Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Bài tập triết học: Phân tích cơ sở lý luận và nội dung nguyên tắc tính khách quan của sự xem xét và sự vận dụng trong thực tiễn của nguyên tắc này

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.88 KB, 13 trang )

Câu hỏi: Phân tích cơ sở lý luận và nội dung Nguyên tắc tính khách quan của
sự xem xét và sự vận dụng trong thực tiễn của nguyên tắc này.

Trả lời:
1. Cơ sở lý luận của nguyên tắc khách quan của sự xem xét.
Thế giới quan duy vật biện chứng là cơ sở lý luận của nguyên tắc (quan điểm)
tính khách quan của sự xem xét (quan điểm khách quan).
Thế giới quan duy vật biện chứng được C.Mac và Ph.Ăngghen xây dựng vào giữa
thế kỷ thứ XIX, Lênin và những người kế tục ông phát triển.
Sự ra đời của thế giới quan duy vật biện chứng là kết quả kế thừa tinh hoa các
quan điểm vè thế giới trước đó, trực tiếp là quan điểm của phoiơbắc và phép biện chứng
của Hêghen; là két quả của sự dụng tối ưu các thành tưụ của khoa học, trước hết là thành
tựu của Vật lý học và sinh học...
Sự ra đời của thế giới quan duy vật biện chứng còn là kết quả tổng kết các sự kiện
lịch sử diễn ra ở các nước Tây Âu, khi phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã hình
thành và đã bộc lộ những mặt mạnh cũng như những hạn chế của nó. Trong đó nội dung,
bản chất của chủ nghĩa duy vật biện chứng là hạt nhân của thế giới quan khoa học.
Quan diểm của triết học duy vật biện chứng về vật chất và ý thức cũng như mối
quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức.
Thế giới xung quanh ta có vơ vàn sự vật và hiện tượng phong phú và đa dạng.
Nhưng dù phong phú và đa dạng đến đâu thì cũng quy về hai lĩnh vực: vật chất và ý thức.
Có rất nhiều quan điểm triết học xoay quanh vấn đế về mối quan hệ giữa vật chất và ý
thức, nhưng chỉ có quan điểm triết học Mác - Lênin là đúng và đầy đủ đó là: vật chất là
cái có trước, ý thức là cái có sau. Vật chất quyết định sự ra đời của ý thức, đồng thời ý
thức tác động trở lại vật chất.


LêNin đã đưa ra một định nghĩa toàn diện sâu sắc và khoa học về phạm trù vật
chất “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại
cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại phản ánh và
được tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”.


Từ định nghĩa của Lê Nin đã khẳng định vật chất là thực tại khách quan vào bộ
não của con người thông qua tri giác và cảm giác. Như vậy vật chất là nguồn gốc của ý
thức và quyết định nội dung của ý thức.
Vật chất có thuộc tính cơ bản nhất, quan trọng nhất là" thực tại khách quan" và
"tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác". Thực tại khách quan là tồn tại thực và khồn phụ
thuộc vào ý thức con người. Đây là đièu kiện cần và đủ để phân biệt cái gì là vật chất, cái
gì khơng phải là vật chất. Thực tại khách quan là cái có trước, cảm giác con người là cái
có sau, thực tại khách quan là nội dung khách quan, nguồn gốc khách quan của những
cảm giác của con người.
Như vậy, định nghĩa vật chất của lê nin đã chống lại cả quan điểm duy tâm chủ
quan, cả quan điểm duy tâm khách quan về vấn đề cơ bản của triết học và về phạm trù
vật chất; đây là cơ sở thế giới quan khoa học và phương pháp luận đúng đắn cho các nhà
khoa học nghiên cứu thế giới vật chất và là cơ sở cho việc xây dựng quan điểm duy vật
biện chứng trong lĩnh vực xã hội.
Triết học duy vật biện chứng cho rằng bản chất của ý thức là phản ánh thế giới
khách quan vào bộ não con người trên cơ sở hoạt động thực tiễn. nghĩa là phản ánh ý
thức phải dựa trên nhu cầu thực tiễn, do thực tiễn quy định và là phải chủ động, tích cực
để cải tạo thế giới.
Thứ nhất, phải có bộ óc của con người phát triển ở trình độ cao thì mới có sự ra
đời của ý thức. Phải có thể giới xung quanh là tự nhiên và xã hội bên ngoài con người
mới tạo ra được ý thức, hay nói cách khác ý thức là sự tương tác giữa bộ não con người
và thế giới khách quan. Ta cứ thử giả dụ, nếu một người nào đó sinh ra mà bộ não không


