Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

DANH CA KET HOP ANH SANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.28 KB, 5 trang )

KHAI THÁC HẢI SẢN KẾT HỢP ÁNH SÁNG
1. Ánh sáng và vai trị của nó đối với đời sống của thủy sinh vật
Ánh sáng gồm nhiều tia sáng, mỗi tia sáng được đặc trưng bới tính chất sóng của
nó. Bản chất phức tạp của ánh sáng có thể coi ánh sáng là những dao động điện từ gây
ra cảm ứng thị giác. Quá trình dao động được đặc trưng bởi bước sóng λ và biên độ a.
Bước sóng thể hiện tính chất dao dộng khách quan của ánh sáng mà cơ quan thị giác
có thể cảm ứng đựợc độ chói của ánh sáng. Tần số dao động, tốc độ và bước sóng của
ánh sáng quan hệ với nhau qua biểu thức:
F =c/λ
Đơn vị đo bước sóng là Angstrơm (Ă); 1 Ă=10-8cm
Vùng quy ước sự truyền sóng ánh sáng theo quang phổ nhìn thấy được như bảng
3:
Bảng 3. Vùng quy ước sự truyền sóng ánh sáng
Tia sáng màu

Bước sóng (Ă)

Đỏ

7200-6200

Da cam

6200-5950

Vàng

5950-5650

Xanh lá cây


5650-4900

Xanh nước biển

4900-4400

Tím

4400-3900

Phổ nhìn thấy của cá gần như giống với của người, giới hạn λ = 4000-7000Ă. Sự
hiểu biết về quang phổ của ánh sáng mà mắt các loài cá khác nhau thụ cảm được cho
ta cơ sở khoa học để chọn nguồn sáng thích hợp nhất.
Ánh sáng có vai trị to lớn đối với đời sống của thủy sinh vật, nó góp phần quyết
định sự sinh trưởng và tạo nên tập tính của hầu hết các lồi sinh vật, đặc biệt đối với
thủy sinh vật. Ánh sáng có thể làm thay đổi tập tính sinh sản của đàn cá bố mẹ, tốc độ
sinh trưởng của trứng và ấu trùng, thay đổi tập tính và khả năng bắt mồi của đàn cá
trưởng thành, ảnh hưởng đến tập tính kết đàn của hầu hết các loài thủy sinh vật…Ánh
sáng tự nhiên (ánh sáng ban ngày) tạo nên tập tính di cư thẳng đứng, ánh sáng nhân tạo
(ánh sáng từ các đống lửa, đèn hơi, đèn dầu, đèn điện…) tạo nên tập tính kiếm mồi, kết
đàn, trốn chạy…của hầu hết các lồi thủy sinh vật.
Các nghiên cứu về tập tính của cá trong vùng sáng nhân tạo nhằm nâng cao
hiệu suất sử dụng ánh sáng trong khai thác hải sản. Các nghiên cứu về lĩnh vực này
đều có kết luận chung rằng tập tính của cá, năng suất khai thác của ngư cụ phụ thuộc
vào trạng thái sinh học của đối tượng như độ no dạ dày, độ chín muồi tuyến sinh dục…
và các yếu tố mơi trường bên ngồi như thức ăn, nhiệt độ, sóng, gió…Các nghiên cứu
về tập tính tự nhiên (đêm, ngày) của một số lồi cá của Harder-Hempel (1954), Karker
(1958, 1964), Radakov-Solovyev (1959), Cloudsley-Thomson (1961), Kruuk (1963),
Groot (1964) đều có kết luận rằng các lồi cá hoạt động kiếm mồi vào ban đêm, ban



