Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

phân tích tình hình rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh thành phố vĩnh long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (820.38 KB, 51 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN NGỌC LAN THANH

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH RỦI RO TÍN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI
NHÁNH THÀNH PHỐ VĨNH LONG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Tài chính – ngân hàng
Mã ngành: 52340201

Tháng 12 – Năm 2013


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN NGỌC LAN THANH
MSSV: 4104711

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH RỦI RO TÍN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI
NHÁNH THÀNH PHỐ VĨNH LONG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Tài chính – ngân hàng
Mã ngành: 52340201



CÁN BỘ HƢỚNG DẪN:
NGUYỄN HỒ ANH KHOA

Tháng 12 – Năm 2013


LỜI CẢM TẠ

Qua hơn ba năm học tập trên giảng đường, dưới sự chỉ dẫn và sự quan
tâm của thầy cô trong trường Đại học Cần Thơ. Đặc biệt là sự chỉ dẫn của các
thầy cô của Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh thông qua các bài giảng lý
thuyết và bài tập nghiệp vụ đã trang bị cho em những kiến thức cơ bản về
chuyên ngành. Với hai tháng thực tập tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn thành phố Vĩnh Long đã tạo điều kiện cho em được tiếp xúc
với thực tế, tìm hiểu sâu hơn về hoạt động của ngân hàng từ đó vận dụng kiến
thức đã học vào luận văn.
Đầu tiên em xin gửi lời cám ơn đến các thầy cô trường Đại học Cần Thơ,
Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, nhất là các thầy cô trong Bộ môn Tài
chính - Ngân hàng đã truyền đạt cho em nhiều kiến thức quý báu không chỉ
trong học tập mà cả trong đời sống. Đó là hành trang quý báu để em có thể
vững bước vào đời.
Tiếp theo em xin gửi lời cám ơn chân thành đến toàn thể Ban giám đốc,
các cô chú, các anh chị đã hướng dẫn nhiệt tình và tạo điều kiện cho em thực
tập, nhất là các anh chị ở phòng Tín dụng để em có điều kiện hoàn thành bài
báo cáo tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn Thầy Nguyễn Hồ Anh Khoa là người đã trực
tiếp hướng dẫn, giúp đỡ, đóng góp ý kiến, sửa chữa sai sót để giúp em hoàn
thành đề tài tốt nghiệp của mình.
Tuy nhiên do kiến thức còn hạn chế nên đề tài khó tránh khỏi những sai

sót, khuyết điểm xin Thầy Cô và các anh chị trong ngành thông cảm. Em rất
mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô, Ban lãnh đạo, các cô chú anh
chị trong ngành ngân hàng.
Cuối cùng em xin chúc quý thầy cô, Ban lãnh đạo, các cô chú, anh chị
trong ngân hàng dồi dào sức khỏe và thành công trong công việc.
Vĩnh Long, ngày … tháng … năm 2013
Ngƣời thực hiện

NGUYỄN NGỌC LAN THANH

i


TRANG CAM KẾT

Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.

Vĩnh Long, ngày … tháng … năm 2013
Ngƣời thực hiện

NGUYỄN NGỌC LAN THANH

ii


NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
Vĩnh Long, ngày … tháng … năm 2013
Thủ trƣởng đơn vị

iii


MỤC LỤC
Trang
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ............................................................................ 1

1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU................................................................ 1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu chung ....................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể........................................................................................ 2
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ....................................................................... 2
1.3.1. Không gian .............................................................................................. 2
1.3.2. Thời gian ................................................................................................. 2
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 2
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 3
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN .................................................................................... 3
2.1.1. Khái niệm rủi ro tín dụng ........................................................................ 3
2.1.2. Biểu hiện của rủi ro tín dụng .................................................................. 3
2.1.3. Một số khái niệm khác ............................................................................ 4
2.1.4. Các chỉ tiêu đo lường và đánh giá rủi ro tín dụng .................................. 5
2.1.4.1. Tổng dư nợ trên huy động vốn (%) ...................................................... 5
2.1.4.2. Vòng quay vốn tín dụng (lần) .............................................................. 5
2.1.4.3. Tỉ lệ nợ xấu (%) ................................................................................... 5
2.1.4.4. Tỉ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (%)....................................................... 5
2.1.4.5. Khả năng bù đắp rủi ro tín dụng (%) .................................................. 6
2.1.4.6. Hệ số khả năng mất vốn(%) ................................................................. 6
2.1.4.7. Dư nợ trên mỗi cán bộ tín dụng ........................................................... 6
2.1.4.8. Tỉ lệ khách hàng có nợ xấu .................................................................. 6
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................... 7
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu.................................................................. 7
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu ................................................................ 7
CHƢƠNG 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THÀNH PHỐ VĨNH
LONG-TỈNH VĨNH LONG .......................................................................... 9
3.1. VÀI NÉT VỀ NHNO & PTNT THÀNH PHỐ VĨNH LONG ............... 9
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng ................................. 9

3.1.2. Các hoạt động kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng ................................ 9
3.1.3. Cơ cấu tổ chức ...................................................................................... 10
3.2. KHÁI QUÁT VỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
AGRIBANK THÀNH PHỐ VĨNH LONG ................................................ 10
3.2.1. Thu nhập ............................................................................................... 10
iv


