tự thủ tục giải quyết các vụ án theo thủ
tục rút gọn tại chương XVIII, XIX của BLTTDS năm 2015, luận văn được nghiên
cứu tại Tòa án nhân dân tỉnh Trà Vinh. Tác giả phân tích những quy định mới của
thủ tục rút gọn được quy định trong BLTTDS năm 2015 sau đó so sánh với thủ tục
thơng thường để thấy được những giá trị thiết thực của thủ tục rút gọn trong giải
quyết án, điểm nổi bật là rút ngắn được thời gian giải quyết án mà vẫn đảm bảo tính
khách quan của pháp luật, bên cạnh đó những hạn chế của điều luật từ giai đoạn
nhận đơn khởi kiện, xác định chứng cứ, quyết định xét xử theo thủ tục rút gọn từ
cấp sơ thẩm đến cấp phúc thẩm được tác giả nêu ra phân tích cụ thể, để giúp cho
những người làm công tác xét xử nhận thức rõ hơn, thơng suốt hơn về tính chất của
một vụ kiện, từ đó xác định vụ án phải được giải quyết theo thủ tục rút gọn, qua đó
đề xuất hồn thiện những hạn chế của pháp luật còn tồn tại, để thủ tục rút gọn được
mang tính khả thi cao và là sự xác định lựa chọn hàng đầu của Thẩm phán trong
hoạt động xét xử của Tòa án nhằm mang lại hiệu quả thiết thực [1].
Bên cạnh đó, tác tìm đọc: Hoàng Minh Chiến (2007), “Các phương thức giải
quyết tranh chấp thương mại”, Giáo trình Luật thương mại, Nxb Cơng An Nhân
Dân; Trần Đức Thắng, “Nhận diện tranh chấp thương mại”, Tạp chí Dân chủ và
pháp luật; Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội, “Các yếu tố đảm bảo áp dụng pháp
luật trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại tòa án nhân dân”; Đặng
Thanh Hoa (2015), “Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại
trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ Luật học, trường Đại
học Luật thành phố Hồ Chí Minh; Phạm Lê Mai Ly (2014), “Pháp luật hòa giải
tranh chấp kinh doanh thương mại ở Việt Nam”, Luận văn Thạc sĩ Luật học, khoa
Luật Đại học Quốc Gia Hà Nội do TS. Phạm Thị Thanh Thủy hướng dẫn; “Thẩm
quyền dân sự theo loại việc của Tòa án về giải quyết tranh chấp kinh doanh thương
mại”, Luận văn thạc sĩ Luật học của tác giả Nguyễn Thị Hiên, bảo vệ tại Khoa Luật
trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2014; “Thực tiễn áp dụng pháp luật
4
trong việc giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa án”, bài viết
của tác giả Triệu Thị Quỳnh Hoa đăng trên tạp chí Tịa án nhân dân số 19/2012…
Các cơng trình nghiên cứu kể trên đã nghiên cứu một số vấn đề lý luận và
thực tiễn áp dụng pháp luật trong lĩnh vực tranh chấp thương mại, từ đó đánh giá
được thực trạng giải quyết, tìm ra những tồn tại, hạn chế trong quá trình giải quyết
tranh chấp. Tuy nhiên, các cơng trình nêu trên chưa thực sự được áp dụng thực tiễn
khoa học, khiến cho việc áp dụng luật trên thực tế trong công tác giải quyết tranh
chấp thương mại bằng Tòa án còn gặp nhiều lúng túng, chưa có định hướng cụ thể.
Trên thực tế cũng chưa có cơng trình nào nghiên cứu về giải quyết tranh chấp kinh
doanh thương mại tại Tòa án nhân dân TP Hồ Chí Minh.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài nhằm nghiên cứu và làm rõ những vấn đề lý luận, thực
trạng pháp luật và thực tiễn giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại trong xét xử
sơ thẩm tại Tịa án nhân dân TP Hồ Chí Minh, chỉ ra những bất cập, hạn chế và
nguyên nhân của nó. Từ đó, đề ra một số kiến nghị và giải pháp hoàn thiện pháp
luật nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại nói chung và
tại Tịa án nhân dân TP Hồ Chí Minh nói riêng.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, đề tài xác định các nhiệm vụ cụ thể như:
i) Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về giải quyết tranh chấp kinh tế, thương
mại theo con đường Tòa án như khái niệm tranh chấp và giải quyết tranh chấp kinh
tế, thương mại bằng con đường toà án
(ii) Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về pháp luật điều chỉnh hoạt động giải
quyết tranh chấp kinh tế, thương mại bằng Tòa án tại cấp sơ thẩm;
(iii) Nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về giải quyết tranh
chấp kinh tế, thương mại bằng toà án tại cấp sơ thẩm
iv) Phân tích, đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật về giải quyết tranh chấp
kinh tế, thương mại tại Tịa án nhân dân TP Hồ Chí Minh.
