Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thành phố tân an, tỉnh long an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (861.42 KB, 93 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN

NGUYỄN NGỌC YẾN TRÂM

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN
DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN
HÀNG NƠNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH
THÀNH PHỐ TÂN AN, TỈNH LONG AN
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 8.34.02.01

Long An – tháng 9/2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN

NGUYỄN NGỌC YẾN TRÂM

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN
DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN
HÀNG NƠNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH
THÀNH PHỐ TÂN AN, TỈNH LONG AN
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 8.34.02.01
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN ĐĂNG DỜN



Long An – tháng 9/2019


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số
liệu, và kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được cơng bố trong các tạp chí
khoa học và cơng trình nào khác.
Các thơng tin số liệu trong luận văn này đều có nguồn gốc và được ghi chú rõ
ràng./.
Học viên thực hiện luận văn

Nguyễn Ngọc Yến Trâm


ii

LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin trân trọng cảm ơn Quý Thầy, Cô của Trường Đại học Kinh tế
Công nghiệp Long An đã tận tình giảng dạy; giúp cho tác giả có được kiến thức nền
tảng vững chắc để thực hiện nghiên cứu và hoàn thành luận văn thạc sĩ này.
Tác giả cũng xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đến PGS. TS Nguyễn Đăng Dờn,
người Thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và đưa ra những lời góp ý trong suốt q
trình nghiên cứu giúp tác giả có thể hoàn thiện luận văn một cách tốt nhất.
Cuối cùng, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban Lãnh đạo Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Thành phố Tân An,
tỉnh Long An cùng tất cả bạn bè, gia đình - những người luôn động viên và tạo điều
kiện giúp tác giả vượt qua những khó khăn trong học tập cũng như trong cuộc sống

để hoàn thành tốt luận văn của mình.
Tác giả xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn

Nguyễn Ngọc Yến Trâm
 


iii

NỘI DUNG TÓM TẮT
Với đề tài “Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân
tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh
Thành phố Tân An, tỉnh Long An” Nội dung luận văn được tóm tắt như sau:
+ Về mặt lý luận: Luận văn đã phản ánh các nội dung liên quan đến tín dụng
ngân hàng trong nền kinh tế, phân loại tín dụng ngân hàng và rủi ro tín dụng trong
hoạt động kinh doanh ngân hàng. Phần lý luận tập trung trình bày những nội dung
về thẩm dịnh tín dụng ngân hàng. Các nguyên tắc, ý nghĩa của thẩm định tín dụng;
Quy trình và các chỉ tiêu dánh giá chất lượng thẩm định tín dụng khách hàng cá
nhân.
+ Về mặt thực tiễn: Dựa trên số liệu thực tế được thu thập trong thời gian từ
2016 -2018, luận văn đã trình bày, phân tích và lý giải về thực trạng cơng tác thẩm
dịnh tín dụng khách hàng cá nhận tại Agribank – Chi nhánh TP. Tân An, tỉnh Long
An. Từ đó luận văn dã dánh giá những kết quả dạt dược cũng như những hạn chế
tồn tại torng công tác thẩm dịnh tín dụng khách hàng cá nhân tại Agribank – Chi
nhánh TP. Tân An, tỉnh Long An.
+ Giải pháp thực hiện mục tiêu nghiên cứu: Luận văn đã trình bày giải pháp
nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại Agribank –
Chi nhánh TP. Tân An, tỉnh Long An. Các giải pháp này gồm: Hoàn thiện công tác
tổ chức, quản lý hoạt động thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân; Khơng ngừng

hồn thiện, cụ thể hóa và đảm bảo tuân thủ nghiêm túc quy trình, nội dung thẩm
định tín dụng khách hàng cá nhân; Hồn thiện chính sách quản trị nguồn nhân lực
trong cơng tác thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân; Tăng cường công tác thu
thập, xử lý, lưu trữ và khai thác thông tin phục vụ cho hoạt động thẩm định tín dụng
khách hàng cá nhân; Hồn thiện hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách
hàng cá nhân… Luận văn cũng dã có một số kiến nghị góp phần nâng cao chất
lượng thẩm dịnh tín dụng khách hàng cá nhân tại đơn vị.
Với nội dung trên, luận văn đi đến kết luận là nâng cao chất lượng thẩm định
tín dụng khách hàng cá nhân có ý nghĩa quan trọng để nâng cao hiệu quả hoạt động
kinh doanh tại Agribank – Chi nhánh TP Tân An, tỉnh Long An./.


iv

ABSTRACT
With the topic "Improving the quality of personal credit appraisal at
Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development - Tan An City Branch,
Long An Province”. The content of the thesis is summarized as follows:
+ In theory: The thesis reflects the content related to bank credit in the
economy, classification of bank credit and credit risks in banking business
activities. The centralized section presents the contents of bank credit assessment.
Principles and implications of credit assessment. Process and criteria for evaluating
the quality of personal credit appraisal.
+ In terms of practice: Based on the actual data collected during 2016-2018,
the dissertation presented, analyzed and explained the current situation of credit
assessment of individual customers at Agribank - Tan An City Branch, Long An
Province. Since then, the thesis has evaluated the pharmaceutical results as well as
the limitations exist in the personal credit assessment work at Agribank – Tân An
City Branch, Long An province.
+ Solutions to achieve research objectives: Thesis presented solutions to

improve the quality of personal credit appraisal at Agribank – Tân An City Branch,
Long An province. These solutions include: Perfecting the organization and
management of credit customer appraisal activities; Continuously improve and
concretize and ensure to strictly comply with the process of credit appraisal of
individual customers; Completing the policy of human resource management in the
credit assessment of individual customers; Strengthening the collection, processing,
storage and exploitation of information for personal credit assessment activities;
Perfecting the scoring system and credit rating of individual customers ... The thesis
also has some recommendations to improve the quality of personal credit
assessment at the unit .
With the above content, the thesis comes to the conclusion that improving
the quality of credit assessment of individual customers has an important meaning
to improve business performance at Agribank - Tan An City Branch, Long An
Province ./.


