Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Quản trị rủi ro tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà tây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (745.58 KB, 98 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

BÙI THỊ HẰNG

GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN
HUYỆN NAM SÁCH, TỈNH HẢI DƢƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

BÙI THỊ HẰNG

GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN
HUYỆN NAM SÁCH, TỈNH HẢI DƢƠNG
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60 34 04 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. PHAN HUY ĐƢỜNG

XÁC NHẬN


CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ

Hà Nội - 2015

CHẤM LUẬN VĂN


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu do tôi thực hiện dƣới sự
hƣớng dẫn của thầy giáo hƣớng dẫn khoa học. Các số liệu khoa học, kết quả
nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Hà Nội, tháng 12 năm 2015
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Bùi Thị Hằng


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện Luận văn Thạc sỹ, tôi đã
nhận đƣợc sự giúp đỡ, tạo điều kiện nhiệt tình và quý báu của nhiều cá nhân và
tập thể.
Trƣớc tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy giáo

- GS.TS.

Phan Huy Đƣờng, Khoa Kinh tế - Chính trị, trƣờng Đại học Kinh tế, Đại học
Quốc gia Hà Nội ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn tơi trong suốt thời gian nghiên
cứu để hồn thành luận văn này.

Tơi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các phịng, ban, ngành, đồn thể,
huyện Nam Sách đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài

Tơi xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ tơi tìm tài
liệu tham khảo và đóng góp ý kiến để tơi hồn thành luận văn.
Mặc dù, đã cố gắng hoàn thiện luận văn bằng tất cả sự nhiệt tình và
năng lực của mình, tuy nhiên, khơng thể tránh khỏi những thiếu sót hoặc có
phần nghiên cứu chƣa sâu. Rất mong nhận đƣợc sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến
của các thầy (cơ).
Tơi xin trân trọng cảm ơn !

Hà Nội, tháng 12 năm 2015
Học viên

Bùi Thị Hằng


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT................................................................i
DANH MỤC BẢNG.........................................................................................ii
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN
VÀ THỰC TIỄN VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN TRÊN
ĐỊA BÀN CẤP HUYỆN .................................................................................. 5
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu.. ............................................................... 5
1.2 Cơ sở lý luận về giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn cấp
huyện ........................................................................................................... 11
1.2.1 Các khái niệm có liên quan ............................................................ 11
1.2.2 Giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn cấp huyện .......... 21
1.2.3 Nội dung giải quyết việc làm cho thanh niên ................................ 30

1.2.4 Tiêu chí đánh giá giải quyết việc làm cho thanh niên cấp huyện .. 36
1.3 Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho thanh niên ở một số địa phƣơng
hiện nay và bài học rút ra cho công tác giải quyết việc làm cho thanh niên
tại huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dƣơng ......................................................... 37
1.3.1 Kinh nghiệm huyện Cẩm Giàng..................................................... 37
1.3.2 Kinh nghiệm ở thị xã Chí Linh ...................................................... 38
1.3.3 Kinh nghiệm ở tỉnh Nghệ An ........................................................ 38
1.3.4 Bài học rút ra cho giải quyết việc làm ở huyện Nam Sách ........... 39
Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................. 41
2.1 Chọn điểm nghiên cứu. .................................................................................41
2.2 Các phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng ......................................... 41
2.2.1 Phƣơng pháp thống kê thu thập và xử lý thơng tin ........................ 41
2.2.2 Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp .................................................. 42
2.2.3 Phƣơng pháp so sánh...................................................................... 43


2.3 Thiết kế nghiên cứu ............................................................................... 44
Chƣơng 3THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN
HUYỆN NAM SÁCH, TỈNH HẢI DƢƠNG ................................................. 45
3.1 Khái quát về huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dƣơng và tình hình lao động
thanh niên trong huyện ................................................................................ 45
3.1.1 Khái quát những ảnh hƣởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội
của huyện ảnh hƣởng đến công tác giải quyết việc làm cho thanh niên
trên địa bàn. ............................................................................................. 45
3.1.2 Tình hình lao động thanh niên trong huyện ................................... 46
3.2 Tình hình giải quyết việc làm cho thanh niên ở huyện Nam Sách, tỉnh
Hải Dƣơng. .................................................................................................. 52
3.2.1 Việc xây dựng các chủ trƣơng, chính sách có liên quan đến giải
quyết việc làm cho thanh niên huyện Nam Sách. ................................... 52
3.3 Đánh giá chung về công tác giải quyết việc làm cho thanh niên huyện

Nam Sách .................................................................................................... 64
3.3.1 Thành tựu ....................................................................................... 64
3.3.2 Hạn chế và nguyên nhân ................................................................ 67
Chƣơng 4MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG
TÁC GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN HUYỆN NAM SÁCH,
TỈNH HẢI DƢƠNG GIAI ĐOẠN 2015 - 2020 ............................................. 72
4.1 Quan điểm giải quyết việc làm cho thanh niên huyện Nam Sách trong
giai đoạn tiếp theo ....................................................................................... 72
4.2 Giải pháp hồn thiện cơng tác giải quyết việc làm cho thanh niên huyện
Nam Sách, tỉnh Hải Dƣơng trong giai đoạn 2015 - 2020 ........................... 73
4.2.1 Giải pháp về cơ chế chính sách ...................................................... 73
4.2.2 Tăng cƣờng công tác tƣ vấn, định hƣớng cho thanh niên nông thôn. ... 75
4.2.3 Tăng cƣờng hoạt động hỗ trợ ngƣời lao động................................ 76


