Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

Giao an lop 5 tuan 31

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (299.05 KB, 45 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>TUẦN 31 Ngày soạn: 14 / 4 / 2013. Ngày giảng: Thứ 2 /15/ 4 / 2013. Tiết 1 : Chào cờ ------------------------------------------------------------TIẾT 2: TẬP ĐỌC Bài 61: CÔNG VIỆC ĐẦU TIÊN I. Mục tiêu 1, Kiến thức: Hiểu các từ ngữ trong bài, diễn biến câu chuyện. Hiểu nội dung bài: Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho cách mạng. 2, Kĩ năng: Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài. 3, Thái độ: Có ý thức phấn đấu để đóng góp công sức cho đất nước II. Chuẩn bị của GV và HS 1, Chuẩn bị của GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK + bảng phụ 2, Chuẩn bị của HS : SGK III. Tiến trình dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ ( 3') - Kiểm tra 2 HS. - HS1 đọc đoạn 1+2 bài Tà áo dài Việt Nam và trả lời câu hỏi. H: Chiếc áo dài đóng vai trò như thế - Phụ nữ Việt Nam xưa hay mặc áo dài nào trong trang phục của phụ nữ Việt thẫm màu phủ ra bên ngoài những lớp Nam xưa? áo cánh nhiều màu bên trong. Chiếc áo dài làm cho phụ nữ trở nên tế nhị, kín đáo. - HS2 đọc phần còn lại. - HS có thể phát biểu. H: Em có cảm nhận gì về vẻ đẹp của - Khi mặc áo dài, phụ nữ trở nên duyên phụ nữ khi họ mặc áo dài? dáng, dịu dàng hơn. - GV nhận xét + cho điểm. - Chiếc áo dài làm cho phụ nữ Việt Nam trong tha thướt, duyên dáng 2, bài mới - HS lắng nghe. a. Giới thiệu bài (1') Bà Nguyễn Thị Định là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên được phong thiếu tướng và giữ trọng trách Phó Tư lệnh Quân Giải phóng miền Nam. Bài tập đọc hôm nay sẽ giúp các em hiểu về những ngày đầu tiên bà tham gia tuyên truyền cách mạng. b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiẻu bài (34').

<span class='text_page_counter'>(2)</span> * Luyện đọc (12') HĐ1: HS đọc bài - GV đưa tranh minh hoạ lên giới thiệu về tranh. HĐ2: HS đọc đoạn nối tiếp - GV chia đoạn: - Đoạn 1: từ đầu đến “...không biết giấy gì?” - Đoạn 2: tiếp theo đến “...chạy rầm rầm” - Đoạn 3: phần còn lại - Cho HS đọc đoạn nối tiếp. - Luyện đọc các từ ngữ khó: Ba Chẩn, truyền đơn, dặn dò, quảng cáo, thấp thỏm, hớt hải. HĐ3: HS đọc đoạn nhóm - Cho HS đọc cả bài. HĐ4: GV đọc diễn cảm bài một lượt. * Tìm hiểu bài (10) Đoạn 1+2. - 1HS giỏi đọc bài văn. - Lớp đọc thầm theo. - HS quan sát tranh + nghe lời giới thiệu. - HS dùng bút chì đánh dấu đoạn trong SGK. - HS nối tiếp nhau đọc đoạn. - HS đọc theo nhóm 3 (mỗi em đọc mỗi đoạn) ( nêu chú giải+ giải nghĩa từ). - 1 – 2 HS đọc cả bài. - 1 HS đọc thành tiếng, lớp theo dõi trong SGK. H: Công việc đầu tiên anh Ba giao cho - Rải truyền đơn. chị út là gì? H: Những chi tiết nào cho thấy chị Ut - Chị út bồn chồn, thấp thỏm, ngủ rất hồi hộp khi nhận công việc đầu không yên, nửa đêm dậy nghĩ cách giấu tiên? truyền đơn. H: Chị út đã nghĩ ra cách gì để rải - Ba giờ sáng, chị giả đi bán cá như mọi truyền đơn? hôm. Tay bê rổ cá, bó truyền đơn giắt trên lưng quân. Chị rảo bước, truyền đơn từ từ rơi xuống đất. Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng vừa sáng tỏ. Đoạn 3 - 1 HS đọc thành tiếng, lớp theo dõi trong SGK. H: Vì sao chị muốn thoát li? - Vì chị út yêu nước, ham hoạt động, GV chốt lại: Bài văn là đoạn hồi tưởng muốn làm được thật nhiều việc cho – kể lại công việc đầu tiên bà Nguyễn cách mạng. Thị Định tham gia cách mạng. Bài văn cho thấy nguyện vọng, lòng nhiệt thành của một người phụ nữ dũng cảm, muốn đóng góp công sức cho cách mạng. * Đọc diễn cảm (12') - Cho HS đọc diễn cảm toàn bài văn: - 3 HS đọc, mỗi HS đọc một đoạn..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - GV đưa bảng đã ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc lên và hướng dẫn cách đọc. - Cho HS thi đọc. - GV nhận xét + khen những HS đọc hay 3, Củng cố, luyện tập (1') H: Bài văn nói gì?. - HS đọc đoạn văn theo hướng dẫn của GV. - Một số HS lên thi đọc. - Lớp nhận xét - Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho cách mạng.. - GV nhận xét tiết học 4, hướng dẫn tự học ở nhà ( 1') - Học thuộc ý nghĩa, luyện đọc lại bài - Chuẩn bị bài sau 5, Chỉnh sửa bổ xung ..................................................................................................................................... .................................................................................................................................... -----------------------------------------------------------TIẾT 3: TOÁN Bài 151: PHÉP TRỪ I. Mục tiêu 1, Kiến thức: Củng cố về phép trừ các số tự nhiên, phân số, số thập phân 2, Kĩ năng: Kỹ năng thực hiện phép trừ các số tự nhiên, các số thập phân, các phân số. - Vận dụng phép trừ để giải các bài toán tìm thành phần chưa biết của phép tính, các bài toán có lời văn. 3, Thái độ : Rèn khả năng tư duy II. Chuẩn bị của GV và HS 1, Chuẩn bị của GV: Giáo án 2, Chuẩn bị của HS : VBT III. Tiến trình dạy học Hoạt động dạy Hoạt động học 1, Kiểm tra bài cũ (3') - GV mời 2 HS lên bảng làm bài tập - 2 HS lên bảng làm bài tập, cả lớp hướng dẫn luyện tập. theo dõi để nhận. - GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 2, Bài mới a. Giới thiệu bài(1') - GV: Trong tiết học này chúng ta cùng - Nghe và xác định nhiệm vụ của tiết tìm cách tính chu vi hình tròn. học. b. Ôn tập về các thành phần và các tính chất của phép trừ (10') - GV viết lên bảng công thức của phép.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> trừ: a - b = c - GV yêu cầu HS: + Em hãy nêu tên gọi của phép tính trên bảng và tên gọi của các thành phần phép tính đó. + Một số trừ đi chính nó thì được bao nhiêu? + Một số trừ đi 0 thì bằng bao nhiêu? - GV nhận xét câu trả lời của HS, yêu cầu HS mở SGK và đọc về phần phép cộng. c. Hướng dẫn làm bài tập(23') Bài 1: - GV yêu cầu HS đọc đề bài toán. - GV hỏi: Muốn thử lại để kiểm tra kết quả của một phép tính trừ có đúng hay không chúng ta làm như thế nào? - GV yêu cầu HS tự làm bài. - GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, nhận xét và cho điểm HS. Bài 2: - GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài. - GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.. - GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 3: - GV mời HS lên đọc đề bài toán. - GV yêu cầu HS tự làm bài.. - GV nhận xét và cho điểm HS. 3, Cñng cè, luyÖn tËp (1'). - HS đọc phép tính. - HS trả lời: + HS : a - b = c là phép tính trừ, trong đó a là số bị trừ, b là số trừ, c là hiệu. + Một số trừ đi chính nó thì bằng 0. + Một số trừ đi 0 thì bằng chính nó. - HS mở SGK trang 159 và đọc bài trước lớp.. - HS đọc đề bài trong SGK. - HS: Muốn thử lại kết quả của một phép tính trừ có đúng hay không ta lấy hiệu vừa tìm được cộng với số trừ, nếu có kết quả là số bị trừ thì phép tính đúng, nếu số bị trừ sai thì phép tính đó sai. - 3 HS lên bảng làm 3 phần a, b, c của bài. Cả lớp làm vào vở. - 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở. - 1 HS nhận xét, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng. Kết quả của cả lớp thống nhất là: a) x + 5,84 = 9,16 x = 9,16 - 5,84 x = 3,32 b) x - 0,35 = 2,25 x = 2,25 + 0,35 x = 2,9 - HS đọc đề bài trước lớp. - HS cả lớp làm bài vào vở, 1 HS đọc bài trước lớp để chữa bài, 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau. Bài giải Diện tích trồng hoa là: 540,8 - 385,5 = 155, 3 (ha).

