Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đấu thầu xây lắp tại ban quản lý dự án nâng cấp đô thị thành phố mỹ tho, tỉnh tiền giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (972 KB, 100 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN

NGUYỄN THỊ NGỌC DUNG

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
ĐẤU THẦU XÂY LẮP TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN
NÂNG CẤP ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ MỸ THO
TỈNH TIỀN GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ NGÀNH: 8.34.01.01

Long An, năm 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN

NGUYỄN THỊ NGỌC DUNG

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
ĐẤU THẦU XÂY LẮP TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN
NÂNG CẤP ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ MỸ THO
TỈNH TIỀN GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ NGÀNH: 8.34.01.01
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHÓA HỌC: TS. PHAN NGỌC TRUNG

Long An, năm 2020




i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số
liệu, và kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được cơng bố trong các tạp chí
khoa học và cơng trình nào khác.
Các thơng tin số liệu trong luận văn này đều có nguồn gốc và được ghi chú
rõ ràng./.
Ngƣời thực hiện đề tài

NguyễnThị Ngọc Dung


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được đề tài này, ngoài sự cố gắng và nổ lực của bản thân
tơi, cịn có sự giúp đỡ của các thầy, cơ, bạn bè, các tập thể, cá nhân trong và
ngồi trường.
Trước hết, Tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Phan Ngọc Trung trong
suốt quá trình thực hiện đề tài, thầy đã rất tận tình hướng dẫn và chỉ bảo cho tơi.
Với lịng biết ơn sâu sắc Tơi xin gửi đến quý Thầy trong Ban giám hiệu
Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An đã quan tâm tạo nhiều cơ sở vật chất
cho tơi có đủ điều kiện hồn thành khóa học. Chân thành cảm ơn thầy cơ ở Trường
Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An trong suốt quá trình đào tạo thạc sĩ đã cung
cấp kiến thức và phương pháp để tơi có thể áp dụng trong nghiên cứu giải quyết các
vấn đề trong luận văn của mình.
Trong q trình, thu thập tài liệu, tơi nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình từ Ban

QLDA Nâng cấp đơ thị thành phố Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang. Tôi xin cảm ơn tất cả
các lãnh đạo Ban và các đồng nghiệp trong Ban đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi
cho tôi thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn!
Tiền Giang, ngày

tháng 11 năm 2020

Ngƣời thực hiện đề tài

Nguyễn Thị Ngọc Dung


iii

NỘI DUNG TÓM TẮT
Trong lĩnh vực xây dựng, hoạt động đấu thầu giúp Chủ đầu tư lựa chọn được
nhà thầu đúng đắn, đáp ứng tốt các yêu cầu của mình và nó cũng giúp nhà thầu nhận
được nhiều cơng trình, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận từ đó mở rộng quy mơ kinh
doanh. Trong luận văn đã tập trung hồn thành một số công việc sau:
Giới thiệu các khái niệm cơ bản về đấu thầu, hiểu được đấu thầu là gì, cách
thức, trình tự tổ chức hoạt động đấu thầu xây lắp, biết được các hành vi nào bị cấm
và biện pháp xử lý các vi phạm trong hoạt động đấu thầu. Qua đó người đọc cũng
hiểu được để có được các cơng trình xây dựng đồ sộ, chất lượng thì chủ đầu tư phải
trãi qua các giai đoạn tổ chức thực hiện vơ cùng vất vả trong đó phải kể đến giai
đoạn quan trọng là đấu thầu để tuyển chọn được các nhà thầu có năng lực thực sự để
thực hiện cơng trình trong khi có rất nhiều yếu tố chủ quan cũng như khách quan tác
động ảnh hưởng đến tính cạnh tranh trong q trình đấu thầu.
Hệ thống hoá những lý luận cơ bản liên quan đến đầu thầu xây dựng, năng lực
công tác tổ chức đấu thầu.

Phân tích, đánh giá thực trạng cơng tác đấu thầu tại Ban quản lý dự án Nâng
cấp đô thị thành phố Mỹ Tho chúng ta thấy được sự cạnh tranh khóc liệt giữa các
nhà thầu đặc biệt về giá bên cạnh đó cũng bộc lộ những khe hở của pháp luật cũng
như những thiếu xót, hạn chế từ phía chủ đầu tư trong quá trình tổ chức đấu thầu.
Bên cạnh những nhà thầu cạnh tranh công bằng với nhau bằng năng lực thật sự thì
lại có những nhà thầu gian lận bằng mọi cách để có thể trúng thầu. Trước tình hình
đó, Ban quản lý dự án phải khơng ngừng nâng cao năng lực, sáng suốt, nhạy bén
trong mọi tình huống để có thể lựa chọn được nhà thầu có năng lực thật sự.
Luận văn này là kết quả quá trình tìm tịi học hỏi từ thực tế tại Dự án nâng cấp
đô thị thành phố Mỹ Tho. Luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu, phân
tích đánh giá tổng hợp kết hợp với thực tế hoạt động đấu thầu của dự án từ đó đề
xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn hoạt động đấu thầu dự án trong giai
đoạn tiếp theo 2020-2025.


iv

ABSTRACT
The field of construction, bidding helps the Investor choose the right
contractor, meet their requirements well and it also helps the contractor receive
more works, increase revenue, increase profit from That expands the business scale.
In the thesis focused on completing the following tasks:
Introduce basic concepts of bidding, understand what bidding is, how and
sequence of bidding activities, know what behaviors are prohibited and how to
handle violations in activities. bidding action. Thereby, the reader also understands
that in order to have massive and quality construction works, the investor has to go
through stages of extremely hard implementation, including the important stage of
bidding. in order to select truly qualified contractors to perform the project while
there are many subjective and objective factors affecting the competitiveness in the
bidding process.