ngày chúng chậm chạp và ít di chuyển. Zucser (1958) cho rằng ánh sáng nhân tạo có
tác dụng như một tín hiệu mồi, cá đói dễ bị hấp dẫn hơn cá no. Dragezund (1957,
1958) thấy rằng một số loài cá có thể bị chống, nhảy vọt lên và lao đến nguồn sáng
chiếu đột ngột, nhưng sau đó nó tản đi hoặc tập trung ở vùng sáng có cường độ ánh
sáng thích hợp. Năm 1952, Hsiao thấy cá ngừ tập trung trong vùng nước ánh sáng
trắng, có độ rọi từ 700-4.500 lux, Uthed (1955) đã phát hiện hoạt tính của cá trích phụ
thuộc vào cường độ chiếu sáng, chúng có hoạt tính mạnh ở độ rọi sáng từ 20-4.000
lux. Hoạt tính của chúng giảm dần khi tăng độ rọi sáng đến 65.000 lux và độ rọi sáng
thích hợp nhất của chúng khoảng 100 lux. Uda (1959) thấy rằng cá non ở hầu hết các
lồi thí nghiệm có phản ứng mạnh và nhạy cảm hơn các cá lớn tuổi hơn. Trong mùa
sinh sản hoặc đẻ trứng các đàn cá thường có tính hướng quang giảm hoặc khơng có
phản ứng với ánh sáng nhân tạo.
Các nghiên cứu của I.V Niconorop (1965) cho rằng cá có phản ứng thăm dị với
ánh sáng nhân tạo sau đó phát sinh các phản ứng định hướng có điều kiện như kiếm
ăn, kết đàn…và nhận thấy các cá thể không tập trung thành đàn kiếm mồi, các cá thể
trong đàn chuyển động trong vùng sáng không ăn mồi, dạ dày trống rỗng. Các nghiên
cứu khác của Danilevski, Semenchenko…sử dụng ánh sáng nhân tạo để điều khiển đối
tượng đánh bắt vào vùng tác dụng của ngư cụ.
Các nghiên cứu về nghề cá kết hợp ánh sáng cịn khá ít, có thể chia các nghiên
cứu đã thực hiện theo hai hướng chủ yếu là nghiên cứu sử dụng ánh sáng để tăng năng
suất khai thác và nghiên cứu ảnh hưởng của ánh sáng đến cấu tạo mắt cá. Các nghiên
cứu thực hiện theo hướng thứ nhất được thực hiện với sự giúp đỡ của các nhà khoa
học Liên Xô (1977-1978) đã xác định được độ rọi sáng thích nghi của một số loài cá,
phương pháp sử dụng nguồn sáng tập trung cá. Các nghiên cứu của Viện Nghiên cứu
Hải sản từ 1963-1984 tập trung vào các nghiên cứu áp dụng ánh sáng đèn măng xông
và ánh sáng đèn điện trên các tàu lưới vó và lưới vây. Nghiên cứu sử dụng bơm hút cá
cơm của Trường Đại học Thủy sản (1984) mặc dù hiệu quả đánh bắt không cao nhưng
đã rút ra được một số nhận xét và kết luận quan trọng. Hướng nghiên cứu thứ hai,
nghiên cứu ảnh hưởng của cường độ ánh sáng mạnh, cưỡng bức đối với tôm, cá được

Nguyễn Văn Lục (1992) và Vũ Duyên Hải (2001) thực hiện. Các nghiên cứu này đã
xác định được một số ngưỡng độ rọi sáng làm thay đổi lâu dài cấu trúc võng mạc mắt
cá và đưa ra các kết luận ban đầu về mức trang bị ánh sáng cho phép đối với các tàu
khai thác hải sản kết hợp ánh sáng.
2. Quá trình hình thành và phát triển nghề cá kết hợp ánh sáng
Việc đánh bắt cá có sử dụng ánh sáng đã được thực hiện từ xa xưa. Lúc đầu,
người ta sử dụng ánh sáng để tìm cá, sau đó sử dụng ánh sáng để lơi cuốn, tập trung cá
đến quanh nguồn sáng. Người xưa đã dùng các đống lửa để lơi cuốn cá, sau đó sử
dụng các nguồn sáng phát ra từ các đèn cháy hơi kali, axêtilen và các loại đèn khác.
Năm 1824, giả thuyết đầu tiên về khả năng sử dụng ánh sáng trên mặt nước để lơi
cuốn cá đã được hình thành. Năm 1882, ở biển Địa Trung Hải đã sử dụng ánh sáng để
đánh bắt cá và hiệu quả khai thác đạt rất cao, sản lượng cá đánh được không thể tiêu
thụ hết. Năm 1885 ở Nauy và năm 1888 ở Nga đã thực hiện thí nghiệm dùng đèn dưới
nước để thu hút cá trích nhưng kết quả thí nghiệm khơng cao. Vào thời gian này, Nhật
Bản cũng đã đưa ánh sáng điện vào nghề cá một cách rộng rãi. Cho đến năm 1930,
Nauy tiếp tục thực hiện dùng ánh sáng điện để thu hút cá, kết quả thí nghiệm đạt được
khá cao. Sau chiến tranh thế giới lần thứ II, các nghiên cứu và áp dụng ánh sáng điện
để tăng năng suất đánh bắt cá được thực hiện rộng rãi và kết quả thu được rất to lớn,


