Tải bản đầy đủ (.pdf) (201 trang)

Pháp luật về hợp đồng thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình (EPC) ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.26 MB, 201 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƢ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
---------*--------

ĐẶNG HOÀNG MAI

PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG THIẾT KẾ, CUNG CẤP
THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ VÀ THI CÔNG XÂY DỰNG
CƠNG TRÌNH (EPC) Ở VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SỸ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƢ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
---------*--------

ĐẶNG HOÀNG MAI

PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG THIẾT KẾ, CUNG CẤP
THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ VÀ THI CÔNG XÂY DỰNG
CƠNG TRÌNH (EPC) Ở VIỆT NAM


LUẬN ÁN TIẾN SỸ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số

: 9 38 01 07

HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
Ngƣời hƣớng dẫn 1

Ngƣời hƣớng dẫn 2

PGS.TS Trần Ngọc Dũng

PGS.TS Vũ Thị Lan Anh

HÀ NỘI - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi.
Các kết quả đƣợc nêu trong luận án chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ cơng
trình nào khác. Các số liệu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, đƣợc
trích dẫn theo đúng quy định.
Tơi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của luận án này.

Tác giả luận án

Đặng Hoàng Mai



LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS. Trần Ngọc Dũng –
Người hướng dẫn khoa học 1 và PGS.TS. Vũ Thị Lan Anh – Người hướng dẫn khoa
học 2 đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo trong quá trình tác giả thực hiện luận án
này. Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới quý thầy, cô Trường Đại
học Luật Hà Nội; các thầy, cô đồng nghiệp tại Khoa Kinh tế và Quản lý xây dựng –
Trường Đại học Xây dựng cùng gia đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ và tạo
điều kiện tốt nhất để tác giả hoàn thành luận án này.
Tác giả luận án

Đặng Hoàng Mai


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
LỜI NĨI ĐẦU ............................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài ................................................................1
2. Mục đích và nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài ..................................................3
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................3
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu đề tài ............................................4
5. Những đóng góp mới của luận án ...........................................................................5
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án .................................................................6
7. Kết cấu của luận án .................................................................................................7
PHẦN TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ...................................8
1. Các cơng trình nghiên cứu trong nƣớc và ngồi nƣớc về/liên quan đến đề tài luận
án .................................................................................................................................8
1.1. Các kết quả nghiên cứu lý luận về hợp đồng EPC, pháp luật về hợp đồng EPC.8
1.2. Các nghiên cứu về thực trạng áp dụng hợp đồng EPC ......................................16

1.3. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu ..........................................................32
2. Định hƣớng, hƣớng tiếp cận, nhiệm vụ, dự kiến nội dung nghiên cứu của luận án
gắn với lý thuyết nghiên cứu, câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu ..............................33
2.1. Định hƣớng, hƣớng tiếp cận và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................33
2.2. Những kết quả nghiên cứu cụ thể gắn với câu hỏi nghiên cứu, lý thuyết nghiên
cứu và giả thuyết nghiên cứu ....................................................................................34
Kết luận phần tổng quan ...........................................................................................37
CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG THIẾT KẾ, CUNG
CẤP THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ, THI CÔNG XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH VÀ
PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG THIẾT KẾ, CUNG CẤP THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ,
THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ................................................................38


1.1. Những vấn đề lý luận về hợp đồng Thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi
công xây dựng cơng trình ..........................................................................................38
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của hợp đồng Thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và
thi cơng xây dựng cơng trình ....................................................................................38
1.1.2. So sánh hợp đồng Thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi cơng xây dựng
cơng trình với một số hợp đồng xây dựng khác ........................................................47
1.1.3. Ƣu điểm, nhƣợc điểm và vai trò của hợp đồng Thiết kế, cung cấp thiết bị
công nghệ và thi cơng xây dựng cơng trình ..............................................................49
1.2. Những vấn đề lý luận của pháp luật về hợp đồng Thiết kế, cung cấp thiết bị
công nghệ và thi công xây dựng cơng trình ..............................................................55
1.2.1. Khái niệm pháp luật về hợp đồng Thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi
cơng xây dựng cơng trình ..........................................................................................55
1.2.2. Các yếu tố ảnh hƣởng tới pháp luật về hợp đồng Thiết kế, cung cấp thiết bị
công nghệ và thi công xây dựng công trình ..............................................................56
1.2.3. Nguồn của pháp luật về hợp đồng Thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi
công xây dựng cơng trình ..........................................................................................58
1.2.4. Nội dung cơ bản của pháp luật về hợp đồng Thiết kế, cung cấp thiết bị cơng

nghệ và thi cơng xây dựng cơng trình .......................................................................68
Kết luận chƣơng 1 .....................................................................................................99
CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG THIẾT KẾ, CUNG
CẤP THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ, THI CÔNG XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH VÀ
THỰC TIỄN THI HÀNH TẠI VIỆT NAM ...........................................................101
2.1. Quy định về chủ thể giao kết hợp đồng Thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ,
thi công xây dựng cơng trình và thực tiễn thi hành.................................................101
2.2. Quy định về giao kết hợp đồng Thiết kế, cung cấp thiết bị cơng nghệ, thi cơng
xây dựng cơng trình và thực tiễn thi hành...............................................................110
2.3. Quy định về nội dung hợp đồng Thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ, thi công
xây dựng và thực tiễn thi hành ................................................................................122
2.4. Quy định về hình thức hợp đồng Thiết kế, cung cấp thiết bị cơng nghệ, thi cơng
xây dựng cơng trình và thực tiễn thi hành...............................................................136


2.5. Quy định về giải quyết tranh chấp hợp đồng Thiết kế, cung cấp thiết bị công
nghệ, thi công xây dựng cơng trình và thực tiễn thi hành .......................................138
Kết luận chƣơng 2 ...................................................................................................143
CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ
THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG THIẾT KẾ, CUNG CẤP THIẾT BỊ CÔNG
NGHỆ VÀ THI CƠNG XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH Ở VIỆT NAM..........................145
3.1. Định hƣớng hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về
hợp đồng Thiết kế, cung cấp thiết bị cơng nghệ và thi cơng xây dựng cơng trình ở
Việt Nam .................................................................................................................145
3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về hợp đồng Thiết kế, cung cấp thiết bị công
nghệ và thi cơng xây dựng cơng trình ở Việt Nam .................................................150
3.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về hợp đồng Thiết kế, cung cấp
thiết bị công nghệ và thi cơng xây dựng cơng trình ở Việt Nam ................................166
KẾT LUẬN .............................................................................................................177
DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN

LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
BIM

Building Information Modeling


Mơ hình Thơng tin Cơng trình
BLDS

Bộ luật Dân sự

DB

Design – Build
Thiết kế - Xây dựng

DBB

Design – Bid – Build
Thiết kế - Đấu thầu – Xây dựng

DBO

Design – Build – Operate
Thiết kế - Xây dựng – Vận hành

EPC


Engineering – Procurement – Construciton
Thiết kế - Cung cấp thiết bị công nghệ - Xây dựng

EPCM

Engineering – Procurement – Construction Management
Thiết kế - Cung cấp thiết bị công nghệ - Quản lý xây dựng

FIDIC

Federation Internationale des Ingenieurs Conseils (International
Federation of Consulting Engineers)
Hiệp hội Quốc tế các Kỹ sƣ tƣ vấn

NEC

New Engineering Contract
Hợp đồng Kỹ thuật Xây dựng Mới


LỜI NĨI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
EPC là một hình thức mới trong triển khai thực hiện dự án đầu tƣ xây dựng
cơng trình. Khái niệm này đƣợc hiểu là trong cùng một hợp đồng, nhà thầu chịu
trách nhiệm thực hiện cả ba loại công việc: Tƣ vấn thiết kế, mua sắm hàng hóa (vật
tƣ, thiết bị lắp đặt vào cơng trình) và thi cơng xây dựng cơng trình. Đây là một hình
thức cụ thể của cách tiếp cận mới: Chủ đầu tƣ giao cho một nhà thầu thực hiện cả
hai công việc – thiết kế và thi công xây dựng (đƣợc gọi là phƣơng thức Thiết kế Xây dựng, tiếng Anh là Design – Buid, viết tắt là DB); khác với cách tiếp cận
truyền thống là chủ đầu tƣ thiết kế xong mới lựa chọn nhà thầu thi công (đƣợc gọi là

phƣơng thức Thiết kế - Đấu thầu – Xây dựng, tiếng Anh là Design – Bid – Build,
viết tắt là DBB).
Thuật ngữ EPC có nguồn gốc từ những hợp đồng xây dựng các tồ nhà và tổ
hợp cơng nghiệp trong ngành cơng nghiệp dầu khí ở Mỹ. Hợp đồng EPC là loại hợp
đồng mà trong đó một nhà thầu đƣợc coi là tổng thầu chịu trách nhiệm về thiết kế, mua
sắm vật tƣ, thiết bị và thi cơng xây dựng cơng trình trong một tổ hợp các nhà thầu. Với
hợp đồng EPC, tổng thầu sẽ chịu trách nhiệm hoàn thành dự án và chủ đầu tƣ chỉ cần
nhận chìa khố để sử dụng cơng trình. Vì thế, trong nhiều trƣờng hợp, hợp đồng EPC
cũng đƣợc gọi là hợp đồng Chìa khố trao tay (Turnkey). Việc sử dụng hợp đồng
EPC/Turnkey trong các dự án xây dựng hiện nay, đặc biệt là trong các dự án hạ tầng,
đã trở thành phổ biến với các chủ đầu tƣ và định chế tài chính1.
Ở Việt Nam, việc thực hiện dự án theo phƣơng thức DB nói chung và hợp
đồng EPC nói riêng cịn khá mới mẻ. Thuật ngữ Hợp đồng EPC lần đầu tiên đƣợc
nhắc đến trong pháp luật Việt Nam là tại Nghị định số 07/2003/NĐ-CP của Chính
phủ ngày 30/1/2003 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế Quản lý đầu tƣ và
xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 và Nghị
định số 12/2000/NĐ-CP ngày 5/5/2000 của Chính phủ. Hiện nay, Hợp đồng EPC
1

Joseph A.Huse, Understanding and Negotiating Turnkey and EPC Contracts, p.5, Sweet and Maxwell,
2002

1


đƣợc quy định trong Luật Xây dựng (2014) và Luật số 62/2020/QH14 sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Xây dựng (2014), Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày
22/4/2015 của Chính phủ quy định chi tiết về Hợp đồng xây dựng, Nghị định số
50/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37 (2015) và đƣợc
hƣớng dẫn cụ thể tại Thông tƣ số 30/2016/TT-BXD ngày 30/12/2016 của Bộ Xây

dựng hƣớng dẫn Hợp đồng Thiết kế-cung cấp thiết bị cơng nghệ và thi cơng xây
dựng cơng trình.
Sự thất bại của rất nhiều dự án EPC ở Việt Nam thời gian vừa qua có nhiều
nguyên nhân khách quan và chủ quan; trong đó, ngun nhân về mặt cơ chế, chính
sách và quy định pháp luật còn chƣa đồng bộ, chƣa cụ thể và chƣa phù hợp là một
nguyên nhân rất quan trọng. Cho đến nay, một số vấn đề và nội dung liên quan đến
hợp đồng EPC cần đƣợc tiếp tục nghiên cứu, nhƣ: Phạm vi áp dụng hợp đồng EPC;
quy định về hồ sơ mời thầu EPC, phƣơng pháp đánh giá hồ sơ dự thầu EPC; quy
định về các giai đoạn thiết kế, thẩm quyền thẩm định, phê duyệt thiết kế đối với dự
án, cơng trình áp dụng hình thức hợp đồng EPC; hƣớng dẫn về kiểm soát chất lƣợng
thi cơng xây dựng cơng trình; quyền và nghĩa vụ của các bên (chủ đầu tƣ, tổng thầu
EPC, thầu phụ) đối với việc quản lý và thực hiện dự án; việc vận dụng đa dạng các
loại mẫu hợp đồng EPC và các công cụ hiện đại nhƣ BIM (Building Information
Modeling)…, phƣơng thức giải quyết tranh chấp hợp đồng, đặc biệt là mơ hình Ban
xử lý tranh chấp (Dispute Boards). Trong bối cảnh chung của thế giới cũng nhƣ xu
thế phát triển của ngành công nghiệp xây dựng ở Việt Nam hiện nay, việc thực hiện
dự án bằng phƣơng thức DB, trong đó hợp đồng EPC là một hình thức cụ thể của
phƣơng thức này, chắc chắn sẽ còn đƣợc phổ biến hơn nữa do những lợi thế mà
phƣơng thức này mang lại cho dự án nhƣ: Sự đồng bộ, chuyên nghiệp trong việc
thực hiện và quản lý dự án, cơ hội hồn thành dự án với chi phí và thời gian nhƣ dự
định ban đầu là rất cao - Đây chính là những tiêu chí căn bản để đánh giá thành
công của một dự án đầu tƣ xây dựng. Trong khi đó, các cơng trình nghiên cứu, đánh
giá về mặt lý luận cũng nhƣ quy định pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về
hợp đồng EPC ở Việt Nam còn rất hạn chế.
2


