Tải bản đầy đủ (.docx) (191 trang)

Luận văn thạc sĩ nghiên cứu thực trạng công tác quản lý bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia phong nha kẻ bàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.84 MB, 191 trang )

i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
---------------------------

ĐINH HẢI DƢƠNG

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ BẢO TỒN
ĐA DẠNG SINH HỌC TẠI VƯỜN QUỐC GIA PHONG NHA – KẺ BÀNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

Hà Nội 2013


ii

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
---------------------------

ĐINH HẢI DƢƠNG

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ BẢO TỒN


ĐA DẠNG SINH HỌC TẠI VƯỜN QUỐC GIA PHONG NHA – KẺ BÀNG

Chuyên ngành: Lâm học
Mã số: 60.62.02.01

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. ĐỖ ANH TUÂN
Hà Nội 2013


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sỹ khoa học lâm nghiệp mang tên
“Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý bảo tồn đa dạng sinh học tại
Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình” là cơng trình
nghiên cứu của bản thân tơi. Tồn bộ luận văn này là do tôi viết, các số liệu,
kết quả trình bày trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố
trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào trước đây. Nếu có điều gì gian dối, tơi
xin chịu hồn tồn trách nhiệm trước nhà trường và trước pháp luật.
Tác giả

Đinh Hải Dƣơng


ii

LỜI CẢM ƠN

Để hồn thành chương trình đào tạo cao học lâm nghiệp khố học 20112013, được sự nhất trí của Trường Đại học Lâm nghiệp, tôi được phép thực hiện đề
tài tốt nghiệp: “Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý bảo tồn đa dạng sinh học tại
Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng”
Sau thời gian thực hiện đề tài , đến nay bản luận văn tốt nghiệp đã được
hồn thành. Trong q trình thực hiện đề tài luân văn này , tôi đã được sự giúp đỡ
rất lớn của Ban lãnh đạo Nhà trường, Khoa sau đại học - Trường Đại học Lâm
nghiệp Việt Nam, Ban lãnh đạo Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, các phó giáo
sư, tiến sĩ, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của TS. Đỗ Anh Tuân - người hướng
dẫn khoa học.
Trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn TS .Đỗ Anh Tuân - Phó Chủ nhiệm
khoa Lâm học - Trường Đại học Lâm Nghiệp Việt Nam, đã trực tiếp hướng dẫn tôi
trong thời gian thực hiện đề tài, Tôi xin chân thành cảm ơn sự góp ý chân thành của
các thầy, các cô trong Khoa sau đại học Trường đại học Lâm nghiệp Việt Nam.
Tơi xin bầy tỏ lịng biết ơn đến Lãnh đạo BQL Dự án khu vực Phong Nha –
Kẻ Bàng, UBND các huyện Bố Trạch , Minh Hóa và Quảng Ninh. Lãnh đạo Trung
tâm Cứu hộ - Bảo tồn và Phát triển sinh vật, Trung tâm Du lịch Phong Nha, Hạt
Kiểm Lâm VQG Phong Nha – Kẻ Bàng. UBND các xã Xuân Trạch, Sơn Trạch
huyện Bố Trạch, UBND xã Thượng Hóa, Hóa Sơn huyện Minh Hóa. Tôi xin chân
thành cảm ơn những cán bộ kiểm lâm đã vui lòng và kiên nhẫn trả lời những câu hỏi
của tôi. Họ đã cung cấp cho tôi rất nhiều thơng tin hữu ích trong q trình nghiên
cứu. Qua đây tôi xin được bày tỏ sự biết ơn và trân trọng đối với sự giúp đỡ vơ cùng
q báu đó.
Sau cùng, kết quả này một phần xin được dành cho gia đình, nguồn cỗ vũ
động viên tinh thần và những mong muốn tốt đẹp nhất.

Hà Nội, ngày … tháng 9 năm 2013
Tác giả

Đinh Hải Dƣơng



iii

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
LỜI CAM ĐOAN......................................................................................................................................... I
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................................. II
MỤC LỤC................................................................................................................................................. III
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT............................................................................................................ VI
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................................................ VII
DANH MỤC CÁC HÌNH....................................................................................................................... VIII
ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU................................................................................2

1.1.Khái niệm về đa dạng sinh học và Vườn quốc gia.............................................. 2
1.1.1. Khái niệm về đa dạng sinh học............................................................................ 2
1.1.2. Đa dạng hệ sinh thái.................................................................................................. 2
1.1.3. Ða dạng loài................................................................................................................... 3
1.1.4. Khái niệm về Vườn Quốc gia............................................................................... 4
1.2.Quản lý và Bảo tồn đa dạng sinh học......................................................................... 8
1.2.1. Quản lý đa dạng sinh học........................................................................................ 8
1.2.2. Bảo tồn Đa dạng sinh học....................................................................................... 9
1.3.Các nguyên tắc và bài học kinh nghiệm Quản lý Bảo tồn ĐDSH............10
1.3.1. Các nguyên tắc........................................................................................................... 10
1.3.2. Bài học kinh nghiệm............................................................................................... 11
CHƯƠNG 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
..................................................................................................................................................................... 12

2.1. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................................ 12

