Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Luận văn thạc sĩ phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá vàng việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.03 MB, 95 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

PHẠM THỊ THANH TUYỀN

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
GIÁ VÀNG VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

PHẠM THỊ THANH TUYỀN

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
GIÁ VÀNG VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng
Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. NGUYỄN THỊ NHUNG

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2015



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn Thạc sĩ Kinh tế với tên đề tài “Phân tích các nhân tố
ảnh hưởng đến giá vàng Việt Nam” là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tôi với sự
hướng dẫn khoa học của PGS. TS. Nguyễn Thị Nhung.
Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực, được
trích dẫn, kế thừa và phát triển từ các cơng trình nghiên cứu, tạp chí, các trang web có
nguồn gốc rõ ràng, đáng tin cậy, được trình bày đầy đủ trong danh mục tài liệu tham
khảo.

Tác giả luận văn

Phạm Thị Thanh Tuyền


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
Mở đầu ............................................................................................................................... 1
Chương 1: Lý thuyết về vàng và các nhân tố ảnh hưởng đến giá vàng
1.1 Vàng và chức năng của vàng......................................................................... 4
1.1.1 Vàng là phương tiện trao đổi tiền tệ .................................................... 4
1.1.2 Vàng là phương tiện cất giữ của cải, tiết kiệm .................................... 6
1.1.3 Vàng là nguyên liệu để sản xuất trang sức .......................................... 6
1.1.4 Vàng được sử dụng trong y tế ............................................................. 6
1.1.5 Vàng được ứng dụng trong sản xuất công nghiệp............................... 7

1.1.6 Vàng là cơng cụ đầu tư tài chính ......................................................... 7
1.2 Khái quát về thị trường vàng ......................................................................... 8
1.2.1 Khái niệm thị trường vàng ................................................................... 8
1.2.2 Đặc điểm của thị trường vàng .............................................................. 8
1.2.3 Các chủ thể tham gia thị trường ........................................................... 9
1.3 Cơ sở lý thuyết về giá .................................................................................... 9
1.3.1 Học thuyết kinh tế cổ điển ở nước Anh ............................................... 9
1.3.1.1 Lý thuyết về giá trị – lao động của William Petty ................... 9
1.3.1.2 Lý thuyết về giá trị lao động của Adam Smith ...................... 10
1.3.1.3 Lý thuyết về giá trị lao động của David Ricardo ................... 11


1.3.2 Học thuyết “Lý luận về giá trị, giá cả” của KMarx ........................... 11
1.3.3 Bản chất kinh tế của phạm trù giá ...................................................... 12
1.3.3.1 Giá cả và giá trị hàng hoá ...................................................... 12
1.3.3.2 Giá cả và tiền tệ...................................................................... 12
1.3.3.3 Giá cả có mối quan hệ khắng khít với giá trị sử dụng ........... 13
1.3.3.4 Giá cả và các quan hệ kinh tế – xã hội................................... 13
1.3.4 Sự hình thành giá trong các hình thái thị trường................................ 14
1.4 Tổng quan các nghiên cứu các nhân tố ....................................................... 15
1.4.1 Cung và cầu vàng .............................................................................. 16
1.4.2 Giá vàng và tỷ giá hối đoái................................................................ 17
1.4.3 Giá vàng và chỉ số giá ....................................................................... 19
1.4.4 Các nhân tố khác ............................................................................... 20
1.4.5 Tổng hợp các nghiên cứu .................................................................. 22
Kết luận chương 1 ............................................................................................. 23
Chương 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá vàng Việt Nam
2.1 Đặc điểm thị trường vàng Việt Nam ........................................................... 24
2.1.1 Nhà nước kiểm soát cung vàng ......................................................... 24
2.1.2 Giá vàng Việt Nam và thế giới ......................................................... 25

2.1.3 Tình trạng nhập lậu vàng ở Việt Nam ............................................... 27
2.1.4 Các đặc điểm khác............................................................................. 28
2.2 Thị trường vàng Việt Nam và diễn biến giá vàng qua các thời kỳ ............. 28
2.2.1 Giai đoạn năm 2007 – 2011 .............................................................. 29
2.2.2 Giai đoạn năm 2012 – 2014 .............................................................. 31
2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến giá vàng Việt Nam ......................................... 33
2.3.1 Giá vàng thế giới ............................................................................... 33
2.3.2 Tỷ giá hối đoái USD/VND ................................................................ 34
2.3.3 Tỷ lệ lạm phát/chỉ số giá tiêu dùng ................................................... 35
2.3.4 Các nhân tố định lượng khác ............................................................. 36


2.3.5 Các nhân tố định tính ........................................................................ 38
2.4 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 40
2.4.1 Mơ hình nghiên cứu ........................................................................... 40
2.4.2 Phương pháp thu thập dữ liệu ............................................................ 42
2.5 Kết quả nghiên cứu...................................................................................... 43
2.5.1 Thống kê mô tả các biến .................................................................... 43
2.5.2 Kiểm định nghiệm đơn vị .................................................................. 44
2.5.2.1 Giai đoạn 2007 – 2011 ........................................................... 45
2.5.2.2 Giai đoạn 2012-2014.............................................................. 46
2.5.3 Mô hình kiểm định các nhân tố ......................................................... 46
2.5.3.1 Mơ hình VAR giai đoạn 2007 – 2011 .................................... 47
2.5.3.2 Mơ hình VAR giai đoạn 2012 – 2014 .................................... 53
2.5.4 Đánh giá kết quả nghiên cứu ............................................................. 55
Kết luận chương 2 ............................................................................................. 58
Chương 3: Các giải pháp ổn định giá vàng và phát triển thị trường vàng Việt Nam
3.1 Đánh giá các kết quả đã đạt được................................................................ 59
3.2 Các giải pháp nhằm tiếp tục ổn định giá vàng ............................................ 61
3.2.1 Kiểm soát tỷ giá ................................................................................. 62

