Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Công nghệ sạch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (290.51 KB, 58 trang )

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
PX : Phân xưởng
HĐQT : Hội đồng quản trị
ĐHĐCĐ : Đại hội đồng cổ đông
TSCĐ : Tài sản cố định
TK : Tài khoản
BCTC : Báo cáo tài chính
XDCB : Xây dựng cơ bản
UBNDTP : Ủy ban Nhân dân Thành Phố
SXKD : Sản xuất kinh doanh
NVL : Nguyên vật liệu
1
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 01 : Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Sơ đồ 02 : Quy trình sản xuất sản phẩm
Sơ đồ 03 : Tổ chức bộ máy kế toán
Sơ đồ 04 : Sơ đồ ghi sổ theo hình thức Nhật Ký Chung
Sơ đồ 05 : Sơ đồ Hạch toán chi phí sản xuất của Công ty
2
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 01: Phiếu xuất kho
Bảng 02: Trích sổ nhật ký chung
Bảng 03: Sổ chi tiết TK 621
Bảng 04: Trích sổ cái TK 621
Bảng 05: Bảng chấm công
Bảng 06: Bảng kê chi phí nhân công trực tiếp
Bảng 07: Sổ chi tiết TK 622
Bảng 08: Sổ cái TK 622
Bảng 09: Bảng kê chi phí lương của CNV
Bảng 10: Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ
Bảng 11: Trích sổ chi tiết thanh toán với người bán


Bảng 12: Bảng tổng hợp chi phí bằng tiền khác
Bảng 13: Bảng phân bổ công cụ, dụng cụ
Bảng 14: Sổ chi tiết TK 627
Bảng 15: Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung
Bảng 16: Trích sổ cái TK 154
Bảng 17: Bảng phân bổ chi phí NVL chính
Bảng 18: Bảng phân bổ chi phí
Bảng 19: Bảng tính giá thành theo khoản mục
3
LỜI MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài
Công việc kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm là rất cần thiết
đối với các doanh nghiệp sản xuất. Có thể hiểu một cách đơn giản như sau:
Một sản phẩm được bán ra thị trường với giá 2triệu, thì giá bán này không thể
do nhà sản xuất tự nghĩ ra và thích bán giá nào thì bán mà nó bị ảnh hưởng
của các loại chi phí để tạo ra sản phẩm đó và giá bán chung của các đối thủ
cạnh tranh khác.Với giá bán như vậy nhà sản xuất tính các loại chi phí bỏ ra
và xem được mình thu lại bao nhiêu? Lãi hay lỗ để tiếp tục sản xuất kinh
doanh.
Trong các doanh nghiệp sản xuất, đặc biệt là với những doanh nghiệp
sản xuất có qui mô lớn, sản xuất những mặt hàng có tính cạnh tranh cao,
ngoài các yếu tố nguồn vốn, nguồn nguyên liệu, thị trường,… thì một trong
những nội dung có ý nghĩa quan trọng hàng đầu là công việc quản trị chi phí
và tính giá thành sản phẩm.
Trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý và điều tiết của nhà nước
hiện nay, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng khốc liệt hơn nên
vấn đề giá bán ngày càng giữ vai trò quan trọng vì nó chính là công cụ cạnh
tranh sắc bén của doanh nghiệp. Để có được giá bán hợp lý, doanh nghiệp
phải hạch toán và tính giá thành sản phẩm vừa đúng, vừa chính xác. Điều này
sẽ tạo nên một cái nền vững chắc, giúp cho việc hạ giá thành sản phẩm một

cách hiệu quả hơn nhờ loại bỏ được những chi phí bất hợp lý nhưng vẫn
không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm. Như vậy, kế toán chi phí sản
xuất và tính gía thành sản phẩm là rất quan trọng và không thể thiếu được
trong các doanh nghiệp sản xuất.
Trong quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần Công nghệ Sạch, em
thấy công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty còn có
4
nhiều hạn chế, chưa hoàn thiện vì thế em chọn đề tài này để có thể hiểu rõ
công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, đồng thời đưa ra
một số ý của mình nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính
giá thành tại Công ty Cổ phần Công nghệ Sạch.
2. Mục đích và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Mục đích: Khi chọn đề tài này, em muốn tìm hiểu các yếu tố cấu thành
nên giá thành sản phẩm và cách kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm của riêng Công ty Cổ phẩn Công nghệ Sạch. Từ đó phân tích một số tác
động của cách kế toán này và đề ra một số biện pháp tiết kiệm chi phí sản
xuất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài : Toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong
tháng và giá thành sản phẩm của Công ty Cổ phần Công nghệ Sạch. Do thời
gian thực tập ngắn nên em chỉ đề cập đến chi phí sản xuất và gía thành sản
phẩm phát sinh trong tháng 01/2008, để phù hợp thời gian thực tập.
3.Tên và kết cấu của đề tài
Tên đề tài: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm tại Công ty Cổ phần Công nghệ Sạch.
Ngoài mở đầu và kết luận, đề tài có kết cấu gồm 3 phần sau:
Phần 1 : Tổng quan về Công ty Cổ phần Công nghệ Sạch.
Phần 2 : Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm tại Công ty Cổ phần Công nghệ Sạch.
Phần 3 : Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính gía thành

