Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Hợp đồng gia nhập theo pháp luật Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (968.3 KB, 92 trang )

I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

PHM VN QUYT

Hợp đồng gia nhËp theo ph¸p lt ViƯt Nam

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2019


I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

PHM VN QUYT

Hợp đồng gia nhËp theo ph¸p lt ViƯt Nam
Chun ngành: Luật dân sự và tố tụng dân sự
Mã số: 8380101.04

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: TS. ĐỖ GIANG NAM

HÀ NỘI - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tơi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được cơng bố trong


bất kỳ cơng trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tơi đã
hồn thành tất cả các mơn học và đã thanh tốn tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tơi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN

Phạm Văn Quyết


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này,
cùng với sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự hướng dẫn,
giúp đỡ, động viên của các thầy cô giáo, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp.
Với lịng kính trọng sâu sắc, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn tới TS. Đỗ Giang Nam,
giảng viên Bộ môn Luật Dân sự và Tố tụng Dân sự, khoa Luật, ĐHQG Hà Nội.
Với sự tận tình, uyên bác, thầy đã hướng dẫn để tơi hồn thành luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo và cán bộ, nhân viên
của Khoa Luật, ĐHQG Hà Nội đã giảng dạy, giúp đỡ, tạo điều kiện tốt nhất
để tơi hồn thành luận văn này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã hỗ
trợ, động viên, tạo điều kiện để tơi có thể hồn thành luận văn này.
Trân trọng!
Hà Nội, ngày 20 tháng 09 năm 2019
Học viên

Phạm Văn Quyết



MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG GIA NHẬP ....... 8
1.1.

Lƣợc sử hợp đồng gia nhập, khái niệm hợp đồng gia nhập và
những đặc trƣng cơ bản của hợp đồng gia nhập ............................ 8

1.1.1. Lược sử về hợp đồng gia nhập ............................................................. 8
1.1.2. Khái niệm hợp đồng gia nhập .............................................................. 9
1.1.3. Những đặc trưng cơ bản của hợp đồng gia nhập ............................... 15
1.2.

Vai trò và những thách thức của hợp đồng gia nhập so với
hợp truyền thống .............................................................................. 19

1.2.1. Vai trò của hợp đồng gia nhập ........................................................... 19
1.2.2. Những thách thức của hợp đồng gia nhập so với hợp đồng truyền thống ...... 22
1.3.

Vấn đề kiểm sốt tính cơng bằng của các điều khoản trong
hợp đồng gia nhập ............................................................................ 23

1.3.1. Sự cần thiết phải kiểm soát tính cơng bằng của các điều khoản

trong hợp đồng gia nhập..................................................................... 23
1.3.2. Cơ chế kiểm sốt tính cơng bằng của các điều khoản trong hợp
đồng gia nhập ..................................................................................... 26
Kết luận chƣơng 1 ......................................................................................... 32
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG HỢP ĐỒNG GIA NHẬP TRONG PHÁP
LUẬT VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TRONG LĨNH
VỰC DỊCH VỤ VẬN TẢI ĐƢỜNG HÀNG KHÔNG ........................ 33
2.1.

Thực trạng Hợp đồng gia nhập trong pháp luật Việt Nam ......... 33


2.1.1. Thuật ngữ và khái niệm ...................................................................... 33
2.1.2. Giao kết Hợp đồng gia nhập trong pháp luật Việt Nam .................... 36
2.1.3. Vấn đề kiểm soát hợp đồng gia nhập trong pháp luật Việt Nam ....... 39
2.2.

Thực tiễn kiểm soát hợp đồng gia nhập ở Việt Nam .................... 49

2.2.1. Cơ quan kiểm soát hợp đồng gia nhập ............................................... 49
2.2.2. Thực trạng cơng tác kiểm sốt hợp đồng gia nhập ở Việt Nam ........ 50
2.2.3. Thực trạng vi phạm ............................................................................ 51
2.3.

Thực tiễn áp dụng pháp luật về hợp đồng gia nhập trong lĩnh
vực dịch vụ vận tải đƣờng hàng không .......................................... 52

2.3.1. Khái quát về dịch vụ vận tải đường hàng không ............................... 52
2.3.2. Một số dạng vi phạm phổ biến trong các điều khoản hợp đồng
gia nhập trong lĩnh vực dịch vụ vận tải đường hàng không............... 53

Kết luận chƣơng 2 ......................................................................................... 63
Chƣơng 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
VỀ HỢP ĐỒNG GIA NHẬP Ở VIỆT NAM ................................. 65
3.1.

Yêu cầu của việc hoàn thiện pháp luật về hợp đồng gia nhập
ở Việt Nam ........................................................................................ 65

3.1.1. Đảm bảo tính thống nhất, hợp lý giữa luật chung và luật chuyên
ngành, giữa pháp luật Việt Nam với thông lệ quốc tế ....................... 65
3.1.2. Đảm bảo ổn định thị trường, công bằng xã hội trên nguyên tắc
bảo vệ bên yếu thế trong các giao dịch .............................................. 67
3.1.3. Duy trì những qui định hợp lý, tiếp thu kinh nghiệm nước ngoài,
loại bỏ những qui định mang tính thủ tục rườm rà, tăng cường
hiệu quả trong thực tiễn áp dụng ........................................................ 68
3.2.

Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về hợp đồng gia
nhập ở Việt Nam ............................................................................... 69

3.2.1. Thống nhất việc sử dụng thuật ngữ, khái niệm về hợp đồng gia
nhập trong tất cả các văn bản qui phạm pháp luật ............................. 70
3.2.2. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao trách nhiệm của
các cơ quan tư pháp trong việc thực thi pháp luật ............................. 71


3.2.3. Tăng cường cơng tác kiểm sốt các điều khoản mẫu trong hợp
đồng gia nhập, điều kiện giao dịch chung .......................................... 73
3.2.4. Bổ sung thêm nguyên tắc công bằng và ghi nhận tố quyền thiệt
thòi trong các văn bản qui phạm pháp luật ........................................ 74

3.2.5. Cần bổ sung những án lệ về hợp đồng gia nhập để khỏa lấp
những khoảng trống của pháp luật ..................................................... 75
3.2.6. Hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp hợp đồng gia nhập bằng
Tòa án ................................................................................................. 75
Kết luận chƣơng 3 ......................................................................................... 79
KẾT LUẬN .................................................................................................... 80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 81


