Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

BÀI THI MÔN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.25 KB, 13 trang )

BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

Họ và tên: Phạm Thị Nga

Mã sinh viên: 1973403010194

Khóa/Lớp: (tín chỉ) : 21.10LT1

(Niên chế) : 21.05

STT: 13

ID phòng thi: 581- 058-1208

Ngày thi: 22/06/2021

HT thi: 208 ĐT

Ca thi: 7h30

BÀI THI MƠN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Chủ đề: Vận dụng quan điểm của Hồ Chí Minh về lực lượng đại đoàn kết
dân tộc trong chiến lược đại đồn kết của Đảng thời kì đẩy mạnh cơng nghiệp
hóa hiện đại hóa đất nước hiện hay
Hình thức thi: Tiểu luận
Thời gian thi: 3 ngày

BÀI LÀM


MỤC LỤC



MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU.................................................................................................1
CHƯƠNG Ⅰ: QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ LỰC LƯỢNG ĐẠI
ĐỒN KẾT DÂN TỘC..................................................................................1
1. VAI TRỊ CỦA ĐẠI ĐỒN KẾT DÂN TỘC TRONG SỰ NGHIỆP
CÁCH MẠNG.............................................................................................2
1.1 Đại đồn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định
thành công của cách mạng......................................................................2
1.2 Đoàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, của
dân tộc......................................................................................................2
2. LỰC LƯỢNG CỦA KHỐI ĐẠI ĐỒN KẾT TỒN DÂN................3
2.1 Chủ thể của khối đại đồn kết toàn dân tộc...................................3
2.2 Nền tảng của khối đại đoàn kết dân tộc..........................................3
3. ĐIỀU KIỆN XÂY DỰNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC.........3
4. HÌNH THỨC, NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC CỦA KHỐI ĐẠI ĐOÀN
KẾT DÂN TỘC – MẶT TRẬN DÂN TỘC THỐNG NHẤT..................4
4.1 Mặt trận dân tộc thống nhất............................................................4
4.2 Nguyên tắc xây dựng và hoạt động của Mặt trận dân tộc thống
nhất...........................................................................................................5
5. PHƯƠNG THỨC XÂY DỰNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC 5
CHƯƠNG Ⅱ: VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH TRONG
CHIẾN LƯỢC ĐẠI ĐỒN KẾT CỦA ĐẢNG THỜI KÌ CƠNG NGHIỆP
HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC.............................................................6


1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH
VỀ ĐẠI ĐỒN KẾT TỒN DÂN VÀO THỜI KÌ CƠNG NGHIỆP
HĨA HIỆN ĐẠI HĨA................................................................................6
2. THỰC TRẠNG........................................................................................6

2.1 Ưu điểm, kết quả đạt được...............................................................6
2.2 Hạn chế...............................................................................................7
3. NGUYÊN NHÂN.....................................................................................7
3.1 Nguyên nhân của ưu điểm................................................................7
3.2 Nguyên nhân hạn chế........................................................................8
4. GIẢI PHÁP..............................................................................................8
KẾT LUẬN......................................................................................................9
CHÚ THÍCH:..................................................................................................9
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................10


LỜI NÓI ĐẦU
Sáng ngày 11/11/2020 cuộc hội thảo khoa học cấp quốc gia với chủ đề:
“90 năm phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc” đã khẳng định tư
tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh; chủ trương, đúng đắn, sáng tạo của Đảng về
đại đoàn kết dân tộc và phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân là một bộ phận
hữu cơ, tư tưởng xuyên suốt trong đường lối chiến lược cách mạng Việt Nam.
Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của chủ tịch Hồ Chí Minh là tư tưởng cơ
bản, nhất quán và xuyên suốt, là chiến lược tập hợp lực lượng đấu tranh với
kẻ thù dân tộc và giai cấp trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của
Người. Người ln ln nhận thức đại đồn kết dân tộc là vấn đề sống còn,
quyết định sự thành cơng của cách mạng.
Trong thời kì đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; xu
hướng tồn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, lơi kéo các nước vừa đẩy mạnh hợp tác
vừa cạnh tranh và phụ thuộc lẫn nhau. Bên cạnh những thuận lợi, nước ta còn
phải đối phó với nhiều thách thức, đặc biệt là “diễn biến hịa bình” do các thế
lực thù địch gây ra. Đại đoàn kết toàn dân vừa là động lực chủ yếu để phát
triển đất nước, vừa là trách nhiệm của toàn dân và Đảng lãnh đạo để sẵn sàng
chống lại mọi kẻ thù trong thời kì hiện nay, thời kì đẩy mạnh cơng nghiệp hóa
hiện đại hóa đất nước.