5
v) Đưa ra phương hướng và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật
nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp kinh tế thương mại tại cấp sơ thẩm
toà án ND TP HCM.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về những vấn đề lý luận, thực trạng giải quyết tranh chấp
kinh tế, thương mại bằng Tòa án theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành
về giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại tại Toà án nhân dân. Luận văn cũng
đồng thời đi sâu vào phân tích thực trạng giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại
tại Tồ án nhân dân TP Hồ Chí Minh tại các phiên xét xử sơ thẩm với những đặc
thù nhất định so với các địa phương khác. Qua đó thấy được những hạn chế trong
quá trình giải quyết, đưa ra những giải pháp và kiến nghị hoàn thiện pháp luật cụ thể
và nâng cao chất lượng giải quyết kinh doanh, thương mại tại Tịa án nhân dân TP
Hồ Chí Minh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài phân tích, nghiên cứu về thực tiễn giải quyết tranh chấp kinh tế,
thương mại trong xét xử sơ thẩm tại Tòa án nhân dân TP Hồ Chí Minh từ năm 2016
đến năm 2020.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận trên quan điểm của chủ nghĩa
Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và chính sách, quan điểm, chủ trương, đường lối
của Đảng, Nhà nước về pháp luật và các học thuyết khoa học pháp lý liên quan.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài sử dụng các phương pháp sau đây:
(i) Phương pháp phân tích - tổng hợp: Được sử dụng trong tất cả các chương
nhằm lý giải những vấn đề thuộc về bản chất, các quan điểm liên quan đến vấn đề
giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại theo con đường Tòa án tại Tịa án nhân
dân TP Hồ Chí Minh. Từ đó đánh giá được các ưu điểm, hạn chế và tìm ra nguyên
nhân của những hạn chế đó nhằm xây dựng các giải pháp góp phần hồn thiện hệ
6
thống pháp luật về giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại
bằng Tòa án ở nước ta hiện nay nói chung và tại TP Hồ Chí Minh nói riêng;
(ii) Phương pháp so sánh: Được sử dụng để so sánh số liệu các vụ việc được
giải quyết hàng năm, số lượng vụ án thụ lý, kết quả giải quyết. Từ đó rút ra những
ưu điểm và hạn chế của từng năm tại Tòa án nhân dân TP Hồ Chí Minh;
(iii) Phương pháp thống kê: Được sử dụng để thống kê các vụ án tranh chấp
trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại đã thụ lý và giải quyết tại Tịa án nhân dân
TP Hồ Chí Minh từ năm 2016 đến năm 2020.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận về việc giải quyết tranh chấp
kinh tế, thương mại bằng con đường tịa án.
Luận văn có thể dùng làm tư liệu tham khảo cho các cơ quan thực thi pháp
luật, các sinh viên chuyên ngành luật học.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu
của đề tài gồm 03 chương:
Chương 1. Những vấn đề lý luận và pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh
tế, thương mại bằng Tòa án;
Chương 2. Thực trạng giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại từ thực tiễn
xét xử sơ thẩm tại Tịa án nhân dân TP Hồ Chí Minh;
Chương 3. Phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu
quả giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại tại Tòa án nhân dân cấp sơ thẩm;
7
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP KINH TẾ, THƯƠNG MẠI BẰNG TÒA ÁN
1.1. Khái quát giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại bằng Tòa án
1.1.1. Khái niệm tranh chấp kinh tế, thương mại
Bất kỳ quốc gia nào trên thế giới khi phát triển nền kinh tế thị trường đều đề
cao quyền tự do kinh doanh cho cơng dân, từ đó tạo ra động lực giúp cho thương
nhân ra đời và phát triền một cách mạnh mẽ. Khi các quan hệ kinh tế, thương mại
ngày càng phát triển thì tranh chấp phát sinh từ hoạt động thương mại cũng ngày
càng nhiều và phức tạp.
Hiện nay, ở Việt Nam, cùng với sự phát triển và hội nhập kinh tế thế giới,
khái niệm tranh chấp kinh tế, thương mại được sử dụng ngày càng phổ biến rộng
rãi. Theo từ điển Tiếng việt, thuật ngữ tranh chấp được hiểu là “sự bất đồng, mâu
thuẫn về quyền và nghĩa vụ phát sinh giữa các bên có liên quan” [49].
Ở nước ta, khái niệm tranh chấp thương mại lần đầu tiên được đề cập trong
Luật Thương mại 1997, cụ thể tại Điều 238 quy định “tranh chấp thương mại là
tranh chấp phát sinh do việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng
thương mại”. Luật Thương mại số 36/2005/ QH11 (sau đây gọi chung là Luật
Thương mại 2005), Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 (sau đây gọi chung là
Luật Doanh nghiệp 2014) và Luật Trọng tài thương mại số 54/2010/QH12 (sau đây
gọi chung là Luật Trọng tài thương mại 2010) không khái niệm thế nào là tranh
chấp kinh tế, thương mại. Trong Luật Thương mại 2005 chỉ đưa ra định nghĩa hoạt
động thương mại “là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng
hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục
đích sinh lợi khác” [13]. Tại Điều 30 Bộ luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 (sau
đây gọi chung là Bộ luật Tố tụng dân sự 2015) cũng chỉ quy định những trường hợp
tranh chấp về kinh tế, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tịa án mà
khơng có khái niệm cụ thể [24].
Theo tác giả Hoàng Minh Chiến: “Tranh chấp trong kinh doanh (hay tranh chấp
thương mại) là những mâu thuẫn (bất đồng hay xung đột) về quyền và nghĩa vụ giữa
8
các bên trong quá trình thực hiện các hoạt động kinh doanh hoặc có liên quan đến hoạt
động kinh doanh” [3]. Theo tác giả Nguyễn Hợp Toàn: “Tranh chấp kinh tế được hiểu
là sự bất đồng chính kiến, sự mâu thuẫn hay xung đột về quyền và lợi ích kinh tế giữa
các chủ thể tham gia vào các quan hệ kinh tế ở các cấp độ khác nhau.” [38].
Mặc dù có nhiều quan niệm khác nhau về tranh chấp kinh tế, thương mại
nhưng có thể hiểu một cách chung và khái quát nhất rằng: Tranh chấp kinh tế,
thương mại là những vướng mắc, bất đồng, mâu thuẫn, xung đột về quyền và nghĩa
vụ giữa các bên trong quá trình thực hiện hoạt động thương mại giữa các cá nhân, tổ
chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích sinh lợi.