2.1.1. Mục tiêu chung.......................................................................................................... 12
2.1.2. Mục tiêu cụ thể.......................................................................................................... 12
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................ 12
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................ 12
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu................................................................................................. 12


iv

2.3. Nội dung nghiên cứu....................................................................................................... 12
2.4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................... 13
2.4.1. Thực trạng công tác tổ chức quản lý bảo tồn đa dạng sinh học của
VQG Phong Nha – Kẻ Bàng............................................................................................ 13
2.4.2. Đánh giá các mối đe dọa đến ĐDSH về đa dạng lồi và đa dạng hệ
sinh thái....................................................................................................................................... 13
HÌNH 2.1. CÂY VấN Đề VÀ CÂY MụC TIÊU......................................................................................... 15

2.4.3. Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong cơng tác quản lý bảo
tồn ĐDSH của VQG PNKB............................................................................................. 16
2.4.4. Đề xuất kế hoạch quản lý bền vững đa dạng sinh học cho VQG .. 17
CHƯƠNG 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI...................................................................18

3.1.Điều kiện tự nhiên.............................................................................................................. 18
3.1.1. Quá trình hình thành Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng...........18
3.1.2. Vị trí địa lý................................................................................................................... 19
3.1.3. Đặc điểm tự nhiên.................................................................................................... 20
3.1.4. Thảm thực vật rừng................................................................................................. 24
3.1.5. Khu Hệ Động vật...................................................................................................... 27
3.2. Điều kiện kinh tế xã hội................................................................................................. 28
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................................................... 32


4.1.

Thực trạng công tác quản lý bảo tồn đa dạng sinh học của VQG.......32

4.1.1. Chức năng nhiệm vụ............................................................................................... 32
4.1.2. Tổ chức bộ máy và hoạt động của Vườn quốc gia PN-KB................32
4.1.3. Một số hoạt động và chương trình có liên quan đến cơng tác bảo
tồn đa dạng sinh học tại VQG Phong Nha – Kẻ Bàng....................................... 37
4.1.4. Đánh giá công tác quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học…..38

4.2. Các mối đe doạ và những khó khăn, trở ngại đối với cơng tác bảo tồn
và quản lý Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.................................................... 43


v

4.2.1. Các mối đe dọa đối với đa dạng sinh học.................................................... 43
4.2.2. Đánh giá các mối đe dọa nổi trội liên quan đến công tác quản lý
bảo tồn đa dạng sinh học của VQG PN-KB............................................................ 44
4.2.3. Đánh giá tình hình vi phạm lâm luật.............................................................. 48
4.3.Những thuận lợi khó khăn trong quản lý đa dạng sinh học tại Vườn
Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng......................................................................................... 53
4.3.1. Thiếu kinh phí tập trung cho hoạt động bảo vệ rừng............................. 53
4.3.2. Hạn chế về nhân sự và năng lực....................................................................... 54
HÌNH 4.8: KIểM LÂM VQG THAM GIA CÁC LớP TậP HUấN HIệN TạI...........................................58

4.3.3. Áp lực từ cộng đồng địa phương...................................................................... 60
4.4.Đề xuất các giải pháp quản lý đa dạng sinh học cho VQG PN-KB........71
4.4.1. Đối với vùng lõi........................................................................................................ 71

4.4.2. Vùng đệm..................................................................................................................... 89
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................................................... 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


vi

Ký hiệu
BQL
BVR
CHDCND
ĐDSH
DSTG
GIS
GPS
IUCN
LSNG
METT
NĐ-117
NĐ32
NN&PTNT
PT&BT
TNR
UBND
UNDP
UNESCO
VQG
VQG PN-KB
WWF



vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
TT

Tên bảng
1.1

Hệ thống rừng đặc dụng được Chính phủ p
2003

3.1

Diện tích VQG trên địa bàn các xã (Đơn v

3.2

Diện tích các kiểu thảm thực vật và sinh c

3.3

Thống kê hệ thực vật VQG Phong Nha - K

3.4

Thống kê hệ động vật VQG Phong Nha - K

3.5


Số lượng các loài động vật bị đe doạ ở Pho

3.6

Thành phần dân tộc các xã khu vực VQG

4.1

4.2

4.3

Tổng hợp các vụ vi phạm lâm luật 11 năm
ởVQGPNKB

Kết quả phỏng vấn và đánh giá nhanh về n
lâm VQG Phong Nha – Kẻ Bàng

Đánh giá năng lực của lãnh đạo trạm kiểm
năng lực của ASEAN.

4.4

Các số liệu thống kê cơ bản của các xã

4.5

Dân số, diện tích, mật độ dân số các xã vù


4.6

Lao động và cơ cấu lao động các xã vùng

4.7

Tình hình thu nhập của các xã trong vùng

4.8

So sánh các hộ nghèo vùng đệm - Sự thay

4.9

Đề xuất Cơ chế Quản lý cho Phân khu Bảo

4.10

Đề xuất cơ chế Quản lý Phân khu Phục hồ

4.11

Cơ cấu sử dụng đất đai vùng đệm đến năm



viii

DANH MỤC CÁC HÌNH
TT


Tên bảng
2.1
4.1

Cây vấn đề và cây mục tiêu

Sơ đồ tổ chức bộ máy ban quản lý vườn q
Kẻ Bàng

4.2

Đánh giá và cho điểm xếp hạng các mối đ

4.3

Tổng hợp các vụ vi phạm 11 năm (2002-2

4.4

Kết quả xử lý vi phạm lâm luật 11 năm (2

4.5
4.6
4.7

Thống kê số vụ vi phạm theo tháng qua 3
VQG PN-KB
Số vụ vi phạm lâm luật theo tháng