3.2.2 Kiểm soát lạm phát ............................................................................ 62
3.2.3 Các giải pháp khác ............................................................................. 63
3.3 Các giải pháp phát triển thị trường vàng ..................................................... 65
Kết luận chương 3 ............................................................................................. 67
Kết luận ........................................................................................................................... 68
Tài liệu tham khảo
Phụ lục


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC TỪ VIẾT TẮT
AUD

: đồng đô la Austrialia

CAD

: đồng đô la Canada

COP

: đồng Colombia Peso

CP

: Chính Phủ

CPI

: Chỉ số giá tiêu dùng


IRN

: đồng Rupi Ấn Độ

JPY

: đồng Yên Nhật

HKD

: đồng đô la HongKong



: Nghị định

NHNN

: Ngân hàng nhà nước

NHTM

: Ngân hàng thương mại

SGD

: đồng đô la Singapore

TCTD


: Tổ chức tín dụng

THB

: đồng Baht Thái Lan

TT

: Thơng tư

USD

: đồng đơ la Mỹ

VAR

: Mơ hình vector tự hồi quy

WGC

: Hội đồng vàng thế giới


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Thống kê mô tả các biến giai đoạn 2007 – 2011 ........................................... 43
Bảng 2.2: Thống kê mô tả các biến giai đoạn 2012 – 2014 ........................................... 43
Bảng 2.3: Kết quả kiểm định tính dừng biến VNGP ..................................................... 45
Bảng 2.4: Kết quả kiểm định tính dừng biến D(VNGP) ................................................ 45
Bảng 2.5: Tổng hợp tính dừng các biến giai đoạn 2007 – 2011 .................................... 46
Bảng 2.6: Tổng hợp tính dừng các biến giai đoạn 2012 – 2014 .................................... 46

Bảng 2.7: Bảng tiêu chuẩn lựa chọn độ trễ tối ưu giai đoạn 2007 – 2011 ..................... 47
Bảng 2.8: Kết quả ước lượng mơ hình VAR giai đoạn 2007 – 2011............................. 48
Bảng 2.9: Kết quả kiểm định các hệ số hồi quy giai đoạn 2007 – 2011 ........................ 49
Bảng 2.10: Kết quả kiểm định Wald .............................................................................. 50
Bảng 2.11: Kết quả ước lượng ảnh hưởng của biến DVNGP(-1), DWGP và DEX ...... 50
Bảng 2.12: Kết quả phân rã phương sai giai đoạn 2007 – 2011 .................................... 51
Bảng 2.13: Bảng tiêu chuẩn lựa chọn độ trễ tối ưu giai đoạn 2012 – 2014 ................... 53
Bảng 2.14: Kết quả kiểm định ảnh hưởng của biến DWGP .......................................... 54


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 2.1: Chênh lệch giá vàng thế giới quy đổi và giá vàng Việt Nam ........................ 26
Hình 2.2: Diễn biến giá vàng Việt Nam giai đoạn 2007 – 2011 .................................... 30
Hình 2.3: Diễn biến giá vàng Việt Nam giai đoạn 2012 – 2014 .................................... 31
Hình 2.4: Diễn biến giá vàng Việt Nam và thế giới năm 2012 – 2014.......................... 32
Hình 2.5: Diễn biến giá vàng thế giới và Việt Nam giai đoạn 2007 – 2014 .................. 33
Hình 2.6: Diễn biến giá vàng Việt Nam và tỷ giá giai đoạn 2007 – 2014 ..................... 35
Hình 2.7: Diễn biến giá vàng Việt Nam và chỉ số giá giai đoạn 2007 – 2014............... 36
Hình 2.8: Giá vàng Việt Nam và chỉ số Vn-Index giai đoạn 2007 – 2014 .................... 37
Hình 2.9: Giá vàng Việt Nam và giá vàng thế giới năm 2013 ....................................... 39
Hình 2.10: Tác động của các cú sốc đến giá vàng Việt Nam ........................................ 53


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong khoảng thời gian tương đối dài, từ cuối những năm 90 cho đến đầu năm
2007, hoạt động kinh doanh vàng ở Việt Nam và giá vàng đã diễn ra khá ổn định và
khơng tác động lớn đến việc điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước

(NHNN).
Cuối năm 2006 đầu 2007, sự bùng phát của thị trường chứng khoán với chỉ số
VN-Index tăng đạt đỉnh cao 1.170,67 điểm ngày 12/3/2007 và bắt đầu đà tụt dốc với
mức đáy là 496,64 điểm ngày 25/3/2008. Các nhà đầu tư gần như bỏ chạy khỏi thị
trường và nhiều người đã phải bán tháo cổ phiếu của mình để chuyển sang thị
trường bất động sản và vàng, góp phần đẩy giá trên hai thị trường này lên cao.
Trong điều kiện hội nhập quốc tế sâu và ngày càng rộng như hiện nay, giá vàng
trong nước ngày càng gắn với giá vàng thế giới là điều không tránh khỏi. Điều này
đặt ra nhiều vấn đề cho quản lý vàng và từ đó tới quản lý đồng tiền quốc gia. Việc
quản lý tốt thị trường vàng với tư cách là một kênh đầu tư và là một bộ phận của thị
trường tài chính, thị trường tiền tệ sẽ góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ
mô.
Giá vàng Việt Nam chịu ảnh hưởng từ nhiều nhân tố. Câu hỏi đặt ra là mức độ
tác động của các nhân tố đến giá vàng Việt Nam như thế nào, và nhân tố nào tác
động mạnh nhất đến giá vàng Việt Nam? Làm thế nào để dự đốn sự biến động của
giá vàng? Đây khơng chỉ là mối quan tâm của nhà đầu tư mà còn là của cơ quan
quản lý.
Vì vậy, cùng với việc vận dụng những kiến thức, lý luận khoa học đã được tiếp
thu, tác giả chọn đề tài: “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá vàng Việt Nam”
cho luận văn của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu


2

Luận văn làm rõ các nội dung sau đây:
Thứ nhất, Luận văn đúc kết lý luận tổng quan về tác động của các nhân tố đến
giá vàng.
Thứ hai, Luận văn xác định các nhân tố ảnh hưởng nào đến giá vàng Việt Nam.
Thứ ba, Luận văn đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động

của giá vàng Việt Nam và xác định nhân tố có ảnh hưởng nhiều nhất đến giá vàng.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: các nhân tố ảnh hưởng đến giá vàng Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: giai đoạn năm 2007 – 2014.
4. Phương pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng, định tính, thống kê và tổng
hợp nhằm làm rõ vấn đề cần nghiên cứu.
Nghiên cứu định lượng: Luận văn sử dụng mơ hình VAR để đánh giá các nhân
tố tác động đến giá vàng Việt Nam trong giai đoạn 2007 – 2014.
Nghiên cứu định tính: Luận văn đánh giá sự ảnh hưởng của các chính sách quản
lý của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đến giá vàng Việt Nam bằng cách thu
thập các số liệu, so sánh, đánh giá diễn biến của giá vàng và chia thời gian nghiên
cứu thành hai giai đoạn để thấy rõ được mức ảnh hưởng của các chính sách đến giá
vàng.
5. Bố cục luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3
chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết các nhân tố ảnh hưởng đến giá vàng
Chương 2: Các nhân tố ảnh hưởng đến giá vàng Việt Nam


3

Chương 3: Một số giải pháp ổn định giá vàng và phát triển thị trường vàng Việt
Nam
6. Những kết quả đạt được của luận văn
Một là, luận văn đã hệ thống lại các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam có
liên quan đến giá vàng, thị trường vàng.
Hai là, luận văn đã khái quát đặc điểm thị trường vàng Việt Nam và diễn biến
giá vàng qua các giai đoạn từ năm 1989 đến hiện nay.

Ba là, luận văn sử dụng mơ hình VAR để xem xét mức độ ảnh hưởng của các
nhân tố định tính và định lượng đến giá vàng Việt Nam.
Bốn là, luận văn có đề xuất các giải pháp để điều tiết và phát triển thị trường
vàng Việt Nam.
Cuối cùng, luận văn đã mở ra hướng nghiên cứu, mở rộng vấn đề cho các bài
nghiên cứu tiếp theo.


4

CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT VỀ VÀNG VÀ CÁC NHÂN TỐ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ VÀNG
1.1

Vàng và chức năng của vàng

Vàng là nguyên tố hóa học có ký hiệu là Au và có số nguyên tử là 79. Vàng
nguyên chất có màu vàng nhạt sáng đẹp, khơng bị rỉ trong khơng khí và nước,
khơng phản ứng với hầu hết các hóa chất, khối lượng nặng, mềm và sáng, dễ dát
mỏng, dễ uốn, độ trơ cao.
Vàng là kim loại quý, được sử dụng trong ngành trang sức, điêu khắc, trang trí,
các ngành cơng nghiệp công nghệ cao, điện tử, bán dẫn, công nghiệp hàng khơng vũ
trụ… Ngồi ra, vàng cịn dùng để đúc tiền làm phương tiện thanh toán, là một loại
tài sản tài chính, cơng cụ hỗ trợ để điều tiết vĩ mơ nền kinh tế.
Lịch sử của vàng có thể coi là lịch sử nhân loại mà cho đến ngày nay, mọi cố
gắng tạo ra vàng nhân tạo đều không thành cơng. Hầu như chỉ có vàng giữ được vai
trị “hai trong một” độc đáo của mình một cách lâu dài và bền vững: với tư cách
hàng hóa thơng thường và với tư cách hàng hóa tiền tệ. Vì vậy, vàng có các chức
năng riêng biệt, gắn liền với tư cách hàng hóa thơng thường và tiền tệ của nó.
1.1.1 Vàng là phương tiện trao đổi tiền tệ

Cùng với sự phát triển của sản xuất và lưu thơng hàng hóa, các hình thái tiền
tệ khác nhau đã ra đời và khơng ngừng phát triển nhằm đáp ứng, mở đường cho sự
phát triển của các nền kinh tế, thúc đẩy khu vực hố, tồn cầu hố.

Các đặc tính của một đồng tiền hàng hóa bao gồm: sự khan hiếm, tính bền, có
thể chuyên chở, dễ phân chia, đồng chất và chất lượng được duy trì lâu bền. Vàng
đã đáp ứng được đầy đủ các đặc tính trên. Vì vậy, vàng được sử dụng rộng rãi khắp
thế giới như một phương tiện chuyển đổi tiền tệ, bằng cách phát hành các đồng xu
vàng hoặc thơng qua các cơng cụ tiền giấy có thể quy đổi thành vàng (bản vị vàng).


5

Chế độ bản vị vàng là chế độ tiền tệ mà pháp luật quy định dùng vàng để đúc
tiền vàng. Trong quá trình phát triển kinh tế, chế độ này tiến triển dưới ba hình thức
của ba chế độ khác nhau là bản vị tiền vàng, bản vị thoải vàng và bản vị hối đoái
vàng. Trong chế độ tiền tệ bản vị vàng, tiền dù ở hình thức nào (đúc bằng vàng, in
trên giấy, tiền điện tử…) thì người sở hữu tiền vẫn ln có một quyền quan trọng là
u cầu người phát hành tiền đổi tiền thành vàng theo tỷ lệ cam kết.
Hệ thống bản vị vàng quốc tế tồn tại trong một khoảng thời gian tương đối
ngắn, từ những năm 1870 đến Thế chiến thứ nhất nổ ra năm 1914. Thời kỳ bản vị
vàng tạo cơ sở cho kinh tế tăng trưởng ổn định và thịnh vượng, lạm phát thấp. Một
ưu điểm nổi bật của chế độ bản vị vàng là bảo đảm cho nhà đầu tư nước ngoài, giá
trị khoản đầu tư của họ hiếm khi bị ảnh hưởng bởi sự mất giá của đồng tiền của
nước nhận đầu tư so với đồng tiền của nước đầu tư, từ đó tạo điều kiện thuận lợi
cho các dịng chảy vốn đầu tư trực tiếp quốc tế.
Sau Chiến tranh thế giới thứ II, hệ thống tiền tệ Bretton Woods được hình
thành, đồng đơla Mỹ (USD) được gắn cố định với vàng ở mức 35 USD đổi lấy 1
ounce vàng. Các đồng tiền khác được xác định giá trị theo USD với tỷ giá cố định
và có thể điều chỉnh. Hệ thống Bretton Woods đã giúp hình thành nên thời kỳ huy

