Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

sang kien kinh nghiem hinh thanh ne nep cho hoc sinhlop 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.17 KB, 22 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>A. MỞ ĐẦU I. Đặt vấn đề 1.Thực trạng Từ thực tế nhiều năm dạy khối lớp 4, tôi vẫn không khỏi thắc mắc vì sao các em tuy đã lớn nhưng đa số khi bước vào năm học thì các em lại học tập ,sinh hoạt không theo một nề nếp nào hết. Đa số giáo viên khi nhận lớp trong thời gian đầu năm rất mất thời gian hướng dẫn các em học tập, sinh hoạt, cư xử với bạn bè, người lớn,….Năm nay, tôi được nhà trường phân giảng dạy lớp 1. Qua thời gian giảng dạy và quan sát học sinh lớp mình cũng như các lớp khác, tôi mới hiểu những điều mà các em chưa đạt được là phần nhiều giáo viên chưa chú trọng hình thành ngay từ những ngày đầu đến trường một cách đúng đắn. Học sinh lớp 1 là lớp đầu tiên của bậc tiểu học, HS còn nhiều bỡ ngỡ với nhiệm vụ học tập và ý thức tự giác, kỉ luật của lớp, của trường. Phần lớn hoạt động của các em phải có GVCN bên cạnh. Khi vắng GVCN là mọi hoạt động đều không đi đúng “ quỉ đạo”. - Biểu hiện về nề nếp học tập: Học sinh học không có định hướng trước, không có thời gian cho từng môn học, không có kế hoạch nhất định mà chỉ học theo sự dặn dò của giáo viên…. - Biểu hiện về nề nếp sinh hoạt: Ở lớp các em có thói quen chỉ nghe lời thầy cô chủ nhiệm, hay lẫn tránh những hoạt động tập thể như lao động, sinh hoạt hè….Còn ở nhà các em lại hay cải lời cha mẹ, một số em có biểu hiện vô lễ, chẳng biết đi thưa về trình, …. - Biểu hiện về cách ứng xử đơn giản: Quý thầy cô vẫn còn nghe đâu đó nhiều câu nói tục, chửi thề ở các em, nói năng với người lớn chưa lễ phép, có nhiều hành vi thiếu suy nghĩ đánh bạn, tự ý lấy đồ ở trường, chưa biết quan tâm đến buồn vui của bạn bè….. Vì thế việc hình thành nề nếp cho học sinh hằng ngày là việc làm không thể thiếu. Đặc biệt là học sinh lớp 1 đang độ tuổi hình thành những phẩm chất nhân cách quan trọng nhất. Đó cũng là lí do tôi chọn đề tài này. 2. Ý nghĩa và tác dụng Hành vi nề nếp là sự thể hóa kiến thức tư tưởng, tình cảm đã đạt được hoặc mong muốn đạt được của con người trong nền văn hóa, nó quy định hành động của con người nhưng không phải bất cứ hành vi nào cũng là hành vi nề nếp văn hóa. Chẳng hạn sáng nào học sinh cũng thực hiện hành vi xếp hàng vào lớp, nhưng khi thực hiện hành vi đó học sinh chen lấn xô đẩy thì không thể gọi là hành vi hành vi nề nếp có văn hóa. Một hành vi nề nếp có văn hóa phải đạt.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> những yêu cầu sau: Hành vi thường xuyên lặp đi lặp lại tương đối theo một quy trình bởi nhiều người , có tác dụng mẫu mực cho các thành viên trong nhóm chứa đựng một giá trị nào đó trong đời sống xã hội chứa đựng một giá trị nào đó trong đời sống. Do vậy hành vi nề nếp có văn hoá là hành vi của con người tự giác thực hiện có động cơ phù hợp với các chuẩn mực, quy tắt với nề nếp của lối sống xã hội. Vì vậy việc hình thành nề nếp cho mỗi người đặc biệt là cho học sinh lớp 1 có vai trò rất lớn trong đời sống. Nó góp phần hình thành những phẩm chất quan trọng và cần thiết. 