Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

giao an chu de truong MN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (299.8 KB, 43 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN VẠN NINH TRƯỜNG MẪU GIÁO HỌA MI. ……………………. KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY. Chủ điểm:TRƯỜNG MẦM NON Độ tuổi: 5-6 tuổi Giáo viên: Nguyễn Thị Thương. Năm học : 2012- 2013 CHỦ ĐỀ: TRƯỜNG MẦM NON- TRUNG THU.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Thời gian thực hiện : 3 tuần. ( Từ ngày 10 tháng 9 đến ngày 28 tháng 9 năm 2012). 1. Thể chất. Mục tiêu. Nội dung. Hoạt động. *Dinh dưỡng-sức khỏe - Nhận biết, phân biệt nhóm thực phẩm giàu chất đạm. - Biết tự mặc và cởi quần áo ( Chỉ số 5) - Biết rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn ,sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn .( Chỉ số 15) - Biết rửa mặt, đánh răng hằng ngày, rửa tay bằng xà phòng..( CS 16) - Biết đi vệ sinh, bỏ rác đúng nơi quy định; không nhổ bậy. - Nhận biết một số nguy cơ không an toàn khi ăn uống và cách phòng tránh : Cười đùa trong khi ăn, uống hoặc khi ăn các loại quả có hạt dễ bị hóc, sặc. Không tự ý uống thuốc. *Phát triển vận động:. *Dinh dưỡng - sức khoẻ: - Rèn một số việc tự phục vụ: Tự mặc và cởi quần áo , rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn . - Rèn kỹ năng rửa mặt, đánh răng, rửa tay bằng xà phòng. - Đi vệ sinh, bỏ rác đúng nơi quy định; không nhổ bậy. -Một số nguy cơ không an toàn khi ăn uống và cách phòng tránh : Cười đùa trong khi ăn, uống hoặc khi ăn các loại quả có hạt dẽ bị hóc, sặc. Không tự ý uống thuốc.. *Dinh dưỡng - sức khoẻ: - Trò chuyện về những thực phẩm giàu chất đạm. - Tổ chức cho trẻ thao tác đánh răng , rửa mặt - Trò chuyện về một số hành vi và thói quen tốt trong vệ sinh phòng bệnh - Trò chuyện về một số nguy cơ không an toàn khi ăn uống và cách phòng tránh - Tổ chức hoạt động bé tập làm nội trợ: Pha nước chanh. *Phát triển vận động: - Rèn luyện và phát triển - Tập luyện các động tác : các nhóm cơ và hô Tay, chân, bụng, bật hấp:Trẻ biết thực hiện các động tác hô hấp ;tay ,chân, bụng, bật và các bài tập thể dục một cách chính xác nhịp - Thực hện các vận động : nhàng - Trẻ thực hiện đúng và Đi bằng mép ngoài bàn phối hợp nhịp nhàng các chân, đi khuỵu gối, bò vận động cơ bản: Đi bằng tay và bàn chân 4-5 bằng mép ngoài bàn m ,tung bóng lên cao và chân, đi khuỵu gối, bò bắt bóng, bật liên tục qua. *Phát triển vận động: - Tập vận động các nhóm cơ và các bài tập thể dục sáng - Thực hiện các vận động cơ bản : Đi bằng mép ngoài bàn chân, đi khuỵu gối, bò bằng tay và bàn chân 4-5 m, tung bóng lên cao và bắt bóng, bật liên tục qua 5-6 vòng. - Chơi các trò chơi vận động : Chung sức, chuyền bóng qua đầu qua chân ,pha nước chanh, truyền tin … - Trò chơi dân gian : Kéo.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> 2. Nhận thức. bằng tay và bàn chân 4-5 m, tung bóng lên cao và bắt bóng, bật liên tục qua 5-6 vòng. - Trẻ tích cực tham gia các trò chơi vận động, trò chơi dân gian. - Rèn luyện sự khéo léo của bàn tay và các ngón tay thông qua các hoạt động : Nặn, cắt, xé dán.. 5-6 vòng. .. 1. Khám phá môi trường xung quanh - Biết tên gọi đặc điểm nổi bật ( màu sắc hình dáng âm thanh ) , công dụng cách sử dụng đồ dùng đồ chơi . - Biết bảo quãn giữ gìn đồ dùng đồ chơi. - Biết tên gọi, đặc điểm của mùa thu . - Nhận biết sự khác nhau giữa ngày và đêm, mặt trời và mặt trăng - Biết ích lợi của nước đối với đời sống con người và cây cối, con vật ,tiết kiệm nước - Biết không khí các nguồn ánh sáng trong sinh hoạt hằng ngày. - Biết họ tên ,ngày sinh ,giới tính của bản thân 2. Biểu tượng toán sơ đẳng : - Biết đếm trong phạm vi 5.