Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Nghiên cứu giải pháp thúc đẩy liên kết trong phát triển rừng gỗ nguyên liệu khu vực miền trung việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (779.32 KB, 27 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯

NGUYỄN GIA KIÊM

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY LIÊN KẾT
TRONG PHÁT TRIỂN RỪNG GỖ NGUYÊN LIỆU
KHU VỰC MIỀN TRUNG VIỆT NAM

Ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 9.62.01.15

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2021


Cơng trình được hồn thành tại:

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Lê Trọng Hùng
2. TS. Hồng Liên Sơn

Phản biện 1:

PGS.TS. Trần Chí Thiện
Đơn vị công tác: Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Đại
học Thái Nguyên

Phản biện 2:


PGS.TS. Trần Văn Hịa
Đơn vị cơng tác: Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế

Phản biện 3:

TS. Nguyễn Nghĩa Biên
Đơn vị công tác: Viện Điều tra Quy hoạch rừng

Luận án đã được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện,
họp tại: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Vào hồi … ngày … tháng … năm 2021

Có thể tìm hiểu Luận án tại thư viện:
- Thư viện Quốc gia
- Thư viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam

2


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Theo Quyết định 1423/QĐ/BNN-TCLN ngày 15 tháng 4 năm 2020 về cơng bố hiện
trạng rừng tồn quốc năm 2019, nước ta có khoảng 14,609 triệu ha. Trong đó, diện tích rừng
trồng là 4,317 triệu ha được giao quản lý và sử dụng cho 08 nhóm chủ thể, gồm các tổ chức và
hộ gia đình. Chỉ tính riêng cho các hộ gia đình (HGĐ), diện tích rừng trồng là 1,594 triệu ha,
được quản lý bởi 1,4 triệu hộ (Tek & cs., 2017), bình qn mỗi HGĐ có khoảng 1,1 ha rừng
trồng, nhưng có đến trên trên 60% số HGĐ có diện tích nhỏ hơn 1 ha (Hoàng Liên Sơn & Vũ
Duy Hưng, 2018). Tuy vậy, năng lực sản xuất gỗ nguyên liệu của các hộ gia đình rất lớn, (đạt
khoảng 10 triệu m3 gỗ/năm) chiếm khoảng 50% tổng sản lượng gỗ rừng trồng khai thác hàng
năm. Theo Điều 27, Luật lâm nghiệp 2017, các chủ thể là HGĐ được khuyến khích xây dựng

phương án Quản lý rừng bền vững (QLRBV) trên diện tích đất lâm nghiệp trồng rừng gỗ
nguyên liệu được giao. Tuy nhiên, với sự tham gia đông đảo và sự nhỏ lẻ về diện tích rừng
trồng của các HGĐ, các giải pháp chính sách khuyến khích thực hiện QLRBV đối với HGĐ là
rất khó khả thi. Do đó, ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tham gia chuỗi giá trị gỗ và sản phẩm
gỗ có giá trị gia tăng cao với sự đòi hỏi nghiêm túc về QLRBV và chứng chỉ rừng. Kinh
doanh rừng trồng của HGĐ sẽ gặp phải nhiều rào cản kỹ thuật của thị trường và hiệu quả kinh
tế không được cải thiện nếu các hộ không hợp tác liên kết mở rộng quy mơ diện tích theo
nhóm hộ trồng rừng có chứng chỉ QLRBV (Hồng Liên Sơn & Vũ Duy Hưng, 2018).
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế sâu rộng, Việt Nam đã ký kết và thực hiện 16 Hiệp định
thương mại tự do, trong đó Hiệp định đối tác tự nguyện về Thực thi lâm luật, quản trị rừng và
thương mại lâm sản (gọi tắt là Hiệp định VPA/FLEGT) chính thức đàm phán giữa Việt Nam
và EU từ năm 2010 và có hiệu lực từ ngày 01/06/2019. Đây là Hiệp định thương mại có tính
chất ràng buộc về mặt pháp lý nhằm mục tiêu thúc đẩy quản lý rừng bền vững, nâng cao năng
lực cạnh tranh trong kinh doanh lâm nghiệp, khuyến khích những chủ rừng nhỏ là các hộ gia
đình thay đổi phương án và mục tiêu kinh doanh rừng trồng phục vụ chế biến xuất khẩu.
Giá trị xuất khẩu lâm sản, chủ yếu là gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam tăng trưởng liên
tục cao trong suốt 2 thập kỷ qua. Chỉ tính riêng giai đoạn 2010 – 2020, từ khoảng 3,64 tỷ USD
năm 2010 đã tăng lên khoảng 12,05 tỷ USD năm 2020 (Bộ NN&PTNT, 2020), đã giúp cho
hàng hóa lâm sản trở thành một trong ba trụ cột ngành hàng nông sản xuất khẩu của Việt
Nam. Sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam đã có mặt trên thị trường 120 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Việt Nam trở thành nước xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản ở vị trí thứ 5 trên thế giới, thứ 2 châu Á,
thứ nhất Đông Nam Á. Giá trị kim ngạch xuất khẩu lâm sản cần tiếp tục bứt phá để đạt
khoảng 20 tỷ USD vào năm 2025. Do đó, chứng chỉ QLRBV ngày càng trở nên quan trọng để
đáp ứng nhu cầu gỗ nguyên liệu có chất lượng, hợp pháp và có nguồn gốc từ những khu rừng
được thực hiện QLRBV. Tuy vậy, tính đến tháng 02 năm 2019, tổng diện tích rừng của Việt
Nam được cấp chứng chỉ là 209.239 ha (FSC, 2019); trong đó, rừng trồng là 152.281 ha, đạt
7,7% mục tiêu của Chính phủ đặt ra. Đặc biệt, diện tích rừng trồng có chứng chỉ rừng của
nhóm hộ gia đình khoảng 12.000 ha, chiếm 7,9% tổng diện tích rừng trồng đạt chứng chỉ
rừng, so với diện tích rừng trồng gỗ ngun liệu hiện có của hộ gia đình là rất nhỏ bé, chỉ
chiếm 0,8%. Do đó, hoạt động sản xuất lâm nghiệp phải tăng cường liên kết giữa các tác nhân,

bao gồm: liên kết giữa các chủ rừng để tạo quy mơ diện tích lớn, liên kết theo chuỗi giá trị giữa
3


chủ rừng với cơ sở chế biến, thương mại sản phẩm gỗ để hình thành những diện tích rừng đạt
chứng chỉ QLRBV, khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của các bên, tăng sức cạnh tranh trên thị
trường trong nước và thế giới (Bộ NN&PTNT, 2013).
Khu vực miền Trung Việt Nam có diện tích rừng trồng gỗ ngun liệu (GNL) khoảng
1,728 triệu ha, chiếm 40,79% tổng diện tích rừng trồng cả nước (Bộ Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn, 2019). Loài cây trồng rừng sản xuất chủ lực của vùng là Keo Lai và Keo Tai tượng,
chiếm tỷ lệ trên 90% diện tích rừng gỗ ngun liệu (Bộ Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn,
2014). Từ thực tiễn sản xuất và tác động của chính sách phát triển rừng trồng gỗ nguyên liệu,
trong khu vực đã hình thành một số liên kết trong kinh doanh rừng gỗ nguyên liệu giữa các
HGĐ theo nhóm hộ trồng rừng đạt chứng chỉ QLRBV (Chứng chỉ FSC) và liên kết theo chuỗi
giá trị giữa các tác nhân từ khâu trồng rừng, đến khâu chế biến, thương mại sản phẩm gỗ. Các
liên kết này đã nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật của một số dự án (KFW2, WWF, WB3, v.v…) và
kết quả đã hình thành nên các liên kết, như: Hội các nhóm hộ trồng rừng đạt chứng chỉ rừng
QLRBV ở Quảng Trị có lịch sử phát triển lâu dài, với sự tham gia của nhiều bên, gồm HGĐ,
hợp tác xã, doanh nghiệp. Quy mơ diện tích tăng dần từ 300 ha năm 2008 đến trên 1.722,4 ha
năm 2016, với sự tham gia của trên 500 hộ gia đình (Hội Các nhóm hộ có chứng chỉ rừng
Quảng Trị, 2016). Ngồi ra, Dự án Phát triển ngành Lâm nghiệp (Dự án WB3) triển khai tại 06
tỉnh miền Trung trong giai đoạn 2005 – 2015 đã thành lập được 806 nhóm với 26.968 hộ tham
gia trồng 76.571 ha rừng, trong đó 1.052,5 ha rừng của 342 HGĐ đã được cấp chứng chỉ Quản
lý rừng bền vững (Dự án Phát triển ngành Lâm nghiệp, 2015). Theo đánh giá bước đầu, rừng
trồng gỗ nguyên liệu có chứng chỉ quản lý rừng bền vững đáp ứng yêu cầu theo tiêu chuẩn của
Hội đồng quản lý rừng (FSC). Các nhóm hộ tham gia đã nâng cao hiệu quả kinh tế kinh doanh
rừng trồng, từ đó góp phần vào cơng tác xóa đói giảm nghèo và có tích lũy để tái sản xuất đầu tư
phát triển rừng trồng và kinh tế hộ theo hướng bền vững. Tuy nhiên, số lượng HGĐ và diện tích
rừng tham gia liên kết cịn rất nhỏ so với tiềm năng và nhu cầu tiêu dùng gỗ nguyên liệu có
chứng chỉ QLRBV, các mối quan hệ hợp tác giữa các bên thiếu bền vững, trong đó liên kết

nhóm hộ tại 06 tỉnh miền Trung dễ dàng tan vỡ khi dự án WB3 kết thúc. Mặt khác, các nghiên
cứu đánh giá tổng kết về liên kết tại khu vực chưa thấu đáo về tính bền vững của liên kết, chưa
lượng hóa được các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành, phát triển và phá vỡ liên kết, chưa xây
dựng được hệ thống giải pháp đồng bộ thúc đẩy phát triển liên kết trong kinh doanh rừng gỗ
nguyên liệu của khu vực. Do đó, những câu hỏi được đặt ra trong nghiên cứu này là: (1) Có
những hình thức và mơ hình liên kết phát triển rừng gỗ nguyên liệu nào tại khu vực miền Trung
Việt Nam?; (2) Các liên kết hiện nay tại khu vực miền Trung được triển khai thực hiện như thế
nào, đã đạt được kết quả và lợi ích cho các tác nhân tham gia liên kết như thế nào?; (3) Yếu tố
nào ảnh hưởng tới việc tham gia liên kết và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó ra sao?; (4)
Giải pháp nào cần được thực hiện để thúc đẩy liên kết trong phát triển rừng gỗ nguyên liệu tại
khu vực miền Trung Việt Nam?.
Vì vậy, thực hiện đề tài “Nghiên cứu giải pháp thúc đẩy liên kết trong phát triển rừng gỗ
nguyên liệu khu vực miền Trung Việt Nam” là hết sức cần thiết, nhằm cung cấp cơ sở lý luận,
thực tiễn và đề xuất giải pháp thúc đẩy liên kết trong kinh doanh rừng trồng gỗ nguyên liệu.

4


1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp thúc đẩy liên kết trong phát triển rừng gỗ nguyên liệu
nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lâm nghiệp khu vực miền Trung Việt Nam.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn về liên kết trong phát triển rừng gỗ nguyên liệu.
- Đánh giá thực trạng liên kết trong phát triển rừng gỗ nguyên liệu tại khu vực miền
Trung Việt Nam.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết trong phát triển rừng gỗ nguyên liệu tại
khu vực miền Trung Việt Nam.
- Đề xuất giải pháp thúc đẩy liên kết trong phát triển rừng gỗ nguyên liệu, góp phần nâng
cao hiệu quả sản xuất lâm nghiệp khu vực miền Trung Việt Nam.