Với những lý do nêu trên, nghiên cứu sinh đã lựa chọn vấn đề: “Pháp luật về
hợp đồng Thiết kế-Cung cấp thiết bị công nghệ và Thi công xây dựng cơng trình
(EPC) ở Việt Nam làm đề tài nghiên cứu cho luận án Tiến sỹ của mình. Nghiên

cứu đề tài này, tác giả luận án xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc hoàn
thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động ký kết, thực hiện và giải quyết tranh chấp hợp
đồng EPC ở Việt Nam cũng nhƣ đề xuất các định hƣớng, giải pháp nhằm hoàn thiện
pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về hợp đồng EPC ở Việt Nam
hiện nay.
2. Mục đích và nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài
2.1. Mục đích của việc nghiên cứu đề tài
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là đề xuất các định hƣớng, giải pháp
cụ thể, đồng bộ để hoàn thiện pháp luật về hợp đồng EPC cũng nhƣ nâng cao
hiệu quả thi hành pháp luật về hợp đồng EPC ở Việt Nam; đảm bảo sự phù hợp
giữa pháp luật với yêu cầu thực tiễn của việc giao kết, thực hiện và giải quyết
tranh chấp hợp đồng EPC.
2.2. Nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài
Để đạt đƣợc mục đích trên, tác giả luận án đề ra và thực hiện các nhiệm vụ
cụ thể nhƣ sau:
- Phân tích, làm rõ các đặc điểm của hợp đồng EPC, sự khác biệt của hợp
đồng EPC so với một số loại hợp đồng xây dựng khác, đặc biệt là hợp đồng xây
dựng truyền thống và các hợp đồng tƣơng tự; xác định các nội dung cơ bản của
pháp luật về hợp đồng EPC trên cơ sở phù hợp với các vấn đề lý luận về hợp đồng
EPC đã đƣợc chỉ ra.
- Trình bày, nhận xét, đánh giá thực trạng các quy định pháp luật về hợp
đồng EPC và thực tiễn thi hành các quy định của pháp luật về hợp đồng EPC ở Việt
Nam trong những năm vừa qua; những kết quả đạt đƣợc và những hạn chế, tồn tại
trong quá trình thi hành pháp luật; chỉ ra những nguyên nhân của những hạn chế,
tồn tại đó.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là:
3



- Các quan điểm khoa học kinh tế - kỹ thuật và pháp lý về hợp đồng EPC
thông qua các cơng trình khoa học đã đƣợc cơng bố ở trong nƣớc và ngoài nƣớc.
- Các quy định pháp luật của Việt Nam hiện hành về hợp đồng EPC.
- Thực tiễn thi hành các quy định pháp luật của Việt Nam về hợp đồng EPC.
- Kinh nghiệm xây dựng và thực tiễn thi hành pháp luật về hợp đồng EPC ở
một số quốc gia đã đạt đƣợc thành công trong việc áp dụng mơ hình hợp đồng EPC.
Tác giả luận án xác định phạm vi nghiên cứu nhƣ sau:
- Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu các khía cạnh pháp lý của hợp
đồng EPC và các nội dung cơ bản của pháp luật về hợp đồng EPC liên quan đến
năm nhóm quy định là: Quy định về chủ thể; quy định về giao kết hợp đồng; quy
định về nội dung hợp đồng; quy định về hình thức hợp đồng và quy định về giải
quyết tranh chấp hợp đồng. Nội dung nghiên cứu về pháp luật cũng nhƣ thực tiễn
thi hành pháp luật về hợp đồng EPC đƣợc giới hạn trong phạm vi các dự án EPC sử
dụng nguồn vốn đầu tƣ công.
- Về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt
Nam hiện hành về hợp đồng EPC.
- Về không gian: Luận án nghiên cứu các quy định của pháp luật thực định
về hợp đồng EPC ở Việt Nam. Bên cạnh đó, để tham khảo kinh nghiệm của nƣớc
ngoài nhằm khắc phục những thiếu sót, nhƣợc điểm trong các quy định của pháp
luật hiện hành ở Việt Nam về hợp đồng EPC, tác giả luận án cũng nghiên cứu các
quy định pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về hợp đồng EPC của một số
quốc gia trên thế giới.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu đề tài
Để nghiên cứu đề tài, tác giả luận án sử dụng phƣơng pháp luận biện
chứng duy vật của chủ nghĩa Mác – Lênin. Tác giả luận án nghiên cứu các
đƣờng lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, chủ trƣơng, chính sách của Nhà nƣớc
Việt Nam trong việc hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp
luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng xây dựng nói chung, trong đó có pháp luật về
hợp đồng EPC ở Việt Nam.
4



Để nghiên cứu đề tài luận án, tác giả đã sử dụng một số phƣơng pháp nghiên
cứu cụ thể sau đây:
- Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp đƣợc sử dụng để nghiên cứu những vấn
đề lý luận cơ bản về hợp đồng EPC và những ƣu điểm, nhƣợc điểm, khiếm khuyết
của pháp luật về hợp đồng EPC. Đó là căn cứ để đánh giá sự phù hợp của pháp luật
hiện hành về hợp đồng EPC khi nó thi hành trong thực tiễn.
- Phƣơng pháp thống kê đƣợc sử dụng để thu thập các thông tin, số liệu về
các dự án đã và đang đƣợc thực hiện theo mơ hình EPC ở Việt Nam nhằm đánh giá
những kết quả đã đạt đƣợc và những vƣớng mắc còn tồn tại khi thi hành các quy
định của pháp luật Việt Nam hiện hành về hợp đồng EPC.
- Phƣơng pháp so sánh luật học đƣợc sử dụng xuyên suốt luận án để liên hệ so
sánh các quy định pháp luật về hợp đồng EPC của Việt Nam với các quy định tƣơng
ứng của một số quốc gia đã áp dụng thành cơng mơ hình hợp đồng EPC trong các dự
án xây dựng của họ.
5. Những đóng góp mới của luận án
Là một cơng trình khoa học nghiên cứu chun sâu, có hệ thống, tồn diện
đối với pháp luật về hợp đồng EPC ở Việt Nam, luận án có những đóng góp mới
chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, những nghiên cứu của luận án đã giải quyết khá đầy đủ và toàn
diện những vấn đề lý luận về hợp đồng EPC và pháp luật về hợp đồng EPC.
Về phƣơng diện lý luận, luận án là công trình nghiên cứu khoa học đầu tiên
nghiên cứu hợp đồng EPC dựa trên các lý thuyết cơ bản là lý thuyết hợp đồng quan
hệ (Relational Contract Theory) – một lý thuyết hợp đồng theo cách tiếp cận mới so
với cách tiếp cận truyền thống; lý thuyết chia sẻ rủi ro (Theory of Risk Sharing) và
nguyên tắc thiện chí (Good Faith). Từ cơ sở lý thuyết này, luận án đã làm rõ các đặc
điểm của hợp đồng EPC dẫn đến những yêu cầu khác biệt về việc điều chỉnh pháp
luật đối với quan hệ hợp đồng EPC cũng nhƣ xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến
pháp luật về hợp đồng EPC.