sản phẩm tại Công ty Cổ phần Công nghệ Sach.
Tuy nhiên, đây là lần đầu tiếp xúc thực tế với công tác kế toán và do
khả năng, kiến thức bản thân còn nhiều hạn chế nên chuyên đề thực tập không
thể tránh khỏi sai sót, rất mong nhận được sự góp ý của thầy gíao để chuyên
đề thực tập kế toán của em được hoàn thiện hơn.
5
PHẦN 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG
NGHỆ SẠCH
1.1. Đặc điểm kinh tế và kỹ thuật và tổ chức bộ máy quản lý hoạt động
sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ phần Công nghệ Sạch
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty Cổ phần Công nghệ Sạch( Lino JSC ) được thành lập ngày
11/6/2001, tên ban đầu là Thịnh Phát Intercom JSC, vốn điều lệ 10tỷ VNĐ.
Các sáng lập viên với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống
con người và bảo vệ môi trường đã hướng công ty tập trung vào mục tiêu:
nghiên cứu sản xuất các thiết bị công nghệ sạch, kỹ thuật cao trên cơ sở công
nghệ nội sinh... mà mặt hàng chủ yếu là các thiết bị ôzôn và điện tích âm.
Là môt Công ty Cổ phần nên cơ cấu vốn khi thành lập bao gồm:
+ Thành viên 1 : 40%
+ Thành viên 2 : 30%
+ Thành viên 3 : 30%
Và Công ty chưa phát hành cổ phiếu ra thị trường.
Công ty đã nghiên cứu chế tạo thành công nhiều loại máy tạo khí Ozon
cỡ vừa từ 100gam/giờ trở xuống, hơn 5000 máy đã qua sử dụng vẫn vận hành
tốt. Sản phẩm của Công ty đã đạt được nhiều chứng nhận về chất lượng sản
phẩm:
Năm 2001: Giải pháp sáng tạo VIFOTECH – Liên hiệp các hội khoa
học – kỹ thuật Việt Nam
Năm 2002 : Cúp vàng chất lượng – Cục Quản Lí Chất Lượng Vệ Sinh

An Toàn Thực Phẩm – Bộ y tế
6
Năm 2003 : Huy chương vàng Techmart VietNam – Bộ khoa học và
Công nghệ Ủy Ban Nhân Dân Thành phố Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh.
Năm 2005 : Huy chương vàng Sản phẩm an toàn vì sức khỏe cộng đồng
– Cục An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm
Năm 2005: Cúp vàng Thương hiệu an toàn vì sức khỏe cộng đồng – Bộ
y tế
Ngày 12 tháng 10 năm 2003, Công ty đổi tên thành Công ty Cổ phần
Công nghệ Sạch (Lino JSC) nhằm mở rộng quy mô sản xuất, tạo uy tín và
thương hiệu ngày càng vững mạnh trên thị trường. Nhờ những nỗ lực và cố
gắng mà Công ty đã đặt được rất nhiều thành tựu trong các năm vừa qua, tạo
tiền đà phát triển cho những năm tiếp theo.
Bên cạnh đó, Công ty đã đào tạo được đội ngũ cán bộ công nhân có tay
nghề cao, có kinh nghiệm chế tạo, lắp đặt, sửa chữa một số loại máy ôzôn nội,
ngoại.Đưa ra một đội ngũ nhân viên bảo hành chuyên nghiệp, nhiệt tình phục
vụ khách hàng và mang tới cho khách hàng những dịch vụ sau bán hàng chu
đáo nhất hợp tác với các bạn hàng trong và ngoài nước. Những sự hợp tác này
đã và đang mang lại hiệu quả thiết thực cho công ty.
Trong năm 2006, Công ty đã nghiên cứu thành công các vấn đề: Giải
pháp mới khả thi để chế tạo máy ôzôn cao hiệu, ôzôn tinh sạch công suất lớn
trên 10kg O3/h, phát huy các thành tựu Khoa học kỹ thuật tiên tiến, thiết lập
các quy trình công nghệ, các tổ hợp thiết bị đồng bộ, tương thích và mang tính
hàng hoá để ứng dụng rộng rãi ôzôn, điện tích, Lino trong dân dụng và công
nghiệp.
Đến năm 2007, Công ty đã mở thêm các vệ tinh gia công để tăng số
lượng, chủng loại máy: 15 chủng loại máy ôzôn và điện tích dân dụng có
công năng mới, mỗi loại có các kiểu dáng khác nhau... theo cách lắp ráp từ
các cấu hình tiêu chuẩn, 30 chủng loại máy ôzôn công nghiệp lắp ráp từ các
7