1.1.2. Đặc điểm pháp lý của tranh chấp kinh tế, thương mại
Trong điều kiện kinh tế thị trường, với sự đa dạng của các loại hình kinh
doanh và các phương thức kinh doanh, sự phát sinh những mâu thuẫn, bất đồng về
quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể tham gia hoạt động trong lĩnh vực thương mại là
điều khó tránh khỏi. Dưới đây là một số đặc điểm pháp lý của tranh chấp kinh tế,
thương mại:
Thứ nhất, tranh chấp kinh tế, thương mại xảy ra, hậu quả thiệt hại về vật chất
đối với các bên khi các bên khơng có sự thoả thuận thống nhất một cách giải quyết
có lợi nhất cho cả hai bên;
Thứ hai, mâu thuẫn, bất đồng giữa các bên trong quan hệ thương mại là điều
kiện cần và đủ để tranh chấp phát sinh. Hoạt động thương mại của doanh nghiệp là
hoạt động thiết lập một mạng lưới các hành vi thương mại, mà mục tiêu của các bên
khi tham gia vào các quan hệ này là lợi nhuận. Các bên tuy hợp tác, song vẫn cạnh
tranh nhau để sao cho mình thu về được lợi ích nhiều nhất;
Thứ ba, Chủ thể chủ yếu của tranh chấp kinh tế, thương mại là thương nhân.
Một tranh chấp được coi là tranh chấp thương mại khi có ít nhất một bên là thương
nhân [36]. Ngoài ra, tham gia vào các hoạt động thương mại cịn có các cá nhân
hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh
doanh (Không phải là thương nhân theo Luật thương mại). Tuy nhiên, cũng có một
số trường hợp, các cá nhân tổ chức khác cũng có thể là chủ thể của tranh chấp kinh
tế, thương mại như tranh chấp giữa công ty với thành viên công ty; tranh chấp giữa
9
các thành viên công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, hợp nhất,
giải thể, chia, tách công ty; tranh chấp giữa các bên không phải là Thương nhân
nhưng có thỏa thuận về việc giải quyết tranh chấp theo quy định của Luật Thương
mại và các tranh chấp khác về kinh tế, thương mại;
Thứ tư, tranh chấp thương mại có tính chất đa dạng, phức tạp, từ tranh chấp
này có thể dẫn đến tranh chấp khác. Đó là tính phức tạp và đa dạng của các quan hệ
kinh tế giữa các chủ thể có lợi ích khác nhau trong nền kinh tế thị trường [11].
1.1.3. Giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại
Ngày nay, cùng với xu hướng hội nhập ngày càng tăng và sâu rộng vào nền
kinh tế thế giới, các tranh chấp kinh doanh thương mại sẽ ngày càng gia tăng. Việc
lựa chọn các phương thức giải quyết giải quyết tranh chấp nói riêng hay các vấn đề
liên quan đến q trình giải quyết nói chung dựa trên một nguyên tắc đó là quyền tự
định đoạt của các bên. Quan hệ thương mại có thể được thiết lập bởi giữa các
thương nhân với nhau hoặc là giữa thương nhân với bên không phải thương nhân.
Một tranh chấp được gọi là tranh chấp kinh doanh thương mại khi có ít nhất một
bên tham gia là thương nhân. Bên cạnh đó cũng có một số trường hợp, các cá nhân
tổ chức khác cũng có thể là chủ thể của tranh chấp thương mại như: giữa công ty –
thành viên trong công ty; giữa các thành viên công ty với nhau có liên quan đến
hoạt động, giải thể, chia tách,… công ty;…
Nội dung của tranh chấp thương mại là những xung đột như về quyền, về
nghĩa vụ và về lợi ích của các bên trong hoạt động thương mại. Các quan hệ thương
mại có bản chất là các quan hệ tài sản, vì thế nội dung của tranh chấp thường liên
quan trực tiếp đến lợi ích kinh tế của các bên. Giải quyết tranh chấp kinh doanh
thương mại có 4 phương thức. Đó là hịa giải tranh chấp kinh doanh thương mại;
thương lượng; giải quyết thông qua tố tụng tại Tòa Án; giải quyết qua trọng tài
thương mại. Từ những đặc điểm pháp lý của tranh chấp kinh tế, thương mại, đặt ra
vấn đề cấp thiết đó là khi tranh chấp phát sinh, các bên tranh chấp phải tìm kiếm các
giải pháp, cách thức để loại trừ tranh chấp và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
mình một cách nhanh chóng, thuận lợi, có hiệu quả và khơng ảnh hưởng đến q
trình kinh doanh của mình [12].
10
Giải quyết tranh chấp là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét và ra
quyết định xử lí các tranh chấp dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh doanh, thương
mại, lao động, trên cơ sở xem xét các tài liệu, chứng cứ có trong vụ việc tranh chấp
nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
Theo từ điển tiếng Việt, “giải quyết tranh chấp là các hình thức, phương
pháp nhằm giải quyết các bất đồng, mâu thuẫn về quyền và nghĩa vụ phát sinh giữa
các bên có liên quan” [45].
Từ phân tích nêu trên, có thể hiểu rằng: Giải quyết tranh chấp kinh tế,
thương mại là cách thức mà các bên lựa chọn để giải quyết bất đồng xung đột
quyền và lợi ích của các chủ thể trong q trình hoạt động kinh tế, thương mại.
1.1.4. Giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại bằng phương thức Tòa án
Giải tranh chấp kinh tế, thương mại bằng phương thức Tòa án là hình thức
giải quyết tranh chấp thơng qua hoạt động của cơ quan tài phán Nhà nước, nhân
danh quyền lực Nhà nước để đưa ra phán quyết buộc các bên có nghĩa vụ thi hành,
kể cả bằng sức mạnh cưỡng chế [8].
Trong quá trình giải quyết các tranh chấp kinh tế, thương mại, tịa án phải
tn theo một trình tự, thủ tục nhất định mà pháp luật đã quy định, cụ thể đó là
những ngun tắc cơ bản; trình tự, thủ tục khởi kiện; trình tự, thủ tục giải quyết vụ
việc tại tòa án, thi hành bản án, quyết định của tòa án; quyền và nghĩa vụ của những
người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng cũng như của những cơ quan, tổ
chức, cá nhân có liên quan,… Đây chính là thủ tục tố tụng tịa án.
Như vậy, tố tụng tịa án chính là trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định để
giải quyết các tranh chấp kinh tế, thương mại bằng tòa án.