3.2.2. Chi phí................................................................................................... 11
3.2.3. Lợi nhuận .............................................................................................. 13
3.3. MỤC TIÊU CỦA NGÂN HÀNG TRONG TƢƠNG LAI .................. 13
CHƢƠNG 4: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI
NHNO & PTNN THÀNH PHỐ VĨNH LONG – TỈNH VĨNH LONG .... 14
4.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG 14
4.2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ........... 16
4.2.1. Doanh số cho vay .................................................................................. 16
4.2.1.1. Doanh số cho vay theo thời hạn ........................................................ 16
4.2.1.2. Doanh số cho vay theo theo ngành kinh tế ........................................ 17
4.2.2. Doanh số thu nợ .................................................................................... 20
4.2.2.1. Doanh số thu nợ theo thời hạn .......................................................... 20
4.2.2.2. Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế .................................................. 21
4.2.3. Dư nợ cho vay ....................................................................................... 24
4.2.3.1. Dư nợ cho vay theo thời hạn.............................................................. 24
4.2.3.2. Dư nợ cho vay theo ngành kinh tế: .................................................... 24
4.3. PHÂN TÍCH RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG ................... 27
4.3.1. Rủi ro tín dụng thông qua nợ xấu ......................................................... 27
4.3.1.1 Nợ xấu theo thời hạn........................................................................... 27
4.3.1.2. Nợ xấu theo ngành kinh tế ................................................................. 28
4.3.1.3 Rủi ro tín dụng thông qua nợ xấu theo nhóm ..................................... 30
4.3.2. ánh giá rủi ro tín dụng thông qua các chỉ số tài chính...................... 32

CHƢƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIẢM THIỂU RỦI RO TÍN
DỤNG TẠI NHNO & PTNT THÀNH PHỐ VĨNH LONG – TỈNH VĨNH
LONG ............................................................................................................ 37
5.1 HẠN CHẾ ................................................................................................ 37
5.2 GIẢI PHÁP ............................................................................................. 37
5.2.1 Phân tán rủi ro tín dụng ......................................................................... 37
5.2.2 Thành lập bộ phận hỗ trợ tín dụng độc lập để chia sẽ công việc với
CBTD ............................................................................................................. 38
5.2.3 Chủ động xử lý tài sản đảm bảo ............................................................ 38
5.2.4 Nâng cao chất lượng của hệ thống thông tin tín dụng ........................... 38
CHƢƠNG 6 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................. 39
6.1 KẾT LUẬN .............................................................................................. 39
6.2 KIẾN NGHỊ............................................................................................. 39
6.2.1. Đối với chính quyền địa phương .......................................................... 39
6.2.2. Đối với ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn cấp trên .. 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 41

v


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank thành phố Vĩnh Long
giai đoạn 2010-2012 và sáu tháng đầu năm 2013 ............................................. 12
Bảng 4.1: Tình hình huy động vốn của Agribank thành phố Vĩnh Long giai
đoạn 2010-2012 và sáu tháng đầu năm 2013 .................................................... 15
Bảng 4.2: Doanh số cho vay của Agribank thành phố Vĩnh Long giai đoạn
2010-2012 và sáu tháng đầu năm 2013 ............................................................ 19
Bảng 4.3: Doanh số thu nợ của Agribank thành phố Vĩnh Long giai đoạn
2010-2012 và sáu tháng 2013 ........................................................................... 22

Bảng 4.4: Dư nợ của Agribank thành phố Vĩnh Long giai đoạn 2010-2012 và
sáu tháng đầu năm 2013 .................................................................................... 25
Bảng 4.5: Nợ xấu theo của Agribank thành phố Vĩnh Long giai đoạn 20102012 và sáu tháng đầu năm 2013 ...................................................................... 29
Bảng 4.6: Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng và đo lường rủi ro tín
dụng của Agribank thành phố Vĩnh Long giai đoạn 2010-2012 và sáu tháng
đầu năm 2013. ................................................................................................... 33

vi


DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Agribank thành phố Vĩnh Long ............. 10

vii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
NHNN

:

Ngân hàng Nhà nước

Agribank

:

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Việt Nam


DSCV

:

Doanh số cho vay

DSTN

:

Doanh số thu nợ

DPRRTD

:

Dự phòng rủi ro tín dụng

SXKD

:

Sản xuất, Kinh doanh

DNVVN

:

Doanh nghiệp vừa và nhỏ


NNNT

:

Nông nghiệp nông thôn

TCTD

:

Tổ chức tín dụng

CBTD

:

Cán bộ tín dụng

TCKT

:

Tổ chức kinh tế

TGTKKKH

:

Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn


TGTKCKH

:

Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn

ATM

:

Automatic Teller Machine-Máy rút tiền tự động

KDDV

:

Kinh doanh dịch vụ

NQH

:

Nợ quá hạn

KH

:

Khách hàng


IPCAS

:

Hệ thống thanh toán nội bộ và kế toán khách
hàng.

TNHH

:

Trách nhiệm hữu hạn.

viii


CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, nền kinh tế toàn cầu đã trải
qua khoảng thời gian đầy khó khăn. Nhật Bản bị ảnh hưởng nặng nề bởi thiên
tai, ở Mỹ bóng đen suy thoái kinh tế tiếp tục đe dọa, khủng hoảng nợ công
diễn ra trên diện rộng ở khu vực đồng EURO và kéo theo đó là các tổ chức
xếp loại đã hạ bậc tín nhiệm một loạt ngân hàng hàng đầu thế giới. Kinh tế
trong nước sau khủng hoảng cũng gặp nhiều khó khăn như lạm phát tăng cao,
sự mất cân đối giữa tiết kiệm và đầu tư, thâm hụt cán cân thương mại, bội chi
ngân sách nhà nước, nợ công tăng mạnh, lãi suất biến động liên tục. Sự bất ổn
của nền kinh tế trong nước và thế giới đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động
sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt

động hệ thống các ngân hàng thương mại (NHTM) được biểu hiện bởi những
rủi ro như chất lượng tín dụng bị suy giảm và nợ xấu tăng mạnh.
Có thể nói, trong số các rủi ro mà ngân hàng gặp phải thì xác suất xảy ra
rủi ro tín dụng là cao nhất vì hoạt động tín dụng là nghiệp vụ kinh doanh chủ
yếu, chiếm khoảng 60-70% trong danh mục tài sản có mang lại nguồn thu
nhập chính cho ngân hàng. Rủi ro tín dụng không thể nào loại bỏ hoàn toàn
mà cách duy nhất để đối mặt với nó là phòng tránh và giảm thiểu hậu quả từ
chúng mang lại.
Một trong những biểu hiện rõ rệt nhất của rủi ro tín dụng là nợ xấu. Theo
số liệu mà cơ quan Thanh tra giám sát của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) con
số nợ xấu của Việt Nam tính đến cuối năm 2012 khoảng 8,6% trong tổng dư
nợ, tương đương 202 nghìn tỷ đồng. Vì vậy, vào ngày 26/7/2013 theo Nghị
định 53/2013/NĐ-CP, NHNN đã thành lập công ty TNHH một thành viên
Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (TCTD) Việt Nam để giải quyết vấn
đề nợ xấu trong hệ thống ngân hàng hiện nay.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (NHNO &
PTNT) là một trong số ít ngân hàng đặt dưới sự quản lý của Nhà nước. Dù
vậy, trong quá trình hoạt động và phát triển, nó không thể tránh khỏi những rủi
ro tất yếu xảy ra từ hoạt động tín dụng. Theo Vnpress, tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ
thống NHNO & PTNT đến cuối năm 2012 chiếm khoảng 13,76% trong tổng
nợ xấu của Việt Nam và đạt 27,803 nghìn tỷ đồng. Để hiểu thêm về tình hình
rủi ro tín dụng của ngân hàng này hiện nay đang diễn biến như thế nào nhằm
tìm ra nguyên nhân cũng như đề ra những biện pháp giảm đến mức tối đa
những hậu quả của nó là vấn đề cấp thiết. Vì vậy, em chọn đề tài: “Phân tích
tình hình rủi ro tín dụng tại NHNO & PTNT Việt Nam - chi nhánh thành
phố Vĩnh Long”.
1


1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của đề tài là đánh giá thực trạng và tìm hiểu nguyên
nhân phát sinh rủi ro tín dụng tại NHNO & PTNT Việt Nam - chi nhánh thành
phố Vĩnh Long từ năm 2010 đến hết tháng 6 năm 2013, từ đó đề ra các giải
pháp nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng cho ngân hàng.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
-Mục tiêu 1: Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình huy
động vốn của ngân hàng từ năm 2010 đến hết tháng 6 năm 2013.
-Mục tiêu 2: Đánh giá tình hình hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng của
ngân hàng thông qua doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn,
nợ xấu và các tỷ số tài chính từ năm 2010 đến hết tháng 6 năm 2013.
- Mục tiêu 3: Tìm hiểu nguyên nhân phát sinh, đề ra một số giải pháp
giảm thiểu rủi ro tín dụng cho ngân hàng.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Không gian
Đề tài được thực hiện tại NHNO & PTNT Việt Nam - chi nhánh thành
phố Vĩnh Long.
1.3.2. Thời gian
- Số liệu được thu thập từ năm 2010 đến hết tháng 6 năm 2013.
- Thời gian thực hiện từ ngày 12/08/2013 đến ngày 18/11/2013.
1.3.3. Đối tƣợng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình rủi ro tín dụng tại NHNO & PTNT chi nhánh thành phố Vĩnh Long. Từ đó, đề ra một số giải pháp nhằm giảm
thiểu rủi ro tín dụng cho ngân hàng.

2


CHƢƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1.1. Khái niệm rủi ro tín dụng
Theo Điều 2 “Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng
để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng” ban
hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc
Ngân hàng Nhà Nước:
“Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng” (sau
đây gọi tắt là “rủi ro”) là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng
của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng
thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết.”
2.1.2. Biểu hiện của rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng biểu hiện ra bên ngoài là việc không hoàn thành nghĩa vụ
trả nợ, vốn bị ứ đọng khó có khả năng thu hồi, nợ quá hạn ngày càng lớn, các
khoản lãi chưa thu ngày càng gia tăng.
Biểu hiện chính của rủi ro tín dụng là nợ xấu, Theo quyết định số
493/2005/QĐ-NHNN và quyết định sửa đổi, bổ sung số 18/2007/QĐ-NHNN
về việc phân loại nợ như sau:
a) Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:
- Các khoản nợ trong hạn và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu
hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn;
- Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là có
khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi
đúng thời hạn còn lại;
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 1 theo quy định tại Khoản 3
Điều 6 quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN.
b) Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày;
- Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là
doanh nghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá khách hàng
về khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu);
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Khoản 3

Điều 6 quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN.
c) Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;

3


- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều
chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Điểm b
Khoản này;
- Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả
năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại Khoản 3
Điều 6 quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN.
d) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày
theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại Khoản 3
Điều 6 quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN.
e) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở
lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời
hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị
quá hạn hoặc đã quá hạn;
- Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý;

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại Khoản 3
Điều 6 quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN.
Nợ xấu của ngân hàng gồm các nhóm nợ nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5.
2.1.3. Một số khái niệm khác
a) Doanh số cho vay: Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà
ngân hàng cho khách hàng vay không nói đến việc món vay đó thu được hay
chưa trong một thời gian nhất định.
b) Doanh số thu nợ: Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà
ngân hàng thu về được trong một khoảng thời gian nhất định.
c) Dư nợ: Là chỉ tiêu phản ánh số nợ mà ngân hàng đã cho vay và chưa
thu được vào một thời điểm nhất định. Để xác định đuợc dư nợ, ngân hàng sẽ
so sánh giữa hai chỉ tiêu doanh số cho vay và doanh số thu nợ.
d) Nợ quá hạn: là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/ hoặc
lãi đã quá hạn.