hoàng với tốc độ tăng trưởng cao, và lạm phát tương đối thấp. Tuy nhiên, mức giá
cố định 35USD/ounce trở thành phi thực tế qua thời gian, một phần do lạm phát và
cơn sốt vàng do hậu quả của cuộc chiến tranh với Việt Nam. Mức cố định
35USD/ounce đã được thay thế vào năm 1968 bởi một hệ thống hai tầng với thị
trường tự do và thị trường chính thức.
Khi hệ thống Bretton Woods sụp đổ vào đầu những năm 1970, vàng khơng cịn
là xương sống chính thức của hệ thống tiền tệ quốc tế và dưới những quy tắc của
Quỹ tiền tệ quốc tế IMF, các quốc gia khơng thể đảm bảo đồng tiền của mình bằng
vàng. Mặc dù vậy vàng vẫn còn những chức năng tiền tệ nhất định và được chính
thức sử dụng làm tài sản dự trữ của các ngân hàng Trung ương. Vào cuối năm 2004,
các ngân hàng Trung ương trên thế giới và các tổ chức chính thức nắm giữ khoảng


6

19% tổng trữ lượng vàng trên mặt đất với chức năng dự trữ. Tính đến tháng 9/2008,
Mỹ là nước đứng đầu trong danh sách với mức dự trữ 8,133.5 tấn, sau đó là Đức với
3,413.2 tấn, Quỹ tiền tệ quốc tế 3,217.3 tấn, Pháp: 2,540.9 tấn, tiếp theo là Italy,
Thụy Sỹ, Nhật Bản, Hà Lan, Trung Quốc.
1.1.2 Vàng là phương tiện cất giữ của cải, tiết kiệm
Vàng được thừa nhận giá trị, và có giá trị tương đối ổn định so với các hàng hóa
khác. Vàng được sử dụng để tiết kiệm có thể ở dưới dạng đồ trang sức như dây
chuyền, nhẫn, vòng, lắc, khuyên tai, hoặc dạng thanh (cây) vàng.
Theo thống kê, thị trường đồ trang sức vàng rất phát triển ở một số quốc gia
như Ấn Độ, Trung Quốc. Đối với các quốc gia khác như Việt Nam, người dân vẫn
có tâm lý mua vàng về để tiết kiệm và coi đây là một biện pháp an toàn nhằm đảm
bảo giá trị của tiền hoặc làm của hồi mơn cho con cháu. Mỗi năm có hàng trăm tấn
vàng được nhập vào Việt Nam để phục vụ nhu cầu của người dân.
1.1.3 Vàng là nguyên liệu để sản xuất trang sức
Với đặc tính khơng bị ăn mịn, có màu sắc đẹp, dễ gia công thành đồ trang sức

nên nữ trang bằng vàng từ lâu đã rất được ưa chuộng nhờ tính thẩm mỹ, sang trọng
và độ bền của nó. Do vàng nguyên chất mềm nên vàng thường được kết hợp với các
kim loại khác để làm các đồ nữ trang cho con người. Lĩnh vực dùng vàng vào ngành
trang sức ngày càng phát triển, và gia tăng vị trí của nó trong các ngành chế tác ứng
dụng vàng.
1.1.4 Vàng được sử dụng trong y tế
Các hợp kim vàng được sử dụng trong việc phục hồi nha khoa. Tính dễ uốn
của các hợp kim vàng tạo điều kiện thuận lợi cho việc tạo bề mặt kết nối răng. Vàng
keo được sử dụng trong nghiên cứu y khoa, sinh học và khoa học vật liệu.


7

Ngồi ra vàng cịn được dùng để chữa một số bệnh như viêm khớp, ung thư,
một số bệnh ở mắt. Rất nhiều các dụng cụ phẫu thuật, thiết bị trợ giúp và thiết bị
điện tử được sản xuất ra có sử dụng một hàm lượng nhỏ vàng.
1.1.5 Vàng được ứng dụng trong sản xuất cơng nghiệp
Ngồi chức năng dự trữ và tiết kiệm, làm trang sức vàng cịn có các ứng dụng
khá rộng rãi trong sản xuất công nghiệp. Vàng được sử dụng để sản xuất mạch tích
hợp, vi xử lý, dùng để mạ trong sản xuất các thiết bị, sử dụng trong ngành công
nghiệp vũ trụ, sản xuất đồng hồ, các thiết bị bán dẫn, thậm chí dùng cả trong sản
xuất vũ khí... Ngồi ra, vàng có thể được chế tạo thành sợi chì, được dùng trong kỹ
thuật thêu, ứng dụng để chuyển đổi màu của các điểm trắng và đen trên giấy ảnh
thành màu xanh và xám trong công nghệ ảnh.
1.1.6 Vàng là công cụ đầu tư tài chính
Các cơng cụ đầu tư ngày càng tăng mạnh cùng với sự bùng phát của thị trường
tài chính, thị trường hàng hố cả về qui mơ và tốc độ ln chuyển.
Một mặt, tiền dấu hiệu (giấy bạc ngân hàng, tiền đúc lẻ, tiền điện tử…) thiếu cơ
sở ổn định vững chắc và thực tế luôn chịu các áp lực giảm giá do thâm hụt ngân
sách của các Chính phủ và các vấn đề chính trị, xã hội tiêu cực.