4.2.4 Đầu tƣ phát triển nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hoá ...... 81
4.2.5 Giải pháp đối với lao động thanh niên đã qua đào tạo nghề, THCN,
CĐ, ĐH, cần có các giải pháp thu hút tài năng cho địa phƣơng ............. 81
4.2.6 Giải pháp đối với lao động thanh niên chƣa qua đào tạo ............... 82
4.2.7 Đẩy mạnh xuất khẩu lao động........................................................ 83
KẾT LUẬN..........................................................................................................85
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................87


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Ký hiệu

STT


Nguyên nghĩa

1

CNH – HĐH

Công nghiệp hóa - hiện đại hóa

2

CHXHCNVN

Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

3

CSXH

Chính sách xã hội

4

ĐH, CĐ

Đại học, Cao đẳng

5

UBND


Ủy ban nhân dân

6



Lao động

7

LĐ- TBXH

Lao động – Thƣơng binh xã hội

8

LLLĐ

Lực lƣợng lao động

9

LĐ – VL

Lao động - Việc làm

10

SLĐ


Sức lao động

11

TN

Thanh niên

12

TNNT

Thanh niên nông thôn

13

TC – CNKT

Trung cấp – Công nhân kỹ thuật

14

THCN

Trung học chuyên nghiệp

15

TLSX


Tƣ liệu sản xuất

16

XKLĐ

Xuất khẩu lao động

i


DANH MỤC BẢNG
STT
1

Bảng
Bảng 3.1

Bảng 3.2

3

Bảng 3.3

5

6

7


8

30 tuổi) của huyện Nam Sách các năm 2011 -2014

tham gia lực lƣợng lao động các năm 2011-2014
Tình trạng việc làm của lao động trẻ năm 2014
Trình độ văn hóa, trình độ chun mơn của lao

Bảng 3.4

động trẻ
Nguyện vọng tham gia đào tạo, học nghề của

Bảng 3.5

thanh niên huyện Nam Sách
Điều tra về sự phù hợp của cơng việc với trình độ

Bảng 3.6

chun mơn đƣợc đào tạo
Kết quả tƣ vấn, hƣớng nghiệp, dạy nghề cho thanh

Bảng 3.7

niên từ năm 2011 - 2014
Hiệu quả kinh tế của một lao động đi xuất khẩu so

Bảng 3.8


với một lao động trong nƣớc (theo tháng)
Giá trị sản xuất ngành thủy sản trên địa bàn huyện

9

Bảng 3.9

10

Bảng 3.10

11

Số lƣợng dân số trong độ tuổi thanh niên (từ 16 -

Số lƣợng thanh niên huyện Nam Sách (16-30 tuổi)

2

4

Nội dung

giai đoạn 2010 -2014
Hiện trạng nuôi trồng thủy sản
Tăng trƣởng kinh tế trên địa bàn huyện giai đoạn

Bảng 3.11

2011-2014


ii

Trang
47

48
49
50

51

51

58

60

62
63
63


PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Giải quyết việc làm là một trong những chính sách quan trọng đối với
mọi quốc gia, đặc biệt là đối với các nƣớc đang phát triển có lực lƣợng lao
động lớn nhƣ Việt Nam. Giải quyết việc làm cho ngƣời lao động trong sự
phát triển của thị trƣờng lao động là tiền đề quan trọng để sử dụng có hiệu quả
nguồn lao động, góp phần tích cực vào việc hình thành thể chế kinh tế thị

trƣờng, đồng thời tận dụng lợi thế để phát triển, tiếp kịp khu vực và thế giới.
Nam Sách là một huyện nằm ở phía đơng của tỉnh Hải Dƣơng, diện
tích tự nhiên 109km2, dân số tính đến tháng 12/2014 là 117.165 ngƣời, tốc
độ tăng dân số trung bình thời kỳ 2011 – 2014 là 1,03%/năm, TN từ 16 đến
30 tuổi chiếm 22,8% (26.713 TN) dân số và chiếm 45% lực lƣợng lao động
của huyện. Qua điều tra về việc làm – lao động của phòng Lao động và
thƣơng binh xã hội, có 2,7% TNNT có chun mơn kỹ thuật bậc trung (787
ngƣời); nhân viên kỹ thuật làm văn phịng 1% (267 ngƣời); lao động giản
đơn, phi nơng nghiệp 35% (9.349 ngƣời), lao động nông nghiệp là 28%
(7.479 ngƣời). Tỷ lệ TN thiếu việc làm từ độ tuổi 16-30 chiếm vẫn ở mức cao,
giải quyết lao động dôi dƣ đã trở lên bức xúc. Những năm qua, thực hiện chủ
trƣơng, đƣờng lối, chính sách của Đảng, các phong trào: "Sáng tạo trẻ",
phong trào " Thanh niên nông thôn thi đua thực hiện bốn nội dung nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh” (Kỹ thuật mới, Ngành nghề mới, mơ hình mới
và thị trƣờng mới), Nghị quyết Trung ƣơng Đồn khố IX, Nghị quyết 7 Ban
chấp hành Trung ƣơng Đảng khoá X về việc " Tăng cường sự lãnh đạo của
của Đảng đối với TN trong thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH", ... Đồn TN
huyện, xã đã tín chấp cho đoàn viên TN vay vốn từ quỹ giải quyết việc làm
quốc gia, vốn ngƣời nghèo, vốn học sinh, sinh viên nghèo, vốn xuất khẩu lao
động, vốn nƣớc sạch vệ sinh môi trƣờng để phát triển sản xuất kinh doanh, học