So sánh số vụ vi phạm gỗ và động vật hoa
trong năm

4.8

Các vụ vi phạm lâm luật bắt giữ và xử lý t

4.9

Kiểm lâm VQG tham gia các lớp tập huấn

4.10

Bản đồ ranh giới hành chính VQG Phong

4.11

Bản đồ vị trí của các trạm kiểm lâm của V

4.12

4.13

Bản đồ hệ thống cột mốc (đỏ) và biển báo
VQG

Bản đồ các tuyến tuần tra rừng xuất ra từ G
năm 2013



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam nằm ở phần Đông bán đảo Ðông Dương, trong vùng nhiệt đới
bắc bán cầu với tổng diện tích tự nhiên trên đất liền là 329.241 km 2, trong đó
75% diện tích là đồi núi. Vùng biển có bờ biển dài khoảng 3.260 km với hàng
ngàn đảo lớn nhỏ ven bờ và hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có vùng đặc
quyền kinh tế khoảng 1 triệu km2. Sự đa dạng về địa hình, kiểu đất, cảnh quan
và khí hậu là cơ sở rất thuận lợi tạo nên tính đa dạng sinh học vơ cùng phong
phú và đặc sắc của Việt Nam, thể hiện ở đa dạng các hệ sinh thái, đa dạng loài
và đa dạng nguồn gen. Đa dạng sinh học của Việt Nam đóng vai trò hết sức
quan trọng cho sự phát triển bền vững đất nước, đặc biệt đối với sự phát triển
của các ngành kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, y tế, cơng nghiệp và
du lịch, đưa lại lợi ích và sinh kế cho hàng triệu người dân. Tuy nhiên, trong
quá trình phát triển kinh tế -xã hội, đa dạng sinh học ở Việt Nam cũng đã và
đang bị tác động làm cho suy giảm nhanh ở cả ba cấp độ hệ sinh thái, loài và
nguồn gen
Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (VQG PNKB) được thành lập
ngày 12 tháng 12 năm 2001 theo Quyết định số 189/QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ . Hệ sinh thái rừng núi đá vôi ở Phong Nha-Kẻ Bàng chứa đựng
mức độ đa dạng sinh học cao về các loài động vật và thực vật. Tuy nhiên, hiện
nay các loài động thực vật tại VQG PNKB đang chịu sự tác động bất lợi từ
nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì vậy, việc quản lý và bảo tồn các giá trị đa
dạng sinh học của VQG là rất cần thiết. Để có cơ sở đề xuất các giải pháp
quản lý và bảo tồn các giá trị đặc trưng về đa dạng sinh học của vùng núi đá
vôi Phong Nha – Kẻ Bàng xuất phát từ yêu cầu thực tiễn ở trên tôi thực hiện
đề “Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý bảo tồn đa dạng sinh học tại
Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng tỉnh Quảng Bình” nhằm đ ề xuất
một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý và bảo tồn các giá trị đa
dạng sinh học của VQG PNKB.



2

Chƣơng 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Khái niệm về đa dạng sinh học và Vƣờn quốc gia
1.1.1. Khái niệm về đa dạng sinh học
Đa dạng sinh học (Biodiversity) là thuật ngữ thể hiện tính đa dạng của
các thể sống, lồi và quần thể, tính biến động di truyền giữa chúng và tất cả sự
tập hợp phức tạp của chúng thành các quần xã và hệ sinh thái. Đa dạng sinh
học được thể hiện ở ba cấp độ: đa dạng di truyền, đa dạng về loài và đa dạng
về hệ sinh thái.
Cho đến nay đã có hơn 25 định nghĩa nữa cho thuật ngữ "đa dạng sinh học"
này. Trong đó, định nghĩa của tổ chức FAO (Tổ chức Lương nông Liên hiệp
quốc) cho rằng: "đa dạng sinh học là tính đa dạng của sự sống dưới mọi hình
thức, mức độ và mọi tổ hợp, bao gồm đa dạng gen, đa dạng loài và đa dạng hệ
sinh thái.
1.1.2. Đa dạng hệ sinh thái
Theo các nhà khoa học, có thể chia các hệ sinh thái của Việt Nam thành
3 nhóm chính bao gồm: hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái đất ngập nước nội
địa và hệ sinh thái biển và ven bờ. Các hệ sinh thái ở Việt Nam phần lớn là
những hệ sinh thái nhạy cảm với các tác động từ bên ngoài như tác động của
thiên nhiên, đặc biệt là tác động của con người.
Trên phần lãnh thổ vùng lục địa ở Việt Nam, có thể phân biệt các kiểu
hệ sinh thái trên cạn đặc trưng như: rừng, đồng cỏ, savan, đất khô hạn, đô thị,
nông nghiệp, núi đá vơi. Trong số đó, rừng, đặc biệt là rừng tự nhiên với tính
chất rừng nhiệt đới với nhiều kiểu thảm thực vật rừng khác nhau, có sự đa
dạng về thành phần loài cao nhất. Đây cũng là nơi cư trú của nhiều lồi động
vật hoang dã q, hiếm có giá trị kinh tế và khoa học. Ngồi ra cịn có các hệ

sinh thái tự nhiên khác có thành phần lồi nghèo hơn, như hệ sinh thái nông
nghiệp và hệ sinh thái khu đô thị.