môdun đã thống nhất hoá, 20 hệ thiết bị công nghệ sạch độc lập trong đó sử
dụng máy ôzôn và điện tích kiểu LIN (Linozone).
Bên cạnh đó, bộ phận bán hàng đã dùng các hình thức khuyến mại,
quảng cáo nhằm tăng số lượng hàng bán: Đẩy mạnh bán hàng qua các nhà
phân phối trên toàn quốc, bán hàng qua mạng Internet.
Công ty đã hợp tác với nước ngoài tìm kiếm hợp tác toàn diện hoặc
từng phần với các đối tác Đức, Nga, Trung quốc ...ở các hình thức Liên
doanh, liên kết, đại diện, đại lý mua bán, ...Trong nước: Mở rộng hợp tác,
giúp đỡ lẫn nhau, điều hoà giá cả, phân chia thị trường, trao đổi dịch vụ. Vận
động liên kết thành lập VOMA Hiệp hội các nhà chế tạo thiết bị Ozone Việt
nam
Từ những ngày đầu mới thành lập đến nay, Công ty đã cho ra thị trường
nhiều chủng loại sản phẩm máy Ozone, khẳng định được chất lượng của sản
phẩm, tạo uy tín với khách hàng tạo tiền đề phát triển cho các năm về sau.
Trụ sở giao dịch: Số 67/2 Văn Cao - Ba Đình - Hà Nội.
Tel: 04-7611558 - Fax: 04-7625760
Email:
Website: lino3.com.
1.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lí hoạt động sản xuất kinh doanh
Trong bất cứ doanh nghiệp nào việc tổ chức quản lý cũng rất cần thiết
và không thể thiếu được. Tổ chức bộ máy quản lý phải tùy thuộc vào qui mô
loại hình doanh nghiệp, đặc điểm và điệu kiện sản xuất cụ thể của từng doanh
nghiệp. Ở Công ty Cổ phần Công nghệ Sạch, bộ máy quản lý được tổ chức
theo chức năng quản lý của từng phòng ban đã đem lại hiệu quả thiết thực
trong kinh doanh.
Là một doanh nghiệp mới thành lập không lâu nên bộ máy quản lý của
Công ty cũng được tổ chức khá đơn giản. Bộ máy quản lý chưa có nhiều
8
phòng ban chức năng, mỗi nhân viên trong Công ty còn phải kiêm nhiệm
nhiều công việc.

Bộ máy quản lý gồm 21 người (không bao gồm Hội Đồng Quản Trị)
bao gồm : 01 Tổng giám đốc, 01 Giám đốc điều hành, 06 thuộc phòng kinh
doanh, 04 kế toán, 01 thủ kho, 03 kỹ sư, 03 cán bộ vật tư, 02 quản đốc phân
xưởng.
Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của Công ty như sau:
Sơ đồ 01:
Hội đồng quản trị
Giám đốc điều hành
Phòng kinh
doanh
Phòng cung
ứng vật tư
Tổng giám đốc
Tổ cơ khí
Tổ cuộn
dây
Tổ gia côngTổ lắp ráp
Phòng thiết kế
Xưởng sản xuất
Tổ kiểm tra
chất lượng
Phòng kế toán
9
Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám Đốc: Là người chịu
trách nhiệm trước Đại hội cổ đông, Hội Đồng Quản Trị ( HĐQT) về việc
quản lý sử dụng toàn bộ tài sản Công ty trên cơ sở bảo toàn và phát triển vốn.
Giám đốc điều hành: là người điều hành mọi hoạt động của Công ty và
chịu trách nhiệm trước Hội đồng Quản trị Công ty về việc thực hiện các
quyền và nghĩa vụ được giao. Quyết định về tất cả các vấn đề liên quan đến
hoạt động hàng ngày của Công ty, trừ các vấn đề thuộc quyền hạn của HĐQT