1


nghề.., tạo việc làm tại chỗ cho thanh niên nông thôn.... Tổ chức các hoạt động
việc làm cho thanh niên, nhƣ: tƣ vấn, định hƣớng, thành lập câu lạc bộ nghề
nghiệp, câu lạc bộ thanh niên phát triển kinh tế, trang trại trẻ; phát triển đội
ngũ trí thức trẻ tình nguyện; đảm nhận các chƣơng trình, dự án phát triển kinh
tế - xã hội…
Hiện nay, cũng giống nhƣ thanh niên trong cả nƣớc, thanh niên trên địa

bàn huyện Nam Sách cũng đang phải đối mặt với sức ép về thiếu việc làm, tỷ
lệ thất nghiệp của thanh niên ở vùng đô thị tăng cao trong khi thanh niên ở
các vùng nơng thơn sử dụng thời gian lao động ít, thiếu nhiều việc làm, thiếu
định hƣớng nghề nghiệp, chủ yếu làm trong lĩnh vực nơng nghiệp gây lãng
phí về nguồn lực... vì thế thất nghiệp hoặc thiếu việc làm đối với thanh niên là
vấn đề cần đƣợc quan tâm.Thất nghiệp đối với thanh niên không chỉ ảnh
hƣởng đến thu nhập, sức mua mà còn là một trong những nguyên nhân chủ
yếu phát sinh các tệ nạn xã hội nhƣ ma túy, cờ bạc.
Xuất phát từ thực tiễn trên, đề tài “Giải quyết việc làm cho thanh niên
huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương” đƣợc chọn làm luận văn thạc sĩ.
Câu hỏi đặt ra là: Huyện Nam Sách cần làm gì và làm thế nào để tạo
việc làm cho thanh niên ở huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dƣơng tốt hơn?
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục tiêu nghiên cứu:
Đánh giá thực trạng giải quyết việc làm cho lao động thanh niên ở huyện
Nam Sách, tỉnh Hải Dƣơng, những nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng
trên. Đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác giải quyết việc làm cho thanh
niên trong điều kiện cụ thể của địa phƣơng.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về việc làm, giải quyết việc
làm cho thanh niên cấp huyện trong điều kiện hiện nay.

2


- Phân tích, đánh giá thực trạng cơng tác giải quyết việc làm cho thanh
niên tại huyện Nam Sách trong giai đoạn 2011-2014, chỉ ra những kết quả
đã đạt đƣợc, những điểm còn hạn chế hiện nay.
- Đề xuất một số giải pháp hồn thiện cơng tác giải quyết việc làm cho thanh
niên trên địa bàn huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dƣơng trong giai đoạn tiếp theo.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là công tác giải quyết việc làm cho
thanh niên tại huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dƣơng
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu vấn đề giải quyết
việc làm cho thanh niên trên địa bàn huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dƣơng dƣới
góc độ quản lý nhà nƣớc.
Về thời gian: Nguồn số liệu phục vụ đề tài đƣợc thu thập giai đoạn 2010
– 2014 và số liệu thống kê về lực lƣợng lao động thanh niên tại các phòng,
ban, các xã, thị trấn của huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dƣơng.
4. Những đóng góp mới của luận văn
- Làm rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn về về việc làm, giải quyết việc
làm cho thanh niên.
- Đánh giá thực trạng công tác giải quyết việc làm cho thanh niên ở huyện
Nam Sách, tỉnh Hải Dƣơng và chỉ rõ nguyên nhân của những hạn chế còn
tồn tại.
- Đề xuất một số quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm hồn thiện cơng
tác giải quyết việc làm cho thanh niên tại huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dƣơng.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo,
nội dung của luận văn gồm 4 chƣơng.

3


Chƣơng 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn
về giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn cấp huyện
Chƣơng 2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3. Thực trạng giải quyết việc làm cho thanh niên tại huyện

Nam Sách, tỉnh Hải Dƣơng
Chƣơng 4. Một số quan điểm và giải pháp hồn thiện cơng tác giải
quyết việc làm cho thanh niên tại huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dƣơng giai đoạn
2015-2020

4


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ
THỰC TIỄN VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN
TRÊN ĐỊA BÀN CẤP HUYỆN
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu.
Có thể nói, trong q trình phát triển kinh tế đất nƣớc và hội nhập quốc
tế ngày nay, giải quyết việc làm là một nội dung hết sức quan trọng để đảm
bảo cho sự phát triển kinh tế- xã hội ổn định và bền vững của một quốc gia
nói chung và của từng địa phƣơng nói riêng. Đã có nhiều cơng trình luận giải
về vấn đề giải quyết việc làm, các nhân tố tác động đến giải quyết việc làm,
vai trị của cơng tác giải quyết việc làm đối với sự phát triển kinh tế xã hội
của đất nƣớc
Trong nhiều năm vừa qua, vấn đề giải quyết việc làm cho ngƣời lao động
đã đƣợc nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Liên quan ít nhiều đến cơng
tác giải quyết việc làm có thể kể đến một số cơng trình đã đƣợc công bố nhƣ sau:
1.1.1 Các nghiên cứu về giải quyết việc làm đã được cơng bố
Cơng trình “Về chính sách giải quyết việc làm ở Việt Nam” của tác giả
Nguyễn Hữu Dũng và Trần Hữu Trung (đồng chủ biên), 1997, Nhà xuất bản
Chính trị Quốc gia Hà Nội. Trong cuốn sách này các tác giả đã trình bày tổng
quát về phƣơng pháp luận và phƣơng pháp tiếp cận chính sách việc làm; phân
tích vị trí, vai trị của chính sách việc làm trong hệ thống chính sách xã hội ở
Việt Nam, đồng thời đƣa ra các khái niệm về lao động, thị trƣờng lao động,

việc làm và làm rõ thực trạng vấn đề việc làm ở Việt Nam hiện nay. Từ đó
khuyến nghị định hƣớng một số chính sách cụ thể về việc làm, mơ hình tổng
qt về chƣơng trình quốc gia xúc tiến việc làm trong cơng cuộc cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa. Mặc dù, cuốn sách đã bao quát nhiều nội dung về chính