Systemize basic theories related to construction bids, capacity to organize
bidding.
Analyzing and evaluating the current status of the bidding work at the My Tho City
Urban Upgrading Project Management Unit, we can see the fierce competition
among special contractors in terms of prices. legal loopholes as well as the
shortcomings and limitations of the investor in the bidding process. Besides
contractors competing fairly with each other with real ability, there are contractors
who cheat by all means to win the bid. In this situation, the Project Management
Board has to constantly improve its capacity, intelligence and acumen in all
situations in order to select a truly capable contractor.
This thesis is the result of the process of finding and learning from reality in
the My Tho City Urban Upgrading Project. The thesis has used the integrated
research, analysis and evaluation methods combined with the actual bidding
activities of the project, thereby proposing a number of solutions to improve project
bidding activities in the period. next 2020-2025.


v

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .....................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................... ii
NỘI DUNG TÓM TẮT .......................................................................................... iii
ABSTRACT ............................................................................................................iv
MỤC LỤC ................................................................................................................ v
DANH MỤC BẢNG BIỂU....................................................................................... x
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT...........................................................xi
DANH MỤC VIẾT TẮT TIẾNG ANH ................................................................ xii
PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
1.Sự cần thiết của đề tài:............................................................................................ 1

2. Mục tiêu nghiên cứu: ............................................................................................. 2
2.1 Mục tiêu chung ................................................................................................ 2
2.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 2
3. Đối tượng nghiên cứu: ........................................................................................... 2
4. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 2
5. Câu hỏi nghiên cứu................................................................................................ 2
6. Những đóng góp mới của luận văn ........................................................................ 3
6.1 Đóng góp về phương diện khoa học ................................................................ 3
6.2 Đóng góp về phương diện thực tiễn ................................................................. 3
7. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 3
8. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu trước .......................................................... 3
9. Kết cấu luận văn : .................................................................................................. 4
Chƣơng 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC ĐẤU THẦU XÂY LẮP ........ 5
1.1 Lý luận chung về đấu thầu ............................................................................... 5
1.1.1 Một số khái niệm liên quan đến công tác đấu thầu: .................................. 5
1.1.2 Mục tiêu của đấu thầu ............................................................................... 7
1.1.3 Vai trị của đấu thầu .................................................................................. 8
1.2 Các hình thức lựa chọn nhà thầu xây lắp ......................................................... 9
1.2.1 Đấu thầu rộng rãi...................................................................................... 9


vi

1.2.2 Đấu thầu hạn chế ...................................................................................... 9
1.2.3 Chỉ định thầu........................................................................................... 10
1.2.4 Chào hàng cạnh tranh ............................................................................. 10
1.2.5 Tự thực hiện ............................................................................................ 10
1.2.6 Lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt...................... 10
1.2.7 Tham gia thực hiện của cộng đồng ......................................................... 10
1.3 Các phương thức đấu thầu xây lắp ................................................................. 11

1.3.1 Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ ............................................... 11
1.3.2 Phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ ................................................ 11
1.3.3 Phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ ................................................ 11
1.3.4 Phương thức hai giai đoạn hai túi hồ sơ ................................................. 12
1.4 Qui trình thực hiện đấu thầu xây lắp .............................................................. 12
1.4.1. Kế hoạch lựa chọn nhà thầu................................................................... 12
1.4.2 Quy trình đấu thầu một giai đoạn một túi hồ sơ ...................................... 13
1.4.2.1 Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu, bao gồm: ......................................... 13
1.4.2.2 Tổ chức lựa chọn nhà thầu, bao gồm: ........................................... 13
1.5 Đấu thầu cạnh tranh theo quy định của Ngân hàng thế giới ........................... 16
1.5.1 Đấu thầu cạnh tranh quốc tế (ICB):........................................................ 16
1.5.2 Đấu thầu cạnh tranh trong nước (NCB): ................................................ 17
1.6 Hiệu quả của hoạt động đấu thầu xây lắp....................................................... 17
1.7 Các hành vi bị cấm trong đấu thầu xây lắp và xử lý vi phạm......................... 19
1.7.1 Các hành vi bị cấm trong đấu thầu ......................................................... 19
1.7.2 Xử lý vi phạm trong đấu thầu .................................................................. 20
1.8 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đấu thầu và khả năng cạnh tranh trong
đấu thầu. .............................................................................................................. 21
1.8.1. Môi trường pháp lý về đấu thầu. ............................................................ 21
1.8.2. Nhóm nhân tố liên quan đến thực hiện của chủ đầu tư. .......................... 22
1.8.3. Nhóm nhân tố của nhà thầu tham gia đấu thầu ảnh hưởng đến chất lượng
hoạt động đấu thầu, khả năng cạnh tranh trong đấu thầu.................................. 23
1.9 Quản lý thực hiện hợp đồng xây dựng ........................................................... 23
1.9.1 Làm rõ các chi tiết trong hồ sơ mời thầu ................................................ 23


vii

1.9.2 Các điều khoản chỉ dẫn ........................................................................... 24
1.9.3 Thủ tục đánh giá khi phát sinh ................................................................ 24