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hợp đồng là một chế định trung tâm và tối quan trọng trong việc điều
chỉnh các quan hệ pháp luật dân sự. Con người ngay từ khi sinh ra, gia nhập
xã hội là đã bắt đầu tham gia vào những quan hệ hợp đồng. Những quan hệ ấy
dù được thể hiện ở dạng lời nói, hành vi hay văn bản thì nó đều có đặc điểm
chung là sự thỏa thuận và thống nhất ý chí.
Sự phát triển của xã hội ln gắn liền với sự phát triển của chế định
hợp đồng. Các quan hệ xã hội càng phức tạp thì chế định hợp đồng càng
phong phú, chế định hợp đồng càng phong phú thì càng tạo động lực để thúc
đẩy xã hội phát triển. Lịch sử loài người đã ghi nhận sự ra đời, tồn tại và phát
triển của nhiều loại hợp đồng nhưng có lẽ đặc biệt nhất, chứa đựng nhiều
thách thức nhất là hợp đồng gia nhập.
Có thể nói, hợp đồng gia nhập là sản phẩm của nền cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa. Nền cơng nghiệp hóa địi hỏi độ chun mơn hóa cao, sản phẩm
được sản xuất hàng loạt và đạt tiêu chuẩn. Đặc điểm đó cũng chi phối tới chế
định hợp đồng, xu hướng mới địi hỏi phải có loại hợp đồng có thể áp dụng
cho nhiều chủ thể, tiết kiệm thời gian thương thảo, đàm phán mà vẫn giữ
nguyên những nguyên tắc cơ bản của luật hợp đồng. Hợp đồng gia nhập đã ra
đời và đáp ứng cơ bản những đặc điểm trên.
Với những tiện ích như tiết kiệm thời gian, chi phí giao dịch, áp dụng

hàng loạt, ngay sau khi ra đời, hợp đồng gia nhập đã nhanh chóng trở nên phổ
biến. Nó trở thành cơng cụ hữu hiệu để điều chỉnh các quan hệ pháp luật dân
sự, kinh tế, nó góp mặt trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống và bao phủ
hầu khắp các giao dịch như: vận tải, viễn thông, điện, nước, tài chính, ngân
hàng cho đến thương mại điện tử… Nói như học giả John J.A Burke, trong

1


nền kinh tế tiên tiến, hợp đồng theo mẫu chiếm tới hơn 99% trong tất cả các
loại hợp đồng thương mại và tiêu dùng trong chuyển giao hàng hóa, dịch vụ
và phần mềm [49].
Tuy nhiên, xung quanh chế định hợp đồng gia nhập cũng tồn tại rất
nhiều vấn đề pháp lý đáng bàn như: những khác biệt của hợp đồng gia nhập
so với hợp đồng truyền thống, địa vị pháp lý của các bên trong hợp đồng gia
nhập, cách giải thích hợp đồng gia nhập, và những qui chế pháp lý đặc biệt
cần gắn cho hợp đồng gia nhập. Những khác biệt đó đã khiến hợp đồng gia
nhập trở thành “hiện tượng pháp lý” được đem ra bàn thảo, tranh cãi trong
một thời gian dài. Tuy nhiên, bỏ những khác biệt qua một bên, người ta đều
thấy rằng, hợp đồng gia nhập có vai trị quan trọng và khơng thể thiếu trong
xã hội hiện đại. Việc ghi nhận chế định hợp đồng gia nhập, sử dụng hợp
đồng gia nhập và tìm những khung pháp lý để gắn cho chế định này là vô
cùng cần thiết.
Với suy nghĩ làm phong phú thêm hệ thống lí luận và thực tiễn về hợp
đồng nói chung, chế định hợp đồng gia nhập nói riêng, tôi lựa chọn đề tài:
“Hợp đồng gia nhập theo pháp luật Việt Nam”. Với đề tài này tôi mong
muốn sẽ tìm hiểu sâu hơn về nguồn gốc, bản chất pháp lý và những khác biệt
của chế định hợp đồng gia nhập so với hợp đồng truyền thống từ đó tìm ra
những ưu điểm và những thách thức của hợp đồng gia nhập so với hợp đồng
truyền thống, qua đó đề xuất một số ý kiến nhằm hoàn thiện chế định này.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Chế định hợp đồng gia nhập được ghi nhận từ rất sớm trong hầu hết các
Bộ luật Dân sự trên thế giới nhưng ở Việt Nam chế định hợp đồng gia nhập
lại xuất hiện tương đối muộn và việc nhận thức về chế định hợp đồng này vẫn
còn nhiều hạn chế. Cho đến trước khi Bộ luật Dân sự 1995 có hiệu lực thì
chưa từng có văn bản qui phạm pháp luật nào nhắc đến hoặc ghi nhận chế

2


định hợp đồng gia nhập. Thậm chí, vào khoảng những năm 2000, một số
doanh nghiệp (Bưu điện Hà Nội) đã sử dụng hợp đồng gia nhập (hợp đồng
theo mẫu) trong các giao dịch với khách hàng nhưng những người hành nghề
luật là các luật sư vẫn lớn tiếng đòi tự do ý chí. Điều đó phản ánh sự nhận
thức của chính những người hành nghề luật về chế định hợp đồng gia nhập
vẫn chưa đầy đủ và còn nhiều hạn chế. Chế định hợp đồng gia nhập lần đầu
được ghi nhận trong Bộ luật Dân sự 1995, Bộ luật Dân sự 2005 tiếp đến là
Luật Bảo vệ người tiêu dùng 2010 và sau đó là Bộ luật Dân sự 2015.
Nhìn vào thực tiễn pháp lí của Việt Nam hiện nay ta thấy chế định hợp
đồng gia nhập được qui định một cách dàn trải, manh mún, thiếu thống nhất
và đồng bộ. Điều này đã gây ra xung đột, những khe hở pháp lý và những khó
khăn trong việc hiểu, việc áp dụng và giải thích hợp đồng gia nhập trong thực
tiễn. Vì thế, việc nghiên cứu một cách hệ thống, khoa học về chế định hợp
đồng gia nhập là việc vô cùng cần thiết.
Liên quan đến chế định hợp đồng gia nhập đã có nhiều cơng trình khoa
học của các nhà khoa học nghiên cứu như: bài viết “Điều kiện thương mại
chung và nguyên tắc tự do khế ước” của tác giả Nguyễn Như Phát đăng trên
tạp chí Nhà nước và Pháp luật (số 6); Luận văn thạc sĩ “Hợp đồng dân sự theo
mẫu trên thế giới – những kinh nghiệm đối với Việt Nam” của tác giả Nguyễn
Thị Ngọc Anh năm 2011; Luận văn thạc sĩ “Pháp luật Việt Nam về bảo vệ