- Nhận biết chữ số, số lượng và số thứ tự trong. 1. Khám phá môi trường xung quanh - Tên gọi đặc điểm nổi bật ( màu sắc hình dáng âm thanh ) ,công dụng cách sử dụng đồ dùng đồ chơi . - Biết bảo quãn giữ gìn đồ dùng đồ chơi. - Biết tên gọi, đặc điểm của mùa thu .. 1. Khám phá môi trường xung quanh - Trò chuyện về tên gọi đặc điểm nổi bật ( màu sắc hình dáng âm thanh ) ,công dụng cách sử dụng đồ dùng đồ chơi . - Trò chuyện về cách bảo quãn giữ gìn đồ dùng đồ chơi. - Trò chuyện về tên gọi , đặc điểm của mùa thu .. - Họ tên, ngày sinh, giới tính của bản thân .. - Trò chuyện về họ tên, ngày sinh, giới tính của bản thân .. 2. Biểu tượng toán sơ đẳng : - Đếm trong phạm vi 5.Nhận biết chữ số, số lượng và số thứ tự trong phạm vi 5.. 2. Biểu tượng toán sơ đẳng : - Đếm trong phạm vi 5.Nhận biết chữ số, số lượng và số thứ tự trong phạm vi 5.. - Các trò chơi vận động. co, kéo cưa lừa xẻ, lộn cầu vòng.. - Các loại cử động bàn tay, ngón tay và cổ tay: Uốn cổ tay, bàn tay, xoay cổ tay. Gập mở lần lượt từng ngón tay.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> 3.Ngôn ngữ. phạm vi 5. - Biết thêm bớt trong phạm vi 5. - Biết tách 5 đối tượng thành hai nhóm nhỏ bằng các cách khác nhau. - Biết ghép thành từng cặp những đối tượng có mối liên quan . -Biết nhận biết hôm qua ,hôm nay ,ngày mai . - Biết gọi tên các thứ trong tuần. - Thêm bớt trong phạm vi 5. - Tách 5 đối tượng thành hai nhóm nhỏ bằng các cách khác nhau. - Ghép thành từng cặp những đối tượng có mối liên quan . -Nhận biết hôm qua ,hôm nay ,ngày mai . - Tên các thứ trong tuần. - Biết trả lời các câu hỏi về nguyên nhân: Tại sao? Có gì giống nhau? Có gì khác nhau? Do đâu mà có?. - Trả lời các câu hỏi về - Đọc thơ: Bàn tay cô nguyên nhân: giáo, cô giáo của em Tại sao? Có gì giống - Kể chuyện: Chuyện ở nhau? Có gì khác nhau? lớp MG , thầy giáo thỏ trắng, khỉ con đi học. Do đâu mà có? - Kể chuyện sáng tạo theo - Đọc thơ,“đọc” truyện tranh ,đóng kịch. qua tranh vẽ. - Giải câu đố về TMN - Viết tên của TMN, bản - Làm quen,tập tô nhóm thân theo cách của mình. chữ .O, Ô, Ơ - Hứng thú và giải đúng - Trẻ sao chép chữ cái (có các câu đố về TMN trong từ) có nội dung về - Nghe và hiểu nội dung chủ điểm. của câu chuyện, bài thơ về - Tìm chữ cái có trong bài chủ điểm. thơ. - Tên chữ cái và phát âm -Tìm chữ cái có trong tên những âm của chữ cái TMN ,tên của trẻ trong các từ chỉ tên TMN, - Tìm chữ cái qua tên, đồ tên của mình . dùng, đồ chơi, sách báo, tranh ảnh… - Chơi các trò chơi: Tìm đúng chữ cái trong từ; Tìm thẻ chữ theo hiệu lệnh của cô; Kết bạn; Tìm tiếng bắt đầu cùng một chữ cái; Chữ gì biến mất; Tập tầm vông. - Thích đọc thơ, biết “đọc” truyện qua tranh vẽ. - Biết viết tên của TMN, bản thân theo cách của mình. - Hứng thú và giải đúng các câu đố về TMN -Biết lắng nghe và hiểu nội dung của câu chuyện, bài thơ về chủ điểm. - Nhận biết được một số chữ cái và phát âm được những âm của chữ cái trong các từ chỉ tên TMN, tên của mình.. 4. Thẩm mỹ. - Thêm bớt trong phạm vi 5. - Tách 5 đối tượng thành hai nhóm nhỏ bằng các cách khác nhau. - Ghép thành từng cặp những đối tượng có mối liên quan . - Dạy trẻ nhận biết hôm qua ,hôm nay ,ngày mai . - Gọi tên các thứ trong tuần. @ Tạo hình @ Tạo hình @ Tạo hình: -Biết thể hiện được cảm -Thể hiện được cảm xúc, -Cắt tranh trong hoạ báo,.