1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn về liên kết trong
phát triển rừng gỗ nguyên liệu. Các hình thức liên kết bao gồm, liên kết ngang tạo quy mơ về
sản lượng, hình thức liên kết dọc theo chuỗi giá trị ngành hàng gỗ rừng trồng và hình thức liên
kết hỗn hợp.
Đối tượng khảo sát của đề tài bao gồm: (i) Hộ gia đình trồng rừng liên kết; (ii) Doanh
nghiệp chế biến lâm sản tham gia liên kết; (iii) Cán bộ chính quyền địa phương.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
a. Nội dung
Luận án tập trung nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực trạng liên kết trong phát triển
rừng gỗ nguyên liệu tại khu vực miền Trung Việt Nam, bao gồm liên kết giữa các hộ gia đình
trồng rừng, doanh nghiệp trồng rừng và chế biến gỗ theo 03 mơ hình liên kết cụ thể là (1) Mơ
hình liên kết ngang, (2) Mơ hình liên kết dọc, và (3) Mơ hình liên kết hỗn hợp. Do giới hạn về
thời gian và nguồn lực nên đề tài tập trung nghiên cứu các mơ hình liên kết trong phát triển
rừng gỗ nguyên liệu có chứng chỉ Quản lý rừng bền vững.
b. Không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại 03 tỉnh và tiến hành khảo sát các tác nhân
liên kết tại 4 huyện, bao gồm: huyện Phù Cát - tỉnh Bình Định, huyện Hiệp Đức và huyện Núi
Thành - tỉnh Quảng Nam; huyện Gio Linh - tỉnh Quảng Trị.
c. Thời gian: Phần thực trạng tài liệu thứ cấp được nghiên cứu ở giai đoạn 2014 - 2019;
khảo sát thu thập tài liệu sơ cấp trong giai đoạn 2016-2017; đề xuất giải pháp thúc đẩy liên kết
giai đoạn 2020-2030.
d. Loài cây phát triển rừng gỗ nguyên liệu: Nghiên cứu tập trung vào liên kết trong phát
triển rừng gỗ nguyên liệu đối với loài cây Keo lai và Keo tai tượng được trồng tập trung, thuần
loài tại khu vực miền Trung Việt Nam.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
- Về lý luận, luận án đã tổng hợp và luận giải được những nội dung cơ bản về liên kết,
liên kết trong phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp và liên kết phát triển sản xuất kinh doanh
rừng gỗ nguyên liệu nói riêng. Phát triển liên kết sản xuất theo 2 hướng chính là phát triển
theo chiều rộng và phát triển theo chiều sâu. Tuy nhiên, đối với rừng gỗ nguyên liệu, nghiên

cứu chỉ ra rằng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế với định hướng xuất khẩu là chính, cần
5


ưu tiên phát triển rừng gỗ nguyên liệu theo chiều sâu, tập trung phát triển rừng theo hướng
quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng, tăng hiệu quả sản xuất rừng trồng với chu kỳ kinh
doanh tối ưu.
- Về phương pháp luận, luận án đã phát triển và áp dụng phương pháp đánh giá liên kết
trong phát triển rừng gỗ nguyên liệu sử dụng các chỉ số về chất lượng rừng gỗ nguyên liệu là
chính, cụ thể là sử dụng phương pháp phân tích tài chính và giá trị gia tăng (VA) để sử dụng
tương quan so sánh rừng gỗ nguyên liệu có chứng chỉ QLRBV với rừng gỗ ngun liêu khơng
có chứng chỉ; sử dụng phương pháp hồi quy đa biến để lượng hóa và đánh giá yếu tố ảnh
hưởng đến sự sẵn sàng tham gia liên kết phát triển rừng gỗ nguyên liệu theo chiều sâu của các
hộ gia đình.
- Về thực tiễn, luận án lựa chọn được mơ hình liên kết hỗn hợp để phát triển rừng gỗ
nguyên liệu trên cơ sở phân tích các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế, tính bền vững, tiềm năng duy
trì và phát triển của liên kết, khả năng xã hội hóa trong đầu tư vào liên kết. Đối với địa bàn
nghiên cứu là miền Trung, mơ hình liên kết hỗn hợp là mơ hình hiệu quả hơn cả và đây cũng
là khuyến cáo của tác giả đối với các hộ sản xuất lâm nghiệp. Luận án đưa ra giải pháp thúc
đẩy phát triển mơ hình liên kết theo hướng phát triển theo chiều sâu, nâng cao chất lượng rừng
gỗ nguyên liệu, bao gồm: giải pháp về (1) Khuyến khích phát triển liên kết theo chuỗi giá trị sản
phẩm gỗ có chứng chỉ quản lý rừng bền vững; (2) Nâng cao năng lực tự vận hành liên kết và
khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia liên kết; (3) Đổi mới chiến lược kinh doanh rừng
gỗ nguyên liệu; (4) Nâng cao hiệu lực, hiệu quả và vai trò của chính quyền địa phương trong
phát triển liên kết trồng rừng có chứng chỉ Quản lý rừng bền vững; (5) Khuyến nghị chính sách
thúc đẩy phát triển liên trong kinh doanh rừng gỗ nguyên liệu.
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN
1.5.1. Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu cung cấp tài liệu mang tính học thuật về: Tổng quan về liên kết trong phát
triển sản xuất nông - lâm nghiệp nói chung và phát triển sản xuất kinh doanh rừng gỗ nguyên

liệu nói riêng theo hướng ưu tiên phát triển chiều sâu, nâng cao hiệu quả kinh tế và giá trị gia
tăng; sử dụng phương pháp nghiên cứu và chỉ số phân tích phù hợp để đánh giá và lựa chọn
mơ hình liên kết phát triển rừng gỗ nguyên liệu có chứng chỉ Quản lý rừng bền vững.
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Luận án đã cung cấp luận cứ khoa học để lựa chọn mơ hình và phương thức liên kết
đầu tư kinh doanh rừng gỗ nguyên liệu phù hợp, hiệu quả và mang lại tối đa lợi ích cho các
bên tham gia trong chuỗi giá trị ngành hàng gỗ rừng trồng có chứng chỉ QLRBV.
- Nghiên cứu cung cấp bức tranh đầy đủ và toàn diện về thực trạng liên kết trong sản
xuất kinh doanh rừng gỗ nguyên liệu, làm cơ sở cho các nhà quản lý, chủ rừng và các bên
tham gia thấy rõ vai trò và ý nghĩa của liên kết trong việc tạo lập môi trường đầu tư kinh
doanh và phát triển rừng gỗ nguyên liệu khu vực miền Trung Việt Nam.
- Các đề xuất và kiến nghị giúp các cơ quan quản lý nhà nước về lâm nghiệp ban hành và
thực thi chính sách góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất lâm nghiệp trong bối cảnh hội nhập
kinh tế quốc tế ngày càng sâu - rộng.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tốt cho công tác nghiên cứu, giảng dạy và học
tập trong lĩnh vực kinh tế, quản trị và lâm nghiệp.
6


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LIÊN KẾT TRONG PHÁT TRIỂN
RỪNG GỖ NGUYÊN LIỆU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LIÊN KẾT TRONG PHÁT TRIỂN RỪNG GỖ NGUYÊN LIỆU
2.1.1. Các khái niệm cơ bản về liên kết trong phát triển rừng gỗ nguyên liệu
Rừng gỗ nguyên liệu là rừng trồng trên đất lâm nghiệp được quy hoạch cho mục đích sản
xuất, kinh doanh gỗ nguyên liệu và các loại cây lâm sản ngồi gỗ, kết hợp phịng hộ và bảo vệ
mơi trường (Thủ tướng Chính phủ, 2016). Rừng nguyên liệu là rừng trồng sản xuất (Thủ
tướng Chính phủ, 2006).
Phát triển rừng gỗ nguyên liệu là hoạt động trồng mới rừng, trồng lại rừng sau khai thác,
cải tạo rừng nghèo và áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh khác để tăng diện tích rừng,
nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng sản xuất, cung cấp gỗ nguyên liệu có chất lượng tốt

hơn cho ngành chế biến gỗ, nâng cao hiệu quả kinh doanh rừng trồng, tiếp cận thị trường tốt,
đảm bảo khả năng tiêu thụ gỗ được ổn định và bền vững (Quốc hội, 2004).
Theo từ điển Thuật ngữ kinh tế học của Viện nghiên cứu và phổ biến tri thức bách khoa
(2001) đã định nghĩa “liên kết kinh tế là hình thức hợp tác phối hợp hoạt động do các đơn vị
kinh tế tự nguyện tiến hành nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển theo hướng có lợi
nhất trong khn khổ pháp luật của nhà nước”.
Liên kết kinh tế là việc thực hiện mối liên hệ giữa các chủ thể trong nền kinh tế, nhằm
thực hiện mối quan hệ và hợp tác lao động được phân cơng để đạt tới lợi ích chung (Phạm Thị
Minh Nguyệt, 2006). Cụ thể nội dung liên kết được xác lập giữa hai các chủ thể nhằm quy
định trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi, chức năng và hoạt động mà các bên phải thực hiện để
cùng nhau hợp tác (Dương Bá Phượng, 1995).
Theo Nguyễn Thị Ngọc Ánh (2009) cho rằng liên kết kinh tế là sự biểu hiện của chế độ
hợp tác, nó phản ánh mối quan hệ về hợp tác và phân công lao động trong các quá trình sản
xuất của các ngành, các địa phương, các thành phần kinh tế... Liên kết kinh tế là sự hợp tác, phối
hợp giữa các chủ thể kinh tế trên cơ sở tự nguyện nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh theo
hướng có lợi nhất. Liên kết kinh tế có thể diễn ra trong mọi ngành sản xuất kinh doanh, thu hút
sự tham gia của tất cả các chủ thể kinh tế có nhu cầu của mọi thành phần kinh tế và không bị
giới hạn bởi phạm vi địa lý.
Từ các khái niệm trên, tác giả cho rằng: Liên kết trong phát triển rừng gỗ nguyên liệu là
liên kết kinh tế nhằm gia tăng sự hợp tác để kết thêm sức mạnh, nâng cao hiệu quả và lợi ích
kinh tế cho mỗi tác nhân tham gia, tạo ra mối quan hệ ổn định, bù đắp các thiếu hụt của mỗi
bên. Từ đó, khai thác tối đa lợi thế so sánh, tạo thêm sức mạnh cạnh tranh, hạn chế rủi ro,
cân bằng lợi ích và duy trì ổn định liên kết thơng qua phân cơng lao động, vai trị, trách
nhiệm, nghĩa vụ, quyền và lợi ích của các bên tham gia liên kết.
2.1.2. Phân loại liên kết
- Liên kết ngang: là hình thức liên kết giữa các tác nhân, gồm hộ gia đình, cơ sở sản
xuất chế biến, kinh doanh và doanh nghiệp, có quy mơ sản xuất phát triển theo chiều rộng,
cùng phối hợp hoạt động hoặc thực hiện chun mơn hóa trong một khâu của chuỗi hành
trình sản phẩm.
7



- Liên kết dọc: là liên kết được thực hiện dọc theo chuỗi cung ứng từ khâu nguyên liệu đầu
vào đến sản xuất chế biến và thương mại sản phẩm.
- Liên kết hỗn hợp. Thực chất đây là hình thức liên kết có sự kết hợp của liên kết ngang
và liên kết dọc, trong đó liên kết ngang là điều kiện cần và liên kết dọc là điều kiện đủ của một
chuỗi cung ứng.
2.1.3. Nguyên tắc của liên kết trong phát triển rừng gỗ nguyên liệu
Năm nguyên tắc bao gồm: (1) Phải đảm bảo sản xuất kinh doanh của các chủ thể tham
gia liên kết phát triển và có hiệu quả ngày càng tăng; (ii) Tự nguyện và thỏa thuận; (iii) Định
trước quá trình phối hợp hành động (iv) Phân chia lợi ích và chia sẻ rủi ro; (v) Bình đẳng
trong các quyết định của liên kết.
2.1.4. Nội dung nghiên cứu liên kết trong phát triển rừng gỗ nguyên liệu
Nội dung nghiên cứu về liên kết trong phát triển rừng gỗ ngun liệu bao gồm (i) Đặc
điểm mơ hình liên kết và các bên tham gia; (ii) Hoạt động của liên kết; (iii) Qui tắc ràng buộc
trong liên kết, bao gồm: qui tắc ràng buộc về thời gian, số lượng, chất lượng và qui tắc ràng
buộc về giá cả; (iv) Kết quả, hiệu quả kinh doanh sản phẩm trong liên kết; (v) Cơ chế kiểm
sốt và tính bền vững của liên kết; (vi) Xu hướng và tiềm năng phát triển liên kết.
2.1.5. Yếu tố ảnh hưởng đến liên kết trong phát triển rừng gỗ nguyên liệu
Có 02 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến liên kết. Nhóm yếu tố bên ngồi bao gồm: (i) yếu tố
thị trường sản phẩm; (ii) Vai trị của các tổ chức chính trị - xã hội, các dự án quốc tế; (iii) Tác
động chính sách của Nhà nước; (iv) Tác động của chính quyền địa phương. Nhóm Yếu tố bên
trong, bao gồm: (i) Yếu tố đặc điểm sản phẩm; (ii) Đặc điểm chủ thể tham gia liên kết; (iii) Cơ
chế liên kết; Hiệu quả kinh tế rừng trồng liên kết.
2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN LIÊN KẾT TRONG PHÁT TRIỂN RỪNG GỖ NGUYÊN LIỆU