3. Phạm vi nghiên cứu: - Học sinh tiểu học ở trường nói chung và học sinh lớp 1 nói riêng. II.Phương pháp tiến hành 1.Cơ sở lý luận và thực tiễn Như chúng ta đã biết mục tiêu giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức trí tuệ phẩm chất , thẫm mĩ và các kĩ năng cơ bản, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bước đầu xây dựng nhân cách, trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học cấp THCS. Như vậy trường học là nơi trẻ em hình thành và phát triển nhân cách toàn diện nhất. Ở trường các em được đón nhận sự quan tâm dạy bảo của thầy cô giáo, sự giúp đỡ của bạn bè và được sống trong tập thể lớp, các em có điều kiện phát triển trí tuệ và năng khiếu của bản thân. Đến trường các em không chỉ được học các môn học mà còn được rèn luyện, được tham gia nhiều hoạt động tập thể phù hợp với lứa tuổi, vui và bổ ích. Hoạt động học và hoạt động giáo dục là hai mặt quan hệ chặt chẽ nhau, hữu cơ nhau, thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển trong quá trình phát triển chung của trẻ. Có thể nói trường học là vườn ươm cho những tài năng tương lai của đất nước. Muốn nâng cao chất lượng toàn diện ở nhà trường Tiểu học thì mọi kỉ cương, nề nếp phải chặt chẽ, nghiêm túc. Các hoạt động trong nhà trường phải đồng bộ, tạo nên bộ máy nhịp nhàng đều tay, tạo được phong trào thi đua trong nhà trường thực sự có hiệu quả và chất lượng cao. Học sinh lớp 1 là lớp học đầu tiên của cấp học đầu tiên, lớp học tạo nên nền móng tốt cho những năm học sau. Kinh nghiệm bản thân tôi cho thấy nếu GVCN làm tốt công tác xây dựng và rèn luyện ý thức tự giác tích cực, tự giác thực hiện tốt các nề nếp tốt và có ý thức tự quản tốt thì sẽ có tác dụng rất lớn cho việc thực hiện các chỉ tiêu giáo dục, góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. 2. Biện phaùp tieán haønh : a. Đối với giáo viên chủ nhiệm:.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Giáo viên cần hướng dẫn học sinh kỹ càng tỉ mỉ ngay từ đầu. Bước vào học lớp một, các em chưa viết được nên đầu năm học tôi phát cho các em một thời khoá biểu, hướng dẫn các em mang về dán ở góc học tập. Tại lớp, trong từng môn học tôi hướng dẫn kỹ càng về sách vở, đồ dùng học tập cho từng môn. Các em có thể nhận biết các loại sách vở qua bìa của sách và nội dung bài học của từng ngày. Đồ dùng học tập của các em tôi yêu cầu (trong học kỳ1) mỗi em có hai bút chì đã gọt đầu, tẩy, thước, bộ đồ dùng học Toán và Tiếng Việt. Đồng thời qua buổi họp phụ huynh đầu năm tôi nêu yêu cầu kết hợp giữa giáo viên ở lớp và phụ huynh ở nhà trong việc hướng dẫn các em chuẩn bị sách vở, dụng cụ học tập cho buổi học hôm sau. Ví dụ: Thứ hai có: Học vần; Đạo đức; Hướng dẫn tự học thì học sinh phải mang đủ:sách Tiếng Việt, vở tập viết, vở ô li, vở BT đạo đức. Những công việc này học sinh cần thực hiện một cách cụ thể và đều đặn. Để học sinh không quên việc chuẩn bị sách vở cho ngày hôm sau, bao giờ tôi cũng giao việc về nhà: đọc lại phần bài vừa học, sau đó các em sẽ phải chuẩn bị sách vở (cùng với sự giúp đỡ của cha mẹ học sinh). Hàng ngày các em đều qua sự kiểm tra của cán bộ lớp trong giờ truy bài về việc chuẩn bị sách vở đồ dùng học tập, do đó giáo viên chủ nhiệm nắm được cụ thể từng ngày thực hiện của các em. Như vậy việc đọc lại bài của các em đã trở thành việc nhắc nhở các em phải chuẩn bị sách vở cho hôm sau mà các em không quên được. - Việc học sinh ôn lại bài học ở nhà và chuẩn bị đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập, rất cần thiết cho việc xây dựng nề nếp học tập ở các em. Việc này cần trở thành một thói quen, một phần không thể thiếu của ngày đi học. Có như vậy mới phát huy tác dụng trong việc rèn các em vào nề nếp trong học tập. Việc này giáo viên cũng cần kiểm tra thường xuyên (thông qua cán bộ lớp) để các em ý thức được việc học tập của mình. Đồng thời cô giáo cần luôn rèn luyện tác phong gương mẫu giờ nào việc nấy tạo ấn tượng tốt cho học sinh. Luôn trau dồi kiến thức, xây dựng các giờ học mẫu mực, vui vẻ nhẹ nhàng mà hiệu quả giúp học sinh thêm yêu việc học tập. - Giáo viên cũng cần tổ chức cho các em vui chơi trong quá trình học tập và xây dựng những đôi bạn cùng tiến để các em hăng hái hơn trong các hoạt động ở lớp. b. Đối với học sinh: - Thời gian đầu (một tháng) tôi kiểm tra hàng ngày từng em. Khi đã thành nề nếp rồi tôi giao việc kiểm tra cho cán bộ lớp, cụ thể là các em tổ trưởng, sau báo cáo lại cho giáo viên. Phải có sự kiểm tra thường xuyên tất nhiên phải có em thực hiện tốt, có em chưa tốt. Tôi hướng dẫn các em tổ trưởng ghi lại sự kiểm tra của các em vào sổ thi đua của tổ. Cuối tuần tổng kết vào.