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> xúc, tình cảm về TMN qua các sản phẩm vẽ, nặn, cắt, xé dán. -Biết vẽ, nặn, xé dán về TMN. -Biết lựa chọn ,phối hợp các nguyên vật liệu tạo hình ,nguyên vật liệu thiên nhiên phong phú để tạo ra sản phẩm theo ý thích . - Biết nói lên ý tưởng tạo hình của mình. - Biết nhận xét sản phẩm tạo hình về màu sắc ,đường nét ,bố cục .. tình cảm về TMN qua các sản phẩm vẽ, nặn, cắt, xé dán. -Vẽ, nặn, xé dán về TMN. - Lựa chọn ,phối hợp các nguyên vật liệu tạo hình ,nguyên vật liệu thiên nhiên phong phú để tạo ra sản phẩm theo ý thích .. - Nhận xét sản phẩm tạo hình về màu sắc ,đường nét ,bố cục .. @ Âm nhạc -Biết thể hiện cảm xúc khi hát,nghe hát ,và VĐTN ,biết nghe và nhận ra sắc thái các thể loại âm nhạc khác nhau. @ Âm nhạc - Thể hiện cảm xúc khi hát,nghe hát ,và VĐTN ,biết nghe và nhận ra sắc thái các thể loại âm nhạc khác nhau. - Biết hát, múa, vận động theo nhạc một cách hứng thú . -Biết sử dụng các dụng cụ âm nhạc gõ theo phách -Biết nghĩ ra các hình thức để tạo ra âm thanh .. 5. Tình cảm và kỹ năng xã hội. - Biết thể hiện sự vui thích khi hoàn thành công việc (Chỉ số 32) - Biết chủ động làm một. tô màu tranh làm album về chủ điểm ngôi trường thân thiện - Vẽ, nặn, xé dán, tô màu về trường lớp, các đồ dùng trong lớp, trong trường. - Cùng cô trang trí lớp học. - Làm đồ dùng, đồ chơi từ nguyên vật liệu phế thải bằng hộp sữa yobi, giấy -Tô màu tranh TMN - Vẽ theo ý thích. - Làm tranh chủ điểm. - Xem các tranh vẽ mang tính chất nghệ thuật nhằm làm tăng năng khiếu thẫm mỹ ở trẻ. @ Âm nhạc: - Hát và VĐ : Cô giáo em, ngày vui của bé, em yêu trường em, rướt đèn dưới ánh trăng,em đi mẫu gi áo . - Nghe hát: Cô đi nuôi - Hát, múa, vận động theo dạy trẻ, ngày đầu tiên đi nhạc một cách hứng thú . học, Chiếc đèn ông sao. -Sử dụng các dụng cụ âm - Trò chơi âm nhạc: nhạc gõ theo phách Những nốt nhạc vui ,tìm - Nghĩ ra các hình thức để bạn,đi tìm nhạc trưởng, tạo ra âm thanh . nhảy theo giai điệu,nghe câu hát đoán tên bài hát có bao nhiêu bạn hát. - Cho trẻ nghe các bài hát dân ca, các bài hát thiếu nhi mọi lúc mọi nơi - Thể hiện sự vui thích khi - Thực hành lau chùi, sắp hoàn thành công việc xếp đồ dùng, đồ chơi ở các - Chủ động làm một số góc hoạt động và trang trí công việc đơn giản hằng lớp.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> số công việc đơn giản hằng ngày (Chỉ số 33) - Nhận biết các trạng thái, cảm xúc vui buồn, ngạc nhiên, sợ hãi, tức giận, xấu hổ của người khác (Chỉ số 35) -Biết hòa đồng với bạn bè trong nhóm chơi (CS 42) - Biết chủ động giao tiếp với bạn (Chỉ số 43) - Biết lắng nghe ý kiến của người khác(CS 48). ngày - Nhận biết các trạng thái, cảm xúc vui buồn, ngạc nhiên, sợ hãi, tức giận, xấu hổ của người khác - Hòa đồng với bạn bè trong nhóm chơi - Chủ động giao tiếp với bạn - Lắng nghe ý kiến của người khác. - Chăm sóc cây trong vườn trường: Tưới nứớc cây. - Phát biểu cảm tưởng của trẻ về trường, lớp, cô, các bạn nhân đầu năm học mới -Trẻ tích cực tham gia ngày hội đến trường, tham gia diễn văn nghệ, phấn khởi khi đến trường - Hát múa theo khả năng và sở thích của trẻ - Tham gia các trò chơi trong các góc chơi. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG HỌC LIỆU.