3

Hệ sinh thái đất ngập nước nội địa rất đa dạng, bao gồm các thủy vực
nước đứng như hồ tự nhiên, hồ chứa, ao, đầm, ruộng lúa nước, các thủy vực
nước chảy như suối, sơng, kênh rạch. Trong đó, có một số kiểu có tính đa
dạng sinh học cao như suối vùng núi, đồi, đầm lầy than bùn với rất nhiều các
loài động vật mới cho khoa học đa được phát hiện ở đây. Các hệ sinh thái
sông, hồ ngầm trong hang động Castơ chưa được nghiên cứu đầy đủ.
Theo thống kê, Việt Nam có 20 kiểu hệ sinh thái biển điển hình thuộc 9
vùng phân bố tự nhiên với đặc trưng đa dạng sinh học biển khác nhau. Trong
đó, ba vùng biển, bao gồm: Móng Cái-Đồ Sơn, Hải Vân-Đại Lãnh và Đại
Lãnh-Vũng Tàu có tính đa dạng sinh học cao hơn các vùng còn lại. Các hệ
sinh thái ven bờ như rừng ngập mặn, đầm phá, vụng biển, vũng biển, rạn san
hô, thảm cỏ biển và vùng biển quanh các đảo ven bờ, đảo xa bờ là những nơi
có tính đa dạng sinh học cao đồng thời rất nhạy cảm với biến đổi mơi trường.
Trong đó, rạn san hơ và thảm cỏ biển được xem là các hệ sinh thái đặc trưng
quan trọng nhất do chúng có tính đa dạng sinh học và có giá trị bảo tồn cao
nhất. Hai hệ sinh thái này có quan hệ mật thiết và tương hỗ lẫn nhau, tạo ra
những chuỗi dinh dưỡng đan xen quan trọng ở vùng biển và ven bờ của Việt
Nam. Nếu hệ sinh thái này bị hủy hoại sẽ tác động tiêu cực đến các hệ sinh
thái khác. Nếu mất cả hai loại hệ sinh thái này, các vùng biển ven bờ của Việt
Nam có nguy cơ sẽ trở thành “thuỷ mạc”. Từ những điểm trên có thể thấy,
trên khắp vùng lãnh thổ của Việt Nam từ trên cạn đến nước nội địa ra tới vùng
biển, các kiểu hệ sinh thái tự nhiên rất đa dạng. Mỗi kiểu hệ sinh thái lại có
quần xã sinh vật đặc trưng riêng. Tất cả tạo nên sự phong phú, đa dạng khu hệ
sinh vật của Việt Nam.

1.1.3. Ða dạng loài
Việt Nam là một trong những quốc gia có đa dạng sinh học cao về các
loài động thực vật và vi sinh vật. Qua các tài liệu điều tra cơ bản, đến năm
2011 đa có các con số thống kê như sau: Về thực vật, tổng kết các công bố về
hệ thực vật Việt Nam đa ghi nhận 13.766 loài thực vật. Trong đó, 2.393 lồi


4

thực vật bậc thấp và 11.373 loài thực vật bậc cao có mạch. Sau đó, trong cơng
trình Danh lục các lồi thực vật Việt Nam, chưa kể các nhóm vi tảo ở nước,
các nhà thực vật đa thống kê có tới 16.428 loài thực vật. Về vi sinh vật, đa
thống kê và xác định được 7.500 lồi, trong đó có hơn 2.800 loài gây bệnh
cho thực vật, 1.500 loài gây bệnh cho người và gia súc và hơn 700 loài vi sinh
vật có lợi. Về sinh vật nước ngọt, đã thống kê và xác định được 1.438 loài vi
tảo thuộc 259 chi và 9 ngành; trên 800 loài động vật khơng xương sống; 1.028
lồi cá nước ngọt. Trong đó, đáng chú ý là riêng họ cá chép (Cyprinidae) có
79 lồi thuộc 32 giống, 1 phân họ được coi là đặc hữu ở Việt Nam với 1
giống, 40 loài và phân loài mới cho khoa học.(nguồn Báo cáo quốc gia về đa
dạng sinh học năm 2011)
1.1.4. Khái niệm về Vườn Quốc gia
Theo Luật Đa dạng sinh học (2008) của Việt Nam, các khu bảo tồn
thiên nhiên bao gồm các loại: i) Vườn quốc gia; ii) Khu dự trữ thiên nhiên; iii)
Khu bảo tồn loài - sinh cảnh; iiii) Khu bảo vệ cảnh quan;
Vƣờn quốc gia là một khu vực đất hay biển được bảo tồn bằng các quy định
pháp luật của chính quyền sở tại. Vườn quốc gia được bảo vệ nghiêm ngặt khỏi sự
khai thác, can thiệp bởi con người. Vườn quốc gia thường được thành lập


những khu vực có địa mạo độc đáo có giá trị khoa học hoặc những khu vực


có hệ sinh thái phong phú, có nhiều lồi động-thực vật có nguy cơ tuyệt chủng
cao cần được bảo vệ nghiêm ngặt trước sự khai thác của con người.
Theo quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2006 của
Thủ tướng Chính phủ , Vườn quốc gia là khu vực tự nhiên trên đất liền hoặc


vùng đất ngập nước, hải đảo, có diện tích đủ lớn được xác lập để bảo tồn một

hay nhiều hệ sinh thái đặc trưng hoặc đại diện không bị tác động hay chỉ bị tác
động rất ít từ bên ngồi; bảo tồn các loài sinh vật đặc hữu hoặc đang nguy cấp
được quản lý, sử dụng chủ yếu phục vụ cho việc bảo tồn rừng và hệ sinh thái
rừng, nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường và du lịch sinh thái và được xác