Tốc độ lưu chuyển tiền tệ ngoài ngân hàng nhanh, cộng với sự tinh vi, phức tạp
của các sản phẩm đầu tư đi kèm với các rủi ro tiềm ẩn, khó lường.
Khủng hoảng tài chính Châu Á 1997-1998, khủng hoảng tài chính tồn cầu
2007 và gần đây là khủng hoảng nợ cơng ở Khu vực đồng tiền chung Châu Âu là
các minh chứng cụ thể.
Trong bối cảnh như vậy, vai trò của vàng với tư cách của một công cụ đầu tư đã
phát triển mạnh mẽ, thay thế các kênh đầu tư khác.


8

1.2

Khái quát về thị trường vàng

1.2.1 Khái niệm thị trường vàng
Thị trường vàng là nơi diễn ra các giao dịch mua bán vàng và các sản phẩm từ
vàng bao gồm vàng vật chất, vàng nguyên liệu, vàng trang sức, vàng tài khoản và
các công cụ phái sinh vàng. Cũng giống các thị trường hàng hóa khác, thị trường
vàng được vận hành tại mức giá điều chỉnh theo các điều kiện của thị trường.
Hai trung tâm giao dịch vàng quan trọng nhất trên thế giới là thị trường vàng
London và New York. Thị trường vàng London là một trong những thị trường lâu
đời nhất và là thị trường giao dịch vàng vật chất lớn nhất. Hầu hết những thành viên
của sàn này đều là các ngân hàng quốc tế lớn, thương gia và những nhà chế tạo
vàng. Chi nhánh Conex của Sàn dịch hàng hóa New York là sàn giao dịch vàng
tương lai dành cho những thương gia Mỹ. Sàn giao dịch này bắt đầu giao dịch các
hợp đồng tương lai vàng vào ngày 31/12/1974.
Ngồi ra, cịn phải kể đến một số thị trường vàng quan trọng khác trên thế giới
nằm ở Tokyo, Sydney, Hong Kong, Thượng Hải, Singapore, Dubai và Zurich.
Giao dịch toàn cầu về vàng được diễn ra chủ yếu trên thị trường OTC với khối

lượng lớn. Cho đến nay, London vẫn là trung tâm lớn nhất thế giới xét trên khía
cạnh giao dịch OTC, xếp sau đó là thị trường New York, Zurich và Tokyo. Hầu hết
các giao dịch bán bn OTC đều được thanh tốn qua London. Khối lượng vàng
trung bình trong ngày được thanh tốn thơng qua Hiệp hội thị trường vàng London
vào 12/2004 là 15.4 triệu ounce (tương đương với 480,000kg, trị giá 6.8 tỷ USD).
1.2.2 Đặc điểm của thị trường vàng
Thị trường vàng được gọi là thị trường không ngủ bởi đặc điểm giao dịch
24/24h, từ 6h sáng thứ 2 cho đến 3h sáng thứ 7. Do có sự chênh lệch múi giờ giữa
các thị trường nên hoạt động giao dịch diễn ra liên tục, bắt đầu ở thị trường châu Á,
đến thị trường châu Âu và Châu Mỹ…


9

Thị trường vàng có tính thanh khoản cao và hệ thống công nghệ thông tin hiện
đại. Người tham gia vào thị trường này có thể thực hiện giao dịch dễ dàng qua điện
thoại hay internet một cách trực tiếp mà khơng cần thơng qua trung gian. Ngồi ra,
người dùng có thể thiết lập chế độ tự động cho giao dịch: take profit hay stop loss.
Thị trường vàng tồn tại hình thức kinh doanh hai chiều. Người kinh doanh đầu
tư vàng để kiếm lợi thường mua vào với giá thấp và bán ra với giá cao. Khi giá hiện
tại đang tăng cao, người kinh doanh có thể bán khống, đợi khi giá giảm sẽ mua trả
và thu lợi nhuận từ khoản chênh lệch này.
1.2.3 Các chủ thể tham gia thị trường vàng
Ngân hàng trung ương là một thành viên lớn nhất của thị trường vàng thực hiện
giao dịch nhằm quản lý danh mục Dự trữ ngoại hối. Vàng có vai trị quan trọng
trong Dự trữ ngoại hối quốc gia, thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, đồng thời
giám sát hoạt động của thị trường và thu lợi nhuận.
Ngân hàng thương mại: Các ngân hàng thương mại sử dụng hiệu quả nguồn vốn
dự trữ vàng từ người dân, đồng thời cung cấp các dịch vụ và tự doanh kiếm lời
thông qua mua bán chênh lệch giá.

Nhà đầu tư tổ chức và cá nhân: Nhà đầu tư trên thị trường vàng có thể là các
công ty khai thác, chế tác vàng hoặc những nhà đầu tư nhỏ lẻ. Họ tham gia vào thị
trường nhằm mục đích kiếm lời dựa trên việc đầu cơ, ăn chênh lệch giá hoặc phòng
vệ dựa vào các công cụ phái sinh.
1.3

Cơ sở lý thuyết về giá

1.3.1 Học thuyết kinh tế cổ điển ở nước Anh
1.3.1.1 Lý thuyết về giá trị lao động của William Petty
William Petty là một trong những người sáng lập ra học thuyết kinh tế cổ điển ở
Anh. Ông là người đầu tiên trong lịch sử đặt nền móng cho lý thuyết giá trị lao
động. Theo ông, giá cả tự nhiên là giá trị hàng hố, nó do lao động của người sản