quyền lợi người tiêu dùng trong các hợp đồng gia nhập” của tác giả Lò Thị
Thuỳ Linh năm 2010, Đại học Luật Hà Nội; Luận văn tiến sĩ “Pháp luật về
điều kiện thương mại chung – Những vấn đề lý luận và thực tiễn” của tác giả
Nguyễn Thị Hằng Nga, Đại học Luật Hà Nội; Luận văn tiến sĩ Bảo vệ quyền
lợi người tiêu dùng trong các giao dịch có sử dụng theo mẫu ở Việt Nam hiện
nay” của tác giả Nguyễn Công Đại năm 2017, Học viện KHXH; bài viết
“Bình luận về các quy định liên quan đến hợp đồng theo mẫu và điều kiện

3


giao dịch chung trong Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi)”của tiến sĩ Đỗ Giang
Nam – khoa Luật – ĐHQG Hà Nội…
Các cơng trình khoa học trên đã cho thấy chế định hợp đồng gia nhập
được các nhà nghiên cứu quan tâm, bàn luận sơi nổi đúng với tính chất của
một “hiện tượng pháp lý”. Các cơng trình nghiên cứu trên cũng đã làm sáng tỏ
nhiều vấn đề liên quan đến bản chất pháp lý của chế định này, đồng thời làm
phong phú thêm kho lý luận về hợp đồng nói chung, hợp đồng gia nhập nói
riêng. Tuy nhiên, xét một cách tổng thể, tồn diện thì các cơng trình trên vẫn
chưa thực sự có tính đột phá để tạo cơ sở, nền tảng cho việc hoàn thiện hợp
đồng gia nhập thành một chế định riêng trong Bộ luật Dân sự hoặc pháp điển
hóa thành một Luật riêng về hợp đồng gia nhập.
3. Phạm vi nghiên cứu
Pháp luật về hợp đồng nói chung và hợp đồng gia nhập nói riêng là một
lĩnh vực rộng, phức tạp và được điều chỉnh bởi nhiều ngành luật khác nhau.
Trong khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ, phạm vi nghiên cứu của luận văn
được giới hạn trong các văn bản qui phạm pháp luật về hợp đồng và hợp đồng
gia nhập như: Bộ luật Dân sự 1995, 2005, 2015, Luật Bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng 2010, các văn bản dưới luật như: Nghị định số: 99/2011/NĐ-CP
ngày 27 tháng 10 năm 2011 của chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi

hành một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Quyết định số
02/2012/QĐ-Ttg ngày 13 tháng 01 năm 2012 của thủ tướng chính phủ về việc
ban hành danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phải đăng ký hợp đồng theo
mẫu và điều kiện giao dịch chung. Luận văn cũng tiến hành khảo sát các bản
án liên quan đến Hợp đồng theo mẫu, Điều kiện giao dịch chung.
Đặc biệt liên quan đến chế định Hợp đồng gia nhập trong lĩnh vực vận
tải đường hàng không, luận văn tiến hành khảo sát Điều lệ vận chuyển của
các hãng hàng không như: Điều lệ vận chuyển của VietNam Airlines, Điều lệ

4


vận chuyển của Vietjet Air, Điều lệ vận chuyển của Bamboo Airways và Điều
lệ vận chuyển của Jetarpacific.
Cũng cần nói thêm rằng, trong số những loại hàng hóa, dịch vụ có sử
dụng hợp đồng gia nhập trong các giao dịch, luận văn chỉ tập trung đi sâu
nghiên cứu về Hợp đồng gia nhập trong lĩnh vực dịch vụ vận tải đường hàng
khơng vì: (i) lĩnh vực dịch vụ vận tải hàng khơng là một trong số những loại
hàng hóa, dịch vụ thiết yếu được điều chỉnh bởi nhiều ngành luật khác nhau
nhưng pháp luật điều chỉnh về Hợp đồng gia nhập trong lĩnh vực này vẫn còn
manh mún, chưa thống nhất và chứa đựng nhiều bất cập. (ii) Dịch vụ vận tải
đường hàng khơng là loại hình dịch vụ đặc biệt địi hỏi chất lượng dịch vụ
cao, độ an tồn tuyệt đối và khung pháp lý tương ứng, đặc biệt là khung pháp
lý liên quan đến giao dịch giữa bên cung cấp dịch vụ với người tiêu dùng. (iii)
Trong một vài năm trở lại đây, dịch vụ vận tải đường hàng khơng có sự tăng
trưởng mạnh mẽ, ấn tượng nhưng cùng với nó là sự xuất hiện ngày càng nhiều
tranh chấp giữa Hãng hàng không và người tiêu dùng. (iiii) Nhận thức của
người tiêu dùng về Hợp đồng gia nhập nói chung và Hợp đồng gia nhập trong
lĩnh vực dịch vụ vận tải đường hàng khơng vẫn cịn rất nhiều hạn chế. Vì vậy,
Trên cơ sở phạm vi nghiên cứu trên, tác giả luận văn cung cấp những vấn đề

lí luận hợp đồng gia nhập, đối chiếu với luật thực định và thực tiễn áp dụng
trong lĩnh vực dịch vụ vận tải đường hàng khơng để làm rõ những khó khăn,
vướng mắc đồng thời đề xuất những giải pháp góp phần hoàn thiện hệ thống
pháp luật về hợp đồng gia nhập ở Việt Nam nói chung và pháp luật về hợp
đồng gia nhập lĩnh vực dịch vụ vận tải đường hàng khơng nói riêng.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Trong khuôn khổ luận văn này, tác giả tập trung nghiên cứu và làm rõ
một số vấn đề sau:
Vấn đề thứ nhất, lược sử hợp đồng gia nhập, đặc trưng và bản chất
pháp lý của hợp đồng gia nhập