1.9.4 Chuẩn hóa thanh tốn ............................................................................. 24
1.9.5 Thủ tục kiểm tra cơng tác nghiệm thu ..................................................... 25
1.9.6 Đánh giá hư hỏng cơng trình .................................................................. 25
1.10 Một số bài hoc kinh nghiệm về đấu thầu. .................................................... 25
1.10.1 Bài học kinh nghiệm:............................................................................. 25
1.10.2 Những bài học kinh nghiệm được rút ra: .............................................. 27
Kết luận Chương 1 .................................................................................................. 27
Chƣơng 2: .............................................................................................................. 28
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU XÂY LẮP | TẠI BAN QUẢN LÝ
DỰ ÁN NÂNG CẤP ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ MỸ THO GIAI ĐOẠN 2015 2019......................................................................................................................... 28
2.1 Giới thiệu về ban quản lý dự án nâng cấp đô thị thành phố Mỹ Tho ............. 28
2.1.1 Cơ cấu tổ chức của Ban QLDA, chức năng nhiệm vụ ............................. 28
2.1.2. Mục tiêu của dự án ................................................................................. 29
2.1.3. Nội dung và quy mô đầu tư xây dựng ..................................................... 29
2.2 Công tác tổ chức đấu thầu tại Ban quản lý dự án giai đoạn 2015-2019. ........ 31
2.2.1 Tiến trình thực hiện đấu thầu tại Ban QLDA .......................................... 31
2.2.2 Giai đoạn chuẩn bị đấu thầu ................................................................... 31
2.2.3 Giai đoạn thực hiện đầu thầu .................................................................. 34
2.2.4 Giai đoạn quản lý hợp đồng sau đấu thầu .............................................. 39
2.3 Thực trạng về đấu thầu một số gói thầu xây lắp của Ban quản lý dự án thời kỳ
2015 – 2019 ......................................................................................................... 39
2.3.1 Thực trạng về đấu thầu một số cơng trình qua các năm 2015-2019 ....... 39
2.1 Báo cáo theo dõi và quản lý hợp đồng ........................................................... 40
2.2 Báo cáo theo dõi và quản lý hợp đồng năm 2015 .......................................... 42
2.3 Báo cáo theo dõi và quản lý hợp đồng năm 2016 .......................................... 43
2.4 Báo cáo theo dõi và quản lý hợp đồng năm 2017 .......................................... 44
2.5 Báo cáo theo dõi và quản lý hợp đồng năm 2018 .......................................... 45
2.6 Báo cáo theo dõi và quản lý hợp đồng năm 2019 .......................................... 46



viii

2.3.2 Một số tình huống điển hình trong đấu thầu ........................................... 47
2.3.2.1 Gói thầu MT-PW-3.1: Xây dựng khu tái định cư Mỹ Phong, thuộc địa
phận xã Mỹ Phong, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. ............................ 47
2.3.2.2 Gói thầu MT-PW-1.6a Cải tạo đường Trần Ngọc Giải – phường 6 và
đường Hồng Việt – Phường 5. .................................................................... 48
2.3.2.3 Gói thầu MT-PW-2.2a Cải tạo nâng cấp đường huyện 92C (Từ cầu
Thạnh Trị đến đường Nguyễn Minh Đường) ................................................ 49
2.4 Thực trạng về nguồn vốn bố trí cho các gói thầu xây lắp được đấu thầu thời
kỳ 2015 - 2019. .................................................................................................... 50
2.4.1 Thưc trạng về vốn Ngân sách (2015-2019) ............................................. 50
2. 7 Bảng Tổng hợp kế hoạch vốn và giải ngân nguồn vốn NSNN...................... 51
2.4.2 Thực trạng về vốn ODA ( 2015- 2019) .................................................... 52
2.8 Bảng Tổng hợp kế hoạch vốn và giải ngân nguồn vốn ODA ......................... 52
2.5 Thực trạng tình hình thực hiện hợp đồng của những cơng trình đã được đấu
thầu thời kỳ 2015 – 2019. .................................................................................... 53
2.9 Báo cáo theo dõi và quản lý hợp đồng ........................................................... 55
2.10 Báo cáo tiến độ thực hiện các cơng trình giai đoạn 2015-2019 .................... 56
(Một số gói thầu chậm tiến độ kéo dài thời gian thi công) ................................... 56
2.11 Báo cáo tiến độ thực hiện các cơng trình giai đoạn 2015-2019 .................... 60
2.6 Đánh giá công tác đấu thầu tại Ban quản lý dự án ......................................... 61
2.6.1 Những kết quả đạt được .......................................................................... 61
2.12 Khung giám sát và đánh giá kết quả thực hiện Dự án MDR-UUP_ TDA
Mỹ Tho (2015-2019) ........................................................................................ 61
2.6.2 Những hạn chế và nguyên nhân .............................................................. 65
2.6.2.1 Những hạn chế trong việc thực hiện đấu thầu:.................................. 65
2.3.2.2 Nguyên nhân..................................................................................... 70
Kết luận Chương 2 .................................................................................................. 71
Chƣơng 3: .............................................................................................................. 72

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU XÂY LẮP
TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN NÂNG CẤP ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ MỸ THO
GIAI ĐOẠN 2020-2025 ......................................................................................... 72


ix

3.1 Phƣơng hƣớng phát triển và muc tiêu của Ban quản lý dự án nâng cấp
đô thị thành phố Mỹ Tho .................................................................................. 72
3.1.1 Phương hướng: ....................................................................................... 72
3.1.2 Mục tiêu .................................................................................................. 73
3.2 Một số giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả hoạt động đấu thầu xây lắp tại Ban
quản lý dự án nâng cấp đô thị thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. .................... 73
3.2.1. Nâng cao chất lượng công tác lập thiết kế, lập dự toán và thẩm tra
thiết kế bản vẽ thi cơng ................................................................................... 73
3.2.3. Hồn thiện cơng tác chuẩn bị Hồ sơ mời thầu ....................................... 74
3.2.4. Nâng cao hiệu quả công tác chấm thầu ................................................. 75
3.2.5. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các nhà thầu tham gia đấu
thầu .................................................................................................................. 75
3.2.6 Nâng cao năng lực cán bộ thẩm định kết quả đấu thầu ......................... 77
3.2.7. Hoàn thiện công tác quản lý hoạt động đấu thầu và quản lý Hợp đồng
sau đấu thầu ..................................................................................................... 78
3.2.8 Nâng cao năng lực của cán bộ quản lý, tổ chuyên gia xét thầu, chuyên
nghiệp hoá hoạt động đấu thầu của Ban quản lý dự án .................................... 80
● Nâng cao năng lực của cán bộ quản lý nhà nƣớc: .................................... 80
● Nâng cao năng lực của tổ chuyên gia xét thầu và chuyên nghiệp hoá hoạt
động đấu thầu của Ban quản lý dự án .......................................................... 81
3.3 Một số kiến nghị ............................................................................................ 82
3.3.1 Kiến nghị đối với Ủy ban nhân dân Tỉnh Tiền Giang .............................. 82
3.3.2 Kiến nghị Ban quản lý dự án nâng cấp đô thị thành phố Mỹ Tho ........... 83