nổi bật là các nghiên cứu của Liên Xô trước đây về sử dụng ánh sáng để đánh cá trích.
Trong thời gian này, loại đèn hơi, mạng măng xông và các đèn điện sợi đốt được sử
dụng rộng rãi trong nghề cá kết hợp ánh sáng toàn cầu. Năm 1955, các thí nghiệm
dùng đèn huỳnh quang để lơi cuốn cá được thực hiện, kết quả thí nghiệm khá tốt
nhưng chưa đưa vào sử dụng phổ biến do tính phức tạp của nó. Đến năm 1962, đèn
huỳnh quang được đưa vào sử dụng phổ biến do tính hiệu quả của nó cao hơn nhiều so
với các loại đèn khác.
Cho đến nay, nghề cá kết hợp ánh sáng đã phát triển rất mạnh, sản lượng khai
thác hàng năm ước tính chiếm 36% tổng sản lượng khai thác toàn cầu. Các quốc gia có
nghề khai thác cá kết hợp ánh sáng phát triển mạnh như Nhật Bản, Nga, Nauy, Pêru,

Philippin…Ánh sáng (đèn) sử dụng trong nghề đánh cá được chia thành ba loại chính
dựa theo tính chất làm việc và hiệu quả của nó:
Đèn tìm cá: được pha, qt nhanh và đột ngột trên mặt nước tạo cho đàn cá có
phản ứng bị choáng (thức tỉnh), nhảy lên trên mặt nước và bị phát hiện, sau đó người
ta dùng các kỹ thuật tiếp theo để đánh bắt chúng. Đèn này thường có cường độ mạnh,
ánh sáng tập trung, sử dụng chủ yếu trên các tàu làm nghề pha xúc và nghề lưới vây.
Đèn thu hút (tập trung) cá: sử dụng đèn này đã tạo ra vùng sáng ổn định, thu hút
các đàn cá từ nơi khác đến. Đèn tập trung cá thường được bố trí cố định ở hai bên mạn
và đi tàu. Đèn có cường độ sáng khơng lớn nhưng có phạm vi chiếu sáng rộng và
được sử dụng rộng rãi trên các tàu khai thác hải sản kết hợp ánh sáng.
Đèn hướng (gom) cá: loại đèn này thường sử dụng tiếp sau hai loại đèn trên, vào
lúc chuẩn bị thả lưới. Công suất của đèn này thường nhỏ, phạm vi chiếu sáng hẹp,
thường là ánh sáng màu vàng hoặc đỏ, bố trí trên tàu (nghề chụp mực và pha xúc) hoặc
ngay trên mặt nước (nghề lưới vây).
3. Tập tính của cá trong vùng chiêú sáng
Ánh sáng trong đời sống của cá có ý nghĩa như là tín hiệu thức ăn, sự tạo đàn,
định hướng di chuyển…Hiện nay, đã phát hiện được đặc tính sinh học bị lơi cuốn đến
vùng chiếu sáng của nhiều loài cá khác nhau. Tuy nhiên, nguyên nhân nào đưa cá đến
nguồn sáng còn chưa được làm sáng tỏ do sự thay đổi đặc điểm sinh lý cá trong mỗi
giai đoạn phát triển và tính chất phức tạp của mơi trường được chiếu sáng. Nhiều cơng
trình đã kết luận rằng, những lồi cá nổi, thích nước ấm và ăn sinh vật phù du thường
tập trung thành đàn khá ổn định trong vùng chiếu sáng. Các loài cá này có tập tính di
cư thẳng đứng khá rõ rệt, ban ngày tập trung ở vùng nước gần đáy, ban đêm nổi lên và
phân tán hoặc tập trung thành đàn nhỏ ở các tầng nước trên.
Tập tính cá trong vùng chiếu sáng phụ thuộc vào nhiều yếu tố đặc trưng cho mơi
trường nước như nhiệt độ, độ trong, dịng chảy, sóng…Tập tính cá cũng thay đổi theo
trạng thái sinh vật học của nó như độ chín muồi sinh dục, độ no dạ dày…Ngồi ra, tập
tính của cá cịn phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh như ánh sáng của trăng, tiếng
động…Tuy nhiên, người ta có thể tác động gây ảnh hưởng đến tập tính của cá bằng
cách điều khiển kỹ thuật chiếu sáng, thay đổi chế độ làm việc của bóng đèn. Có thể