5


Vấn đề thứ hai, khảo sát những qui định về hợp đồng gia nhập trong hệ
thống pháp luật của Việt Nam nói chung và lĩnh vực dịch vụ vận tải đường
hàng khơng nói riêng.
Vấn đề thứ ba, phân tích, đánh giá những qui định về hợp đồng gia nhập
trong pháp luật Việt Nam và liên hệ với thực tiễn áp dụng đồng thời đề xuất
những giải pháp để hoàn thiện pháp luật về hợp đồng gia nhập ở Việt Nam.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả luận văn sử dụng các phương
pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học duy vật biện chứng của chủ
nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đó là phương pháp nghiên cứu
khoa học dựa trên việc đặt các vấn đề nghiên cứu trong mối liên hệ, tác động
qua lại lẫn nhau.
Phương pháp khảo sát, phân tích, đánh giá: là phương pháp được sử
dụng chủ yếu nhằm tìm hiểu, nhận xét đánh giá thực tiễn pháp luật Việt Nam
Phương pháp so sánh: là phương pháp nhằm cung cấp cho chúng ta một

cái nhìn bao quát hơn trong việc liên hệ, so sánh với các hệ thống pháp luật
trên thế giới.
6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu đề tài góp phần bổ sung vào q trình hồn thiện
chế định hợp đồng nói chung và hợp đồng gia nhập nói riêng.
Đề tài khơng chỉ cung cấp những vấn đề mang tính lí luận mà còn chỉ
ra những mâu thuẫn, vướng mắc từ thực tiễn pháp lí Việt Nam, qua đó góp
phần khắc phục tiến tới hoàn thiện chế định hợp đồng gia nhập và thúc đấy sự
phát triển của xã hội.
Đặc biệt, đề tài tập trung khảo sát hợp đồng gia nhập trong lĩnh vực
dịch vụ vận tải đường hàng không, qua đó chỉ ra những bất cập và đề xuất giải

6


pháp hồn thiện. Đề tài có thể trở thành tài liệu tham khảo cho những ai quan
tâm, nghiên cứu hoặc vướng mắc trong các giao dịch về lĩnh vực dịch vụ vận
tải đường hàng khơng.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngồi lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
chính của luận văn gồm 3 chương, cụ thể:
Chương 1: Những vấn đề lí luận về hợp đồng gia nhập
Chương 2: Thực trạng pháp luật về Hợp đồng gia nhập ở Việt Nam và
thực tiễn áp dụng trong lĩnh vực Vận tải đường hàng không.
Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về hợp đồng
gia nhập ở Việt Nam.

7



Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG GIA NHẬP
1.1. Lƣợc sử hợp đồng gia nhập, khái niệm hợp đồng gia nhập và
những đặc trƣng cơ bản của hợp đồng gia nhập
1.1.1. Lược sử về hợp đồng gia nhập
Trong một thời gian dài hệ thống tư pháp của nhiều quốc gia chưa hề
biết đến, chưa hề ghi nhận chế định hợp đồng gia nhập. Thậm chí có thời
điểm hợp đồng gia nhập là một thuật ngữ xa lạ, người ta đã tranh cãi với nhau
rất gay gắt về bản chất pháp lý của nó mà lại khơng biết rằng hợp đồng gia
nhập vốn là một khái niệm rất gần gũi và xuất hiện từ rất sớm, từ thời cổ đại.
Ở Trung Quốc trong các hợp đồng cầm cố, tín dụng; ở La Mã trong các hợp
đồng bảo hiểm, người ta đã thấy bóng dáng của hợp đồng gia nhập. Các hợp
đồng đó thường được soạn sẵn, chứa đựng những điều khoản bất công mà
người tham gia hợp đồng chỉ có thể gia nhập hợp đồng mà khơng có cơ hội để
thỏa thuận, thương lượng.
Theo PGS.TS Nguyễn Như phát thì điều kiện thương mại chung (hợp
đồng gia nhập) là đứa con của cuộc cách mạng công nghiệp thế kỷ XIX [27].
Cuộc cách mạng công nghiệp đã đưa nền sản xuất của nhân loại lên một tầm
cao mới, tính chun mơn hóa trong sản xuất được nâng cao, các sản phẩm
được sản xuất hàng hoạt, khả năng cạnh tranh mang tính sống cịn với tổ chức
kinh doanh, vì thế địi hỏi phải giảm các chi phí từ khâu sản xuất, bán hàng
cho đến các chi phí giao dịch. Đó là điều kiện để hợp đồng gia nhập phát triển
và hoàn thiện.
Tuy nhiên, ở Hoa Kỳ, một đất nước có nền kinh tế, nền khoa học pháp
lý hàng đầu thế giới nhưng cũng không hề biết đến thuật ngữ hợp đồng gia
nhập và cũng không hề ghi nhận hoặc chấp nhận sự tồn tại của chế định hợp

