Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.36 KB, 6 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÙ CÁT TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ CÁT KHÁNH CHUYÊN ĐỀ HIỆU TRƯỞNG PHẢI LÀM GÌ ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC NĂM HỌC 2012 - 2013. I. Những việc đã thực hiện Trong thời gian qua trường THCS Cát Khánh đã thực hiện một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường như sau: 1. Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học a. Mục đích: + Trang bị những tri thức cần thiết, làm cho mọi GV, mọi bộ phận trong trường nâng cao nhận thức, thống nhất tư tưởng về ĐMPPDH; + Tạo ra sự kích thích bằng việc đánh giá điểm thi đua hàng tháng trong đội ngũ CBGV nhà trường trong thực hiện vận dụng phương pháp mới nhằm góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh. b. Nội dung: Làm cho giáo viên và cán bộ trong trường nhận thức rõ: + Tính cấp thiết của đổi mới PPDH: một mặt, làm cho giáo viên thống nhất nhận thức: đây là yêu cầu của sự nghiệp đổi mới giáo dục, là điều kiện trực tiếp để nâng cao chất lượng giáo dục; mặt khác, cần coi đây là thách thức đội ngũ mà đội ngũ cần phải đáp ứng, nhưng cũng là cơ hội phát triển của mỗi giáo viên nhà trường. + Những định hướng cơ bản của đổi mới PPDH đã thực hiện: - Phát huy tính tích cực tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh; bồi dưỡng phương pháp tự học cho học sinh thông qua giáo viên bộ môn - Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn,tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS. + Những đặc trưng cơ bản của phương pháp tích cực: - Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động của học sinh, chú trọng rèn luyện phương pháp tự học cho học sinh; - Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò. c- Hình thức tổ chức: Đã tổ chức cho giáo viên đi học các lớp bồi dưỡng hè do Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức - Tổ chức học tập, nghiên cứu các tài liệu lý luận nghiệp vụ tại tổ, trường thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn - Tăng cường nghiên cứu, trao đổi, thảo luận trong nhóm, tổ chuyên môn và vận dụng giải quyết từng vấn đề theo yêu cầu ĐMPPDH.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> 2. Chỉ đạo thường xuyên các hoạt động thực hành đổi mới phương pháp dạy học. 2.1. Xác định trọng tâm chỉ đạo: Thống nhất trong nhận thức và tổ chức thực hiện những hoạt động đổi mới phù hợp như sau: 2.1.1. Đổi mới cách xác định mục tiêu bài học: Việc xác định mục tiêu bài học cần đảm bảo 2 yêu cầu cơ bản: 1) Định lượng được mức độ, chuẩn mực kiến thức, kỹ năng và thái độ học sinh phải đạt được sau bài học để thực hiện, đồng thời lấy đó làm căn cứ đánh giá kết quả bài học một cách khách quan, tránh tình trạng đánh giá cảm tính đối với một bài học. 2) Chú trọng mục tiêu xây dựng phương pháp học tập, đặc biệt là phương pháp tự học qua mỗi giờ học, bài học; 2.1.2. Đổi mới cách soạn giáo án Trên cơ sở 3 định hướng sau: 1) Chuyển trọng tâm từ thiết kế các hoạt động của thày sang hoạt động của trò; 2) Giáo án phải thực sự là một bản kế hoạch lên lớp trong đó mọi hoạt động đều được tính đếm theo một quy trình hợp lý và có sự phối kết hợp rất chặt