và Đại Hội Đồng Cổ Đông được quy định trong điều lệ của Công ty , tổ chức
thực hiện các nghị quyết của HĐQT về phương hướng, kế hoạch, dự án kinh
doanh, sản xuất và các chủ trương lớn của Công ty.
Phòng kế toán: Tham mưu cho hội đồng thành viên và giám đốc hoạch
định chính sách, vận hành nền tài chính của cty trong từng thời kỳ phát triển,
xây dựng phương án phân phối, lợi dụng, sử dụng các quỹ. Tổng hợp, phân
tích và lưu trữ các thông tin kinh tế chuyên ngành và các báo cáo quyết toán
tài chính. Đồng thời, yêu cầu các phòng, ban cung cấp các hồ sơ chứng từ, các
báo cáo phục vụ cho công tác kế toán thống kê, đại diện Công ty trong quan
hệ giao dịch với các đơn vị tài chính, ngân hàng
Phòng kinh doanh: Tham mưu cho Giám đốc định hướng kế hoạch
phát triển kinh doanh ở thị trường Có trách nhiệm lên phương án kinh doanh,
kế hoạch bán hàng, chương trình khuyến mại. Có trách nhiệm tổ chức nhân sự
phòng kinh doanh hợp lý để đảm bảo được mức doanh thu mà Công ty yêu
cầu. Có trách nhiệm làm thương hiệu sản phẩm, quan hệ ngoại giao với các
đối tác để đảm bảo doanh số bán hàng ngày càng tăng
Phòng thiết kế: Chịu trách nhiệm nghiên cứu để tạo ra các mẫu sản
phẩm mới, phù hợp về mọi nhu cầu trong cuộc sống, chi phí hợp lý nhằm
nâng cao chất lượng sản phẩm của Công ty. Có trách nhiệm sửa chữa và phát
hiện ra những sai sót, hỏng hóc của các sản phẩm đã tạo ra, tìm biện pháp
10
khắc phục và thay thế để sản phẩm hoàn thiện hơn. Dạy và hướng dẫn cho
công nhân chế tạo và lắp ráp các mẫu sản phẩm mới, đảm bảo đúng quy cách
và kiểu dáng, mẫu mã đã thiết kế.
Phòng cung ứng vật tư: Phòng cung ứng vật tư có trách nhiệm đảm
bảo vật tư cần thiết cho quá trình sản xuất, đầy đủ kịp thời. Vật tư mua về
phải đảm bảo chất lượng, mẫu mã kiểu dáng, hợp lí về giá cả.
Xưởng sản xuất: Thực hiện việc tổ chức sản xuất các sản phẩm của
công ty theo quy trình, kế hoạch đã được Ban giám đốc phê duyệt. Có quyền
điều động nhân sự tạm thời phục vụ cho kế hoạch sản xuất trong phạm vi

phân xưởng sản xuất. Bộ phận sản xuất gồm 5 tổ: Tổ gia công, tổ cơ khí, tổ
cuộn dây, tổ kiểm tra chất lượng và tổ lắp ráp. Sản phẩm hoàn thành được cho
chạy thử để kiểm tra chất lượng, nếu sản phẩm đảm bảo kỹ thuật, chất lượng
thì cho nhập kho.
Tổ cơ khí : Hàn ghép các thiết bị của sản phẩm, khoan cắt vỏ máy, hàn
vỏ máy với giá đỡ, cắt các ống INOX…
Tổ gia công : Bọc thiếc các ống thủy tinh, mạ sơn cho các thiết bị…
Tổ cuộn dây : Cuộn các cuộn biến thế, dây cao áp, bộ biến tần.
Tổ lắp ráp : Hoàn thành công đoạn cuối cùng của sản xuất là lắp ráp các
thiết bị vào vỏ hộp tương ứng thành một máy Ozone hoàn chỉnh.
Tổ kiểm tra chất lượng sản phẩm : Có trách nhiệm kiểm tra chất lượng
của các máy Ozone trước khi nhập kho, nhằm đảm bảo chất lượng của sản
phẩm.Phát hiện những sai sót và yêu câu xử lí.
Cơ cấu tổ chức và quản lý của Công ty còn chưa được hoàn thiện do
mới đi vào hoạt động, nhưng giữa các bộ phận chức năng có mối quan hệ chặt
chẽ với nhau, phòng ban này cung cấp số liệu cho phòng kia. Tất cả tạo thành
bộ máy quản lý thống nhất điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty đạt hiệu quả cao.
11
1.1.3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
Phòng cung ứng vật tư mua nguyên vật liệu về kho. Nguyên vật liệu từ
kho xuất cho các tổ: Tổ gia công, tổ cuộn dây, tổ cơ khí . Các tổ này có nhiệm
vụ hoàn thành các bộ phận còn thiếu của sản phẩm. Sau đó, những bộ phận
này sẽ được chuyển đến Tổ lắp ráp. Ở đây, tổ lắp ráp lấy những bộ phận đã
mua về và các bộ phận được chuyển đến từ các tổ để lắp ráp thành một máy
Ozone hoàn chỉnh. Sau đó, các máy Ozone hoàn chỉnh sẽ được tổ kiểm tra
chất lượng sản phẩm cho chạy thử, đánh giá chất lượng của sản phẩm, sản
phẩm đạt yêu cầu được nhập kho, những sản phẩm không đạt yêu cầu phải
xem xét nguyên nhân và sửa chữa kịp thời.
Trong tháng 01/2008, Công ty sản xuất được 25 máy Ozone LIN4.2x,

đây là một loại máy có công suất nhỏ, phù hợp với sinh hoạt hàng ngày của
mỗi gia đình lên là một loại máy được sản xuất phổ biến ở Công ty. Chế tạo
sản phẩm máy Ozone LIN4.2x bao gồm các bước sau:
Bước 1: Tạo các bộ cao áp và bộ biến tần từ dây đồng, ống nhựa, dây
điện, thiếc, cục nhựa biến thế tại tổ cuộn dây.
Bước 2: Tạo các ống inox to – nhỏ, các ống Ozone từ các ống thủy tinh,
thiếc, keo, inox… tại tổ gia công.
Bước 3: Cắt vỏ máy, chân máy, giá đỡ, sau đó sơn vỏ máy, chân máy và
giá đỡ tại tổ cơ khí.
Bước 4: Tất cả các bộ phận hoàn thành ở các tổ trên và các bộ phận
được lấy từ kho vật tư được chuyển về tổ lắp ráp, ở đây các thiết bị sẽ được
lắp ráp thành một máy Ozone hoàn chỉnh.
Bước 5: Các máy Ozone sau khi được lắp ráp hoàn chỉnh, được chuyển
qua tổ kiểm tra chất lượng cho chạy thử trước khi vào nhập kho.