Luận án cũng làm rõ cấu trúc nội dung của pháp luật về hợp đồng EPC bao
gồm năm nhóm quy định là: Nhóm quy định về chủ thể hợp đồng, nhóm quy định
5


về giao kết hợp đồng, nhóm quy định về nội dung hợp đồng, nhóm quy định về hình
thức hợp đồng và nhóm quy định về giải quyết tranh chấp hợp đồng. Với mỗi nhóm
quy định, luận án tập trung đƣa ra các phân tích, luận giải về các điểm đặc thù trong
việc điều chỉnh pháp luật đối với quan hệ hợp đồng EPC.
Thứ hai, về mặt thực tiễn, luận án đã hệ thống hố một cách tồn diện thực
trạng quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam về hợp đồng EPC dựa trên cấu
trúc nội dung của pháp luật về hợp đồng EPC. Đồng thời, luận án cũng chỉ rõ những
điểm cịn thiếu sót, chƣa phù hợp của các quy định này khi điều chỉnh quan hệ hợp
đồng EPC và những khó khăn vƣớng mắc trong thực tiễn thi hành pháp luật về hợp
đồng EPC ở Việt Nam hiện nay.
Thứ ba, về kết quả nghiên cứu, luận án đã chỉ rõ các định hƣớng đối với việc
hoàn thiện pháp luật về hợp đồng EPC và các giải pháp hoàn thiện pháp luật về hợp
đồng EPC cũng nhƣ nâng cao khả năng thi hành pháp luật về hợp đồng EPC ở Việt
Nam hiện nay một cách đồng bộ và toàn diện.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Luận án là cơng trình nghiên cứu khoa học chun sâu, có hệ thống và tồn
diện để giải quyết những vấn đề lý luận cốt lõi và thực tiễn về hợp đồng EPC và
pháp luật về hợp đồng EPC.
- Với những kết quả của việc nghiên cứu, luận án là nguồn tài liệu hữu ích
đối với các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền trong việc đánh giá sự phù hợp, hiệu
quả của các quy định pháp luật về hợp đồng EPC ở Việt Nam hiện nay. Đồng thời,
các định hƣớng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về hợp đồng EPC cũng nhƣ nâng
cao hiệu quả thi hành pháp luật về hợp đồng EPC của luận án có giá trị tham khảo
đối với các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền trong q trình hồn thiện pháp luật và
nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về hợp đồng xây dựng nói chung và hợp đồng

EPC nói riêng ở Việt Nam.
- Luận án còn là nguồn tài liệu có giá trị đối với các cơ sở nghiên cứu khoa
học, giảng dạy, học tập về hợp đồng EPC và pháp luật về hợp đồng EPC.
6


7. Kết cấu của luận án
Với mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đã đặt ra, ngồi Lời nói đầu, Phần
Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung chính của luận án đƣợc kết cấu thành ba chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận về hợp đồng Thiết kế, cung cấp thiết bị
công nghệ, thi công xây dựng công trình và pháp luật về hợp đồng Thiết kế, cung
cấp thiết bị cơng nghệ, thi cơng xây dựng cơng trình
Chƣơng 2: Thực trạng pháp luật về hợp đồng Thiết kế, cung cấp thiết bị
công nghệ, thi công xây dựng công trình và thực tiễn thi hành tại Việt Nam
Chƣơng 3: Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành
pháp luật về hợp đồng Thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng
công trình ở Việt Nam

7


PHẦN TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1. Các cơng trình nghiên cứu trong nƣớc và ngồi nƣớc về/liên quan đến
đề tài luận án
1.1. Các kết quả nghiên cứu lý luận về hợp đồng EPC, pháp luật về hợp
đồng EPC
1.1.1. Các nghiên cứu lý luận về hợp đồng EPC
Từ trƣớc đến nay có rất ít cơng trình nghiên cứu về hợp đồng EPC và pháp
luật về hợp đồng EPC ở Việt Nam. Các cơng trình nghiên cứu đƣợc cơng bố chủ

yếu đề cập đến hợp đồng EPC ở phƣơng diện kinh tế - kỹ thuật, trong đó chủ yếu là
về nội dung quản lý dự án trong một số lĩnh vực cụ thể nhƣ nhiệt điện, dầu khí…
Đây là những lĩnh vực mà việc áp dụng loại hình hợp đồng EPC là phổ biến nhất ở
Việt Nam từ trƣớc tới nay.
Có thể kể đến một số cơng trình nghiên cứu có liên quan ở nhiều mức độ
khác nhau đến nội dung lý luận về hợp đồng EPC nhƣ sau:
Trƣớc hết, phải kể đến một số giáo trình và sách chuyên khảo về hợp đồng
nhƣ: Giáo trình Luật hợp đồng (phần chung) của Ngô Huy Cƣơng, Nhà xuất bản
Đại học Quốc gia, Hà Nội 2013; Luật Hợp đồng Việt Nam – Bản án và bình luận
bản án của Đỗ Văn Đại, Nhà xuất bản Hồng Đức, Hà Nội 2017; Chế định hợp đồng
trong Bộ luật Dân sự Việt Nam của Nguyễn Ngọc Khánh, Nhà xuất bản Tƣ pháp,
Hà Nội 2007; Sổ tay luật sư – Tập 3 – Chương 6: Tư vấn lĩnh vực xây dựng của
Luật sƣ Lê Nết, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội 2017; Pháp luật về
hợp đồng – Các vấn đề pháp lý cơ bản của Trƣơng Nhật Quang, Nhà xuất bản Dân
trí, Hà Nội 2020.
Về khái niệm hợp đồng EPC: Kết quả của các cơng trình nghiên cứu trong
nƣớc và ngoài nƣớc đều thống nhất coi hợp đồng EPC là thoả thuận giữa chủ đầu tƣ
và tổng thầu EPC về việc thực hiện các công việc từ thiết kế đến cung cấp thiết bị
công nghệ và thi công xây dựng cơng trình của một dự án đầu tƣ xây dựng. Hiện
nay, về phƣơng diện lý luận, khơng có sự tranh luận hay bất đồng nào về khái niệm
hợp đồng EPC đƣợc đƣa ra.
8