tóm tắt một số tập tính cơ bản của cá trong vùng chiếu sáng như sau:
- Tập tính của cá thay đổi theo mật độ tập trung của nó trong vùng chiếu sáng.
Khi mật độ tập trung ít, đàn cá thường chuyển động hỗn loạn, không theo quy luật.
Khi mật độ đàn cá dày đặc, chúng thường chuyển động vòng tròn quanh nguồn sáng
- Thời gian cá đến nguồn sáng phụ thuộc vào từng lồi, kích thước cá thể và điều


kiện mơi trường. Có lồi đến tập trung; ổn định ngay sau khi nguồn sáng phát sáng có
những đàn cá đến nguồn sáng, sau đó lại bỏ đi, lại quay lại…sau đó mới tập trung ổn
định. Tuy nhiên, hầu hết các loài cá đến và tập trung ổn định trong vùng chiếu sáng sau
thời gian từ 20-40 phút sau khi nguồn sáng phát sáng ổn định.
- Khi thay đổi chế độ chiếu sáng đột ngột, các đàn cá thường có phản ứng tản ra
xa nguồn sáng, nhiều lồi cá có phản ứng thức tỉnh đột ngột, nhao lên khỏi mặt nước
một cách dữ dội như cá thu đao, cá cơm…
- Cùng lúc tồn tại vùng sáng có cơng suất như nhau, các cá thể có thể di chuyển
từ vùng này sang vùng khác, nhưng số lượng tập trung ở mỗi vùng thay đổi không
đáng kể.
- Bật cùng lúc hai đèn có cơng suất khác nhau, các cá thể có xu hướng di chuyển
đến nguồn sáng có cơng suất lớn hơn. Khi tắt đèn công suất lớn hơn, chỉ một phần nhỏ
các cá thể di chuyển đến vùng sáng yếu hơn, số còn lại tản ra xa nguồn sáng.
- Số lượng đàn cá tập trung quanh nguồn sáng chuyển động nhiều hơn nguồn
sáng khơng chuyển động. Tính ổn định của đàn cá quanh nguồn sáng chuyển động phụ
thuộc phương và tốc độ chuyển động của nguồn sáng.
- Mật độ tập trung và khoảng cách đàn cá đến nguồn sáng phụ thuộc từng lồi,
trạng thái sinh lý và tính chất quang phổ của nguồn sáng.
- Phản ứng của cá đối với ánh sáng phụ thuộc vào nhiều yếu tố tự nhiên, trạng
thái sinh lý đàn cá, nguyên lý đánh bắt của ngư cụ và tính chất nguồn sáng. Vì vậy, cần
phải có các phương pháp sử dụng nguồn sáng phù hợp. Đèn tập trung cá có thể là đèn
trên mặt nước hoặc đèn dưới mặt nước. Nguồn sáng tập trung cá có thể được bố trí
theo các cách sau: nguồn sáng độc lập hoặc một cụm sáng gồm nhiều nguồn sáng nằm

gần nhau; tuyến sáng (hình 63) gồm nhiều nguồn sáng nằm theo hướng nhất định, các
nguồn sáng nằm cách nhau một khoảng nào đó; nguồn sáng di động có quang thơng
thay đổi.