Từ thực tiễn về liên kết trong phát triển nông – lâm nghiệp trong khu vực và trên thế
giới như của Hoa Kỳ, Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ, Uganda và một số địa phương ở Việt
Nam rút ra bài học cho liên kết trong phát triển rừng gỗ nguyên liệu khu vực miền Trung: (i)
Trong liên kết theo chuỗi giá trị, các doanh nghiệp chế biến đóng vai trị quan trọng quyết

định sự thành công của hoạt động liên kết; do vậy, trong hoạt động sản xuất kinh doanh lâm
nghiệp, cần phải xác định rõ được các doanh nghiệp “đầu rồng” hay các doanh nghiệp “đầu
tàu”, là trung tâm để phát triển liên kết theo chuỗi giá trị; (ii) Nhà nước có vai trò quan trọng
trong thúc đẩy các mối liên kết, Nhà nước cần có chính sách khuyến khích và ưu đãi hơn đối
với các doanh nghiệp đầu tư và liên kết trong lĩnh vực phát triển lâm nghiệp; (iii) Khơng có ở
đâu phương thức sản xuất nông nghiệp theo hợp đồng có thể thành cơng với mọi loại nơng
lâm sản và trong mọi trường hợp; do đó, để hợp tác liên kết giữa các tác nhân có hiệu quả, (iv)
Cơ chế tự nguyện với các ràng buộc kinh tế - kỹ thuật và sự khác biệt về sản phẩm chính là cơ
sở quyết định việc hình thành và hoạt động của các mối quan hệ hợp tác liên kết; (v) Trong
liên kết, mối quan hệ lợi ích hai bên cần phải xử lý hài hịa, đảm bảo sự cơng bằng và khích lệ
được các bên tham gia và duy trì liên kết.

8


PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. HƯỚNG TIẾP CẬN VÀ KHUNG PHÂN TÍCH
Đề tài áp dụng 04 cách tiếp cận bao gồm: (i) Tiếp cận theo chuỗi giá trị; (ii) Tiếp cận hệ
thống; (iii) Tiếp cận có sự tham gia; (iv) Tiếp cận thể chế; từ đó xây dựng khung phân tích (Sơ
đồ 3.1)
Điều kiện
tự nhiên

Mơi trường
thể chế
• Đường lối,
chủ trương,
chính sách,
pháp luật, của
Nhà nước

• Hiệp định
thương mại
quốc tế

Hình thành liên kết
Hoạt động kinh
doanh, phát
triển rừng gỗ
nguyên liệu

Liên kết
ngang

Tương
tác

Liên kết
dọc

Tác

nhân trong
chuỗi giá trị sản
phẩm gỗ

Liên kết
hỗn hợp

Nội dung
đánh giá

1. Đặc điểm
của LK
2. Hoạt động
của LK
3. Quy tắc
ràng buộc
4. Kết quả,
hiệu quả và
lợi ích từ LK
5. Cơ chế
kiểm sốt và
tính bền vững
6. Xu hướng
và tiềm năng
phát triển

Điều kiện
Kinh tế
xã hội
Giải pháp thúc đẩy liên kết
phát triển rừng gỗ nguyên liệu

Yếu tố
ảnh
hưởng:
1.Thị
trường SP
2.Hỗ trợ từ
bên ngồi
3.Tác động

của chính
quyền địa
phương
4.Chính
sách của
Nhà nước
5.Cơ chế
liên kết
6.Đặc điểm
sản phẩm
và các bên
tham gia
liên kết
7. Hiệu quả
kinh tế
rừng trồng
liên kết

Tác động trực tiếp
Tác động gián tiếp/khuyến khích và thúc đẩy sự phát triển
Sơ đồ 3.1. Khung phân tích liên kết trong phát triển rừng gỗ nguyên liệu khu vực
miền Trung Việt Nam
3.2. CHỌN ĐIỂM NGHIÊN CỨU
Đề tài lựa chọn 04 huyện thuộc 03 tỉnh khu vực miền Trung bao gồm huyện Gio Linh tỉnh Quảng Trị, huyện Hiệp Đức và Núi Thành - tỉnh Quảng Nam và huyện Phù Cát - tỉnh
Bình Định; với 03 mơ hình liên kết bao gồm: (i) Liên kết ngang “Liên kết nhóm hộ nơng dân
trồng rừng có chứng chỉ Quản lý rừng bền vững; (ii) Liên kết dọc “Liên kết giữa công ty chế
biến lâm sản với hộ nông dân trồng rừng; (iii) Liên kết hỗn hợp “Liên kết nhóm hộ nơng dân
trồng rừng có chứng chỉ Quản lý rừng bền vững với công ty chế biến lâm sản. Mỗi điểm
nghiên cứu được chọn đại diện đặc trưng cho liên kết và phát triển rừng gỗ nguyên liệu của
khu vực miền Trung, phù hợp với quy hoạch và chiến lược phát triển của tỉnh.

3.3. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU
3.3.1. Thu thập số liệu thứ cấp
Số liệu đã được công bố qua sách, niên giám thống kê, đề tài khoa học, công trình nghiên
cứu, bài báo khoa học. Các báo cáo của các sở, ban, ngành, các doanh nghiệp liên quan đến liên
kết trong phát triển lâm nghiệp nói chung và phát triển rừng gỗ nguyên liệu khu vực miền Trung.
Ghi chú:

9


3.3.2. Thu thập số liệu sơ cấp
Để đáp ứng thông tin yêu cầu cho nghiên cứu, đối tượng điều tra là các tác nhân trực tiếp
tham gia liên kết gồm các đối tượng (i) Hộ gia đình trồng rừng, (2) Doanh nghiệp chế biến lâm
sản; và các tác nhân tham gia gián tiếp gồm (cán bộ cấp xã tại địa bàn nghiên cứu). Số lượng
mẫu phiếu điều tra là 222 hộ gia đình, trong đó 122 hộ gia đình tham gia liên kết ngang, 65 hộ
gia đình tham gia liên kết dọc, 35 hộ gia đình tham gia liên kết hỗn hợp; 02 doanh nghiệp chế
biến lâm sản tham gia liên kết; và một số trưởng nhóm, cán bộ cấp xã tại địa bàn nghiên cứu.
3.4. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỐ LIỆU
Tài liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp sau khi thu thập được hệ thống hóa theo các nội dung
nghiên cứu của luận án và được xử lý bằng các phần mềm máy tính như Excel và SPSS. Các
phương pháp phân tích chủ yếu được sử dụng bao gồm phương pháp thống kê mô tả, thống kê
so sánh, phân tích ma trận SWOT, phân tích tài chính, phương pháp cho điểm và phân tích
nhân tố khám phá (EFA) sử dụng thang đo Likert 5 cấp độ và phân tích hồi quy đa biến.
3.5. HỆ THỐNG CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU
Hệ thống chỉ tiêu bao gồm (i) Nhóm chỉ tiêu phản ánh hoạt động liên kết; (ii) Nhóm chỉ
tiêu phản ánh kết quả thực hiện quy tắc ràng buộc trong liên kết (ràng buộc về thời gian, số
lượng, chất lượng và giá cả); (iii) Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh các sản phẩm
trong liên kết (NPV, BCR, IRR, GO, VA, IC,...); (iv) Nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ chế kiểm
sốt và tính bền vững của liên kết; (v) Nhóm chỉ tiêu phản ánh xu hướng, tiềm năng phát triển
của liên kết.


PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. THỰC TRẠNG LIÊN KẾT TRONG PHÁT TRIỂN RỪNG GỖ NGUYÊN LIỆU
KHU VỰC MIỀN TRUNG VIỆT NAM
Đề tài thực hiện khảo sát và phân tích 03 mơ hình liên kết được trình bày tại bảng 4.1.
Bảng 4.1. Các mơ hình liên kết trong phát triển rừng gỗ ngun liệu
STT

Tên mơ hình
liên kết

Hình thức liên kết

1

Liên kết nhóm hộ nơng
dân trồng rừng có chứng
chỉ QLRBV

2

Liên kết giữa cơng ty chế Liên kết dọc
biến lâm sản với hộ nơng
dân trồng rừng

Tỉnh

Liên kết nhóm hộ nơng
dân trồng rừng có chứng
chỉ QLRBV với cơng ty

chế biến lâm sản

Liên kết hỗn hợp:

Tỉnh

- Liên kết ngang: liên kết
nhóm hộ

Quảng Trị

3

Liên kết ngang

Địa điểm

Tỉnh Quảng
Rừng trồng GNL
Nam; Bình Định có chứng chỉ FSC

Quảng Nam

- Liên kết dọc: giữa nhóm
hộ với cơng ty chế biến gỗ

10

Sản phẩm


Rừng trồng GNL
có chứng chỉ FSC
Rừng trồng GNL
có chứng chỉ FSC


4.1.1. Đặc điểm mơ hình liên kết và các bên tham gia
4.1.1.1. Liên kết ngang: Liên kết nhóm hộ nơng dân trồng rừng có chứng chỉ Quản lý rừng
bền vững
Liên kết ngang được hình thành từ năm 2005, trên cơ sở dự án WB3 hỗ trợ kỹ thuật và
vốn vay đầu tư trồng rừng cho các HGĐ. Dự án WB3 là Dự án phát triển ngành lâm nghiệp
sử dụng dụng vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Thế giới. Điều kiện để các HGĐ thamg gia liên
kết là có diện tích đất trồng rừng tối thiểu là 0,5ha liên kết thành nhóm hộ trồng rừng cung cấp
GNL có chứng chỉ FSC và cam kết tuân thủ quy định của liên kết và trồng rừng có chứng chỉ
FSC. Dự án triển khai tại 02 tỉnh Quảng Nam và Bình Định trong giai đoạn 2005 – 2015 đã
thành lập được 257 nhóm với 18.049 hộ tham gia trồng 33.981 ha rừng, trong đó diện tích
rừng của HGĐ đã được cấp chứng chỉ Quản lý rừng bền vững FSC là 382,75 ha.
Trong liên kết ngang, hộ gia đình giữ vai trị chủ đạo trong hoạt động trồng rừng và
duy trì liên kiết, dự án WB3 giữ vai trị sáng lập và cùng chính quyền địa phương hỗ trợ,
thúc đẩy phát triển liên kết (LK) và đầu mối cấp xã tham gia chứng chỉ rừng. Qua số liệu
khảo sát 122 HGĐ tham gia liên kết cho thấy, các hộ tham gia liên kết đã sử dụng khoảng
75% diện tích đất lâm nghiệp để tham gia liên kết để trồng rừng Keo lai và Keo Tai tượng; sản
lượng gỗ khai thác từ rừng trồng liên kết có chứng chỉ FSC bình qn đạt từ 105 - 125 tấn/ha.
Tuy nhiên khi khai thác, phần lớn gỗ nguyên liệu được chia thành hai nhóm sản phẩm: (1) Gỗ
có chứng chỉ FSC có đường kính từ 10cm trở lên được dùng cho gỗ xẻ, sản xuất ván ghép thanh
và đồ gỗ nội - ngoại thất; (2) Gỗ có đường kính dưới 10cm được tiêu thụ tại các nhà máy băm
dăm xuất khẩu, sản lượng này chủ yếu được bán với giá gỗ khơng có chứng chỉ FSC.
4.1.1.2. Liên kết dọc: Liên kết giữa công ty chế biến lâm sản với hộ nơng dân trồng rừng
Liên kết được hình thành từ năm 2007 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giữa Công ty Cổ
phần Lâm đặc sản xuất khẩu Quảng Nam (Cơng ty FOREXCO) với HGĐ bản địa. Sự hình