Về các ưu điểm/bất lợi của hợp đồng EPC so với hợp đồng xây dựng truyền
thống cũng như những yêu cầu đặt ra khi áp dụng hợp đồng EPC (phạm vi áp
dụng): Vấn đề này đƣợc đề cập đến trong nhiều cơng trình nghiên cứu về phƣơng
thức thực hiện dự án DB nói chung và hợp đồng EPC nói riêng. Trong tài liệu
“Điều kiện hợp đồng cho Dự án EPC/Chìa khố trao tay” do FIDIC phát hành năm
1999 đã có việc chỉ rõ các trƣờng hợp khơng thích hợp cho việc sử dụng Điều kiện

hợp đồng này.
Liên quan đến nội dung này có một số cơng trình nghiên cứu nhƣ: Bài viết
của tác giả Trƣơng Văn Thiện đăng trên Tạp chí Dầu khí: “Cần hiểu và vận dụng
đúng bản chất loại hợp đồng EPC , Tạp chí Dầu khí số 9/2012. Bài viết này đã đề
cập đến một số vấn đề lý luận về hợp đồng EPC, nhƣ: khái niệm, sự hình thành hợp
đồng EPC; bản chất của hợp đồng EPC; một số vấn đề đặt ra khi áp dụng hình thức
hợp đồng EPC ở Việt Nam nhƣ: Cơ sở lập hồ sơ “Các yêu cầu của chủ đầu tƣ , giá
gói thầu EPC, thời gian chuẩn bị hồ sơ chào thầu, trách nhiệm đối với thiết kế, sự
tham gia của chủ đầu tƣ trong quá trình thực hiện hợp đồng. Đây đều là những điểm
khác biệt của việc thực hiện dự án theo mơ hình DB (EPC) so với mơ hình truyền
thống DBB. Qua đó, tác giả bài viết đã chỉ rõ những điểm bất cập, chƣa phù hợp
trong quy định pháp luật của Việt Nam về hợp đồng EPC so với thông lệ quốc tế,
mà cụ thể là “Điều kiện hợp đồng EPC mẫu của FIDIC. Phạm vi nghiên cứu của
bài viết giới hạn ở sự so sánh quy định về hợp đồng EPC của Việt Nam với “Điều
kiện hợp đồng mẫu của FIDIC. Nội dung của bài viết giới hạn ở một số vấn đề,
chủ yếu liên quan đến việc ký kết hợp đồng EPC và quyền, nghĩa vụ của các bên
trong quá trình thực hiện hợp đồng EPC mà chƣa bao quát hết các vấn đề của quá
trình từ ký kết, thực hiện đến giải quyết tranh chấp hợp đồng EPC.
Nhóm kỹ sƣ Ban quản lý dự án Cầu Rồng có bài viết “Nâng cao chất lượng
lựa chọn nhà thầu thực hiện hợp đồng EPC đăng trên trang web của Sở Giao
thông Vận tải Thành phố Đà Nẵng, sgtvt.danang.gov.vn (20/11/2012). Trong đó,
các tác giả của bài viết đã đề cập đến khái niệm, những lợi thế và bất lợi của hình

9


thức hợp đồng EPC cũng nhƣ các trƣờng hợp nên áp dụng EPC, các trƣờng hợp
không nên áp dụng EPC; thực trạng và nguyên nhân của các tồn tại trong quản lý
hợp đồng theo hình thức EPC ở Việt Nam liên quan đến tiến độ, chất lƣợng, giá
thành của dự án.

Những vấn đề lý luận về hợp đồng EPC cũng đƣợc đề cập đến trong luận văn
thạc sỹ Luật học của nghiên cứu sinh với tiêu đề: “Một số nghiên cứu so sánh Hợp
đồng EPC theo quy định của FIDIC và của pháp luật Việt Nam đƣợc thực hiện tại
Trƣờng Đại học Luật Hà Nội năm 2004. Luận văn thạc sỹ Kinh tế học: “Một số giải
pháp đẩy mạnh việc áp dụng hình thức tổng thầu thiết kế, cung cấp thiết bị công
nghệ và thi công xây dựng (tổng thầu EPC) của Bùi Thị Bích Diệp, Trƣờng Đại
học Xây dựng (2010) cũng là tài liệu có liên quan. Trong luận văn thạc sỹ của mình,
tác giả luận án đã đề cập đến một số vấn đề lý luận về hợp đồng EPC, thí dụ nhƣ
khái niệm, các ƣu điểm, nhƣợc điểm của hình thức hợp đồng EPC đối với việc thực
hiện dự án đầu tƣ xây dựng. Tuy nhiên, luận văn chƣa chỉ ra đƣợc đặc điểm của hợp
đồng EPC và sự chi phối của những đặc điểm này đến quy định pháp luật về hợp
đồng EPC so với các hợp đồng xây dựng thông thƣờng cũng nhƣ cấu trúc của pháp
luật về hợp đồng EPC. Đây chính là nhiệm vụ mà tác giả cần phải thực hiện trong
luận án này. Phạm vi nghiên cứu của luận văn thạc sỹ của tác giả giới hạn ở việc
nghiên cứu so sánh một số quy định của pháp luật Việt Nam về hợp đồng EPC với
“Điều kiện hợp đồng EPC mẫu của FIDIC. Từ thời điểm viết luận văn thạc sỹ đến
nay đã hơn 10 năm, nên một số nội dung mà luận văn đặt ra cần đƣợc nghiên cứu
cập nhật theo quy định hiện hành của pháp luật về hợp đồng EPC.
Trong luận văn thạc sỹ của mình, tác giả Bùi Thị Bích Diệp (Trƣờng Đại học
Xây dựng năm 2010) cũng đã xây dựng cơ sở lý luận về hình thức tổng thầu EPC
với các nội dung nhƣ: khái niệm, điều kiện và phạm vi áp dụng hình thức tổng thầu
EPC; đặc điểm quản lý dự án khi áp dụng hình thức tổng thầu EPC; quy trình thực
hiện hình thức tổng thầu EPC. Nội dung giải quyết tranh chấp hợp đồng EPC cũng
nhƣ các vấn đề lý luận pháp luật về hợp đồng EPC chƣa đƣợc đề cập đến trong cơng
trình nghiên cứu này.
10


Phƣơng thức thực hiện dự án DB (hợp đồng EPC là một dạng thức cụ thể của
phƣơng thức thực hiện dự án này) đã đƣợc bàn đến trong bài viết của ThS. Phạm