10

xuất tạo ra. Giá cả nhân tạo là giá cả thị trường của hàng hoá, giá cả nhân tạo thay
đổi phụ thuộc vào giá cả tự nhiên và quan hệ cung – cầu hàng hoá trên thị trường.
Về giá cả chính trị, William Petty cho rằng, nó là loại đặc biệt của giá cả tự
nhiên. Nó cũng là chi phí lao động để sản xuất hàng hoá, nhưng trong những điều
kiện chính trị khơng thuận lợi. Vì vậy, chi phí lao động trong giá cả chính trị thường
cao hơn so với chi phí lao động trong giá cả tự nhiên bình thường.
1.3.1.2

Lý thuyết về giá trị lao động của Adam Smith

Adam Smith chỉ ra rằng tất cả các loại lao động sản xuất đều tạo ra giá trị, lao
động là thước đo cuối cùng của giá trị. Ông phân biệt sự khác nhau giữa giá trị sử
dụng và giá trị trao đổi và khẳng định giá trị sử dụng quyết định giá trị trao đổi.

Khi phân tích giá trị hàng hoá, trong quan hệ số lượng với hàng hoá khác ông
cho rằng giá trị trao đổi của hàng hóa bằng một lượng hàng hố nào đó. Như vậy giá
trị trao đổi của hàng hoá là quan hệ tỷ lệ về số lượng giữa các hàng hoá. Trong nền
sản xuất hàng hoá phát triển khi chấm dứt nền thương nghiệp vật đổi vật thì giá trị
hàng hố được biểu hiện ở tiền.
Ơng chỉ ra lượng giá trị hàng hố là do hao phí lao động trung bình cần thiết
quyết định và đưa ra hai định nghĩa về giá cả là giá cả tự nhiên và giá cả thị trường.
Về bản chất, giá cả thị trường là biểu hiện tiền tệ của giá trị. Theo ông, nếu giá cả
của một loại hàng hố nào đó phù hợp với những gì cần thiết cho thanh tốn về địa
tơ, trả lương cho cơng nhân và lợi nhuận cho tư bản thì có thể nói hàng hố đó được
bán theo giá cả tự nhiên. Cịn giá cả thực tế mà qua đó hàng hố được bán gọi là giá
cả, nó có thể cao hơn, thấp hơn hay trùng hợp với giá cả tự nhiên. Giá cả tự nhiên
có tính khách quan, cịn giá cả thị trường phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như giá
cả tự nhiên, quan hệ cung cầu...


11

1.3.1.3 Lý thuyết giá trị lao động của David Ricardo
Trong lý thuyết giá trị – lao động, David Ricardo dựa vào lý thuyết của Adam
Smith và kế thừa, phát triển tư tưởng của Adam Smith. Ông phân biệt rõ hai thuộc
tính của hàng hố là giá trị sử dụng và giá trị trao đổi và chỉ rõ giá trị sử dụng là
điều kiện cần thiết cho giá trị trao đổi, nhưng khơng phải là thước đo của nó.
Vì giá trị trao đổi là giá trị tương đối được biểu hiện ở một số lượng nhất định
của hàng hoá khác (thay tiền tệ) nên Ricardo đặt vấn đề là bên cạnh giá trị tương
đối, còn tồn tại giá trị tuyệt đối. Đó là thực thể của giá trị, là số lượng lao động kết
tinh, giá trị trao đổi là hình thức cần thiết và có khả năng duy nhất để biểu hiện giá
trị tuyệt đối.
David Ricardo cũng khẳng định “Giá trị là do lao động hao phí quyết định” và
cấu tạo giá trị hàng hoá bao gồm 3 bộ phận là: c+v+m. Ơng đã phân tích lao động

giản đơn và lao động phức tạp, qui lao động phức tạp thành lao động giản đơn trung
bình. Ơng cho rằng, lao động xã hội cần thiết quyết định lượng giá trị hàng hoá.
1.3.2 Học thuyết “Lý luận về giá trị, giá cả” của KMarx và Ph.Ăngghen
Dựa trên quan điểm lịch sử, KMarx và Ph.Ăngghen đã thực hiện một cuộc cách
mạng về học thuyết giá trị – lao động. KMarx khẳng định, hàng hoá là sự thống
nhất biện chứng của hai mặt là giá trị sử dụng và giá trị.
Giá trị sử dụng là cơng dụng của sản phẩm có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của
con người chẳng hạn cơm để ăn, xe đạp để đi lại... vật phẩm nào cũng có một số
công dụng nhất định. Công dụng của vật phẩm là do thuộc tính tự nhiên của vật chất
quyết định. Giá trị sử dụng là phạm trù vĩnh viễn và là vật mang giá trị trao đổi.
Giá trị là lao động xã hội của người sản xuất hàng hoá kết tinh trong hàng hoá chất của giá trị là lao động. Sản phẩm nào lao động hao phí để sản xuất ra chúng
càng nhiều thì giá trị càng cao. Giá trị là nội dung, là cơ sở của giá trị trao đổi; cịn
giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện của giá trị ra bên ngoài.


12

Từ việc phân tích các phạm trù giá trị nêu trên, KMarx đã đưa ra định nghĩa về
giá cả “Giá cả là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá”. Giá cả ở đây là giá cả
hàng hoá, là mức giá mà được xã hội thừa nhận. Giá trị hàng hoá là giá trị xã hội,
được đo bằng thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hố, chứ khơng
phải là giá trị cá biệt của từng người sản xuất.
1.3.3 Bản chất kinh tế của phạm trù giá cả theo học thuyết K.MARX
1.3.3.1 Giá cả và giá trị hàng hố có mối quan hệ chặt chẽ với nhau
Giá trị là lao động của người sản xuất hàng hoá kết tinh trong hàng hoá. Giá trị
là bản chất của giá cả, giá cả là hình thức biểu hiện của giá trị. Trong nền kinh tế thị
trường, cung và cầu là những lực lượng hoạt động trên thị trường. Cung và cầu
khơng chỉ có mối quan hệ với nhau mà còn ảnh hưởng tới giá cả thị trường. Khi
cung bằng cầu, thì giá cả thị trường ngang bằng với giá trị của hàng hoá. Khi cung
lớn hơn cầu, thì giá cả thị trường thấp hơn giá trị, cịn khi cung nhỏ hơn cầu thì giá