hoạt động được hay khơng có bộ não thì khơng thể có ý thức được. Cũng như câu chuyện
cậu bé sống trong rừng cùng bầy sói khơng được tiếp xúc với xã hội lồi người thì hành
động của cậu ta sau khi trở về xã hội cũng chỉ giống như những con sói. Tức là hồn tồn
khơng có ý thức.
Thứ hai, là phải có lao động và ngơn ngữ đây chính là nguồn gốc xã hội của ý
thức. Nhờ có lao động mà các giác quan của con người phát triển phản ánh tinh tế hơn

đối với hiện thực... ngôn ngữ là cầu nối để trao đổi kinh nghiệm tình cảm, hay là phương
tiện thể hiện ý thức. Ở đây ta cũng nhận thấy rằng nguồn gốc của xã hội có ý nghĩa quyết
định hơn cho sự ra đời của ý thức.
Vật chất là tiền đề cho sự tồn tại và phát triển của ý thức nên khi vật chất thay đổi
thì ý thức cũng phải thay đổi theo.
VD. Ở Việt Nam, nhận thức của các học sinh cấp 1, 2, 3 về công nghệ thông tin là
rất yếu kém sở dĩ như vậy là do về máy móc cũng như đội ngũ giáo viên giảng dậy còn
thiếu. Nhưng nếu vấn đề về cơ sở vật chất được đáp ứng thì trình độ cơng nghệ thơng tin
của các em cấp 1, 2, 3 sẽ tốt hơn rất nhiều. VD này đã khẳng định điều kiện vật chất như
thế nào thì ý thức chỉ là như thế đó.
Vật chất quyết định ý thức nhưng ý thức tác động trở lại vật chất: ý thức là sự
phản ánh sáng tạo thế giới khách quan vào trong bộ não con người thông qua lao động
mà ngơn ngữ. Nó là tồn bộ hoạt động tinh thần của con người như: Tình cảm yêu
thương, tâm trạng, cảm súc, ý trí, tập qn, truyền thống, thói quen quan điểm, tư tưởng,
lý luận, đường lối, chính sách, mục đích, kế hoạch, biện pháp, phương hướng.
Các yếu tố tinh thần trên đều tác động trở lại vật chất một cách mạng mẽ. VD. Nếu
tâm trạng của người công nhân mà khơng tốt thì làm giảm năng suất của một dây chuyền
sản xuất trong nhà máy. Nếu khơng có đường lối cách mạng đúng đắn của đảng ta thì dân
tộc ta cũng không thể giảng thắng lơị trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ cũng


như Lê - Nin đã nói “ Khơng có lý luận cách mạng thì cũng khơng thể có phong trào
cách mạng”.
Như vậy ý thức khơng hồn tồn phụ thuộc vào vật chất mà ý thức có tính độc lập
tương đối vì nó có tính năng động cao nên ý thức có thể tác động trở lại. Vật chất góp
phần cải biến thế giới khách quan thông qua hoạt động thực tiễn của con người.
Ý thức phản ánh đúng hiện thực khách quan có tác dụng thấy đẩy hoạt động thực
tiễn của con người trong quá trình cải tạo thế giới vật chất. Khi phản ánh đúng hiện thực
khách quan thì chúng ta hiểu bản chất quy luật vận động của các sự vật hiện tượng trong
thế giới quan.