Quang Thanh và TS. Nguyễn Thế Quân là: “Phân tích phương thức thực hiện dự án
Thiết kế - Xây dựng trong điều kiện Việt Nam , Tạp chí Kinh tế Xây dựng, số
4/2014. ThS. Nguyễn Thị Thu Hằng, ThS. Nguyễn Quốc Toản, ThS. Nguyễn Hồng
Hải, ThS. Hoàng Thị Khánh Vân đã viết bài “Phân tích ưu nhược điểm của các
phương thức thực hiện dự án hiện nay trên quan điểm quản lý tổng thể dự án” đăng
trong Tạp chí Kinh tế Xây dựng, số 4/2016. Trong hai bài viết này, các tác giả đã
làm rõ các điều kiện thuận lợi và khó khăn của việc áp dụng các phƣơng thức thực
hiện dự án trên quan điểm quản lý tổng thể dự án, trong đó có đề cập đến phƣơng
thức chìa khố trao tay; đánh giá việc việc áp dụng phƣơng thức thiết kế - xây dựng
trong ngành xây dựng Việt Nam thơng qua hai hình thức hợp đồng là EPC và EC,
làm rõ các điều kiện thuận lợi và khó khăn của việc áp dụng phƣơng thức, từ đó chỉ
ra một số “rào cản và phƣơng hƣớng giải quyết các “rào cản này để thúc đẩy việc
áp dụng phƣơng thức thiết kế - xây dựng trong các dự án phù hợp ở Việt Nam.
Về các cơng trình nghiên cứu của nước ngoài liên quan đến nội dung lý luận
về hợp đồng EPC: Hợp đồng EPC nói riêng và phƣơng thức thực hiện dự án DB nói
chung đã có lịch sử tƣơng đối lâu đời trên thế giới. Vì vậy, các cơng trình nghiên
cứu phƣơng thức thực hiện dự án DB và hợp đồng EPC là tƣơng đối dồi dào. Tuy
vậy, các cơng trình nghiên cứu chủ yếu đề cập đến các vấn đề lý luận và thực tiễn
áp dụng phƣơng thức thực hiện dự án/loại hợp đồng này dƣới góc độ kinh tế - kỹ
thuật. Một số cơng trình có đề cập đến khía cạnh pháp lý của vấn đề nhƣng không
nhiều, không sâu.
Về phƣơng diện lý luận, cần phải kể đến các cuốn sách viết về hợp đồng xây
dựng nói chung. Các cơng trình này khơng trực tiếp đề cập đến hợp đồng EPC,
nhƣng những vấn đề lý luận về hợp đồng xây dựng đƣợc đƣa ra trong các nghiên
cứu này chính là cơ sở cho việc nghiên cứu của tác giả luận án về hợp đồng EPC –
một loại hợp đồng xây dựng cụ thể. Có thể kể đến các cuốn sách rất có giá trị tham
khảo về hợp đồng xây dựng nhƣ:
11



Tác giả John Adriaanse với cuốn “Construction Contract Law , 3rd Edition,
Palgrave Macmillan, 2010, 404p. Đây là cuốn sách tổng hợp các vấn đề lý luận về
hợp đồng xây dựng và luật hợp đồng xây dựng một cách chi tiết và rõ ràng. Bắt đầu
đi từ việc luận giải bản chất của hợp đồng xây dựng, bố cục của sách đƣợc cấu trúc
theo các yếu tố cơ bản của tiến trình xây dựng từ việc ký kết hợp đồng xây dựng,
vai trò của kiến trúc sƣ và kỹ sƣ, trách nhiệm chủ yếu của nhà thầu và chủ đầu tƣ;
tiếp đến là nội dung liên quan đến tiến độ và quy định về việc chậm tiến độ, thanh
toán và chứng nhận thanh toán, các điều chỉnh và quyền đƣợc thanh toán, hợp đồng
thầu phụ, vi phạm hợp đồng và trách nhiệm; cuối cùng là vấn đề giải quyết tranh
chấp hợp đồng. Ở mỗi nội dung, tác giả đều lý giải tầm quan trọng của nó đối với
thực tiễn thi hành luật hợp đồng và lý do đằng sau nó. Các quy định pháp luật đƣợc
trình bày trong cuốn sách là quy định của Vƣơng quốc Anh, cụ thể là Luật Tái thiết
và Xây dựng Nhà ở năm 1996.
Về hợp đồng xây dựng quốc tế, tác giả Lukas Klee trong cuốn International
Construction Contract Law, Wiley Blackwell Publishing, 2015 đã đề cập đến một
số vấn đề pháp lý của hợp đồng xây dựng trong các dự án xây dựng quốc tế. Bên
cạnh các nội dung về phƣơng thức thực hiện dự án, hợp đồng xây dựng mẫu, phân
chia rủi ro, các biến đổi, khiếu nại và giải quyết tranh chấp; đáng chú ý là tác giả
có đề cập đến những khác biệt trong một số quy định pháp luật về hợp đồng xây
dựng giữa hai truyền thống luật Common Law và Civil Law nhƣ các vấn đề liên
quan đến bồi thƣờng thiệt hại và phạt hợp đồng; giới hạn của trách nhiệm; phân
chia rủi ro đối với các rủi ro không thể lƣờng trƣớc và khơng thể kiểm sốt đƣợc
cho nhà thầu…
Trong các cuốn sách viết về hợp đồng xây dựng hiện đại, không thể không kể
đến cuốn Relational Contracting for Construction Excellence – Principles, Practices
and Case Studies của các tác giả Albert P.Chan, Daniel W.Chan và John F.Yeung.
Cuốn sách là một cơng trình nghiên cứu có hệ thống và rõ ràng, rành mạch về các
khía cạnh khác nhau của lý thuyết hợp đồng quan hệ nói chung và áp dụng vào lĩnh
vực xây dựng nói riêng. Tác giả đã luận giải những thuận lợi, khó khăn và những
12