cả thị trường cao hơn giá trị. Như vậy, cung và cầu thay đổi, dẫn đến làm thay đổi
giá cả thị trường của hàng hoá.
Trên thị trường, giá cả thị trường chịu tác động của các quy luật kinh tế của thị
trường (quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, quy luật cung – cầu) nên mức giá cả
của từng thứ hàng hố ln lên hoặc xuống theo quan hệ cung – cầu, tức là giá cả
tách rời giá trị của nó.
1.3.3.2 Giá cả và tiền tệ có mối quan hệ tác động qua lại với nhau
Tiền tệ là một thứ hàng hoá đặc biệt được tách ra từ trong thế giới hàng hoá làm
vật ngang giá chung cho tất cả các hàng hố đem trao đổi, nó thể hiện lao động xã
hội và biểu hiện quan hệ giữa những người sản xuất hàng hoá. Giá trị hàng hoá
được biểu hiện bằng tiền gọi là giá cả hàng hố. Do đó, giá cả là hình thức biểu hiện
bằng tiền của giá trị hàng hoá và do các yếu tố sau quyết định: giá trị hàng hoá, giá
trị của tiền và ảnh hưởng của quan hệ cung – cầu hàng hoá.


13

Giá cả thị trường tỷ lệ thuận với giá trị thị trường của hàng hoá và tỷ lệ nghịch
với giá trị của tiền. Bởi vậy, ngay cả khi giá trị thị trường của hàng hố khơng đổi
thì giá cả hàng hố vẫn có thể biến đổi do giá trị của tiền tăng lên hay giảm xuống.
Giá cả quyết định sức mua của tiền tệ và ngược lại tiền tệ cũng ảnh hưởng rất lớn
đến giá cả thị trường.
Giá cả là yếu tố quyết định lượng tiền tệ trong lưu thông và có ảnh hưởng tới
tốc độ lưu thơng tiền tệ. Ở mỗi thời kỳ nhất định, lưu thơng hàng hố bao giờ cũng
đòi hỏi một lượng tiền cần thiết cho sự lưu thơng.
1.3.3.3 Giá cả có mối quan hệ khắng khít với giá trị sử dụng.
Trong mỗi hình thái kinh tế – xã hội, sản xuất hàng hố có bản chất khác nhau,
nhưng hàng hố đều có hai thuộc tính là giá trị và giá trị sử dụng. Hai thuộc tính này
thống nhất với nhau, nhưng là sự thống nhất của hai mặt đối lập.
Đối với người sản xuất hàng hoá, họ tạo ra giá trị sử dụng, nhưng mục đích của

họ khơng phải là giá trị sử dụng mà là giá trị, họ quan tâm đến giá trị sử dụng là để
đạt được mục đích giá trị mà thơi. Ngược lại, đối với giới tiêu dùng (người mua),
cái mà họ quan tâm là giá trị sử dụng để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của mình,
nhưng muốn có giá trị sử dụng thì phải trả giá trị cho người sản xuất ra nó. Như
vậy, trước khi thực hiện giá trị sử dụng, phải thực hiện giá trị của nó. Nếu không
thực hiện được giá trị, sẽ không thực hiện được giá trị sử dụng.
Giá cả không những biểu hiện bằng tiền của giá trị, mà còn phản ánh giá trị sử
dụng của hàng hoá. Giá trị sử dụng được biểu hiện ra là: Chất lượng hàng hố, chi
phí sử dụng và tính thay thế lẫn nhau của hàng hố trong sản xuất và tiêu dùng.
1.3.3.4 Giá cả và các quan hệ kinh tế – xã hội
Giá cả thị trường chịu tác động của các quy luật kinh tế của thị trường như quy
luật giá trị, quy luật cạnh tranh, quy luật cung – cầu. Các quy luật này tồn tại khách
quan, Nhà nước cần vận dụng các quy luật để phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế –


14

xã hội. Điều này có nghĩa là, Nhà nước phải sử dụng công cụ giá cả để giải quyết
các quan hệ kinh tế – chính trị – xã hội của đất nước, làm cho nền kinh tế phát triển
hài hoà, ổn định chính trị và xây dựng cơng bằng trong xã hội.
Giá cả phản ánh tổng hợp và đồng bộ các quan hệ kinh tế – chính trị – xã hội.
Trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước cần đảm bảo sự ổn định chính trị – kinh tế xã hội và thiết lập khuôn khổ luật pháp để tạo điều kiện cần thiết cho hoạt động
kinh tế. Kinh tế phát triển, hàng hoá sản xuất ra nhiều hơn, đáp ứng nhu cầu tốt hơn,
giá cả sẽ ổn định hơn.
Ngược lại, giá cả cũng tác động trở lại các quan hệ chính trị – kinh tế – xã hội.
Khi giá cả thị trường ổn định, sức mua của đồng tiền được giữ vững, thu nhập của
người lao động ổn định và dần dần tăng lên, thì các quan hệ kinh tế – chính trị – xã
hội cũng được ổn định.
1.3.4 Sự hình thành giá trong các hình thái thị trường
Chính sách giá cả của người bán phụ thuộc vào hình thái thị trường. Theo các

nhà kinh tế thì có bốn kiểu hình thái thị trường, mỗi hình thái hình thành giá cả theo
cách riêng của nó.
Thị trường cạnh tranh hồn hảo bao gồm nhiều người mua, người bán cùng một
loại sản phẩm giống nhau. Trong loại thị trường này, doanh nghiệp là người chấp
nhận giá và các doanh nghiệp đều phải hoạt động theo sự dẫn dắt của bàn tay vơ
hình của thị trường. Khơng một người mua hay người bán nào có ảnh hưởng lớn
đến mức giá thị trường hiện hành của hàng hoá.
Thị trường cạnh tranh độc quyền gồm rất nhiều người mua và người bán không
tuân theo giá thị trường thống nhất mà dao động trong khoảng rộng. Người mua có
thể thấy sự chênh lệch về giá chào bán và sẵn sàng mua ở các giá khác nhau. Chính
sách giá trong thị trường này đặc biệt phát huy tác dụng, ngồi ra doanh nghiệp có
thể sử dụng các biện pháp yểm trợ bán hàng khác.