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> buổi sinh hoạt lớp. Tổ nào, cá nhân nào tốt sẽ được khen, biểu dương có phần thưởng ( khen hoặc thưởng có khi chỉ là một quyển vở, tẩy hoặc mỗi em một nhãn vở). Còn em nào chưa tốt hay quên đồ dùng hoặc sách vở thì sẽ nhắc nhở, rút kinh nghiệm trước lớp, nếu nhiều lần giáo viên sẽ ghi vào sổ liên lạc và kết hợp cùng phụ huynh học sinh để khắc phục. - Việc ngăn nắp trong khi sắp xếp sách vở và đồ dùng học tập cũng là yếu tố quan trọng dẫn đến học tập tốt. Tôi hướng dẫn các em cách lấy sách vở trong cặp nhanh không gây tiếng động, thực hiện được theo các ký hiệu của giáo viên yêu cầu, ví dụ: b: lấy bảng; sTV: sách Tiếng Việt… Em nào đã sắp xếp sách vở ở nhà một cách khoa học thì lấy vở nhanh, tôi cho các em thi đua xem em nào, tổ nào làm nhanh (trong thời gian đầu) khi cô nói và viết tên môn học trên bảng thì là lúc các em lấy sách vở của môn đó ra, và khi cô giáo giới thiệu bài học, viết tên bài học trên bảng thì các em phải mở đúng sách vở phần bài học. Giữa giáo viên và học sinh có sự kết hợp nhịp nhàng. Tôi thấy tiết học rất nhẹ nhàng và đảm bảo đủ thời gian cho các hoạt động học tập. - Trong tiết học khi cần phát biểu tôi hướng dẫn học sinh nếp giơ tay phát biểu như: chống khuỷu tay trái xuống bàn, giơ thẳng, bàn tay khép lại. Không nói leo, gây ồn ào trong giờ học. - Trong giờ học vần: Khi gọi các em đọc bài sách giáo khoa tôi luôn uốn nắn cách cầm sách không bị bẻ gáy, không bị quăn mép, hướng dẫn tỉ mỉ cách đứng đọc, cách lấy hơi để các em đọc to và rõ ràng. - Hoặc trong giờ tập viết: Ngoài việc hướng dẫn các em viết đúng, đúng kỹ thuật và đẹp các em còn phải biết sử dụng bút khi viết, không được ấn mạnh quá sẽ gẫy ngòi, hoặc sẽ rách vở, không tỳ tay làm quăn mép vở…Việc rèn nếp giữ vở sạch đẹp là vô cùng quan trọng trong nếp học tập của người học sinh. Như vậy việc rèn nếp giữ gìn sách vở ngay trong giờ học, học sinh được hướng dẫn thực tế và uốn nắn kịp thời, lâu dần sẽ hình thành ở các em thói quen tốt. c. Kiểm tra nề nếp học tập của học sinh thông qua đội ngũ cán bộ lớp: Ở bất cứ lớp nào việc xây dựng đội ngũ cán bộ lớp là hết sức quan trọng và cần thiết. Riêng ở lớp một lại càng quan trọng hơn vì nó là nền tảng, là bước đầu cho các năm học phổ thông. Vì vậy, xây dựng một đội ngũ cán bộ lớp tốt là việc rất quan trọng mà người giáo viên phải có kế hoạch thực hiện. Hơn nữa, để đội ngũ cán bộ lớp cùng giáo viên chủ nhiệm đôn đốc, nhắc nhở việc thực hiện nề nếp học tập của các bạn là một công việc cần thiết và có ích. Ở đây tôi chỉ nói đến phạm vi hẹp: đó là trách nhiệm của đội ngũ cán bộ lớp trong việc hình thành, xây dựng nề nếp học tập cho học sinh..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> - Trước hết, những học sinh được chọn làm cán bộ lớp bao giờ cũng phải gương mẫu trước các bạn về mọi mặt: học tập, kỷ luật, tham gia các hoạt động, đối xử với bạn bè…Vấn đề này giáo viên cần theo dõi và uốn nắn học sinh kịp thời cũng như để lựa chọn chính xác. - Sau đó, hàng ngày, hàng tuần, các cán bộ lớp bao gồm ba tổ phó, ba tổ trưởng, hai lớp phó, một lớp trưởng sẽ tiến hành công việc của mình. Đầu buổi học : Tổ trưởng và tổ phó kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của các bạn: soạn