v

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ---------------------------------------------------------------------------------- i
LỜI CẢM ƠN -------------------------------------------------------------------------------------- ii
NỘI DUNG TÓM TẮT ------------------------------------------------------------------------- iii
ABSTRACT --------------------------------------------------------------------------------------- iv
MỤC LỤC ------------------------------------------------------------------------------------------ v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ------------------------------------------------------------------ ix
DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU ------------------------------------------------------ x
PHẦN MỞ ĐẦU----------------------------------------------------------------------------------- 1
1. Sự cần thiết của đề tài ------------------------------------------------------------------------- 1
2. Mục tiêu nghiên cứu --------------------------------------------------------------------------- 2
2.1. Mục tiêu chung ------------------------------------------------------------------------------- 2

2.2. Mục tiêu cụ thể ------------------------------------------------------------------------------- 2
3. Đối tượng nghiên cứu ------------------------------------------------------------------------- 2
4. Phạm vi nghiên cứu---------------------------------------------------------------------------- 2
5. Câu hỏi nghiên cứu ---------------------------------------------------------------------------- 3
6. Những đóng góp mới của luận văn -------------------------------------------------------- 3
7. Phương pháp nghiên cứu--------------------------------------------------------------------- 3
8. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu trước--------------------------------------------- 4
9. Kết cấu luận văn-------------------------------------------------------------------------------- 7
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG VÀ THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG
KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ------------------ 8
1.1. Lý luận chung về tín dụng ngân hàng -------------------------------------------------- 8
1.1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng ------------------------------------------------------- 8
1.1.2. Bản chất tín dụng ngân hàng --------------------------------------------------------- 8
1.1.3. Vai trị của tín dụng ngân hàng ------------------------------------------------------- 9
1.1.4. Phân loại tín dụng ngân hàng ------------------------------------------------------- 11
1.1.5. Rủi ro tín dụng ------------------------------------------------------------------------ 13
1.2. Lý luận về thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân--------------------------- 14


vi

1.2.1. Khái niệm và mục tiêu thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân -------------- 14
1.2.2. Nguyên tắc của thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân ----------------------- 15
1.2.3. Ý nghĩa của thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân --------------------------- 15
1.2.4. Đặc điểm của thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân ------------------------- 16
1.2.5. Quy trình và nội dung thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân --------------- 18
1.2.6. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân --- 27
1.2.7. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tín dụng khách hàng cá
nhân -------------------------------------------------------------------------------------------- 29
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 --------------------------------------------------------------------- 33

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CƠNG TÁC THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG KHÁCH
HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH THÀNH PHỐ TÂN AN, TỈNH
LONG AN ----------------------------------------------------------------------------------------- 34
2.1. Tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Thành phố Tân An, tỉnh Long An ------------------------------------------- 34
2.1.1. Khái quát về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi
nhánh Thành phố Tân An, tỉnh Long An ----------------------------------------------------- 34
2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thành phố Tân An, tỉnh Long An giai đoạn 2016
- 2018 ------------------------------------------------------------------------------------------ 37
2.2. Thực trạng công tác thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thành phố
Tân An, tỉnh Long An --------------------------------------------------------------------- 43
2.2.1. Khái quát chung về tình hình cho vay đối với khách hàng cá nhân tại Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thành phố Tân
An, tỉnh Long An ---------------------------------------------------------------------------- 43
2.2.2. Thực trạng công tác thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thành phố Tân An,
tỉnh Long An --------------------------------------------------------------------------------- 47


vii

2.2.3. Kết quả cơng tác thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thành phố Tân An, tỉnh
Long An --------------------------------------------------------------------------------------- 55
2.3. Đánh giá chung về chất lượng thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Thành
phố Tân An, tỉnh Long An --------------------------------------------------------------- 57
2.3.1. Một số mặt đạt được ----------------------------------------------------------------- 58

2.3.2. Một số hạn chế------------------------------------------------------------------------ 59
2.3.3. Nguyên nhân hạn chế ---------------------------------------------------------------- 61
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 --------------------------------------------------------------------- 64
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN
DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH THÀNH PHỐ TÂN
AN, TỈNH LONG AN -------------------------------------------------------------------------- 65
3.1. Định hướng nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân
của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh
Thành phố Tân An, tỉnh Long An ---------------------------------------------------------- 65
3.1.1. Định hướng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam –
Chi nhánh tỉnh Long An đối với hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân ----------- 65
3.1.2. Định hướng nâng cao chất lượng cơng tác thẩm định tín dụng khách hàng cá
nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh
Thành phố Tân An, tỉnh Long An --------------------------------------------------------- 66
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thành
phố Tân An, tỉnh Long An --------------------------------------------------------------- 66
3.2.1. Hồn thiện cơng tác tổ chức, quản lý hoạt động thẩm định tín dụng khách
hàng cá nhân ---------------------------------------------------------------------------------- 66
3.2.2. Khơng ngừng hồn thiện, cụ thể hóa và đảm bảo tn thủ nghiêm túc quy
trình, nội dung thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân-------------------------------- 68
3.2.3. Hồn thiện chính sách quản trị nguồn nhân lực trong công tác thẩm định tín
dụng khách hàng cá nhân ------------------------------------------------------------------- 69


viii

3.2.4. Tăng cường công tác thu thập, xử lý, lưu trữ và khai thác thông tin phục vụ
cho hoạt động thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân -------------------------------- 70