chẽ các nguồn lực: người dạy, người học, sách giáo khoa, thiết bị dạy học...; 3) Cần dự tính các phương án và cách thức có thể tiến hành để kiểm soát chất lượng làm việc của học sinh 2.1.3. Tăng cường tổ chức cho học sinh hoạt động Với hai hình thức, hoặc làm việc độc lập theo nhịp độ phân hoá cá nhân, hoặc làm việc theo nhóm; sử dụng triệt để các phiếu hoạt động học tập; tăng cường giao tiếp thày – trò kết hợp mở rộng giao tiếp trò – trò; 2.1.4. Nâng cao chất lượng các câu hỏi trong tiết học và đề kiểm tra, giảm số câu hỏi tái hiện sự kiện, tăng tỷ lệ các câu hỏi yêu cầu tư duy tích cực sáng tạo, chú trọng nhận xét sửa chữa các câu trả lời cho học sinh. 2.3. Tổ chức thực hiện: - Chỉ đạo tổ nhóm chuyên môn chú trọng tất cả các khâu trong quy trình hoạt động: xác định những yêu cầu đổi mới, bàn bạc, xây dựng thiết kế giáo án mẫu theo hướng đổi mới, lần lượt cử giáo viên dạy thử nghiệm và tập thể dự giờ, trao đổi, rút kinh nghiệm, so sánh với bài dạy trước đó để thấy mặt tiến bộ và hạn chế. - Chỉ đạo điểm những giờ dạy học sinh phương pháp học tập, chú trọng hướng dẫn học sinh tự học trên lớp và ở nhà dưới sự hướng dẫn của GV. - Tổ chức học tập, nghiên cứu, cải tiến cách thức kiểm tra kết quả học tập của học sinh theo định hướng đổi mới: sử dụng hợp lý hai hình thức kiểm tra: tự luận và trắc nghiệm. - Đổi mới hoạt động của Thư viện nhà trường và Thiết bị dạy học, chú trọng chỉ đạo việc làm và sử dụng đồ dùng dạy học, phục vụ có hiệu quả cho quá trình đổi mới phương pháp dạy học. 3. Việc chỉ đạo ĐMPPHD so với năm trước So với năm học trước việc chỉ đạo ĐMPPDH có chuyển biến tích cực hơn, nhà trường đã xây dựng Kế hoạch cụ thể và có phương pháp làm việc tích cực hơn..
<span class='text_page_counter'>(3)</span> Kết quả giáo dục của nhà trường đã có chuyển biến tích cực, hoạt động dạy và học trong nhà trường đã tiếp tục đổi mới có hiệu quả. Đội ngũ CBVG nhà trường đã từng bước được phát huy vai trò, trách nhiệm tốt hơn so với năm học trước. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của nhà trường tiếp tục được đầu tư, khai thác có hiệu quả vào việc dạy và học. 4. Bài học kinh nghiệm thực hiện Tăng cường kiểm tra, giám sát của Ban giám hiệu nhà trường đối với việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học để tạo chuyển biến tích cực hơn về chất lượng giáo dục của nhà trường. Phát huy vai trò của tổ chức đoàn thể trong việc đổi mới phương pháp dạy học, coi việc đổi mới cách dạy, cách học là nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường, của các tổ chức đoàn thể. Thực hiện thi đua, khen thưởng, đánh giá công bằng, khách quan để tạo động lực thực hiện nhiệm vụ của toàn thể CBCCVC nhà trường trong đổi mới PPDH II. Những nội dung đang thực hiện Để thực hiện đạt kết quả kế hoạch năm học 2012 – 2013 trọng tâm là đổi mới PPDH, nâng cao hiệu quả giáo dục, trong thời gian của học kỳ I, trường THCS Cát Khánh tập trung thực hiện các nội dung sau: 1. Kiểm tra việc thực hiện ĐMPPDH ở giáo viên bộ môn Kiểm tra, đánh giá các hoạt động ĐMPPDH với nhiều hình thức khác nhau như sau:Ban giám hiệu, thông qua vai trò của Tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn, đặc biệt thông qua việc tăng cường hoạt động của Kiểm tra