<span class='text_page_counter'>(5)</span> - Tãm t¾t néi dung bµi Diện tích trồng lúa và trồng hoa là: - GV nhận xét tiết học. 540,8 + 155,3 = 696,1 (ha) 4, Híng dÉn tù häc ë nhµ (2') Đáp số: 699,1 ha - HD hs lµm bµi tËp sau: Một đội công nhân ngày đầu sửa được 245m đường, 3 ngày thứ hai sửa được số mét đường 5 ngày đầu, ngày thứ 3 làm được số mét đường bằng trung bình cộng của hai ngày đầu. Hỏi cả ba ngày đội công nhân sửa được bao nhiêu mét đường? 5, Chỉnh sửa bổ xung ..................................................................................................................................... .................................................................................................................................... -----------------------------------------------------------TIẾT 4: LỊCH SỬ Bài 31: LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG: GIỚI THIỆU DI TÍCH LỊCH SỬ, VĂN HÓA “ VĂN BIA QUẾ LÂM NGỰ CHẾ - ĐỀN THỜ VUA LÊ THÁI TÔNG” I. Mục tiêu 1, Kiến thức: Biết một số nét chính về hoàn cảnh ra đời của ngôi đền, quá trình xây dựng, nét kiến trúc của ngôi đền. - Biết được vai trò, ý nghĩa của di tích lịc sử đối với truyền thống văn hóa lịch sử của tỉnh Sơn La. 2, Kĩ năng: Quan sát tranh ảnh và mô tả được vẻ đẹp của ngôi đền. 3, Thái độ: Tự hào, có ý thức tôn trọng giữ gìn và bảo vệ di tích lịch sử ở Sơn La. II. Chuẩn bị của GV và HS 1. Chuẩn bị của GV: Tài liệu về lịch sử địa phương 2, Chuẩn bị của HS: Sưu tầm tranh ảnh về những di tích lịch sử III. Tiến trình dạy học Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Khởi động ( 3') - Gv giới thiệu bài và đặt câu hỏi: Kể - 3 - 4 HS trả lời: Nhà tù Sơn La, Cây tên những di tích lịch sử ở thành phố đa bản Hẹo, Văn bia Quế Lâm Ngự Sơn La. Chế, Đền thờ vua Lê Thánh Tông… 2. Bài mới a. Nội dung bài ( 28') Hoạt động 1: Tìm hiểu hoàn cảnh ra đời của ngôi đền( 12') * Mục tiêu: HS biết được vị trí, hoàn cảnh ra đời của ngôi đền. * Đồ dùng: Tranh ảnh về ngôi đền..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> * Cách tiến hành: H: Di tích Văn Bia Quế Lâm Ngự Chế nằm ở đâu? được phát hiện khi nào?. - GV nhận xét kết luận. H: Di tích xuất hiện trong hoàn cảnh nào?. - HS thảo luận theo cặp trả lời: - Di tích Văn Bia Quế Lâm Ngự Chế nằm ngay trung tâm thành phố Sơn La, lưng chừng ngọn núi Cằm, thuộc địa phận tổ 2, phường Chiềng Lề,TPSL. Di tích được phát hiện năm 1965 và được Bộ Văn Hóa Thông Tin xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc Gia ngày 5/2 1994 - HS trao đổi và trả lời: - Trên đường đi dẹp loạn trở về, vua Lê Thái Tông cùng quân sĩ nghỉ chân tại Động La, thấy nơi đây cảnh đẹp, vị trí địa lĩ thuận lợi, với ý nghĩ sâu xa và tâm hồn thanh thản, nhà vua đã để lại bài thơ khắc tạc vào vách đá… - Ngôi đền Quế Lâm được khởi công xây dựng vào tháng 9/2001 và khánh thành khi vào ngày 22/1/2003. Có tên là Quế Lâm Linh Tự.. - GV nhận xét kế luận. H: Ngôi đền Quế Lâm được khởi công xây dựng và khánh thành khi vào thời gian nào? Có tên là gì? - GV nhận xét kết luận. Ngôi đền Quế Lâm được khởi công xây dựng vào tháng 9/2001 và khánh thành khi vào ngày 22/1/2003 để nghi nhớ công đức của nhà vua cũng như đáp ứng với nguyện vọng của nhân dân tỉnh Sơn La. Hoạt động 2: tìm hiểu vài nét kiến trúc về ngôi đền ( 17') * Mục tiêu: HS nêu được nét kiến trúc của ngôi đền và mô tả được vẻ đẹp của ngôi đền. * Đồ dùng: Tranh ảnh minh họa về ngôi đền. * Cách tiến hành: GV nêu câu hỏi: Đền được xây dựng - HS trao đổi trả lời thế nào? - Đền được xây dựng trên diện tích 800m2 theo nối kiến trúc của những ngôi đền cổ Việt Nam với những họa tiết mang đậm nét tâm linh của dân tộc - GV nhận xét cho HS xem tranh ảnh về Việt Nam. ngôi đền: Em hãy mô tả vẻ đẹp của - HS quan sát ảnh ngôi đền để mô tả ngôi đền? ngôi đền. - HS thảo luận tự trả lời..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> H: việc xây dựng ngôi đền có ý nghĩa - Để ghi nhớ công đức của vua Lê như thế nào? Thái Tông cũng như để đáp ứng một - GV nhận xét kết luận: Di tích Văn Bia phần tín ngưỡng lành mạnh và nguyện Quế Lâm Ngự Chế là một di tích có giá vọng của nhân dân địa phương. trị về lịch sử - văn hóa. Đến với di tích, - HS ghe chúng ta sẽ hiểu thêm về công lao của vị vua trẻ Lê Thái Tông và quân sĩ của ông. 3, Củng cố, luyện tập ( 2') - Tóm tắt nội dung bài - HS suy nghĩ trả lời cá nhân. H: Kể tên một vài di tích lịch sử ở thành phố Sơn La mà em biết? Em phải làm gì để bảo vệ di tíc lịch sử đó? - GV nhận xét tiết học. 4, Hướng dẫn tự học ở nhà ( 1') - Dặn HS đọc trước nội dung của tiết lịch sử địa phương tiếp theo. 5, Chỉnh sửa bổ xung ..................................................................................................................................... ............................................................................................................................. -----------------------------------------------------------TIẾT 5: ĐẠO ĐỨC Bài 31: BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN (tiết 2) I. Mục tiêu 1, Kiến thức: Tài nguyên thiên nhiên rất cần thiết cho cuộc sống con người 2, Kĩ năng: Sử dụng tài nguyên thiên nhiên nhằm phát triển môi trường bền vững . 3, Thái độ : Bảo vệ và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên * THMT biển đảo :Tài nguyên thiên nhiên,trong đó có tài nguyên môi trường biển đảo do thiên nhiên ban tặng cho con người - Tài nguyên thiên nhiên,trong đó có tài nguyên môi trường biển đảo đang dần bị cạn kiệt,cần phải bảo vệ sử dụng và khai thác hợp lý. * KNS : KN tìm kiếm và xử lí thông tin KN tư duy phê phán KN ra quyết định KN trình bày suy nghĩ ý tưởng của mình. II. Chuẩn bị của gv và hs 1, Chuẩn bị của gv: Tranh ảnh, băng hình về tài nguyên thiên nhiên: mỏ than, dầu mỏ, rừng, 2, Chuẩn bị của hs: SGK, VBT III. Tiến trình dạy học Hoạt động dạy Hoạt động học.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> 1, Kiểm tra bài cũ (3') - Yêu cầu học sinh nhắc lại ghi nhớ 2. Bài mới a, Giới thệu bài (1') b, Nội dung bài (28') Hoạt động 1: Giới thiệu về tài nguyên thiên nhiên ( BT 2) - ( 10') + Mục tiêu: HS có thêm hiểu biết về tài nguyên thiên nhiên của đất nước + Cách tiến hành - HS giới thiệu về một tài nguyên mà mình biết - Lớp nhận xét bổ xung - GVKL: Tài nguyên thiên nhiên của nước ta không nhiều . Do đó chúng ta càng cần phải sử dụng tiết kiệm, hợp lí và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên * Hoạt động 2: Làm bài tập 4 SGK ( 8') + Mục tiêu: HS nhận biết được những việc làm đúng để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên + Cách tiến hành - GV chia nhóm, giao nhiệm vụ - Đại diện nhóm trình bày - GVKL: a, đ, e là các việc làm đúng để bảo vệ thiên nhiên b, c, d Là việc làm không phải là bảo vệ tài nguyên thiên nhiên GV: Con người cần biết cách sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho cuộc sống, không làm tổn hại đến thiên nhiên Hoạt động 3: Làm bài tập 5 SGK ( 10') + Mục tiêu: HS biết đưa ra các giải pháp, ý kiến để tiết kiệm tài nguyên thiên hiên + Cách tiến hành - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ - Đại diện nhóm trình bày - Các nhóm khác nhận xét - GVKL: Có nhiều cách bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, các em cần thực hiện các biện. - HS nêu lại. - HS lần lượt giới thiệu. - HS thảo luận nhóm - Đại diện nhóm trả lời. - Hs thảo luận nhóm - Đại diện nhóm trình bày.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên phù hợp với khả năng của mình 3, Củng cố, luyện tập ( 2') - Tóm tắt nội dung bài - Nhận xét giờ học 4, Hướng dẫn tự học ở nhà (1') - Dặn HS học bài và chuẩn bị bài sau 5, Chỉnh sửa bổ xung ..................................................................................................................................... ............................................................................................................................. -----------------------------------------------------------Ngày sọan: 15/ 4 / 2013 Ngày giảng: Thứ 3 / 16 / 4 / 2013 TIẾT 1: THỂ DỤC Bài 61: MÔN THỂ DỤC TỰ CHỌN I. Mục tiêu. a. Kiến thức: Ôn tập kiểm tra tâng cầu bằng mu bàn chân .yêu cầu thực hiện cơ bản đúng và nâng cao thành tích. b. Kỹ năng: Học sinh thực hiện tốt các động tác trong bài thể dục. c. Thái độ. Học sinh yêu môn học, tích cực rèn luyện. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh. a. Chuẩn bị của giáo viên. Giáo án , sách giáo khoa, đồng hồ thể thao, còi . b. Chuẩn bị của học sinh. Sân bãi, trang phục gọn gàng theo quy định, chuẩn bị quả cầu đá.. III. Tiến trình dạy học Nội dung 1) Mở đầu * Phổ biến nhiệm vụ yêu cầu bài học * Khởi động: - Học sinh chạy nhẹ nhàng từ hàng dọc thành vòng tròn, thực hiện các động tác xoay khớp cổ tay, cổ chân, hông, vai, gối, … 2) Phần Cơ bản. Thời gian. Định lượng 6 phút 2phút 3 phút 2x8 nhịp. Phương pháp tổ chức * ******** ******** Đội hình nhận lớp. Đội hình khởi động cả lớp khởi động dưới sự điều khiển của cán sự 18-20 phút.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Môn tự chọn( đá cầu). GV hướng dẫn động tác HS quan sát và thực hiện * ********** ********** Tổ chức kiểm tra tâng cầu ( theo nhóm hoặc theo tổ). + Kiểm tra tâng cầu bằng mu bàn chân: + Hoàn thành tốt: thực hiện cơ bản đúng động tác tâng liên tục được 5 quả trở lên + Hoàn thành: thực hiện cơ bản đúng tâng được 3 quả + Chưa hoàn thành: thực hiện sai động tác tâng dưói 3 lần Chơi trò chơi nhảy ô tiếp sức. 4-5 phút. Củng cố: - Đá cầu … 3) Kết thúc. - Tập chung lớp thả lỏng. - Nhận xét đánh giá buổi tập - Hướng dẫn học sinh tập luyện ở nhà.. 5-7 phút. GV hướng dẫn điều khiển trò chơi yêu cầu các em chơi nhiệt tình, vui vẻ, đoàn kết các tổ thi đua với nhau GV quan sát biểu dương đội làm tốt động tác GV và h/s hệ thống lại kiến thức * ********* *********. 4, Chỉnh sửa bổ xung ..................................................................................................................................... ............................................................................................................................. -----------------------------------------------------------TIẾT 2: TOÁN Bài 152: LUYỆN TẬP I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Ôn các quy tắc cộng, trừ các số tự nhiên, phân số, số thập phân. 2. Kỹ năng: Củng cố và vận dụng kĩ năng cộng, trừ trong thực hành nhanh tính và giải toán. 3. Thái độ: Học sinh có ý thức làm toán và yêu thích môn học. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Chuẩn bị của giáo viên: Bảng phụ 2. Chuẩn bị của học sinh: VBT III. Tiến trình dạy học Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ ( 3').