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> -. Một số tranh ảnh vẽ về : Trường, lớp MN của bé. Tranh chủ điểm: Trường mầm non Một số slide về trường lớp MN Hột hạt các loại : Hạt dưa ,hạt dẻ, đậu , hạt hướng dương , hạt cam thảo,võ sò ốc Các bài hát ,thơ, truyện , các bài đồng dao, ca dao trong chủ điểm Băng đĩa theo chủ điểm Một số ghế đá, dù du lịch , hộp sữa chua, xốp bitish Đồ chơi học liệu ở các góc Bài thơ theo chủ đề TMN + Góc phân vai: Một số loại rau ,củ. quả ,bánh kẹo .bàn ghế. rổ khăn,giày dép, mũ Va ly thuốc ,ông nghe ,nhiệt kế, một số lọ thuốc, kéo, em bé ,bàn ghế , bộ đồ bác sĩ…. Một số dụng cụ nấu ăn : tô , chén , muỗng , đũa , xoang . bình… + Âm nhạc : Kèn, trống ,xắc xô , đàn ,thanh gõ, mũ múa … :+ Tạo hình Vỡ tạo hình , bút chì đất nặn , bảng con , giấy gôm chuốt ,một số hột hạt các loại …. + Học tập : Bàn ghế , bảng, phấn, vỡ , bút chì, màu tô … Tranh ảnh ,sách báo , truyện, tạp chí về chủ điểm TMN …. + Xây dựng : Thảm cỏ, hoa, gạch, cây xanh ,ghế đá ,dù du lịch ,xích đu… một số phươnng tiện vận chuyển đồ dùng , mũ công nhân , một số đồ chơi lắp ghép , các khối gỗ + Góc thiên nhiên: Xô đựng nước , cây con ,sỏi, đá,cát … một số đồ dùng đồ chơi có trong góc thiện nhiên Lọ hủ nhựa. KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN I CHỦ ĐỀ: TRƯỜNG MẦM NON – TRUNG THU (Từ ngày 10/9- ngày 14 / 9 /2012).

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Hoạt động Đón trẻ. Thể dục sáng. Hoạt động chung. Hoạt động ngoài trời. Thứ hai. Thứ ba. Thứ tư. Thứ năm. Thứ sáu. Trò chuyện với trẻ về lớp: tên lớp, tên cô giáo, các bạn -Trò chuyện về bản thân: Họ tên, ngày sinh, giới tính, hình dáng. -Trò chuyện về sở thích của bạn trai, bạn gái. -Trò chuyện về. đồ dùng, đồ chơi có trong lớp -Trò chuyện về cảm nghĩ của trẻ trong ngày hội đến trường 1. Khởi động: Đội hình vòng tròn đi bình thường, nhanh, chậm, kết hợp các kiểu chân ( bàn chân, mũi chân, gót chân) theo tiếng gõ xắc xô… 2. Trọng động: Mỗi động tác tập 2lx 8n - Hô hấp: Hít vào thở ra (Hít vào thật sâu khi mở rộng lồng ngực bằng động tác : Hai tay dang ngang ,đưa tay ra trước ,giơ lên cao . - Tay: Đưa 2 tay ra phía trước , sang ngang. - Bụng: Đứng quay người sang 2 bên - Chân: Khuỵu gối - Bật: Bật tại chỗ. 3. Hồi tĩnh: Đi nhẹ nhàng hít thở. HĐTT: Tung và bắt bóng HĐKH TCVĐ : “ Bịt mắt tìm bạn”. HĐTT: Trường học của em HĐKH TC: “ Tìm bạn”. HĐTT: V ẽ : “Cô giáo của em” HĐKH Hát và VĐ: “Cô và mẹ ”. HĐTT: HĐTT: Thơ “Bàn tay Làm quen nhóm cô diệu kỳ” chữ o, ô, ơ HĐKH HĐKH Trò chuyện TC: “Tai ai tinh” về trường lớp MN. Nhặt lá vàng rơi”(Trang53) TC:”Chạy tiếp cờ” (Trang 11 NHHĐ) - Chơi tự do. Bé làm vệ sinh sân trường (Trang 48A) TC: “Chuyền bóng bằng đầu” - Chơi tự do. - TC: “Ô ăn TC:”Cướp quan ”(Trang cờ”(Trang12) 4) -Chơi tự do -TC: “Kéo co” (Trang 9) -Chơi tự do. -Bé dạo chơi xung quanh trường (Trang 106) TC: “Chạy tiếp cờ”(Trang 11) - Chơi tự do. * Góc phân vai: + Gia đình (Trang 71) ,Bán hàng (Trang 72) Bác sĩ (Trang 71,72) * Góc âm nhạc -Trẻ thích nghe nhạc nghe hát vận động minh họa theo lời bài hát khả năng cảm thụ âm nhạc biểu diễn âm nhạc thể hiện cảm xúc phù hợp với bài hát.