12
Sơ đồ 02: Quy trình sản xuất sản phẩm máy Ozone

Kho vật tư
Chế tạo bộ cao
áp và bộ biến
tần.
(Tổ cuộn dây)
Chế tạo các ống
inox to-nhỏ, ống
Ozone.
(Tổ gia công)
Cắt và sơn chân
máy, vỏ máy.
(Tổ cơ khí)

Kiểm tra, chạy thử
máy trước khi nhập
kho.
(Tổ kiểm tra chất
lượng)
Nhập kho
13
Lắp ráp các thiết bị thành máy
Ozone hoàn chỉnh.
(Tổ lắp ráp)
1.2.Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và bộ sổ kế toán tại Công ty Cổ
phần Công nghệ Sạch
1.2.1.Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
Với chức năng quản lý tài chính, phòng kế toán của Công ty góp phần
không nhỏ trong việc hoàn thành kế hoạch sản xuất hàng năm. Bộ máy kế
toán của Công ty được tổ chức theo mô hình kế toán tập trung, tất cả các công
việc của kế toán đều được thực hiện tại phòng kế toán, bộ máy kế toán được
tổ chức trực tuyến, thực hiện từ khâu thu nhận chứng từ, phân loại vào xử lý
chứng từ đến khâu ghi sổ và lập các báo cáo kế toán
Bộ máy kế toán của Công ty có nhiệm vụ: Hạch toán chi tiết, tổng hợp
các nghiệp vụ phát sinh, tập hợp các chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm,
lập các BCTC, tham mưu giúp viêc cho Giám đốc trong công tác tổ chức
quản lý sản xuất kinh doanh của Công ty nhằm sử dụng đồng vốn đúng mục
đích, đúng chế độ, hợp lý, đạt hiệu quả cao.Cung cấp thông tin, số liệu kế toán
theo yêu cầu của pháp luật.Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ theo quy định
trong chế độ công tác, báo cáo đột xuất theo yêu cầu của lãnh đạo Công ty và
tổ chức quản lý tài sản, các văn bản tài liệu đối với các lĩnh vực công tác được
phân công và thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
Kế toán trưởng : Là người quản lý phòng kế toán tài vụ của công ty, và
tổ chức thực hiện các nghiệp vụ kế toán thống kê tài chính theo quy định của

pháp luật, chịu trách nhiệm trực tiếp trước giám đốc của Công ty về các việc
thuộc trách nhiệm và quyền hạn của kế toán trưởng
Kế toán trưởng có những nhiệm vụ cụ thể sau: Tổ chức ghi chép, tính
toán và phản ánh chính xác, trung thực kịp thời, đầy đủ toàn bộ tài sản và diễn
biến các nguồn vốn cấp, vốn vay, kết quả hoạt động kinh doanh của công ty,
giải quyết các loại vốn phục vụ việc huy động vật tư, nguyên liệu, hàng hóa
trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.Tính toán và trích nộp đầy
14
đủ, kịp thời các khoản thuế nộp ngân sách nhà nước, các quỹ để lại Công ty
và thanh toán đúng hạn các khoản tiền vay, các khoản công nợ phải thu, phải
trả và thanh toán quốc tế.Tổ chức hạch toán kinh tế về hoạt động sản xuất
kinh doanh toàn công ty, lập đầy đủ và đúng hạn các báo cáo kế toán và quyết
toán của Công ty theo chế độ hiện hành. Xác định và phản ánh chính xác, kịp
thời, đúng chế độ kết quả kiểm kê tài sản hàng kỳ và đề xuất các biện pháp
giải quyết, xử lý khi có các trường hợp thất thoát xẩy ra. Thường xuyên kiểm
tra, kiểm soát việc chấp hành chế độ bảo vệ tài sản, tiền vốn của Công ty, chế
độ quản lý lao động, tiền lương tiền thưởng các khoản phụ cấp và các chính
sách, chế độ đối với người lao động. Kế toán trưởng thường xuyên tổng hợp,
phân tích đánh giá đúng đắn kết quả, hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công
ty, giúp giám đốc phát hiện những lãng phí, thiệt hại đã xảy ra, những việc
làm không có hiệu quả, trì trệ trong SXKD để tìm cách khắc phục, đảm bảo
doanh lợi ngày càng tăng cho Công try, đồng thời nghiên cứu cải tiến tổ chức
kinh doanh, tiết kiệm và nâng cao hiệu quả đồng vốn. Tổ chức bảo quản, lưu
trữ, giữ gìn bí mật các tài liệu, số liệu kế toán bí mật của Công ty, thường
xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ kế toán thống kê cho nhân viên phòng kế toán tài
vụ Công ty. Phân công và chỉ đạo trực tiếp các kế toán viên của Công ty, có
quyền yêu cầu tất cả các bộ phận trong Công ty chuyển đầy đủ kịp thời
những tài liệu, số liệu cần thiết cho công việc kế toán và kiểm tra của kế toán
trưởng.
Kế toán nguyên vật liệu, tài sản cố định, tiền lương, thanh toán với