5


sách việc làm nhƣng chƣa đề cập tới những nội dung của công tác giải quyết
việc làm cho thanh niên ở một địa phƣơng cụ thể.
Cũng giống với cơng trình trên, ở một bài viết có tựa đề “Chính sách việc
làm ở Việt Nam: Thực trạng và định hướng hoàn thiện” trên tạp chí kinh tế và
phát triển số 181, tháng Bảy năm 2012, trang 40-47 của tác giả Trần Việt
Tiến. Trong bài viết này tác giả đã phân tích thực trạng 6 chính sách về việc
làm của nƣớc ta trong thời gian qua, từ đó khẳng định ý nghĩa và vai trị của
chính sách việc làm đồng thời thơng qua các chính sách tạo thêm việc làm và
đảm bảo việc làm cho ngƣời lao động. Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực
trạng chính sách việc làm ở nƣớc ta thời gian qua, khẳng định các chính sách
đó đã góp phần từng bƣớc thực hiện đƣợc mục tiêu xã hội là nâng cao phúc
lợi cho ngƣời dân, thực hiện cơng bằng xã hội, đảm bảo cho ngƣời dân hịa
nhập xã hội, giảm dần sự tách biệt xã hội. Tuy nhiên bài viết cũng đánh giá
những chính sách đó vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập cần khắc phục, từ đó tác
giả đƣa ra định hƣớng hồn thiện chính sách việc làm tới năm 2020. Trong
bài viết tác giả đã phân tích, đánh giá thực trạng các chính sách việc làm ở
nƣớc ta nói chung, chứ khơng đề cập đến chính sách việc làm ở một địa
phƣơng nói riêng.
Ở một cách tiếp cận khác cuốn sách “Vấn đề phân bổ và sử dụng nguồn lao
động theo vùng và hướng giải quyết việc làm ở Việt Nam trong giai đoạn hiện
nay” của tác giả Nguyễn Quốc Tế, 2003, Nhà xuất bản Thống kê. Tác giả đã hệ
thống hoá các lý luận cơ bản về lao động, việc làm- nguồn lực cơ bản cho sự

phát triển xã hội, đồng thời phân tích thực trạng phân bổ, sử dụng hợp lý nguồn
lao động theo vùng và vấn đề giải quyết việc làm ở Việt Nam. Trên cơ sở hệ
thống những lý luận cơ bản và đánh giá, phân tích thực trạng, tác giả đã đề ra
một số biện pháp nhằm phân bổ, sử dụng hợp lý nguồn lao động theo vùng và
giải quyết việc làm ở Việt Nam giai đoạn 2001- 2010. Cuốn sách đã góp phần

6


làm sáng tỏ những vấn đề lý luận, thực tiễn về lao động, việc làm từ đó đề ra
những biện pháp nhằm phân bổ, sử dụng hợp lý nguồn lao động theo vùng và
giải quyết việc làm ở nƣớc ta trong giai đoạn tiếp theo, tuy nhiên cuốn sách cũng
chƣa đề cập đến công tác giải quyết việc làm cho một địa phƣơng.
Đề cập đến việc làm và các chính sách tạo việc làm ở cấp tỉnh, luận văn
“Việc làm và chính sách tạo việc làm ở Hải Dương hiện nay” của tác giả Bùi
Thanh Thủy (2005) cũng chỉ đi sâu nghiên cứu và đƣa ra một số vấn đề lý
luận về việc làm và chính sách tạo việc làm nói chung, đồng thời tác giả phân
tích một số khái niệm liên quan đến thất nghiệp, ngƣời có việc làm; đặc điểm,
những yếu tố ảnh hƣởng đến tạo việc làm tại tỉnh Hải Dƣơng; đánh giá thực
trạng về việc làm, thất nghiệp ở tỉnh Hải Dƣơng từ năm 1996 đến 2005 trên
phƣơng diện cơ cấu ngành kinh tế; chỉ ra những nguyên nhân, tồn tại và đề ra
một số giải pháp nhằm tạo việc làm ở Hải Dƣơng trong những năm tiếp theo,
chƣa đề cập đến công tác giải quyết việc làm cho thanh niên nói riêng.
Khác với cơng trình trên đi sâu nghiên cứu những vấn đề chung về việc
làm, chính sách tạo việc làm cho lao động nói chung ở cấp tỉnh thì luận
văn:“Giải pháp chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu việc làm của lao động nông
thôn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên” của tác giả Lƣơng Mạnh Đông
(2008) lại đi vào đánh giá về nhu cầu việc làm của một bộ phận lao động ở
nông thôn trên địa bàn cấp huyện, đó là huyện Phú Lƣơng, tỉnh Thái Nguyên
trong những năm gần đây. Tác giả đã phân tích những đặc điểm về điều kiện

tự nhiên, kinh tế xã hội… trên cơ sở đó đánh giá những thuận lợi, khó khăn về
cơng tác xóa đói, giảm nghèo; phân tích thực trạng về lao động nơng thơn, về
lao động, việc làm trong các hộ điều tra, việc sử dụng lao động, và chƣơng
trình giải quyết việc làm cho lao động nông thôn của huyện Phú Lƣơng; tác
giả đề xuất một số giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu việc làm của lao động
nông thôn trong giai đoạn hiện nay. Luận văn đã đề cập đến vấn đề giải quyết