Thực tiễn pháp luật tố tụng của các nước cho thấy, tố tụng tòa án đều có
chung một số đặc điểm cơ bản sau :
- Ở hầu hết các nước trên thế giới, thủ tục tố tụng tòa án áp dụng cho các
tranh chấp kinh tế, thương mại được dựa trên nền tảng thủ tục tố tụng dân sự cùng
với một số quy định đặc thù cho phù hợp với hoạt động kinh tế, thương mại, chẳng
hạn như: về hội đồng xét xử, về thời gian của các trình tự tố tụng,… Do vậy, ở các
quốc gia này người ta khơng hình thành luật tố tụng riêng cho các tranh chấp trong
kinh doanh mà chỉ có luật về tố tụng dân sự.
11
Ví dụ: Ở Cộng hồ Liên bang Đức, Luật tố tụng đối với các vụ án dân sự và
thương mại được quy định thống nhất trong Bộ luật tố tụng dân sự; ở Pháp, Anh và
Mỹ các tranh chấp trong lĩnh vực kinh doanh thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa
án đều được áp dụng theo thủ tục tố tụng dân sự [8].
- Tố tụng tòa án là thủ tục giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại của Tòa
án – một cơ quan Nhà nước, hoạt động xét xử của nó mang tính quyền lực Nhà
nước nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước và đóng vai trò là cơ quan
bảo vệ pháp luật.
- Phán quyết của tòa án được đảm bảo thi hành và thủ tục giải quyết của Tòa
án rất chặt chẽ, rất phức tạp và khơng thể thay đổi được. Phán quyết của tịa án có
thể bị kháng cáo, kháng nghị hoặc có thể được xem xét lại theo thủ tục giám đốc
thẩm, tái thẩm.
- Trong tố tụng tòa án, các phiên tòa xét xử thường được tổ chức công khai,
bản án được công bố rộng rãi.
* Ưu điểm và nhược của giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại bằng Tòa án
- Ưu điểm giải quyết bằng Tòa án
+ Tòa án là cơ quan xét xử của Nhà nước nên phán quyết của tịa án có tính
cưỡng chế cao. Trình tự, thủ tục tố tụng chặt chẽ; và đảm bảo hiệu lực thi hành của
phán quyết tại Tịa. Nếu các bên khơng chấp hành sẽ bị cưỡng chế bởi cơ quan thi
hành án. Các bên được bảo toàn quyền lợi và nghĩa vụ của mình bắt buộc phải thực
hiện theo phán quyết của Tịa.
+ Ngun tắc xét xử cơng khai có tính răn đe đối với những thương nhân
kinh doanh vi phạm pháp luật. Đây cũng là một lợi thế; vì khi có những vụ xét xử
công khai sẽ nhận ra những doanh nghiệp mang tính lừa lọc; hay vi phạm để tránh
những trường hợp khác xảy ra.
+ Các tòa án, đại diện cho chủ quyền quốc gia; có điều kiện tốt hơn các trọng tài
viên trong việc tiến hành điều tra; có quyền cưỡng chế, triệu tập bên thứ ba đến tòa.
+ Các bên không phải trả thù lao cho thẩm phán, ngồi ra chi phí hành chính
rất hợp lý.
12
- Hạn chế giải quyết bằng Tòa án
+ Thủ tục tố tụng tại tòa án thiếu linh hoạt do đã được pháp luật quy định
trước đó;
+ Phán quyết của tịa án thường bị kháng cáo. Q trình tố tụng có thể bị trì
hỗn và kéo dài; có thể phải qua nhiều cấp xét xử; ảnh hưởng đến quá trình sản
xuất, kinh doanh.
+ Ngun tắc xét xử cơng khai của tịa án tuy là nguyên tắc được xem là tiến
bộ; mang tính răn đe nhưng đơi khi lại là cản trở đối với doanh nhân khi những bí
mật kinh doanh bị tiết lộ; và uy tín trên thương trường bị giảm sút.
Đối với các tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngồi thì:
+ Phán quyết của tịa án thường khó đạt được sự cơng nhận quốc tế. Phán
quyết của tịa án được công nhận tại một nước khác thường thông qua hiệp định
song phương hoặc theo nguyên tắc rất nghiêm ngặt.
+ Mặc dù thẩm phán quốc gia có thể khách quan; họ vẫn phải buộc sử dụng
ngôn ngữ và áp dụng quy tắc tố tụng của quốc gia họ và thường cùng quốc tịch với
một bên.
1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại bằng
Tòa án
Hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân nói chung và hoạt động giải quyết các
tranh chấp kinh tế, thương mại bằng Tịa án nói riêng là hoạt động áp dụng pháp
luật. Trong quá trình giải quyết tranh chấp thương mại bằng Tịa án, có những yếu
tố ảnh hưởng nhất định đến công tác xét xử, phán quyết của Tịa án. Trong khn
khổ của đề tài, em xin đưa ra một số yếu tố cơ bản sau:
Thứ nhất, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật
Một trong những yếu tố quan trọng nhất tác động trực tiếp tới việc giải quyết
tranh chấp kinh tế, thương mại bằng Tòa án là hệ thống pháp luật. Khi áp dụng pháp
luật nói chung, áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại
nói riêng “Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp
luật” hay nói một cách khác, khi giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại, Tòa án
phải tuân theo và áp dụng các quy định của Hiến pháp, pháp luật Tố tụng dân sự và
13
hệ thống các văn bản Luật chuyên ngành khác như: Bộ luật Dân sự 2015, Luật
Thương mại 2005 (sửa đổi bổ sung 2017, 2019), Luật Quản lý ngoại thương 2017,
Luật Phá sản 2014, Luật Cạnh tranh 2018, Luật Doanh nghiệp 2014, Luật Đầu tư
2014, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bổ sung 2009, 2019), Luật Các tổ chức tín
dụng 2010 (sửa đổi bổ sung 2017), hệ thống văn bản Luật Ngân hàng nhà nước Việt
Nam 2010, Luật Ngân sách nhà nước 2015… nhằm đưa ra bản án, quyết định chính
xác nhất, đúng pháp luật, có hiệu quả cao. Đặc biệt, trong thời gian giao thoa hiệu
lực giữa các văn bản Luật với nhau hiện nay thì vẫn cịn nhiều vướng mắc và bất
cập, ví dụ như Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 đã có hiệu lực, tuy nhiên Tịa án cần
phải có các văn bản hướng dẫn để áp dụng, từ đó dẫn tới việc kéo dài thời gian giải
quyết vụ án.