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Hoạt động góc. Hoạt động chiều.. - Kèn, trống ,xắc xô , đàn ,thanh gõ, mũ múa … - Sử dụng các nhạc cụ gõ, hát và gõ đệm theo các bài hát trong chủ điểm. * Góc tạo hình -Trẻ biết tên hoạt động tạo hình biết quan sát chú ý phát triển ốc thẫm mỹ khả năng tạo hình nhận xét sản phẩm của bạn và biết giữ gìn sản phẩm -Vở tạo hình , bút chì đất nặn , bảng con , giấy gôm chuốt ,một số hột hạt các loại - Làm tranh chủ điểm trường mầm non cùng cô, Làm búp bê bé trai ,bé gái bằng hạt .Làm dây chuyền bằng vỏ sò ,óc tặng bạn . * Góc học tập : -Trẻ biết cách lật vỡ cách cầm bút ngồi đúng tư thế phát triển khả năng quan sát chú ý ghi nhớ có chủ định . Phát triển tư duy ngôn ngữ - Bàn ghế , bảng, phấn, vỡ , bút chì, màu tô ;Tranh ảnh ,sách báo , truyện, tạp chí về chủ điểm TMN …. - Chơi lô tô, ráp từ. ; Xem tranh truyện, thơ theo chủ điểm ;Làm sách về các TMN Chọn và phân loại tranh lô tô ,đồ dùng ,đồ chơi. * Góc thiên nhiên: -Trẻ biết thưởng thức cái đẹp và thích tạo ra cái đẹp trong thiên nhiên tò mò thích tìm hiểu khám phá môi trường xung quanh chủ điểm biết yêu quý thiên nhiên giữ gìn môi trường - Xô đựng nước ,cây con ,sỏi, đá,cát ..một số đồ dùng đồ chơi có trong góc thiên nhiên -Chăm sóc và tưới nước cho cây; Đúc bánh bằng cát ;Bé trồng cây xanh *Góc xây dựng : - Xây trường mầm non ( Trang 67), xây vườn trường ( Trang 68) * Hướng dẫn * Trò chuyện trẻ VS đúng về cách làm nơi quy định vệ sinh sắp xếp đồ dùng đồ chơi * HĐG. * HĐG. * Trẻ cùng cô *. Hát và VĐ * Biểu diễn văn “Ngày vui chuẩn bị đồ nghệ. dùng đồ chơi của bé” * Nêu guơng cuối HĐKH cho ngày mai tuần. NH: “Ngày đầu tiên đi học ” * HĐG TC ÂN: Tiếng hát ở đâu * HĐG. Thứ 2 ngày 10 tháng 9 năm 2012. TUNG VÀ BẮT BÓNG 1.Mục đích yêu cầu:.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> -Trẻ biết tung bóng lên cao và bắt bóng bằng hai tay đúng kỹ thuật: Không ôm bóng vào người, không làm rơi bóng - Rèn luyện khả năng định hướng trong không gian - Phát triển sự khéo léo của đôi tay - Giáo dục trẻ tính kỷ luật, trật tự và chơi vui cùng bạn 2.Chuẩn bị: - Mỗi trẻ một quả bóng nhựa vừa tay, cầm để tập BTPTC - Máy catset và băng nhạc có bài hát “Trường chúng cháu là trường mầm non, cháu đi mẫu giáo” - Hai băng vải bịt mắt trẻ 3.Tổ chức hoạt động: * Hoạt động 1: Khởi động: Cô mở nhạc bài cháu đi mẫu giáo cho các cháu đi chạy các kiểu chân * Hoạt động 2 : Trọng động: BTPTC: Tập theo nhạc bài. “Trường chúng cháu là trường mầm non” - Hô hấp: Hít vào thở ra (Hít vào thật sâu khi mở rộng lồng ngực bằng động tác : Hai tay dang ngang ,đưa tay ra trước ,giơ lên cao . (2lx 8n) - Tay: Đưa 2 tay ra phía trước ,ra sau ..(3lx 8n) - Bụng: Đứng quay người sang 2 bên (2lx 8n) - Chân: Khuỵu gối (2lx 8n) - Bật: Bật tại chỗ. (2lx 8n) * Vận động cơ bản: - Cô cho trẻ tự chơi với bóng tự do theo ý thích. Hỏi trẻ với quả bóng các con có thể chơi được gì? Cô giới thiệu bài: “ Tung bóng lên cao và bắt bóng” - Đội hình: Vòng tròn, tự do - Cô cho mỗi cháu lấy một qủa bóng và chơi tung bóng xem bạn nào tung bóng cao nhất và bắt bóng không làm rơi xuống đất sẽ được cô khen - Sau khi cho trẻ chơi thử vài lần cô cho trẻ tự phát hiện xem tại sao không bắt được bóng và hay làm rơi bóng xuống sàn - Cô hướng dẫn kỹ thuật tung bóng và bắt bóng bằng hai tay: Các con cầm bóng bằng hai tay tung lên cao về phía trước mắt nhìn theo bóng.Khi bóng rơi xuống đón lấy bóng không được ôm bóng vào người và không làm rơi bóng xuống đất - Cô tung và bắt bóng cho cháu xem vài lần để cháu chơi cho đúng theo hướng dẫn của cô - Cho các cháu chơi với bóng vài lần nữa ( Cô chú ý theo dõi để sửa cho các cháu thực hành cho đúng hơn và khen ngợi các cháu thực hành đúng kịp thời ) *Trò chơi vận động : Bịt mắt tìm bạn Cô giới thiệu tên trò chơi và cho các cháu nhắc lại cách chơi, luật chơi - Cách chơi: một trẻ lên bịt mắt trước sau đó cô gọi 1 trẻ khác lên bịt mắt sau. Trẻ bịt mắt đầu tiên tìm trẻ bịt mắt sau, nếu bắt được sờ từ đầu tóc xuống chân và đoán xem bạn là trai hay là gái .Nếu đoán đúng sẽ được các ban và cô hoan hô trò chơi lại tiếp tục Khi trẻ tìm bạn các bạn ở ngoài sẽ chỉ dẫn bằng cách nói phương hướng mà bạn đứng ví dụ: bên phải, bên trái, phía trước, phía sau của bạn đang tìm.