Bài tiểu luận sẽ mang đến những nội dung chủ yếu về quan điểm đại
đồn kết tồn dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh và việc vận dụng tư tưởng ấy
trong thời kì cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước của Đảng ta hiện nay
qua hai chương:
Chương Ⅰ: Quan điểm của Hồ Chí Minh về lực lượng đại đồn kết dân
tộc
Chương Ⅱ: Vận dụng quan điểm Hồ Chí Minh trong chiến lược đại đồn
kết của Đảng thời kì đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

1


CHƯƠNG Ⅰ: QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ LỰC LƯỢNG ĐẠI
ĐỒN KẾT DÂN TỘC
1. VAI TRỊ CỦA ĐẠI ĐỒN KẾT DÂN TỘC TRONG SỰ NGHIỆP
CÁCH MẠNG
1.1 Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định
thành cơng của cách mạng
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, đại đồn kết khơng phải là sách lược
hay thủ đoạn chính trị, mà là chiến lược lâu dài, nhất quán của cách mạng Việt
Nam. Từ thực tiễn, người đã khái quát thành nhiều luận điểm mang tính chân
lí về sức mạnh của đại đoàn kết : “Đoàn kết là sức mạnh của chúng ta”[1,
tr.392], “Đoàn kết là một lực lượng vô địch của chúng ta để khắc phục khó
khăn, giành lấy thắng lợi”[2, tr.397], “Đồn kết là sức mạnh, đoàn kết là thắng
lợi”[3, tr.22], “Đoàn kết là sức mạnh, là then chốt của thành cơng”[4, tr.154],
“Bây giờ cịn một điểm rất quan trọng, cũng là điểm mẹ. Điểm này mà thực
hiện tốt thì đẻ ra con cháu đều tốt. Đó là đồn kết” [5, tr.392]. Cuối cùng,
Người đi đến một kết luận mang tính khẳng định vững chắc:
“Đồn kết, đồn kết, đại đồn kết,
Thành cơng, thành cơng, đại thành cơng” … [6, tr.607]

1.2 Đồn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, của dân
tộc
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đồn kết dân tộc, chúng ta không chỉ
thấy rõ việc Người nhấn mạnh vai trò to lớn của dân mà còn coi đại đoàn kết
dân tộc là mục tiêu của cách mạng. Do đó, tư tưởng đại đồn kết dân tộc phải
được qn triệt trong mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng. Trong
Lời kết thúc buổi ra mắt của Đảng Lao động Việt Nam ngày 3-3-1951, Hồ Chí
Minh đã thay mặt Đảng tun bố trước tồn thể dân tộc: Mục đích của Đảng
Lao động Việt Nam có thể gồm trong 8 chữ là: “Đoàn kết toàn dân, phụng sự
Tổ quốc” [ 7tr.183]. Hồ Chí Minh coi vấn đề đồn kết dân tộc, đoàn kết toàn
dân để tạo ra sức mạnh là vấn đề cơ bản của cách mạng. Hồ Chí Minh cịn
cho rằng, đại đồn kết dân tộc khơng chỉ là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của
Đảng mà còn là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cả dân tộc. Bởi vì, đại đồn
2


kết dân tộc chính là sự nghiệp của quần chúng, do quần chúng, vì quần chúng.
Đảng có sứ mệnh thức tỉnh, tập hợp, đoàn kết quần chúng tạo thành sức mạnh
vơ địch trong cuộc đấu tranh vì độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân, hạnh
phúc cho con người.
2. LỰC LƯỢNG CỦA KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN
2.1 Chủ thể của khối đại đoàn kết toàn dân tộc
Hồ Chí Minh khẳng định, chủ thể của khối đại đồn kết toàn dân là
“Nhân dân”. Nhân dân trong tư tưởng của Người vừa được hiểu là những con
người Việt Nam cụ thể, vừa là tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân. Bao
gồm toàn bộ những người Việt Nam yêu nước ở các giai cấp, các tầng lớp
trong xã hội, các ngành nghề, giới tính, lứa tuổi, dân tộc, đồng bào các tôn
giáo, đảng phái…
Người chỉ rõ, Đảng là lãnh đạo, phải đứng vững lập trường của giai cấp
công nhân để giải quyết hài hòa những mâu thuẫn về vấn đè giai cấp, dân tộc