KẾT LUẬN ............................................................................................................ 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................... 86


x

DANH MỤC BẢNG BIỂU
TÊN BẢNG BIỂU

BẢNG BIỂU

TRANG

Bảng 2.1

Báo cáo theo dõi và quản lý hợp đồng

40

Bảng 2.2

Báo cáo theo dõi và quản lý hợp đồng năm 2015

42

Bảng 2.3

Báo cáo theo dõi và quản lý hợp đồng năm 2016

43


Bảng 2.4

Báo cáo theo dõi và quản lý hợp đồng năm 2017

44

Bảng 2.5

Báo cáo theo dõi và quản lý hợp đồng năm 2018

45

Bảng 2.6

Báo cáo theo dõi và quản lý hợp đồng năm 2019

46

Bảng 2.7

Bảng 2.8
Bảng 2.9

Bảng Tổng hợp kế hoạch vốn và giải ngân nguồn vốn
NSNN
Bảng Tổng hợp kế hoạch vốn và giải ngân nguồn vốn
ODA
Báo cáo theo dõi và quản lý hợp đồng (một số gói thầu
có khối lượng phát sinh hoặc đội vốn)


Bảng 2.10

51

52

55

Báo cáo tiến độ thực hiện các cơng trình giai đoạn 20152019 (Một số gói thầu chậm tiến độ kéo dài thời gian thi

56

công)
Bảng 2.11

Báo cáo tiến độ thực hiện các cơng trình giai đoạn
20152019 (Một số gói thầu thi cơng đúng tiến độ)

Bảng 2.12

Khung giám sát và đánh giá kết quả thực hiện Dự án
MDR-UUP_ TDA Mỹ Tho (2015-2019)

60

61


xi


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT

STT

Viết đầy đủ

Từ viết tắt

1

QLDA

Quản lý dự án

2

BCĐG

Báo cáo đánh giá

3

CĐT

Chủ đầu tư

4

HSĐX


Hồ sơ đề xuất

5

HSYC

Hồ sơ yêu cầu

6

HSMT

Hồ sơ mời thầu

7

HSDT

Hồ sơ dự thầu, bao gồm hồ sơ đề xuất về kỹ
thuật và hồ sơ đề xuất về tài chính

8

HSĐXKT

Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật

9


HSĐXTC

Hồ sơ đề xuất về tài chính

10

VND

đồng Việt Nam

11

XDCB

Xây dựng cơ bản


xii

DANH MỤC VIẾT TẮT TIẾNG ANH

STT
1

Từ viết tắt
ODA

Viết đầy đủ
Viện trợ phát triển chính thức (Official
Development Assistance)


2

3

ICB

NCB

Đấu thầu cạnh tranh quốc tế (International
competitive bidding)
Đấu thầu cạnh tranh trong nước (National
competitive bidding)


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1.Sự cần thiết của đề tài:
Ngày nay, cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế, quy mô cũng
như tốc độ hoạt động trong ngành xây dựng của nước ta ngày càng được mở rộng,
thị trường xây dựng ngày một trở nên sôi động hơn, cạnh tranh trong xây dựng ngày
một quyết liệt hơn. Các nhà thầu phải luôn luôn nỗ lực để nâng cao năng lực của
mình. Hoạt động đấu thầu ngày càng trở nên có tính quyết định đến sự tồn tại và
phát triển của các doanh nghiệp xây dựng.
Với tầm quan trọng của hoạt động đấu thầu là nhằm quản lý chi tiêu, sử dụng
các nguồn tiền một cách có hiệu quả, ở Việt Nam khoảng mười năm trở lại đây,
thông qua đấu thầu các chủ đầu tư đã lựa chọn được những nhà thầu có đủ năng lực,
kinh nghiệm để thực hiện các dự án, cơng trình làm thay đổi diện mạo kết cấu hạ
tầng kinh tế - xã hội của đất nước. Nhằm quản lý chất lượng xây dựng cơng trình

cần phải có những cơng tác kiểm sốt chặt chẽ. Trong đó cơng tác lựa chọn nhà thầu
đủ điều kiện về năng lực tham gia xây dựng các cơng trình thơng qua đấu thầu là
một công tác quan trọng nhằm quản lý chất lượng cơng trình, đưa cơng trình vào
phục vụ kịp thời, nâng cao hiệu quả của cơng trình.
Đấu thầu là nhằm thực hiện tính cạnh tranh cơng bằng, minh bạch trong quá
trình đấu thầu để lựa chọn nhà thầu phù hợp, đảm bảo hiệu quả kinh tế của dự án.
Như vậy thông qua hoạt động đấu thầu mà chủ đầu tư lựa chọn được đơn vị đáp ứng
được các yêu cầu về kỹ thuật, công nghệ, thực hiện dự án với chất lượng cao nhất,
chi phí thấp nhất. Trên thực tế hoạt động đấu thầu đã chứng tỏ được sự cần thiết và
tầm quan trọng của nó trong cơ chế thị trường, nó khơng chỉ mang lại lợi ích cho
nhà thầu mà cịn mang lại lợi ích cho chủ đầu tư.
Là một đơn vị đại diện cho chủ đầu tư, Ban quản lý dự án nâng cấp đô thị
thành phố Mỹ Tho đã tổ chức thực hiện lựa chọn nhà thầu để thực hiện các gói thầu
xây lắp nhằm cải thiện, nâng cấp cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị,…. Mặc dù các
nội dung về tổ chức đấu thầu xây lắp cơng trình được quy định đầy đủ trong các
Văn bản quy phạm pháp luật, nhưng thực tế trong quá trình thực hiện xuất hiện