5

lập dựa trên các tiêu chí và chỉ số: về hệ sinh thái đặc trưng; các loài động vật,
thực vật đặc hữu; về diện tích tự nhiên của vườn và tỷ lệ diện tích đất nơng
nghiệp,đất thổ cư so với diện tích tự nhiên của vườn.
Hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam và các tiêu chí
Năm 1962, khu rừng đặc dụng đầu tiêu được thành lập ở miền Bắc Việt
Nam là Rừng cấm Cúc Phương (nay là Vườn quốc gia Cúc Phương). Năm
1965, chính quyền Nam Việt Nam đã quyết định thành lập một số khu bảo vệ,
trong đó có Cơn Đảo và Bạch Mã. Sau ngày giải phóng miền Nam, Thủ tướng
Chính phủ đã ra Quyết định số 41/TTg ngày 24/01/1977, thành lập thêm 10
khu rừng cấm với tổng diện tích là 44.310ha. Đến năm 1986, hệ thống rừng
đặc dụng của Việt Nam tương đối hoàn chỉnh, với 3 phân hạng: Vườn quốc
gia, Khu bảo tồn thiên nhiên và Rừng văn hóa - lịch sử - mơi trường. Năm
2003, chiến lược quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên được Thủ tướng Chính

phủ phê duyệt theo Quyết định 192/2003/QĐ-TTg. Theo hệ thống này thì
Rừng văn hóa - lịch sử - môi trường được đổi thành Rừng bảo vệ cảnh quan.
Bảng 1.1: Hệ thống rừng đặc dụng được Chính phủ phê duyệt tới năm 2003

TT

Hạng

I

Vƣờn Quốc gia

II

Khu Bảo tồn thiên nhiên

IIa

Khu dự trữ thiên nhiên

IIb

Khu Bảo tồn loài/sinh cảnh

III

Khu Bảo vệ cảnh quan
Tổng cộng

Nguồn: Chiến lược quản lý hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên đến năm

2010 Ghi chú: * Hiện nay Việt Nam đã có 31 VQG được chuyển hạng từ khu
bảo tồn thiên nhiên


6

Tóm tắt tiêu chí rừng đặc dụng
Tiêu chí phân hạng rừng đặc dụng được xác định theo Quyết định
62/2005/QĐ-BNN ngày 12/10/2005 của Bộ NN&PTNT về việc ban hành bản
quy định về tiêu chí phân loại rừng đặc dụng và Nghị định 117/2010/NĐ-CP.
Các tiêu chí cụ thể như sau:
(1)
a)

Vƣờn quốc gia
Khu vực bảo tồn bao gồm một hay nhiều mẫu đại diện cho các vùng

sinh thái chủ yếu, có các lồi sinh vật, các hiện tượng địa chất có giá trị đặc
biệt về khoa học, giáo dục, tinh thần, giải trí hay phục hồi sức khoẻ cấp quốc
gia hoặc/và quốc tế.
b)

Mỗi Vườn quốc gia phải có ít nhất 2 lồi sinh vật đặc hữu hoặc trên

10 loài ghi trong Sách đỏ của Việt nam.
c)

Diện tích của Vườn quốc gia cần đủ rộng để duy trì sự bền vững về mặt

sinh thái học, diện tích tối thiểu trên 7.000 ha (VQG trên đất liền), trên 5.000ha

(VQG trên biển), và trên 3.000ha (VQG đất ngập nước), trong đó cịn ít nhất
70% diện tích là các hệ sinh thái tự nhiên có giá trị đa dạng sinh học cao.
d)

Tỉ lệ diện tích đất nơng nghiệp và đất thổ cư so với diện tích Vườn

quốc gia phải nhỏ hơn 5%.
(2)

Khu bảo tồn thiên nhiên

Khu bảo tồn thiên nhiên được chia làm 02 phân hạng: Khu dự trữ thiên
nhiên và khu bảo tồn loài - sinh cảnh.
Tiêu chí phân loại khu dự trữ thiên nhiên:
a)

Khu vực phải có các lồi sinh vật, mơi trường sống và cảnh quan

thiên nhiên có giá trị đặc biệt về khoa học, giáo dục, tinh thần, vui chơi giải trí
hay phục hồi sức khoẻ.
b)

Phải có ít nhất 1 lồi sinh vật đặc hữu hoặc trên 5 loài được ghi trong

sách đỏ Việt nam.


7

c)


Diện tích tối thiểu của khu dự trữ thiên nhiên là 5.000ha (trên đất

liền), 3.000ha (trên biển), 1.000ha (đất ngập nước). Trong Khu dự trữ thiên
nhiên, diện tích các hệ sinh thái tự nhiên có tính đa dạng sinh học cao phải
chiếm ít nhất là 70%.
d)

Tỉ lệ diện tích đất nơng nghiệp và đất thổ cư so với diện tích Khu dự

trữ thiên nhiên phải nhỏ hơn 5%.
Tiêu chí phân loại khu bảo tồn loài - sinh cảnh
a)

Các khu vực là sinh cảnh quan trọng (khu trú ẩn, kiếm thức ăn, sinh

sản), có ý nghĩa đối với sự tồn tại và phát triển của lồi sinh vật có tầm cỡ
quốc gia hay địa phương.
b)

Phải có ít nhất 1 lồi sinh vật đặc hữu hoặc trên 3 loài được ghi trong

Sách đỏ Việt Nam.
c)

Diện tích tuỳ thuộc vào yêu cầu về sinh cảnh của lồi sinh vật cần

bảo vệ, nhưng ít nhất là 1.000 ha, trong đó các hệ sinh thái tự nhiên chiếm
hơn 70% tổng diện tích Khu bảo tồn.
d)