sách vở đầy đủ theo thời khoá biểu, mang đủ đồ dùng học tập, có ý thức xem trước bài mới…rồi tổ trưởng báo cáo với giáo viên. Các tổ trưởng tập hợp kết quả tổ của mình báo cáo với lớp trưởng hay lớp phó ( nếu lớp trưởng vắng) và đầu mỗi giờ học, lớp trưởng sẽ báo cáo cô giáo chủ nhiệm. Thời gian ổn định tổ chức giáo viên trực tiếp nhắc nhở từng học sinh vi phạm hay khen ngợi nếu lớp đầy đủ… Trường hợp vi phạm hai lần trở lên giáo viên sẽ thông báo về cho phụ huynh học sinh biết để kịp thời đôn đốc con em thực hiện tốt nề nếp học tập. Có như thế các em mới nhớ và tạo thói quen có nề nếp tốt trong học tập. d. Kết hợp với giáo viên bộ môn: Ngay từ khi học sinh bước vào lớp một, ngoài cô giáo chủ nhiệm lớp , các em còn được học các thầy, cô giáo bộ môn như: Hát, Mỹ thuật, Thể dục… nên việc rèn nếp cho học sinh lớp một là rất cần thiết. Giáo viên chủ nhiệm kết hợp với giáo viên bộ môn chuyên biệt để cùng rèn nếp cho học sinh từ tư thế ngồi, cách cầm bút, cách phát biểu…Nếp này phải được rèn thường xuyên trong học sinh để các em tạo thói quen và trở thành điều kiện thuận lợi cho việc học tập ở những lớp trên. e. Kết hợp với phụ huynh học sinh: Buổi họp phụ huynh đầu năm, tôi đã đề ra yêu cầu để phụ huynh cùng rèn nếp cho học sinh. - Hàng ngày. kiểm tra sách vở của con. - Nhắc nhở con học và làm bài tập cô giao - Chuẩn bị sách, vở và đồ dùng học tập cho con theo thời khoá biểu hàng ngày. - Giáo dục con ý thức gọn gàng, ngăn nắp khi học tập, vui chơi. - Sinh hoạt điều độ, đúng thời gian biểu, giờ nào việc nấy, tránh tình trạng vừa học vừa chơi. - Thường xuyên trao đổi cùng giáo viên chủ nhiệm, qua trò chuyện trực tiếp, điện thoại hoặc qua sổ liên lạc để kịp thời nhắc nhở, đôn đốc học sinh nếp học tập ở lớp cũng như ở nhà. Qua các biện pháp đã thực hiện, tôi nhận thấy muốn cho học sinh có nếp học tập tốt phải hướng dẫn học sinh một cách tỉ mỉ, từ việc chuẩn bị sách vở đồ dùng học tập ở nhà đến việc lấy vở, cất vở khi chuyển tiết, nếp.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> giơ tay phát biểu, chú ý nghe giảng, giữ gìn sách vở đồ dùng học tập, làm bài, viết bài sao cho theo kịp lớp, đảm bảo thời gian học. Giáo viên là người gần gũi với các em ở trường, vì vậy trong các giờ học trên lớp, tôi uốn nắn các em từ những động tác ngồi ngay ngắn, không nằm bò ra bàn, vừa ảnh hưởng tới sức khoẻ, vừa gây không khí uể oải trong lớp học. Trong từng tiết học, từng công việc cụ thể các em đều được rèn tính ngăn nắp, tính khoa học, nhanh nhẹn, khẩn trương để các em chủ động trong việc tiếp thu kiến thức mới. Những biện pháp này góp phần hình thành cho học sinh lớp một có nề nếp trong học tập giúp các em học tập tốt hơn và từ đó các em cũng có hứng thú say mê trong học tập. B. NỘI DUNG I. Mục tiêu Đối với học sinh lớp 1, tôi cho rằng những hành vi nề nếp tối thiểu cần hình thành cho các em là: 1.Xếp hàng 2. Xếp dụng cụ học tập sách vở đúng nơi qui định, gọn gàn , ngăn nắp. 3. Chuẩn bị dụng cụ sách vở theo thời khóa biểu. 4 Bảo quản sách vở, dụng cụ học tập . 5. Tự học ở nhà. 6. Học trên lớp. 7. Giữ gìn, bảo vệ môi trường xung quanh. 8. Vui chơi, giải trí. 9. Giao tiếp, ứng xử với mọi người. II. Giải pháp của vấn đề 1.Thuyết minh nội dung: Việc tổ chức học sinh thực hiện các hoạt động hành vi nề nếp trước hết giáo viên cần cho học sinh biết với hành vi đó các em phải: Biết nghe, nhìn, làm thế nào? đồng thời còn biết giải thích tại sao như vậy. Ví dụ: Ngồi trong lớp, HS phải biết lắng nghe cô giáo giảng bài, nghe bạn phát biếu xây dựng bài, nhìn lên phía trước lớp, suy nghĩ phát biểu, điều gì chưa hiểu thì giơ tay hỏi cô giải thích. Đồng thời còn biết giải thích được : làm như vậy mới tiếp thu đầy đủ bài giảng, mới hiểu bài đúng và làm bài đúng. Hoạt khi dạy cho HS hành vi nề nếp: Xếp dụng cụ học tập sách vở ngay ngắn , đúng nơi qui định. Các em chẳng những biết cách thực hiện nề nếp đó như thế nào và cần làm gì ? mà các em còn biết giải thích làm như vậy vừa sạch sẽ, vừa đẹp mắt…vừa đỡ tốn thời gian tìm kiểm khi cần đến dụng cụ đó..