<span class='text_page_counter'>(11)</span> - GV mời 2 HS lên bảng làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết trước. - GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 2. Bµi míi(37') a. Giới thiệu bài(1') - GV: Trong tiết học này chúng ta cùng vận dụng phép tính cộng và trừ để giải các bài toán tính nhanh giá trị của biểu thức và các bài toán có lời văn. b. Hướng dẫn làm bài tập.( 33') Bài 1: - GV yêu cầu HS tự làm bài. - GV chữa bài của HS lên bảng lớp. - GV nhắc HS vận dụng phép cộng và trừ để tính giá trị của biểu thức theo cách thuận tiện. - GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. 7 3 4 1    11 4 11 4 a)  7 4   3 1       =  11 11   4 4  = 1+1 = 2 c) 69,78 + 35,97 + 30,22 = (69,78 + 30,22) + 35,97 = 100 + 35,97 = 135,97 - GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 2: - GV mời HS lên đọc đề bài toán. - GV yêu cầu HS tóm tắt bài toán. - GV yêu cầu HS làm bài, sau đó đi hướng dẫ riêng cho HS kém. Các bước giải: + Tìm phân số chỉ số phần tiền lương gia đình đó chi tiêu hàng tháng. + Tìm phân số chỉ sô tiền lương để dành được. + Tìm tỉ số phần trăm tiền lương để dành được của mỗi tháng. + Tìm số tiền để dành được mỗi tháng.. - 2 HS lên bảng làm bài tập, HS cả lớp theo dõi để nhận xét.. - Nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học.. - HS đọc và nêu yêu cầu của bài. - 4 HS lên bảng làm bài tập, HS cả lớp làm bài vào vở. - 2 HS nhận xét, nếu bạn làm sai hãy sửa lại cho đúng. Cả lớp thống nhất kết quả: 72  28 14     99  99 99  b) 72 28 14 72 42 30     = 99 99 99 = 99 99 99 d) 83,45 - 30,98 - 42,47 = 83,45 - (30,98 + 42,47) 83,45 - 73,45= 10 - 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài. - 1 HS tóm tắt đề bài toán trước lớp. - 1 HS lên bảng làm bài. HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. Bài giải Phân số chỉ số phần tiền lương gia đình chi tiêu hàng tháng là: 3 1 17   5 54 20 (số tiền lương) a) Tỉ số phần trăm tiền lương đó để dành là:.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> 17 15 15  15% 20 100 ; 100 b) Số tiền gia đình đó để dành được mỗi tháng là: 4000000 x 15 : 100 = 60000 (đồng) Đáp số: a) 15% ; b) 600000 đồng - 1 HS nhận xét, nếu bạn làm sai sửa lại cho đúng. - 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau. 1. - GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. - GV chữa bài của HS cho chính xác, sau đó yêu cầu cả lớp kiểm tra bài lẫn nhau. 3. Cñng cè, luyÖn tËp ( 2') - Tãm t¾t néi dung bµi - GV nhận xét tiết học. 4. Híng dÉn tù häc ë nhµ (10’) - HS lµm bµi tËp VBT - DÆn chuÈn bÞ bµi sau 5, Chỉnh sửa bổ xung ..................................................................................................................................... ............................................................................................................................. -----------------------------------------------------------TIẾT 3: KHOA HỌC Bài 61: ÔN TẬP THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT I. Mục tiêu 1. Kiến thức: HS tự hệ thống hóa lại các kiến thức về một số hình thức sinh sản của thực vật và động vật - Ôn tập lại kiến thức về một số loài hoa thụ phấn nhờ gì, một số loài hoa thụ phấn nhờ côn trùng 2. Kỹ năng: Nói về một số loài động vật đẻ trứng đẻ con 3. Thái độ: Học sinh có ý thức bảo vệ các loài vật có ích. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Chuẩn bị của giáo viên: Phiếu học tập các nhân 2. Chuẩn bị của học sinh: VBT III. Tiến trình dạy học Hoạt động dạy Hoạt động học 1, Kiểm tra bài cũ: (3') + GV gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi về - 3 HS lên bảng lần lượt trả lời các câu nội dung bài 60. Nhận xét, cho điểm hỏi HS. 2, Bµi míi a. Giới thiệu bài (1') - Thực vật và động vật đều có khả năng sinh sản đẻ duy trì nòi giống, tạo nên sự cân bằng sinh thái cho Trái Đất.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> của chúng ta. Bài học hôm nay cùng ôn lại các kiến thức về sự sinh sản của động vật và thực vật. b, Híng dÉn hs «n tËp ( 28') - GV chuẩn bị phiếu học tập cá nhân và phát cho từng HS. - GV yêu câu HS hoàn thành trong - 2 HS ngồi cùng bàn đổi phiếu cho nhau để chữa bài và dựa vào biểu điểm khoảng 25 phút. chấm bài cho bạn. - GV viết các biểu điểm lên bảng. - GV gọi HS chữa bài. - GV thu bài, kiểm tra việc chữa bài, chấm bài của HS. - Nhận xét bài làm của HS. PHIẾU HỌC TẬP ÔN TẬP: THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT Họ và tên: ................................... Lớp:............................................. 1. Chọn các từ trong ngoặc (sinh dục, nhị, sinh sản, nhuỵ) để điền vào chỗ......trong các câu cho phù hợp. Hoa là cơ quan......................cuả những loài thực vật có hoa. Cơ quan................. đực gọi là..........................cơ quan sinh dục cái gọi là........................... 2. Viết chú thích vào hình cho đúng. 3. Đánh dấu vào cột cho phù hợp. Tên cây Thụ phấn nhờ gió Thụ phấn nhờ côn trùng Râm bụt Hướng dương Ngô 4. Chọn các từ, cụm từ cho trong ngoặc (trứng, thụ tinh, cơ thể mới, tinh trùng, đực, cái) để điền vào.... trong các câu sau: - Đa số các loài vật chia thành hai giống......................Con đực có cơ quan sinh dục đực tạo ra.......................Con cái có cơ quan sinh dục cái tạo ra....................... - Hiện tượng tinh trùng kết hợp với trứng gọi là.....................hợp tử phân chia nhiều lần và phát triển thành....................., mang những đặc tính của bố mẹ. 5. Đánh dấu x vào cột cho phù hợp. Tên động vật Đẻ trứng Đẻ con Sư tử Chim cánh cụt Hươu cao cổ Cá vàng Biểu điểm: Câu 1: Mỗi chỗ đúng được 0.5 điểm. Câu 2: Mỗi chỗ viết đúng được 1 điểm..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Câu 3: Mỗi dấu x điền đúng được 0.5 điểm. Câu 4: Mỗi chỗ điền đúng được 0.5 điểm. Câu 5: Mỗi dấu x điền đúng được 0.5 điểm Trình bày sach, đẹp được 1.5 điểm. - GV thu bµi 3, Cñng cè, luyÖn tËp (2') - HÖ thèng l¹i c¸c kiÕn thøc trong bµi 4, Híng dÉn tù häc ë nhµ (1') - Ôn tập lại những kiến thức đã học về thực vật và động vật - ChuÈn bÞ bµi 62 5, Chỉnh sửa bổ xung ..................................................................................................................................... ............................................................................................................................. -----------------------------------------------------------TIẾT 4: TẬP LÀM VĂN Bài 61: ÔN TẬP VỀ VĂ TẢ CẢNH I. Mục tiêu 1, Kiến thức: Liệt kê những bài văn tả cảnh đã học trong học kì I. Trình bày được dàn ý của một trong những bài văn đó. 2, Kĩ năng: Đọc một bài văn tả cảnh, biết phân tích trình tự miêu tả của bài văn nghệ thuật quan sát và chọn lọc chi tiết, thái độ của người tả. 3, Thái độ : Rèn khả năng phân tích, lập dàn ý một bài văn II. Chuẩn bị của GV và HS. 1, Chuẩn bị của GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. 2, Chuẩn bị của HS: VBT III. Tiến trình dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1, Giới tiệu bài ( 1') - Từ tuần 1 đến tuần 11 các em đã được học - HS lắng nghe. về những bài văn tả cảnh. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ được ôn tập về tả cảnh, củng cố kiến thức về văn tả cảnh; về cấu tạo của một bài văn; cách quan sát, chọn lọc chi tiết.... 2, Hướng dần làm bài tập ( 31') HĐ1: HS làm BT1 ( 17') - GV giao việc: 2 việc - Các em liệt kê những bài văn tả cảnh đã học trong các tiết Tập đọc, Luyện từ và câu, Tập làm văn từ tuần 1 đến tuần 11 (sách Tiếng Việt 5, tập 1). - Chọn một bài văn vừa liệt kê và lập dàn ý.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> cho bài văn vừa chọn. - Cho HS làm bài. GV phát phiếu cho 2 HS. - Cho HS trình bày kết quả. - GV nhận xét + chốt lại kết quả đúng (GV dán lên bảng tờ phiếu đã ghi sẵn lời giải lên bảng). - Cho HS nói về bài mình chọn. - Cho HS làm bài + trình bày bài. - GV nhận xét + khen HS làm dàn ý đúng. - 2 HS làm bài vào phiếu. - HS còn lại làm vào vở bài tập hoặc vào giấy nháp. - 2HS làm bài vào giấy lên dán trên bảng lớp. - Lớp nhận xét. - Một số HS nói về bài mình sẽ chọn để lập dàn bài. - Một số HS nối tiếp nhau trình bày miệng dàn ý mình làm.. HĐ2: HS làm BT2 ( 14') - Cho HS đọc yêu cầu của BT + đọc bài - 1HS đọc thành tiếng, HS còn lại Buổi sảng ở Thành phố Hồ Chí Minh. theo dõi trong SGK. - GV nhắc lại yêu cầu. - HS đọc thầm lại bài văn và trả lời - Cho HS làm bài câu hỏi. - Một số HS phát biểu ý kiến - GV nhận xét + chốt lại kết quả đúng. - Lớp nhận xét 3, Củng cố, luyện tập ( 2') - Tóm tắt nội dung bài - GV nhận xét tiết học. 4, Hướng dẫn tự học ở nhà ( 1') - Dặn HS đọc trước nội dung của tiết Ôn tập về tả cảnh, quan sát một cảnh theo đề bài đã nêu để lập được dàn ý cho bài văn 5, Chỉnh sửa bổ xung ..................................................................................................................................... ............................................................................................................................. -----------------------------------------------------------TIẾT 5: CHÍNH TẢ ( nghe - viết) Bài 31: TÀ ÁO DÀI VIỆT NAM LUYỆN TẬP VIẾT HOA I. Mục tiêu 1, Kiến thức: Nghe - viết đúng chính tả bài Tà áo dài Việt Nam - Tiếp tục tập viết hoa tên các danh hiệu, giải thưởng, huân chương, kỉ niệm chương 2, Kĩ năng: Rèn kĩ năng nghe - viết đúng chính tả - Viết đúng tên các danh hiệu, huy chương, kỉ niệm chương, giải thưởng 3, Thái độ : Rèn tính cẩn thận II. Chuẩn bị của GV và HS 1, Chuẩn bị của GV: Bút dạ, phiếu kẻ nội dung bài tập 2, phiếu khổ to viết tên các danh hiệu, huy chương, giải thưởng.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> 2, Chuẩn bị của HS : VBT III. Tiến trình dạy hoc Hoạt động dạy 1, Kiểm tra bài cũ (3') - Yêu cầu 1 hs đọc, 2-3 HS viết bảng lớp một số từ sau: Huân chương Sao vàng, Huân chưng Quân công, Huân chương Lao động - Gv nhận xét - ghi điểm 2, Bài mới a. Giới thiệu bài (1') b. Hướng dẫn hs nghe - viết ( 18') - GV đọc đoạn chính tả Hỏi: Đoạn văn kể điều gì? - Nhắc hs chú ý các dấu câu, cách viết các chữ số ( 30, XX ) những chữ dễ viết sai - GV đọc cho hs viết bài c. Hướng dẫn làm bài tập chính tả ( 10') Bài tập 2: - Yêu cầu hs đọc nội dung - GV nhắc hs: tên các huy chương, danh hiệu,.. đặt trong ngoặc đơn viết hoa chưa đúng. Nhiệm vụ của các em là sau khi xếp các tên huy chương, danh hiệu, giải thưởng vào dòng thích hợp, phải viết lại các tên ấy cho đúng - Yêu cầu hs làm bài - Gv nhận xét, đưa ra kết quả đúng Bài tập 3: - Gv tổ chức cho hs thi tiếp sức - GV cùng cả lớp nhận xét tính điểm a, Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú, Kỉ niệm chươngVì sự nghiệp giáo dục, Kỉ niệm chương Vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ trẻ em Việt Nam b, Huy chương Đồng , Giải nhất tuyệt đối Huy chuơng Vàng, Giải nhất về thực. Hoạt động học - 2-3 HS viết bảng lớp, cả lớp viết nháp. - Lớp theo dõi trong SGK - Đặc điểm của hai loại áo dài cổ truyền của phụ nữ Việt Nam. Từ những năm 30 của thế kỉ XX, chiếc áo dài cổ truyền đã được cải tiến thành chiếc áo dài tân thời - HS đọc thầm lai đoạn văn - HS gấp sgk viết bài. - 1 hs đọc, lớp theo dõi sgk. - HS làm cá nhân - 1 HS đọc nội dung bài tập 3 -1 Hs nhắc lại tên các danh hiệu, giải thưởng, huy chương và kỉ nịêm chương được in nghiêng trong bài Cả lớp suy nghĩ sửa lại tên các danh hiệu, giải thưởng, huy chương và kỉ niệm chương - HS thi tiếp sức.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> nghiệm 3, Củng cố, luyện tập ( 2') - Tóm tắt nội dung bài - Nhận xét tiết học 4, Hướng dẫn tự học ở nhà (1') - Dặn hs ghi nhớ tên các danh hiệu, giải thưởng, kỉ niệm chương. 5, Chỉnh sửa bổ xung ..................................................................................................................................... ............................................................................................................................. -----------------------------------------------------------Ngày soạn:16/ 4 / 2013 Ngày giảng: Thứ 4 / 17 / 4 / 2013 TIẾT 1: TẬP ĐỌC Bài 62: BẦM ƠI I. Mục tiêu 1, Kiến thức: Hiểu ý nghĩa bài thơ: Ca ngợi người mẹ và tình mẹ con thắm thiết, sâu lặng giữa người chiến sĩ ngoài tiền tuyến với người mẹ tần tảo, giàu tình yêu thương con nơi quê nhà 2, Kĩ năng: Biết đọc trôi chảy, diễn cảm bài thơ với giọng cảm động, trầm lắng, thể hiện cảm xúc yêu thương mẹ rất sâu lặng của anh chiến sĩ Vệ quốc quân 3, Thái độ: Có tình yêu thương mẹ II. Chuẩn bị của GV và HS 1, Chuẩn bị của GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. 2, Chuẩn bị của HS: SGK III. Tiến trình dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1, Kiểm tra bài cũ ( 2') - Kiểm tra 2 HS.K - HS1 đọc đoạn 1 + đoạn 2 bài Công H: Công việc đầu tiên anh Ba giao việc đầu tiên. cho chị út là gì? - Đó là việc giải truyền đơn - HS2 đọc phần còn lại H: Vì sao chị út muốn được thoát li? - Chị muốn làm việc thật nhiều cho cách - GV nhận xét + cho điểm mạng... 2, Bài mới a. Giới thiệu bài mới (1') Tố Hữu là một nhà thơ lớn của - HS lắng nghe nước ta. Thơ ông viết về cách mạng, về Bác Hồ, về anh bộ đội Cụ Hồ, về những người dân công...hình ảnh người mẹ hiện lên trong thơ ông rất đẹp. Bài tập đọc Bầm ơi hôm nay sẽ cho các em thấy tình cảm của người.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> mẹ Việt Nam đối với anh bộ đội và tình cảm của anh bộ đội với người mẹ kính yêu. b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài ( 34') * Luyện đọc ( 12') HĐ1: HS đọc toàn bài HĐ2: HS đọc nối tiếp - Luyện đọc từ ngữ: mơ phùn, tuyền tuyến... - Cho HS đọc toàn bài một lượt. HĐ3: HS đọc trong nhóm HĐ4: GV đọc diễn cảm toàn bài Giọng trầm lắng, thiết tha, phù hợp với việc diễn tả cảm xúc nhớ thương của người con với mẹ... * Tìm hiểu bài Khổ 1 + 2 H: Điều gì gợi cho anh chiến sĩ nhớ tới mẹ? Anh nhớ hình ảnh nào của mẹ? - GV đưa tranh minh hoạ lên và giới thiệu tranh. GV: Các em biết không, mùa đông ở miền Bắc nước ta là mùa của mưa phùn, gió bấc, làm anh chiến sĩ thầm nhớ tới người mẹ nơi quê nhà, anh thương mẹ phải lội bùn lúc gió mưa. H: Tìm những hình ảnh so sánh thể hiện tình cảm mẹ con thắm thiết, sâu lặng. GV: Những hình ảnh so sánh ấy thể hiện tình cảm của mẹ con thắm thiết, sâu lặng: mẹ thương con, con thương mẹ.. - 1 HS đọc toàn bộ bài thơ, lớp theo dõi trong SGK. - 4 HS đọc nối tiếp (2 lần). - HS đọc theo nhóm 2 (1 em đọc hai khổ đầu, một em đọc 2 khổ còn lại). - 1 HS đọc cả bài. - Một HS đọc chủ giải + giải nghĩa từ .. - 1 HS đọc thành tiếng1, lớp đọc thầm. - Cảnh chiều đông mưa phùn, gió bấc làm anh chiến sĩ thầm nhớ tới người mẹ nơi quê nhà. Anh nhớ hình ảnh mẹ lội ruộng cấy mạ non, mẹ run vì rét.. - Hình ảnh so sánh là: - Tình cảm của mẹ đối với con: “ Mà non Bầm cấy mấy đon Ruột gan Bầm lại thương con mấy lần.” - Tình cảm của con với mẹ “ Mưa phùn ướt áo tứ thân Mưa bao nhiêu hạt, thương Bầm bấy nhiêu!” Khổ 3 + 4 - 1 HS đọc thành tiếng, lớp theo dõi trong SGK H: Anh chiến sĩ đã dùng cách nói như - Anh chiến sĩ đã dùng cách nói so sánh: thế nào để làm yên lòng mẹ? Con đi trăm núi ngàn khe GV: Cách nói của anh chiến sĩ đã làm ... yên lòng mẹ: mẹ ơi, mẹ đừng lo nhiều Chưa bằng khó nhọc đời Bầm sáu mươi..