Tỉ lệ diện tích đất nơng nghiệp và đất thổ cư so với diện tích Khu

bảo tồn phải nhỏ hơn 10%.
(3)
a)

Khu bảo vệ cảnh quan
Khu này có các cảnh quan, di tích lịch sử trên đất liền hoặc có hợp

phần đất ngập nước, biển có giá trị văn hố, lịch sử, thẩm mỹ cao, sinh cảnh
đa dạng, với các loài sinh vật độc đáo, có các phương thức sử dụng tài
nguyên, tổ chức xã hội, phong tục, tập quán, cách sống và tín ngưỡng.
b)

Khu rừng do cộng đồng quản lý, bảo vệ theo phong tục, tập quán, có

truyền thống gắn bó với cộng đồng về sản xuất, đời sống, văn hoá và tín
ngưỡng.
c)

Tỉ lệ diện tích đất nơng nghiệp và đất khác so với diện tích Khu bảo

vệ cảnh quan nhỏ hơn 10%.


8

Rừng đặc dụng ở khu vực miền Trung và tỉnh Quảng Bình
Miền Trung nước ta được coi là một trong những trung tâm đa dạng

sinh học của thế giới (WWF 2000 - Global 200). Tuy nhiên, trong thời kỳ
kháng chiến chống Mỹ rừng đặc dụng chưa được chú ý xây dựng do nằm
trong khu vực chiến tuyến. Sau giải phóng, với những giá trị vốn có và trên cơ
sở kết quả đề xuất của các cơ quan khoa học, 31 khu rừng từ Thanh Hóa tới
Nam Trung Bộ và Tây Nguyên đã được đưa vào hệ thống rừng đặc dụng trong
số 73 khu của Việt Nam (Quyết định 194-CT ngày 9/8/1996 của Thủ tướng
Chính phủ). Quảng Bình (khi đó là Bình Trị Thiên) chỉ có 1 khu rừng đặc
dụng được gọi là Động Phong Nha có diện tích là 5.000 ha.
Theo Quyết định 192/2003/QĐ-TTG các tỉnh miền Trung và Tây
Nguyên có 11 Vườn quốc gia, 24 khu bảo tồn thiên nhiên và 13 khu bảo vệ
cảnh quan. Trong đó, Quảng Bình chỉ có 01 Vườn quốc gia là Phong Nha - Kẻ
Bảng. Theo Quyết định 192 thì ngồi Phong Nha - Kẻ Bàng , Quảng Bình cịn
có 2 khu bảo tồn thiên nhiên khác được đề xuất là Giăng Màn và Khe Nét,
nhưng đến nay hai khu bảo tồn này vẫn chưa được thành lập.
Theo kết quả rà soát 3 loại rừng (Chỉ thị 38/2005/CT-TTg của Thủ
tướng Chính phủ) Quảng Bình chỉ đề xuất mở rộng Vườn quốc gia Phong Nha
- Kẻ Bàng từ diện tích 85.754 ha lên 125.362 ha.
1.2. Quản lý và Bảo tồn đa dạng sinh học
1.2.1. Quản lý đa dạng sinh học
Việc thành lập hệ thống các khu bảo tồn là bước đi rất quan trọng trong
việc bảo tồn các loài, quần xã sinh vật và hệ sinh thái. Khu bảo tồn được định
nghĩa là một vùng đất và/hoặc biển được xác định để bảo vệ và duy trì đa
dạng sinh học và nguồn tài nguyên thiên nhiên và văn hóa được kết hợp và
được quản lý thông qua các phương tiện pháp lý và các phương tiện có hiệu
quả khác. Cho đến hiện nay vẫn chưa có một hướng dẫn chung nào cho việc


9

thiết kế một khu bảo tồn trên toàn thế giới. Thay vào đó, hầu hết các khu bảo

tồn đều được thiết kế tùy thuộc vào sự sẵn có của đất đai, nguồn kinh phí, sự
phân bố dân cư ở trong và quanh khu bảo tồn, nhận thức của cộng đồng cũng
như các tình huống bảo tồn cần được quan tâm. Tuy vậy, đã có một sự thừa
nhận rộng rãi rằng các khu bảo tồn lớn sẽ có khả năng bảo tồn loài, quần xã
sinh vật cũng như các hệ sinh thái đích tốt hơn vì nó có thể duy trì các quá
trình sinh thái diễn ra trong khu bảo tồn một cách toàn vẹn hơn các khu bảo
tồn nhỏ. Về quan điểm quản lý các khu bảo tồn, quan điểm được cho là phù
hợp với việc quản lý hiệu quả một khu bảo tồn hiện nay là rằng việc áp dụng
bất cứ một phương thức quản lý nào cũng phải dựa vào các đối tượng quản lý


một địa điểm cụ thề. Chỉ khi đã xác định được các đối tượng quản lý thì các

kết quả quản lý khoa học mới được áp dụng.
1.2.2. Bảo tồn Đa dạng sinh học
Bảo tồn đa dạng sinh học là quá trình quản lý sự tác động qua lại giữa
con người với các gen, các loài và các hệ sinh thái nhằm mang lại lợi ích lớn
nhất cho thế hệ hiện tại và vẫn duy trì tiềm năng của chúng để đáp ứng nhu
cầu và nguyện vọng của các thế hệ tương lai. Để có thể tiến hành các hoạt
động quản lý nhằm bảo tồn đa dạng sinh học, điều cần thiết là phải tìm hiểu
những tác động tiêu cực, các nguy cơ mà loài hiện đang đối mặt và từ đó xây
dựng các phương pháp quản lý phù hợp nhằm giảm đi các tác động tiêu cực
của các nguy cơ đó và đảm bảo sự phát triển của lồi và hệ sinh thái đó trong
tương lai.
Hiện nay có các phương thức bảo tồn chủ yếu là bảo tồn tại chỗ (Insitu) và bảo tồn chuyển vị (Ex-situ). Hai phương thức bảo tồn này có tính chất
bổ sung cho nhau. Những cá thể từ các quần thể đdược bảo tồn Ex-situ có thể
được đưa vào thiên nhiên nơi có phân bố tự nhiên của chúng để tăng cường
cho các quần thể đang được bảo tồn In-situ và việc nghiên cứu các quần thể
được bảo tồn Ex-situ có thể cung cấp cho chúng ta những hiểu biết về các đặc