3.2.5. Đề nghị hoàn thiện hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng cá
nhân -------------------------------------------------------------------------------------------- 71
3.2.6. Đảm bảo xác định mức trả nợ và kỳ hạn trả nợ vay phù hợp với tình hình thu
nhập và chi phí hàng tháng của khách hàng---------------------------------------------- 73
3.2.7. Tăng cường công tác kiểm soát nội bộ đối với hoạt động thẩm định tín dụng
khách hàng cá nhân -------------------------------------------------------------------------- 74
3.2.8. Thận trọng trong việc thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân khơng có đảm
bảo bằng tài sản ------------------------------------------------------------------------------ 74
3.2.9. Tăng cường cơng tác thẩm định tài sản đảm bảo tiền vay ---------------------- 75
3.2.10. Định kỳ tổ chức hội nghị đánh giá công tác thẩm định nói chung và thẩm
định tín dụng khách hàng cá nhân nói riêng --------------------------------------------- 75
3.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Long
An ---------------------------------------------------------------------------------------------- 77
KẾT LUẬN ---------------------------------------------------------------------------------- 78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ------------------------------------------------ I


ix

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT

1

TỪ VIẾT TẮT

Agribank

TIẾNG ANH


TIẾNG VIỆT

Vietnam Bank for

Ngân hàng Nông nghiệp

Agriculture and

và Phát triển Nông thôn

Rural Development

Việt Nam

Officers and

Cán bộ cơng nhân viên

2

CBCNV

3

CBHT

Retired employees

Cán bộ hưu trí


4

CBTD

Credit officer

Cán bộ tín dụng

5

CIC

Credit Information

Trung tâm Thơng tin Tín

Center

dụng

6

DN

Enterprise

Doanh nghiệp

employees


Interbank Payment
7

IPCAS

and Customer
Accounting System

Hệ thống thanh toán và kế
toán khách hàng

8

KH

Customer

Khách hàng

9

KHCN

Individual Customer

Khách hàng cá nhân

10

NHTM


Commercial Bank

Ngân hàng thương mại

11

NHNN

State Bank

Ngân hàng Nhà nước

12

TCTD

Credit Organization

Tổ chức tín dụng


x

DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU
Số hiệu

Tên hình vẽ

hình vẽ


Trang

Sơ đồ tổ chức Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
2.1.

Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Thành phố Tân An,

37

tỉnh Long An
Số hiệu bảng

Tên bảng biểu

biểu
2.1.

2.2.

2.3.

Tình hình huy động vốn tại Agribank - Chi nhánh Thành
phố Tân An, tỉnh Long An giai đoạn 2016 - 2018
Dư nợ cho vay tại Agribank - Chi nhánh Thành phố Tân
An, tỉnh Long An giai đoạn 2016 - 2018
Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank - Chi nhánh
Thành phố Tân An, tỉnh Long An giai đoạn 2016 - 2018

Trang


38

40

41

Tình hình tín dụng khách hàng cá nhân tại Agribank 2.4.

Chi nhánh Thành phố Tân An, tỉnh Long An giai đoạn

43

2016 - 2018
Dư nợ tín dụng khách hàng cá nhân theo đối tượng
2.5.

khách hàng tại Agribank - Chi nhánh Thành phố Tân

44

An, tỉnh Long An giai đoạn 2016 - 2018
Dư nợ tín dụng khách hàng cá nhân theo mục đích cho
2.6.

vay tại Agribank - Chi nhánh Thành phố Tân An, tỉnh

46

Long An giai đoạn 2016 - 2018

Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả thẩm định tín dụng
2.7.

khách hàng cá nhân tại Agribank - Chi nhánh Thành phố
Tân An, tỉnh Long An giai đoạn 2016 - 2018

56


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Từ thực tế cho thấy, cho dù hoạt động kinh doanh phi tín dụng có chiếm tỷ
trọng tăng cao so với trước đây thì hoạt động tín dụng vẫn mang lại nguồn thu nhập
chính của rất nhiều Ngân hàng ở hiện tại cũng như trong tương lai. Song song với
các hoạt động phi tín dụng, các ngân hàng cũng xác định cần tập trung nâng cao
chất lượng trong hoạt động tín dụng. Thời gian qua, công tác thẩm định tại Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Thành phố Tân
An, tỉnh Long An vẫn còn nhiều hạn chế, báo cáo thẩm định còn sơ sài và mang
nặng tính hình thức dẫn đến các lựa chọn đối nghịch khi ra phán quyết tín dụng: cho
vay các phương án/dự án có hiệu quả thấp, khơng trả được nợ cho ngân hàng;
ngược lại có trường hợp lại bỏ quả các phương án/dự án tốt.
Trong bối cảnh thị trường vốn của Việt Nam cịn chưa phát triển thì hoạt
động tín dụng vẫn là hoạt động chủ yếu của NHTM. Vì nậy, nếu công tác thẩm định
không tốt, dẫn đến những quyết định sai lầm trong cho vay. Mặt khác, trước tình
hình tỷ lệ nợ xấu đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng như hiện nay, chất lượng
tín dụng đang trở thành một vấn đề đáng lo ngại mà thẩm định chính là nhân tố có
ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định cho vay và các hệ quả của nó. Nâng cao chất
lượng thẩm định là yêu cầu, đòi hỏi cấp bách đặt ra cho tất cả các ngân hàng nói