thành liên kết chịu tác động từ Nghị định 135/2005/NĐ-CP về việc giao khốn đất nơng
nghiệp, đất rừng sản xuất và đất có mặt nước ni trồng thủy sản trong các nông trường quốc
doanh, lâm trường quốc doanh, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế rừng trồng và góp phần xóa
đói giảm nghèo vùng nơng thơn miền núi. Cơng ty có cơ sở chế biến gỗ, có diện tích đất trồng
rừng lớn nhưng thiếu nguồn lực lao động trực tiếp trong trồng rừng gỗ nguyên liệu có chứng
chỉ FSC; các hộ dân địa phương có lực lượng lao động nhưng thiếu đất sản xuất, và mong
muốn được tăng thêm nguồn thu nhập.
❖ Công ty chế biến lâm sản
Công ty FOREXCO sản xuất kinh doanh đồ gỗ nội thất – ngoại thất với cơng suất bình
qn đạt 5.400 m3 sản phẩm gỗ/năm, tương ứng với nhu cầu gỗ tròn nguyên liệu là 24.786
m3/năm. Sản phẩm gỗ ngoại thất (bàn ghế ngoài trời) chiếm tỷ trọng 71% tổng sản lượng chế
biến hàng năm và 90% sản lượng được xuất khẩu vào thị trường Châu Âu. Cơng ty cũng là
đơn vị điển hình trong liên kết trồng rừng sản xuất cung cấp gỗ nguyên liệu, tổng diện tích
khoảng 1.600 ha trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và Đà Nẵng và đã được cấp chứng chỉ FSC,
trong đó có khoảng 1.260 ha liên kết với HGĐ. Rừng trồng liên kết có chu kỳ kinh doanh từ 7
năm tuổi trở lên đạt sản lượng bình quân từ 96 m3/ha – 110 m3/ha, và được chia thành hai
nhóm sản phẩm chính: (1) Gỗ có chứng chỉ FSC có đường kính D>14cm, được dùng cho chế
11


biến đồ gỗ ngoại thất; (2) Gỗ có đường kính D≤14cm được tiêu thụ tại các nhà máy sản xuất
dăm xuất khẩu, và được bán với giá gỗ khơng có chứng chỉ FSC. Cơng ty giữ vai trị chủ đạo,
sáng lập liên kết và quyết định chiến lược kinh doanh rừng trồng liên kết.
❖ Hộ gia đình
Khảo sát nghiên cứu 65 HGĐ tại hai xã Tam Xuân 1 và Tam xuân 2, huyện Núi Thành,
tỉnh Quảng Nam. Số lao động bình qn đạt 2,75 lao động/hộ, diện tích đất lâm nghiệp bình
quân tham gia LK chiếm đến 63,9% trong tổng diện tích đất lâm nghiệp của HGĐ. Để tham
gia liên kết, các hộ phải được công ty đánh giá là đủ năng lực tài chính và khả năng thực hiện
hợp đồng liên kết, diện tích đất lâm nghiệp tối thiểu trong liên kết là 02ha.
4.1.1.3. Liên kết hỗn hợp: Liên kết nhóm hộ nơng dân trồng rừng có chứng chỉ QLRBV với

cơng ty chế biến lâm sản
Liên kết được hình thành từ năm 2007 tại tỉnh Quảng Trị, với xuất phát điểm là liên kết
ngang tạo lập nhóm hộ trồng rừng có chứng chỉ FSC, đến năm 2015 phát triển thêm liên kết
dọc giữa nhóm hộ và cơng ty chế biến lâm sản tạo thành liên kết hỗ hợp.
- Liên kết ngang được hình thành bởi các HGĐ có diện tích đất lâm nghiệp tối thiểu là
0,7ha cùng thực hiện mục tiêu trồng rừng có chứng Quản lý rừng bền vững. Các nhóm hộ trên
địa bàn tỉnh hình thành Hội Các nhóm hộ có chứng chỉ rừng Quảng Trị (gọi tắt là Hội); Hội
trưởng là lãnh đạo của Chi cục Kiểm lâm, đại diện của cơ quan quản lý lâm nghiệp cấp tỉnh.
- Liên kết dọc được hình thành theo hệ thống và có sự tham gia của các bên liên quan,
bao gồm: (1) Hộ gia đình; (2) Hội Các hộ có chứng chỉ rừng Quảng Trị; (3) Cơng ty Cổ phần
Tổng công ty Thương mại Quảng Trị (gọi tắt là Cơng ty TMQT). Trong đó, liên kết dọc trực
tiếp là giữa các HGĐ với Công ty TMQT.
❖ Hộ gia đình
Đề tài đã khảo sát 35 HGĐ tham gia nhóm hộ thuộc Hội Các nhóm hộ có Chứng chỉ
rừng Quảng Trị. Các hộ có diện tích đất lâm nghiệp bình qn 2,8ha/hộ; hộ gia đình có vai trị
là hạt nhân trung tâm của liên kết, trực tiếp cung cấp gỗ nguyên liệu và tiếp nhận các hỗ trợ
thực hiện các cam kết với các bên tham gia.
❖ Công ty chế biến lâm sản tham gia liên kết
Công ty chế biến lâm sản tham gia liên kết với nhóm hộ là Công ty TMQT; công ty là
tác nhân đầu tàu của liên kết dọc, hỗ trợ đầu vào sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trồng rừng của
hộ tham gia liên kết; cơng ty sản xuất hai nhóm mặt hàng lâm sản chính là gỗ xẻ ngun liệu
có chứng chỉ FSC và sản xuất viên nén năng lượng xuất khẩu. Theo công suất thiết kế, Công
ty cần vùng nguyên liệu khoảng 10.000 ha rừng có chứng chỉ FSC. Để đảm bảo vùng nguyên
liệu, Công ty đã chủ động liên kết và hỗ trợ người dân trồng rừng. Trong tương lai, công ty có
định hướng phát triển và liên kết tạo diện tích 6.000 ha, trong đó khoảng 3.000 ha rừng tham
gia chứng chỉ FSC. Mơ hình liên kết đã mở ra hướng phát triển bền vững cho cả công ty và
người trồng rừng; trong đó, cơng ty chủ động và kiểm soát được sản lượng, chất lượng, hồ sơ
nguồn gốc xuất xứ gỗ đầu vào cho chế biến.
4.1.2. Hoạt động của liên kết
Các hoạt động của liên kết được tổng hợp trong bảng 4.2.

12


Bảng 4.2. Các hoạt động của liên kết
STT

Hoạt
động

Hoạt động cụ thể của liên kết
Liên kết ngang

1

Hình
thành liên
kết

Liên kết dọc

- Vận động các HGĐ tham
gia;

- Vận động các HGĐ tham
liên kết;

- Liên kết ngang: xây dựng
quy chế hoạt động

- Xây dựng các quy tắc hoạt

động;

- Xây dựng cam kết liên
kết (hợp đồng giao khoán).

- Liên kết dọc: xây dựng cam
kết liên kết giữa cơng ty
TMQT với hộ gia đình

- Đóng góp, gây dựng quỹ
hoạt động của nhóm.

- Đóng góp, gây dựng quỹ
hoạt động của nhóm

- Hỗ trợ kinh phí cấp sổ đỏ đất
lâm nghiệp tham gia liên kết
2

3

Trồng
rừng
chứng chỉ
FSC

- Thực hiện theo tiêu chuẩn
Chứng chỉ FSC

- Thực hiện theo tiêu chuẩn

Chứng chỉ FSC

- Thực hiện theo tiêu chuẩn
Chứng chỉ FSC

- Dự án WB3 tập huấn kỹ
thuật trồng rừng theo tiêu
chuẩn Quản lý rừng bền vững.

- Công ty FOREXCO tập
huấn kỹ thuật cho HGĐ

- Dự án WWF tập huấn kỹ
thuật trồng rừng theo tiêu
chuẩn Quản lý rừng bền
vững.

Hỗ trợ vốn
đầu tư, tài
chính
trồng rừng

Dự án WB3 cho HGĐ vay
vốn trồng rừng:

- Công ty FOREXCO đầu
tư cây giống, ứng vốn
trồng rừng

Công ty TMQT cho HGĐ

vay vốn trồng rừng khi rừng
đạt từ 4 năm tuổi:

- HGĐ thực hiện trồng
rừng, góp vốn bằng ngày
cơng lao động.

+ Thời hạn vay tối đa 04 năm

+ Thời hạn vay theo chu kỳ
trồng rừng (từ 6-7 năm), có
thể gia hạn lên 14 năm
+ Hạn mức vay tối đa là 25
triệu đồng/ha;

Hỗ trợ kinh
phí tham
gia chứng
chỉ FSC

- Chu kỳ đầu tiên: Dự án WB3
hỗ trợ HGĐ 100% chi phí;

5

Tiêu thụ gỗ
nguyên
liệu

6


Cơ chế
hưởng lợi

+ Hạn mức vay là 04 triệu
đồng/ha/năm.
+ Lãi suất thấp hơn ít nhất
2% so với lãi suất ngân hàng
thương mại.

+ Lãi suất: theo lãi suất vay vốn
hộ nghèo (từ 5,5 - 6,5%/năm ).
4

Liên kết hỗn hợp

- Công ty FOREXCO hỗ
trợ 100% chi phí

- Chu kỳ đầu: dự án WWF hỗ
trợ 100% chi phí; chu kỳ tiếp
theo do cơng ty TMQT hỗ trợ
100% kinh phí.

- HGĐ được tự quyết định
hình thức thực hiện

- Cơng ty FOREXCO bao
tiêu tồn bộ GNL có đường
kính trên 14cm với giá cao

hơn 10%-15% so với gỗ
khơng có FSC

- Cơng ty TMQT cam kết bao
tiêu 100% GNL có FSC của
HGĐ có đường kính trên
10cm với giá cao hơn 15%18% so với gỗ khơng có FSC

- HGĐ hưởng 100% lợi ích từ
rừng trồng LK

- Trong mức khốn: Công
ty: 60%; HGĐ: 38%;
UBND cấp xã: 02%

- HGĐ hưởng 100% lợi ích
từ rừng trồng LK sau khi
trích nộp quỹ Hội 7% phần
chênh lệch giá trị gỗ có FSC
so với gỗ khơng có FSC

- Chu kỳ thứ 2: HGĐ tự chủ
về chi phí tham gia

- Vượt khoốn: Cơng ty:
50%; HGĐ: 50%

Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát (2016, 2017)
13



4.1.3. Quy tắc ràng buộc của liên
4.1.3.1. Qui tắc ràng buộc về thời gian
Hộ gia đình trồng rừng tham gia liên kết phải tuân thủ các quy định về mặt thời gian, kết
quả được tổng hợp trong bảng 4.3.
Bảng 4.3. Kết quả tuân thủ cam kết về thời gian
Liên kết ngang

STT

1

2

3

Cam kết
thời gian

Thực hiện chu kỳ
kinh doanh rừng
trồng tối thiểu 06
năm
Đóng góp quỹ theo
thời gian quy định
của nhóm
Tuân thủ việc trả
vốn và lãi vay theo
thời hạn đăng ký
vay vốn


Liên kết dọc

Liên kết hỗn hợp

Số HGĐ
khảo sát
Tổng
số
HGĐ

Số HGĐ
Kết quả
Kết quả Số HGĐ khảo Kết quả
khảo sát
sát
(%)
(%)
(%)
HGĐ
HGĐ
HGĐ
HGĐ
Tổng HGĐ
Tổng HGĐ
thực
thực
thực
thực
số

thực
số
thực
hiện
hiện
hiện
hiện
HGĐ
hiện
HGĐ
hiện

122

122

100

65

65

100

35

35

100


122

75

61,48

-

-

-

35

33

94,28

122

122

100

-

-

-


35

31

88,57

Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát (2016, 2017)