10

tính sinh học của lồi và từ đó hỗ trợ cho việc hình thành các chiến lược bảo
tồn hiệu quả hơn cho các quần thể được bảo tồn In-situ. Điều cốt yếu của bảo
tồn in-situ là khuyến khích tính thích nghi của loài bằng cách đặt các quần thể
bảo tồn trong quá trình chọn lọc tự nhiên và rồi trong q trình tiến hóa theo
các hướng khác biệt để đa dạng hóa nguồn gien của lồi, chuẩn bị cho việc
thích nghi rộng hơn của loài đối với các điều kiện môi trường khác nhau.
Theo cách thức bảo tồn này, nguồn gen của các loài thực vật sẽ được bảo tồn
trong một quá trình động thay vì chỉ được duy trì như đúng tình trạng di
truyền mà chúng vốn có.
1.3. Các nguyên tắc và bài học kinh nghiệm Quản lý Bảo tồn ĐDSH
1.3.1. Các nguyên tắc
Trong luật Đa dạng sinh học (2008) của Việt Nam đã nêu ra một số
nguyên tắc bảo tồn và phát triển bền vững:
- Bảo

tồn đâ dạng sinh học là trách nhiệm của Nhà nước và mọi tổ

chức, cá nhân.
- Kết

hợp hài hòa giữa bảo tồn với khai thác, sử dụng hợp lý đa dạng

sinh học; giữa bảo tồn, khai thác, sử dụng hợp lý đa dạng sinh học với việc
xóa đói, giảm nghèo.
-

Bảo tồn tại chỗ là chính, kết hợp bảo tồn tại chỗ với bảo tồn chuyển chỗ.


- Tổ

chức cá nhân hưởng lợi từ việc khai thác, sử dụng đa dạng sinh

học phải chia sẻ lợi ích với các bên có liên quan; bảo đảm hài hịa giữa lợi ích
của Nhà nươc với lợi ích của tổ chức, cá nhân.
- Bảo

đảm quản lý rủi ro do sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của

sinh vật biến đổi gen gây ra đối với đa dạng sinh học.
Năm 1991 (IUCN, UNEP, WWF) cũng đưa ra 9 nguyên tắc sống bền
vững liên quan đến bảo tồn đa dạng sinh học
1. Tôn trọng và quan tâm đến cuộc sống cộng đồng
2. Cải thiện chất lương cuộc sống của con người


11

3.

Bảo vệ sự sống và tính đa dạng của trái đất

4. Hạn chế đến mức thấp nhất việc suy giảm nguồn tài ngun khơng tái tạo
5.

Giữ vững/duy trì khả năng chịu đựng của trái đất

6.


Thay đổi thái độ và thói quen của con người

7.

Cho pháp các cộng đồng tự quản lý lấy mơi trường của mình

8.

Một quốc gia thống nhất tạo điều kiện thuận lợi cho việc PT &BT

9. Cần tạo ra một cơ cấu liên minh toàn cầu trong bảo tồn đa dạng sinh học

1.3.2. Bài học kinh nghiệm
Từ việc nghiên cứu, đánh giá trong việc quản lý và bảo tồn ĐDSH tại
các khu bảo tồn và VQG và các KVBV khác đã đưa ra một số bài học kinh
nghiệm sau.
- Đa dạng sinh học được xác định là vấn đề nóng nhất của mơi trường tồn
cầu trong nửa đầu thế kỷ 21, là tâm điểm của hầu hết các hội nghị quốc tế.
- Các khu vực sau khi được công nhận là Vườn quốc gia hay khu bảo tồn
đó nhất thiết phải thành lập ngay một Ban quản lý cùng với sự phối hợp của
người dân địa phương thì mới có thể bảo vệ được các khu bảo tồn và VQG.

- Chú trọng quan tâm công tác tuyền truyền giáo dục nâng cao nhận
thức việc bảo vệ các giá trị của khu bảo vệ và tương lai của nó là tốt cho chính
họ. Khi các hoạt đơng tác động của người dân vùng đệm lên các khu bảo tồn
nhằm phục vụ nhu cầu cuộc sống của họ bi kiểm soát và hạn chế sẽ gây rá các
áp lực rất lớn đối với người dân tuy nhiên về lâu dài nên tạo điều kiện để
những người dân bị ảnh hưởng có thể đảm bảo cuộc sống bằng các hoạt động
khác.

Nhận thức về bảo tồn ĐDSH và nhận thức được giá trị thực sự của ĐDSH
trong xã hội còn hạn chế, kể cả đối với các cấp hoạch định chính sách; cùng với
tốc độ cơng nghiệp hóa và đơ thị hóa cao, xây dựng các cơng trình thủy điện, đã
gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới các sinh cảnh tự nhiên, phá huỷ mơi trường
sống của nhiều lồi, gây ơ nhiễm và suy thoái chất lượng của các hệ sinh thái.