chung. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng như hiện
nay, các ngân hàng Việt Nam đang đứng trước sự cạnh tranh vô cùng gay gắt và
khốc liệt từ các đối thủ nước ngoài hơn hẳn về mọi mặt. Nâng cao chất lượng thẩm
định là cần thiết để lựa chọn ra được những phương án/dự án vay vốn hiệu quả nhất,
qua đó tăng cường khả năng cạnh tranh của các NHTM.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh
Thành phố Tân An, tỉnh Long An cũng là một trong những ngân hàng có nguồn thu
nhập chính từ hoạt động tín dụng. Chi nhánh xác định giảm rủi ro trong hoạt động
tín dụng là nhiệm vụ then chốt. Để giảm rủi ro trong hoạt động tín dụng thì ngay từ
ban đầu công tác thẩm định phải được chú trọng. Bởi vì thẩm định là bước đầu
trong quá trình cấp tín dụng, nếu cơng tác thẩm định khơng tốt sẽ dẫn đến cấp tín
dụng cho khách hàng chưa tốt hoặc bỏ mất cơ hội có thêm khách hàng tốt. Phát huy


2

kết quả đã đạt được, Chi nhánh đã và đang ngày càng chú trọng hơn nữa đến chất
lượng thẩm định tín dụng, mà cụ thể là thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân.
Xuất phát từ thực tiễn trên, tác giả chọn nghiên cứu đề tài: “Nâng cao chất lượng
thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thành phố Tân An, tỉnh Long An” làm
luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Kinh tế Chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là chất lượng thẩm định tín dụng nói chung
và thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân nói riêng trong hoạt động tín dụng của
Ngân hàng thương mại.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Làm rõ các vấn đề lý luận cơ bản về tín dụng và thẩm định tín dụng khách
hàng cá nhân của Ngân hàng thương mại;

- Phân tích, đánh giá thực trạng cơng tác thẩm định tín dụng khách hàng cá
nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh
Thành phố Tân An, tỉnh Long An trong thời gian 3 năm từ 2016 đến năm 2018;
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng
khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
– Chi nhánh Thành phố Tân An, tỉnh Long An trong giai đoạn từ nay đến năm
2022.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là thẩm định tín dụng khách hàng cá
nhân trong quy trình hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại.
4. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn
trong công tác thẩm định tín dụng (chỉ xét đến hoạt động cho vay) đối với khách
hàng cá nhân trước khi cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Việt Nam – Chi nhánh Thành phố Tân An, tỉnh Long An.


3

Về không gian: Nghiên cứu các dữ liệu về công tác thẩm định tín dụng khách
hàng cá nhân thu thập tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt
Nam – Chi nhánh Thành phố Tân An, tỉnh Long An.
Về thời gian: Số liệu được sử dụng phân tích trong đề tài được thu thập từ năm
2016 đến năm 2018.
5. Câu hỏi nghiên cứu
Để giải quyết mục tiêu nghiên cứu, đề tài phải trả lời các câu hỏi nghiên cứu
sau đây:
(1) Nội dung công tác thẩm định cho vay đối với khách hàng cá nhân của
Ngân hàng thương mại là gì?
(2) Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong công tác thẩm định

cho vay đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Việt Nam – Chi nhánh Thành phố Tân An, tỉnh Long An?
(3) Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh
Thành phố Tân An, tỉnh Long An cần làm gì để nâng cao chất lượng công tác thẩm
định cho vay đối với khách hàng cá nhân nhằm tránh gây ra những hệ quả tiêu cực
như nợ quá hạn, nợ xấu, thất thoát vốn?
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Đề tài đã hệ thống hóa các khái niệm, nguyên nhân và các giải pháp cơ bản
nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân của Ngân hàng
thương mại. Trên cơ sở phân tích thực trạng cơng tác thẩm định tín dụng khách
hàng cá nhân tại Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi
nhánh Thành phố Tân An, tỉnh Long An; tác giả đưa ra các giải pháp có tính khoa
học và thực tiễn để hoàn thiện và bổ sung các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại Chi nhánh cũng như có thể áp dụng tại
các ngân hàng thương mại khác có điều kiện và bối cảnh tương tự.
7. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính
Phương pháp này dựa trên những thông tin chọn lọc từ các dữ liệu kinh
doanh trong giai đoạn năm 2016 đến 2018 tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển
Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Thành phố Tân An, tỉnh Long An để ghi nhận