8



đồng gia nhập. Hợp đồng gia nhập chỉ thực sự được các học giả Hoa Kỳ nhìn
nhận, đánh giá đầy đủ và được ghi nhận trong hệ thống văn bản qui phạm
pháp luật của đất nước này khi cơng trình nghiên cứu của học giả nổi tiếng
Edwin W. Patterson được cơng bố trên tạp chí luật học của Đại học Havard
năm 1919 [8, tr.200].
Hợp đồng gia nhập được manh nha từ thời cổ đại, phát triển mạnh mẽ
và hoàn thiện ở thế kỷ XIX nhưng ở Việt Nam nó vẫn là một khái niệm tương
đối xa lạ. Sự lạ lẫm đó được PGS.TS Nguyễn Như Phát dẫn ra trong câu
chuyện bưu điện Hà Nội sử dụng hợp đồng gia nhập với khách hàng và các
luật sư Việt Nam lớn tiếng địi thực hiện ngun tắc tự do ý chí [27]. Cho đến
trước khi Bộ luật Dân sự 1995 có hiệu lực, tất cả các văn bản qui phạm pháp
luật của Việt Nam đều chưa ghi nhận chế định hợp đồng gia nhập. Chế định
Hợp đồng gia nhập lần đầu tiên được ghi nhận trong Bộ luật Dân sự 1995,
2005, Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 và đến Bộ luật Dân sự
2015 thì chế định Hợp đồng gia nhập tiếp tục ghi nhận và sửa đổi, bổ sung.
Chế định hợp đồng gia nhập còn được ghi nhận ở rải rác các văn bản dưới luật
để tăng cường kiểm sốt và điều chỉnh khiến nó hồn thiện hơn.
1.1.2. Khái niệm hợp đồng gia nhập
Được manh nha từ thời cổ đại, phát triển mạnh mẽ ở thế kỷ XIX và
được ghi nhận trong hầu hết các Bộ luật Dân sự ở các quốc gia, hợp đồng
gia nhập được gọi bằng những cái tên khác như hợp đồng gia nhập, hợp
đồng theo mẫu hay điều kiện giao dịch chung. Thuật ngữ hợp đồng gia nhập
(adhesion contract) có nguồn gốc từ Bộ Luật Dân sự Pháp, Điều kiện giao
dịch chung là thuật ngữ có nguồn gốc từ Bộ luật Dân sự Đức (thuật ngữ này
dịch qua tiếng Anh là sandard business term), hợp đồng theo mẫu là thuật
ngữ được sử dụng trong Bộ qui tắc chung về hợp đồng Uniroit. Có thể thấy,
Hợp đồng theo mẫu, Điều kiện giao dịch chung, Hợp đồng gia nhập là ba

9



thuật ngữ được dùng để chỉ một hiện tượng pháp lý. Sự tương đồng và khác
biệt giữa chúng đã ít nhiều đem đến những khó khăn trong việc nghiên cứu
chế định này.
Ngay với thuật ngữ Hợp đồng theo mẫu cũng có nhiều định nghĩa khác
nhau. Học giả John J.A. Burke cho rằng:
Hợp đồng theo mẫu là một bản kê khai được thiết lập từ trước của các
điều khoản pháp lý, được sử dụng bởi một thực thể kinh doanh hay
công ty, trong các giao dịch với khách hàng. Bản kê khai ghi rõ các
điều khoản pháp lý điều chỉnh mối quan hệ giữa cơng ty và bên cịn
lại. Cơng ty u cầu bên kia chấp nhận nó mà khơng sửa đổi và không
mong muốn bên kia biết hoặc hiểu các điều khoản của nó [49].
Cịn học giả Clayton P. Gilette của Trường Luật New York thì cho rằng:
Hợp đồng theo mẫu, đôi khi được gọi là hợp đồng soạn sẵn hay hợp
đồng gia nhập, là loại hợp đồng được đưa ra cho một bên để chấp
nhận hoặc từ chối mà khơng có sự thương lượng bổ sung nào đáng
kể. Một hợp đồng theo mẫu có thể được soạn thảo bởi chính bên
đưa ra nó hoặc một bên thứ ba, ví dụ như hiệp hội thương mại [44].
Như vậy, Hợp đồng theo mẫu được hiểu một cách đơn giản là văn bản
chứa những điều khoản được soạn sẵn, thể hiện ý chí đơn phương của bên đề
nghị giao kết. Bên chấp nhận giao kết có một khoảng thời gian hợp lý để đọc
và tìm hiểu những nội dung của hợp đồng và chỉ được quyền “chấp nhận”
hoặc “từ bỏ” những điều khoản mẫu ấy.
Điều kiện giao dịch chung cũng được định nghĩa khác nhau. Khoản 1,
Điều 305, Bộ luật Dân sự Đức định nghĩa: “Điều kiện giao dịch chung là tất
cả các điều khoản hợp đồng được soạn thảo trước và được sử dụng ít nhất
trong hai hợp đồng trở lên, do một bên đưa ra để phía bên kia tham gia hợp
đồng” [22, tr.31]. Khoản 1, Điều 406, Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015 thì định

10



nghĩa: “Điều kiện giao dịch chung là những điều khoản ổn định do một bên
công bố để áp dụng chung cho bên được đề nghị giao kết hợp đồng; nếu bên
được đề nghị chấp nhận giao kết hợp đồng thì coi như chấp nhận các điều
khoản này” [34]. Như vậy có thể thấy, Điều kiện giao dịch chung được hiểu là
những điều khoản được soạn sẵn, được sử dụng lặp lại một cách ổn định,
được áp dụng chung và bắt buộc với tất cả khách hàng.
Từ những định nghĩa trên, chúng ta dễ nhận thấy Hợp đồng theo mẫu
và Điều kiện giao dịch chung có những điểm tương đồng nhau như: được
soạn sẵn, sử dụng lặp lại, thể hiện ý chí đơn phương của bên đề nghị giao kết,
yếu tố thỏa thuận, thương lượng bị thủ tiêu, có sự chênh lệch về vị thế giữa
các bên giao kết. Cũng chính từ sự tương đồng này mà PGS.TS Nguyễn Như
Phát đã đồng nhất hai khái niệm này khi nhận định rằng:
Điều kiện giao dịch chung được thiết lập dưới nhiều hình thức đa
dạng. Trong sự đa dạng đó, có một loại hình mà pháp luật cần quan
tâm đó là hợp đồng mẫu. Hợp đồng theo mẫu là hợp đồng do
thương nhân đơn phương soạn thảo để giao dịch với nhiều người
tiêu dùng. Theo đó, với tính cách là một loại hình điều kiện giao
dịch chung, toàn bộ nội dung hợp đồng được thương nhân soạn
trước và người tiêu dùng chỉ còn biết “chấp nhận” [43].
Mặc dù có những điểm tương đồng nhau về bản chất pháp lý nhưng
nếu đồng nhất Hợp đồng theo mẫu và Điều kiện giao dịch chung là một thì có
lẽ đó là nhận định vội vàng bởi Hợp đồng theo mẫu và Điều kiện giao dịch
chung còn chứa đựng những khác biệt cơ bản liên quan đến hình thức của hợp
đồng. Trong hợp đồng theo mẫu, bên chấp nhận giao kết hợp đồng có một
khoảng thời gian hợp lý để đọc và tìm hiểu nội dung hợp đồng, việc ký vào
hợp đồng là hành vi xác nhận hợp đồng được giao kết. Nhưng trong Điều kiện
giao dịch chung thì bên chấp nhận giao kết có nghĩa vụ biết hoặc phải biết về