<span class='text_page_counter'>(19)</span> cho con. Những việc con đang làm không thể so sánh với những vất vả, khó nhọc của mẹ nơi quê nhà. H: Qua lời tâm tình của anh chiến sĩ, - Người mẹ của anh chiến sĩ là một em nghĩ gì về người mẹ của anh? người phụ nữ chịu thương, chịu khó, hiền hậu, đầy tình thương yêu con... - HS có thể phát biểu: H: Qua lời tâm tình của anh chiến sĩ, - Anh chiến sĩ là người con hiếu thảo, em nghĩ gì về anh? giàu tình thương mẹ. - Anh là người yêu thương mẹ, yêu quê hương, đất nước... * Luyện đọc diễn cảm ( 12') - Cho HS đọc diễn cảm bài thơ. - 4 HS tiếp nối nhau đọc diễn cảm bài - GV đưa hai khổ thơ đầu đã chép sẵn thơ. trên bảng phụ lên và hướng dẫn cho - HS nhầm thuộc lòng đoạn, cả bài HS đọc. - HS thi đọc. - Cho HS đọc thuộc lòng - Lớp nhận xét - Cho HS thi đọc - GV nhận xét + khen những Hs đọc thuộc, đọc hay. 3, Củng cố, luyện tập (2 ') H: Bài thơ nói lên điều gì? - Bài thơ ca ngợi người mẹ và tình mẹ - GV nhận xét tiết học con thắm thiết, sâu lặng giữa người chiến 4, Hướng dẫn tự học ở nhà ( 1') sĩ ở ngoài tiền tuyến với người mẹ tần - Yêu cầu Hs về nhà tiếp tục học tảo, giàu tình yêu thương con nơi quê thuộc lòng bài thơ nhà. 5, Chỉnh sửa bổ xung ..................................................................................................................................... ............................................................................................................................. -----------------------------------------------------------TIẾT 2: TOÁN BÀI 153: PHÉP NHÂN I. Mục tiêu 1, Kiến thức: Củng cố kiến thức về phép nhân các số tự nhiên, phân số, số thập phân - Các tính chất của phép nhân. 2, Kĩ năng: Kĩ năng thực hiện phép nhân các số tự nhiên, các phân số, các số thập phân. 3, Thái độ: Yêu thích môn học II. Chuẩn bị của GV và HS 1, Chuẩn bị của GV: Giáo án, phiếu bài tập 2, Chuẩn bị của HS: VBT.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> III. Tiến trình dạy học Hoạt động dạy 1, KiÓm tra bµi cò ( 3') - GV mời 1 HS lên bảng làm bài tập hướng dẫn luyện tập. - GV nhận xét, chữa bài và cho điểm HS. 2, Bµi míi a. Giới thiệu bài(1') - GV: Trong tiết này chúng ta cùng ôn tập các kiến thức, kĩ năng đã học về phép nhân. b. Ôn tập về các thành phần và tính chất của phép nhân(10') - GV viết lên bảng phép tính: axb=c - GV yêu cầu: + Nêu tên phép tính và các thành phần của phép tính trên. + Hãy nêu các tính chất của phép nhân mà em đã học? + Hãy nêu quy tắc công thức của từng tính chất. - GV nhận xét từng câu trả lời của HS, chỉnh sữa cho chính xác, yêu cầu HS mở SGK trang 161, đọc phần bài học tổng kết về phép nhân. c. Hướng dẫn làm bài tập(23') Bài 1: - GV yêu cầu HS tự làm bài. sau đó chữa bài và cho điểm HS. Yêu cầu đặt tính với các phép tính ở phần a, c. Bài 2: - GV yêu cầu HS tiếp nối nhau tính nhẩm và nêu kết quả trước lớp. - GV nhận xét phần làm bài của HS, có thể yêu cầu HS nêu cách nhẩm của từng trường hợp. Bài 3: - GV yêu cầu HS đọc đề bài và hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - GV nhắc nhở HS để tính giá trị của. Hoạt động học - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.. - Nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học.. - HS đọc phép tính. - HS trả lời: + Phép nhân a x b = c, trong đó a, b là các thừa số, c là tích, a x b cũng là tích. + HS tiếp nối nhau nêu, mỗi HS chỉ nêu một tính chất: Tính giao hoán Tính kết hợp Tính chất một tổng nhân với một số Phép nhân có thừa số bằng 1 Phép nhân có thừa số bằng 0. - HS làm bài - 3 HS lần lượt làm 3 phần của bài trước lớp.. - HS: Bài tập yêu cầu tính giá trị của biểu thức một cách thuận tiện..

<span class='text_page_counter'>(21)</span> các biểu thức bằng cách thuận tiện bằng cách áp dụng linh hoạt các tính chất đã học. - GV mời HS nhận xét làm của bạn trên bảng. - GV nhận xét và cho điểm HS.. - 2 HS lên bảng làm bài tập, mỗi HS làm 2 phần, cả lớp làm bài tập vào vở. - 1 HS nhận xét, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng. Cả lớp thống nhất kết quả: a) 2,5 x 7,8 x 4 = (2,5 x 4) x 7,8 = 10 x 7,8 = 78 b) 0,5 x 9,6 x 2 = (0,5 x 2) x 9,6 = 10 x 9,6 = 96 c) 8,36 x 5 x 2 = 8,36 x 10 = 83, 6 d) 8,3 x 7,9 + 7,9 x 1,7 = (8,3 + 1,7) x 7,9 = 10 x 7,9 = 79 - 1 HS đọc đề bài trước lớp. - 1 HS tóm tắt bài toán. - 1 HS lên bảng làm bài tập, cả lớp làm vào vở. Bài giải Trong 1giờ cả ô tô và xe máy đi được quảng đường là: 48,5 + 33,5 = 82 (km) Thời gian để ô tô và xe máy đi để gặp nhau là 1 giờ 30 phút hay 1,5 giờ. Độ dài quảng đường AB là: 82 x 1,5 = 123 (km) Đáp số: 123km - 1 HS nhận xét, nếu bạn làm sai thì sửa lại.. Bài 4: - GV mời HS đọc đề bài toán. - GV gọi HS tóm tắt bài. - GV yêu cầu HS tự làm bài, sau đó đi hướng dẫn riêng các em học yếu. * Câu hỏi hướng dẫn làm bài: + Sau mỗi giờ ô tô và xe máy đi được bao nhiêu km? + Thời gian ô tô và xe máy đi để gặp nhau là mấy giờ? + Biết mỗi giờ ô tô và xe may đi được là 82km/giờ, cần phải đi 1,5 giờ thì gặp nhau (đi hết quãng đường AB). Hãy tính độ dài quảng đường AB. - GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. - GV nhận xét và cho điểm HS. 3, Cñng cè, luyÖn tËp ( 2') - Tãm t¾t néi dung bµi - GV nhận xét tiết học. 4, Híng dÉn HS tù häc ë nhµ ( 1') - HD lµm bµi tËp VBT - Dặn dò HS. 5, Chỉnh sửa bổ xung ..................................................................................................................................... ............................................................................................................................. -----------------------------------------------------------TIẾT 3: ĐỊA LÍ BÀI 31 : ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG TỈNH SƠN LA.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> Bài 31: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN CỦA TỈNH SƠN LA. ( tiết 1) I. Mục tiêu 1, Kiến thức: Nêu được vị trí, giới hạn của tỉnh Sơn La. Kể đúng tên các huyện, tỉnh của thành phố Sơn La. Trình bày được một số đặc điểm chính về địa hình, khí hậu và sông ngòi của tỉnh Sơn La. 2, Kĩ năng: Xác định vị trí giới hạn của tỉnh Sơn La trên bản đồ Hành Chính Việt Nam và bản đồ Hành Chính Tỉnh Sơn La. Có kĩ năng làm việc với bản đồ và tranh ảnh. 3, Thái độ: Ham thích tìm hiểu về địa lí địa phương. Yêu quý và có ý thức bảo vệ môi trường nơi đang sống. II. Chuẩn bị của GV và HS. 1, Chuẩn bị của GV: Giáo án, bản đồ Hành Chính Việt Nam. bản đồ Hành Chính Tỉnh Sơn La. Tranh ảnh Thành Phố Sơn La, thị trấn Mộc Châu,…và các địa điểm khác… 2, Chuẩn bị của HS: Tìm hiểu địa lí Sơn La trên sách, báo,.. III. Tiến trình day học Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ ( 3') - 2-3 HS đọc nội dung bài học tiết trước 2. Bài mới a. Giới thiệu bài ( 1’) b. Nội dung bài ( 28’) Hoạt động 1: Xác định vị trí, giới hạn của tỉnh Sơn La ( 10’) B1: Cho hs quan sát bản đồ Hành Chính - HS quan sát, nên chỉ vị trí của tỉnh Việt Nam, yêu cầu 3HS nên chỉ vị trí Sơn La trên bản đồ. của tỉnh Sơn La trên bản đồ. B2: Chia HS sinh thành các nhóm thảo - HS thảo luận theo nhóm để trả lời luận và trả lời câu hỏi. câu hỏi. H: Tỉnh Sơn La tiếp giáp với các tỉnh - Phía Bắc giáp tỉnh Yên Bái, Lai nào? Châu, phía đông giáp tỉnh Phú Thọ,. H: Tỉnh Sơn La gồm mấy huyện, thành phố? H: Nêu tên các huyện thành phố trong. Hòa Bình. Phía nam giáp tỉnh Thanh Hóa, Hủa Phăn, Luông- Pha – Băng của nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào. Phía tây giáp tỉnh Điện Biên - Có 1 thành phố Sơn La. Có 10 huyện thị - Thành phố Sơn La. Huyện Mộc.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> tỉnh? GV nhân xét – kết luận: - Sơn La là một tỉnh miền núi Tây Bắc nước CHXHCNVN; Phía Bắc giáp tỉnh Yên Bái, Lai Châu, phía đông giáp tỉnh Phú Thọ, Hòa Bình. Phía nam giáp tỉnh Thanh Hóa, Hủa Phăn, Luông- Pha – Băng của nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào. Phía tây giáp tỉnh Điện Biên. Có chung đường biên giới Việt – Lào dài 250 km, có chiều dài giáp danh với các tỉnh khác là 628 km. Hoạt động 2: Đặc điểm tự nhiên của tỉnh Sơn La ( 20’) B1: Chia HS thành 4 nhóm yêu cầu các nhóm đọc mục 2 phần 23ong23 tin kế hợp với hiểu biết của bản 23ong trả lời các câu hỏi. H: Em có nhận xét gì về địa hình của Sơn La?. Châu, Yên Châu, Hát nót Mai Sơn, Thuận Châu, Mường La, Quỳnh Nhai, Sông Mã, Sốp Cộp, Phù Yên, Bắc Yên. - Các nhóm đọc mục 2 phần thông tin kế hợp với hiểu biết của bản thân trả lời các câu hỏi. - Địa hình đồi núi chiếm ¾ toàn tỉnh có 2 cao nguyên Mộc Châu và Nà Sản, địa hình tương đối bằng phẳng. - Khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đông H: Khí hậu ở Sơn La có đặc điểm gì? lạnh và khô, mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều, sương muối và sương mù là những hiện tượng thời tiết đặc biệt của Sơn La. - Sông Đà và Sông Mã có độ dốc cao, H: Hãy kể tên 2 con 23ong lớn chảy qua quanh co hiểm trở. tỉnh Sơn La và nêu đặc điểm chính của 2 con sông đó? - Gv nhận xét kết luận: Sơn La ở độ cao trung bình 600 m so với mực nước biển. Địa hình đồi núi chiếm ¾ toàn tỉnh có 2 cao nguyên Mộc Châu và Nà Sản, địa hình tương đối bằng phẳng. Sơn La có Khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đông lạnh và khô, mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều, sương muối và sương mù là những hiện tượng thời tiết đặc biệt của Sơn La. Đất đai Sơn La thuộc lưu vực hai sông lớn là Sông Đà và Sông Mã có độ dốc cao, quanh co hiểm trở..