Xã hội thì ln ln vận động và phát triển, cịn pháp luật thì vẫn “đứng
n”. Trong q trình làm luật, các nhà làm luật khơng thể dự liệu được hết tất cả
các tình huống có thể xảy ra, từ đó pháp luật trở nên “cũ” không theo kịp với xu
hướng phát triển của kinh tế, xã hội. Do vậy, khi áp dụng pháp luật để giải quyết
các tranh chấp kinh tế, thương mại Tòa án sẽ gặp những trở ngại và khó khăn nhất
định điển hình là Luật Thương mại sửa đổi 2019. Chính vì vậy, hệ thống pháp luật
ảnh hưởng trực tiếp đến việc giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại theo con
đường Tòa án [13].
Thứ hai, năng lực đội ngũ cán bộ cơng chức Tịa án
Thực tế đã chứng minh, hiệu quả hoạt động xét xử của Tòa án phụ thuộc vào
nhiều điều kiện, yếu tố, những nguyên nhân chủ quan, khách quan khác nhau, trực
tiếp hoặc gián tiếp. Một trong những yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng trực tiếp
đến việc giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại bằng Tịa án đó là chất lượng đội
ngũ cán bộ, cơng chức ngành Tịa án mà trước hết là trình độ chuyên môn, phẩm
chất đạo đức, năng lực, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ Thẩm phán.
Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân là những người trực tiếp được giao nhiệm vụ
giải quyết các tranh chấp kinh tế, thương mại, nhân danh nhà nước để ra phán
quyết. Do vậy, chất lượng đội ngũ cán bộ tham gia giải quyết tranh chấp cần phải có
chất lượng cao, có thể kể đến một số tiêu chí sau:
14
- Nắm vững các quy định của pháp luật về lĩnh vực kinh tế, thương mại, thu
thập và xử lý thơng tin để thực hiện có hiệu quả chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ
được giao;
- Có đạo đức nghề nghiệp tốt…
Có như vậy thì khi giải quyết tranh chấp mới đạt hiệu quả cao, thời gian
ngắn, ít tốn kém... Nếu Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân khơng có trình độ, đạo
đức nghề nghiệp khơng cao thì khi giải quyết tranh chấp sẽ đưa ra một phán quyết
kém chất lượng, từ đó dẫn đến hậu quả án bị hủy, bị sửa… làm cho thời gian kéo
dài, chi phí tốn kém. Đặc thù của kinh tế, thương mại là mục đích lợi nhuận, cần
phải nắm bắt cơ hội làm ăn… do đó, nếu vụ án kéo dài thì các thương nhân khó
lịng có thể n tâm thực hiện các cơng việc kinh doanh, hoạt động thương mại của
mình. Vì vậy, đội ngũ Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân cũng ảnh hưởng lớn đến
việc giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại bằng Tòa án.
Thứ ba, về cơ sở vật chất và chế độ đãi ngộ
Cơ sở vật chất của Tòa án và chế độ đãi ngộ đối với cán bộ ngành Tịa án
cũng có ảnh hưởng khơng nhỏ đến việc giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại
bằng Tòa án. Cơ sở vật chất phục vụ trực tiếp đến việc giải quyết tranh chấp trong
lĩnh vực kinh tế, thương mại bao gồm: trụ sở làm việc, các phương tiện kỹ thuật
phục vụ cho công tác giải quyết tranh chấp, các tài liệu tham khảo, tài kiệu tra cứu
(sách, báo, văn bản luật…) có những ảnh hưởng nhất định đến việc nâng cao chất
lượng xét xử của Tòa án. Chế độ đãi ngộ tốt sẽ khuyến khích cán bộ hăng hái làm
việc, cơng tâm, chống lại sự tha hóa, biến chất, bị mua chuộc, tham nhũng, nhận hối
lộ… Khi chế độ đãi ngộ khơng chú trọng, khơng được hợp lý thì đội ngũ cán bộ Tịa
án sẽ có hiện tượng lơ là cơng việc, vịi vĩnh các đương sự… từ đó làm sai lệch hồ
sơ vụ án và có những bản án, quyết định không đúng với vụ việc tranh chấp, không
đúng tinh thần của pháp luật. Do vậy, cơ sở vật chất và chế độ đãi ngộ ảnh hưởng
không nhỏ đến việc giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bằng Tòa án.
1.1.6. Vai trò của phương thức giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại bằng
Tịa án
Khi có tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại, các bên phải tìm
cách giải quyết và tháo gỡ các bất đồng, xung đột, trong đó có phương thức giải
quyết tranh chấp tại Tòa án. Cùng với các vai trò chung, giải quyết quyết tranh chấp
kinh tế, thương mại bằng Tòa án cũng có những vai trị nhất định.
15
Thứ nhất, giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại bằng Tịa án góp phần ổn
định mơi trường kinh doanh
Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, trong đó các
thương nhân hướng đến mục đích của cuối cùng của hoạt động này là lợi nhuận.
Khi có tranh chấp xảy ra giữa các bên thì sẽ có những tác động tiêu cực đến hoạt
động kinh doanh của các thương nhân. Thông thường, họ sẽ theo đuổi đến cùng vụ
tranh chấp để bảo vệ quyền và lợi ích một cách tối đa cho mình, tuy nhiên nếu
khơng tìm cách giải quyết kịp thời, các thương nhân sẽ bỏ bê công việc làm ăn hiện
tại và cũng như các cơ hội đầu tư kinh doanh ngay trước mắt để đuổi theo một tranh
chấp đang diễn ra. Khi tranh chấp diễn ra quá lâu mà các bên chưa giải quyết được
thì sẽ dẫn đến sự mệt mỏi, tiêu tốn tiền của và kéo dài thời gian, từ đó dẫn tới lãng
phí thời gian và tiền bạc và các cơ hơi làm ăn kinh doanh [35].