nhân tố thành công cũng nhƣ những chỉ dẫn thực hiện quan trọng khi áp dụng lý
thuyết hợp đồng quan hệ trong lĩnh vực xây dựng. Qua sự nghiên cứu ban đầu của tác
giả luận án thì lý thuyết hợp đồng quan hệ là một cách tiếp cận mới trong hệ thống
các lý thuyết về hợp đồng nói chung và vận dụng vào quan hệ hợp đồng xây dựng nói
riêng, trong đó có hợp đồng EPC. Đây là nội dung nghiên cứu chƣa đƣợc tác giả nào
ở Việt Nam nghiên cứu và cơng bố. Trong luận án của mình, tác giả dự định sẽ
nghiên cứu về lý thuyết hợp đồng này, làm cơ sở cho việc xây dựng một số giải pháp
nhằm hoàn thiện pháp luật về hợp đồng EPC ở Việt Nam.
Ở nƣớc ngồi đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về lý thuyết hợp đồng quan
hệ trong các dự án xây dựng, thí dụ nhƣ: Một số bài viết của hai tác giả Yan Ning
and Florence Yean Yng Ling (Hong Kong): “Reducing Hindrances to Adoption of
Relational Behaviors in Public Construction Projects , American Society of Civil
Engineers, 2013; “Boosting public construction project outcomes through relational
transactions , American Society of Civil Engineers, 2013; “The effects of project
characteristics on adopting relational transaction strategies , Internatioanal
Journal of Project Management 33 (2015) 998-1007. Các bài viết này đều đề cập
đến những lợi ích của việc áp dụng lý thuyết hợp đồng quan hệ vào các dự án xây
dựng sử dụng vốn nhà nƣớc. Theo các tác giả, “chất lượng mối quan hệ giữa các
bên trong một dự án có ảnh hưởng rất quan trọng đến việc hoàn thành dự án đúng
hạn và sự hài lòng của các bên” và “việc vận dụng lý thuyết hợp đồng quan hệ sẽ
giúp mối quan hệ giữa các bên trong dự án trở nên tốt hơn”.
Cần chú ý đến một số bài viết nhƣ: “Research on the Relational Governance
of Construction project transaction của Cheng Zusong, Applied Mechanics and
Materials Vols. 368-370 (2013) 1922-1926; “Reducing opportunistic behavior
through a project alliance của Albertus Laan, Hans Voordijk and Geert Dewulf,
International Joural of Managing Projects in Business Vol. 4 No.4, 2011 660-679;
“Building a relation contracting culture and integrated teams của M. Motiar
Rahman, Mohan M.Kumaraswamy, and Florence Yean Yng Ling, Canadian Journal

of Civil Engineering, Jan 2007, 34,1; “Differentiating the Role of Ex-ante and Ex13


post

relational

relationships

governance

mechanisms

in

regulating

client-contractor

của Seyed Y.Banihashemi and Li Liu, 2014 Proceedings of

PICMET’14: Infrastructure and Service Integration; “Relational partnerships: the
importance of communication, trust and confidence and joint risk management in
achieving project success của Hemanta Doloi, Construction Management and
Economics, (Nov 2009) 27, 1099-1109. Các bài viết này đã khẳng định tầm quan
trọng của việc hợp tác, đối thoại giữa các bên dẫn đến thành công của một dự án.
Bên cạnh đó, liên quan đến vấn đề này cũng có một số bài viết về việc vận dụng lý
thuyết hợp đồng quan hệ trong dự án xây dựng ở một số nƣớc nhƣ Trung Quốc,
Singapore, Úc: “Key relational contracting practices affecting performance of
public construction projects in China của Florence Y.Y. Ling, Yongjian Ke,

Mohan M. Kumaraswamy, M.ASCE and ShouQing Wang, 2013 American Society
of Civil Engineers; “Effect of adoption of relational contracting practices on
relationship quality in public projects in Singapore của Florence Y.Y.Ling, Peng
Chong Tan, Yan Ning, Albert Teo and Asanga Gunawansa, Engineering,
Construction and Architectural Management Vol.22 No.2, 2015 169-189; “Fuzzy
Set Theory Approach for measuring the performance of relationship-based
construction projects in Australia của John F. Y. Yeung, Albert P. C. Chan and
Daniel W. M. Chan, M.ASCE, 2012 American Society of Civil Engineers.
Liên quan đến vấn đề lựa chọn phƣơng thức thực hiện dự án đã có nhiều
cơng trình nghiên cứu của các tác giả nƣớc ngồi, trong đó phải kể đến hai cuốn
sách tiêu biểu là: Preparing for Design-Built Projects – A primer for Owners,
Engineers and Contractor của Douglas D. Gransberg, James A. Koch, Keith
R.Molenaar, ASCE Press Publishing, 2006 và Design-Built Planning through
Development của Jeffrey L.Beard, Michael C.Loulakis, Edward C. Wundram,
McGraw-Hill Global Education Holdings, 2001. Đây là hai cuốn sách đề cập toàn
diện các nội dung của phƣơng thức thực hiện dự án DB từ lịch sử hình thành, các
đặc trƣng cơ bản, trƣờng hợp áp dụng cho đến các nội dung cụ thể nhƣ lựa chọn nhà
thầu thực hiện, vai trò, trách nhiệm của các bên, các biến đổi, tiến trình thực hiện,
14


hợp đồng, phƣơng thức thanh tốn, bảo hiểm… Các cơng trình nghiên cứu này sẽ
giúp tác giả luận án có đƣợc những kiến thức cơ sở về mặt lý luận của phƣơng thức
thực hiện dự án DB nói chung và hợp đồng EPC nói riêng.
Cũng cần phải kể đến các cuốn sách chuyên khảo về hợp đồng EPC nhƣ:
Understanding and Negotiating Turnkey and EPC Contracts của Joseph A.Huse,
Sweet and Maxwell, 2002 và Understanding and Negotiating EPC Contracts,
Volume 1: The Project Sponsor’s Perspective, của Howard M Steinberg, Gower
Publishing Ltd, 2016. Cuốn thứ nhất, tác giả Joseph A.Huse đƣa ra sự phân tích, đánh
giá Điều kiện hợp đồng EPC của FIDIC (Silver Book) qua từng điều khoản của hợp

đồng và hƣớng dẫn việc vận dụng các điều khoản này vào từng dự án cụ thể. Mặc dù
không đề cập nhiều đến lý luận về hợp đồng EPC nhƣng cuốn sách là tài liệu tham
khảo hoàn chỉnh cho tác giả luận án về các quy định của FIDIC trong “Điều kiện hợp
đồng EPC mẫu do FIDIC phát hành. Trong cuốn sách thứ hai (Volume 1), tác giả
Howard M Steinberg đã đƣa ra các hƣớng dẫn tồn diện và thực tế về từng khía cạnh
của hợp đồng EPC trong các dự án cơ sở hạ tầng. Cùng với các ví dụ thực tế và phán
quyết của toà án để minh hoạ, cuốn sách giúp ngƣời đọc hiểu về hợp đồng EPC trong
mối liên hệ với việc áp dụng và vận hành dự án cơ sở hạ tầng. Cuốn sách là tài liệu
tham khảo về việc áp dụng hình thức hợp đồng EPC trong một loại dự án cụ thể là dự
án cơ sở hạ tầng.
Qua việc nghiên cứu một số cơng trình có đề cập đến nội dung lý luận về
hợp đồng EPC, có thể thấy cho tới nay chƣa có cơng trình nghiên cứu nào chỉ ra
những đặc điểm của hợp đồng EPC dẫn đến những yêu cầu điều chỉnh pháp luật cho
phù hợp đối với tồn bộ q trình ký kết, thực hiện và giải quyết tranh chấp hợp
đồng EPC. Đây chính là nhiệm vụ quan trọng mà tác giả luận án phải làm rõ trong
cơng trình nghiên cứu của mình vì đó chính là “gốc rễ của các quy định pháp luật
về hợp đồng EPC.
1.1.2. Các nghiên cứu về lý luận pháp luật về hợp đồng EPC
Qua việc khảo sát các cơng trình nghiên cứu đã đƣợc cơng bố ở trong nƣớc
và ngồi nƣớc, có thể thấy những vấn đề lý luận về pháp luật điều chỉnh quan hệ
hợp đồng EPC là “khoảng trống nghiên cứu hiện nay. Từ thực tế này, tác giả luận
15