<span class='text_page_counter'>(24)</span> 3. Củng cố, luyện tập ( 2') - Tóm tắt nội dung bài: - HS tự trình bày H: Huyện Sông Mã giáp với những huyện nào? H: Huyện Sông Mã thuộc vùng núi thấp, cao nguyên hay thung lũng? H: Hãy kể một cảnh đẹp ở Huyện mà em biết? 4. Hướng dẫn tự học ở nhà ( 1') - Tìm hiểu địa lí địa phương tiếp theo 5, Chỉnh sửa bổ xung ..................................................................................................................................... ............................................................................................................................. -----------------------------------------------------------TIẾT 4: KĨ THUẬT Bài 31 : LẮP RÔ-BỐT ( tiết 2 ) I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Học sinh cần phải: Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp Rô Bốt - Lắp được rô bốt đúng kỹ thuật, đúng quy trình. 2. Kỹ năng: Học sinh lắp thành thạo bài lắp rô bốt. 3. Thái độ: Rèn luyện tính khéo léo và kiên nhẫn khi lắp, tháo các chi tiết của rô bốt. II. Chuẩn bị của giáo viên 1. Chuẩn bị của giáo viên. Mẫu rô bốt lắp ghép - Bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật. 2. Chuẩn bị của học sinh. Bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật. III. Tiến trình dạy học Hoạt dộng dạy. Hoạt dộng học. 1, KiÓm tra bµi cò ( 2') - Kiểm tra bài cũ của HS 2, Bài mới a. Giới thiệu bài (1') b. Nội dung bài ( 29') Hoạt động 1: HS thực hành (29') - HS chọn đúng, đủ các chi tiết theo - GV kiểm tra HS chọn các chi tiết. - Khi thực hành GV gọi 1 HS đọc phần SGK. ghi nhớ trong SGK để toàn lớp nắm chắc quy trình lắp rô - bốt..

<span class='text_page_counter'>(25)</span> - Yêu cầu HS quan sát kĩ các hình trong - HS thực hành lắp ráp rô - bốt. Chú ý SGK và nội dung từng bước lắp. lắp đúng theo các bước trong SGK. - GV quan sát, uốn nắn cho những HS còn lúng túng trong quá trình lắp ráp. 3, Cñng cè, luyÖn tËp ( 2') - Yªu cÇu 2-3 HS nh¾c l¹i qui tr×nh thùc hiÖn - NhËn xÐt tiÕt häc 4, Híng dÉn tù häc ë nhµ ( 1') - TiÕp tôc luyÖn tËp l¾p ghÐp - Chuẩn bị tiết sau hoàn thành và đánh gi¸ s¶n phÈm 5, Chỉnh sửa bổ xung ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... -----------------------------------------------------------Tiết 5 : Mĩ thuật Bài 31: Tập vẽ tranh Đề tài: ƯỚC MƠ CỦA EM I. Mục tiêu: 1. Kiến thức - HS hiểu về nội dung đề tài. 2. Kỹ năng - HS biết cách chọn hoạt động. - HS vẽ được tranh về ước mơ của bản thân. 3. Thái độ - HS yêu thích môn học. II. Chuẩn bị: 1. GV: - SGK, SGV -. 2. HS: - SGK ` - Vở tập vẽ + đồ dùng học tập. III. Các hoạt động dạy- học:(35p) 1. Ổn định tổ chức: 1’ - HS hát 2. Kiểm tra đồ dùng học tập: 1’ - HS để tất cả đồ dùng học tập lên . 3. Bài mới: bàn. * Giới thiệu bài: Trực tiếp 3.1 Hoạt động 1: 4’.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> Tìm chọn nội dung đề tài - GV giới thiệu một số bức tranh có nội dung khác nhau và gợi ý cho HS tìm tranh có nội dung về ước mơ. + Tranh vẽ về đề tài ước mơ là tranh vẽ những hình ảnh gì? - GV yêu cầu HS quan sát tranh các bạn vẽ trong SGK để thấy được những ước mơ mà các bạn vẽ. + Tranh vẽ những hình ảnh gì? + Hình ảnh chính là hình ảnh nào? + Hình ảnh phụ là những hình ảnh nào? => Vẽ về ước mơ là thể hiện những mong muốn tốt đẹp của người vẽ về hiện tại hoặc tương lai theo trí tưởng tượng thông qua hình ảnh và màu sắc trong tranh. VD: Muốn sống trên cung trăng, dưới đáy đại dương, muốn trái đất mãi mãi hoà bình,ước mơ học giỏi để trở thành kỹ sư, bác sĩ, nhà khoa học… + Em hãy kể ước mơ của mình cho các bạn cùng nghe nào? 3.2 Hoạt động 2: Cách vẽ - Chọn nội dung hình ảnh. - Sắp xếp bố cục. - Vẽ các hình ảnh. - Vẽ màu theo ý thích.. + Vẽ những gì mà mình ước theo trí tưởng tượng. - HS quan sát tranh. + HS trả lời.. - HS lắng nghe.. - HS nêu ước mơ của mình. 4’ - HS lắng nghe gv hướng dẫn cách vẽ.. 3.3 Hoạt động 3: 20’ HS thực hành - GV yêu cầu HS vẽ một bức tranh về - HS thực hành. ước mơ của mình. - GV nhắc nhở, gợi ý HS vẽ..

<span class='text_page_counter'>(27)</span> - Nhắc HS chú ý cách sắp xếp bố cục. ( HS khá, giỏi sắp xếp hình vẽ cân đối,biết chọn màu, vẽ màu phù hợp) 3.4 Hoạt động 4: 3’ Nhận xét đánh giá - HS nhận xét,đánh giá bài. - GV cùng HS chọn 1 số bài có ưu điểm, nhược điểm rõ nét để nhận xét. + Cách chọn con vật ( phù hợp với khả năng) + Cách sắp xếp hình (bố cục) - GV bổ sung ý kiến nhận xét của HS ,động viên khuyến khích những HS hoàn thành bài. - HS nhắc lại. 4. Củng cố dặn dò: 2’ - HS lắng nghe. - HS nhắc lại tên bài vừa học. - Chẩn bị đồ dùng học tập cho bài học sau. - GV nhận xét chung tiết học 5, Chỉnh sửa bổ xung ..................................................................................................................................... ............................................................................................................................. -----------------------------------------------------------Ngày soạn: 17/ 4 / 2013 Ngày giảng: Thứ 5 / 18 / 4 / 2013 TIẾT 1: TOÁN Bài 154: LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Biết vận dụng ý nghĩa của pháp nhân và quy tắc nhân một tổng với một số trong thực hành tính giá trị của biểu thức và giải toán. 2. Kỹ năng: Học sinh làm tốt các bài tập trong bài ôn tập 3. Thái độ: Học sinh yêu môn học II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Chuẩn bị của giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập 2. Chuẩn bị của học sinh: VBT III. Tiến trình dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1, Kiểm tra bài cũ ( 3') - Nêu thành phần và tính chất của - 2-3 HS nêu phép nhân? - GV nhận xét - ghi diểm 2, Bài mới a. Giới thiêu bài ( 1').