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Như vậy có thể nói học sinh có sự hiểu biết về chuẩn mực quy định và thực hiện tốt các hành vi nề nếp theo chuẩn mực với một ý thức tự giác thường xuyên . Tóm lại, khi hình thành cho học sinh một hành vi nề nếp nào đó trước hết giáo viên cấn cho các em biết và hiểu về hành vi đó. Tôi cho rằng đây là công đoạn quan trọng cần hướng dẫ các em một cách tỉ mĩ. +Biết : Nghĩa là phải thực hiện hành vi nề nếp đó trong một tình huống, và biết được ý nghĩa khi thực hiện. + Hiểu: Là thực hiện hành vi ấy bao gồm những thao tác nào? Thứ tự thực hiện từng thao tác đó? Khi học sinh đà đạt được trình độ trên ( hiểu và biết ), giáo viên tiếp tục hình thành hành vi nề nếp đó ở trình độ tiếp theo đó là: Thực hiện theo yêu cầu rồi mới tiến hành thực hiện tự nhiên. - Thực hiện theo yêu cầu là các em làm đúng thành thạo theo yêu cầu hướng dẫn của giáo viên. - Thực hiện tự nhiên : là các em làm đúng, tự giác và thường xuyên không yêu cầu người khác nhắc nhỡ . Bằng việc tổ chức cho các học sinh hoạt động theo quy trình trên và ở mỗi công đoạn giáo viên nên hướng dẫn học sinh làm chậm, chuẩn xác đủ độ cần thiết và kiểm soát được việc làm của học sinh để hình thành các hành vi theo công đoạn: hình thành nề nếp ở hình thức bên ngoài, hình thành hành vi nề nếp bên trong với mức độ từ thấp đến cao, từ dễ đến khó. Với qui trình trên học sinh sẽ hình thành hành vi nề nếp có tính thường xuyên, tự giác như một thói quen gương mẫu. Trong quá trình hình thành giáo viên luôn kiểm soát việc làm của học sinh để kịp thời giúp đỡ và hướng dẫn các em . Đối với học sinh chưa biết và chưa hiểu đúng cách thực hiện khi tham gia vào quy trình năng lực chú ý lắng nghe, tri giác của học sinh này chậm hơn học sinh khác thì giáo viên cần giúp đỡ kịp thời . Những học sinh thực hiện hành vi chậm vì thao tác vụng về, không gian quan sát hẹp. Giáo viên cần quan tâm, kiên trì giúp đỡ thì những học sinh đó tiến bộ rõ rệt. Cá biệt có những học sinh thực hiện đúng, nhanh chóng, nhanh nhưng thiếu tự giác . Với những học sinh này giáo viên nên hiểu là các em có năng lực nhận thức nhanh, nhạy, thao tác khéo nhưng do thiếu động, hưng phấn cao nhu cầu chơi tự do chiếm ưu thế. Đồng thời cũng chưa nhận thức được ý nghĩa phải thực hiện hành vi đó nên thường dẫn đến thực hiện cẩu thả. Vì vậy giáo viên không nên tỏ ra bực tức, khó chịu và chán nản mà cần phải đặt ra yêu cầu cao và kiên trì tổ chức cho những học sinh này được nâng cao Hãy luôn cho các em cơ hội để tự hào về mình. Khen, động viên thì các em sẽ phấn khởi và tự tin hơn. Những em thực hiện hành vi nề nếp tốt thì.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> khen, những em còn thực hiện chưa được chỗ này chỗ nọ thì khen khía cạnh nào các em tiến bộ , các em sẽ phấn khởi và tự tin hơn . Đối với những hành vi nề nếp mà các em thực hiện hằng ngày ở nhà như: Tự học ở nhà, chuẩn bị dụng cụ sách vở,..Giáo viên cần hình thành cho các em mức độ Biết – Hiểu và thông qua phụ huynh bằng các kì họp, gặp gỡ hàng ngày, để đánh giá việc thực hiện tự nhiên được thường xuyên và tự tin hơn. Giáo viên không nên xem nhẹ hay bỏ qua việc hình thành nề nếp này. . Chẳng hạn khi thấy một học sinh trong lớp luôn ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ, chuẩn bị đồ dùng học tập đầy đủ…Giáo