7


việc làm cho lao động nơng thơn nói chung chứ không đề cập về vấn đề giải
quyết việc làm cho một bộ phận lao động là thanh niên.
Có nội dung hẹp hơn, tập trung vào nội dung giải quyết việc làm, bài viết
“Giải quyết việc làm trong thời kỳ hội nhập” trên Tạp chí Cộng sản điện tử,
cập nhật ngày 13/12/2007 của tác giả Nguyễn Thị Kim Ngân đã chỉ ra rằng:
giải quyết việc làm cho ngƣời lao động trong sự phát triển của thị trƣờng lao
động là tiền đề quan trọng để sử dụng có hiệu quả nguồn lao động, góp phần
tích cực vào việc hình thành thể chế kinh tế thị trƣờng, đồng thời tận dụng lợi
thế để phát triển, tiến kịp khu vực và thế giới. Khẳng định dƣới sự lãnh đạo
của Đảng, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ và sự nỗ lực vƣơn lên của
nhân dân, trong những năm qua, công tác giải quyết việc làm và phát triển thị
trƣờng lao động đã thu đƣợc nhiều kết quả khả quan: Hằng năm đã giải quyết
việc làm cho từ 1,1 - 1,2 triệu lao động, tận dụng tối đa nguồn nhân lực cho
phát triển đất nƣớc; tạo và tự tạo việc làm cho từ 300 - 350 nghìn lao
động/năm. Trên cơ sở đó, tác giả đƣa ra một số hạn chế về lao động việc làm,
từ đó đề ra một số biện pháp cơ bản và cấp thiết để thực hiện thắng lợi mục
tiêu giải quyết việc làm trong tình hình hội nhập kinh tế quốc tế nhƣ: hoàn
thiện thể chế thị trƣờng lao động theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa; hoàn
thiện và phát triển thị trƣờng lao động; nâng cao chất lƣợng nguồn lao động
cả về trình độ học vấn và trình độ chuyên môn kỹ thuật.

Đề cập về vấn đề tự tạo việc làm cho thanh niên, Luận án tiến sĩ “Tăng
cường khả năng tự tạo việc làm cho thanh niên Việt Nam” tác giả Ngơ Quỳnh
An (2012), đã phân tích đánh giá thực trạng tự tạo việc làm của thanh niên
Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế thị trƣờng trong quá trình hội nhập quốc
tế, đƣa ra kết luận là khả năng tự tạo việc làm của thanh niên Việt Nam cịn
chƣa cao, từ đó đề xuất các phƣơng hƣớng và giải pháp nhằm tăng cƣờng khả
năng tự tạo việc làm cho thanh niên. Mặc dù đã nói về vấn đề tạo việc làm

8


cho thanh niên, nhƣng tác giả phân tích, đánh giá về khả năng tạo việc làm
cho thanh niên trong cả nƣớc nói chung, chƣa đi vào phân tích đặc điểm, thực
trạng về khả năng tự tạo việc làm cho thanh niên ở một vùng nói riêng.
Với một cách tiếp cận khác, tập trung vào việc đƣa ra những giải pháp
cho việc đào tạo nghề và tạo việc làm cho thanh niên. Luận văn: “Các giải pháp
đào tạo nghề và tạo việc làm cho thanh niên tại Thành phố Đà Nẵng”, Phan
Thúy Linh (2011) phân tích, tiếp cận những vấn đề mang tính lý luận nhƣ:
khái niệm đào tạo nghề, việc làm, tạo việc làm, nêu lên các các đặc điểm đặc
thù của thanh niên, các nhân tố ảnh hƣởng đến đào tạo nghề và tạo việc làm
lao động thanh niên. Phân tích thực trạng đào tạo nghề và tạo việc làm cho
thanh niên trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong những năm qua. Trên cơ sở
đó, đề xuất những giải pháp tạo việc làm cho thanh niên trên địa bàn thành
phố trong thời gian tới. Nhƣ vậy có thể thấy, luận văn đề cập đến 2 nội dung
công tác đào tạo nghề và tạo việc làm cho thanh niên ở một thành phố có quy
mơ lớn tƣơng đƣơng cấp tỉnh (thành phố trực thuộc Trung ương) nói chung
chứ khơng đi sâu nghiên cứu về công tác giải quyết việc làm cho thanh niên ở
một địa phƣơng có nét riêng ở vùng nông thôn nhƣ cấp huyện.
1.1.2 Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu và những khoảng trống
đặt ra cho đề tài luận văn

Hầu hết các cơng trình, luận án, luận văn, bài viết nêu trên đều đi sâu
phân tích đầy đủ, tồn diện về các nội dung liên quan đến chính sách việc
làm, vấn đề giải quyết việc làm nói chung và cơng tác giải quyết việc làm cho
thanh niên nói riêng. Các giải pháp, khuyến nghị khá đầy đủ có đề cập đến
việc thực hiện tốt cơng tác đào tạo; bồi dƣỡng nâng cao chất lƣợng nguồn lao
động; áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất; tăng cƣờng sự lãnh
đạo của cấp ủy đảng, vai trị của đồn thanh niên …nhiều giải pháp khá thiết
thực, có thể áp dụng vào cơng tác giải quyết việc làm trong việc hoạch định