<span class='text_page_counter'>(28)</span> b. Huớng dẫn ôn tập ( 33') * Bài 1: - Yêu cầu HS đọc đề bài - Gọi 3 HS khá lên bảng, mỗi em làm một phần. - GV gợi ý - Hỏi: Khi nào thì phép cộng nhiều số hạng có thể chuyển thành phép nhân? - Hỏi: Ta đưa về phép nhân như thế nào? - Hỏi: Trong phần (b), (c), nếu viết cụ thể ra thì bao nhiêu số hạng bằng nhau? (có thể dùng tính chất nào của phép nhân có liên quan phép cộng để tính?). - Yêu cầu HS nêu cách làm. - Trong bài này ngoài việc tính toán các số còn chú ý điều gì?. * Bài 2: - Yêu cầu HS đọc đề bài - Gọi 2 HS lên bảng làm bài. - Yêu cầu HS nhận xét các thành phần trong 2 phép tính - Hãy so sánh kết quả 2 phép tính. - Hãy nêu thứ tự thực hiện các phép tính trong các dãy tính.. - Khi các số hạng của tổng đều bằng nhau. - Ta lấy một số hạng nhân với số hạng - Chuyển thành phép nhân rồi tính: a) 6,75kg + 6,75kg + 6,75kg = 6,75kg x 3 = 20,25kg b) 7,14m2 +7,14m2 +7,14m2 x 3 = 7,14m2 x (1 + 1 + 3) (tính chất nhân một số với một tổng) = 7,14m2 x 5 = 35,7m2 c) 9,26dm3 x 9 + 9,26dm3 = 9,26dm3 x (9 + 1) = 9,26dm3 x 10 = 9,26dm3 d) 6, 75kg được lấy 3 lần nên ta có phép nhân: 6,75kg x 3 (b), (c) dựa vào tính chất một số nhân với một tổng. - 2 HS làm - Các đơn vị đo cũng cần được chú ý để ghi ở kết quả cho chính xác. - Hiểu mối quan hệ giữa phép cộng với phép nhân (ôn lại khái niệm phép nhân và tính chất nhân một số với một tổng). Bài 2: - Tính: a)3,125 + 2,075 x 2 = 3,125 + 4,15 = 7,275 b) (3,215 + 2,075) x 2 = 5,2 x 2 = 10,4 - Hai phép tính có các thành phần số và dấu phép tính giống nhau. - Hai phép tính có dấu ngoặc khác nhau. Do đó kết quả khác nhau. - Vì thứ tự thực hiện các phép tính khác nhau. Dấu ngoặc có ý nghĩa đáng.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> - Yêu cầu HS nhận xét. - GV: Trong hai dãy tính cùng xuất hiện các số và phép tính như nhau nhưng kết quả phụ thuộc vào thứ tự thực hiện các phép tính; cần chú ý đến dấu ngoặch hoặc nhớ các quy tắc về thứ tự thực hiện phép tính để tính được chính xác. * Bài 3: - Yêu cầu HS đọc đề bài - Gọi 1 HS nêu tóm tắt. Tự làm bài vào vở - GV có thể gợi ý: + Hỏi: Bài toán cần vận ụng dạng toán điển hình nào đã biết? - Yêu cầu 1 HS trung bình lên giải bài toán ở bảng, dưới lớp tự làm vào vở.. - Nhận xét kết quả 2 cách tính. - GV: 2 cách đều đúng - Yêu cầu nêu cách làm. - GV kết luận (chữa bài): Ta có 2 cách giải bài trên. + C1: Tính tỉ số phần trăm số dân năm 2001 với năm 2000. Tính giá trị phần trăm. + C2: Tính số dân tăng thêm. - Cộng số dân năm 2000 với số dân tăng thêm. * Bài 4: - Yêu cầu HS đọc đề bài - Yêu cầu HS tóm tắt đề bài.. chú ý: a) Nhân trước, cộng sau b) Thực hiện trong ngoặc đơn trước nhân sau. - HS nhận xét.. Bài 3: - HS đọc - Cuối năm 2000 có: 77 515 000 người - Tỉ lệ tăng: 1,3% năm - Hỏi năm 2001 có bao nhiêu người - Tìm giá trị phần trăm của một số. Bài giải - Cách 1: Tỉ số phần trăm dân số năm 2001 so với năm 2000 là: 100% + 1,3% = 101,3% Số dân của nước ta năm 2001 là: 77 515 000 x 101,3 : 100 = 78 522 695 người - Cách 2: Số dân tăng thêm trong 1 năm là: 77 515 000 x 1,3 : 100 = 1 007 695 (người) Số dân nước ta năm 2001 là: 77 515 000 + 1 007 695 = 78 522 695 (người) Đáp số: 78 522 695 người. - HS nêu lại cách làm.. Bài 4: - HS đọc - Tóm tắt.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> - Thuyền xuôi dòng từ A  B vthuyền = 22,6km/giờ vnước = 2,2km/giờ - Yêu cầu HS làm bài vào vở, 1 HS lên t = 1giờ 15phút bảng. AB = ? - GV gợi ý: Khi thuyền xuôi dòng thì - Dòng nước đẩy xuôi nên vận tốc chuyển động thực hiện dòng có vận tốc thuyền cộng thêm vận tốc dòng. như thế nào? - Tính quãng đường biết vận tốc và - Bài toán thuộc dạng nào? thời gian Bài giải: Vận tốc thuyền máy lúc xuôi dòng là: 22,6 + 2,2 = 24,8 (km/giờ) - Yêu cầu HS nhận xét và nêu cách làm. Đổi 1giờ 15phút = 1, 25giờ - GV: Chú ý rằng trong bài này ta đã Quãng đường AB dài là: vận dụng công thức: s = v x t. Tuy 24,8 + 1,25 = 30 (km) nhiên đối với các chạy dưới nước, vận Đáp số: 30km tốc dòng nước có ảnh hưởng đến tốc độ - HS nhận xét, nêu lại cách làm - Đổi thời gian ra đơn vị giờ của chuyển động. Nếu xuôi dòng, vận vËn tèc thuyÒn khi xu«i dßng tốc di chuyển bằng vận tốc thực của vật -- TÝnh Tính quãng đờng: Bằng vận tốc nhân khi yên lặng cộng vận tốc dòng nước. víi thêi gian. Nếu ngược dòng, vận tốc vận tốc di chuyển bằng vận tốc thực trừ vận tốc dòng nước. 3, Củng cố, luyện tập ( 2') - Tóm tắt nội dung bài - Nhận xét tiết học 4, Hướng dẫn tự học ở nhà ( 1') - HD làm bài tập VBT 5, Chỉnh sửa bổ xung ..................................................................................................................................... ............................................................................................................................. -----------------------------------------------------------TIẾT 2: KHOA HỌC Bài 62: MÔI TRƯỜNG I. Mục tiêu: 1, Kiến thức: HS có khái niệm ban đầu về môi trường 2, Kĩ năng: Nêu được một số thành phần của môi trường địa phương mình đang sống. 3, Thái độ: Có ý thức bảo vệ môi trường * TH TN MT biển đảo: Biết vai trò của môi trường tự nhiên(đặc biệt là biển đảo ) đối với đời sống của con người. - Tác động của con người đến môi trường ( MT biển đảo ).

<span class='text_page_counter'>(31)</span> - Có ý thức sử dụng tiết kiệm các nguồn tài nguyên trong cuộc sống hàng ngày - Nhận biết các vấn đề về MT. II. Chuẩn bị của GV và HS 1, Chuẩn bị của GV: Hình minh hoạ trang 128, 129 2, Chuẩn bị của HS : Chuẩn bị giấy vẽ, màu III. Tiến trình dạy học. Hoạt động của giáo viên 1. Kiểm tra bài cũ: 3' ? Thế nào là sự thụ tinh ở thực vật? ? Thế nào là sự thụ tinh ở động vật? ? Kể tên những cây thụ phấn nhờ gí? nhờ côn trùng? ? Kể tên những con vật đẻ trứng, đẻ con? - GV nhận xét cho điểm . 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài (1') -- ghi bảng b. Nội dung (28) * Hoạt động 1: Môi trường là gì?(14') - GV tổ chức cho HS HĐ nhóm - Yêu cầu đọc thông tin ở mục thực hành và làm bài tập trang 128 - Gọi HS đọc thông tin trong mục thực hành - Gọi HS chữa bài - GV dán hình minh hoạ SGK lên bảng - Gọi HS trình bày về những thành phần của từng môi trường bằng hình trên bảng ? Môi trường rừng gồm những thành phần nào? ? Môi trường nước gồm những thành phần nào?. Hoạt động của học sinh - 4 HS trả lời. - HS thảo luận nhóm 4 - HS đọc - HS đọc - hình 1c; hình 3 a; hình 2 d; hình 4 b.. - Gồm thực vật, động vật, sống trên cạn, dưới nước, không khí, ánh sáng. - Gồm: thực vật, động vật sống dưới nước như: cá, cua tôm, rong rêu, tảo, ánh sáng, đất. ? Môi trường làng quê gồm những - Gồm: người, thực vật, động vật, làng thành phần nào? xóm, ruộng vườn, nhà cửa, máy móc....không klhí, ánh sáng, đất. ? Môi trường đô thị gồm những thành - Gồm con người, thực vật, động vật, phần nào? nhà cửa, phố xá, nhà máy, các phương tiện giao thông, không khí, ánh sáng, - Gv nhận xét đất... ? Môi trường là gì? - Môi trường là tất cả những gì trên trái.

<span class='text_page_counter'>(32)</span> KL: tham khảo SGV đất này: biển cả sông ngòi, ao hồ, đất * Hoạt động 2: Một số thành phần đai, sinh vật, khí quyển, ánh sáng, nhiệt của môi trường địa phương (14') độ.... - HS thảo luận nhóm 2 ? Bạn đang sống ở đâu? ? Hãy nêu một số thành phần của môi - Hs trả lời từng câu hỏi của GV trường nơi bạn đang sống. - Gọi HS phát biểu - Nhận xét chung về thành phần môi trường địa phương * Hoạt động 3: Môi trường mơ ước - GV tổ chứa cho HS thi vẽ về môi trường mơ ước - HS tthi vẽ - HS trình bày - HS trình bày - Nhận xét 3, Củng cố, luyện tập ( 2') - Em đã sử dụng các nguồn tài nguyên - HS trả lời. trong cuộc sống hàng ngày như thế nào? - Tóm tắt nội dung bài - Nhận xét tiết học 4, Hướng dẫn tự học ở nhà ( 1') - Làm bài tập: VBT - Dặn HS về nhà học bài . 5, Chỉnh sửa bổ xung ..................................................................................................................................... ............................................................................................................................. -----------------------------------------------------------TIẾT 3: LUYỆN TỪ VÀ CÂU Bài 61: MỞ RỘNG VỐN TỪ: NAM VÀ NỮ I. Mục tiêu 1, kiến thức: Biết được các từ ngữ chỉ phẩm chất đáng quý của phụ nữ Việt Nam, các tục ngữ ca ngợi phẩm chất của phụ nữ Việt Nam 2, Kĩ năng : Tích cực hóa vốn từ bằng cách đặt câu với các câu tục ngữ đó 3, Thái độ: Có ý thức mở rộngvốn từ II. Chuẩn bị của GV và HS 1, Chuẩn bị của GV : Bút dạ, phiếu khổ to kẻ nội dung bài tập 1 a, để khoảng trống cho hs làm bài tập 1 b; giấy khổ to để hs làm bài tập 3 2, Chuẩn bị của HS: VBT III. Tiến trình dạy học Hoạt động dạy Hoạt động học 1, Kiểm tra bài cũ (3').

<span class='text_page_counter'>(33)</span> - Yêu cầu 3 HS tìm 3 ví dụ về ba tác - 3 HS tìm ví dụ dụng của dấu phẩy - Gv nhận xét - ghi điểm 2, Bài mới a. Giới thiệu bài (1') b. Hướng dẫn làm bài tập ( 28') Bài 1 - 1 hs đọc yêu cầu - GV phát bút dạ cho 3 hs - HS làm bài trong vbt, lần lượt trả lời - Những từ chỉ phẩm chất khác của câu hỏi a,b người phụ nữ Việt nạm: chăm chỉ, cần - HS làm bài trên phiếu trình bày kết cù, nhân hậu,khoan dung , độ lượng, dịu quả dàng, biết quan tâm đến người khác, có - Hs đọc yêu cầu, suy nghĩ làm bài đức hi sinh, nhường nhịn,.. - phát biểu ý kiến Bài tập 2 Gv nhận xét, chốt lại: + Chỗ ướt mẹ nằm chỗ ráo con lăn (mẹ - Lòng thương con đức hi sinh, nhường lúc nào cũng nhường nhịn những gì tốt nhịn của mẹ đẹp cho con) + Nhà khó cậy vợ hiền, nước loạn nhờ - Phụ nữ rất đảm đang, giỏi giang, là tướng giỏi (khi cảnh nhà khó khăn phải người giữ gìn hạnh phúc, giữ gìn tổ ấm trông cậy vào người vợ hiền, khi đất gia đình nước có loạn, phải nhờ cậy vị tướng giỏi) + Giặc đến nhà, đần bà cũng đánh (Đất - Phụ nữ dũng cảm, anh hùng nước có giặc§, phụ nữ cũng tham gia diệt giặc) 3, Củng cố, luyện tập (2') - Tóm tắt nội dung bài - Nhận xét tiết học 4, Hướng dẫn tự học ở nhà ( 1') - Học thuộc các câu tục ngữ trong bài 5, Chỉnh sửa bổ xung ..................................................................................................................................... ............................................................................................................................. -----------------------------------------------------------TIẾT 4: KỂ CHUYỆN Bài 31: KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA I. Mục tiêu. 1, Kiến thức. Giúp HS: - Biết cách sắp xếp câu chuyên theo một trình tự hợp lí. - Hiểu được ý nghĩ việc làm của nhân vật. - Kể được một việc làm tốt của bạn em..