Ý thức phản ánh khơng đúng hiện thực khách quan có thể kìm hãm hoạt động thực
tiễn của con người trong quá trình cải tạo thế giới quan. VD. Nhà máy sử lý rác thải của
Đồng Tháp là một ví dụ điển hình, từ việc không khảo sát thực tế khách quan hay đúng
hơn nhận thức về việc sử lý rác vô cơ và rác hữu cơ là chưa đầy đủ vì vậy khi vừa mới
khai trương nhà máy này đã không sử lý nổi và cho đến nay nó chỉ là một đống phế liệu
cần được thanh lý.
Vật chất là nguồn gốc khách quan của ý thức, ý thức chỉ là sự phản ảnh thế giới
khách quan vào trong bộ não người. Vì vạy, trong hoạt dộng nhận thức và hoạt động thực
tiễn phải luôn xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng quy luật khách quan, hành động
tuân theo quy luật khách quan. Ý thức có tính dộc lập tương đối với vật chất, tác động trở
lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Vì vậy phải thấy được vai trị
tích cực của nó. Bên cạnh đó, cần tránh việc tuyệt đối hố vai trị duy nhất của vật chất
trong quan hệ giữa vật chát và ý thức. Nghĩa là cần phải chống lại "chủ nghĩa khách
quan", thái độ thụ động, trông chờ, ỷ lại vào điều kiện vật chất. Đồng thời cần chống lại
bệnh chủ quan, duy ý chí tuyệt đối hố vai trị của ý thức, đánh giá khơng đúng vai trị
của các điều kiện vật chất trong hoạt động thực tiễn.


Quan điểm triết học biện chứng về chân lý khách quan là khác với cá quan điểm
triết học khác, triết học duy vật biện chứng công nhận chân lý khách quan. Chân lý
khách quan là chân lý phản ánh thế giới khách quan mà nội dung của nó khồng phụ
thuộc vào con người và lồi người. Khơng có chân lý chung chung trừu tượng. Chân lý
là cụ thể. Bởi lẽ, chân lý luôn phản ánh một sự vật, hiện tượng ở trong một điều kiện lịch
sử cụ thể, trong một khơng gian thời gian nhất định. Vì vậy, phải có quan điểm lịch sử cụ
thể trong nhận thức và hành động. khi nhận thức sự vật phải gắn với điều kiện hồn cảnh
cụ thể của nó, phải phân tích cụ thể mỗi tình hình cụ thể.
Theo triết học duy vật biện chứng, chỉ có thực tiễn là tiêu chuẩn khách quan duy
nhất của chân lý. Chỉ có thơng qua thực tiễn mới phân biệt được chân lý và sai lầm. Với
tư cách là tiêu chuản chân lý, thực tiễn vừa có tính tuyệt đối vừa có tính tương đối. Tuyệt
đối thể hiện ở thực tiễn là tiêu huẩn khách quan duy nhất để khẳng định chân lý, bác bỏ

sai lầm. Tính tương đối thể hiện ở chỗ, thực tiên ln ln vận động biến đổi, phát triển,
vì vậy nhận thức của con người cũng luôn luôn biến đổi theo cho phù hợp. Do đó, tri
thức của con người ln ln phải được bổ sung, phát triển. ...
Như vậy, nguyên tắc khách quan dựa trên thế giới quan duy vật biện chứng
bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
Nguyên tắc này đòi hỏi trong nhận thức sự vật phải xuất phát từ chính bản thân sự
vật, xem xét sự vật đúng như nó tồn tại trong thực tế. Cải tạo sự vật phải xuất phát từ qui
luật khách quan của sự tồn tại và phát triển của sự vật.
Không được lấy tình cảm, ý chí chủ quan làm điểm xuất phát trong việc xem xét
và cải tạo sự vật. Phải tôn trọng và hành động theo qui luật khách quan.
Phát huy tính năng động chủ quan, chống chủ nghĩa duy ý chí. Chống thái độ thụ
động, ỉ lại, bảo thủ, trì trệ. Phát huy tính năng động sáng tạo của mỗi cá nhân cũng như
của toàn xã hội trong việc nhận thức và hành động. Kiên quyết khắc phục và ngăn ngừa
bệnh chủ quan, duy ý chí.