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Luật chơi: Khi bạn đoán không được nhắc bạn, nếu bạn đoán sai sẽ ra ngoài một lần chơi. - Cô cho trẻ chơi vài lần. * Hoạt động 3. : Hồi tĩnh - Cho các cháu đi nhẹ nhàng xung quanh lớp. Kết thúc : Cô nhận xét tuyên dương trẻ HOẠT ĐỘNG GÓC Chơi ở các góc như đã đăng ký trước HOẠT ĐỘNG CHIỀU HƯỚNG DẪN TRẺ VỆ SINH ĐÚNG NƠI QUY ĐỊNH I. Mục đích: - Trẻ biết cách đi vệ sinh đúng nơi quy định. Giáo dục trẻ biết giữ gìn nhà vệ sinh gọn gàng, sạch sẽ II. Chuẩn bị: - Nhà vệ sinh ( 1 bên nam, 1 bên gái ). Chậu nước và ca múc nước, dép để đi trong nhà vệ sinh, bồn cầu tương đối sạch và khô III. Tiến hành: - Cô nhắc trẻ khi có nhu cầu đi vệ sinh phải đi đúng nơi qui định, khi dội cầu tránh làm văng nước phải biết tiết kiệm nước, vào nhà vệ sinh phải đi dép - Cô hướng dẫn trẻ trai vào ngăn vệ sinh dành cho bé trai, các bé gái vào ngăn vệ sinh dành cho bé gái và hướng dẫn trẻ cách ngồi trên bồn cầu khi có nhu cầu. Nhắc bé trai khi tiểu không làm văng nước tiểu lên trên bồn cầu rất bẩn và hôi, khai. Kết thúc : Cô nhận xét tuyên dương trẻ Nhaän xeùt cuoái ngaøy: ………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………... Thứ 3 ngày11 tháng 9 năm 2012 TRƯỜNG HỌC CỦA EM 1.Mục đích yêu cầu:.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> - Trẻ biết tên trường lớp, các bộ phận trong trường và công việc tương ứng. - Chế độ sinh hoạt trong ngày của lớp, biết tên các bạn trai, bạn gái trong lớp, biết các góc chơi và đặc điểm riêng của lớp.. - Trẻ nêu những suy nghĩ của mình về trường, lớp, trả lời tốt các câu hỏi của cô - Giáo dục trẻ yêu trường, lớp.Kính trọng các cô bác trong trường, chơi biết nhường nhịn và giúp đỡ bạn.giữ gìn và bảo vệ các đồ dùng, đồ chơi có trong lớp, trong trường 2.Chuẩn bị: - Máy catset và băng nhạc có các bài hát về chủ điểm trường mầm non - Tranh ảnh về trường, lớp, các tấm ảnh về các hoạt động trong ngày của trẻ 3.Tổ chức hoạt động: * Hoạt động 1 : Trò chuyện, tìm hiểu khám phá về trường lớp Mầm non - Cô mở nhạc bài “ Trường chúng cháu là trường mầm non”cho các cháu hát và vận động theo nhạc - Đàm thoại: - Trường các con đang học có tên là trường gì ? Địa chỉ của trường ở đâu?. - Lớp mình là lớp gì ? Các con có nhớ hết tên của các bạn không hãy kể cho cô và các bạn nghe. - Hàng ngày đến lớp các con được hoạt động những gì ? - Các con có biết trong trường của mình có các lớp nào nữa kể cho cô và các bạn nghe ? Các con biết tên những cô nào trong trường và cô đó làm công việc gì ?ban giám hiệu gồm những ai ?.. - Cô cho trẻ xem tranh, hình về các hoạt động trong lớp trong trường cho trẻ cùng trao đổi nêu ý kiến của mình cùng các bạn về các hình ảnh đó. - Cô khái quát lại các ý của các cháu. - Cô giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ trường lớp, biết yêu thương kính trọng cô giáo và các cô bác trong trường. Nhắc trẻ phải biết chơi chan hoà cùng bạn, luôn nhường nhịn và giup đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn, không tranh giành đồ dùng, đồ chơi với các bạn. * Hoạt động 2 : Trò chơi tìm bạn: - Trẻ vừa đi vừa hát các bài hát như “Em đi mẫu giáo,em yêu trường em, trường chúng cháu là trường mầm non..”Sau đó tìm bạn theo yêu cầu sau: + Một bạn trai tìm 1 bạn trai, 1bạn gái tìm1 bạn gái + Một bạn trai tìm 1 bạn gái Cho cháu chơi vài lần Kết thúc: Cô nhận xét nhẹ nhàng và cho cháu nghỉ. HOẠT ĐỘNG GÓC Chơi ở các góc đã đăng ký trước HOẠT ĐỘNG CHIỀU. HƯỚNG DẪN TRẺ LAU DỌN VÀ SẮP XẾP ĐỒ CHƠI GỌN GÀNG.