<span class='text_page_counter'>(34)</span> 2, Kỹ năng. Lời kể sinh động, tự nhiên, hấp dẫn, sáng tạo. - Biết nhận xét, đánh giánội dung truyện và lời kể của bạn. 3, Thái độ. Học sinh yêu môn học. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh. 1, Chuẩn bị của giáo viên. Bảng lớp ghi sẵn đề bài. 2, Chuẩn bị của học sinh: VBT III. Tiến trình dạy học. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1, Kiểm tra bài cũ ( 3') - Kiểm tra 2 HSK - 2 HS lần lượt kể câu chuyện đã được nghe, được đọc nói về một nữ - GV nhận xét, cho điểm. anh hùng hoặc một phụ nữ có tài 2, Bài mới a. Giới thiệu bài (1') Trong tiết Kể chuyện trước,cô đã dặn các em về nhà chuẩn bị nội dung cho tiết - HS lắng nghe Kể chuyện hôm nay. Hôm nay, các em sẽ kể cho cô và các bạn cùng nghe một câu chuyện mà các em đã chứng kiến hoặc tham gia b. Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của đề bài ( 8') - Cho HS đọc đề bài. - 1 HS đọc đề bài cho các HS khác - GV viết đề bài trên bảng lớp và gạch lắng nghe dưới những từ quan trọng trong từng đề bài. Cụ thể: Kể về một việc làm tốt của bạn em - Cho HS đọc gợi ý - 4 HS lần lượt đọc gợi ý trong SGK - Cho HS giới thiệu trước lớp câu chuyện mình sẽ kể GV: Mỗi em cần lập nhanh dàn ý cho - Một số HS nêu tên câu chuyện câu chuyện. Nhớ chỉ gạch đầu dòng, mình sẽ kể không cần viết thành đoạn. - HS lập dàn ý c. HS kể chuyện (20') HĐ1: Học sinh kể chuyện trong nhóm + - Từng cặp HS kể chuyện cho nhau trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện. nghe + trao đổi về ý nghĩa của câu HĐ2: Cho HS thi kể trước lớp. chuyện. - GV nhận xét + khen những câu chuyện - Đại diện các nhóm lên thi kể và nêu có ý nghĩa hay + kể hay ý nghĩa câu chuyện mình kể. - Lớp nhận xét 3, Củng cố, luyện tập (2') - Tóm tắt nội dung bài - HS lắng nghe.

<span class='text_page_counter'>(35)</span> - GV nhận xét tiết học 4, Hướng dẫn tự học ở nhà (1') - Yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. - Dặn HS chuẩn bị tiết kể chuyện tuần 32 5, Chỉnh sửa bổ xung ..................................................................................................................................... ............................................................................................................................. -----------------------------------------------------------Tiết 5 :Âm nhạc Tiết 31: ÔN TẬP BÀI HÁT:DÀN ĐỒNG CA MÙA HẠ NGHE NHẠC 1. Mục tiêu : a.Kiến thức: - Ôn bài hát. Dàn đồng ca mùa hạ. Nghe nhạc b.Kỹ năng: - HS hát đúng giai điệu và thuộc lời ca của bài hát Dàn đồng ca mùa hạ - Tập bày bài hát bằng cách hát đối đáp, lĩnh xướng, đồng ca để bài hát thêm sinh động c.Thái độ: - Qua tiết học giúp các em hát đều và hoà giọng hơn, HS nghe nhạc nhằm nâng cao cảm thụ âm nhạc. 2. Chuẩn bị : 1. GV: Giáo án, sgk, thanh phách 2. HS: Nhạc cụ gõ, sgk, vở viết 3.Tiến trình bài dạy: Hoạt động của cô Hoạt động của trò a. Kiểm tra bài cũ(3’) - Kiểm tra đồ dùng học tập của HS - Cả lớp hát b.Bài mới:(27’) - Để các em hát hay và hoà giọng hơn - HS lấy thanh phách tiết học hôm nay các em sẽ ôn lại bài hát : Dàn đồng ca mùa hạ, sau đó dành - Cả lớp lắng nghe GV giới thiệu bài ít phút để các em nghe nhạc. mới. * Hoạt động 1. Ôn tập bài hát - Khởi động giọng - HS khởi động giọng - Cho cả lớp hát kết hợp gõ đệm theo - Cả lớp đồng thanh hát lại bài hát 1- 2 - Chia nhóm hát đối dáp lần. Nhóm 1: Chẳng nhìn thấy……..lá dày - HS thực hiện theo nhóm, 1 em hát Nhóm 2: Tiếng ve……………tha thiết lĩnh xớng.

<span class='text_page_counter'>(36)</span> 1 em lĩnh xướng : Lời ve ngân……..mây biếc xanh Cả lớp hát: Dàn đồng ca mùa hạ…….ve ve ve - Cho cả lớp hát kết hợp gõ đệm theo phách, nhịp của bài hát. - Quan sát và sửa sai cho các em ( nếu có) - Gọi 1 em lên hát đơn ca ở dưới lớp lắng nghe. - Nghe và đánh giá nhận xét cho hs - GV gợi ý một số động tác phụ hoạ hợp với từng câu hát để cho các nhóm tự tập. - Gọi đại diện các nhóm lên lớp biểu diễn trước lớp, ở dưới lớp hát và gõ đệm theo phách để bài hát thêm sinh động - Quan sát và động viên các nhóm tham gia biểu diễn. * Hoạt động 2. Nghe nhạc bài. Mái trường mến yêu của nhạc sĩ Lê Quốc Thắng - Cho HS nghe lần 1 - Cho HS nêu tên bài, tác giả: Bài Mái trường mến yêu- Nhạc và lời Lê Quốc Thắng - Nêu cảm nghĩ khi nghe bài hát - Nghe bài hát lần 2 - GV củng cố lại sau khi cho HS nghe nhạc c.Hướng dẫn HS học ở nhà(5’): - Cho HS hát bài Dàn đồng ca mùa hạ - Dặn dò: Học thuộc bài hát, tập gõ đệm theo nhịp và vận động phụ hoạ theo bài hát - Nhận xét tiết học. - Các nhóm hát kất hợp gõ đệm theo phách, nhịp - Sửa sai theo hướng dẫn của GV - HS lên hát đơn ca - Các nhóm tự tập múa phụ hoạ theo gợi ý của GV - Mỗi nhón cử đại diện để lên biểu diễn trước lớp. - HS nghe. - Nghe GV hát và trả lời câu hỏi mà GV yêu cầu. - Bài hát có giai điệu mầm mại, uyển chuyển giai điệu rất hay. - Nghe lần 2 - Cả lớp hát lại bài hát kết hợp gõ đệm theo nhịp - Lắng nghe và ghi nhớ.

<span class='text_page_counter'>(37)</span> d, Chỉnh sửa bổ xung ..................................................................................................................................... ............................................................................................................................. -----------------------------------------------------------Ngày soạn: 18/ 4 / 2013 Ngày giảng: Thứ 6 / 19 / 4 / 2013 TIẾT 1: THỂ DỤC Bài 62: MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN – TRÒ CHƠI “ CHUYỂN ĐỒ VẬT” I. Mục tiêu. 1. Kiến thức: Ôn tập kiểm tra tâng cầu bằng mu bàn chân .yêu cầu thực hiện cơ bản đúng và nâng cao thành tích. 2 Kỹ năng: Học sinh thực hiện tốt các động tác trong bài thể dục. 3. Thái độ. Học sinh yêu môn học, tích cực rèn luyện. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh. 1. Chuẩn bị của giáo viên. Giáo án , sách giáo khoa, đồng hồ thể thao, còi . 2. Chuẩn bị của học sinh. Sân bãi, trang phục gọn gàng theo quy định, chuẩn bị quả cầu đá.. III. Tiến trình dạy học Nội dung 1. Phần Mở đầu * Phổ biến nhiệm vụ yêu cầu bài học * Khởi động: - Học sinh chạy nhẹ nhàng từ hàng dọc thành vòng tròn, thực hiện các động tác xoay khớp cổ tay, cổ chân, hông, vai, gối, …. Thời gian. Định lượng 6 phút 2phút 3 phút 2x8 nhịp. * Môn tự chọn (đá cầu) + Tâng cầu bằng đùi: + Tâng cầu bằng má trong bàn chân: + Phát cầu bằng mu bàn chân. * ******** ******** Đội hình nhận lớp. Đội hình khởi động cả lớp khởi động dưới sự điều khiển của cánsự. - Kiểm tra bài cũ 2, Phần Cơ bản. Phương pháp tổ chức. 18-20 phút GV hướng dẫn động tác HS quan sát và thực hiện * ********** ********** HS luyện tập theo nhóm GV quan sát sửa sai cho H.

<span class='text_page_counter'>(38)</span> * Chơi trò chơi chuyển đồ vật. 5-6 phút. * Củng cố: - Đá cầu …. 3. Kết thúc. - Tập chung lớp thả lỏng. Nhận xét đánh giá buổi tập. Hướng dẫn học sinh tập luyện ở nhà.. 5-7 phút. Tổ chức thi tâng cầu (theo nhóm hoặc theo tổt) GV hướng dẫn điều khiển trò chơi yêu cầu các em chơi nhiệt tình, vui vẻ, đoàn kết các tổ thi đua với nhau GV quan sát biểu dương đội làm tốt động tác GV và h /s hệ thống lại kiến thức * ********* *********. 4, Chỉnh sửa bổ xung ..................................................................................................................................... ............................................................................................................................. -----------------------------------------------------------TIẾT 2: TOÁN Bài 155: PHÉP CHIA I. Mục tiêu 1, Kiến thức. Giúp HS củng cố kĩ năng thực hành phép chia các số tự nhiên, số thập phân, phân số và vận dụng trong tính nhẩm. 2, Kỹ năng. Học sinh làm tốt các bài tập trong bài ôn tập. 3, Thái độ. Học inh yêu môn học II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh. 1, Chuẩn bị của giáo viên. Bảng phụ ghi tóm tắt về phép chia và tính chất (như SGK trang 163) 2, Chuẩn bị của học sinh: VBT III. Tiến trình dạy học Hoạt động dạy Hoạt động học 1. KiÓm tra bµi cò ( 3') - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo - GV mời 1 HS lên bảng làm bài tập để nhận xét. hướng dẫn luyện tập. Kiểm tra vở bài tập của HS dưới lớp. - GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 2. Bµi míi a. Giới thiệu bài(1') - GV: Trong tiết học này chúng ta cùng - Nghe và xác định nhiệm vụ tiết..

<span class='text_page_counter'>(39)</span> ôn tập các kiến thức đã học của phép chia. b. Ôn tập về phép chia(14') * Trường hợp chia hết - GV viết lên bảng phép chia a : b = c và yêu cầu học sinh đọc phép chia. - GV hỏi + Phép chia trên được gọi là phép chia gì? Hãy nêu tên các thành phần của phép tính. + Em hãy cho biết thương của phép chia trong các trường hợp, số chia cho 1, số chia cho và số bị chia bằng nhau và khác 0, số bị chia là 0. - GV nhận xét, chỉnh sữa câu trả lời. * Trường hợp chia có dư - Làm tương tự như trên cho HS nêu được các thành phần của phép chia có dư và chú ý số dư phải bé hơn số chia. c. Hướng dẫn làm bài tập(19') Bài 1: - GV yêu cầu HS đọc đề bài trong SGK. - GV hỏi: + Em hiểu yêu cầu của bài như thế nào? + Em hãy nêu cách thử lại để kiểm tra xem một phép tính chia có đúng hay không. - GV nhận xét câu trả lời của HS, yêu cầu HS làm bài. - GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. - GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 2: - GV cho HS nêu cách thực hiện phép chia phân số rồi yêu cầu các em làm bài. Bài 3:. - HS đọc - HS trả lời: + Phép tính chia có các thành phần: số bị chia (a), số chia (b), thương (c). + Mọi số chia cho 1 đều bằng chính số đó a : 1 = a. + Mọi số khác 0 chia cho chính nó đều bằng 1. a : a = 1 (a khác 0) + Số 0 chia cho số nào cũng bằng 0. 0 : b = 0 (b khác 0). - HS đọc thầm. - HS trả lời: + Bài tập yêu cầu thực hiện phép tính chia rổi thử lại để kiểm tra có đúng hay không. + Muốn kiểm tra một phép tính chia có đúng hay không ta làm như sau: Nếu là phép chia hết thì lấy thương nhân với số chia được tích là số bị chia thì phép tính là đúng, nếu khác thì sai. Nếu là phép chia có dư thì lấy tích của thương và số chia cộng với số dư. Được kết quả là số bị chia thì phép tính đúng, khác thì phép tính sai. - 1 HS nêu trước lớp. - Cả lớp làm bài tập vào vở bài tập, sau đó 2 ngồi cạnh trao đổi chéo vở để kiểm tra lẫn nhau. - HS làm bài vào vở..