2
những bất cập do những yếu tố khách quan và chủ quan gây ra, dẫn đến kết quả đạt
được chưa như mong muốn.
Tính cấp thiết của vấn đề nêu trên cũng chính là lý do để tác giả lựa chọn đề
tài luận văn thạc sĩ “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đấu thầu xây lắp tại
Ban quản lý dự án nâng cấp đô thị thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang”

2. Mục tiêu nghiên cứu:
2.1 Mục tiêu chung
Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đấu thầu xây lắp tại Ban
quản lý dự án Nâng cấp đô thị thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang
2.2 Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về đấu thầu xây lắp
- Phân tích, đánh giá thực trạng đấu thầu tại Ban quản lý dự án nâng cấp đô
thị thành phố Mỹ Tho, Tỉnh Tiền Giang thời gian 2015-2019.
- Đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả đấu thầu xây lắp các
cơng trình, dự án tại thành phố Mỹ Tho trong thời gian tới 2020 đến 2025.
3. Đối tƣợng nghiên cứu:
Nghiên cứu hoạt động đấu thầu xây lắp các cơng trình tại Ban quản lý dự
án nâng cấp đô thị thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.
4. Phạm vi nghiên cứu
4.1 Phạm vi về không gian địa điểm:
Luận văn tập trung nghiên cứu hoạt động đấu thầu xây lắp các cơng trình tại
Ban quản lý dự án Nâng cấp đô thị thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang
4.2 Phạm vi về thời gian:
Nghiên cứu hoạt động đấu thầu xây lắp tại Ban quản lý dự án nâng cấp đô thị
thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang từ năm 2015-2019,
4.3 Thời gian nghiên cứu :
Từ tháng 01/2020 đến tháng 07/2020
5. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng hoạt động đấu thầu xây lắp tại Ban Quản lý dự án thành phố Mỹ
Tho, tỉnh Tiền Giang trong thời gian vừa qua như thế nào?
- Nguyên nhân nào của những hạn chế trong hoạt động đấu thầu?


3
- Giải pháp cơ bản nào để nâng cao hiệu quả hoạt động đấu thầu xây lắp tại
thành phố Mỹ Tho trong thời gian tới?
6. Những đóng góp mới của luận văn
6.1 Đóng góp về phương diện khoa học
Hệ thống hoá các cơ sở lý luận về hoạt động đấu thầu xây lắp, các văn bản
quy định quy trình và nội dung về đấu thầu xây lắp từ đó tìm ra một số giải pháp

nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đấu thầu trong lĩnh vực xây lắp.
6.2 Đóng góp về phương diện thực tiễn
Trên cơ sở phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động đấu thầu xây lắp tại Ban
quản lý dự án nâng cấp đô thị thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang chỉ rõ những ưu
điểm, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế.
Đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đầu thầu xây lắp cũng
như kiến nghị những biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước với
hoạt động đấu thầu xây lắp.
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích, khả thi cho
các Ban quản lý dự án trong hoạt động đấu thầu xây lắp.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính thơng qua các
phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp thu thập thông tin (thứ cấp, sơ cấp)
Phương pháp tổng hợp, thống kê, so sánh và phân tích.
8. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu trƣớc
Nguyễn Ngọc Thành, (2015) Quản lý nhà nước trong lĩnh vực đấu thầu các
cơng trình giao thơng ở Ban quản lý dự án Phát triển giao thông nông thôn Hà Tĩnh,
luận văn Thạc sĩ quản lý kinh tế, trường Đại học kinh tế Hà Nội;
Trần Thái Tuấn, (2017) Quản lý nhà nước trong lĩnh vực đấu thầu các dự án
đầu tư ở Ban quản lý dự án, Tổng Cục Hậu cần – Kỹ thuật Bộ Công an, luận văn
Thạc sĩ Quản lý kinh tế, trường Đại học kinh tế Hà Nội;
Trần Hồng Diệu, (2018) Hồn thiện cơng tác quản lý đấu thầu tại Ban quản
lý các dự án giáo dục nghề nghiệp vốn ODA thuộc Tổng Cục giáo dục nghề nghiệp,
luận văn Thạc sĩ quản trị kinh doanh, trường Đại Học Ngoại Thương;


4
Đỗ Kiến Vọng, (2019) Quản lý nhà nước về đấu thầu mua sắm công ở Việt
Nam, luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện khoa học xã hội.

Ở các luận văn này, các tác giả đã đề cập đến một số vấn đề lý luận chung
của từng lĩnh vực cụ thể trong hoạt động đấu thầu, trong đó có các hoạt động đấu
thầu rộng rãi trong nước, quốc tế; đầu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh và một số
giải pháp nhằm nâng cao vai trò quản lý nhà nước trong hoạt động đấu thầu...; Đó là
những kiến thức mà tác giả có thể tham khảo trong q trình triển khai nghiên cứu
luận văn của mình.
Với các hoạt động đấu thầu diễn ra hàng ngày và có rất nhiều tình huống cần
xử lý, các đơn vị quản lý dự án, các bên mời thầu còn lúng túng, dẫn đến chất lượng
lựa chọn nhà thầu chưa đảm bảo. Từ kết quả nghiên cứu của các cơng trình đã cơng
bố nói trên và từ mục tiêu nghiên cứu đặt ra, thì câu hỏi: tổ chức đấu thầu xây lắp
như thế nào cho hiệu quả? Thực trạng đấu thầu tại Ban Quản lý dự án Nâng cấp đô
thị thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang diễn ra như thế nào? Vì vậy, với đề tài này,
tơi hy vọng sẽ đóng góp tích cực vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động đấu thầu xây
lắp nói chung và hoạt động đấu thầu xây lắp tại Ban quản lý dự án Nâng cấp đô thị
thành phố Mỹ Tho nói riêng.
9. Kết cấu luận văn :
Luận văn được kết cấu làm 3 chương
Chương 1: Tổng quan về ban quản lý dự án đầu tư xây dựng và hoạt động
đấu thầu xây lắp
Chương 2 : Thực trạng về công tác đấu thầu xây lắp tại Ban quản lý dự án
TP.Mỹ Tho.
Chương 3 : Các giải pháp nâng cao hiệu quả đấu thầu xây lắp tại Ban quản lý
dự án TP.Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang.