4

những thuận lợi, khó khăn mà ngân hàng đang gặp phải công tác thẩm định cho vay
đối với khách hàng cá nhân tại Chi nhánh. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số giải
pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định cho vay đối với khách hàng cá
nhân tại Chi nhánh trong thời gian tới.
8. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu trước
Có thể nói, tín dụng luôn là đề tài được bàn luận sôi nổi nhất khi đề cập đến

lĩnh vực hoạt động ngân hàng. Vì mục tiêu lợi nhuận, một trong những tiêu chí
hàng đầu đặt ra đối với các Tổ chức tín dụng là đẩy mạnh hoạt động cấp tín dụng.
Trong đó, cơng tác thẩm định cho vay đóng một vai trị đặc biệt quan trọng, có ý
nghĩa quyết định đến chất lượng tín dụng tại các NHTM. Vì vậy, trong thời gian
qua, có nhiều đề tài nghiên cứu về các chủ đề nâng cao chất lượng tín dụng, cơng
tác thẩm định đối với cho vay dự án, vay doanh nghiệp tại Ngân hàng như:
1. Luận văn Thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Hằng (2011) “Nâng cao chất
lượng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương
Việt Nam”, Học viện tài chính. Với đối tượng nghiên cứu là chất lượng cho
vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam.
Luận văn đi sâu nghiên cứu phân tích rõ những nguyên nhân khách quan và chủ
quan của các tồn tại hạn chế đã ảnh hưởng đến tình hình hoạt động cho vay khách
hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam, nêu ra tầm
quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng chất lượng cho vay khách hàng cá nhân và từ
đó đưa ra giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng cho vay khách hàng cá nhân.
Tuy nhiên, luận văn chỉ nghiên cứu bề rộng hoạt động cho vay trên phương diện
phát triển khách hàng, các giải pháp tạo điều kiện cho vay, chưa nghiên cứu đến các
hoạt động quản trị rủi ro của khoản vay khách hàng cá nhân, giảm thiểu tổn thất
tiềm ẩn do khoản vay đem lại.
2. Luận văn thạc sĩ “Nâng cao hiệu quả thẩm định cho vay doanh nghiệp
nhỏ và vừa tại các Ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”,
tác giả Trần Thị Hồng Mai, hoàn thành năm 2013 tại Trường Đại học Kinh tế TP.
Hồ Chí Minh. Đề tài tập trung phân tích và đánh giá thực trạng công tác thẩm định
cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các Ngân hàng thương mại trên địa bàn Thành


5

phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 - 2013. Từ kết quả phân tích, đánh giá, tác giả đã
tìm ra những hạn chế trong công tác thẩm định cho vay như sau:

+ Năng lực, chuyên môn, đạo đức của đội ngũ nhân lực làm cơng tác
tín dụng cịn nhiều bất cập, cán bộ còn trẻ, thiếu kinh nghiệm; cán bộ lâu năm
lại ít trau dồi chun mơn nghiệp vụ dẫn đến chất lượng thẩm định chưa cao;
+ Thông tin phục vụ cho thẩm định hồ sơ vay vốn chưa đầy đủ. Hệ
thống thông tin chưa phát triển, không đáp ứng kịp thời làm công tác thẩm
định mất nhiều thời gian để tìm hiểu, thu thập;
+ Bất cập về cơ chế quản lý, quy trình, chính sách cho vay như chưa
đồng bộ, còn kẽ hở, chưa kịp thời cập nhật các chính sách của Nhà nước;
+ Trong thẩm định năng lực điều hành, quản lý của khách hàng thiếu
nguồn thông tin hỗ trợ, việc thẩm định cịn sơ sài, hình thức;
+ Việc đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp chưa thực sự
chính xác do báo cáo của doanh nghiệp thiếu chuẩn xác, không đủ độ tin cậy;
+ Thẩm định phương án sản xuất kinh doanh còn hạn chế do các
doanh nghiệp kém năng lực trong việc lập dự án;
+ Hạn chế trong công tác thẩm định tài sản bảo đảm do cơ chế, chính
sách, quy định pháp lý thiếu ổn định của Nhà nước, sự thiếu hợp tác của các cơ
quan ban ngành có liên quan.
3. Luận văn thạc sĩ “Hồn thiện cơng tác thẩm định tài chính dự án cho vay
của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng - Chi nhánh Đà
Nẵng”, tác giả Hồ Thân Ái Vân, hoàn thành năm 2014 tại Trường Đại học Kinh tế
Đà Nẵng. Đề tài của tác giả tập trung phân tích, đánh giá thực trạng về cơng tác
thẩm định tài chính dự án cho vay tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam
Thịnh Vượng – Chi nhánh Đà Nẵng trong 3 năm (2012 - 2014). Qua đó, tác giả đã
tìm ra những mặt tồn tại trong cơng tác thẩm định dự án cho vay:
+ Thời gian thẩm định và quyết định cho vay đối với một số dự án
còn chậm so với yêu cầu của khách hàng. Nguyên nhân do quy trình tác nghiệp
nội bộ của VPBank, cán bộ thẩm định không trực tiếp giao dịch với khách
hàng mà phải thông qua bộ phận quan hệ khách hàng;