người bán: Là người theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho nguyên vật liệu,
theo dõi tình hình tăng giảm tài sản cố định, tính khấu hao tài sản cố định,
theo dõi thanh toán với người bán, lập bảng kê phân bổ khấu hao TSCĐ và
các báo cáo khác có liên quan.
15
Kế toán vốn bằng tiền, thanh toán với người mua, tiêu thụ: Hạch toán
chi tiết tình hình thu chi tồn quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tình hình chi
tiết với người mua, thanh toán nội bộ, tình hình tiêu thụ sản phẩm, xác định
doanh thu, kết quả tiêu thụ.
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm: Tập hợp tất
cả các chi phí nhân công, nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí sản xuất chung. và
lập bảng kê số 4 (tập hợp chi phí sản xuất) và tính giá thành sản phẩm.

Sơ đồ 03: Tổ chức bộ máy kế toán.
1.2.2. Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán
Công ty Cổ phần Công nghệ Sạch áp dụng hình thức Sổ Nhật ký chung,
việc tổ chức bộ sổ kế toán rất được chú trọng trên cơ sở thực hiện chế độ quy
định của Nhà nước có sự vận dụng phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh
của Công ty.
Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ
ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ
số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế
toán phù hợp.
Kế toán trưởng
Kế toán vốn bằng
tiền, thanh toán
với người mua,
tiêu thụ
Kế toán chi phí
sản xuất và tính

gía thành sản
phẩm
Kế toán nguyên vật
liệu, tài sản cố định,
tiền lương, thanh toán
với người bán
16
Cụ thể, đối với hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại
Công ty Cổ phần Công nghệ Sạch như sau:
- Từ các chứng từ gốc, kế toán nhập dữ liệu vào máy.Trên cơ sở đó,
hàng ngày kế toán lập Bảng kê phát sinh TK 621,622,627,154. Cuối tháng, kế
toán lập Bảng phân bổ, Bảng kê xuất vật tư và Bảng chi tiết phát sinh và các
tài khoản đối ứng 621,622,627,154.
- Từ các Bảng này, kế toán lập Bảng tổng hợp chi phí. Từ Bảng tổng
hợp chi phí kế toán lập Bảng phân bổ chi phí cho sản phẩm theo hình thức
tiêu thức sản phẩm quy đổi. Căn cứ vào Bảng phẩn bổ chi phí, Bảng tổng hợp
chi phí và Bảng chi tiết phát sinh và các tài khoản đối ứng cùng với báo cáo
kết quả sản xuất trong tháng, kế toán thành lập Bảng tính giá thành.
Trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ghi Sổ kế
toán theo hình thức Nhật ký chung ở Công ty như sau:

Sơ đồ 04:
17
Trong đó : Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu
Chứng từ gốc
(Bang phân bổ 1,2,3,4)
NHẬT KÍ CHUNG
(TK 621,622,627,154)

SỔ CÁI
TK 621,622,627,154
SỔ KẾ TOÁN CHI TIẾT
TK 621,622,627,154
Bảng tổng hợp chi tiết
TK 621.622.627.154
Bảng cân đối phát sinh
BÁO CÁO
TÀI CHÍNH
18
PHẦN 2
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT
VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ SẠCH
2.1. Thực trạng kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần Công nghệ
Sạch
2.1.1.Đối tượng và phương pháp kế toán chi phí sản xuất
Đối tượng kế toán chi phí sản xuất:
Tại Công ty Cổ phần Công nghệ Sạch, do đặc điểm của quy trình công
nghệ sản xuất sản phẩm là phức tạp bao gồm nhiều giai đoạn công nghệ cấu
thành. Mặt khác, kết quả của từng giai đoạn không có giá trị sử dụng và
không bán ra ngoài. Chỉ có sản phẩm hoàn thành ở giai đoạn cuối cùng mới
có gía trị sử dụng.Như vậy, với đặc điểm cụ thể trên để đáp ứng yêu cầu của
công tác quản lý hạch toán chi phí, kế toán công ty đã xác định đối tượng tập
hợp chi phí là từng tổ sản xuất. Riêng với nguyên vật liệu trực tiếp thì kế toán
theo dõi theo sản phẩm. Còn một số chi phí khác, kế toán tập hợp vào chi phí
chung để tính giá thành sản phẩm. Công ty mới đi vào hoạt động lên công tác
kế toán rất chú trọng việc thực hiện chế độ quy định của Nhà nước, đảm bảo
phù hợp với đặc điểm của Công ty.
Hiện nay, Công ty đang áp dụng các khoản mục chi phí sau:

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Khoản mục này bao gồm 2 phần là
nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ tạo lên sản phẩm.
19
- Nguyên vật liệu chính: Bao gồm những vật liệu chính tạo lên sản
phẩm như bộ cao áp, bộ biến tần, ống ozone, công tắc, cầu chì, vỏ
máy…
- Nguyên vật liêu phụ: Gồm sơn, keo, nạt buộc, nhãn mác…
Chi phí nhân công trực tiếp: là toàn bộ lương chính, lương phụ và các
khoản phụ cấp có tính chất lương của toàn bộ công nhân trực tiếp sản xuất.
Chi phí sản xuất chung: là những chi phí phát sinh liên quan đến hoạt
động quản lý sản xuất ở xưởng sản xuất, thường bao gồm các khoản sau:
- Chi phí vật liệu, công cụ: là toàn bộ giá trị vật liệu, công cụ- dụng cụ
xuất dùng cho quản lý xưởng trong kỳ.
- Chi phí khấu hao tài sản cố định: Khấu hao máy móc, thiết bị, nhà cửa
phân xưởng, phương tiện vận chuyển phục vụ trực tiếp cho quá trình
sản xuất ở xưởng sản xuất.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài và các khoản chi phí khác: Tiền thuê sửa
chữa TSCĐ, tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại, tiền thu gom phế
liệu.
Việc phân loại chi phí giúp cho kế toán xác định đúng đủ, chính xác các
chi phí phát sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kế toán tập hợp chi phí
sản xuất.
Phương pháp kế toán chi phí sản xuất:
Do Công ty xác định đối tượng tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
là từng tổ đội sản xuất.Bên cạnh đó, số lượng công nhân lao động trực tiếp
không nhiều, quy mô sản xuất không lớn nên đối tượng tập hợp chi phí nhân
công trực tiếp, chi phí sản xuất chung là cả xưởng sản xuất. Sau đó, tập hợp
cho toàn Công ty và phân bổ cho từng loại sản phẩm theo tiêu thức sản phẩm
quy đổi. Như vậy, kế toán Công ty đã áp dụng 2 phương pháp tập hợp chi phí
sản xuất là phương pháp phân bổ trực tiếp và phương pháp phân bổ gián tiếp.

20
Do kế toán Công ty vận dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch
toán hàng tồn kho nên việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm của Công ty cũng theo phương pháp kê khai thường xuyên và các tài
khoản được sử dụng trong công tác hạch toán chi phí sản xuất bao gồm:
Tài khoản 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp – để tập hợp chi phí
nguyên vật liệu phát sinh trong tháng ở Công ty cho việc sản xuất sản phẩm.
Tài khoản này mở theo từng tổ sản xuất và chi tiết theo từng sản phẩm. Cụ thể
là:
TK 6210: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tổ cơ khí
TK 6211: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tổ cuộn dây
TK 6212: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tổ gia công
TK 6213: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tổ lắp ráp
Tài khoản 622: Chi phí nhân công trực tiếp – để tập hợp tiền lương, phụ
cấp của công nhân trực tiếp sản xuất. Tài khoản này được mở cho cả xưởng
sản xuất, theo dõi toàn bộ công nhân trong các tổ sản xuất.
Tài khoản 627: Chi phí sản xuất chung – để tập hợp chi phí sản xuất
chung cho cả Xưởng sản xuất. Tài khoản này được mở cho cả xưởng sản xuất.
Cụ thể là:
TK 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng
TK 6272: Chi phí vật liệu, công cụ- dụng cụ
TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ
TK 6278: Chi phí sản xuất chung bằng tiền khác
2.1.2.Trình tự kế toán chi phí sản xuất
Để hiểu rõ hơn về kế toán chi phí sản xuất, em xin trình bày khái quát
về trình tự kế toán chi phí sản xuất của Công ty. Kế toán chi phí sản xuất của
Công ty bao gồm 4bước:
Bước 1: Kế toán chi phí nguyên vật liệu ( NVL ) trực tiếp
21
Bước 2: Kế toán chi phí nhân công trực tiếp