4. Các ngư cụ và phương pháp đánh bắt
Có nhiều hình thức khai thác thủy sản kết hợp ánh sáng. Tuy nhiên, các ngư cụ
được sử dụng chủ yếu làm nhóm ngư cụ lọc nước lấy cá và một số nhóm ngư cụ loại
khác nhau như câu, bẫy…


Lưới vây: lưới vây kết hợp ánh sáng được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Đối
tượng khai thác chủ yếu là các loại cá nổi nhỏ, sống gần bờ như cá nục, trích, bạc
má…Tàu lưới vây ở Việt Nam sử dụng nguồn sáng nhân tạo từ các loại đèn như đèn
điện, đèn hơi đốt…trên hoặc dưới mặt nước để lôi cuốn các đàn cá đến tập trung quanh
nguồn sáng. Sau khi đàn cá đã tập trung ổn định quanh nguồn sáng, tiến hành giảm
quang thông, thu nhỏ vùng sáng và sử dụng đèn gom cá thường được đặt trên một
thuyền nhỏ, gọi là xuồng đèn để điều khiển đàn cá đến vị trí thuận lợi cho việc vây bắt.
Sau đó, tàu tiến hành thả lưới bao vây đàn cá quanh đèn gom cá. Hiệu quả đánh bắt
lưới vây phụ thuộc vào kỹ thuật sử dụng đèn, phương pháp bố trí nguồn sáng và kích
thước ngư cụ. Phương pháp bố trí nguồn sáng hiệu quả là tuyến sáng và cụm sáng.
Lưới mành: lưới mành được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam trên các tàu quy mô
nhỏ, đối tượng khai thác chủ yếu là các loài cá nổi nhỏ và mực sống gần bờ. Các tàu
lưới mành kết hợp ánh sáng sử dụng ánh sáng cố định trên tàu để lôi cuốn cá tập trung
quanh tàu, tàu thả lưới cố định hoặc trơi theo dịng nước sau đó dùng đèn gom cá dẫn
cá vào vùng tác dụng (miệng) của lưới.
Lưới vó: lưới vó đã được sử dụng ở Việt Nam từ lâu, trong những năm đầu thời
kỳ phát triển và du nhập nghề cá ánh sáng vào Việt Nam. Lưới vó có dạng hình chữ
nhật được thả xuống nước, gần đáy biển được định hình bằng các neo ở góc lưới hoặc
cạnh lưới. Tàu phát sáng, tập trung cá, sau đó sử dụng đèn gom cá đưa cá vào khoảng
giữa lưới. Sau đó, tiến hành thu các góc và cạnh lưới lên tàu.

Lưới chụp mực: lưới chụp mực được du nhập vào Việt Nam từ những năm đầu
của thập kỷ 90. Đối tượng khai thác chủ yếu là mực ống và một số lồi cá nổi khác.
Lưới có dạng hình chóp, thon dần từ miệng đến đụt lưới. Tàu sử dụng các bóng đèn
cao áp lơi cuốn mực đến gần tàu, sau đó tắt dần hết các bóng, chỉ sử dụng đèn gom
mực (đèn tà) để lôi cuốn mực lên mặt nước và tập trung ở vùng dưới thân tàu (trung
tâm của chu vi miệng lưới) và tiến hành tháo các liên kết góc lưới, lưới tự động rơi
xuống bao phủ không gian nước chứa đàn mực. Khi thu lưới, miệng lưới thắt lại nhờ
hệ thống vòng khuyên và mực được dồn vào đụt lưới.
Pha xúc (vó mạn tàu): lưới này được dùng chủ yếu để đánh bắt các đàn cá cơm
tập trung với mật độ cao ở tầng nước mặt. Tàu sử dụng các thiết bị dị tìm đàn cá hoặc
ánh sáng tập trung đàn cá, sau đó sử dụng đèn pha công suất lớn mở rồi tắt đột ngột
tạo phản ứng thức tỉnh đàn cá sau khi đèn tắt. Cá nhao lên mặt nước và dùng lưới đánh
bắt chúng.
Câu mực: có hai dạng câu mực chủ yếu, câu mực ống gần bờ và câu mực đại
dương. Câu mực ống gần bờ sử dụng ánh sáng tương tự như các nghề lưới vây, lưới
mành, lưới chụp mực…Đối với nghề câu mực ống đại dương, ánh sáng đựơc sử dụng
là các đèn chớp, nháy công suất nhỏ trên các thuyền nhỏ di chuyển trên mặt nước.
Ngoài các nghề khai thác thủy sản kết hợp ánh sáng chủ yếu nêu trên, trên thế
giới và ở Việt Nam còn tồn tại nhiều hình thức khai thác hải sản có sử dụng ánh sáng
khác như bơm hút cá, lưới đăng, bẫy…
Vũ Duyên Hải
Nguồn: Bách khoa thủy sản
Hội Nghề cá Việt Nam



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×