6

+ Chưa có sự thống nhất trong các báo cáo thẩm định. Một số báo cáo
thẩm định cịn mang tính liệt kê các chỉ tiêu mà thiếu đi sự phân tích so sánh,
kết nối một cách khoa học, điều này làm hạn chế khâu xét duyệt cho vay;
+ Có những hạn chế nhất định trong các quyết định cho vay dự án.
Một số dự án được thẩm định là có hiệu quả tài chính tốt, khả năng trả nợ đảm bảo
nhưng khi đi vào hoạt động thì lại kém hiệu quả.
4. Luận văn thạc sĩ “Thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng
Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam”, tác giả Phạm Ngọc Tiến, hoàn thành năm
2015 tại Trường Đại học Thương mại; Luận văn xây dựng và đề xuất một số giải
pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng cá nhân tại Ngân hàng
Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam, Luận văn nghiên cứu sâu vào quy trình
thẩm định tín dụng của khách hàng cá nhân tại VIB Việt Nam, chỉ ra tồn tại và hạn
chế của quy trình thẩm định tín dụng và đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng
thẩm định khách hàng cá nhân. Do vậy, nội dung của. Luận văn sẽ là cơ sở lý luận
về công tác thẩm định tín dụng và các giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác thẩm
định tín dụng tại các NHTM.
Kết quả nghiên cứu của các đề tài đều tìm ra những hạn chế riêng trong
quá trình nghiên cứu, đã đưa ra các giải pháp để khắc phục các hạn chế. Qua tìm
hiểu các đề tài trên, tác giả nhận thấy cả các đề tài đều nghiên cứu liên quan đến
công tác thẩm định cho vay của Ngân hàng thương mại. Tìm hiểu các đề tài và
nghiên cứu về tình hình hoạt động kinh doanh của Agribank - Chi nhánh Thành phố
Tân An, tỉnh Long An; tác giả chọn đề tài “Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng
khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
– Chi nhánh Thành phố Tân An, Long An”, nơi chưa có đề tài nào nghiên cứu về
vấn đề này. Đề tài tập trung nghiên cứu, phân tích về thực trạng cơng tác thẩm định
tín dụng khách hàng cá nhân; tìm ra những điểm bất cập, những tồn tại trong công
tác thẩm định, đề xuất các giải pháp và có kiến nghị phù hợp để cơng tác thẩm định
phục vụ cho việc ra quyết định cho vay một cách đúng đắn và chính xác, góp phần

để hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân an toàn, hiệu quả, đem lại lợi
nhuận luôn dương cho Chi nhánh.


7

9. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận
văn gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về tín dụng và thẩm định tín dụng khách hàng cá
nhân của Ngân hàng thương mại.
Chương 2. Thực trạng công tác thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại
Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Thành phố
Tân An, Long An.
Chương 3. Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng khách hàng cá
nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh
Thành phố Tân An, Long An.


8

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG VÀ THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG
KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Lý luận chung về tín dụng ngân hàng
1.1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng
Tín dụng là quan hệ vay mượn, quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa người đi
vay và người cho vay theo nguyên tắc hoàn trả. Nói cách khác tín dụng là sự chuyển
giao tạm thời quyền sử dụng một lượng giá trị được biểu hiện bằng hình thái tiền tệ
hoặc tài sản hiện vật từ người cho vay sang người vay với những điều kiện nhất
định để sau một thời gian nhất định người cho vay thu được một lượng giá trị danh

nghĩa lớn hơn ban đầu.
Theo Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 thì “Cấp tín dụng là việc thỏa
thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết sử dụng một khoản
tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo ngun tắc có hồn trả
bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh tốn, bảo lãnh
ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác”.
Có nhiều cách định nghĩa nhưng tựu trung lại thì tín dụng ngân hàng chứa
đựng ba nội dung:
- Có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang người sử
dụng;
- Sự chuyển nhượng này có thời hạn;
- Sự chuyển nhượng này có kèm theo chi phí và rủi ro.
1.1.2. Bản chất của tín dụng ngân hàng
Thứ nhất, tín dụng ngân hàng dựa trên cơ sở lịng tin. Ngân hàng chỉ cấp tín
dụng khi có lịng tin vào việc khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích, hiệu quả
và có khả năng hồn trả nợ vay (gốc, lãi) đúng hạn; còn người đi vay thì tin tưởng
vào khả năng kiếm được tiền trong tương lai để trả nợ gốc và lãi vay. Đây là đặc
điểm quan trọng nhất, từ đó tạo ra các đặc điểm tiếp theo.
Thứ hai, tín dụng là sự chuyển nhượng một tài sản có thời hạn vay hay có
tính hồn trả. Ngân hàng là trung gian tài chính đi vay để cho vay, nên mọi khoản
tín dụng của ngân hàng đều phải có thời hạn, bảo đảm cho ngân hàng hoàn trả vốn
huy động.


9

Thứ ba, tín dụng phải trên ngun tắc khơng chỉ hồn trả gốc mà phải cả lãi.
Nếu khơng có sự hồn trả thì khơng coi là tín dụng. Giá trị hoàn trả phải lớn hơn giá
trị lúc cho vay (giá trị gốc); nghĩa là ngoài việc hoàn trả giá trị gốc, khách hàng phải
trả cho ngân hàng một khoản lãi đây chính là giá của quyền sử dụng vốn vay.