để tập hợp toàn bộ lực lượng, đảm bảo khơng bỏ sót người nào, miễn là họ có
lịng chung thành với Tổ quốc, khơng phản bội lại quyền lợi của nhân dân.
2.2 Nền tảng của khối đại đồn kết dân tộc
Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, lực lượng làm nền tảng cho khối đại
đoàn kết dân tộc là công nhân, nông dân và tri thức. Bởi: “Đại đoàn kết tức là
trước hết phải đoàn kết đại đa số nhân dân, mà đại đa số nhân dân là công
nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác. Đó là nền, gốc của
đại đồn kết. Nó cũng như cái nền của nhà, gốc của cây. Nhưng đã có cái nền
vững, gốc tốt, cịn phải đoàn kết các tầng lớp nhân dân khác” [8, tr.438]
Bên cạnh đó, Người cịn nhấn mạnh u tố mang tính chất “hạt nhân”
của Đảng chính là sự đồn kết và thống nhất bới đó là nền tảng cho mục đích
đồn kết xã hội.
3. ĐIỀU KIỆN XÂY DỰNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC
Hồ Chí Minh chỉ ra bốn điều kiện để xây dựng một khối đại đoàn kết
dân tộc bao gồm:

3


Đầu tiên, phải lấy lợi ích chung làm điểm quy tụ, đồng thời tơn trọng
các lợi ích khác biệt chính đáng. Xử lí tốt quan hệ lợi ích, từ đó tìm ra điểm
tương đồng lợi ích chung, thì mới đồn kết được lực lượng. Phải lấy lợi ích
tối cao của dân tộc, lợi ích căn bản của nhân dân lao động làm mục tiêu phấn
đấu, làm nguyên tắc bất di bất dịch, là mẫu số chung cho toàn bộ lợi ích cá
nhân.
Hai, phải thừa kế truyền thống yêu nước, nhân nghĩa, đoàn kết dân tộc.
Truyền thống này được lưu truyền trong suốt quá trình dựng nước và giữ
nước của dân tộc, đã thấm nhuần trong tư tưởng, tình cảm của con người Việt
Nam. Đây được coi là cội nguồn sức mạnh vô địch để chiến thắng mọi thiên
tai đại dịch, giữ vững bản sắc dân tộc.

Thứ ba, phải có lịng khoan dung, độ lượng với con người. Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã căn dặn đồng bào: “Năm ngón tay cũng có ngón ngắn, ngón dài.
Nhưng ngắn dài đều họp lại nơi bàn tay. Trong mấy triệu người cũng có người
thế này hay thế khác, nhưng thế này hay thế khác đều dòng dõi của tổ tiên ta.
Vậy nên ta phải khoan hồng đại độ. Ta phải nhận ra rằng, đã là con Lạ cháu
Hồng thì ai cũng có ít hay nhiều lòng ái quốc. Đối với đồng bào lạc lối lầm
đường, ta phải lấy tình thân ái mà cảm hóa họ. Có như thế mới thành đại đồn
kết, có đại đồn kết thì chắc chắn tương lai sẽ vẻ vang.” [9, tr.280-281]
Bốn là phải có niềm tin vào nhân dân. Dân là chỗ dựa vững chắc, là
nguồn sức mạnh vô địch của khối đại đoàn kết dân tộc, quyết thắng của dân
tộc. Vì vậy, yêu dân, tin dân, dựa vào dân, sống, phấn đấu vì hạnh phúc nhân
dân là nguyên tắc tối cao trong cuộc sống.
4. HÌNH THỨC, NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC CỦA KHỐI ĐẠI ĐOÀN
KẾT DÂN TỘC – MẶT TRẬN DÂN TỘC THỐNG NHẤT.
4.1 Mặt trận dân tộc thống nhất
Khối đại đoàn kết dân tộc chỉ trở thành lực lượng to lớn, và có sức mạnh
khi được tập hợp lại thành một khối vững chắc, đó là Mặt trận dân tộc thống
nhất. Đây là nơi quy tụ mọi tổ chức, cá nhân yêu nước, tập hợp mọi người dân
Việt Nam cả trong nước và kiểu bào sinh sống ở nước ngoài.