4


2.1.4. Các chỉ tiêu đo lƣờng và đánh giá rủi ro tín dụng
Phân tích tín dụng là một việc làm phức tạp và đòi hỏi nhiều nguồn
thông tin chính xác. Ngoài việc đánh giá hoạt động tín dụng và chất lượng tín
dụng thông qua các số liệu về doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ và nợ
quá hạn, nợ xấu theo những tiêu chí về thời hạn, ngành kinh tế, các nhà phân
tích còn dùng các chỉ tiêu sau để phân tích (Thái Văn Đại, 2012, trang 138):
2.1.4.1. Tổng dư nợ trên huy động vốn (%)
Dư nợ trên vốn huy động =

Dư nợ x 100
Vốn huy động


Chỉ tiêu này xác định khả năng sử dụng vốn huy động vào cho vay. Nó
giúp so sánh khả năng cho vay của ngân hàng với nguồn vốn huy động được.
Chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt, bởi vì nếu quá lớn thì cho
thấy khả năng huy động vốn của ngân hàng thấp, ngược lại nếu chỉ tiêu này
quá nhỏ thể hiện rằng ngân hàng đã sử dụng vốn huy động ngày càng không
có hiệu quả.
2.1.4.2. Vòng quay vốn tín dụng (lần)
Doanh số thu nợ x 100
Dư nợ bình quân

Vòng quay vốn tín dụng =

Đây là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của đồng vốn tín dụng thông qua tính
luân chuyển của nó, đồng vốn được quay vòng càng nhanh thì càng hiệu quả
và đem lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng. Tuy nhiên, nếu vòng quay tín dụng
quá lớn tức là ngân hàng chỉ tập trung vào hoạt động cho vay ngắn hạn, như
vậy sẽ không thu được lợi nhuận cao. Trong đó dự nợ bình quân được tính
bằng tổng dư nợ đầu kỳ và dư nợ cuối kỳ chia 2.
2.1.4.3. Tỉ lệ nợ xấu (%)
Tỉ lệ nợ xấu

=

Nợ xấu x 100
Tổng dư nợ

Chỉ tiêu này đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng. Chỉ
tiêu này càng thấp thì chất lượng tín dụng của ngân hàng càng cao và ngược
lại.
2.1.4.4. Tỉ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (%)

DPRRTD được thiết lập x 100

Tỉ lệ dự phòng rủi ro tín dụng =

Tổng dư nợ

5


Chỉ tiêu này phản ánh trong 100 đồng dư nợ thì có bao nhiêu đồng dự
phòng được trích lập để bảo vệ ngân hàng khỏi rủi ro tối đa. Tuy nhiên chỉ tiêu
này quá lớn sẽ làm giảm lợi nhuận của ngân hàng vì ngân hàng làm cho đồng
vốn nhàn rỗi tăng.
2.1.4.5. Khả năng bù đắp rủi ro tín dụng (%)
Khả năng bù đắp rủi ro tín dụng =

DPRRTD được trích lập x 100
Nợ xấu

Là khả năng của ngân hàng có thể bù đắp khi ngân hàng gặp rủi ro các
khoản nợ xấu dựa trên số dự phòng RRTD mà ngân hàng trích lập ra. Chỉ tiêu
này cho biết cứ mỗi đồng nợ xấu có bao nhiêu đồng dự phòng đã được trích
lập để phòng ngừa rủi ro cho ngân hàng.
2.1.4.6. Hệ số khả năng mất vốn(%)
Nợ có khả năng mất vốn x100
Hệ số khả năng mất vốn =

Dư nợ bình quân

Chỉ tiêu này phản ánh bình quân mỗi đồng dư nợ cho vay của ngân hàng

thì có bao nhiêu đồng có khả năng không thu hồi được. Chỉ tiêu này càng cao
càng cho thấy khả năng gặp rủi ro tín dụng của ngân hàng là rất lớn.
2.1.4.7. Dư nợ trên mỗi cán bộ tín dụng
Dư nợ trên mỗi cán bộ tín dụng =

Dư nợ x 100
Số cán bộ tín dụng

Chỉ tiêu này cho biết dư nợ trung bình mà một cán bộ tín dụng (CBTD)
quản lý, từ đó ngân hàng có kế hoạch phân bổ nguồn nhân lực để phòng ngừa
và hạn chế rủi ro. Cụ thể, nếu dư nợ trên một CBTD quá lớn, CBTD khó có
thể kiểm tra, giám sát mục đích vay vốn của khách hàng, còn ngược lại quá
thấp sẽ làm gia tăng chi phí hoạt động của ngân hàng, giảm lợi nhuận.
2.1.4.8. Tỉ lệ khách hàng có nợ xấu
Số KH có nợ xấu x 100

Tỉ lệ khách hàng có nợ xấu =

Tổng số KH có dư nợ
Chỉ tiêu này cho thấy số lượng KH có nợ xấu chiếm bao nhiêu trong tổng
số KH có dư nợ, từ đó ngân hàng có định hướng cho việc phòng ngừa rủi ro.