án cần xây dựng hệ thống lý luận pháp luật về hợp đồng EPC, bao gồm: Khái niệm,
đặc điểm của pháp luật về hợp đồng EPC; các yếu tố tác động đến nội dung pháp
luật điều chỉnh hoạt động ký kết, thực hiện và giải quyết tranh chấp hợp đồng EPC.
Đây khơng chỉ là cơ sở để phân tích tồn diện thực trạng pháp luật về hợp đồng
EPC ở Việt Nam, mà cịn có ý nghĩa trong việc đề xuất các kiến nghị cụ thể nhằm
hoàn thiện pháp luật và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về

hợp đồng EPC ở Việt Nam trong thời gian tới.
1.2. Các nghiên cứu về thực trạng áp dụng hợp đồng EPC
Đánh giá một cách tổng quát, các công trình nghiên cứu trong nƣớc và ngồi
nƣớc đã đƣợc cơng bố chủ yếu nghiên cứu về thực trạng áp dụng hợp đồng EPC và
những vấn đề đặt ra dƣới góc độ kinh tế - kỹ thuật. Mặc dù vậy, những vấn đề phát
sinh trong thực tiễn áp dụng hợp đồng EPC ở một số quốc gia, trong đó có Việt
Nam, trong các cơng trình nghiên cứu đã cơng bố chính là cơ sở để tác giả đối chiếu
tìm ra những điểm bất cập, thiếu sót của pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng
này. Chính thực trạng áp dụng đó, những thành công và cả những bài học thất bại
của các dự án EPC ở các quốc gia trên thế giới là căn cứ xác đáng để tác giả rà soát
lại các quy định hiện hành của pháp luật về hợp đồng EPC ở Việt Nam. Đó chính là
nội dung mà luận án của tác giả cần làm rõ.
Có thể phân loại các kết quả nghiên cứu về vấn đề này thành các nhóm nhƣ sau:
Thứ nhất, nhóm các nghiên cứu về giao kết hợp đồng EPC và việc vận
dụng hợp đồng mẫu trong hoạt động xây dựng:
Có một số bài viết nhƣ: “Wetting Risk Premiums in EPC Bid Value Using
Monte Carlo Simulation của Pramendra Srivastava, OTMC European International
Journal, University of Croatia, Nov 2011; “An entropy-weight-based topsis method
to bidding appraisal for EPC projects của Cui Herui and Liang Lihua, 2010
International Conference on Intelligent Computation Technology and Automation;
“The application of excel VBA in the prequalification of EPC bid của Jun Liang
and Tianyong Niu, 2010 3rd International Conference on Information Management,
Innovation Management and Industrial Engineering đề cập đến một số phƣơng pháp
đánh giá, lựa chọn nhà thầu EPC đem lại hiệu quả cao nhất. Các bài viết này là tài
16


liệu tham khảo của tác giả luận án khi nghiên cứu về phƣơng pháp đánh giá, lựa
chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật hiện hành ở Việt Nam.
Về các cơng trình nghiên cứu ở trong nƣớc, cần đề cập đến đề tài nghiên cứu

khoa học cấp Bộ “Nghiên cứu tình hình thực hiện lựa chọn nhà thầu và hình thức tổng
thầu trong hoạt động xây dựng đƣợc thực hiện bởi KS. Nguyễn Anh Tuấn, Bộ Xây
dựng năm 2010. Đề tài này đã nghiên cứu tổng quan về lựa chọn nhà thầu và hình thức
tổng thầu. Đề tài cũng đánh giá thực trạng tình hình thực hiện hình thức tổng thầu trong
hoạt động xây dựng ở Việt Nam và quy định về phƣơng thức thực hiện hình thức tổng
thầu theo thơng lệ quốc tế, trong đó có đề cập đến hình thức tổng thầu EPC. Từ đó, tác
giả đề tài đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quá trình lựa chọn nhà thầu và thực hiện
hình thức tổng thầu trong hoạt động xây dựng ở Việt Nam. Tuy nhiên, vì đề tài này
đƣợc thực hiện vào năm 2010 (trƣớc thời điểm Luật Đấu thầu mới đƣợc ban hành) nên
có nhiều nội dung của đề tài khơng cịn mang tính thời sự.
Về vấn đề vận dụng hợp đồng mẫu trong hoạt động xây dựng, có thể kể đến
cuốn The FIDIC Contracts: Obligations of the Parties của Andy Hewitt, Wiley
Blackwell, 2014. Cuốn sách này đã hệ thống hoá và giải thích quy định về trách
nhiệm của các bên trong các mẫu hợp đồng khác nhau của FIDIC, trong đó có Điều
kiện hợp đồng mẫu EPC. Bên cạnh đó, các cơng trình nghiên cứu về hợp đồng NEC
do Hội Kỹ sƣ xây dựng Vƣơng quốc Anh phát hành, có cuốn The NEC3
engineering and construction contract – A Commentary của Brian Eggleston,
Blackwell Science, 2006 và cuốn A Practical guide to the NEC3 Engineering and
Construction Contract của Michael Rowlinson, Wiley Blackwell Publishing, 2011.
Hai cuốn sách này có sự giải thích và bình luận chuyên sâu về Hợp đồng mẫu NEC
3 - Mẫu hợp đồng có cách tiếp cận khác với mẫu hợp đồng truyền thống của FIDIC;
Mẫu hợp đồng này đã và đang nhận đƣợc sự quan tâm và áp dụng ngày càng phổ
biến trong hoạt động xây dựng trên thế giới.
Liên quan đến nội dung nêu trên, ở Việt Nam có bài “Hợp đồng kỹ thuật và
xây dựng (ECC) trong bộ hợp đồng NEC 3 của Vương quốc Anh của TS. Nguyễn
Thế Quân đăng trên Tạp chí Kinh tế xây dựng, số 1/2015, tr. 44-51. Bài viết giới
17



×