9


các chính sách về giải quyết việc làm nhằm đáp ứng các yêu cầu phát triển
kinh tế nƣớc ta.
Các công trình trên đã phần nào giúp tác giả có cái nhìn tổng quan về
việc làm, giải quyết việc làm, cung cấp một số vấn đề lý luận về việc làm, giải
quyết việc làm, thanh niên, thất nghiệp, thực trạng về việc làm; khả năng tạo
việc làm; giải quyết việc làm cũng nhƣ tỷ lệ thất nghiệp, số lƣợng, chất lƣợng
(trình độ chun mơn, trình độ văn hóa) ở một số địa phƣơng. Tuy nhiên, từ
các nghiên cứu trên cho thấy:
Các cơng trình nghiên cứu trên chủ yếu tập trung nghiên cứu về chính
sách việc làm hoặc vấn đề giải quyết việc làm trong cả nƣớc nói chung, ít thấy
cơng trình nào nghiên cứu về công tác giải quyết việc làm cho thanh niên cấp
huyện. Do đó trong luận văn này, tác giả nghiên cứu, đánh giá thực trạng
công tác giải quyết việc làm cho thanh niên cấp huyện và đề ra một số giải
pháp về giải quyết việc làm cho thanh niên.
Các cơng trình nghiên cứu chủ yếu bàn luận về khái niệm việc làm, các
chính sách về việc làm, giải quyết việc làm, đào tạo nghề, tạo việc làm, thất
nghiệp, ngƣời có việc làm...và thƣờng tập trung phân tích đánh giá về giải
quyết việc làm của cả nƣớc hoặc ở một địa phƣơng cụ thể nhƣng lại phân tích

về vấn đề giải quyết việc làm cho đối tƣợng lao động nơng thơn nói chung,
khơng đi sâu vào giải quyết việc làm cho đối tƣợng là lao động thanh niên ở
một địa phƣơng cấp huyện.
Đến nay, ở tỉnh Hải Dƣơng nói chung và huyện Nam Sách nói riêng chƣa
có một đề tài nào nghiên cứu cụ thể về công tác giải quyết việc làm cho thanh
niên cấp huyện. Do vậy, luận văn tập trung phân tích, nghiên cứu những vấn
đề lý luận cơ bản và có tính đặc thù về: “Giải quyết việc làm cho thanh niên
huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương” trong bối cảnh hiện nay là rất cần thiết.

10


1.2 Cơ sở lý luận về giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn
cấp huyện
1.2.1 Các khái niệm có liên quan
1.2.1.1 Khái niệm việc làm
Ngày nay, việc làm, thiếu việc làm, thất nghiệp là một trong những vấn
đề có tính chất tồn cầu, là mối quan tâm của hầu hết các quốc gia, bởi nó ảnh
hƣởng trực tiếp đến sự phát triển của một đất nƣớc. Tăng việc làm, giảm tỉ lệ
thất nghiệp là một trong những biện pháp quan trọng để từng bƣớc ổn định và
nâng cao đời sống nhân dân, đảm bảo phát triển bền vững. Đặc biệt đối với
Việt Nam, tốc độ tăng dân số, nguồn lao động cao, trong khi tốc độ tăng
trƣởng kinh tế, tạo việc làm bị hạn chế do khả năng cung về vốn, tƣ liệu sản
xuất còn thấp.
Về mặt bản chất, việc làm là quan hệ tích cực, sáng tạo của chủ thể việc
làm với hoạt động sống của mình, với ý nghĩa, nội dung và mục đích đặt ra.
Tuỳ thuộc vào từng thời điểm, không gian và từng chủ thể có cách tiếp cận
vấn đề, đƣa ra các khái niệm khác nhau về việc làm.
Việc làm là một phạm trù tổng hợp liên kết các quá trình kinh tế, xã hội
và nhân khẩu; nó thuộc loại vấn đề chủ yếu nhất của toàn bộ đời sống xã hội.

Hiện nay, trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, khái niệm “việc làm” và
“thị trường lao động” không hiếm khi bị đồng nhất với nhau. Hệ thống việc
làm đƣợc đƣa thêm hàng loạt chức năng khơng đúng là tính chất của nó, cịn
thị trƣờng lao động đƣợc tăng thêm tính chất tổng hợp. Khái niệm việc làm và
khái niệm lao động có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, nhƣng khơng hồn tồn
giống nhau. Việc làm khơng phải là hoạt động mà là những quan hệ xã hội
giữa con ngƣời, mà trƣớc hết là những quan hệ kinh tế và pháp lý về việc đƣa
ngƣời lao động vào hợp tác lao động cụ thể trong một chỗ làm việc xác định.
Hoạt động lao động, trƣớc hết, đó là một q trình, còn việc làm là tài sản của

11


chủ thể mà bằng cách nào đấy đƣợc đƣa vào (hay là loại trừ ra) từ q trình
đó. Về giác độ kinh tế, việc làm thể hiện mối tƣơng quan giữa sức lao động và
tƣ liệu sản xuất, giữa yếu tố con ngƣời và yếu tố vật chất trong quá trình sản
xuất. Việc làm gắn với quá trình tăng thu nhập, giảm sự nghèo khổ của ngƣời
lao động, đồng thời khơng đi ngƣợc lại với lợi ích cộng đồng mà pháp luật
quy định. Nói cách khác, việc làm là cơng việc, những hoạt động có ích,
khơng bị pháp luật cấm và mang lại thu nhập cho bản thân hoặc tạo điều kiện
để tăng thu nhập cho các thành viên trong gia đình, đồng thời góp một phần
cho xã hội.
Các nhà khoa học kinh tế Anh cho rằng “việc làm theo nghĩa rộng là
toàn bộ các hoạt động kinh tế của một xã hội, nghĩ là tất cả những gì quan hệ
đến cách kiếm sống của một con người, kể cả các quan hệ xã hội và các tiêu
chuẩn hành vi tạo thành khn khổ của quá trình kinh tế” (Phạm Đức Chính,
2005, trang 315). Theo quan điểm này thì tất cả những việc làm tạo ra thu nhập
mà không cần phân biệt có đƣợc pháp luật thừa nhận hay ngăn cấm đều đƣợc gọi
là việc làm.
Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), khái niệm việc làm chỉ đề cập