6


2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu
- Thu thập số liệu thứ cấp từ phòng kế hoạch kinh doanh Agribank thành
phố Vĩnh Long giai đoạn năm 2010-2012 và sáu tháng đầu năm 2013.
- Thu thập các thông tin từ các tạp chí, Internet, các giáo trình đại học và

các sách báo có liên quan để có thêm kiến thức và các thông tin mới giúp ích
cho quá trình phân tích.
- Ngoài ra, thông tin còn được tiếp nhận từ cán bộ ngân hàng nơi thực
tập.
2.2.2. Phƣơng pháp phân tích số liệu
- Đối với mục tiêu 1: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phương
pháp phân tích cơ cấu để thấy được kết quả hoạt động kinh doanh, tốc độ tăng
giảm về lượng vốn huy động từ năm 2010 đến hết tháng 6 năm 2013.
- Đối với mục tiêu 2: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả kết hợp với
phương pháp phân tích cơ cấu ngang và cơ cấu dọc để thấy được sự thay đổi
của doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn và nợ xấu qua các
năm. Từ số liệu thứ cấp do ngân hàng cung cấp ta lập các tỷ số tài chính để
đánh giá thực trạng RRTD cũng như tình hình tín dụng tại ngân hàng giai đoạn
2010 đến hết tháng 6 năm 2013.
- Đối với mục tiêu 3: Tổng hợp kết quả phân tích trên để tìm ra nguyên
nhân và đưa ra các giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng cho ngân hàng.
Cụ thể từng phương pháp:
-Thống kê mô tả là tổng hợp các phương pháp đo lường mô tả và trình
bày số liệu được ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế bằng cách rút ra những kết
luận dựa trên số liệu thông tin thu thập được. Thống kê mô tả sử dụng các
phương pháp lập bảng, biểu đồ và các phương pháp số nhằm tóm tắt dữ liệu,
thông tin cần tìm hiểu.
-Phương pháp phân tích cơ cấu theo chiều ngang: Là kết quả của phép
trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế. Phương pháp
này sử dụng để so sánh số liệu năm tính với số liệu năm trước của các chỉ tiêu
xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu
kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục.
∆y = y1 - yo
Trong đó:
yo: Chỉ tiêu năm trước

y1: Chỉ tiêu năm sau
∆y: phần chệnh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế.
.

7


-Phương pháp cơ cấu theo chiều dọc: Là tỷ lệ phần trăm (%) của chỉ tiêu
phân tích so với chỉ tiêu gốc, là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân
tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Phương pháp dùng để làm rõ tình
hình biến động mức độ của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh
tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng
giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục.
∆y = (y1 – yo) / yo
Trong đó:
yo : Chỉ tiêu năm trước.
y1 : Chỉ tiêu năm sau.
∆y : Biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế.
- Phương pháp phân tích tỷ số: đây là phương pháp biểu hiện mối quan
hệ thương số giữa một đại lượng này và một đại lượng khác (trang 5-6).

8


CHƢƠNG 3
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THÀNH PHỐ VĨNH LONGTỈNH VĨNH LONG
3.1. VÀI NÉT VỀ NHNO & PTNT THÀNH PHỐ VĨNH LONG
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng
NHNNo & PTNT thành phố Vĩnh Long (NHNNO & PTNT TPVL) có

tiền thân là NHNNo & PTNT Vĩnh Long chi nhánh Long Châu, là doanh
nghiệp nhà nước được thành lập theo quyết định số 170/QĐ-HĐQT ngày
13/8/2002 của chủ tịch Hội Đồng Quản Trị về việc chuyển NHNNo & PTNT
chi nhánh Long Châu thành NHNNo & PTNT thị xã Vĩnh Long. Đến năm
2009 khi thị xã Vĩnh Long được nhà nước công nhận là thành phố loại III trực
thuộc tỉnh, NHNNo & PTNT thị xã Vĩnh Long được đổi tên thành NHNNO &
PTNT TPVL.
NHNNO & PTNT TPVL chịu sự quản lí của Nhà nước, của NHNNo &
PTNT tỉnh Vĩnh Long theo chức năng qui định. Đồng thời chịu sự quản lí của
Bộ Tài Chính và Ngân hàng Nhà nước với tư cách là cơ quan thực hiện các
chức năng của chủ sở hữu về vốn và tài sản đối với doanh nghiệp và các qui
định của pháp luật.
Địa bàn hoạt động của NHNNO & PTNT TPVL gồm 7 phường: phường
1, phường 2, phường 3, phường 4, phường 5, phường 8 và phường 9 và 4 xã
Tân Hòa, Tân Hội, Tân Ngãi và Trường An.
Phòng Giao dịch số 1 phụ trách địa bàn phường 4
Phòng giao dịch Mỹ Thuận phụ trách địa bàn phường 9 và 4 xã Tân Hội,
Tân Hòa, Tân Ngãi và Trường An.
Hội sở NHNO & PTNT TPVL phụ trách các địa bàn còn lại và hỗ trợ các
phòng giao dịch.
Tên giao dịch là của ngân hàng là: Viet Nam Bank for Agriculture and
Rural Development. Viết tắt là VBARD, gọi tắt là Agribank.
3.1.2. Các hoạt động kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng
- Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và TCTD khác dưới các hình
thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác;
- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các pháp nhân, cá nhân,
hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp doanh;
- Thanh toán chuyển tiền nhanh trong toàn quốc qua hệ thống chuyển
tiền điện tử và thanh toán quốc tế qua mạng SWIFT;
- Kinh doanh ngoại tệ;