Qua bảng tổng hợp trên cho thấy, các hộ gia đình tham gia liên kết ln tuân thủ quy
định về chu kỳ kinh doanh rừng trồng, với thời gian quy định là không dưới 6 năm để tránh
tình trạng bán rừng non, và khoảng thời gian từ 6-7 năm cho một chu kỳ cũng là phù hợp
với tiềm lực kinh tế của các hộ gia đình tham gia liên kết. Việc thực hiện cam kết trả vốn
và lãi vay trồng rừng cũng được thực hiện tốt. Tuy nhiên, về mức độ đóng góp quỹ hoạt
động hàng năm của nhóm hộ chưa được đẩy mạnh; mặt khác, các nhóm hộ khơng thu thêm
quỹ từ việc khai thác rừng có chứng chỉ nên khả năng hình thành quỹ nhóm khơng cao,
khó khăn cho việc duy trì hoạt động và đặc biệt khó khăn về kinh phí trong duy trì tham
gia cấp chứng chỉ rừng rừng FSC trong chu kỳ tiếp theo khi dự án không hỗ trợ.
4.1.3.2. Qui tắc ràng buộc về số lượng và chất lượng
Các quy định về số lượng và chất lượng trong liên kết được tổng hợp trong bảng 4.4.
Theo kết quả khảo sát cho thấy, đối với việc tuân thủ cam kết quốc tế về trồng rừng theo
tiêu chuẩn FSC, các hộ gia đình thực hiện rất tốt. Bên cạnh đó, việc vay vốn trồng rừng theo
chu kỳ dài ngày đã giúp các hộ giảm được gánh nặng kinh tế và yên tâm hơn trong việc trồng
rừng cung cấp gỗ có chất lượng tốt, hạn chế việc bán rừng non. Khi vay vốn, nhiều HGĐ được
phỏng vấn cho rằng, khi khai thác rừng hoặc khi có thu nhập sẽ trả vốn và lãi vay để tránh
việc phải nợ, với đặc điểm các hộ gia đình khơng muốn mang nợ nên việc thu hồi vốn vay là
rất khả thi.
14


Bảng 4.4. Kết quả thực hiện cam kết về số lượng và chất lượng

Liên kết ngang

STT

1

2
3
4

5
6

Cam kết về số lượng và
chất lượng

HGĐ có nhu cầu và vay
được vốn trồng rừng theo
cam kết của liên kết
HGĐ tuân thủ việc trả vốn
và lãi vay theo cam kết
HGĐ tuân thủ quy trình
trồng rừng chứng chỉ FSC
HGĐ đảm bảo sản lượng
khai thác tối thiểu theo
cam kết
Phân chia lợi ích đảm bảo
theo hợp đồng cam kết
HGĐ sau khi được vay
vốn trồng rừng đã cung

cấp gỗ nguyên liệu theo
cam kết

Liên kết dọc

Liên kết hỗn hợp

Số HGĐ
khảo sát

Số HGĐ Kết quả Số HGĐ Kết quả
Kết quả
khảo sát
khảo sát
(%)
(%)
(%)
HGĐ
HGĐ
Tổng HGĐ HGĐ Tổng HGĐ thực Tổng HGĐ thực
số
thực thực hiện số
thực hiện
số
thực hiện
HGĐ hiện
HGĐ hiện
HGĐ hiện
122
122

100
35
35
100

122

118

96,72

-

-

-

35

29

82,96

122

122

100

65


65

100

35

35

100

-

-

-

65

62

95,38

-

-

-

-


-

-

65

65

100

-

-

-

-

-

-

35

35

100

35


32

94,28

Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát (2016, 2017)

4.1.3.3. Cam kết về giá cả
Cam kết giá bán rừng và gỗ nguyên liệu được thực hiện đối với liên kết dọc và liên kết
hỗn hợp, khi có doanh nghiệp chế biến gỗ tham gia và bao tiêu sản phẩm.
Bảng 4.5. Kết quả thực hiện cam kết về giá cả
Liên kết dọc

STT

1

2

3

Liên kết hỗn hợp

Tổng
số
HGĐ

HGĐ
thực
hiện


Kết
quả
(%)
HGĐ
thực
hiện

-

-

-

35

35

100

65

65

100

-

-


-

65

65

100

35

35

100

Số HGĐ
khảo sát

Cam kết về giá

Gỗ nguyên liệu được mua – bán với
mức giá cao hơn từ 15-18% so với giá
trị trường của gỗ có cùng quy cách
nhưng khơng có chứng chỉ FSC
Gỗ nguyên liệu được mua – bán với
mức giá cao hơn từ 10-15% so với giá
trị trường của gỗ có cùng quy cách
nhưng khơng có chứng chỉ FSC
Giá gỗ ngun liệu mua – bán được
xác định tại thời điểm giao dịch


Tổng
số
HGĐ

HGĐ
thực
hiện

Kết
quả
(%)
HGĐ
thực
hiện

Số HGĐ
khảo sát

Nguồn: Tổng hợp số liệu khảo sát (2016 – 2017)

15


Đối với liên kết dọc, giá gỗ cao hơn 10-15% chỉ áp dụng đối với loại gỗ có quy cách
đường kính bình qn từ 14 cm trở lên; đối với liên kết hỗn hợp, giá gỗ theo cam kết đối với
gỗ có đường kính từ 10 cm trở lên. Tồn bộ sản lượng gỗ còn lại được tiêu thụ với giá gỗ thị
trường khơng có chứng chỉ FSC. Đây là điểm hạn chế của các liên kết, chưa khai thác hết tiềm
năng giá trị sản phẩm gỗ nguyên liệu của liên kết, chưa có cơ chế nâng cao hiệu quả hoạt động
kinh doanh rừng trồng liên kết.
4.1.4. Kết quả kinh doanh rừng trồng liên kết

Rừng trồng liên kết được tiêu thụ phần lớn theo hình thức bán cây đứng, do vậy hiệu quả
kinh doanh rừng gỗ nguyên liệu được tính cho 01 ha cây đứng. Kết quả hoạt động kinh doanh
rừng gỗ nguyên liệu được tổng hợp trong bảng 4.6.
Bảng 4.6. Kết quả sản xuất, kinh doanh rừng trồng liên kết và không liên kết
Hiệu quả 01 ha rừng trồng
Liên kết

Liên kết Ngang
Liên kết dọc
Liên kết hỗn hợp
Không Liên kết

Tỉnh

Rừng gỗ ngun liệu

NPV
(tr.đ)

BCR
(lần)

IRR
(%)

AEV
(tr.đ)

Quảng Nam


Rừng có FSC (6 năm)

22,23

2,13

29,5

4,66

Bình Định

Rừng có FSC (7 năm)

29,95

2,28

26,5

5,56

Quảng Nam

Rừng có FSC (7 năm)

23,02

1,49


21,6

4,27

Quảng Trị

Rừng có FSC (10 năm)
(chênh lệch giá 15%)

109,57

3,02

35%

15,6

Quảng Trị

Rừng khơng có FSC (10 năm)
92,97 2,82 33% 13,24
Nguồn: Tổng hợp số liệu khảo sát (2016, 2017)

Qua bảng trên chúng ta thấy, rừng gỗ ngun liệu trong các mơ hình liên kết đều mang
lại lợi nhuận cao. Chu kỳ kinh doanh kéo dài từ 6 năm lên 10 năm thì khả năng mang lại lợi
nhuận càng lớn. Trong cùng chu kỳ kinh doanh, rừng gỗ nguyên liệu tham gia liên kết có
chứng chỉ FSC mang lại lợi nhuận cao hơn rừng gỗ nguyên liệu khơng liên kết và khơng có
chứng chỉ FSC.
Để so sánh hiệu quả và lợi ích về kinh tế từ việc tham gia liên kết, kết quả khảo sát
rừng trồng cây Keo lai chu kỳ 10 năm tại Quảng Trị được tổng hợp trong bảng 4.7.

Bảng 4.7. So sánh thu nhập giữa rừng trong liên kết có FSC và khơng có FSC
Gỗ theo cấp
đường kính
(D)
D>19cm
1510≤D≤15cm
Tổng

Sản lượng
(m3/ha)

Giá gỗ ngun liệu
(1.000đ/m3)
Gỗ FSC

32,5
52,0
45,5
130,0

2.223
1.840
1.265

Gỗ khơng
FSC
1.950
1.600
1.100


Thu nhập
(1.000đ/ha)
Gỗ FSC
72.881
95.680
57.558
226.119

Gỗ không
FSC
63.375
83.200
50.050
196.625

Chênh lệch
(1.000đ/ha)
+9.506
+12.840
+7.507
+29.494

Nguồn: Kết quả khảo sát (2016, 2017)

Kết quả khảo sát về giá bán gỗ nguyên liệu tại cổng Công ty chế biến gỗ cho thấy mức
chênh lệch về thu nhập giữa gỗ nguyên liệu có chứng chỉ FSC và khơng có FSC. Với mức
chênh lệch bình qn 15% giá bán gỗ tròn nguyên liệu cho gỗ xẻ có FSC và khơng có FSC.
16



Mức chênh lệch tổng thu nhập của mỗi ha rừng với chu kỳ kinh doanh 10 năm lên đến 29.494
triệu đồng/ha. Giá trị tăng thêm này sẽ được các HGĐ đóng góp 7%, tương ứng với 2,065
triệu đồng/ha cho Quỹ hội để duy trì chứng chỉ rừng cho chu kỳ kinh doanh tiếp theo. Vì vậy,
trồng rừng theo nhóm hộ có chứng chỉ rừng đang thu hút được nhiều sự quan tâm và được coi
là hướng đi bền vững cho phát triển rừng trồng quy mô HGĐ tại tỉnh Quảng Trị.
Tổng chi phí đánh giá hàng năm và cấp chứng chỉ FSC được tính theo đợt đánh giá của
cơ quan đánh giá độc lập, ít bị ảnh hưởng bởi tổng diện tích đánh giá cùng thời điểm. Tuy
nhiên, chi phí bình qn trên đơn vị diện tích rừng là mỗi ha lại có sự thay đổi lớn.
Bảng 4.8. Phân bổ chi phí đánh giá cấp chứng chỉ FSC

Hạng mục chi phí
Tổng chi phí 1 kỳ đánh giá (5 năm)
Chi phí đánh giá BQ/năm

Đơn vị tính: 1.000 đồng
Chi phí phân bổ theo quy mơ diện
tích/ha/năm
350 ha
800 ha 1.300 ha 1.722,4 ha
1.805,5
790,3
486,4
367,1
400,2
274,3
204,0
73,4
Nguồn: Kết quả khảo sát (2016, 2017)


Tổng
số tiền
632.272,5
126.454,4

Kết quả điều tra khảo sát 35 HGĐ đại diện cho 2 nhóm hộ, trưởng nhóm hộ tại thơn
Kinh Mơn và Giang Xn Hải cho thấy chi phí bình qn đánh giá cấp chứng chỉ cho mỗi
hecta rừng trồng sẽ giảm xuống khi gia tăng thành viên liên kết và tăng quy mô tổng diện
tích rừng trồng của nhóm hộ.
4.1.5. Cơ chế kiểm sốt và tính bền vững của liên kết ngang
Cơ chế kiểm sốt liên kết đánh giá theo từng mơ hình liên kết theo từng đặc trưng hoạt
động của mỗi liên kết. Tổng hợp kết quả khảo sát trong bảng 4.9.
Bảng 4.9. Kết quả kiểm soát hoạt động của liên kết
STT
1

2

3

Nội dung kiểm soát
HGĐ trồng rừng liên kết tuân thủ
nội quy của nhóm
HGĐ tham gia và đạt tiêu chuẩn
QLRBV (đã được cấp CC FSC và
đang tuân thủ)