Theo Lenin, tính khách quan của sự xem xét là nguyên tắc hàng đầu của phương
thức biện chứng duy vật. Nguyên tắc này là hệ quả tất yếu của quan điểm duy vật macxit,
khi giải quyết mối quan hệ và ý thức, giữa khách quan và chủ quan.
Nguyên tắc này đói hỏi chúng ta nhận thức và hành động phải xuất phát từ bản
thân sự vật, từ thực tế khách quan, phản ánh sự vật một cách trung thành như nó vốn có,
khơng được xuất phát từ ý muốn chủ quan, khơng lấy ý muốn chủ quan của mình làm
chính sách, khơng lấy ý chí áp đặt cho thực tế, phải tơn trọng sự thật, tránh thái độ chủ
quan nóng vội, phiếm diện , định kiến, không trung thực.
Yêu cầu của ngun tắc khách quan cịn địi hỏi phải tơn trọng và hành động theo
quy luật khách quan. Đó cũng là bài học quan trọng mà đạI hội lần thứ VI của Đảng ta đã
rút ra và đã được khẳng định lại trong văn kiện đại hội lần thứ VII của Đảng: “Mọi
đường lối, chủ trương của Đảng phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng quy luật khách
quan”.
Nguyên tắc khách quan không những không bài trừ, mà trái lại cịn địi hỏi phát

huy tính năng dộng chủ quan, phát huy tính sáng tạo của ý thức. Ý thức có tính độc lập
tương đối so với vật chất, có tính năng động, sáng tạo nên có thể tác động trở lại vật chất,
góp phần cải biến thế giới quan thơng qua hoạt động thực tiễn của con người. Vai trò tích
cực của ý thức khơng phải ở chỗ nó trực tiếp tạo ra hay thay đổi thế giới vật chất, mà là
nhận thức được thế giới khách quan thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Vai trị
tích cực của ý thức khơng phải ở chỗ nó trực tiếp tạo ra hay thay đổi thế giới vật chất, mà
là nhận thức được thế giới khách quan làm cho con người hình thành được mục đích,
phương hướng, biện pháp và ý chícần thiết cho hoạt động thực tiễn của mình.
Vì vậy, phải chống thái độ thụ động, ỷ lại, bảo thủ trì trệ; phải coi trọng vai trị của
ý thức, tư tưởng, coi trọng công tác tư tưởng và giáo dục tư tưởng, coi trọng việc giáo
dục chủ nghĩa Mac Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh - nền tảng tư tưởng của Đảng ta.
Đồng thời phải giáo dục và nâng cao trình độ tri thức khoa học cho nhân dân nói chung,


nâng cao trình độ cho cán bộ, đảng viên nhất là trong điều kiện trí tuệ văn minh ngày
nay; Mặt khác, phải củng cố, bồi dưỡng nhiệt tình ý chí cách mạng cho nhân dân, coi
trọng việc giữ gìn , rèn luyện phẩm chất đạo đức cho cán bộ, đảng viên, đảm bảo sự
thống nhất giữa nhiệt tình cách mạng và tri thức khoa học, tạo động lực cho cuộc đổi mới
xã hội thắng lợi.
Trong việc thực hiện nguyên tắc khách quan và phát huy tính năng động chủ quan,
nhân tố lợi ích có một vai trị rất to lớn. Ta biết rằng lợi ích cùng với nhu cầu là một
trong những động lực cực kỳ quan trọng, trực tiếp thúc đẩy con người hành động, và qua
đó gây nên những biến đổi của lịch sử. Lợi ích nếu phù hợp với qúa trình nhận thức chân
lý khách quan sẽ thúc đẩy nhận thức nhanh chóng và sâu sắc hơn. Ngược lại, nếu khơng
phù hợp, nó sẽ cản trở q trình nhận thức chân lý, thậm chí làm cho người ta cố tình
bóp méo , xun tạc chân lý. Vì vậy, để thực hiện nguyên tắc khách quan và phát huy
tính năng động chủ quan của con người, phải nhận thức và vận động đúng đắn lợi ích,
phải biết kết hợp các loại lợi ích khác nhau, lợi ích khinh kế, lợi ích chính trị, lợi ích tinh
thần…, lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể, lợi ích xã hội. Phải có động cơ trong sáng, thái độ
thật sự khách quan, khoa học, không vụ lợi.