- Thực hiện một số dịch vụ ngân hàng khác với chất lượng cao như:

9


+ Phát hành thẻ nội địa; thẻ Lập nghiệp cho học sinh, sinh viên;
+ Cung ứng dịch vụ ngân hàng điện tử gồm Mobile Banking, Internet
Banking;
+ Cung ứng các dịch vụ bảo hiểm, thu ngân sách nhà nước.
3.1.3. Cơ cấu tổ chức
Ban Giám Đốc

Phòng Kế ToánNgân Quỹ - Hành
Chính

Phòng Kế Hoạch
Kinh Doanh

Phòng Giao
Dịch
Số 1

Phòng Giao
Dịch
Mỹ Thuận

Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh Agribank thành phố Vĩnh Long

Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Agribank thành phố Vĩnh Long
-Ban Giám Đốc gồm 3 người: 1 giám đốc và 2 phó giám đốc.

-Phòng kế toán – ngân quỹ - hành chánh gồm 21 người: 1 trưởng phòng
phụ trách chung , 2 phó phòng và các nhân viên kế toán-ngân quỹ- hành chính.
-Phòng kế hoạch kinh doanh gồm 10 người: 1 trưởng phòng, 2 phó
phòng và các nhân viên.
3.2. KHÁI QUÁT VỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
AGRIBANK THÀNH PHỐ VĨNH LONG
3.2.1. Thu nhập
Năm 2011, thu nhập từ lãi tăng 42,63% so với năm 2010. Nguyên nhân
là do lãi suất huy động bằng VNĐ tăng từ 11% lên 14% buộc ngân hàng phải
điều chỉnh tăng mức lãi suất cho vay. Mặt khác, ngân hàng còn đẩy mạnh cho
vay nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản theo Thông
tư 03/2011/TT-NHNN và cho vay kinh doanh xuất khẩu gạo theo Thông tư
08/2011/TT-NHNN. Thu nhập ngoài lãi tăng 20,73% so với năm 2010 là do
tăng thu từ dịch vụ thanh toán và ngân quỹ như: thanh toán điện tử, chuyển
tiền kiều hối, thanh toán qua thẻ tín dụng, ATM. Ngoài ra, ngân hàng còn tiến
hành thu phí cho vay đối với khách hàng theo Thông tư 05/2011/TT-NHNN.
Năm 2012, thu nhập từ lãi tăng 7,43% so với năm 2011. Sở dĩ tốc độ
tăng của thu nhập từ lãi năm 2012 thấp hơn so với 2011 là do lãi suất cho vay

10


đã giảm xuống, đặc biệt đối với lĩnh vực ưu tiên nhằm mục đích giúp người
dân tiếp cận với nguồn vốn vay với chi phí thấp, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Ngoài ra, NHNN đã đề nghị các TCTD xem xét điều chỉnh giảm lãi suất đối
với các khoản cho vay cũ xuống mức trần 15%/năm từ ngày 15/7/2012 để tạo
điều kiện cho các doanh nghiệp và người dân gặp nhiều khó khăn trong việc
trả nợ cũ để vay mới với lãi suất thấp. Khác với xu hướng tăng nhẹ của thu
nhập từ lãi là xu hướng tăng lên gấp 2 lần của thu nhập ngoài lãi. Nguyên nhân
chủ yếu là do ngân hàng tăng thu từ các sản phẩm dịch vụ thẻ, Mobile

Banking, dịch vụ thu hộ, dịch vụ liên kết Ngân hàng – Bảo hiểm, dịch vụ
thanh toán.
Sáu tháng đầu năm 2013, thu nhập từ lãi giảm 22,84% so với cùng kỳ
năm trước. Nguyên nhân là do ngân hàng tiếp tục thực hiện giảm lãi suất cho
vay, đặc biệt là cho vay ngắn hạn với một số lĩnh vực, ngành nghề kinh tế ưu
tiên mà nhà nước quy định xuống còn 11% theo Thông tư 09/2013/TT-NHNN
và 10% theo Thông tư 10/2013/TT-NHNN. Thu nhập ngoài lãi giảm 12,01%
là do các ngân hàng khác trên địa bàn thành phố ngày càng đơn giản hóa các
thủ tục giao dịch và thu phí cũng thấp hơn so với ngân hàng nên số lượng giao
dịch tại ngân hàng có sự sụt giảm.
3.2.2. Chi phí
Năm 2011, chi phí lãi tăng 42,43% so với năm 2010. Nguyên nhân là do
ngân hàng đã đưa ra nhiều hình thức huy động vốn mới như: “đầu tư tự động”,
“tiền gửi linh hoạt”, “tiết kiệm có lãi suất thả nổi” để tăng cường lượng vốn
huy động từ khách hàng. Hơn nữa, lãi suất huy động trong năm cũng tăng theo
Thông tư 02/2011/TT-NHNN nên chi phí từ hoạt động này cũng tăng lên. Chi
phí ngoài lãi tăng 66,91% so với năm 2010. Nguyên nhân là do ngân hàng
bước đầu triển khai sắp xếp lại mạng lưới và đổi mới hoạt động kinh doanh
theo hướng ngân hàng hiện đại nên chi phí mua sắm máy móc thiết bị, nâng
cấp cơ sở vật chất, kỹ thuật, tuyển nhân sự có chất lượng cao cũng tăng lên.
Ngoài ra, chi phí ngoài lãi cũng tăng bởi hoạt động giao dịch của khách hàng
tăng lên, chi phí kinh doanh ngoại hối, chi dự phòng tăng và các chi phí cho
nhiều chương trình khuyến mãi để thu hút vốn.
Đến năm 2012, chi phí lãi chỉ tăng 2% là do tỷ lệ lạm phát đã được
Chính phủ kiểm soát ở mức một con số và NHNN đã liên tiếp 6 lần giảm trần
lãi suất huy động từ 14%/ năm xuống còn 8%/năm. Việc giảm trần lãi suất
động đã làm cho chi phí trả lãi cho huy động vốn không tăng mạnh như 2011.
Chi phí ngoài lãi giảm 26,77% so với năm 2011. Nguyên nhân là do bản thân
ngân hàng thực hành chính sách tiết giảm chi phí và đưa các công nghệ mới
vào hoạt động nghiệp vụ như Scan Imaging, hệ thống IPCAS để giảm chi phí