15

Thị trường độc quyền tập đoàn là thị trường bao gồm một số ít người bán rất
nhạy cảm với chính sách hình thành giá cả và chiến lược tiêu thụ của nhau, hàng
hố có thể giống hoặc khơng giống nhau. Trong thị trường này, các doanh nghiệp
đều có xu hướng chấp nhận mức giá của ngành và của các tập đồn thường có xu
hướng liên kết để xác định mức giá phù hợp cho sự phát triển của toàn ngành.
Thị trường độc quyền tuyệt đối là thị trường chỉ có một người bán một loại sản
phẩm. Sự hình thành giá cả ở từng trường hợp diễn ra rất khác nhau. Tổ chức độc
quyền nhà nước có thể sử dụng chính sách giá cả để đạt được những mục tiêu nhất
định. Trong các tổ chức độc quyền tư nhân, doanh nghiệp thường tự xác định giá để
thu lợi nhuận phù hợp.
1.4

Tổng quan các nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến giá vàng


Trên thế giới đã có nhiều bài viết và nghiên cứu về vàng và thị trường vàng
dưới nhiều góc độ khác nhau. Những nghiên cứu này có thể được phân loại thành
bốn nhóm chính:
Phương pháp tiếp cận đầu tiên là tìm ra mơ hình biến động giá vàng dưới tác
động của các biến kinh tế vĩ mô, chẳng hạn như tỷ giá, thu nhập thế giới, những cú
sốc chính trị ...
Phương pháp thứ hai tập trung vào vàng như là một kênh đầu cơ. Cách tiếp cận
này sẽ nghiên cứu tính hợp lý hoặc bất hợp lý của biến động giá vàng.
Cách tiếp cận thứ ba xem xét việc đầu tư vào vàng nhiều hơn như một cách để
tự bảo hiểm rủi ro cho danh mục đầu tư chống lại lạm phát.
Nhóm cuối cùng là những nghiên cứu để xây dựng mơ hình giá vàng.
Tác giả thực hiện tổng hợp các nghiên cứu theo từng nhân tố tác động đến giá
vàng bao gồm: cung và cầu vàng, các biến kinh tế vĩ mơ như tỷ giá hối đối, tỷ lệ
lạm phát, lãi suất… và các nhân tố khác như chỉ số giá chứng khốn, chính sách
quản lý của nhà nước, các nhân tố định tính khác.


16

1.4.1 Cung và cầu vàng
Vàng là một hàng hóa, vì vậy theo lý thuyết kinh tế vĩ mô đơn giản thì giá vàng
phụ thuộc vào cung và cầu vàng trên thị trường. Theo lý thuyết cung cầu, khi một
trong hai hoặc cả hai đường cung và cầu dịch chuyển thì điểm cân bằng là giá vàng
sẽ dịch chuyển theo, tức là giá vàng thay đổi. Vì vậy, các yếu tố làm dịch chuyển
đường cung và cầu vàng sẽ làm giá vàng thay đổi.
Nhìn từ phía cầu vàng, Hội đồng Vàng Thế giới (World Gold Council - WGC)
phân loại vàng thành 4 nhóm riêng biệt, gồm vàng trang sức, vàng sử dụng trong
khoa học công nghệ, vàng đầu tư, và vàng do Ngân hàng Trung ương (NHTW) nắm
giữ. Trong đó, loại vàng được quan tâm đến nhiều nhất là vàng đầu tư tồn tại dưới
cả hình thức vật chất (phần lớn ở dưới dạng vàng miếng) và phi vật chất (chứng chỉ

quỹ đầu tư vàng và các sản phẩm tương tự).
Cầu vàng đầu tư là lượng vàng miếng được bán ròng hàng năm, không bao gồm
vàng miếng được mua đi bán lại. Hoạt động đầu tư vàng có thể bao gồm nhiều hình
thức khác nhau như vàng vật chất, vàng tài khoản, phái sinh vàng hay đầu tư vào
chứng khoán của các nhà sản xuất vàng. Khi mua vàng để đầu tư thì người mua sẽ
quan tâm hơn đến mức giá vàng trong tương lai, giá cả của các hàng hoá khác có
liên quan, số lượng người tiêu dùng tham gia vào thị trường.
Cầu vàng trang sức là vàng sử dụng sản xuất trang sức trừ đi số lượng xuất khẩu
và thay đổi hàng tồn kho, không bao gồm đồ trang sức cũ mua đi bán lại. Đối với
nhu cầu vàng trang sức, cầu sẽ thay đổi theo mức thu nhập, sở thích và mùa vụ.
Chẳng hạng, vào mùa lễ cưới hỏi nhu cầu mua vàng trang sức sẽ tăng cao góp phần
làm tăng giá vàng. Vì vậy, tùy vào từng trường hợp mà các nhân tố sẽ có tác động
khác nhau đến giá vàng.
Nguồn cung vàng trên thế giới đến từ hai nguồn là khai khoáng và vàng tái chế.
Theo thống kê của GFMS (Gold Fields Mineral Services) nguồn tái chế thường
chiếm tỷ lệ khoảng 25-30% tổng lượng cung. Đối với một quốc gia, nguồn cung này


×