5

Chƣơng 1:
TỔNG QUAN VỀ BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY
DỰNG VÀ HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU XÂY LẮP

1.1 Lý luận chung về ban quản lý dự án đầu tư xây dựng và hoạt động đấu thầu
1.1.1 Một số khái niệm liên quan:
- Khái niệm ban quản lý dự án đầu tư xây dựng
Ban quản lý dự án hay ban quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình theo quy
định tại Điều 7 Thông tư 16/2016/TT-BXD hướng dẫn thực hiện Nghị định
59/2015/NĐ-CP về hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng thì đây là một
tổ chức sự nghiệp công công lập, hoạt động theo nguyên tắc tự bảo đảm về kinh phí
hoạt động do Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh,
cấp huyện quyết định thành lập.
Chức năng của Ban Quản lý Dự án là làm chủ đầu tư các dự án đầu tư xây
dựng sử dụng vốn ngân sách, vốn Nhà nước ngoài ngân sách; tiếp nhận và quản lý
sử dụng vốn để đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật; thực hiện quyền,
nghĩa vụ của chủ đầu tư; bàn giao cơng trình xây dựng hồn thành cho chủ đầu tư,
chủ quản lý sử dụng công trình khi kết thúc xây dựng hoặc trực tiếp quản lý vận
hành, khai thác sử dụng cơng trình hồn thành theo yêu cầu của người quyết định
đầu tư.
- Khái niệm đấu thầu
Có thể hiểu đấu thầu là cuộc thi cơng khai giữa các tổ chức, cá nhân về kỹ
thuật, tài chính, con người, nó giống như một sân chơi mà trong đó người cung ứng
điều kiện tốt nhất sẽ giành chiến thắng.
Theo quan niệm của các nhà thầu tham gia đấu thầu thì đấu thầu là một
phương thức kinh doanh mà thơng qua đó nhà thầu với các điều kiện và năng lực tài
chính, kỹ thuật đáp ứng được các yêu cầu của bên mời thầu sẽ có cơ hội dành được
hợp đồng thực hiện. Còn theo qua điểm của bên mời thầu thì đấu thầu được xem là
một cuộc thi tuyển giữa các nhà thầu để thỏa mãn các yêu cầu của chủ đầu tư từ đó
lựa chọn được nhà thầu thích hợp nhất.


6
Theo luật đấu thầu năm 2013 thì Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký

kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm
hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu
tư theo hình thức đối tác cơng tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm
cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.
- Khái niệm đấu thầu xây lắp
Xây lắp là một quy trình thiết kế và thi công xây dựng tạo nên các cơ sở hạ
tầng hoặc cơng trình, hạng mục cơng trình, nhà ở, … Xây lắp gồm những cơng việc
thuộc q trình xây dựng và lắp đặt cơng trình, hạng mục cơng trình có những hình
thức xây dựng cơng trình như: cơng trình mới; hồn thiện, nâng cấp, mở rộng cơng
trình đã có…
Do đó, có thể hiểu đấu thầu xây lắp là quá trình lựa chọn nhà thầu để thực hiện
những công việc thuộc quá trình xây dựng và lắp đặt cơng trình, hạng mục cơng
trình. Tham gia đấu thầu xây lắp là các nhà thầu xây lắp, tùy từng cơng trình khác
nhau mà nhà thầu tham dự phải đáp ứng những điều kiện nhất định.
- Khái niệm Nhà thầu xây dựng
Nhà thầu trong hoạt động đầu tư xây dựng (sau đây gọi là nhà thầu) là tổ chức
có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng khi
tham gia quan hệ hợp đồng trong hoạt động đầu tư xây dựng.
Nhà thầu được tham dự thầu với tư cách độc lập hoặc liên danh. Trong một số
trường hợp gói thầu có giá trị lớn, có tính chất phức tạp mà một nhà thầu không thể
đáp ứng đủ các điều kiện mà hồ sơ mời thầu đưa ra. Nhà thầu có thể liên danh với
một hoặc một số nhà thầu khác để cùng tham gia đấu thầu với tư cách là nhà thầu
liên danh. Khi liên danh thì các nhà thầu trong liên danh đều là nhà thầu chính. Các
thành viên liên danh sẽ phân chia với nhau về trách nhiệm thực hiện các cơng việc
của gói thầu.
- Khái niệm Bên mời thầu
Bên mời thầu là cơ quan, tổ chức có chun mơn và năng lực để thực hiện các
hoạt động đấu thầu, bao gồm: chủ đầu tư hoặc tổ chức do chủ đầu tư quyết định
thành lập hoặc lựa chọn; đơn vị dự toán trực tiếp sử dụng nguồn vốn mua sắm