11


Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank thành phố Vĩnh Long giai đoạn 2010-2012 và sáu tháng đầu năm 2013
ĐVT: Triệu đồng
Chênh lệch
Chi tiêu
2010
2011
2012 6T2012 6T2013 2011/2010
2012/2011 6T2013/6T2012
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Tổng thu nhập
58.489 82.298 95.329 49.158 38.616 23.809 40,71 13.031 15,83 -10.542 -21,45
1.Thu nhập từ lãi
53.361 76.107 81.760 42.840 33.057 22.746 42,63 5.653
7,43 -9.783 -22,84
2. Thu nhập ngoài lãi
5.128 6.191 13.569
6.318 5.559 1.063 20,73 7.378 119,17
-759 -12,01
Tổng chi phí
51.483 76.385 71.918 40.482 34.947 24.902 48,37 -4.467 -5,85 -5.535 -13,67
1.Chi phí từ lãi

38.997 55.544 56.656 31.583 19.978 16.547 42,43 1.112
2,00 -11.605 -36,74
2. Chi phí ngoài lãi
12.486 20.841 15.262
8.899 14.969 8.355 66,91 -5.579 -26,77 6.070 68,21
Lợi nhuận
7.006 5.913 23.411
8.676 3.669 -1.093 -15,6 17.498 295,92 -5.007 -57,71
Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh Agribank thành phố Vĩnh Long, từ năm 2010 đến tháng 6/2013

12


từ dịch vụ. Mặt khác, do CBTD làm việc khá hiệu quả trong công tác thu hồi
nợ của khách hàng làm cho nợ xấu giảm đáng kể so với năm 2011 nên chi phí
dự phòng tổn thất tín dụng giảm.
Sáu tháng đầu năm 2013, chi phí lãi giảm 36,74% so với cùng kỳ năm
2012. Nguyên nhân là do NHNN tiếp tục giảm lãi suất huy động theo Thông
tư 08/2013/TT-NHNN. Ngoài ra, với mức lãi suất thấp như hiện nay một số
khách hàng không gửi tiền vào ngân hàng mà đầu tư vào các kênh khác hấp
dẫn hơn như thị trường vàng, thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán
để kiếm lời nhiều hơn nên chí phí trả lãi tiền gửi của ngân hàng cũng ít hơn.
Trong khi đó chi phí ngoài lãi của ngân hàng thì tăng 68,21% là do ngân hàng
tiến hành nâng cấp cơ sở vật chất, việc trang bị hệ thống máy móc hiện đại,
chi trả cho các chương trình tiết kiệm dự thưởng và phải chi các khoản khác
như: chi phí quản lý, chi dự phòng rủi ro là khá cao nên làm cho chi phí của
ngân hàng tăng nhanh.
3.2.3. Lợi nhuận
Nhìn vào bảng 3.1, ta thấy lợi nhuận của ngân hàng sụt giảm ở năm 2011
và sáu tháng đầu năm 2013 nhưng năm 2012 lại tăng 295,92% so với năm

2011. Sở dĩ có sự tăng đột biến như vậy là do toàn thể cán bộ, công nhân viên
cố gắng nỗ lực không ngừng thực hiện tốt các nhiệm vụ và chỉ tiêu được giao
trong từng thời kỳ. Ngoài ra, ngân hàng còn linh hoạt đầu tư vào các lĩnh vực
kinh doanh khác có hiệu quả đã giúp ngân hàng thu được nhiều lợi nhuận và
càng xây dựng được uy tín, thương hiệu của mình.
3.3. MỤC TIÊU CỦA NGÂN HÀNG TRONG TƢƠNG LAI
Căn cứ vào Thông báo số 47/NHNO - KHTH ngày 8/3/2013 của NHNO &
PTNT tỉnh Vĩnh Long về “Chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh 2013” của Chi nhánh
Thành phố Vĩnh Long, Chi nhánh xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch đến
31/12/2013 như sau:
- Huy động vốn: dự kiến là 730.000 triệu đồng, tăng 87.647 triệu đồng,
tăng trưởng 14% so với đầu năm.
- Đầu tư tín dụng:
 Dư nợ: dự kiến là 490.000 triệu đồng, tăng 35.952 triệu đồng,
tăng 8% so với đầu năm.
 Trung dài hạn chiếm 28% / tổng dư nợ.
 Tỉ lệ nợ xấu chiếm tối đa 0,61% / tổng dư nợ.
 Tỉ lệ dư nợ nông nghiệp nông thôn tăng 3% so với đầu năm.

13


CHƢƠNG 4
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHNO &
PTNN THÀNH PHỐ VĨNH LONG – TỈNH VĨNH LONG
4.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG
Tiền gửi của các tổ chức kinh tế:
-Tiền gửi thanh toán: năm 2011, tiền gửi thanh toán tăng 76,33% so với
năm 2010. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp tiến hành các hoạt động mua
bán nhiều hơn, dẫn đến nhu cầu thanh toán qua ngân hàng cũng tăng theo.