Khoản lãi bù đắp được chi phí hoạt động và tạo ra lợi nhuận, phản ánh bản chất hoạt
động kinh doanh của ngân hàng.
Thứ tư, tín dụng là hoạt động tiềm ẩn rủi ro cao cho ngân hàng. Việc đánh
giá độ an tồn của hồ sơ vay vốn là rất khó. Vì ln tồn tại thơng tin bất cân xứng
dẫn đến lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức.
Thứ năm, tín dụng phải trên cơ sở cam kết hồn trả vơ điều kiện. Q trình
xin vay và cho vay diễn ra trên cơ sở những căn cứ pháp lý chặt chẽ như: hợp đồng
tín dụng, khế ước nhận nợ, hợp đồng thế chấp, hợp đồng bảo lãnh,.. trong đó bên đi
vay (và bên bảo lãnh nếu có) phải cam kết hồn trả vơ điều kiện khoản vay cho
ngân hàng khi đến hạn.
Từ các đặc điểm trên cho thấy, tín dụng ngân hàng phải bảo đảm được hai
nguyên tắc cơ bản sau:
- Vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích;
- Vốn vay phải được hoàn trả cả gốc và lãi đúng thời hạn đã cam kết trong
hợp đồng.
1.1.3. Vai trò của tín dụng ngân hàng
1.1.3.1. Đối với ngân hàng
Ngân hàng với tư cách là một trung gian tài chính kinh doanh trên nguyên tắc
tiền gửi của khách hàng (nghiệp vụ huy động vốn) dưới hình thức tài khoản vãng lai
và tài khoản tiền gửi. Trên cơ sở đó ngân hàng tiến hành các hoạt động cho vay
dưới nhiều hình thức khác nhau, tuỳ theo yêu cầu vay của khách hàng. Sự chênh
lệch giữa tiền lãi kiếm được thông qua hoạt động và tiền lãi phải trả cho các khoản
huy động là lợi nhuận thu được.
Ngân hàng hoạt động trong môi trường cạnh tranh của cơ chế thị trường thì
hoạt động tín dụng ngân hàng càng trở nên đa dạng. Hệ thống ngân hàng thương
mại ln phải tìm cách nâng cao chiến lược tín dụng bằng cách mở rộng tín dụng.
Hiện nay trong nền kinh tế dòng tiền luân chuyển ở mọi trạng thái trong xã hội, vì


10


vậy lượng tiền đọng lại ở hàng hoá chưa tiếp thu được hoặc khi đó đã bán nhưng lại
chưa thu được tiền về. Mà khi đó doanh nghiệp lại muốn đầu tư thêm vì vậy doanh
nghiệp tìm đến tài khoản tín dụng. Khi thu lại được lượng tiền hàng đã bán trả nợ
cho các khoản tín dụng. Vì vậy trong hiện nay việc mở rộng tín dụng rất cần thiết.
1.1.3.2. Đối với khách hàng
Đối với cá nhân hay hộ gia đình: Tín dụng ngân hàng giúp cho các cá nhân, hộ
gia đình có được nguồn vốn để phục vụ cho việc kinh doanh nhỏ lẻ hay là nguồn
vốn cần thiết cho việc mua các trang thiết bị phục vụ cho đời sống hằng ngày, sửa
chữa nhà, mua ô tô,... Nhưng vì lý do nào đó mà các cá nhân hay hộ gia đình khơng
có được một khoản vốn đủ cho việc sử dụng nên cần đến tín dụng ngân hàng để có
thể bổ sung cho các nguồn vốn đó một cách nhanh chóng nhất có thể.
Đối với tổ chức: Việc doanh nghiệp tìm đến tín dụng ngân hàng để có được
nguồn vốn đủ cho việc đầu tư trang thiế bị phục vụ cho công việc kinh doanh, bổ
sung vốn lưu động cần thiết và vừa đủ. Việc vay vốn của doanh nghiệp sẽ góp phần
nào thúc đầy nền kinh tế cũng như phát triển các loại hình kinh doanh cần nguồn
vốn đầu tư lớn, mà chỉ có tín dụng ngân hàng mới bổ sung nguồn vốn thiếu hụt đó
một cách kịp thời nhất.
1.1.3.3. Đối với kinh tế - xã hội
Tín dụng ngân hàng đóng vai trị rất lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã
hội. Chúng ta đều biết rằng muốn phát triển kinh tế thì trước hết là phải có vốn
(vốn bằng tiền). Để có vốn bằng tiền thì phải có tổ chức có đủ thẩm quyền, có chức
năng huy động và tập trung trước khi đem sử dụng.
Thực tiễn cho thấy hiệu quả của tín dụng ngân hàng đã góp phần làm giảm
lượng tiền nhàn rỗi và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, là đòn bẩy kinh tế quan trọng
thúc đẩy, mở rộng quan hệ giao lưu quốc tế tác động tích cực đến nhịp độ phát triển
và thúc đẩy sự cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường. Nó góp phần quan trọng thực
hiện chiến lược phát triển kinh tế, chống lạm phát tiền tệ.
Khi vốn tín dụng ngân hàng thể hiện chức năng và vai trị của bản thân thì
phát triển kinh tế trong bất kỳ lĩnh vực nào của sự nghiệp phát triển kinh tế đều đem

lại những hiệu quả nhất định góp phần khơng nhỏ để thực hiện thắng lợi đường lối
cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước.


11

1.1.4. Phân loại tín dụng ngân hàng
1.1.4.1. Căn cứ theo thời hạn tín dụng
- Tín dụng ngắn hạn: Có thời hạn từ 01 năm trở xuống, thường được sử dụng
để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp và các nhu cầu chi tiêu
ngắn hạn của cá nhân.
- Tín dụng trung hạn: Có hạn trên 01 năm đến 05 năm. Loại hình tín dụng
này chủ u được sử dụng để đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mới
thiết bị, công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng các dự án mới có quy
mơ nhỏ.
- Tín dụng dài hạn: Có thời hạn trên 05 năm. Loại hình tín dụng này chủ yếu
để đáp áp nhu cầu dài hạn như: xây dựng nhà xưởng, các thiết bị phương tiện vận
tải có quy mơ lớn, xây dựng các xí nghiệp mới. Đây là loại tín dụng có mức rủi ro
rất cao.
1.4.1.2. Căn cứ theo mức độ tín nhiệm với khách hàng
- Tín dụng khơng có đảm bảo: Là loại hình khơng có tài sản thế chấp, cầm cố
hoặc sự bảo lãnh của người thứ ba, mà việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của bản thân
khách hàng.
- Tín dụng có đảm bảo: Là loại hình tín dụng mà khi cho vay địi hỏi người
vay vốn phải có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của người thứ ba.
1.1.4.3. Căn cứ theo xuất xứ tín dụng
- Tín dụng trực tiếp: Ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho những khách hàng có
nhu cầu, đồng thời người đi vay trực tiếp hồn trả nợ vay cho ngân hàng.
- Tín dụng gián tiếp: Là khoản cho vay được thực hiện thông qua việc mua
lại các khế ước hoặc chứng từ nợ được phát sinh và cịn trong thời hạn thanh tốn.