<span class='text_page_counter'>(40)</span> - GV cho HS tự làm bài vào vở bài tập, sau đó yêu cầu HS tiếp nối nhau nêu kết quả trước lớp, mỗi HS làm 2 phép tính nhẩm. - GV nhận xét, chữa bài, có thể yêu cầu HS nêu cách tính nhẩm.. - 6 HS thay nhau làm bài trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét. - HS nêu trước lớp. Ví dụ: + Chia một số cho 0,5 thì ta có thể nhân số đó với 2. + Chia một số cho 0,25 thì ta nhân số đó với 4; ... Bài 4: - 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm - GV yêu cầu HS tự làm bài. bài vào vở bài tập. - GV mời HS nhận xét bài làm của bạn - 1 HS nhận xét, nếu bạn làm sai thì sửa trên bảng. lại cho đúng. Kết quả thống nhất: a) Cách 1: b) Cách 1: (6,24 + 1,26) : 0,75 = 7,5 : 7 3 4 3 7 5 4 5 35 20 0,75 55 =5 10 :  :  x  x     11 5 11 5 11 3 11 3 33 33 33Cách 3 2: ( 6,24 + 1,26) : 0,75 = 6,24 : 0,75 + 1,26 : 0,75 = 8,32 + 1,68 = 10 Cách 2: 7 3 4 3  7 4  3 11 3 3 3 :  :    :  : 1:  11 5 11 5  11 11  5 11 5 5 5 - GV nhận xét và cho điểm HS, có thể yêu cầu HS nêu quy tắc chia một tổng cho một số. 3, Cñng cè, luyÖn tËp (2') - Tãm t¾t néi dung bµi - GV nhận xét tiết học. 4, Híng dÉn tù häc ë nhµ (1') Tính giá trị của biểu thức bằng hai cách: 5 2 7 2 1 2 :  :  : 12 5 12 5 3 5 a) b) (6,7 + 2,3 + 5,8) : 12 5, Chỉnh sửa bổ xung ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... -----------------------------------------------------------TIẾT 3: TẬP LÀM VĂN Bài 62: ÔN TẬP VỀ TẢ CẢNH I. Mục tiêu 1, Kiến thức : Ôn tập kiến thức về tả cảnh 2, Kĩ năng: Ôn luyện, củng cố kĩ năng lập dàn ý của bài văn tả cảnh - một dàn ý với ý của riêng mình. - Ôn luyện kĩ năng trình bày miệng dàn ý bài văn tả cảnh – trình bày rõ ràng, rành mạch, tự nhiên, tự tin. 3, Thái độ: Yêu thích môn học.

<span class='text_page_counter'>(41)</span> II. Chuẩn bị của GV và HS 1, Chuẩn bị của GV: Bảng lớp viết 4 đề bài. - Một số tranh ảnh (nếu có) phục vụ yêu cầu của đề. - Bút dạ + 4 tờ giấy khổ to để HS lập dàn ý cho 4 đề. 2, Chuẩn bị của HS: VBT III. Tiến trình dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1, Kiểm tra bài cũ (3') - Kiểm tra 2 HS. - 2 HS lần lượt trình bày dàn ý một bài - GV nhận xét + cho điểm văn tả cảnh em đã đọc hoặc đã viết trong học kì I hoặc trong tiết Tập làm văn trước. 2, Bài mới a. Giới thiệu bài (1') Trong tiết học hôm nay, các em sẽ - HS lắng nghe. tiếp tục ôn tập về văn tả cảnh. Các em sẽ lập dàn ý một bài văn tả cảnh. Sau đó, dựa trên dàn ý đã lập, trình bày miệng bài văn. b. Hướng dẫn làm bài tập (28') HĐ1: HS làm BT1 (18’) - 1 HS đọc thành tiếng, lớp theo dõi - Cho HS chép 4 đề bài a, b, c, d lên trong SGK. bảng lớp. - GV giao việc: - Các em đọc lại 4 đề - Chọn 1 đề miêu tả một trong 4 cảnh. - 1 HS đọc gợi ý trong SGK, cả lớp Các em nhớ chọn cảnh mà các em đã lắng nghe. thấy, đã ngắm nhìn hoặc đã quen. - Dựa vào gợi ý, , ỗi em lập dàn ý cho - GV kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS riêng mình. ở nhà. - 4 em làm bài dàn ý cho 4 đề vào giấy. - Cho HS lập dàn ý. GV phát giấy cho - 4 HS làm dàn ý vào giấy lên dán trên 4 HS lập dàn ý của 4 đề (trước khi phát bảng lớp. giấy cần biết em nào làm đề nào để - Lớp nhận xét + bổ sung phát giấy cho 4 em làm. - HS tự hoàn chỉnh dàn ý của mình. - Cho HS trình bày dàn ý. - GV nhận xét + bổ sung để hoàn chỉnh 4 dàn ý trên lớp. HĐ2: HS làm BT2 (10’) - GV nhắc lại yêu cầu. - 1 HS đọc yêu cầu của BT2. - Cho HS trình bày miệng dàn ý. - HS dựa vào dàn ý đã lập trình bày - Cho lớp trao đổi, thảo luận về cách miệng trước lớp. sắp xếp các phần trong dàn ý, cách - Lớp trao đổi, thảo luận..

<span class='text_page_counter'>(42)</span> trình bày, diễn đạt, bình chọn người trình bày hay nhất. 3, Củng cố, luyện tập (2') - HS lắng nghe - Tóm tắt nội dung bài - GV nhận xét tiết học. 4, Hướng dẫn tự học ở nhà (1') - Dặn những HS viết dàn ý chưa đạt về nhà sửa lại để chuẩn bị viết hoàn chỉnh bài văn tả cảnh tròn tiết Tập làm văn cuối tuần 32 5, Chỉnh sửa bổ xung ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... -----------------------------------------------------------TIẾT 4: LUYỆN TỪ VÀ CÂU Bài 62: ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU (Dấu phẩy) I. Mục tiêu 1, Kiến thức: Tiếp tục ôn luyện, củng cố kiến thức về dấu phẩy: Nắm tác dụng của dấu phẩy 2, Kĩ năng : Biết phân tích chỗ sai trong cách dùng dấu phẩy, biết chữa lỗi dùng dấu phẩy. Hiểu sự tai hại nếu dùng sai dấu phẩy 3, Thái độ : Có ý thức thận trọng khi dùng dấu phẩy. II. Chuẩn bị của GV và HS. 1, Chuẩn bị của GV: Bảng phụ ghi 3 tác dụng của dấu phẩy - 3 tờ phiếu để HS làm BT1. - 2 tờ phiếu khổ to kẻ bảng nội dung BT3 2, Chuẩn bị của HS: VBT III. Tiến trình dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ ( 3') - Kiểm tra 2 HS. - HS1 đặt câu với nội dung câu tục ngữ “Bên ướt mẹ nằm, bên ráo phần con” - GV nhận xét + cho - HS2 đặt câu với nội dung câu tục ngữ ”Giặc đến điểm. nhà, đàn bà cũng đánh”. 2, Bài mới a. Giới thiệu bài (1') Các em đã học về dấu - HS lắng nghe. phẩy. Trong tiết học này, các em tiếp tục ôn tập về dấu phẩy. Qua tiết ôn tập, các em sẽ nắm vững hơn tác dụng của dấu phẩy;.

<span class='text_page_counter'>(43)</span> biết được sự tai hại của việc dùng sai dấu phẩy. b. Hướng dẫn làm bài tập (28') - 1 HS đọc bài tập + đọc 2 câu a, b. HĐ1: HS làm BT1 - 1 HS nói 3 tác dụng của dấu phẩy. - GV đưa bảng phụ ghi 3 - 1 HS đọc trên bảng phụ. tác dụng của dấu phẩy - HS đọc thầm, suy nghĩ. lên. - 3 HS làm bài vào phiếu hoặc vở bài tập. - 3 HS làm bài vào giấy lên dán trên bảng lớp. Bảng phụ - Dấu phẩy ngăn cách các - Lớp nhận xét. bộ phận cùng chức vụ trong câu. - Dấu phẩy ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ. Dấu phẩy ngăn cách các vế câu trong câu ghép. - GV giao việc: - Mỗi em đọc thầm lại 2 đoạn a, b. - Nêu tác dụng của dấu phẩy trong 2 đoạn văn đó. - Cho HS làm bài. GV phát phiếu cho 3 HS làm bài. - Cho HS trình bày kết quả. - GV nhận xét + chốt lại kết quả đúng. HĐ2: HS làm BT2 (cách tiến hành tương tự BT1) GV chốt lại kết quả đúng: Lời phê của xã Bò cày không được thịt. Anh hàng thịt đã Bò cày không được, thịt. thêm dấu câu nào vào lời (thêm dấu phẩy) phê của xã để hiểu là xã Bò cày, không được thịt đồng ý cho làm thịt con bò? Lời phê trong đơn cần được viết như thế nào để anh hàng thịt không.

<span class='text_page_counter'>(44)</span> thể chữa một cách dễ dàng? HĐ3: HS làm BT3 - 1HS đọc yêu cầu của BT1 + đọc đoạn - GV giao việc: văn. HS theo dõi trong SGK. - Đọc lại đoạn văn. - Chỉ ra 3 dấu phẩy đặt sai. - HS đọc thầm lại đoạn văn. - Đặt 3 dấu phẩy lại cho đúng: - 2HS lên bảng làm bài trên phiếu. - Cho HS làm bài. - Lớp nhận xét. - Cho HS làm bài. GV dán lên bảng lớp 2 tờ phiếu. - GV nhận xét + chốt lại kết quả đúng Các câu văn dùng sai Sửa lại dấu phẩy Sách Ghi -nét ghi Sách Ghi - nét ghi nhận chị Ca - rôn là người phụ nữ nhận, chị Ca -rôn là nặng nhất hành tinh. (bỏ 1 dấu phẩy dùng thừa) người phụ nữ nặng nhất, hành tinh. Cuối mùa hè, năm Cuối mùa hè năm 1994, chị phải đến cấp cứu tại một 1994 chị phải đến cấp bệnh viện ở thành phố Phơ-lin,bang Mi-chi-gân,nước cứu tại một bệnh viện ở Mĩ (đặt lại vị trí một dấu phẩy) thành phố Phơ-lin, bang Mi-chi-gân, nước Mĩ Để có thể, đưa chị đến Để có thể đưa chị đến bệnh viện, người ta phải bệnh viện người ta phải nhờ sự giúp đỡ của 22 nhân viên cứu hoả (đặt lại vị nhờ sự giúp đỡ của 22 trí một dấu phẩy) nhân viên cứu hoả 3, Củng cố, luyện tập ( 2') - Nhắc lại tác dụng của dấu phẩy - Tóm tắt nội dung bài - Nhận xét tiết học 4, Hướng dẫn tự học ở nhà ( 1') - Ghi nhớ tác dụng của dấu phẩy - Chuẩn bị bài sau 5, Chỉnh sửa bổ xung ..................................................................................................................................... ............................................................................................................................. ------------------------------------------------------------.

<span class='text_page_counter'>(45)</span> TIẾT 5: SINH HOẠT I. Mục tiêu - Nhận xét lại các hoạt động trong tuần giúp HS thấy được những mặt cần phát huy và những tồn tại cần khắc phục. Đề ra phương hướng hoạt động cho tuần 32 II. Nhận xét chung các hoạt đông trong tuần 1, Đạo đức: Đa số các em ngoan ngoãn, lễ phép với thầy cô, đoàn kết với bạn bè tiêu biểu như: Phiên,Miển. 2, Học tập: Sĩ số tương đối đảm bảo. Nhiều HS có ý thức tốt trong việc học tập, trong lớp hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài tiêu biểu như: Đức,Phiên . Tuy nhiên còn một số em có ý thức chưa tốt về nhà chưa tự giác học bài, trong lớp chưa hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài: Hòa. 3, Lao động, vệ sinh: Tham gia lao động đầy đủ. 4, Văn, thể, mĩ: Tham gia đầy đủ, nhiệt tình tập đoàn đội. Các em ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng III, Phương hướng tuần 32: Tiếp tục phù đạo HS yếu. Tham gia tích cực các hoạt động của nhà trường..

<span class='text_page_counter'>(46)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×