đến trong mối quan hệ với lực lƣợng lao động. Khi đó "việc làm được coi là
hoạt động có ích mà khơng bị pháp luật ngăn cấm có thu nhập bằng tiền
(hoặc bằng hiện vật)" (Phạm Đức Chính, 2005, trang 315)
Ở nƣớc ta, khi chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận
hành theo cơ chế thị trƣờng có sự quản lý của nhà nƣớc, quan điểm về việc
làm đƣợc hiểu là hoạt động lao động không bị pháp luật ngăn cấm tạo thu
nhập hoặc tạo ra điều kiện cho các thành viên trong hộ gia đình có thêm thu
nhập. Điều này cũng phù hợp với các nhìn nhận và phân tích của Nhà nƣớc ta,
đƣợc quy định trong Điều 13, Chương II (Việc làm) của Bộ luật Lao động nước
cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN) quy định: “Mọi hoạt động

12


lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật ngăn cấm đều được thừa
nhận là việc làm” (Bộ Luật Lao động nƣớc CHXHCN Việt Nam, 2013)
Khái niệm việc làm của Bộ luật Lao động Việt Nam đƣợc cụ thể hố, có
thể hiểu dƣới ba dạng hoạt động sau:
- Làm các công việc để nhận tiền công, tiền lƣơng bằng tiền mặt hoặc
hiện vật.
- Làm các công việc để thu lợi nhuận cho bản thân.
- Làm các công việc cho hộ gia đình mình nhƣng khơng đƣợc trả thù lao
dƣới hình thức tiền lƣơng, tiền cơng cho cơng việc đó.
Theo quan niệm trên, một hoạt động đƣợc coi là việc làm cần thoả mãn
hai tiêu thức:
Một là, hoạt động đó phải có ích và tạo ra thu nhập cho ngƣời lao động
và cho các thành viên trong gia đình. Điều này chỉ rõ tính hữu ích và nhấn
mạnh tiêu thức tạo ra thu nhập của việc làm.
Thứ hai, hoạt động đó khơng bị pháp luật ngăn cấm. Điều này chỉ rõ tính
pháp lý của việc làm, quan niệm đã rõ ràng hơn so với quan niệm của tổ chức

ILO. Hoạt động có ích khơng giới hạn về phạm vi, ngành nghề và hoàn toàn
phù hợp với sự phát triển của thị trƣờng lao động ở Việt Nam trong quá trình
phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Ngƣời lao động hợp pháp ngày nay
đƣợc đặt vào vị trí chủ thể, có quyền tự do hành nghề, tự do liên kết kinh
doanh, tự do tìm kiếm việc làm, tự do thuê mƣớn lao động trong khuôn khổ
của pháp luật, không bị phân biệt đối xử dù làm việc trong hay ngồi khu vực
Nhà nƣớc. Điều này khẳng định tính chấp pháp lý trong hoạt động của ngƣời
lao động thuộc khu vực ngồi Nhà nƣớc và các khu vực phi chính thức.
Hai điều kiện đó có quan hệ chặt chẽ với nhau và là điều kiện cần và đủ
để một hoạt động lao động đƣợc thừa nhận là việc làm. Nếu một hoạt động
tạo ra thu nhập, nhƣng vi phạm pháp luật nhƣ trộm cắp, buôn bán ma tuý, mại

13


dâm... thì khơng đƣợc thừa nhận là việc làm. Mặt khác một hoạt động là hợp
pháp và có ích, nhƣng không tạo ra thu nhập cũng không đƣợc thừa nhận là
việc làm.
Quan niệm về việc làm nêu trên đã mang tính khái qt cao, tuy nhiên
vẫn cịn một số hạn chế, cụ thể là:
Thứ nhất, xét trên phạm vi rộng thì tính hợp pháp của một hoạt động lao
động đƣợc thừa nhận là việc làm tuỳ thuộc vào luật pháp của mỗi quốc gia và
mỗi thời kỳ. Có hoạt động là việc làm ở nƣớc này nhƣng lại không đƣợc thừa
nhận là việc làm ở nƣớc khác.
Thứ hai, không phải mọi hoạt động có ích và cần thiết cho gia đình và xã
hội đều tạo ra thu nhập mặc dù nó góp phần làm giảm chi tiêu cho gia đình
thay vì th ngƣời làm cơng.
Để hồn thiện hơn các điều khoản trong Bộ luật lao động, Quốc hội khóa
XIII đã ban hành Bộ luật lao động mới năm 2013. Theo Điều 9, Chƣơng II
(Việc làm, Giải quyết việc làm) của Bộ luật lao động nƣớc CHXHCNVN thì

Việc làm đƣợc định nghĩa nhƣ sau: "Việc làm là hoạt động tạo ra thu nhập mà
không bị pháp luật cấm" (Bộ Luật Lao động nƣớc CHXHCN Việt Nam, 2013)
Theo giáo trình Kinh tế Lao động của Khoa Kinh tế Lao động và Dân
số- Trƣờng đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, khái niệm việc làm đƣợc hiểu “là
phạm trù để chỉ trạng thái phù hợp giữa sức lao động và những điều kiện cần
thiết (vốn, tư liệu sản xuất, công nghệ...) để sử dụng sức lao động đó”
Trạng thái phù hợp đƣợc thể hiện thông qua quan hệ tỉ lệ giữa chi phí
ban đầu (C) nhƣ nhà xƣởng, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu...và chi phí về
sức lao động (V). Quan hệ tỉ lệ biểu diễn sự kết hợp giữa sức lao động với
trình độ cơng nghệ sản xuất. Khi cơng nghệ thay đổi thì sự kết hợp đó cũng
thay đổi theo, có thể cơng nghệ sử dụng nhiều vốn hoặc công nghệ sử dụng
nhiều sức lao động. Chẳng hạn, trong điều kiện kỹ thuật thủ công một đơn vị