Kiên quyết khắc phục và năn ngừa bệnh chủ quan duy ý chí: Bệnh chủ quan duy ý
chí ở nước ta khơng chỉ có nguồn gốc từ nhận thức mà có nguồn gốc lịch sử, xã hội, giai
cấp. sẽ không hiểu đúng bản chất của căn bệnh này ở nước ta, nếu khơng tính đến những
sai lầm trong cách mạng dân tộc dân chủ và những sai lầm có tính chất chủ quan nóng
vội trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc trứơc đây cũng như bối cảnh xã
hội và khuynh hướng tư tưởng, tâm lý xã hội ở thời ký sau đại thắng mùa xuân năm
1975, thống nhất đất nước. Do điều kiện lịch sử xã hội cụ thể quy định bệnh chủ quan
duy ý chí nên trên đây có những đặc thù bắt nguồn từ lòng ham muốn và ảo tưởng “tiến
nhanh lên chủ nghĩa xã hội” được thể hiện chủ yếu qua chủ trương, chính sách và hành
động thực tiễn, chứ khôn phải bắt nguồn 1 cách tự giác từ những học thuyết duy tâm nào


đó. Bệnh chủ quan duy ý chí ở ta chủ yếu là do thiếu kiến thức, kém lý luận, sự lạc hậu
của nhận thức lý luận về chủ nghĩa xã hội, ít kinh nghiệm; do sai lầm ấu trĩ chứ không
phải do sai lầm của chủ nghĩa cơ hội chi phối.
Để khắc phục phịng ngừa chủ quan duy ý chí, phải tiến hành đồng bộ nhiều biện
pháp khác nhau. Trước hết, phải tiếp tục đổi mới tư duy lý luận về chủ nghĩa xã hội ở
nước ta. Bởi vì, chỉ có tư duy lý luận khoa học mới cho phép nhận thức đúng về các quy
luật khách quan của hiện thực, từ đó mới có cơ sở để tơn trọng và hành động theo quy
luật khách quan đang vận động, phải đưa ra một định hướng phát triển đúng đắn, một cơ
chế quản lý kinh tế, xã hội thích hợp có hiệu quả để điều khiển các hoạt động kinh tế xã
hội. Điều đó phải địi hỏi tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, khắc phục cơ chế tập
trung , quan liêu, bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, đổi
mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị, đặc biệt là đổi mới sự lãnh
đạo của Đảng bằng cách nân cao năng lực trí tuệ, trình độ lý luận của Đảng

2. Vận dụng nguyên tắc khách quan vào công cuộc đổi mới đất nước ta hiện
nay.
Để xây dựng xã hội chủ nghĩa phải nhận thấy nguyên lý vật chất quyết định ý thức
là phải xuất phát từ thực tế khách quan và hành động theo nó.

Trước thời kì đổi mới, khi cơ sở vật chất con chưa có chúng ta nơn nóng mn đốt cháy
giai đoạn nên đã phải trả giá. Ở thời kì này chúng ta phát triển quan hệ sản xuất đi trước
lực lượng sản xuất mà khơng nhìn thấy vai trị quyết định của lực lượng sản xuất. Sau
giải phóng đất nước ta là một đất nước nông nghiệp với số dân tham gia vào ngành này
tới hơn 90%. Nhưng chúng ta vẫn xây dựng các nhà máy công nghiệp trong khi để nhanh
chóng trở thành nước cơng nghiệp hố trong khi lực lượng sản xuất chưa phát triển, thêm
vào đó là sự phân công không hợp lý về quản lý nhà nước và của xã hội, quyền lực quá
tập trung vào Đảng, và Nhà nước quản lý quá nhiều các mặt của đời sống xã hội, thực