viên cũng đừng bỏ qua chi tiết là mình phải hiểu xem hành vi nề nếp đó học sinh có tự giác thực hiện hằng ngày theo thứ tự hướng dẫn của giáo viên hay nhờ cha mẹ, anh chị làm thay. Vì cha mẹ rất thương con cái, họ sẳn sàng làm những việc không hề phàn nàn và điều đó là không đúng, như vậy sẽ không giúp học sinh hình thành nề nếp tự giác tự phục vụ bản thân mình, góp phần hình thành những nhân cách quan trọng và cần thiết cho các em. Thay cho việc làm thay con cái, cha mẹ cần nhắc nhở và hướng dẫn các em làm, giúp con thực hiện từng thao tác và dần dần hình thành cho con mình những thói quen thực hiện hành vi nề nếp đó thì kết quả sẽ tốt hơn. Với việc làm trên, tôi đã tạo cho các em có thói quen đi học sớm để dọn vệ sinh trường lớp , đến lớp đúng giờ …Và tôi cũng hiểu rằng các em từ lớp mẫu giáo chuyển lên hoạt động vui chơi là chính, vì vậy từ đặc điểm chơi sang học cũng gây khó khăn trong việc hình thành nề nếp cho học sinh. , Bằng kinh nghiệm giảng dạy và giáo dục toàn diện học sinh, cùng với lòng nhiệt tình, yêu học sinh, đồng thời cũng là trách nhiệm của người làm thầy, tôi hình thành nề nếp cho học sinh đã đạt một số kết quả khả quan đó là : - 100 % học sinh có ý thức đi học đúng giờ, chuẩn bị đầy đủ sách vở và dụng cụ học tập. - 100 % học sinh có ý thức tự quản - 100 % học sinh biết giữ gìn cảnh quan sư phạm, luôn giữ vệ sinh sạch sẽ. - 100 % học sinh biết yêu thương đoàn kết, không trêu chọc bạn bè, không nghịch bẩn, luôn đồng phục khi đến trường. - 100 % học sinh có ý thức chăm học lớp cũng như ở nhà. 2. Khả năng áp dụng : - Đề tài này áp dụng tốt nhất cho học sinh lớp 1. - Thời gian áp dụng ngay từ đầu năm học . 3. Lợi ích có thể đạt được: * Giáo viên :.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> - Không cần dành riêng thời gian mà có thể lồng ghép vào các tiết học, giờ sinh hoạt ngoại khóa,… - Dễ thực hiện, dễ nhận thấy sự tiến bộ của học sinh. - Phù hợp với nhận thức xã hội, được mọi người ủng hộ. - Học sinh sớm được hình thành ý thức hành vi tốt, có nề nếp song song với việc dạy kiến thức. Giáo viện lớp 1 dạy chữ, dạy người trách nhiệm cao sẽ tạo cho nhà trường một thế hệ học sinh vừa giỏi kiến thức lại đẹp người, tốt nết. Đó cũng là cách góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. - Là điều kiện tốt cho giáo viên trau dồi kiến thức, có ý thức tự hoàn thiện bản thân hơn từ đó giáo dục học sinh tốt hơn. *Gia đình và xã hội: - Các em sẽ trở thành đứa con ngoan hơn, biết trách nhiệm của bản thân với gia đình, có ý thức giúp đỡ gia đình, …Mai sau sẽ thành con ngoan, cháu hiếu. - Đối với xã hội các em là người sống có nề nếp, làm việc tích cực, ứng xử có văn hóa, biết suy nghĩ và quan tâm người khác. C. KẾT LUẬN Qua kinh nghiệm này, vừa suy nghĩ, vừa thực hiện qua một thời gian tôi thấy có kết quả tốt, không những hình hành cho học sinh hành vi nề nếp có văn hóa tốt, có khoa học mà còn có tác dụng thúc đẩy việc học tập của các em có kết quả cao, đồng thời hình thành cho các em những nhân cách , phẩm chất tốt, lối sống có khoa học trong mọi hoạt động hằng ngày, là hành trang quý giá để các em bước vào đời . Tuy nhiên trong quá trình thực hiện ,nghiên cứu cách làm, không sao tránh khỏi thiếu sót, kính mong sự đóng góp của hội đồng giám khảo để công tác hình thành nề nếp cho học sinh lớp 1 được toàn diện hơn, ngày càng đạt hiệu quả cao hơn. Xin chân thành cảm ơn. Tăng Bạt Hổ, ngày 16 tháng 12 năm 2012. Người viết:. Trần Thị Dũng.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Những biện pháp này góp phần hình thành cho học sinh lớp một có nề nếp trong học tập giúp các em học tập tốt hơn và từ đó các em cũng có hứng thú say mê trong học tập..