14


chi phí ban đầu về tƣ liệu sản xuất, vốn có thể kết hợp với nhiều đơn vị sức
lao động. Cịn trong điều kiện tự động hố, sản xuất theo dây chuyền hiện đại
thì chi phí về vốn, thiết bị, cơng nghệ rất cao, nhƣng chỉ địi hỏi sức lao động
với tỉ lệ thấp. Do đó, tuỳ từng điều kiện cụ thể mà lựa chọn phƣơng án phù
hợp để có thể tạo việc làm cho ngƣời lao động.
Trong điều kiện của tiến bộ khoa học kỹ thuật và sự áp dụng các thành
tựu của khoa học công nghệ vào sản xuất mạnh mẽ nhƣ hiện nay, quan hệ tỉ lệ
giữa C và V thƣờng xuyên biến đổi theo các dạng khác nhau. Khi chuyển từ
trạng thái phù hợp này sang trạng thái phù hợp khác, thông thƣờng sẽ giảm
bớt chi phí lao động, từ đó dẫn đến tình trạng thất nghiệp hoặc thiếu việc làm.
Nhƣ vậy có thể thấy sự phù hợp giữa sức lao động (SLĐ) và tƣ liệu sản xuất
(TLSX) đƣợc thể hiện ở một số dạng nhƣ:
- Dạng tối ưu: Sử dụng triệt để tiềm năng về lao động (LĐ) và các điều
kiện vật chất. Sự phù hợp này sẽ dẫn đến việc làm hợp lý, hiệu quả nhất. Trong

trƣờng hợp này thể hiện sự phù hợp giữa chi phí ban đầu và SLĐ (tức là C/V =
1), có nghĩa là mọi ngƣời có khả năng lao động, có nhu cầu làm việc và đều có
việc làm.
- Dạng chấp nhận được: Trong trƣờng hợp này chủ yếu mới chỉ sử dụng
hết thời gian lao động mà chƣa tính đến hiệu quả của việc làm. Sự khơng phù
hợp giữa hai yếu tố này (tức là C/V < 1) đƣợc biểu hiện dƣới các dạng:
+ Một bộ phận ngƣời lao động bị tách khỏi quy trình sản xuất trở thành
ngƣời khơng có việc làm hoặc thất nghiệp hữu hình (là sự tồn tại một bộ phận
lực lượng lao động (LLLĐ) có khả năng và sẵn sàng làm việc nhưng khơng tìm
được việc làm)
+ Một bộ phận thời gian LĐ không đƣợc sử dụng hết và ngƣời lao động
trở thành thiếu việc làm hoặc thất nghiệp trá hình.
Việc làm, thiếu việc làm, thất nghiệp là những phạm trù gắn liền với
nhau và gắn liền với ngƣời có khả năng lao động. Những khái niệm này đƣợc
hiểu nhƣ sau:
15


Người có việc làm: Theo tài liệu điều tra lao động việc làm của Bộ Lao
động – Thương binh – Xã hội (LĐ - TB & XH) hàng năm:
Ngƣời có việc làm là những ngƣời từ đủ 15 tuổi trở lên trong nhóm dân
số hoạt động kinh tế mà trong tuần lễ điều tra:
+ Đang làm công việc để nhận tiền lƣơng, tiền công hay lợi nhuận bằng
tiền hay hiện vật.
+ Đang làm công việc không đƣợc hƣởng tiền lƣơng, tiền công hay lợi
nhuận trong công việc sản xuất, kinh doanh của hộ gia đình mình.
+ Đã có cơng việc trƣớc đó, song trong tuần lễ điều tra tạm thời không
làm việc và sẽ trở lại tiếp tục làm việc ngay sau thời gian tạm nghỉ việc.
Ngƣời có việc làm (VL) đƣợc chia làm hai loại: Ngƣời có VL đầy đủ và
ngƣời thiếu VL

Người có việc làm đầy đủ: Gồm những ngƣời có số giờ làm việc trong
tuần lễ điều tra lớn hơn hoặc bằng 40 giờ, hoặc những ngƣời có số giờ làm
việc nhỏ hơn 40 giờ nhƣng khơng có nhu cầu làm thêm, hoặc những ngƣời co
số giờ nhỏ hơn 40 giờ nhƣng lớn hơn hoặc bằng số giờ qui định.
Người thiếu việc làm: Theo hƣớng dẫn điều tra lao động và việc làm của
Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội thì: ngƣời thiếu việc làm gồm những
ngƣời trong tuần lễ điều tra có tổng số giờ làm việc dƣới 40 giờ, hoặc có số giờ
làm việc nhỏ hơn giờ qui định và có nhu cầu làm thêm giờ (trừ những ngƣời có
số giờ làm việc dƣới 8 giờ, có nhu cầu làm việc mà khơng có việc làm)
Người thất nghiệp: Theo tài liệu hƣớng dẫn điều tra LĐ - VL của Bộ LĐ
– TB &XH hàng năm thì khái niệm ngƣời thất nghiệp đƣợc hiểu nhƣ sau:
Ngƣời thất nghiệp là ngƣời từ đủ 15 tuổi trở lên trong nhóm dân số hoạt động
kinh tế, mà trong tuần lễ điều tra khơng có việc làm nhƣng có nhu cầu đƣợc
làm việc.

16


×