chuyên môn nhà trườn công tác kiểm tra, thanh tra chuyên môn cần được đổi mới theo hướng coi trọng chức năng phát hiện để phòng ngừa, điều chỉnh, tư vấn cho giáo viên. Kết hợp giữa đánh giá của cá nhân với đánh giá của tổ chuyên môn và của ban giám hiệu để xác định những vấn đề chung cần giải quyết trong tình hình thực hiện ĐMPPDH trong tập thể tổ nhóm và mỗi giáo viên Cải tiến công tác thi đua trong nhà trường trên cơ sở đánh giá đúng và có chế độ khuyến khích, động viên kịp thời các hoạt động đổi mới PPDH có hiệu quả. 2. Tăng cường điều kiện cho quá trình ĐMPPDH 2.1. Đa dạng hoá, tích cực hoá hoạt động bồi dưỡng Đẩy mạnh các hoạt động bồi dưỡng giáo viên ngay tại nhà trường. Cách làm có hiệu quả nhất là thông qua các hoạt động học tập, rèn luyện ở tổ nhóm, nhất là hoạt động thực hành các kỹ năng sư phạm theo hướng đổi mới trong giờ lên lớp hàng ngày là vấn đề cần được quan tâm tổ chức thường xuyên. 2.2. Tăng cường đầu tư xây dựng và khai thác thiết bị giáo dục. Coi trọng vai trò của các phương tiện dạy học như hệ thống tài liệu học tập bao gồm sách giáo khoa, sách tham khảo cùng với các loại học liệu khác và hệ thống thiết bị dạy học..
<span class='text_page_counter'>(4)</span> Xây dựng và tăng cường nguồn lực sách cho Thư viện, kết hợp giữa đầu tư mua sắm thiết bị thí nghiệm với huy động khả năng sáng tạo của đội ngũ giáo viên trong tự làm đồ dùng dạy học; Tổ chức các hoạt động đa dạng và phong phú nhằm phát huy vai trò tác dụng của Thiết bị dạy học và Thư viện trường học, cần coi đây là một trong những trọng tâm của công tác tổ chức chỉ đạo đổi mới PPDH. 2.3. Phát huy vai trò của các tổ chức, lực lượng trong và ngoài nhà trường: Quản lý quá trình đổi mới PPDH ở trong nhà trường cần được tiến hành song song với việc tổ chức tốt hoạt động của các lực lượng nội bộ như giáo viên chủ nhiệm, Chi bộ, Công đoàn, Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên và các lượng ngoài trường như Ban đại diện phụ huynh, Hội khuyến học... Trên cơ sở đó, tạo ra mối quan hệ kết hợp khăng khít, chặt chẽ, nhằm xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, cùng chăm lo đôn đốc, tổ chức học sinh học tập và rèn luyện tại gia đình cũng như trong thôn xóm. 2.4. Đổi mới công tác quản lý chỉ đạo đối với các hoạt động đổi mới PPDH + Hiệu trưởng cần có nhận thức và quan điểm chỉ đạo tập trung, ưu tiên đối với hoạt động đổi mới PPDH + Luôn xác định đây là hoạt động trọng tâm trong kế hoạch công tác của Tổ chuyên môn, của nhà trường hàng tuần, hàng tháng, hàng kỳ + Tăng cường đầu tư tài chính cho các hoạt động dạy học, đặc biệt tạo mọi điều kiện để nâng cấp trang thiết bị cho các phòng học bộ môn. 3. Kết quả đạt được Với biện pháp thực hiện nâng cao chất lượng đại trà của nhà trường, hạn chế học sinh bỏ học giữa chừng thông qua việc thông qua việc đổi mới phương pháp dạy học, trong học kỳ I năm học 2012- 2013 trường THCS Cát Khánh bước đầu đã đạt được kết quả sau: a. Chất lượng học tập học kỳ I năm học 2011- 2012 Ghi Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém chú SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL 55 4,5 415 33,87 686 55,99 69 5,63 0 0 b. Chất lượng học tập học kỳ I năm học 2012- 2013 Giỏi SL 79. TL 6,53. Khá SL 386. Trung bình. TL SL 31,90 686. TL SL 56,69 59. Yếu TL 4,88. Kém SL 0. Ghi chú. TL 0. 