Bước 3: Kế toán chi phí sản xuất chung
Bước 4: Tổng hợp chi phí sản xuất và phân bổ cho từng sản phẩm.
2.1.3.Nội dung phương pháp kế toán chi phí sản xuất
2.1.3.1.Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của công ty là toàn bộ nguyên vật liệu
chính và các phụ liệu dùng cho sản xuất trong kỳ được tập hợp cho từng tổ
sản xuất và theo dõi chi tiết cho từng tổ sản xuất. Hàng tháng dựa vào số
lượng sản phẩm bán ra thị trường tháng trước và số lượng hàng tồn kho, giám
đốc điều hành sẽ lên kế hoạch và phát lệnh sản xuất cho xưởng sản xuất. Ở
kho, căn cứ vào yêu cầu của lệnh sản xuất, thủ kho lập báo cáo chi tiết về
từng loại, từng thứ nguyên vật liệu cần dùng. Trên cơ sở đó, phòng kế toán
lập "Phiếu xuất kho” cho từng tổ sản xuất để sản xuất từng loại sản phẩm.
Để tổng hợp và phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, Công ty sử
dụng TK “621”- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Tài khoản này phản ánh chi
phí nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm. Hàng
ngày, khi phát sinh các nghiệp vụ xuất dùng vật liệu, công cụ dụng cụ, kế toán
lập "phiếu xuất kho "theo nhu cầu sử dụng. Do Công ty tính thuế GTGT theo
phương pháp khấu trừ nên hoá đơn mua vật tư là hoá đơn GTGT và phần thuế
GTGT được bóc tách khỏi chi phí nguyên vật liệu và được kế toán vào tài
khoản 133_Thuế GTGT được khấu trừ.
Căn cứ vào các phiếu xuất kho, kế toán nguyên vật liệu theo dõi số
lượng và giá trị từng loại vật liệu xuất dùng, chi tiết cho từng tổ sản xuất, kế
toán ghi :
Nợ TK 621 (chi tiết cho từng đối tượng sử dụng )
Có TK 152 ( chi tiết từng loại )
22
Trongđó, giá của VL xuất dùng trong kỳ tính theo giá bình quân gia quyền .
Giá VL xuất
dùng trong kỳ
=

Giá trị VL tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ
Số lượng tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ
Việc xuất dùng nguyên vật liệu được tiến hành theo đúng thủ tục cấp
phát. Trên cơ sở vật tư, nguyên liệu do công ty cung ứng, các tổ sản xuất phải
quản lý chặt chẽ, sử dụng có hiệu quả, đúng mục đích.
Bảng 01:
PHIẾU XUẤT KHO
Mẫu số 02 - TT
Ban hành theo QĐ 1141/TC/HĐkế toán
Họ tên người giao hàng: …
Lý do xuất: Phục vụ sản xuất.
Xuất tại kho: Kho vật tư.
STT Tên hàng Đơn
vị
tính
Số lượng
Yêu
cầu
Thực
xuất
Đơn giá Thành tiền Ghi
chú
A B C 1 2 3 4 5
1 Bơm 25W Cái 20 20 165.000 3.300.000
2 Bộ CKC Bộ 20 20 74.000 1.480.000
3 Bộ cao áp Bộ 40 40 196.000 7.840.000
Cộng 12.620.000
Xuất ngày ... tháng ... năm ...
Thủ trưởng đơn vị Phụ trách bộ phận sử dụng Thủ kho
23

Tại phòng kế toán: Định kỳ 5 ngày 1 lần kế toán nguyên vật liệu xuống
kho lấy phiếu nhập, phiếu xuất kho, sau đó kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của
các phiếu xuất kho rồi nhập dữ liệu vào máy tính, ghi vào sổ Nhật ký chung.
Bảng 02:
TRÍCH SỔ NHẬT KÝ CHUNG
(Từ 01/1/2008 đến 31/1/2008)
Số
CT
Ngày
CT
Nội dung
Tài
khoản
đối ứng
Số tiền nợ Số tiền có
01 2/01 Xuất kho vật liệu cho sản
xuất.
621
152
30.029.600
30.029.600
02 02/1 Xuất dùng công cụ, dụng
cụ cho sản xuất.
627
153
1.945.000
1.945.000
03 02/1 Chi phí tu sửa xưởng sản
xuất phải trả
627

331
300.000
300.000
04 03/1 Xuất kho nguyên vật liệu
phụ cho sản xuất.
621
152

2.456.000
2.456.000
05 10/1 Xuất kho vật tư cho sản
xuất.
621
152
25.459.000
25.459.000
….
.
……. ………. …… ……. ……
16 27/1 Nợ tiền nước 6278
133
331
270.000
30.000
300.000
17 28/1 Nợ tiền điện thọai phải trả 6278
133
331
1.796.381
179.638

1.976.019
24
Số
CT
Ngày
CT
Nội dung
Tài
khoản
đối ứng
Số tiền nợ Số tiền có
18 29/1 Nợ tiền điện 6278
133
331
3.562.355
356.235
3.918.590
19 30/1 Rút tiền Ngân hàng 111
112
60.000.000
60.000.000
20 30/1 Trả tiền nước ,tiền điện và
tiền điện thoại cho người
cung cấp.
331
111
6.194.609
6.194.609
K\
C

30/1 K/c chi phí NVL cho sản
xuất.
154
621
157.944.60
0 157.944.60
0
... … … ... …. ….
Đồng thời với việc ghi vào sổ Nhật ký chung, kế toán ghi vào sổ chi tiết
TK 621.
Bảng 03:
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 621
(01/1/2008 đến 30/1/2008)
25

×