11


những điều kiện giao dịch chung (điều khoản mẫu) mà bên đề nghị giao kết
niêm yết công khai trên trang thơng tin của mình. Việc mua hàng hay sử dụng
dịch vụ được hiểu là khách hàng đã chấp nhận những Điều kiện giao dịch
chung ấy. Hơn nữa, nếu như Hợp đồng theo mẫu chứa đựng tất cả những điều
khoản để đảm bảo chỉnh thể thống nhất của hợp đồng về mặt hình thức thì
Điều kiện giao dịch chung thực chất chỉ là một bộ phận của hợp đồng, nó tồn
tại dưới dạng những điều khoản được dẫn chiếu. Nói như T.S Đỗ Giang Nam
thì: “Điều kiện giao dịch chung thường khơng nằm ngay trong bản hợp đồng,
nó có thể được qui định trong các văn bản riêng miễn là bên cung cấp dịch vụ
cơng bố cơng khai” [42].
Ví dụ: Vé là hợp đồng trong các giao dịch trong lĩnh vực dịch vụ vận
tải đường hàng không. Nhưng nội dung và điều khoản cụ thể của hợp đồng
này lại được dẫn chiếu tới Điều lệ vận chuyển mà các hãng hàng không niêm
yết công khai trên trang thông tin của đơn vị mình.
Như vậy, mặc dù có những điểm tương đồng về bản chất pháp lý
nhưng việc đồng nhất hai thuật ngữ Hợp đồng theo mẫu và Điều kiện giao
dịch chung sẽ trở nên khiên cưỡng, sự khiên cưỡng ấy đã ít nhiều tạo ra
những khó khăn cho việc nghiên cứu và áp dụng chế định này trong thực
tiễn. Xuất phát từ những bất cập ấy, T.S Đỗ Giang Nam đã đưa ra thuật ngữ
Điều khoản mẫu [42] để chỉ chung Hợp đồng theo mẫu và Điều kiện giao
dịch chung. Thuật ngữ này có sự hài hịa hóa giữa Hợp đồng theo mẫu và
Điều kiện giao dịch chung khi nó đề cập được những đặc trưng cơ bản nhất
của chế định này như: được soạn sẵn, sử dụng lặp lại, thể hiện ý chí đơn
phương của bên đề nghị giao kết, yếu tố thỏa thuận, thương lượng bị thủ tiêu,
có sự chênh lệch về vị thế giữa các bên giao kết. Tuy nhiên, nếu xét từ phạm
vi nội hàm khái niệm thì ta thấy thuật ngữ trên chưa đảm bảo tính khái quát để
bao quát được hai thuật ngữ này. Hơn nữa, điều khoản được hiểu là một bộ


12


phận của hợp đồng, Điều khoản mẫu cũng chỉ là một bộ phận của hợp đồng
và nếu hiểu như vậy thì Hợp đồng theo mẫu, Điều kiện giao dịch chung có
phải là một chế định riêng biệt phân biệt với chế định hợp đồng nói chung hay
chỉ là một bộ phận nằm trong Hợp đồng.
Trong bài viết “Điều kiện thương mại chung và nguyên tắc tự do khế
ước” [27], PGS.TS Nguyễn Như Phát đưa ra thuật ngữ “Điều kiện thương
mại chung”, sau này trong luận văn tiến sĩ của mình, tác giả Nguyễn Thị
Hằng Nga cũng sử dụng thuật ngữ Điều kiện thương mại chung [23] để chỉ
Hợp đồng mẫu và Điều kiện giao dịch chung. Thuật ngữ này có ưu điểm là
thể hiện rõ quan hệ pháp luật giữa một bên là thương nhân với một bên là
người tiêu dùng hoặc giữa thương nhân với thương nhân. Tuy nhiên, “Điều
kiện thương mại chung” tự thân nó đã làm cho nội hàm của thuật ngữ này hẹp
đi khi nó chỉ đề cập đến quan hệ pháp luật thương mại, kinh tế một cách đơn
thuần. Trong khi đó, Hợp đồng theo mẫu, Điều kiện giao dịch chung có nguồn
gốc, bản chất pháp lý và điều chỉnh các quan hệ pháp luật dân sự rõ nét hơn.
Như vậy có thể thấy các thuật ngữ trên mặc dù thống nhất với nhau về
bản chất pháp lý nhưng mỗi thuật ngữ lại chứa đựng những bất cập riêng khi
áp dụng vào thực tiễn. Từ những bất cập ấy, ta thấy thuật ngữ Hợp đồng gia
nhập là chính xác hơn cả khi nó phản ánh đầy đủ những đặc trung cơ bản của
chế định này, đồng thời nó đảm bảo sự khái quát để bao trọn nội hàm và
phạm vi ngữ nghĩa của khái niệm như: nó là hợp đồng chứa những điều khoản
soạn sẵn, được sử dụng lặp lại, thể hiện ý chí đơn phương của bên đề nghị
giao kết và phản ánh sự yếu thế của bên chấp nhận giao kết.
Cũng cần phải nói thêm rằng, thuật ngữ Hợp đồng theo mẫu được sử
dụng khi người sử dụng đứng trên giác độ của bên soạn thảo để gọi tên khi
nhấn vào tính “mẫu”, tính “soạn sẵn” của hợp đồng. Điều kiện giao dịch