<span class='text_page_counter'>(11)</span>

<span class='text_page_counter'>(12)</span>

<span class='text_page_counter'>(13)</span>

<span class='text_page_counter'>(14)</span>

<span class='text_page_counter'>(15)</span>

<span class='text_page_counter'>(16)</span>

<span class='text_page_counter'>(17)</span>

<span class='text_page_counter'>(18)</span> ĐỀ TÀI NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH KHỐI - LỚP 1 I.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Giáo dục đạo đức cho học sinh ở các bậc học là một vấn đề được xã hội quan tâm.Ngay từ bậc học mầm non việc giáo dục đạo đức là yếu tố quan trọng giúp các em hình thành những phẩm chất nhân cách đúng đắn, để trở thành một người công dân tốt phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong nhà trường việc giáo dục đạo đức cho học sinh khối- lớp 1, có tính quyết định bậc nhất là cái móng cho sự bền vững sau này.Đây là lứa tuổi từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học. Nét đặc trưng giai đoạn đầu của cuộc sống ở nhà trường là trẻ phải tuân thủ những yêu cầu mới của giáo viên. Hành vi của trẻ xuyên suốt ở lớp học, ở nhà và trẻ cũng bắt đầu quan tâm đến nội dung của bản thân những môm học..

<span class='text_page_counter'>(19)</span> Qua giảng dạy nhiều năm ở bậc tiểu học. Tôi nhận thấy, nâng cao chất lượng đạo đức cho học sinh khối- lớp 1 là giúp các em biết ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ với những thân trong gia đình, thầy cô giáo , bạn bè và những xunh quanh, với cộng đồng , quê hương đất nước và với môi trường tự nhiên giúp các em bước đầu biết sống tích cực, chủ động có mục đích có kỉ luật, biết hợp tác, giản dị, tiết kiệm, gọn gàng, ngăn nắp, vệ sinh,.. để trở thành con ngoan trong gia đình, học sinh tích cực của nhà trường và công dân và công dân tốt của xã hội. Từ những thực tế và yêu cầu nêu trên. Đó chính là lý do tôi chọn đề tài này. II. PHẠM VI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đối tượng : Học sinh khối- lớp 1 Trường Tiểu học Ân Phong Nội dung : Nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh khối - lớp 1. III. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: 1.Cơ sở lý luận: Bác Hồ nói “ Có tài mà không có đức là người vô dụng Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó’’ Đức và tài là hai phẩm chất đáng quý .Hình thành phát triển những phẩm chất nhân cách, giá trị nhân văn, đạo đức của con người. Đó là sự thống nhất toàn vẹn về phẩm chất và năng lực.Sự hài hòa giữa đức và tài có ý nghĩa xã hội. Trong nhà trường tiểu học giáo dục cho học sinh hình thành phẩm chất đạo đức và năng lực chính là giáo dục các em có đức có tài. Ở lứa tuổi mẫu giáo trẻ làm việc những gì mình thích chủ yếu là hoạt động vui chơi, bước sang giai đoạn mới với hoạt động chủ đạo mới. Qúa trình này làm cho trẻ có những khó khăn. - Khó khăn do thay đổi hoạt động chủ đạo - Khó khăn do thay đổi tính chất quan hệ - Khó khăn do hứng thú chỉ dừng ở đặc điểm bề ngoài của hoạt động. Chính vì thế giáo dục đạo đức