Khi tranh chấp được giải quyết tại Tịa án, các bên có thể n tâm tiếp tục
thực hiện hoạt động kinh tế, thương mại của mình bởi lẽ Tòa án là cơ quan xét xử
của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nhân danh quyền lực nhà nước ra
phán quyết, phán quyết của Tòa án được đảm bảo thực hiện bởi nhà nước. Do đó,
bản án, quyết định của Tịa án được áp dụng một cách triệt để. Vì vậy, khi giải
quyết tranh chấp thương mại bằng Tòa án sẽ giúp cho hoạt động kinh doanh của các
thương nhân được ổn định và phát triển.
Mặt khác, đặc trưng trong lĩnh vực kinh tế, thương mại là tính chất đa dạng,
phong phú và phức tạp, từ tranh chấp này có thể dẫn đến tranh chấp khác. Từ đó,
khi giải quyết triệt để được tranh chấp này sẽ làm ngăn ngừa được các tranh chấp
khác phát sinh, tránh cả một chuỗi dài nảy sinh tranh chấp dẫn đến môi trường kinh
doanh bị đảo lộn không được ổn định, các hoạt động kinh tế, thương mại của các
Thương nhân trong nền kinh tế cũng khó có thể phát triển một cách ổn định, ít nhiều
cũng bị ảnh hưởng bởi các tranh chấp. Do vậy, với hoạt động xét xử của Tòa án,
Tòa án là người thứ ba đứng ra để giải quyết, tháo gỡ các bất đồng, xung đột giữa
các bên, từ đó làm giảm thiểu được đáng kể các tranh chấp xảy ra và phòng ngừa
được các tranh chấp khác có thể phát sinh. Vì vậy, việc giải quyết tranh chấp
thương mại của Tịa án có vai trị ổn định mơi trường kinh doanh [38].
16
Thứ hai, giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại bằng Tịa án có vai trị
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên bị xâm phạm
Khi thương nhân cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm,
thì thương nhân được quyền khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp cho mình. Khi giải quyết tranh chấp, Tịa án dựa vào tài liệu,
chứng cứ có trong hồ sơ vụ án và diễn biến phiên tòa để xem xét bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của bên bị xâm hại. Toà án sẽ ra quyết định, bản án để buộc bên
xâm hại phải chịu các chế tài mà Tòa án áp dụng. Nếu bên xâm hại khơng thực hiện
những hành vi mà Tịa án u cầu thì có thể bị cưỡng chế thực hiện bởi cơ quan Thi
hành án và các cơ quan chức năng có thẩm quyền khác. Thơng thường, bên xâm hại
sẽ phải hồn trả những gì mà đã gây thiệt hại cho bên bị xâm hại, ngồi ra cịn phải
bồi thường và bị phạt vi phạm hợp đồng (nếu trong hợp đồng có thỏa thuận việc
phạt vi phạm). Từ đó có thể thấy rằng, Tịa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
bên bị xâm hại bằng các chế tài và được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực Nhà
nước.
1.2. Khái quát pháp luật điều chỉnh về giải quyết tranh chấp kinh tế, thương
mại bằng Tòa án
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm pháp luật giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại
bằng Tòa án
1.2.1.1. Khái niệm pháp luật giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại bằng Tòa án
Để xem xét một cách toàn diện và đầy đủ về bản chất, vai trò, chức năng cũng
như giá trị của pháp luật giải quyết tranh chấp thương mại tại Tòa án trước hết đòi hỏi
phải làm sáng tỏ pháp luật giải quyết tranh chấp thương mại bằng Tịa án là gì?
Trước hết cần phải hiểu thế nào là pháp luật hay nói một cách khác pháp luật
là gì? Theo quan điểm Mác - Lênin, “pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung
do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội theo
mục tiêu và định hướng cụ thể và được đảm bảo thực hiện bởi nhà nước”. Như vậy,
có thể thấy đặc điểm của pháp luật là tính giai cấp, tính quy phạm phổ biến, tính bắt
buộc chung, tính được đảm bảo bởi Nhà nước [38].
Trong hoạt động kinh tế, thương mại, khi có tranh chấp phát sinh, tùy thuộc
vào đặc điểm, tính chất của tranh chấp, các bên sẽ lựa chọn phương thức giải quyết
tranh chấp sao cho phù hợp, trong đó có phương thức giải quyết tranh chấp bằng
17
Tịa án. Như đã phân tích ở phần trên, giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại
bằng Tòa án là phương thức giải quyết tranh chấp tại cơ quan xét xử nhân danh
quyền lực Nhà nước, được tiến hành theo một trình tự, thủ tục chặt chẽ. Bản án
hoặc phán quyết của Tịa án về vụ tranh chấp nếu khơng có sự tự nguyện tuân thủ sẽ
được đảm bảo thực hiện bằng sự cưỡng chế của Nhà nước.
Trong quá trình giải quyết tranh chấp bằng Tòa án, các bên tranh chấp phải
tuân thủ các quy định của pháp luật đặc biệt là các quy định về giải quyết tranh chấp
kinh tế, thương mại tại Tòa án bao gồm:
- Các quy phạm pháp luật quy định về trình tự, thủ tục về giải quyết tranh
chấp kinh tế, thương mại bằng Tòa án.
- Các quy phạm pháp luật quy định về nguyên tắc, thẩm quyền giải quyết
tranh chấp kinh tế, thương mại bằng Tòa án.
- Các quy phạm pháp luật quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong
quá trình giải quyết tranh chấp tranh chấp kinh tế, thương mại bằng Tịa án.