Kết quả (% HGĐ thực hiện)
Liên kết ngang


Liên kết dọc

Liên kết hỗn hợp

61,48

-

100

100

100

100

-

100

82,96

HGĐ trồng rừng tuân thủ cam kết
với công ty chế biến lâm sản
(cung cấp GNL có CC FSC…)

Nguồn: Tổng hợp số liệu khảo sát (2016, 2017)

Các hộ tham gia liên kết đã tuân thủ tốt các quy định về tiêu chuẩn quản lý rừng bền
vững. Để đảm bảo sự bền vững của liên kết, vấn đề kinh phí hoạt động nhóm và duy trì việc

thuê bên thứ ba đánh giá độc lập cho các diện tích rừng trồng theo tiêu chuẩn Quản lý rừng
bền vững là rất quan trọng, mỗi chu kỳ đánh giá (5 năm) cần kinh phí khoảng trên 600 triệu
đồng; tuy nhiên, đối với liên kết ngang, các hộ chưa tuân thủ cam kết của nhóm, chưa hình
thành được nguồn quỹ thường xuyên và đủ lớn để tiếp tục duy trì hoặc mở rộng diện tích rừng
tham gia cấp chứng chỉ FSC cho giai đoạn tiếp theo khi khơng cịn các dự án hỗ trợ.
17


Bên cạnh đó, tính bền vững của liên kết được thể hiện qua sự gắn kết và mức độ duy trì
sự tham gia của các bên.
Bảng 4.10. Sự gia tăng thành viên trong liên kết giai đoạn 2014-2017
STT

Tiêu chí

Kết quả theo thời gian
Liên kết ngang

Liên kết dọc

Liên kết hỗn hợp

1

Số hộ gia đình tham gia

Giảm

Tăng


Tăng

2

Diện tích (ha)

Giảm

Tăng

Tăng

Nguồn: Thống kê của trưởng nhóm chứng chỉ rừng cấp xã được khảo sát (2017)

Khả năng bền vững của liên kết ngang là rất thấp, do phụ thuộc quá lớn và nguồn hỗ trợ
bên ngoài, chưa xây dựng được cơ chế huy động và đóng góp quỹ phù hợp; gỗ nguyên liệu
chưa có thị trường tiêu thụ ổn định; do vậy mức độ hấp dẫn các thành viên tham gia và duy trì
liên kết ở mức thấp.
4.1.6. Xu hướng và tiềm năng phát triển của liên kết ngang
Tiềm năng phát triển liên kết được đánh giá dựa trên sự hài lòng và mức sẵn sàng
tham gia của các bên liên kết. Kết quả đánh giá được tổng hợp trong bảng 4.11.
Bảng 4.11. Khả năng sẵn sàng tham gia liên kết
STT

Sự sẵn sàng tham gia LK

I
1
2
3


Đối với HGĐ
Tiếp tục tham gia
Sẵn sàng góp thêm đất và đầu tư
Hài lòng

II

Đối với Doanh nghiệp chế biến gỗ

1
2

Sẵn sàng tham gia
Hài lòng

Kết quả thực hiện (%)
Liên kết ngang Liên kết dọc
Liên kết hỗn hợp
69,67
48,18
78,69

93,84
96,92

100,00
100,00
91,43


100,00
100,00
100,00
100,00
Nguồn: Tổng hợp thông tin khảo sát (2016, 2017)

Qua bảng trên cho thấy, các bên tham gia liên kết dọc và liên kết hỗn hợp có mức độ hài
lịng cao, khả năng góp thêm đất vào liên kết và sẵn sàng tham gia ở mức trên 90% số thành
viên được khảo sát. Đối với liên kết ngang chỉ đạt trên 69% số HGĐ hài lòng và mong muốn
tiếp tục tham gia liên kết, nhưng có dưới 50% số hộ muốn góp thêm đất vào liên kết. Như vậy,
với tiềm năng về diện tích của liên kết ngang là lớn nhưng chưa tạo được sự vững chắc về tài
chính cho hoạt động nhóm và tham gia cấp chứng chỉ rừng của chu kỳ tiếp theo, do vậy chưa
thu hút được các hộ gia đình góp thêm diện tích đất lâm nghiệp tham gia vào liên kết nhóm.
4.2. YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LIÊN KẾT TRONG PHÁT TRIỂN RỪNG GỖ
NGUYÊN LIỆU KHU VỰC MIỀN TRUNG VIỆT NAM
4.2.1. Liên kết ngang: Liên kết nhóm hộ nơng dân trồng rừng có chứng chỉ quản lý rừng
bền vững
Đề tài khảo sát 122 HGĐ tham gia liên kết, sử dụng phương pháp Phân tích nhân tố khám
phá (EFA) với thang đo Likert 5 cấp bậc (Likert, 1932; Đinh Phi Hổ, 2014) để đo các biến quan
sát về mức độ đồng ý Sẵn sàng tham gia liên kết (1 là Rất thấp; 2 là Thấp; 3 là Trung bình; 4 là
Cao; 5 là Rất cao) và phân tích hồi quy đã biến. Kết quả phân tích được đánh giá thơng qua các
bước kiểm định như (i) Kiểm định chất lượng 07 yếu tố bằng hệ số Cronbach’s Alpha để loại 03
18


biến quan sát khơng có ý nghĩa (từ 26 biến cịn 23 biến); (ii) Phân tích Nhân tố khám phá để
phân tích tính thích hợp của EFA và tương quan của các biến quan sát, Kiểm định Bartlett, sử
dụng ma trận xoay yếu tố để sắp xếp trật tự các yếu tố có ảnh hưởng đến sự sẵn sàng tham gia
liên kết. Từ 07 yêu tố tiềm năng ban đầu, Mơ hình điều chỉnh qua kiểm định Cronbach’s Alpha
và phân tích nhân tố khám phá thành 06 yếu tố ảnh hưởng.

Bảng 4.12. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sẵn sàng tham gia liên kết ngang
TT
1

Yếu tố
HQKT (F1)

2
3
4
5
6
7

HTN (F2)
CQDP (F3)
TTSP (F4)
CCLK (F5)
CSNN (F6)
SSTG (Y)

Biến quan sát
Giải thích yếu tố
HQKT1, HQKT2, HQKT3, DDSP1, Hiệu quả kinh tế
DDSP2, DDSP3
HNT1, HTN2, HTN3, HTN4
Hỗ trợ từ tổ chức bên ngoài
CQDP1, CQDP2, CQDP3
Tác động của Chính quyền địa phương
TTSP1, TTSP2, TTSP3

Thị trường sản phẩm
CCLK1, CCLK2, CCLK3, CCLK4
Cơ chế liên kết
CSNN1, CSNN2, CSNN3
Chính sách Nhà nước
SSTG1, SSTG2, SSTG3
Sẵn sàng tham gia liên kết
Nguồn: Xử lý số liệu khảo sát (2016, 2017)

Nghiên cứu áp dụng phương pháp phân tích hồi quy, sử dụng hệ số Pearson’s để phân
tích tương quan giữa 6 yếu tố (các biến độc lập) với biến sẵn sàng tham gia liên kết (biến phụ
thuộc). Kết quả phân tích hồi quy đa biến cho thấy 68,0% thay đổi trong sự sẵn sàng tham gia
liên kết nhóm hộ trồng rừng có chứng chỉ QLRBV của HGĐ được giải thích bởi 06 yếu tố độc
lập của mơ hình. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến sự sẵn sàng tham gia liên kết ngang
của hộ gia đình trong phát triển rừng gỗ nguyên liệu được tổng hợp trong phương trình sau:
SSTG (Y) = 0,579F1 + 0,379F2 + 0,190F3 + 0,352F4 + 0,138F5 + 0,198F6
Từ phương trình trên, xác định vị trí ảnh hưởng của các biến độc lập, các hệ số này có
thể chuyển đổi thành dạng phần trăm và được tổng hợp trong bảng 4.15.
Bảng 4.13. Vị trí quan trọng của các yếu tố trong liên kết ngang
Biến độc lập
HQKT_F1
HTN_F2
TTSP_F4
CSNN_F6
CQDP_F3
CCLK_F5
Tổng số

Tên biến


Giá trị tuyệt đối
%
Hiệu quả kinh tế
0,579
31,54
Hỗ trợ từ tổ chức bên ngoài
0,379
20,64
Thị trường sản phẩm
0,352
19,17
Chính sách Nhà nước
0,198
10,78
Tác động của Chính quyền địa phương
0,190
10,35
Cơ chế liên kết
0,138
7,52
1,836
100,00
Nguồn: Tổng hợp số liệu khảo sát (2016, 2017)

Biến HQKT đóng góp 31,54%, biến HTN đóng góp 20,64%, biến TTSP đóng góp
19,17%, biến CSNN đóng góp 10,78%, biến CQDP đóng góp 10,35%, biến CCLK đóng góp
7,52% đến sự sẵn sàng tham gia liên kết ngang.
Yếu tố Hiệu quả kinh có tác động rất lớn và có vai trò quyết định đến sự tham gia liên
kết của HGĐ. Hiệu quả kinh tế có thể thơng qua việc đổi mới chiến lược kinh doanh, kéo dài
chu kỳ kinh doanh rừng trồng, lựa chọn loại chứng chỉ rừng phù hợp, sử dụng hiệu quả vốn

đầu tư... Tuy nhiên, các HGĐ còn phụ thuộc rất nhiều vào sự hỗ trợ của tổ chức bên ngoài
hoặc các đầu mối trong các chi Hội, các Hội và doanh nghiệp chế biến lâm sản như: hỗ trợ
kinh phí, vốn đầu tư, thủ tục tham gia chứng chỉ rừng; vì vậy, trong tương lai, cần có giải pháp
phù hợp để nâng cao năng lực tự vận hành liên kết của các hộ trồng rừng.

19


Khi yếu tố Thị trường sản phẩm có vai trị và tác động tương đối lớn, do mức chênh lệch
giá bán của rừng và GNL có chứng chỉ cao hơn rừng và GNL khơng có chứng chỉ từ 10% –
15% và khả năng tiêu thụ GNL; do vậy việc đảm bảo được yếu tố thị trường cần phải có giải
pháp phát triển liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm.
Yếu tố Tác động của chính quyền địa phương, chính sách của nhà nước và cơ chế liên
kết đều có vai trò quan trọng trong liên kết phát triển rừng GNL có chất lượng, có chứng chỉ
QLRBV.
Vậy, có thể khẳng định các yếu tố ảnh hưởng đến sự sẵn sàng tham gia liên kết nhóm hộ
trồng rừng có chứng chỉ QLRBV của các HGĐ theo thứ tự tầm quan trọng giảm dần là: (1)
Hiệu quả kinh tế; (2) Hỗ trợ từ tổ chức bên ngoài; (3) Thị trường sản phẩm; (4) Chính sách
Nhà nước; (5) Tác động của chính quyền địa phương; (6) Cơ chế liên kết.
4.2.2. Liên kết dọc: Liên kết trồng rừng giữa công ty chế biến lâm sản với hộ nông dân
Đề tài khảo sát 65 HGĐ tham gia liên kết, sử dụng phương pháp Phân tích nhân tố khám
phá (EFA) với thang đo Likert 5 cấp bậc (Likert, 1932; Đinh Phi Hổ, 2014) để đo các biến
quan sát về mức độ đồng ý Sẵn sàng tham gia liên kết (1 là Rất thấp; 2 là Thấp; 3 là Trung
bình; 4 là Cao; 5 là Rất cao) và phân tích hồi quy đã biến. Kết quả phân tích được đánh giá
thông qua các bước kiểm định như (i) Kiểm định chất lượng 06 yếu tố bằng hệ số Cronbach’s
Alpha để loại 08 biến quan sát khơng có ý nghĩa (từ 18 biến cịn 10 biến); (ii) Phân tích Nhân
tố khám phá để phân tích tính thích hợp của EFA và tương quan của các biến quan sát, Kiểm
định Bartlett, sử dụng ma trận xoay yếu tố để sắp xếp trật tự các yếu tố có ảnh hưởng đến sự
sẵn sàng tham gia liên kết. Từ 06 yêu tố tiềm năng ban đầu, Mơ hình điều chỉnh qua kiểm định
Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá để sắp xếp lại các biến quan sát có ý nghĩa

trong 06 yếu tố ảnh hưởng.
Bảng 4.14. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sẵn sàng tham gia liên kết
TT
1
2
3
4
5
6
7