cho học sinh khối- lớp 1. Chủ nhân tương lai của đất nước càng có vị trí quan trọng trong mục tiêu giáo dục. Việc giáo dục đạo đức cho các em không đơn thuần trên lý thuyết mà phải thực hành thông qua các bài giáo dục đạo đức lớp 1, qua hoạt động vui chơi. trò chơi, nghe cô kể chuyện, bài thơ, bài hát..... Bên cạnh đó việc kết hợp gia đình, nhà trường, xã hội và các đoàn thể phải có trách nhiệm chăm lo giáo dục đạo đức cho học sinh. Để đức và tài ngày càng hoàn thiện. 2. Cơ sở thực tế:.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> Trong thực tế hiện nay chất lượng đạo đức của học sinh nói chung và ở tiểu học nói riêng có phần giảm sút bởi ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân. + Gia đình ít con được bố mẹ cưng chiều, thiếu gương mẫu, ông bà hay la mắng. + Ngoài xã hội hiện tượng tiêu cực, các hành vi đạo đức thiếu văn minh ảnh hưởng đến hành vi đạo đức của các em. + Về phía giáo viên còn coi nhẹ công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. Một số thầy cô chỉ quan tâm đến truyền thụ kiến thức văn hóa, chưa thực sự chú trọng đến việc giảng dạy tốt môm học đạo đức cho các em. + Còn với học sinh lớp 1 tính cách hình thành khá sớm. Có trẻ thì nhút nhác, trẻ mạnh dạn, trẻ ít nói, trẻ hiếu động. CÁC KHOẢN THU Ở LỚP 1E Các khoản Số tiền Hộ nghèo Cận nghèo 2 con học XD thu thêm 100.000 miễn 50.000 70.000 Qũy hội 20.000 20.000 20.000 10.000 Kế hoạch nhỏ 5.000 5.000 5.000 5.000 Qũy Nhân ái 5.000 5.000 5.000 5.000 Tổng cộng 130.000 30.000 80.000 90.000 CÁC KHOẢN THU Ở LỚP 1E Các khoản Số tiền Hộ nghèo Cận nghèo XD thu thêm 100.000 miễn 50.000 Qũy hội 20.000 20.000 20.000 Kế hoạch nhỏ 5.000 5.000 5.000 Qũy Nhân ái 5.000 5.000 5.000 Tổng cộng 130.000 30.000 80.000. 2 con học 70.000 10.000 5.000 5.000 90.000. Ghi chú Hộ nghèo phô tô sổ Cận làm giấy. Hai con viết đơn.. Em. Ghi chú Hộ nghèo phô tô sổ Cận làm giấy. Hai con viết. Em.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> đơn. CÁC KHOẢN THU Ở LỚP 1E Các khoản Số tiền Hộ nghèo Cận nghèo XD thu thêm 100.000 miễn 50.000 Qũy hội 20.000 20.000 20.000 Kế hoạch nhỏ 5.000 5.000 5.000 Qũy Nhân ái 5.000 5.000 5.000 Tổng cộng 130.000 30.000 80.000. 2 con học 70.000 10.000 5.000 5.000 90.000. Ghi chú Hộ nghèo phô tô sổ Cận làm giấy. Hai con viết đơn.. Em. CÁC KHOẢN THU Ở LỚP 1E Các khoản Số tiền Hộ nghèo Cận nghèo XD thu thêm 100.000 miễn 50.000 Qũy hội 20.000 20.000 20.000 Kế hoạch nhỏ 5.000 5.000 5.000 Qũy Nhân ái 5.000 5.000 5.000 Tổng cộng 130.000 30.000 80.000. 2 con học 70.000 10.000 5.000 5.000 90.000. Ghi chú Hộ nghèo phô tô sổ Cận làm giấy. Hai con viết đơn.. Em. CÁC KHOẢN THU Ở LỚP 1E Các khoản Số tiền Hộ nghèo Cận nghèo XD thu thêm 100.000 miễn 50.000 Qũy hội 20.000 20.000 20.000 Kế hoạch nhỏ 5.000 5.000 5.000 Qũy Nhân ái 5.000 5.000 5.000 Tổng cộng 130.000 30.000 80.000. 2 con học 70.000 10.000 5.000 5.000 90.000. Ghi chú Hộ nghèo phô tô sổ Cận làm giấy. Hai con viết đơn.. Em.

<span class='text_page_counter'>(22)</span>

<span class='text_page_counter'>(23)</span>

×