hiện quá cứng nhắc làm cho toàn xã hội thiếu sức sống, thiếu năng động và sáng tạo,.
Các giám đốc thời kì này chỉ đến ngồi chơi xơi nước và cuối tháng lĩnh lương, các nông
dân và công nhân làm đúng giờ quy định nhưng hiệu quả không cao... Ở đây chúng ta đã
xem nhẹ thực tế phức tạp khách quan của thời kì quá độ, chưa nhận thức đầy đủ rằng
thời kỳ quá độ lên xã hội chủ nghĩa là quá trình lịch sử lâu dài và phải trải qua nhiều
chặng đường.
Từ đây, chúng ta phải có cơ sở hạ tầng của xã hội chủ nghĩa và cơ sở vật chất phát
triển. Chúng ta phải xây dựng lực lượng sản xuất phù hợp quan hệ sản xuất. Chúng ta có
thể bỏ qua tư bản chủ nghĩa nhưng khơng thể bỏ qua những tính quy luật chung của q
trình từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn. Chúng ta cũng phải biết kế thừa và phát triển tích
cực những kết quả của công nghiệp tư bản như thành tựu khoa học, kỹ thuật và công
nghệ - môi trường, là cơ chế thị trường với nhiều hình thức cụ thể tác động vào quá trình
phát triển kinh tế.
Để vực nền kinh tế lạc hậu của nước nhà, Đảng xác định là phải phát triển nền
kinh tế nhiều thành phần để tăng sức sống và năng động cho nền kinh tế, phát triển lực
lượng sản xuất. Phát triển các quan hệ hàng hố và tiền tệ và tự do bn bán, các thành
phần kinh tế tự do kinh doanh và phát triển theo khn khổ của pháp luật, được bình
đẳng trước pháp luật. Mục tiêu là làm cho thành phần kinh tế quốc doanh và tập thể đóng
vai trị chủ đạo. Song song q trình phát triển nền kinh tế hàng hố nhiều thành phần thì
chúng ta cũng cần phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Hiện nay nền kinh tế thị trường ở nước ta cịn đang ở trình độ kém phát triển.
Biểu hiện ở số lượng hàng hoá và chủng loại hàng hoá quá nghèo nàn, khối lượng hàng
hố lưu thơng trên thị trường và kim ngạch xuất nhập khẩu còn quá nhỏ, chi phí sản xuất
lại quá cao dẫn đến giá thành cao, nhưng chất lượng mặt hàng là kém. Nhiều loại thị
trường quan trọng cịn ở trình độ sơ khai hoặc mới đang trong quá trình hình thành như:
thị trường vốn, thị trường chứng khoán, thị trường sức lao động...