Từ những phân tích trên, có thể hiểu rằng: Pháp luật giải quyết tranh chấp
kinh tế, thương mại bằng Tòa án là tổng thể các quy phạm pháp luật do nhà nước
ban hành hoặc thừa nhận và được đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ
phát sinh trong việc giải quyết các tranh chấp kinh doanh thương mại thơng qua
hoạt động xét xử của Tịa án.
1.2.1.2. Đặc điểm pháp luật giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại bằng Tòa án
Cùng với đặc điểm của pháp luật nói chung, pháp luật giải quyết tranh chấp
kinh tế, thương mại tại Tịa án có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, pháp luật giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại tại Tòa án do
nhà nước ban hành
Theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 (sửa
đổi, bổ sung 2020) thì chỉ có những văn bản quy phạm pháp luật được ban hành
theo đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của Luật thì mới có giá trị
pháp lý. Pháp luật trong lĩnh vực kinh tế, thương mại cũng tương tự, chỉ có những
văn bản nào do Nhà nước ban hành theo trình tự, thủ tục Luật định thì mới có giá trị
áp dụng, nếu khơng được ban hành theo Luật định thì sẽ khơng có giá trị pháp lý.
18
Các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động giải quyết tranh chấp kinh tế,
thương mại bằng Tịa án có thể kể đến như sau, Bộ luật tố tụng dân sự số
92/2015/QH13; Luật Thương mại số 36/2005/QH11; Luật Doanh nghiệp số
68/2014/QH13 và các văn bản Luật chuyên ngành khác.
Thứ hai, pháp luật giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại tại Tịa án mang
tính quyền lực nhà nước
Pháp luật giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại bằng Tòa án mang tính
quyền lực nhà nước vì pháp luật là do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện,
nhờ có sự bảo đảm của Nhà nước mà pháp luật mới có sức mạnh bắt buộc đối với
mọi chủ thể liên quan. Quá trình giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại tại Tòa
án là sử dụng quyền lực Nhà Nước, nhân danh Nhà nước giải quyết các tranh chấp.
Trong quá trình giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực kinh tế, thương mại tại Tịa án,
mọi khía cạnh, mọi tình tiết của vụ việc đều phải được xem xét cẩn trọng và dựa
trên các cơ sở quy định, yêu cầu của quy phạm pháp luật đã được xác định để ra các
quyết định cụ thể. Pháp luật còn là cơ sở để Tịa án có thẩm quyền áp dụng pháp
luật nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình [8].
Thứ ba, pháp luật giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại bằng Tòa án
được Nhà nước bảo đảm thực hiện.
Tòa án giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại trên cơ sở đơn khởi kiện
của một hoặc các bên tranh chấp u cầu Tịa án có thẩm quyền giải quyết vụ án
theo Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Tòa án là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Vệt Nam, thực hiện quyền tư pháp, nhân danh quyền lực nhà nước để
ra phán quyết. Do vậy phán quyết của Tòa án (bản án, quyết định của Tịa án đã có
hiệu lực pháp luật) có giá trị bắt buộc thi hành đối với các bên bằng sức mạnh
cưỡng chế của Nhà nước. Sự cưỡng chế của Nhà nước được biểu hiện thông qua
các chế tài từ hành chính đến hình sự và các cơ quan chun mơn, điển hình là cơ
quan Thi hành án dân sự 2008 (sửa đổi, bổ sung 2014) [14].
Khi bản án, quyết định của Tịa án có hiệu lực pháp luật trong việc giải quyết
tranh chấp thương mại “cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan trong phạm vi trách
nhiệm của mình chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định và phải chịu trách
19
nhiệm trước pháp luật về việc thi hành án”. Nhà nước ln ln khuyến khích các
bên tự nguyện thi hành, đặc biệt, các bên có thể thỏa thuận về việc thi hành án, nếu
thỏa thuận đó khơng vi phạm điều cấm của pháp luật và trái đạo đức xã hội. Tuy
nhiên, trong q trình thi hành án, khơng phải lúc nào bên phải thi hành án cũng tự
nguyện thi hành án một cách đầy đủ, kị thời, do vậy để đảm bảo bản án, quyết định
của Tòa án được thực hiện một cách nghiêm chỉnh, đúng pháp luật thì Nhà nước đã
đưa ra các biện pháp bảo đảm và cưỡng chế thi hành. Theo khoản 3 Điều 66 Luật
Thi hành án dân sự 2008 (sửa đổi, bổ sung 2014) các biện pháp bảo đảm thi hành án
bao gồm: Phong tỏa tài sản; tạm giữ tài sản, giấy tờ; tạm dừng việc đăng ký, chuyển
dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản. Đồng thời, các biện pháp cưỡng chế thi hành án
sẽ được áp dụng nếu bên phải thi hành án không thi hành hoặc thi hành không đúng
bản án, quyết định của Tịa án có hiệu lực pháp luật. Các biện pháp cưỡng chế có
thể kể ra như: khấu trừ tiền trong tài khoản, thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của
bên phải thi hành án; trừ vào thu nhập của bên phải thi hành án; kê biên, xử lý tài
sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ; buộc bên
phải thi hành án thực hiện hoặc không thực hiện công việc nhất định…
Như vậy, với độ ngũ cán bộ, công chức Thi hành án dân sự và các biện pháp
bảo đảm, các chế tài thì bản án, quyết định của Tịa án có hiệu lực pháp luật trong
việc giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại được đảm bảo thực hiện bằng sự
cưỡng chế của Nhà nước.
Thứ tư, pháp luật giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại bằng con đường
Tịa án ln ln khuyến khích hịa giải và tôn trọng sự thỏa thuận của các bên.