Các hình thức này gồm có: chiết khấu, mua lại các phiếu bán hàng...
1.1.4.4. Căn cứ theo phương thức cho vay
- Cho vay từng lần: Mỗi lần vay vốn khách hàng và ngân hàng tiến hành thực
hiện những thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng. Phương thức này
áp dụng với những khách hàng có nhu cầu vay vốn không thường xuyên, sản xuất
không ổn định, kinh doanh theo thời vụ, thương vụ.


12

- Cho vay theo hợp đồng tín dụng: Ngân hàng và khách hàng xác định, thoả
thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một thời hạn nhất định hoặc theo chu kỳ
sản xuất, kinh doanh.
- Cho vay theo dự án đầu tư: Ngân hàng cho khách hàng vay vốn để đầu tư
phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời sống.
- Cho vay hợp vốn: Một nhóm tổ chức tín dụng cùng cho vay đối với một dự
án vay vốn hoặc phương án vay vốn của khách hàng. Trong đó có một tổ chức tín
dụng làm đầu mối dàn xếp, phối hợp với các tổ chức tín dụng khác. Cho vay hợp
vốn có ưu điểm là san sẻ được rủi ro song nhược điểm là nới lỏng việc kiểm soát
tiền vay khách hàng.
- Cho vay trả góp: Khi vay vốn, ngân hàng và khách hàng xác định và thoả
thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc chưa được chia ra để trả nợ theo
nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay.
- Cho vay theo hạn mức tín dụng: Khách hàng và ngân hàng xác định và thoả
thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian nhất định. Việc cho
vay và thu nợ đan xen nhau, không phân định ranh giới, thời điểm cụ thể lúc nào
cho vay, lúc nào thu nợ. Phương thức này áp dụng đối với các khách hàng có nhu
cầu vay trả thường xuyên, tình hình kinh doanh ổn định, vịng quay vốn nhanh và có
tín nhiệm trong quan hệ tín dụng.
- Cho vay theo dự án đầu tư: Tổ chức tín dụng cho khách hàng vay vốn để

thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu
tư phục vụ đời sống.
- Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: Tổ chức
tín dụng chấp thuận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn
mức tín dụng để thanh tốn tiền mua hàng hoá, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút
tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lý của tổ chức tín dụng. Khi cho vay
phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, tổ chức tín dụng và khách hàng phải tuân theo
các quy định của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phát hành và sử
dụng thẻ tín dụng.
- Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phịng: Tổ chức tín dụng cam kết đảm
bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định.


13

Tổ chức tín dụng và khách hàng thoả thuận thời hạn hiệu lực của hạn mức tín dụng
dự phịng, mức phí trả cho hạn mức tín dụng dự phịng.
- Cho vay theo hạn mức thấu chi: Là việc cho vay mà tổ chức tín dụng thoả
thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản
thanh toán của khách hàng phù hợp với các quy định của Chính phủ và Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ
thanh tốn.
1.1.4.5. Căn cứ vào mục đích tín dụng
- Tín dụng bất động sản
+ Tín dụng ngắn hạn cho xây dựng và mở rộng đất đai.
+ Tín dụng dài hạn để mua đất đai, nhà cửa, căn hộ, cơ sở dịch vụ,
trang trại và bất động sản ở nước ngồi.
- Tín dụng cơng thương nghiệp: Đây là các khoản tín dụng cấp cho các doanh
nghiệp để trang trải chi phí như mua hàng nguyên vật liệu, trả thuế, và chi trả lương.
- Tín dụng sản xuất và lưu thơng hàng hóa: Là loại tín dụng cấp cho các chủ

thể kinh tế để tiến hành sản xuất và lưu thơng hàng hóa.
- Tín dụng tiêu dùng: Là loại tín dụng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cá nhân như
mua sắm nhà cửa, phương tiện đi lại, các loại hàng hóa tiêu dùng.
1.1.4.6. Căn cứ vào hình thái giá trị của tín dụng
- Tín dụng bằng tiền mặt: Là loại hình tín dụng mà hình thái giá trị tín dụng
được cấp bằng tiền.
- Tín dụng bằng tài sản: Là loại hình tín dụng mà hình thái giá trị của tín
dụng được cấp bằng tài sản.
1.1.5. Rủi ro tín dụng
Căn cứ vào Khoản 01 Điều 03 của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử
dụng dự phịng để xử lý rủi ro, theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày
21/01/2013 của Thống đốc NHNN thì: “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng
(sau đây gọi tắt là rủi ro) là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của tổ chức tín
dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi do khách hàng khơng thực hiện hoặc khơng
có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết.”
Rủi ro tín dụng được một số nghiên cứu cho rằng nó là ngun nhân chính


×