Đồng thời, ngân hàng cũng cung cấp thêm nhiều dịch vụ thanh toán cho doanh
nghiệp như “nhờ thu tự động”, “Agripay”, “thanh toán hóa đơn qua SMS
Banking, ATM, E-Banking” giúp doanh nghiệp quản lý nguồn tiền hiệu quả,
chủ động hơn trong các giao dịch. Năm 2012 và sáu tháng đầu năm 2013,
nguồn vốn loại này giảm nguyên nhân là do có sự cạnh tranh gay gắt về thị
phần của các ngân hàng trên cùng địa bàn thành phố và lãi suất đối với loại
tiền gửi này thấp, vì vậy các doanh nghiệp không duy trì nhiều loại tiền gửi
này mà chỉ duy trì vừa đủ để phục vụ nhu cầu thanh toán của mình. Mặt khác,
một số khách hàng làm ăn không hiệu quả nên đã thu hẹp quy mô sản xuất
kinh doanh nên các giao dịch thanh toán cũng có xu hướng giảm.
-Tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức kinh tế: có xu hướng tăng trong giai
đoạn 2010 đến sáu tháng 2013. Nguyên nhân tăng là do ảnh hưởng của khủng
hoảng tài chính toàn cầu làm cho một số doanh nghiệp đánh giá tình hình kinh
tế không mấy khả quan nên họ không dám mở rộng đầu tư mà chỉ duy trì số
vốn vừa đủ phục vụ việc sản xuất kinh doanh, phần vốn còn lại chưa sử dụng
tới thì gửi vào ngân hàng để hưởng lãi nhằm tăng thu nhập và giảm bớt chi phí
cho doanh nghiệp. Mặt khác, các doanh nghiệp làm ăn hiệu quả có nguồn vốn
dư thừa cũng gửi vào ngân hàng để sinh lời và đảm bảo an toàn. Hơn nữa,
ngân hàng còn triển khai mạnh gói: “Tiền gửi có kỳ hạn lãi suất gia tăng theo
thời hạn”, “Đầu tư tự động lợi ích tự động” với nhiều kỳ hạn dài, ngắn khác
nhau cho khách hàng lựa chọn tuỳ theo thời gian nhàn rỗi của nguồn tiền với
mức lãi suất hấp dẫn nên cũng thu hút được nhiều doanh nghiệp gửi tiền.
Tiền gửi tiết kiệm:
-Tiết kiệm không kỳ hạn: có xu hướng giảm trong giai đoạn năm 20102012. Nguyên nhân chính là do lãi suất của loại tiền gửi này tương đối thấp và
ngày càng sụt giảm từ 6% (tháng 10/2011) xuống còn 2% (tháng 12/2012) nên
khách hàng chỉ duy trì số dư vừa đủ đáp ứng nhu cầu chi trả hằng ngày, lượng
tiền chủ yếu được khách hàng đem gửi vào tài khoản TGTKCKH với lãi suất
cao hơn hoặc đầu tư lướt sóng trên thị trường vàng hoặc một số kênh đầu tư
khác. Bên cạnh đó, ngân hàng còn chịu sự cạnh tranh gay gắt do sự xuất hiện


14


Bảng 4.1: Tình hình huy động vốn của Agribank thành phố Vĩnh Long giai đoạn 2010-2012 và sáu tháng đầu năm 2013
ĐVT: Triệu đồng
Chênh lệch
Chỉ tiêu

6T2012

6T2013

97

91

452

1.130

-482

2.TGKH

432.275 521.588 605.750 494.904 629.396

89.313

20,66


84.162

-TCKT

189.583 290.256 318.513 259.742 299.547 100.673

53,10

28.257

1.TGTCTD

+KKH
+CKH
-TGTK
+KKH
+CKH
+Khác
-Ký quỹ
3.Giấy tờ có giá
Tổng

2010
40

2011
492

2012
10


68.366 120.551 100.844

2012/2011
Số tiền
%
-97,97

6T2013/6T2012
Số tiền
%
-6

-6,19

16,14 134.492
9,74 39.805

27,18
15,32

83.886

52.185

76,33

-19.707

-16,35


-4.363

-4,94

121.217 169.705 217.670 171.493 215.661

48.488

40,00

47.965

28,26

44.168

25,75

241.957 230.815 286.958 234.660 329.253

-11.142

-4,61

56.143

24,32

94.593


40,31

1.471

-212

-9,87

-781

-40,36

98

7,14

239.311 227.901 285.401 232.566 327.149

-11.410

-4,77

57.500

25,23

94.583

40,67


480 96,19
-219 -29,76
534
2,50

-576
-239
5.471

-58,84
-46,23
24,96

2.147
499
736
21.386

1.935
979
517
21.920

1.154
403
278
27.391

88.249


2011/2010
Số tiền
%

1.373
721
502
30.765

633
596
28.709

453.701 544.000 633.151 525.766 658.196

90.299

19,90

89.151

16,39 132.430

Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh Agibank thành phố Vĩnh Long, từ năm 2010 đến tháng 6/2013
TGTCTD: Tiền gửi của tổ chức tín dụng
TGKH: Tiền gửi của khách hàng
TCKT: Tổ chức kinh tế
KKH: Không kỳ hạn
CKH: Có kỳ hạn

TGTK: Tiền gửi tiết kiệm

15

-88 -12,21
94 18,73
-2.056 -6,68
25,19


×