Chúng ta cũng cần mở rộng giao lưu kinh tế nước ngồi, nhanh chóng hội nhập
vào tổ chức thương mại thế giới WTO, AFTA và các hiệp định song phương đồng thời
phải xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ. Muốn vậy, ta phải đa phương hoá và đa dạng
hố hình thức và đối tác, phải qn triệt trên ngun tắc đơi bên cùng có lợi, khơng can
thiệp vào công việc nội bộ của nhau và không phân biệt chế độ chính trị - xã hội phải
triệt để khai thác lợi thế so sánh của đất nước trong quan hệ kinh tế quốc dân nhằm khai
thác tiềm năng lao động, tài nguyên thiên nhiên đất nước, tăng xuất nhập khẩu, thu hút
vốn kỹ thuật, công nghệ hiện đại và kinh nghiệm quản lý.
Thu hút vốn đầu tư nước ngoài và phát triển cơ sở hạ tầng cũng là một trong chủ
trương quan trọng của Đảng. Để làm điều này thì chúng ta cần giữ vững ổn định chính
trị, hồn thiện hệ thống pháp luật, đổi mới các chính sách tài chính và tiền tệ, giá cả, phát
triển các thị trường quan trọng như thị trường chứng khoán, thị trường lao động… Nhà
nước cũng cần hạn chế việc can thiệp trực tiếp vào sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp mà nên tập trung tốt các chức năng tạo môi trường, hướng dẫn, hỗ trợ cần thiết
cho các doanh nghiệp nước ngoài. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ
nhưng thơng thống lành mạnh để tạo sự tin tưởng cho các nhà đầu tư của nước ngoài.
Tránh tình trạng giấy tờ phức tạp rắc rối, trên bảo dưới khơng nghe làm cho q trình
giải toả mặt bằng gặp nhiều khó khăn.
Với các chủ trương trên ta nhận thấy vai trò quyết định của vật chất đối với ý thức,
đó cũng là bài học quan trọng của Đảng là: "Mọi đường lối chủ trương của Đảng phải
xuất phát từ thực tế, tôn trọng quy luật khách quan"
Để xây dựng XHCN cũng cần phải hiểu sâu sắc vai trò của ý thức tác động trở lại

vật chất.
Một rong chủ trương quan trọng là phải lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ
Chí Minh làm kim chỉ nam cho hành động. Tư tưởng Hồ Chí Minh nằm trong hệ tư
tưởng Mác - Lênin là sự thốn nhất giữa chủ nghĩa Mác - Lênin và thực tiễn của đất nước


Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh đã bảo về và quán triệt chủ nghĩa Mác - Lênin đúng
đắn và hiệu quả nhất. Như vậy muốn hiểu sâu sắc và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh
phải nắm vững chủ nghĩa Mác - Lênin, nhất là phép biện chứng duy vật và phải nghiên
cứu, nắm vững thực tiễn. Chúng ta phải tập trung suy nghĩ về hai mặt:
Một là, về mục tiêu, lý tưởng và đạo đức lối sống. Đây là yếu tố cơ bản nhất chi
phối mọi suy nghĩ, hành động của chúng ta quyết định phẩm chất của người cán bộ, đảng
viên trong điều kiện chuyển biến của thế giới và tình hình trong nước. Tư tưởng của Bác
khẳng định mỗi người chúng ta hãy nâng cao đạo đức cách mạng, đạo đức công dân và
đạo đức của người cộng sản. Cụ thể, chúng ta phải "cần kiệm liêm chính, chí cơng vơ
tư", ln vì sự nghiệp dân giàu nước mạnh vì lợi ích của cá nhân và cả lợi ích của cộng
đồng. Kiên quyết và nghiêm khắc chống chủ nghĩa thực dụng với các biểu hiện tính đa
dạng trong nền kinh tế thị trường mở cửa, thực sự góp phần đẩy lùi nạn tham nhũng và tệ
nạn xã hội, ngăn chặn sự thoái hoá biến chất trong một bộ phận cán bộ, đảng viên.
Hai là, về yêu cầu của nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc, mỗi người trên
cương vị trách nhiệm của mình, phải hồn thành nhiệm vụ với hiệu quả, chất lượng cao.
Vì vậy, chúng ta phải đề cao ý chí phấn đấu, phấn đấu không mệt mỏi, không sợ hy sinh,
gian khổ, đồng thời phải ra sức trau dồi tri thức. Cần nâng cao tri thức khoa học xã hội và
nhân văn, đặc biệt là nâng cao trình độ lý luận về chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ
Chí Minh, nâng cao tri thức về khoa học tự nhiên, đặc biệt là mũi nhọn về khoa học công
nghệ hiện đại. Phải nắm vững phương pháp nhận thức và hành động của Bác, bám sát
thực tiễn, bám sát cơ sở, thâm nhập dân chúng, đánh giá đúng khó khăn thuận lợi, thực
trạng và triển vọng. Tự nội lực, vì dân và thực sự dựa vào dân, thực hiện dân chủ lắng
nghe và tâm trạng ý kiến của dân mà tìm ra phương sách, biện pháp, nguồn vốn sức
mạnh vật chất và tinh thần, trí tuệ để vượt qua khó khăn và thách thức.