7
thường xuyên; đơn vị mua sắm tập trung; cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ
chức trực thuộc do cơ quan nhà nước có thẩm quyền lựa chọn.
- Khái niệm Chủ đầu tư
Chủ đầu tư xây dựng cơng trình là người hoặc tổ chức sở hữu vốn hoặc là người
được giao quản lý và sử dụng vốn để đầu tư xây dựng cơng trình. Chủ đầu tư là người
phải chịu trách nhiệm toàn diện trước người quyết định đầu tư và pháp luật về các
mặt chất lượng, tiến độ, chi phí vốn đầu tư và các quy định khác của pháp luật.
- Khái niệm Tổ chuyên gia
Tổ chuyên gia đấu thầu gồm các cá nhân có năng lực, kinh nghiệm được bên
mời thầu hoặc đơn vị tư vấn đấu thầu thành lập để đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ
dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và thực hiện các nhiệm vụ khác trong quá
trình lựa chọn nhà thầu. Tổ chuyên gia đấu thầu có thể nói là bộ phận quan trọng
nhất trong cơng tác đấu thầu vì là bộ phận trực tiếp tiếp nhận, bảo quản, chấm thầu
có tính chất quyết định việc nhà thầu nào sẽ được lựa chọn trúng thầu. Tổ chuyên
gia đấu thầu do chủ đầu tư thành lập trong khoản thời gian từ sau khi có quyết định
phê duyệt kế hoạch đấu thầu đến trước khi lập hồ sơ mời thầu. Tổ chuyên gia sẽ tự
giải tán sau khi công bố kết quả trao hợp đồng.
- Khái niệm Bảo đảm dự thầu
Bảo đảm dự thầu là việc nhà thầu bảo đảm trách nhiệm dự thầu của mình
trong thời gian xác định theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu bằng một
trong các biện pháp như ký quỹ, đặt cọc, hoặc nộp thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng
hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngồi được thành lập theo pháp luật Việt Nam.
Thời gian hiệu lực của bảo đảm dự thầu được quy định trong hồ sơ mời thầu sẽ
bằng với hiệu lực của hồ sơ dự thầu cộng thêm 30 ngày.
1.1.2 Mục tiêu của đấu thầu
Sản phẩm của hoạt động xây dựng thường là những cơng trình xây dựng kiến
trúc đồ sộ có thời gian sử dụng lâu dài, luôn gắn với những nguồn vốn đầu tư lớn,
có thể thuộc sở hữu của tư nhân hoặc của nhà nước. Các cơng trình này địi hỏi phải

bảo đảm tính năng sử dụng, an tồn, tiết kiệm, có hiệu quả và tránh tham nhũng,
lãng phí.


8
Do đó mục đích của đấu thầu xây lắp nhằm để bên mời thầu có thể chọn ra
được nhà thầu đáp ứng tốt nhất các yêu cầu đặt ra với giá cả hợp lý nhất và hạn chế
tối đa được các hiện tượng tham nhũng, lãng phí. Hơn thế nữa, qua tính cơng khai
minh bạch của đấu thầu, chủ đầu tư có thể quản lý nhà thầu dễ dàng hơn hoặc các
nhà thầu có thể giám sát lẫn nhau tránh các hiện tượng tiêu cực xảy ra. Đấu thầu,
dưới góc độ quản lý nhà nước đó là cơng cụ quản lý vĩ mô giúp nhà nước tiết kiệm
ngân sách và minh bạch trong các vấn đề lãnh đạo điều hành cơng tác xây dựng.
1.1.3 Vai trị của đấu thầu
Đối với nhà thầu xây dựng: khi tham gia đấu thầu sẽ giúp họ tích lũy thêm
được nhiều kinh nghiệm trong cơng tác lập dự tốn, tổ chức quản lý thi cơng sao
cho sử dụng chi phí thấp nhất nhưng vẫn mang lại hiệu quả nhất. Tham gia đấu thầu
sẽ thúc đẩy họ ngày càng nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, cơng nhân
kỹ thuật, máy móc, thiết bị ngày càng được tăng cường. Hoạt động đấu thầu được tổ
chức cơng khai và bình đẳng nhờ đó mà các nhà thầu có điều kiện phát huy đến
mức cao nhất khả năng của mình để trúng thầu. Đấu thầu góp phần thúc đẩy sự cạnh
tranh lành mạnh giữa các nhà thầu từ đó tạo động lực cho nhà thầu phải nâng cao
năng lực của mình hơn nữa để đủ sức cạnh tranh.
Đối với chủ đầu tư: thông qua đấu thầu chủ đầu tư sẽ lựa chọn được nhà thầu
có năng lực đáp ứng một cách tốt nhất các yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng, tiến độ
đặt ra của cơng trình. Thơng qua đấu thầu chủ đầu tư sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm
được vốn đầu tư đồng thời vẫn đảm bảo được tiến độ cũng như chất lượng cơng
trình. Để đảm bảo cơng tác lựa chọn nhà thầu được thực hiện đúng đắn về quy trình
cũng như lựa chọn và đánh giá hồ sơ thì đội ngũ nhân viên thực hiện công tác đấu
thầu của chủ đầu tư phải được trang bị đầy đủ các kiến thức và phải thường xuyên
cập nhật nâng cao trình độ của mình. Do đó việc áp dụng phương thức đấu thầu cịn

giúp chủ đầu tư nâng cao trình độ và năng lực của cán bộ nhân viên.
Đối với nhà nước: đấu thầu góp phần nâng cao hiệu quả của cơng tác quản lý
nhà nước, quản lý sử dụng vốn một cách có hiệu quả, hạn chế và ngăn chặn các hiện
tượng tiêu cực trong xây dựng cơ bản gây thất thoát lãng phí vốn đầu tư đặc biệt là
nguồn vốn ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó đấu thầu cũng tạo nên sự cạnh tranh