Yếu tố

Biến quan sát

Giải thích yếu tố

HQKT (F1)
DHLK (F2)
DDSP (F3)
CQDP (F4)
CSNN (F5)
TTN (F6)
SSTG (Y)

HQKT1, HQKT2, CCLK1, CCLK2
Hiệu quả kinh tế
CSNN3, HLK3
Đặc điểm hộ liên kết
DDSP3

Đặc điểm sản phẩm
CQDP2
Tác động Chính quyền địa phương
CSNN2
Chính sách Nhà nước
HLK1
Tăng thu nhập
SSTG1, SSTG2, SSTG3
Sẵn sàng tham gia liên kết
Nguồn: Xử lý số liệu khảo sát (2016, 2017)

Nghiên cứu áp dụng phương pháp phân tích hồi quy, sử dụng hệ số Pearson’s để phân
tích tương quan giữa 6 yếu tố (các biến độc lập) với biến sẵn sàng tham gia liên kết (biến phụ
thuộc). Kết quả phân tích hồi quy đa biến cho thấy 90,5% thay đổi trong sự sẵn sàng tham gia
liên kết được giải thích bởi 06 yếu tố độc lập của mơ hình. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố
đến sự sẵn sàng tham gia liên kết ngang của hộ gia đình trong phát triển rừng gỗ nguyên liệu
được tổng hợp trong phương trình sau:
SSTG (Y) = 0,080F1 + 0,622F2 + 0,249F3 + 0,170F4 + 0,409F5 + 0,511F6

20


Các hệ số hồi quy chuẩn hóa nhằm xác định vị trí ảnh hưởng của các biến độc lập, các hệ
số này có thể chuyển đổi thành dạng phần trăm và được tổng hợp trong bảng 4.17.
Bảng 4.15. Vị trí quan trọng của các yếu tố trong liên kết dọc
Biến độc lập
DHLK (F2)
TTN (F6)
CSNN (F5)
DDSP (F3)

CQDP (F4)
HQKT (F1)
Tổng số

Tên biến
Đặc điểm hộ liên kết
Tăng thu nhập
Chính sách Nhà nước
Đặc điểm sản phẩm
Tác động của Chính quyền địa phương
Hiệu quả kinh tế

Giá trị tuyệt đối
%
0,622
30,47
0,511
25,04
0,409
20,04
0,249
12,20
0,170
8,33
0,080
3,92
2,041
100,00
Nguồn: Tổng hợp số liệu khảo sát (2016, 2017)


Biến DHLK đóng góp 30,47%, biến TTN đóng góp 25,04%, biến CSLK đóng góp
20,04%, biến DDSP đóng góp 12,20%, biến CQDP đóng góp 8,33%, biến HQKT đóng góp
3,92% ảnh hưởng đến biến Y_Sẵn sàng tham gia liên kết.
Vậy, có thể khẳng định các yếu tố ảnh hưởng đến sự sẵn sàng tham gia liên kết của hộ
nông dân theo thứ tự tầm quan trọng giảm dần là: (1) Đặc điểm HGĐ tham gia liên kết; (2)
Tăng thu nhập; (3) Chính sách Nhà nước; (4) Đặc điểm sản phẩm; (5) Tác động của chính
quyền địa phương; (6) Hiệu quả kinh tế.
4.2.3. Liên kết hỗn hợp: Liên kết nhóm hộ nơng dân trồng rừng có chứng chỉ Quản lý
rừng bền vững với công ty chế biến lâm sản
Từ kết quả khảo sát 35 hộ gia đình tham gia liên kết cho thấy, mối liên kết trong mơ hình
này vẫn là nhu cầu tất yếu đến từ hai phía. Một bên, người trồng rừng có đất trồng rừng và cần
nâng cao chất lượng rừng và GNL, cần có nơi để tiêu thụ sản phẩm ổn định. Một bên là công
ty chế biến lâm sản có nhu cầu về GNL, đặc biệt là gỗ nguyên liệu có chất lượng, có chứng
chỉ FSC và tạo được vùng nguyên liệu đầu vào ổn định cho sản xuất chế biến gỗ. Sử dụng
thang điểm đánh giá mức độ đồng ý sẵn sàng tham gia liên kết: 1 là Rất thấp; 2 là Thấp, 3 là
Trung bình, 4 là Cao, 5 là Rất cao.
Từ kết quả khảo sát cho thấy, sự ảnh hưởng của các yếu tố thị trường đến khả năng tham
gia liên kết của các HGĐ là rất lớn, trong đó vấn đề giá bán rừng và gỗ nguyên liệu, cam kết
tiêu thụ toàn bộ sản lượng GNL của nhóm hộ mang tính chất quyết định đến sự tham gia (với
100% ý kiến đánh giá ở mức đồng ý cao và rất cao); công ty chế biến lâm sản cam kết tiêu thụ
toàn bộ sản lượng gỗ với giá cao hơn giá gỗ khơng có chứng chỉ FSC từ 15-18% đã tạo động
lực thực sự cho liên kết hình thành và phát triển.
Bên cạnh đó, sự hỗ trợ từ các tổ chức bên ngồi có vai trị quan trọng trong việc hình
thành liên kết. Dự án WWF giúp HGĐ tiếp cận phương thức trồng rừng theo nhóm chứng chỉ
FSC, hỗ trợ kinh phí và kỹ thuật; hơn nữa, doanh nghiệp chế biến lâm sản hỗ trợ HGĐ kinh
phí tham gia chứng chỉ FSC ở chu kỳ tiếp theo, do vậy có 100% ý kiến đánh giá ở mức đồng ý
cao và rất cao về vai trò sự hỗ trợ của dự án và doanh nghiệp tham gia liên kết có ảnh hưởng
lớn đến sự sẵn sàng tham gia liên kết của HGĐ trồng rừng.
Chính quyền địa phương cũng có tác động lớn đến khả năng tham gia và duy trì liên kết
nhóm hộ trồng rừng chứng chỉ FSC, 100% ý kiến của HGĐ được khảo sát đánh giá ở mức

đồng ý cao và rất cao về vai trị tác động của chính quyền địa phương.
21


4.3. ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP CÁC MƠ HÌNH LIÊN KẾT
Bảng 4.16. Kết quả tổng hợp đánh giá 03 mơ hình liên kết
Chỉ số
phân tích

ST
Chỉ tiêu đánh giá
T
1 Kết quả kinh doanh rừng trồng LK

Tr.đ/ đơn vị
sản phẩm
Tr.đ/đơn vị
sản phẩm
Tr.đ/ha
Lần
%
Tr.đ/ha/năm

-

Giá trị gia tăng

-

Lợi nhuận


2

NPV
BCR
IRR
AEV
Khả năng thực hiện cam kết

-

Thực hiện cam kết về tuổi rừng tối thiểu

-

Thực hiện cam kết về đóng góp quỹ chung

-

Rất tốt/Tốt/
Khơng tốt
Rất tốt/Tốt/
Khơng tốt
Rất tốt/Tốt/
Khơng tốt
Rất tốt/Tốt/
Khơng tốt
Rất tốt/Tốt/
Khơng tốt
Có/Khơng


Thực hiện cam kết về tài chính, vốn vay
trong sản xuất
Thực hiện cam kết về cung cấp đủ sản
lượng gỗ theo cam kết

Mơ hình liên kết
MH1
MH2
MH3

0,66

1,46

1,54

0,52
29,95
2,28
26,51
5,56

1,04
23,02
1,49
21,63
4,27

1,35

109,57
3,02
35,00
15,60

Rất tốt

Rất tốt

Rất tốt

Khơng tốt

-

Rất tốt

Rất tốt

-

Rất tốt

-

Rất tốt

Rất tốt

Khơng


Tốt


Rất tốt


Có/Khơng
Tăng/Duy
trì/giảm
Rất tốt/Tốt/
Khơng tốt

Khơng





Giảm

Duy trì

Tăng

Tốt

Rất tốt

Rất tốt


-

Thực hiện cam kết về giá sản phẩm LK

3

Cam kết bao tiêu sản phẩm LK
Tính bền vững của LK

-

Có thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định

-

Duy trì thành viên tham gia

-

Tuân thủ nội quy, hợp đồng LK

4

Xu hướng, tiềm năng duy trì và phát
triển LK

-

Sự hài lịng của các bên tham gia liên kết


Cao/Trung
bình/Thấp

Trung
bình

Cao

Cao

-

Khả năng tự tham gia CC FSC

Khơng





-

Khả năng tạo kinh phí tham gia CC FSC

Có/khơng
Rất tốt/Tốt/
Khơng tốt

Khơng tốt


-

Rất tốt

5

Xã hội hóa trong đầu tư phát triển lâm
nghiệp địa phương

-

Đa dạng nguồn vốn cho LK và sản xuất

Cao/Trung
bình/Thấp

Thấp

Trung
Bình

Cao

6

Bảo vệ mơi trường

-


Khả năng đảm bảo trồng rừng theo FSC

Rất tốt/Tốt/
Không tốt
Rất tốt
Rất tốt
Rất tốt
Nguồn: tổng hợp kết quả xử lý số liệu khảo sát (2016, 2017)

MH 1: Liên kết ngang “Liên kết nhóm hộ nơng dân trồng rừng có Chứng chỉ Quản lý
rừng bền vững” tại tỉnh Quảng Nam và Bình Định.
22


MH 2: Liên kế dọc “Liên kết giữa công ty chế biến lâm sản với hộ nông dân trồng rừng”
tại Quảng Nam.
MH 3: Liên kết hỗn hợp “Liên kết nhóm hộ nơng dân trồng rừng có chứng chỉ Quản lý
rừng bền vững với công ty chế biến lâm sản” tại Quảng Trị.
Qua bảng tổng hợp trên và kết quả đánh giá thực trạng các mơ hình liên kết tại 03 tỉnh
khảo sát cho thấy, cả 03 mơ hình liên kết đều mang lại hiệu quả kinh tế rừng trồng và các bên
tham gia tuân thủ rất tốt các quy định về chứng chỉ FSC. Tuy nhiên, việc tuân thủ một số cam
kết và quy định trong liên kết chưa thực hiện tốt; trong đó, cam kết về đảm bảo nguồn quỹ
hoạt động và kinh phí để tự tham gia chứng chỉ FSC là rất quan trọng, là vấn đề then chốt cho
việc duy trì chứng chỉ FSC. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu cho thấy, nên duy trì và phát triển
mơ hình liên kết hỗn hợp (MH3) và mơ hình liên kết dọc (MH2); đề xuất các giải pháp cần tập
trung cho việc thúc đẩy phát triển hai mô hình này. Ngồi ra, cần có giải pháp để giúp nâng
cấp mơ hình liên kết ngang (MH1) phát triển theo hình thức Liên kết hỗn hợp (MH3) hoặc
hình thành liên kết dọc theo chuỗi giá trị.
4.4. GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY LIÊN KẾT TRONG PHÁT TRIỂN RỪNG GỖ NGUYÊN
LIỆU KHU VỰC MIỀN TRUNG