Phấn đấu tốt hai mặt trên là chúng ta đã thực sự quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh và làm
theo di chúc của Người, đẩy mạnh sự nghiệp cách mạng mà Người đã chỉ đường để xây
dựng một đất nước Việt Nam hồ bình thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh.
Vai trò ý thức tác động lại vật chất cũng phải được hiện rõ ở khía cạnh phát huy
tính năng động và tích cực và vai trị trung tâm của con người, một số giải pháp cho vấn
đề này:
Một là, đổi mới hệ thống chính trị dân chủ hoá đời sống xã hội nhằm phát huy đầy
đủ tính tích cực và quyền làm chủ của nhân dân.
Hai là, đổi mới cơ chế quản lý, hoàn thiện hệ thống chính sách xã hội phù hợp có ý
nghĩa then chốt trong việc phát huy tính tích cực của người lao động như: cơ chế quản lý
mới phải thể hiện rõ bản chất của một cơ chế dân chủ, và cơ chế này phải lấy con người
làm trung tâm, vì con người, hướng tới con người là phát huy mọi nguồn lực. Cơ chế
quản lý mới phải xây dựng đội ngũ quản lý có năng lực và phẩm chất thành thạo về
nghiệp vụ.
Ba là, đảm bảo lợi ích của người lao động là động lực mạnh mẽ của quá trình nâng
cao tính tích cực của con người: cần quan tâm đúng mức đến lợi ích vật chất, lợi ích kinh
tế của người lao động đảm bảo nhu cầu thiết yếu của họ hoạt động sáng tạo như ăn, ở,
mặc, đi lại, học hành, khám chữa bệnh, nghỉ ngơi. Cũng cần có chính sách đảm bảo và
kích thích phát triển về mặt tinh thần, thể chất cho nhân dân, tăng cường xây dựng hệ
thống cơ chế chính sách phù hợp để giải quyết tốt vấn đề ba lợi ích tập thể, và lợi ích xã
hội nhằm đảm bảo lợi ích trước mắt cũng như lâu dài của người lao động.
Đảng và Nhà nước cũng cần khắc phục thái độ trông chờ và ỷ lại vào hồn cảnh
bằng cách nhanh chóng cổ phần hố các cơng ty nhà nước để tạo sự năng động, sáng tạo
trong hoạt động cũng như cạnh tranh, nhất là trong thời kỳ hội nhập hiện nay. Đảng cũng
phải cương quyết giải thể các công ty làm ăn thua lỗ như: Tổng công ty sành sứ Việt


Nam, Tổng công ty nhựa, Tổng công ty rau quả Việt Nam… để tránh việc nhà nước bỏ

vốn vào nhưng lại ln phải bù lỗ cho các cơng ty này.
Ngồi ra chúng ta cũng cần nâng cao trình độ nhận thức tri thức khoa học cho
nhân dân nói chung và đặc biệt đầu tư cho ngành giáo dục. Chúng ta cần xây dựng chiến
lược giáo dục, đào tạo, với những giải pháp mạnh mẽ phù hợp để mở rộng quy mô chất
lượng ngành đào tạo, đối với nội dung và phương pháp giáo dục, đào tạo, cải tiến nội
dung chương trình giáo dục, đào tạo phù hợp với từng đối tượng, trường lớp ngành nghề.
Kết hợp giữa việc nâng cao dân trí, phổ cập giáo dục với việc bồi dưỡng và nâng cao
trình độ chun mơn, nghiệp vụ của người lao động để đáp ứng nhu cầu cao của sự
nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố. Thực hiện đồng bộ và có hiệu quả các giải pháp
trên sẽ kích thích tính năng động và tài năng sáng tạo của người lao động ở nước ta. Sự
nghiệp đất nước càng phát triển thì tính tích cực và năng động của con người càng tăng
lên một cách càng hợp với quy luật.



×