Một trong những nguyên tắc cơ bản và vô cùng quan trọng trong lĩnh vực
kinh tế, thương mại là nguyên tắc tự do, tự nguyện thỏa thuận trong hoạt động
kinh tế, thương mại. Các bên có quyền tự do thỏa thuận khơng trái với các quy
định của pháp luật, thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội để xác lập các quyền
và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại, Nhà nước tơn trọng và bảo
hộ các quyền đó; trong hoạt động kinh tế, thương mại, các bên hoàn toàn tự
nguyện, không bên nào được thực hiện hành vi áp đặt, cưỡng ép, đe dọa, ngăn
cản bên nào. Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 cũng quy định nguyên tắc hịa giải
trong tố tụng dân sự, theo đó, Tịa án có trách nhiệm tiến hành hịa giải và tạo
điều kiện thuận lợi để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh
chấp theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
20
Xuất phát từ các nguyên tắc trên, trong quá trình giải quyết tranh chấp kinh
tế, thương mại, Tòa án tiến hành hòa giải nhằm giúp đỡ các đương sự thỏa thuận
với nhau về việc giải quyết tranh chấp. Hoạt động hòa giải được tiến hành trước khi
xét xử sơ thẩm vụ án tranh chấp kinh tế, thương mại. Nếu các bên tranh chấp thỏa
thuận được với nhau về việc giải quyết những mâu thuẫn, bất đồng, xung đột thì
Tịa án ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên, trừ những vụ án khơng
được hịa giải và khơng hịa giải được.
Trong q trình giải quyết vụ án, các bên tranh chấp có thể tự thỏa thuận,
hịa giải với nhau về việc giải quyết tranh chấp đang xảy ra. Khi các bên đã tự hòa
giải được, các bên yêu cầu Tịa án cơng nhận sự thỏa thuận của mình. Trong hời hạn
07 ngày, kể từ ngày lập biên bản hịa giải thành mà khơng có đương sự nào thay đổi
ý kiến về sự thỏa thuận đó thì Thẩm phán ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của
các bên. Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên có hiệu lực pháp luật ngay
sau khi ban hành.
Như vậy, pháp luật giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại bằng Tịa án
ln ln tơn trọng sự thỏa thuận của các bên bởi lẽ “việc dân sự cốt ở hai bên”.
1.2.2. Nội dung của pháp luật giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại bằng Tòa án
1.2.2.1. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại của Tòa án
Trong hoạt động kinh doanh, tranh chấp xẩy ra là ngoài sự mong muốn của
các chủ thể khi tham gia các giao dịch, hợp đồng. Song, cần nhận thức rằng tranh
chấp trong kinh doanh là vấn đề tự nhiên và tất yếu của bất kỳ nền kinh tế nào trên
thế giới. Khi xẩy ra tranh chấp, khi các bên không đạt được phương thức hịa giải
thì buộc phải qua con đường tranh tụng tại Tòa án hoặc trọng tài để giải quyết các
tranh chấp.
Theo tác giả Lê Hồi Nam thì “thẩm quyền là quyền được thực hiện những
hành vi pháp lý mà pháp luật giao cho một tổ chức hoặc một nhân viên nhà nước.
Như vậy, dưới những góc độ khác nhau thì khái niệm “thẩm quyền” được
giải thích có đơi chút khác nhau. Tuy nhiên, có thể chung quy lại, “thẩm quyền
là thuật ngữ dùng để chỉ phạm vi, giới hạn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của
cá nhân hoặc cơ quan nhà nước trong việc thực thi quyền lực nhà nước được
pháp luật quy định”
Thẩm quyền gắn liền với quyền và nhiệm vụ mà pháp luật quy định cho cơ
quan nhà nước, người nắm giữ những chức vụ lãnh đạo, quản lí trong các cơ quan
21
đó để thực hiện chức năng và nhiệm vụ của họ. Thẩm quyền của mỗi cơ quan và cá
nhân được phân định theo lĩnh vực, ngành, khu vực hành chính, cấp hành chính. Trong
mỗi ngành, thẩm quyền được phân định theo chức năng, nhiệm vụ của ngành như thẩm
quyền của Toà án nhân dân là xét xử. Tuy nhiên, một loại việc có thể thuộc thẩm quyền
của một hoặc nhiều cơ quan, cá nhân trong các ngành, cấp khác nhau.
Trong pháp luật hiện hành của Việt Nam, thuật ngữ “thẩm quyền” thường
được sử dụng trong các cụm từ như: “thẩm quyền xét xử”, “thẩm quyền điều tra”
“cơ quan có thẩm quyền”, “người có thẩm quyền”, “cấp có thẩm quyền”, “thẩm
quyền của Toà án nhân dân”, “thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân”, thẩm
quyền của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân”... Thẩm quyền xét xử của Toà án...
Thẩm quyền là quyền chính thức được xem xét để kết luận và định đoạt,
quyết định một vấn đề. Trong khoa học pháp lý: Thẩm quyền là một khái niệm quan
trọng, trung tâm. Thẩm quyền được hiểu là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ hành
động, quyết định của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống bộ máy Nhà nước do
pháp luật quy định.
Thẩm quyền của Tịa án là tồn bộ những quyền do pháp luật quy định, theo
đó Tịa án được tiến hành xem xét, giải quyết những vụ việc cụ thể theo quy định
của pháp luật.
Như vậy, chúng ta có thể hiểu: Thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong kinh
tế, thương mại bằng Tòa án “là quyền của tòa án trong việc xem xét giải quyết các
vụ án về tranh chấp kinh tế, thương mại theo quy định của pháp luật và quyền ra
bản án, quyết định khi giải quyết vụ việc đó”.
1.2.2.2. Thời hiệu khởi kiện và thời hạn giải quyết vụ án tranh chấp kinh tế, thương
mại bằng Tòa án
* Thời hiệu khởi kiện vụ án tranh chấp kinh tế, thương mại
Khoản 1 Điều 149 Bộ luật dân sự 2015, thời hiệu là thời hạn do luật quy định
mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều
kiện do luật quy định.
Trong quan hệ kinh tế, thương mại chủ thể tham gia quan hệ này được hường
các quyền và phải thực hiện các nghĩa vụ dân sự. Sự ổn định các quan hệ kinh tế,
22