chung là thuật ngữ khi người sử dụng đứng trên lập trường của bên mạnh thế

13


(bên đề nghị giao kết) để gọi tên khi nó đề cao ý chí đơn phương và nhấn vào
tính bắt buộc, áp đặt của hợp đồng còn thuật ngữ Hợp đồng gia nhập là thuật
ngữ mà người sử dụng nó đã đứng trên trên giác độ của bên yếu thế để gọi tên
khi nó nhấn vào tính “gia nhập” của bên chấp nhận đề nghị giao kết.
Với tính chính xác, độ khái quát cao, có thể bao quát được nội hàm và
phạm vi ngữ nghĩa của hiện tượng pháp lý, thuật ngữ Hợp đồng gia nhập đã
trở thành thuật ngữ quen thuộc trong khoa học pháp lý và được sử dụng phổ
biến trong hệ thống pháp luật của các nước trên thế giới. Từ điển Deluxe
Black’s Law Dictionnary định nghĩa: “Hợp đồng gia nhập là một dạng hợp
đồng được tiêu chuẩn hóa để đề nghị tới người tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ
dựa chủ yếu trên cơ sở “chọn nó hoặc từ bỏ nó, khơng cho người tiêu dùng cơ
hội thực tế để thỏa thuận và theo những điều kiện rõ ràng rằng người tiêu
dùng khơng thể có được sản phẩm hoặc dịch vụ trừ khi chấp nhận hợp đồng
theo mẫu” [45, tr.23]. PGS.TS Ngơ Huy Cương thì cho rằng:
Hợp đồng gia nhập là hợp đồng do một bên thiết lập các điều kiện
của hợp đồng nhằm giao kết với nhiều người trên cơ sở các điều
kiện đã được thiết lập đó. Bên chấp nhận ký kết hợp đồng với các
điều kiện đó gọi là bên gia nhập [8, tr.201].
Khoản 1, Điều 428, Bộ luật Dân sự Liên bang Nga 1994 định nghĩa:
Hợp đồng gia nhập phải được xem là hợp đồng mà các điều kiện
của nó đã được xác định bởi một của các bên trong bản liệt kê
chính thức hoặc trong dạng tiêu chuẩn và có thể đã được chấp
nhận bởi bên khác chỉ bằng cách tham gia vào toàn bộ hợp đồng
đã được đề nghị [8].
Như vậy, hiểu một cách đơn giản nhất, hợp đồng gia nhập là một dạng

hợp đồng soạn sẵn do một bên thiết lập nên, yếu tố thương lượng, thỏa thuận
bị thủ tiêu. Sự thống nhất ý chí của các bên giao kết thể hiện qua việc bên đề

14


nghị áp dụng điều khoản mẫu, bên gia nhập chấp nhận toàn bộ điều khoản
mẫu và gia nhập vào hợp đồng.
1.1.3. Những đặc trưng cơ bản của hợp đồng gia nhập
1.1.3.1. Các điều khoản trong hợp đồng gia nhập được soạn sẵn, độ
tiêu chuẩn hóa cao, được áp dụng hàng loạt và sử dụng lặp lại nhiều lần
Hợp đồng gia nhập là đứa con đẻ của cuộc cách mạng công nghiệp thế
kỷ XIX [27] vì thế nó cũng mang đầy đủ những đặc điểm của nền sản xuất
công nghiệp hiện đại như: được soạn sẵn, độ tiêu chuẩn hóa cao, được áp
dụng hàng loạt và sử dụng lặp lại nhiều lần. Với mục tiêu giảm chi phí giao
dịch, tăng lợi thế cạnh tranh và đảm bảo sự tiện lợi cho khách hàng, bên đề
nghị giao kết hợp đồng thường xây dựng “luật chơi của riêng mình” bằng
cách thuê đội ngũ luật sư giỏi để thiết kế những điều khoản hợp đồng mang
tính tiêu chuẩn, áp dụng hàng loạt cho các đối tượng khách hàng và sử dụng
lặp lại nhiều lần. Vì thế, bản thân hợp đồng gia nhập chính là đề nghị giao kết
hợp đồng mà bên đề nghị gửi tới tất cả khách hàng. Khách hàng chấp nhận
giao kết có nghĩa là đã “gia nhập” hợp đồng đó.
Tuy nhiên, do nắm lợi thế là bên soạn thảo và quyết định toàn bộ nội
dung hợp đồng nên bên đề nghị giao kết (nhà sản xuất) thường chủ động “cài
cắm” những điều khoản khơng cơng bằng, hình thức hợp đồng thường được
trình bày một cách dài dịng, hợp đồng sử dụng những thuật ngữ khó hiểu, cỡ
chữ nhỏ, kiểu chữ khó đọc một cách có chủ ý để gây khó khăn cho bên gia
nhập (người tiêu dùng) trong việc tiếp cận với nội dung hợp đồng. Sự “lạm
dụng vị thế này” không chỉ gây ra sự bất công cho bên gia nhập (người tiêu
dùng) mà còn là một khoảng trống lớn đòi hỏi các nhà làm luật phải khỏa lấp.

Sự “lạm dụng vị thế” của bên đề nghị giao kết hợp đồng (nhà sản xuất)
địi hỏi cần phải có sự điều chỉnh lại để cân bằng vị thế của các bên khi giao kết.
Nói như Vũ Văn Mẫu thì: “Đối với các khế ước gia nhập, nhất là trong trường

15


hợp có một độc quyền pháp định hoặc thực tế, nhà làm luật thường can thiệp để
bảo vệ quyền lợi của các người kết ước cô độc hoặc suy yếu” [19, tr.69]. Vì thế,
bên cạnh chế định hợp đồng gia nhập, ln tồn tại những đạo luật khác để
kiểm sốt hợp đồng gia nhập và tính cơng bằng của các điều khoản trong hợp
đồng gia nhập. Khi đó, sự cơng bằng giữa các bên giao kết trở thành điều kiện
có hiệu lực của hợp đồng. Thậm chí có những đạo luật cịn cho phép vơ hiệu
hóa các điều khoản bất công với bên gia nhập.
1.1.3.2. Trong hợp đồng gia nhập, khả năng thương lượng, đàm phán
bị thủ tiêu
Có thể nói, nguyên tắc tự do ý chí là linh hồn của pháp luật hợp đồng,
nhưng trong hợp đồng gia nhập nguyên tắc này dường như bị thách thức bởi
yếu tố thương lượng, thỏa thuận giữa các bên không hề tồn tại mà đã bị thủ
tiêu. Bên đề nghị giao kết thường thiết kế và đưa ra những điều khoản mang
tính áp đặt, bên gia nhập khơng có khả năng phản kháng và ln ở thế “lựa
chọn nó hay từ bỏ nó”. Điều này dường như đi ngược lại với nguyên tắc tự
do ý chí. Bởi nếu được thỏa thuận, thương lượng thì “hợp đồng là luật của
các bên” nhưng với việc thủ tiêu sự thỏa thuận, thương lượng thì hợp đồng
gia nhập trở thành luật riêng của bên đề nghị giao kết (bên cung ứng hàng
hóa, dịch vụ).
Tuy nhiên cũng cần phải thấy rằng, mặc dù khả năng thương lượng,
thỏa thuận bị thủ tiêu nhưng trong hợp đồng gia nhập, sự thống nhất ý chí của
các bên vẫn tồn tại, thậm chí ý chí của đương sự cũng vẫn cịn giữ một vai trò
quan trọng [19, tr.68]. Sự thống nhất ý chí ấy thể hiện qua việc bên gia nhập