4. Bài học kinh nghiệm Phát huy vai trò gương mẫu và năng lực chỉ đạo chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý trong nhà trường. Đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường cùng thống nhất trong nhận thức về ý nghĩa và sự cần thiết của quá trình ĐMPPDH trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, cùng đồng tâm nhất trí dồn trí và lực để thực hiện thường xuyên, có.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> hiệu quả các hoạt động đổi mới theo kế hoạch chỉ đạo đã được bàn bạc, hoạch định, cùng đánh giá mọi hoạt động của mỗi tổ nhóm, mỗi bộ phận, mỗi giáo viên, mỗi lớp học dựa trên tiêu chí chất lượng và hiệu quả của các hoạt động đổi mới PPDH thì nhất định quá trình đổi mới PPDH sẽ đạt được những kết quả tốt. III. Những việc sẽ thực hiện trong thời gian đến. 1. Tiếp tục thực hiện tốt việc ĐMPPDH Khai thác tốt các nguồn lực trong và ngoài nhà trường để tạo lực cho việc đổi mới phương pháp giáo dục. Đa dạng hóa các PPDH, tạo thuận lợi cho việc phát huy trí lực của học sinh, chú trọng hình thức dạy học cá thể hóa. 2. Đầu tư thiết bị dạy học Đầu tư thiết bị còn thiếu, chưa đảm bảo yêu cầu cho các phòng thực hành; chú trọng đầu các thiết bị cần thiết đáp ứng yêu cầu dạy và học môn Tiếng Anh, Thể dục. Củng cố các rân bóng chuyền, cầu lông. Đảm bảo các hoạt động thể dục thể thao ngoài trời đạt hiệu quả. 3. Thực hiện về kiểm tra, đánh giá chất lượng dạy học Tiếp tục thực hiện đổi mới công tác kiểm tra từ kiểm tra thường xuyên đến kiểm tra định kỳ, đảm bảo theo qui định, phát huy tính sáng tạo của học sinh; khi đánh giá bài thi, bài kiểm tra, giáo viên cần tôn trọng cá tính sáng tạo của học sinh, không lấy kiến thức của sách, của thầy làm chuẩn. 4. Tiếp tục đổi mới công tác quản lý giáo dục Trang bị những tri thức cần thiết, làm cho mọi GV, mọi bộ phận trong trường nâng cao nhận thức, thống nhất tư tưởng về ĐMPPDH; Tích cực xây dựng đội ngũ giáo viên, tạo sự kích thích đội ngũ trong lao động sáng tạo thực hiện vận dụng phương pháp mới nhằm góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Phát huy tính tích cực tự giác, chủ động sáng của giáo viên bộ môn, tổ chuyên môn trong ĐMPPGD nhà trường 5. Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh - GV TPT, GVCN, GV bộ môn thường xuyên tạo các tình huống và tổ chức hình thức dạy học theo nhóm để rèn luyện kỹ năng giao tiếp, ứng xử văn hoá,; xây dựng thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm. - Xây dựng nề nếp thể dục giữa giờ, dạy tốt môn Thể dục, các tiết Sinh hoạt lớp…và tổ chức thường xuyên các buổi sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt ngoại khoá… để giáo dục HS ý thức rèn luyện thân thể, bảo vệ sức khoẻ, kỹ năng phòng chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác. Trên đây là những thông tin cá nhân rút ra từ thực tế và kinh nghiệm xin được báo cáo tại hội thảo, xin được đóng góp của quí thầy cô để bổ sung cách học cho học sinh, giúp phong trào dạy và học trong nhà trường ngày càng hiệu quả hơn. Người báo cáo, Phan Văn Chiểu.
<span class='text_page_counter'>(6)</span>
<span class='text_page_counter'>(7)</span>