4.4.1. Các căn cứ đề xuất giải pháp
Căn cứ đề xuất giải pháp bao gồm (i) Mục tiêu và chiến lược phát triển ngành Lâm
nghiệp; (ii) Định hướng phát triển lâm nghiệp địa phương; (iii) Kết quả nghiên cứu và đánh
giá thực trạng tại Phần 4; (iv) Kết quả phân tích SWOT các liên kết.
4.4.2. Giải pháp thúc đẩy liên kết trong phát triển rừng gỗ nguyên liệu
4.4.2.1. Khuyến khích phát triển liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm gỗ có chứng chỉ Quản
lý rừng bền vững
❖ Đối với liên kết hỗn hợp
Các nhóm hộ tham gia liên kết phải duy trì liên kết và ln tn thủ các cam kết trong
liên kết nhóm và cam kết với doanh nghiệp chế biến lâm sản về cung ứng gỗ nguyên liệu có
chứng chỉ FSC. Mở rộng đối tác liên kết với các đơn vị sử dụng gỗ nguyên liệu có quy cách
đường kính nhỏ hơn 10cm để tiêu thụ với giá gỗ có chứng chỉ FSC, qua đó có thể để nâng cao
giá trị rừng trồng và gỗ nguyên liệu.
Xây dựng cơ chế giá bán gỗ nguyên liệu phù hợp với đơn vị liên kết là doanh nghiệp chế
biến lâm sản, đảm bảo việc tuân thủ cam kết về giá, tạo động lực thúc đẩy liên kết hiệu quả và
bền vững.
❖ Đối với liên kết ngang
Các nhóm hộ thành lập Hội các nhóm hộ chứng chỉ rừng cấp tỉnh, có tư cách pháp nhân
để thuận lợi trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ ổn định gỗ có chứng chỉ FSC thông qua
liên kết các đối tác là các doanh nghiệp chế biến lâm sản có tiềm lực kinh tế mạnh, có quy mơ
sản xuất lớn. Các nhóm hộ có thể thơng qua kênh thơng tin từ các hiệp hội tại Bình Định và
các vùng miền như: Hiệp hội gỗ và Lâm sản Bình Định (FPA); Hiệp hội chế biến gỗ tỉnh Bình
Dương (BIFA); Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP. HCM (HAWA).... để tăng cường khả năng
kết nối và liên kết với doanh nghiệp chế biến lâm sản.
Tạo lập liên kết và xây dựng cơ chế và điều khoản cho liên kết dọc theo chuỗi giá trị có
quan hệ gắn kết chặt chẽ, ổn định và ràng buộc trách nhiệm giữa nhóm hộ/Hội với các cơng ty
chế biến gỗ. Trong đó, chú trọng đến cơ chế giá đảm bảo mức độ chênh lệch giá so với gỗ
không có chứng chỉ phù hợp và khuyến khích được doanh nghiệp chế biến gỗ và các nhóm hộ
trồng rừng có chứng chỉ QLRBV tham gia.
❖ Đối với liên kết dọc


23


Duy trì cơ chế liên kết trồng rừng cung cấp GNL giữa các bên tham gia; doanh nghiệp
chế biến lâm sản mở rộng phạm vi thị trường tiêu thụ và xuất khâu phẩm gỗ để tăng cường sử
dụng gỗ có chứng chỉ với quy cách đường kính gỗ dưới 14cm với giá gỗ có chứng chỉ FSC.
4.4.2.2. Nâng cao năng lực tự vận hành liên kết và khuyến khích các thành phần kinh tế
tham gia liên kết
(i) Các nhóm hộ xây dựng kế hoạch sử dụng hiệu quả các nguồn hỗ trợ từ tổ chức bên
ngồi và tạo lập mơi trường có sức thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp chế biến lâm sản quy
mô lớn; (ii) Thành lập và duy trì Hội Các nhóm hộ có chứng chỉ cấp tỉnh, có quy mơ diện tích
rừng trồng tập trung lớn, có tư cách pháp nhân để thuận lợi trong tham gia chứng chỉ rừng và
thương mại GNL trên thị trường; (iii) Xây dựng phương án, kế hoạch thành lập quỹ nhóm từ
các nguồn kinh phí đóng góp hàng năm và trích % từ lợi nhuận do tham gia chứng chỉ rừng
mang lại, như lợi nhuận do chênh lệch giá bán gỗ có chứng chỉ rừng so với gỗ khơng có chứng
chỉ rừng. Khi nguồn quỹ đủ lớn, các nhóm hộ hoặc Hội có thể tự chủ về kinh phí tham gia
chứng chỉ QLRBV. Nhóm hộ cử đại diện tham gia các lớp tập huấn xây dựng phương án
Quản lý rừng bền vững theo các văn bản quy định mới của nhà nước.
4.4.2.3. Đổi mới chiến lược kinh doanh rừng gỗ nguyên liệu
- Biện pháp 1: Khuyến khích các HGĐ tham gia liên kết nhóm và liên kết theo chuỗi giá
trị với công ty chế biến lâm sản, tạo diện tích rừng trồng tập trung lớn có chứng chỉ QLRBV
giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và giảm chi phí đầu tư trong sản xuất.
- Biện pháp 2: Khuyến khích các chủ rừng kéo dài chu kỳ kinh doanh rừng trồng tối
thiểu là 7 năm (tốt hơn là từ 10-12 năm) để tăng sản lượng gỗ nguyên liệu có quy cách đường
kính lớn, tăng tỷ trọng gỗ lớn có giá trị kinh tế cao cho công nghiệp chế biến gỗ, nâng cao
hiệu quả kinh tế và tăng thu nhập cho chủ rừng.
Để kéo dài chu kỳ kinh doanh rừng trồng, có thể áp dụng các hình thức như: (i) Chuyển
hóa từ rừng trồng kinh doanh gỗ nhỏ có chu kỳ ngắn sang trồng rừng có chu kỳ kình doanh
dài hơn, áp dụng các biện pháp kỹ thuật của hình thức chuyển hóa rừng trồng; (ii) Trồng mới

rừng trồng kinh doanh gỗ lớn, áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp với trồng
rừng gỗ lớn.
- Biện pháp 3: Đối với liên kết dọc và liên kết hỗn hợp, cần áp dụng các tiến bộ kỹ
thuật trong chế biến để sử dụng sản lượng gỗ nguyên liệu có đường kính nhỏ hơn 14cm cho
chế biến đồ gỗ nội – ngoại thất theo giá gỗ có chứng chỉ FSC, hoặc tiêu thụ sản lượng này
cho các đơn vị chế biến đồ gỗ theo giá có chứng chỉ FSC thay vì tiêu thụ theo giá gỗ dăm
mảnh như hiện nay; như vậy sẽ nâng cao được từ 10% – 18% giá trị sản lượng gỗ nguyên
liệu ở quy cách này, và làm tăng lợi nhuận cho các chủ rừng.
4.4.2.4. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả và vai trị của chính quyền địa phương trong phát
triển liên kết trồng rừng chứng chỉ Quản lý rừng bền vững
Việc triển khai chính sách của Trung ương tới địa phương và chủ rừng cần được tổ chức
thực hiện nhanh chóng, thơng qua các chương trình khuyến nơng, khuyến lâm các cấp. Thúc
đẩy các hoạt động và chương trình hỗ trợ phát triển rừng trồng có chứng chỉ QLRBV tới các
chủ rừng.
Chính quyền địa phương cần phải năng động trong thúc đẩy phát triển rừng trồng và liên
kết trồng rừng có chứng chỉ QLRBV, Hội Các nhóm hộ trồng rừng chứng chỉ khi được thành
lập cần thiết có sự tham gia của cơ quan quản lý lâm nghiệp cấp tỉnh là đại hiện hợp pháp cho
chứng chỉ rừng theo nhóm hộ.
Chính phủ cần tiếp tục đầu tư nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý lâm nghiệp các cấp
về chuyên môn và khả năng quản lý. Khẳng định vai trò quan trọng trong triển khai và thực
hiện chính sách của Nhà nước.

24


4.4.2.5. Khuyến nghị chính sách thúc đẩy phát triển liên kết trong kinh doanh rừng gỗ
nguyên liệu
Kết quả nghiên cứu đã chỉ rõ các mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thúc đẩy liên kết
trong kinh doanh rừng gỗ nguyên liệu. Trong đó, hiệu quả kinh tế; thị trường sản phẩm; đặc
điểm sản phẩm liên kết; hỗ trợ từ tổ chức bên ngoài và các bên liên quan là những yếu tố có

mức độ ảnh hưởng cao đến sự hình thành và phát triển liên kết kinh doanh rừng gỗ ngun
liệu của các nhóm hộ gia đình. Các yếu tố về chính sách; cơ chế liên kết; và vai trị của chính
quyền địa phương được đánh giá có mức độ ảnh hưởng thấp. Dựa vào phát hiện này của
nghiên cứu, những khuyến nghị chính sách được đề xuất như sau:
- Xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ và tăng cường mạng lưới liên kết để nâng cao năng
lực cho các HGĐ quản lý kinh doanh rừng gỗ nguyên liệu liên kết theo chuỗi giá trị, đảm bảo
thị trường tiêu thụ sản phẩm liên kết, bao gồm: hỗ trợ đào tạo tăng cường sự hiểu biết về tài
chính, thơng tin thị trường và đàm phán thực hiện cơ chế liên kết giữa các tác nhân trong
chuỗi giá trị; sử dụng yếu tố đầu vào sản xuất, kinh doanh rừng gỗ nguyên liệu có chất lượng
cao, có nguồn gốc xuất xứ, áp dụng các biện pháp quản lý rừng bền vững và lựa chọn chứng
chỉ rừng phù hợp; xây dựng cơ chế lợi ích phù hợp để thu hút sự tham gia liên kết và hỗ trợ
của các tổ chức, doanh nghiệp chế biến lâm sản trong phát triển rừng gỗ nguyên liệu có chứng
chỉ QLRBV và cấp chứng chỉ rừng.
- Xây dựng cơ chế khuyến khích, hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật để thúc đẩy liên kết
ngang làm tăng tích tụ đất lâm nghiệp, thực hiện trồng rừng gỗ nguyên liệu tập trung theo
phương án quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng, làm tiền đề cho việc khuyến khích phát
triển liên kết theo chuỗi giá trị, đảm bảo sự bền vững trong sản xuất ngành lâm nghiệp; cụ thể
như: phát triển liên kết nhóm hộ tại tỉnh Quảng Nam, Bình Định và Quảng Trị để tạo quy mơ
diện tích có chứng chỉ QLRBV rộng lớn; tuy nhiên, liên kết và sản xuất lâm nghiệp sẽ thiếu
bền vững khi không tạo được sự gắn kết theo chuỗi giá trị (nhóm hộ tại Quảng Nam và Bình
Định), gỗ ngun liệu có chứng chỉ QLRBV khơng có thị trường tiêu thụ ổn định. Do đó, đối
với liên kết hỗn hợp tại tỉnh Quảng Trị khá bền vững khi hội tụ đủ cả điều kiện cần là có quy
mơ diện tích rừng đủ lớn và điều kiện đủ là có đơn vị chế biến gỗ tham gia liên kết giữ vai trò
là “đầu tàu” trong phát triển liên kết, thực hiện hỗ trợ đầu tư và bao tiêu gỗ nguyên liệu, tạo
thành liên kết chuỗi giá trị sản phẩm gỗ có chứng chỉ QLRBV.
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. KẾT LUẬN
1) Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về liên kết trong phát triển rừng gỗ
nguyên liệu, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra, cần phát triển liên kết theo chiều sâu, ưu tiên phát
triển rừng gỗ nguyên liệu theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản

xuất và tối đa lợi ích cho các bên tham gia.
2) Trên địa bàn các tỉnh nghiên cứu hình thành 03 liên kết điển hình bao gồm: (i) Liên
kết ngang; (ii) Liên kết dọc; (iii) Liên kết hỗn hợp. Theo kết quả khảo sát cho thấy, rừng trồng
liên kết có chứng chỉ FSC đều có năng suất chất lượng tốt, có lợi nhuận và hiệu quả kinh tế
cao cho chủ rừng. Các bên tham gia liên kết bình đẳng và quyền lợi cơng bằng; đối với liên
kết nhóm hộ, các thành viên được thuận lợi trong việc vay vốn đầu tư trồng rừng, được tập
huấn kỹ thuật; đối với nhóm hộ tại Quảng Trị, có thuận lợi trong việc tiêu thụ gỗ nguyên liệu
do đơn vị liên kết cam kết bao tiêu toàn bộ sản phẩm đầu ra của rừng trồng với giá bán chênh
lệch cao hơn từ 15%-18% so với gỗ cùng quy cách nhưng khơng có chứng chỉ trên thị trường.
Đối với các doanh nghiệp chế biến lâm sản tham gia liên kết thuận lợi trong việc đảm bảo
nguồn cung gỗ nguyên liệu đầu vào, chủ động trong sản xuất và kiểm soát tốt nguồn gốc xuất
xứ nguồn nguyên liệu đầu vào.
25


×