12

Chƣơng 2
MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu chung
Đánh giá được thực trạng công tác quản lý bảo tồn đa dạng sinh học từ đó
đề xuất các giải pháp cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại Vườn Quốc
gia PN-KB.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
-

Đánh giá được thực trạng về tổ chức và hoạt động quản lý đa dạng sinh
học VQG PNKB.

-

Xác định được các mối đe dọa đối với đa dạng sinh học VQG PNKB

-


Phân tích được những thuận lợi, khó khăn trong cơng tác quản lý bảo
tồn đa dạng sinh học của VQG PNKB

-

Đề xuất những giải pháp cho công tác quản lý và bảo tồn đa dạng sinh
học của VQG PNKB.

2.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề có liên quan đến công tác
bảo tồn đa dạng sinh tại Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng.
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài giới hạn ở việc nghiên cứu các vấn đề liên quan đến công tác
quản lý bảo tồn đa dạng sinh học ở VQG PN-KB
2.3. Nội dung nghiên cứu
i)

Thực trạng công tác tổ chức và quản lý bảo tồn đa dạng sinh học tại

ii)

Các mối đe dọa đến đa dạng sinh học tại VQG PN-KB


13

iii)

Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong quản lý bảo tồn đa


dạng sinh học
iv)

Đề xuất các giải pháp nhằm quản lý bảo tồn bền vững đa dạng sinh

học cho VQG Phong Nha – Kẻ Bàng
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Thực trạng công tác tổ chức quản lý bảo tồn đa dạng sinh học của
VQG Phong Nha – Kẻ Bàng
Phương pháp nghiên cứu cho nội dung này bao gồm
i)

Nghiên cứu tài liệu thứ cấp về cơ cấu tổ chức và quản lý bảo tồn đa

dạng sinh học của VQG Phong Nha – Kẻ Bàng từ các báo cáo và các nghiên
cứu trước đây
ii)

Phỏng vấn các cán bộ quản lý Vườn Quốc gia về thực trạng công tác

quản lý bảo tồn đa dạng sinh học về đa dạng loài và đa dạng hệ sinh thái
2.4.2. Đánh giá các mối đe dọa đến ĐDSH về đa dạng loài và đa dạng
hệ sinh thái
Phương pháp thu thập các thông tin và phân tích các mối đe dọa lên đa
dạng sinh học của VQG Phong Nha – Kẻ Bàng.
i)

Phân tích tài liệu thứ cấp về các mối đe dọa đến đa dạng sinh học


ở cấp độ loài và đa dạng hệ sinh thái
ii)

Phương pháp phỏng vấn

-

Đề tài tiến hành phỏng vấn tổng số 50 người, trong đó 50% trong

tổng số người được phỏng vấn là cán bộ quản lý chủ chốt và cán bộ của Vườn
quốc gia (20 người), các cán bộ chủ chốt của các xã thuộc vùng đệm Vườn
Quốc gia (10 người) và người dân sống trong và xung quanh Vườn Quốc gia
(20 người) về các thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý bảo tồn đa
dạng sinh học.


14

-

Bộ câu hỏi được thiết kế dựa trên kết quả rà sốt các tài liệu có liên

quan từ trước tới nay và phương pháp đánh giá hiệu quả quản lý METT. Các
câu hỏi có thể được điều chỉnh, làm rõ và bổ sung tại hiện trường để phù hợp
với tình hình thực tiễn. Bộ câu hỏi được phát cho các đối tượng phỏng vấn.
Việc đánh giá các mối đe dọa chính tới khu vực VQG Phong Nha – Kẻ
Bàng theo phương pháp do Quỹ Bảo Tồn Việt Nam (VCF) áp dụng đối với
các khu bảo vệ của Việt Nam, đây là phương pháp phân tích có sự tham gia
(theo nhóm) kết hợp với phỏng vấn các đối tượng có liên quan như cán bộ
quản lý VQG, kiểm lâm VQG, các cơ quan thực thi pháp luật bảo vệ rừng,

cộng đồng địa phương. Yêu cầu đưa ra tất cả các mối đe dọa hiện hữu và tiềm
năng đối với công tác bảo tồn đa dạng sinh học của VQG. Nội dung phỏng
vấn đánh giá về các vấn đề có liên quan đến quản lý bảo tồn đa dạng sinh học
theo các khía cạnh sau.
+) Nguyên nhân trực tiếp, nguyên nhân gián
tiếp; +) Ai thực hiện;
+) Ở đâu (kết hợp với bản đồ và chấm điểm trên bản đồ)
+) Phạm vi và mức độ ảnh hưởng
+) Xác định những đề xuất quản lý để giảm thiểu
Tất cả các mối đe dọa được tập hợp và đánh giá cho điểm ở ba mức độ:
Phạm vi (rộng hay hẹp); Cường độ (lớn, mạnh) và Mức độ cấp thiết (chỉ xảy
ra tạm thời, trong thời gian ngắn hay kéo dài). Qua việc đánh giá và cho điểm
trên sẽ biết các mối đe dọa nào là cao nhất làm cơ sở đề xuất các hoạt động
quản lý bảo tồn đa dạng sinh học cho ku vực.
Phương pháp xây dựng và phân tích cây vấn đề
Cây vấn đề là một cơng cụ phân tích dùng đễ diễn tả mối quan hệ nguyên
nhân–hậu quả giữa các vấn đề. Các mối quan hệ giữa các vấn đề sẽ được diễn


×