được lựa chọn “chấp nhận” hay “từ bỏ” các điều khoản soạn sẵn ấy. Như vậy,
nguyên tắc tự do ý chí vẫn là yếu tố chủ đạo trong các hợp đồng gia nhập. Chỉ
có điều đó là sự “tự do ý chí không đầy đủ” bởi trong nhiều hợp đồng gia
nhập, đặc biệt là hợp đồng có đối tượng là những mặt hàng mang tính độc

16


quyền thì bên gia nhập có thể lựa chọn “chấp nhận” hoặc “từ bỏ” các điều
khoản soạn sẵn nhưng với tâm thế của người buộc phải “chấp nhận” hoặc
“lựa chọn vì khơng cịn sự lựa chọn nào khác”.
Sự thủ tiêu thỏa thuận, thương lượng đã dẫn đến sự bất bình đẳng giữa
các bên giao kết. Để cân bằng sự bất bình đẳng này, các nhà làm luật đã
khốc lên vai bên đề nghị giao kết nhiều trách nhiệm hơn cho dù trong hợp
đồng khơng ghi nhận điều đó. Bản thân sự thủ tiêu thỏa thuận, thương lượng
đã là sự khác biệt với nguyên tắc tự do ý chí trong hợp đồng nói chung. Vì
thế, việc giải thích hợp đồng gia nhập cũng có sự khác biệt theo hướng
nghiêng về phía bên gia nhập, bên yếu thế về kinh tế. Thậm chí “các tịa án
cịn có xu hướng bảo vệ quyền lợi của người kết ước cô độc hay suy yếu bằng
cách nghĩ thêm ra các điều khoản có lợi cho họ tuy khơng được ghi trong khế
ước. Thí dụ: nghĩa vụ an ninh mà các người chuyên chở phải đảm nhiệm đối
với khách hàng” [19, tr.69].
1.1.3.3. Hợp đồng gia nhập có tính bất cân xứng về vị thế và thơng tin
Trong hợp đồng gia nhập, các điều khoản được dựng sẵn và được tiêu
chuẩn hóa, vì thế nó ln chứa đựng yếu tố bất cân xứng về vị thế và thông
tin giữa các bên giao kết. Bản thân hợp đồng là hành vi pháp lý song phương
hoặc đa phương nên trong hợp đồng thường tồn tại ít nhất hai bên giao kết.
Trong hợp đồng gia nhập, các bên giao kết là bên đề nghị giao kết và bên gia
nhập. Bên đề nghị giao kết thường là bên cung ứng dịch vụ, hàng hóa cịn
bên gia nhập thường là người tiêu dùng. Bên đề nghị giao kết là bên có

nhiều lợi thế còn bên gia nhập là bên yếu thế. Sự chênh lệch giữa bên đề
nghị giao kết và bên gia nhập thể hiện ở sự bất cân xứng về vị thế và sự bất
cân xứng về thông tin.
Trong hợp đồng gia nhập luôn tồn tại sự bất cân xứng về vị thế. Bởi
bên đề nghị giao kết thường là bên cung ứng hàng hóa, dịch vụ, là bên chủ

17


động đưa ra những điều khoản soạn sẵn để đề nghị giao kết. bên gia nhập là
bên bị động trong việc tiếp cận nội dung của các điều khoản soạn sẵn đó. Bên
đề nghị giao kết hợp đồng có năng lực tài chính, có đội ngũ nhân viên pháp
chế, luật sư hùng hậu để tính tốn, thiết kế, soạn thảo những điều khoản tiêu
chuẩn trong khi người tiêu dùng chỉ là những cá nhân đơn lẻ thậm chí phần
đơng là những người khơng có khả năng để tiếp cận và hiểu được những điều
khoản soạn sẵn ấy. Là bên được soạn thảo hợp đồng và đưa ra đề nghị giao
kết nên bên cung ứng hàng hóa, dịch vụ ln chủ động đưa những điều khoản
có lợi cho mình và mang tính áp đặt trong khi đó bên gia nhập hợp đồng
khơng có khả năng phản kháng mà ln ở thế “chọn nó hay từ bỏ nó”. Hay
nói cách khác, nhà sản xuất là bên quyết định toàn bộ nội dung hợp đồng
trong khi người tiêu dùng là bên chỉ được quyết định việc gia nhập hay không
gia nhập hợp đồng đó. Với lợi thế này, bên soạn thảo ln Cố gắng dùng các
thủ thuật pháp lý để phân chia rủi ro pháp lý và lợi ích một cách khơng cơng
bằng hay khơng chính đáng [27].
Hợp đồng gia nhập cũng phản ánh sự bất cân xứng về thông tin giữa
các bên giao kết. Bên đề nghị giao kết (nhà sản xuất, cung ứng hàng hóa, dịch
vụ) ln có nhu cầu tìm hiểu, thu thập thông tin của bên gia nhập (người tiêu
dùng) như: khảo sát nhu cầu, thị hiếu, tâm lý của khách hàng… Trong khi đó,
bên gia nhập (người tiêu dùng) thường khơng có điều kiện để tìm hiểu, thu
thập thông tin của bên đề nghị giao kết (nhà sản xuất, cung ứng hàng hóa,

dịch vụ). Thậm chí, họ khơng có nhu cầu tìm hiểu những thơng tin liên quan
đến bên đề nghị giao kết bởi cái mà bên gia nhập (người tiêu dùng) quan tâm
chính là chất lượng sản phẩm, dịch vụ và giá cả mà họ cảm thấy chấp nhận
được. Là bên soạn thảo và quyết định tới nội dung hợp đồng, bên đề nghị giao
kết thường cố tình giấu những thơng tin bất lợi hoặc cung cấp không đủ thông
tin hoặc cung cấp quá nhiều thông tin không cần thiết nhằm gây nhiễu loạn

18


×