4


Do u cầu và tính chất của từng thời kì lịch sử, Mặt trận dân tộc thống
nhất đã thay đổi nhiều tên gọi khác nhau. Song, dù là tên gọi như thế nào đi
nữa thì thực chất vẫn chỉ là một, là tổ chức chính trị - xã hội rộng rãi, tập hợp
đông đảo các tầng lớp, dân tộc, tôn giáo, đảng phái các nhân tổ chức trong
ngoài nước, cùng phấn đấu vì mục tiêu độc lập dân tộc, tự do, hạnh phúc.
4.2 Nguyên tắc xây dựng và hoạt động của Mặt trận dân tộc thống nhất
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra bốn nguyên tắc trong quan điểm của mình:

(1) Phải được xây dựng trên nề tảng cơng nhân – nông dân – tri thức và
đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Người chỉ rõ, sở dĩ phải lấy liên minh cơng
nơng làm nền tảng “vì họ là người trực tiếp sản xuất mọi tài phú làm cho xã
hội sống. Vì họ đơng hơn hết, mà cũng bị bóc lột nặng nề hơn hết. Vì chí khí
cách mạng của họ vững chắc, bền bỉ hơn mọi tầng lớp khác.”[10, tr.376]
Người căn dặn, khơng nên chỉ chú trọng vai trị của cơng nơng, mà cịn phải
thấy sự cần thiết của liên minh với các tầng lớp khác đặc biệt là tri thức.
(2) Phải thực hiện theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ. Mặt trận dân
tộc thống nhất là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của cả dân tộc với nhiều
lợi ích khác nhau của mỗi người dân. Do vậy, hoạt động Mặt trận phải dựa
trên nguyên tắc hiệp thương dân chủ, mọi vấn đề của Mặt trận phải được đem
ra để tất cả các thành viên cùng bàn bạc cơng khai, để đi đến nhất trí, loại bỏ
bất kể mọi sự áp đặt hay dân chủ hình thức nào. Bên cạnh đó cũng tơn trọng
những lợi ích riêng phù hơp với lợi ích chung của đất nước.
(3) Phải đoàn kết lâu dài, chặt chẽ, đoàn kết thật sự, chân thành, thân
ái, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Theo Bác, ai cũng có quan điểm riêng của
mình, nhưng phải lấy cái chung, hạn chế cái riêng, mục đích là phải nhất trí.
Vừa đồn kết vừa đấu tranh, học hỏi cái tốt của nhau, phê bình cái sai cảu
nhau thì đồn kết mới được lâu dài gắn bó chặt chẽ với nhau.
5. PHƯƠNG THỨC XÂY DỰNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC
Một khối đại đồn kết dân tộc khơng phải đơn giản mà hình thành và tồn
tạo được, mà cần phải có phương thức để xây dựng nó. Trong quan điểm của

5


mình, Hồ Chí Minh đã đưa ra ba phương thức cơ bản để xây dựng một khối
đại đoàn kết dân tộc vững mạnh:
Một là, làm tốt công tác vận động quần chúng (Dân vận)
Thứ hai, thành lập đoàn thể, tập hợp quần chúng phải phù hợp với từng