9
lành mạnh trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, từ đó thúc đẩy sự phát triển của nền
kinh tế hàng hóa trong ngành xây dựng cũng như nền kinh tế nước nhà
1.2 Các hình thức lựa chọn nhà thầu xây lắp
1.2.1 Đấu thầu rộng rãi
Đây là hình thức lựa chọn nhà thầu không hạn chế số lượng nhà thầu tham dự.
Việc mời thầu được đăng tải trên báo đấu thầu. Ở Việt Nam, Báo Đấu thầu là cơ
quan báo chí của Bộ Kế hoach và Đầu tư trực thuộc Cục Quản lý đấu thầu, thực
hiện chức năng công khai, minh bạch các thông tin về đấu thầu; tuyên truyền phổ
biến chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; thơng tin
về tình hình và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, về các hoạt động đấu thầu trên
cả nước theo quy định của Luật Báo chí, Luật Xuất bản, Luật Đấu thầu và các quy
định khác của pháp luật liên quan.
Việc đăng tải trên báo đấu thầu là điều kiện bắt buôc, Luật đấu thầu cũng
khuyến khích bên mời thầu đăng tải thơng tin lên trang thông tin điện tử của bộ,
ngành, địa phương hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng khác.
Đối với những gói thầu lớn, phức tạp về cơng nghệ và kỹ thuật, bên mời thầu
có thể tiến hành sơ tuyển để lựa chọn nhà thầu có đủ tư cách và năng lực tham gia
đấu thầu. Với hình thức này, bên mời thầu sẽ có nhiều cơ hội hơn trong lựa chọn
nhà thầu do số lượng nhà thầu tham gia nhiều. Đây là hình thức lựa chọn nhà thầu
mang lại tỷ lệ tiết kiệm cao nhất so với các hình thức khác.
Đấu thầu rộng rãi là hình thức được khuyến khích sử dụng nhiều nhất, dù là
nguồn vốn thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật đấu thầu hay không.

1.2.2 Đấu thầu hạn chế
Đấu thầu hạn chế được áp dụng trong trường hợp gói thầu có yêu cầu cao về
kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính đặc thù mà chỉ có một số nhà thầu đáp ứng yêu cầu
của gói thầu. Đây là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu chỉ mời một số nhà thầu
có đủ năng lực tham dự. Thơng thường đó là khả năng về tài chính, chuyên môn của
nhà thầu phù hợp với yêu cầu của cơng trình. Danh sách của nhà thầu tham dự phải
có cấp có thẩm quyền phê duyệt. Hình thức này chỉ được xem xét áp dụng trong
một số trường hợp như sau: Chỉ có một số nhà thầu có khả năng đáp ứng được yêu


10
cầu của gói thầu; các nguồn vốn sử dụng yêu cầu phải tiến hành đấu thầu hạn chế;
do tình hình cụ thể của gói thầu mà việc đấu thầu hạn chế có lợi thế.
Thực hiện việc đấu thầu hạn chế nhằm hạn chế lượng nhà thầu khơng có năng
lực tham gia, sẽ giảm được thời gian, nhân lực trong công tác xét thầu.
1.2.3 Chỉ định thầu
Chỉ định thầu là hình thức mà bên mời thầu chọn trực tiếp (chỉ định) nhà
thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu để thương thảo hợp đồng mà không thông qua
đấu thầu.
1.2.4 Chào hàng cạnh tranh
Chào hàng cạnh tranh là hình thức mà bên mời thầu gửi yêu cầu chào hàng và
nhận chào hàng (báo giá) từ nhà thầu. Mỗi gói thầu phải có ít nhất 3 chào hàng của
3 nhà thầu khác nhau trên cơ sở yêu cầu chào hàng của bên mời thầu. Việc gửi chào
hàng có thể được thực hiện bằng cách gửi trực tiếp, bằng fax, bằng đường bưu
điện hoặc bằng các phương tiện khác. Đơn vị trúng thầu thường là đơn vị đưa ra giá
có giá trị thấp nhất, không thương thảo về giá.
1.2.5 Tự thực hiện
Tự thực hiện được áp dụng đối với gói thầu thuộc dự án, dự toán mua sắm
trong trường hợp tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu có năng lực kỹ thuật,
tài chính và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu.

1.2.6 Lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt
Trường hợp gói thầu, dự án xuất hiện các điều kiện đặc thù, riêng biệt mà
không thể áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu như trên thì người có thẩm
quyền trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định phương án lựa chọn nhà
thầu, nhà đầu tư.
1.2.7 Tham gia thực hiện của cộng đồng
Cộng đồng dân cư, tổ chức, tổ, nhóm thợ tại địa phương nơi có gói thầu được
giao thực hiện tồn bộ hoặc một phần gói thầu đó trong các trường hợp sau đây:
- Gói thầu thuộc chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hỗ trợ xóa đói
giảm nghèo cho các huyện, xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn;


11
- Gói thầu quy mơ nhỏ mà cộng đồng dân cư, tổ chức, tổ, nhóm thợ tại địa phương
có thể đảm nhiệm.
1.3 Các phương thức đấu thầu xây lắp
1.3.1 Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ
- Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ được áp dụng trong các trường hợp
sau đây:
+ Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu xây lắp có quy mơ nhỏ.
(gói thầu xây lắp có giá trị gói thầu không quá 20 tỷ đồng)
+ Chào hàng cạnh tranh;
+ Chỉ định thầu;
- Nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất gồm đề xuất về kỹ thuật và đề
xuất về tài chính theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
- Việc mở thầu được tiến hành một lần đối với toàn bộ hồ sơ dự thầu, hồ
sơ đề xuất.
1.3.2 Phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ
- Phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ được áp dụng trong các trường hợp
sau đây:

+ Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế
- Nhà thầu nộp đồng thời hồ sơ đề xuất về kỹ thuật và hồ sơ đề xuất về tài
chính riêng biệt theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu.
- Việc mở thầu được tiến hành hai lần. Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật sẽ được mở
ngay sau thời điểm đóng thầu. Nhà thầu, đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật sẽ được mở
hồ sơ đề xuất về tài chính để đánh giá.
1.3.3 Phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ
- Phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ được áp dụng trong trường hợp đấu
thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu xây lắp có quy mơ lớn, phức tạp.
- Trong giai đoạn một, nhà thầu nộp đề xuất về kỹ thuật, phương án tài chính theo
yêu cầu của hồ sơ mời thầu nhưng chưa có giá dự thầu. Trên cơ sở trao đổi với từng
nhà thầu tham gia giai đoạn này sẽ xác định hồ sơ mời thầu giai đoạn hai.
- Trong giai đoạn hai, nhà thầu đã tham gia giai đoạn một được mời nộp hồ sơ dự


×