đối tượng để tập hợp quần chúng.
Cuối cùng, các đoàn thể, tổ chức quần chúng cần được tập hợp đoàn kết
trong Mặt trận dân tộc thống nhất.
CHƯƠNG Ⅱ: VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH TRONG
CHIẾN LƯỢC ĐẠI ĐỒN KẾT CỦA ĐẢNG THỜI KÌ CƠNG NGHIỆP
HĨA, HIỆN ĐẠI HĨA ĐẤT NƯỚC
1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VỀ
ĐẠI ĐỒN KẾT TỒN DÂN VÀO THỜI KÌ CƠNG NGHIỆP HĨA
HIỆN ĐẠI HÓA
Ngày nay, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ bảo vệ Tổ quốc xã hội
chủ nghĩa, trước đòi hỏi của sự nghiệp cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa đất
nước thì việc thực hiện tư tưởng đại đồn kết của Người càng có ý nghĩa quan
trọng, đó là một trong những nhân tố bảo đảm cho quá trình đổi mới, phát
triển. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc 90
năm qua là những minh chứng cho việc xây dựng và thực hiện tư tưởng đại
đoàn kết dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
diễn ra trên phạm vi cả nước, với mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống
mọi người dân trên nền tảng là mọi người dân phải cùng nhau cố gắng, cùng
nhau phát triển, vì lợi ích chung. Có đồn kết thì đất nước mới phát triển, mới
sánh vai được với các cường quốc năm châu.
2. THỰC TRẠNG
2.1 Ưu điểm, kết quả đạt được
Trải qua các thời kỳ lịch sử của đất nước, với chức năng, vai trị tập hợp,
đồn kết các giai cấp, tầng lớp, dân tộc, tôn giáo và các thành phần trong xã
hội, Đảng và nhà nước đã hiệu triệu, quy tụ, tập hợp nhân dân thành khối đại
đoàn kết tồn dân tộc, chung sức, chung lịng thực hiện thành công các nhiệm
6


vụ của Ðảng, Nhà nước phân cơng, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây

dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Các cuộc vận động, phong trào thi đua lan tỏa trong thực tế cuộc sống,
qua đó thể hiện sâu sắc và nổi bật tinh thần yêu nước, tinh thần lao động sáng
tạo của nhân dân và sự chung sức của cả cộng đồng tham gia phát triển kinh
tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, giảm nghèo bền vững.
Ví dụ như các cuộc vận động: đồn kết giúp nhau phát triển kinh tế; xóa đói,
giảm nghèo; lá lành đùm lá rách; bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi
khí hậu; phịng, chống tội phạm… cùng các phong trào “Uống nước nhớ
nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”, “Ngày vì người nghèo”, “Tồn dân đồn kết
xây dựng đời sống văn hóa”, “Tồn dân đồn kết xây dựng nơng thơn mới, đơ
thị văn minh”, “Tồn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”.
Đảng và toàn dân đã cùng nhau kiên quyết, ngăn ngừa cà đẩy lui những
ý định xâm chiếm, nhịm ngó của các thế lực thù địch, chống phá. Ví dụ như
âm mưu xâm chiếm biển Đơng nước ta của Trung Quốc.
2.2 Hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được, Đảng ta còn tồn tại một số hạn chế
trong chiến lược đồn kết tồn dân trong thời kì này như:
Sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc chưa được phát huy đầy đủ
Các cuộc vận động và phong trào thi đua u nước có lúc, có nơi cịn
hình thức, chiếu lệ; kết quả vận động nhân dân tham gia phát triển kinh tế - xã
hội, xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng nơng thơn mới, đơ thị văn minh
chưa thật sự hiệu quả.
Vấn đề phân biệt dân tộc, giàu nghèo, tơn giáo, đảng phái cịn diễn ra ở
một số nơi
3. NGUYÊN NHÂN
3.1 Nguyên nhân của ưu điểm
Công tác giám sát và phản biện xã hội, tham gia xây dựng Ðảng ngày
càng vững mạnh, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa được quan
tâm và bước đầu đạt những kết quả rõ nét; vai trò đại diện, bảo vệ quyền và
7



lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, tham gia đấu tranh phịng, chống
tham nhũng, lãng phí... được tăng cường.
Kế thừa, phát triển sáng tạo trên nền tảng tư tưởng Hồ Chí Minh về đồn
kết dân tộc.
Sư nỗ lực của các cán bộ, đơn vị cùng toàn thể nhân dân.
3.2 Nguyên nhân hạn chế
Nội dung và phương thức vận động, tập hợp xây dựng và củng cố khối
đại đoàn kết toàn dân tộc chưa được đổi mới mạnh mẽ, kịp thời, hiệu quả
chưa sâu rộng và toàn diện, chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu, đòi hỏi thực tiễn
đa dạng của cuộc sống đặt ra.
Hoạt động của Ủy ban Mặt trận ở một số nơi chậm đổi mới, chưa khẳng
định được vai trị trong cuộc sống nhân dân.
Cơng tác giám sát, phản biện xã hội, tham gia xây dựng Ðảng, chính
quyền ở một số địa phương, cơ sở cịn gặp nhiều hạn chế, khó khăn trong
triển khai; vai trị Mặt trận đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính
đáng của nhân dân chưa được phát huy đầy đủ.
Ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh. Ảnh hưởng của nền kinh tế thị
trường và âm mưu diễn biến hịa bình của các thế lực thù địch
4. GIẢI PHÁP
Củng cố, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng.
Tiếp tục kế thừa và phát triển sáng tạo tư tưởng của Bác.
Cần tạo môi trường thuận lợi để nhân dân phát triển tài năng, sức sáng
tạo, mang lại lợi ích cho đất nước.
Các ban, bộ, ngành, địa phương cần thực hiện tốt các chính sách phát
triển kinh tế - xã hội ở vùng có đơng đồng bào dân tộc thiểu số, chính sách tơn
giáo và cơng tác dân tộc, tơn giáo.
Vận động đồng bào ta ở nước ngoài hướng về Tổ quốc, đóng góp trí tuệ,
tài năng, nguồn lực để xây dựng đất nước.


8


Lắng nghe ý kiến nhân dân, kịp thời phản ánh, tham mưu đối với cấp ủy,
phối hợp cùng chính quyền giải quyết các vấn đề thiết thực liên quan đến đời
sống nhân dân.
Giữ vai trò nòng cốt trong việc thực hiện các cuộc vận động, phong trào
thi đua yêu nước.
Đẩy mạnh hoạt động giám sát, phản biện xã hội, tham gia hiệu quả hơn
trong xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh, phịng, chống
tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.
KẾT LUẬN
Trong tất cả mọi người Việt Nam sống ở trong nước hay ở nước ngồi
đều ln ln tiềm ẩn tinh thần, ý thức dân tộc trong tâm thức của họ. Vì vậy,
khơi nguồn và phát triển đến đỉnh cao sức mạnh dân tộc và trí tuệ của con
người Việt Nam, thực thi chiến lược đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh
một cách sáng tạo, quy tụ lực lượng dân tộc bằng nội dung và hình thức tổ
chức thích hợp với mọi đối tượng tập thể và cá nhân trên cơ sở lấy liên minh
cơng nơng và trí thức làm nòng cốt do Đảng Cộng sản lãnh đạo, phấn đấu vì
độc lập của Tổ quốc, tự do, hạnh phúc của của toàn dân là một bài học kinh
nghiệm lịch sử có giá trị bền vững lâu dài, đặc biệt có ý nghĩa chính trị quan
trọng trong sự nghiệp thực thi đường lối đổi mới, thực hiện cương lĩnh xây
dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội hiện nay. Để thực
hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa,
địi hỏi đảng, nhà nước phải xây dựng và phát huy cao độ sức mạnh đại đoàn
kết toàn dân tộc, phải coi Đại đoàn kết dân tộc là sự nghiệp của tồn dân, tồn
hệ thống chính trị mà hạt nhân là tổ chức Đảng.
CHÚ THÍCH:
[1] Hồ Chí Minh: Tồn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tập7.

[2] Hồ Chí Minh: Tồn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tập7.
[3] Hồ Chí Minh: Tồn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011,
tập11.
9


[4] Hồ Chí Minh: Tồn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011,
tập11.
[5] Hồ Chí Minh: Tồn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tập8.
[6] Hồ Chí Minh: Tồn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011,
tập10.
[7] Hồ Chí Minh: Tồn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tập6.
[8] Hồ Chí Minh: Tồn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tập7.
[9] Hồ Chí Minh: Tồn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tập4.
[10] Hồ Chí Minh: Tồn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011,
tập10.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hồ Chí Minh: Tồn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011
2. Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam, Quán triệt sâu sắc tư tưởng Hồ Chí
Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc, ngày 27/1/2021
3. Quanlinhanuoc.vn, Đại đoàn kết dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh –
nhìn từ Đại hội XIII của Đảng, ngày 1/6/2021
4. Báo lao động trẻ, Hội thảo 90 năm phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân
tộc, 11/11/2020
5. Báo nhân dân điện tử, Phát huy sức mạnh tồn dân tộc, đẩy mạnh cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa, 17/1/2016
6. />
10




×