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> I. Mục đích: - Trẻ biết cách lau rửa đồ dùng, đồ chơi gọn gàng, sạch sẽ. Biết sắp xếp đồ chơi trên kệ theo yêu cầu của cô II. Chuẩn bị: - Các thau nước, khăn lau, rổ đựng đồ chơi, các kệ đồ chơi để sẵn III. Tiến hành: - Cô lấy hai thau nước, cho các cháu lấy một số đồ chơi và hướng dẫn trẻ cách rửa đồ chơi + Cô rửa mẫu cho các cháu xem cách rửa: đầu tiên cô bỏ đồ chơi vào thau và dùng khăn cọ rữa từng đồ chơi 1 và bỏ qua 1 thau nước khác để tráng lại, sau đó vớt đồ chơi ra bỏ vào rổ để cho ráo nước lấy khăn khô lau lại và xếp vào kệ ngay ngắn + Cô cho khoảng 3 trẻ lên thực hành rửa một số đồ chơi khác. Tương tự chia trẻ theo nhóm để rửa đồ chơi và sắp xếp lên kệ + Khi trẻ thực hành cô nhắc trẻ khi rửa phải cẩn thận không được làm văng nước tung toé ra ngoài hoặc ra quần áo. Kết thúc cho trẻ thu dọn đồ gọn gàng, sạch sẽ K ết th úc : Cô nhận xét tuyên duơng trẻ Nhận xét cuối ngày ………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………….…………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………….. Thứ tư ngày 12 tháng 9 năm 2012 V Ẽ : CÔ GIÁO CỦA EM 1.Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết mô tả cô giáo của mình qua lời nói, và biết vẽ khuôn mặt cô với các chi tiết : mái tóc, mắt mũi, miệng…..bằng các kỹ năng vẽ nét tròn, thẳng và cong. - Luyện cách vẽ chân dung, sử dụng màu hợp lý để tô cho bức tranh thêm đẹp - Giáo dục trẻ kính yêu và vâng lời cô giáo 2.Chuẩn bị: - Tranh mẫu: chân dung cô giáo - Máy catsets- băng nhạc có bài hát “Lớp em sao mà vui ghê” - Vở bé tạo hình, màu sáp, kẹp tranh, giá treo sản phẩm đủ cho trẻ - Bảng treo tranh cho cô - Kê bàn ghế cho trẻ ngồi theo nhóm 8 trẻ 3.Tổ chức hoạt động * Hoạt động 1: Vận động theo nhạc bài hát : “Cô và mẹ” - Cô trò chuyện với trẻ về mẹ và cô..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> - Cho trẻ hát thuộc bài hát cô và mẹ. - Cô và trẻ cùng nhau vận độg bài hát cô và mẹ. * Hoạt động 2: Vẽ chân dung cô giáo. - Trò chuyện với trẻ về lớp học, bạn bè, cô giáo về tình cảm của trẻ dành cho cô giáo của mình - Cô xuất hiện bức tranh vẽ chân dung cô giáo ( xuất hiện từ từ cho trẻ đoán đó là bức tranh gì) - Cô cho trẻ nhận xét về cô giáo thật và cô giáo trong tranh - Cô cho trẻ đàm thoại nét vẽ, màu sắc trong tranh - Cô vẽ mẫu: Vẽ khuôn mặt to vào giữa tờ giấy, vẽ các chi tiết mắt, mũi, miệng vào khuôn mặt tiếp theo vẽ cổ, bờ vai, vẽ đầu tóc..(Cô vừa vẽ vừa đàm thoại về cách vẽ cùng trẻ, sau đó tô màu phù hợp - Trẻ thực hành: Cô chú ý theo dõi trẻ yếu, gợi ý để trẻ thực hiện ý định của mình, khuyến khích các trẻ khác cố gắng hoàn thành sản phẩm của mình - Đánh giá sản phẩm: Cho trẻ vẽ xong tự đem tranh lên giá treo và cùng quan sát các bức tranh của mình và của các bạn. Cho trẻ lên chọn tranh đẹp nhất, giống mẫu của cô nhất nêu nhận xét - Cô nhận xét chung các bức tranh của cả lớp, tuyên dương và khuyến khích trẻ. Kết thúc : Cô nhận xét tuyên dương trẻ Nhận xét cuối ngày ………................................................................................................................................. ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................ ......................................................................................................................................... Thứ năm ngày 13 tháng 9 năm 2012 THƠ: BÀN TAY CÔ DIỆU KỲ Tác giả: Định Hải 1.Mục đích yêu cầu: - Biết được công việc và tình cảm của cô giáo đối với trẻ thông qua nội dung bài thơ.Trẻ biết thể hiện tình cảm của mình qua nhịp điệu của bài thơ, cảm nhận nhịp điệu của bài thơ. - Rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm, ngắt nghỉ đúng chỗ - Giáo dục kính yêu và vâng lời cô giáo 2.Chuẩn bị: - Băng nhạc có bài hát “Mẹ và cô”, máy catset - Tranh vẽ cô giáo đang chải tóc cho bé và vá áo cho bé - Rối tay : 1 rối làm cô giáo, 1 rối làm em bé, 1 rối đứng làm mẹ.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> 3.Tổ chức hoạt động: * Hoạt động 1: Trò chuyện với trẻ về trường lớp mẫu giáo - Cô xuất hiện tranh cho trẻ quan sát và trò chuyện với trẻ về công vịêc của cô giáo hàng ngày .Cho trẻ đọc từ dưới tranh: Tết tóc cho em, vá áo cho em * Hoạt động 2: Dạy trẻ đọc thơ: Bàn tay cô giáo - Cô nói: Cô giáo là người đã hàng ngày chăm sóc cho các con từng bữa ăn, giấc ngủ thế các con có yêu cô không ? yêu cô như thế nào hãy nói cho cô biết . Để tỏ lòng yêu kính cô các con phải làm như thế nào cho cô vui lòng? - Có một bài thơ do chú Định Hải sáng tác đã nói lên sự chăm sóc ân cần của cô giáo dành cho các con các con có biết đó là bài thơ gì không hãy đọc cho cô nghe nhé! - Đàm thoại: + Hàng ngày cô giáo đã làm những việc gì cho các cháu? +Tình cảm của các cháu dành cho cô như thế nào? + Riêng cháu, cháu sẽ làm gì cho cô vui lòng? - Cô cho cả lớp đọc thơ dưới nhiều hình thức: lớp, nhóm, cá nhân luân phiên nhau ( Cô lưu ý sửa cho các cháu đọc đúng lời bài thơ, đúng nhịp điệu) - Tổ chức cho cháu đọc sử dụng rối minh hoạ Kết thúc: Cô mở nhạc bài “Mẹ và cô” cho các cháu múa hát theo nhạc HOẠT ĐỘNG CHIỀU HÁT VÀ VĐ: “NGÀY VUI CỦA BÉ” Nhạc và lời Hoàng Văn Yến 1.Mục đích yêu cầu: - Trẻ hát kết hợp vỗ đệm theo phách bài hát “Ngày vui của bé” biết thể hiện niềm vui tâm trạng phấn khởi, thoải mái ,vui tươi khi hát - Trẻ lắng nghe cô hát và biết thể hiện cảm xúc của mình theo bài hát - Phát triển tai nghe phản ứng nhanh. - Giáo dục trẻ yêu trường, lớp, cô và các bạn. Đến lớp vui vẻ và chơi hoà đồng cùng các bạn 2.Chuẩn bị: - Nhạc cụ đủ cho trẻ hoạt động - Đàn organ, máy catsét băng nhạc có bài hát “Ngày đầu tiên đi học” 3.Tổ chức hoạt động: * Hoạt động 1 : Hát và vỗ đệm theo phách : “Ngày vui của bé” - Sau những ngày ở nhà cùng cha mẹ , hôm nay các bạn đã đến trường được vui chơi và học tập cùng các bạn thật là vui và ngày khai giảng là ngày mà các bạn rất vui sướng có đúng không nào, tác giả Hoàng Văn Yến đã mô tả niềm vui của các bạn nhỏ trong ngày vui đến trường rất hay ,bây giờ cô sẽ dạy các con hát nhé! - Cô hát cho trẻ nghe bài hát 1 lần và khuyến khích trẻ nào thuộc thì hát cùng cô - Cô hát lại cho trẻ nghe và kết hợp vỗ đệm theo phách.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> - Cô cho cả lớp cùng hát theo lớp nhóm, tổ, cá nhân .cô chú ý sửa sai cho các cháu hát đúng lời, đúng nhịp điệu của bài hát, khuyến khích trẻ vỗ đệm theo bài hát 1 cách sáng tạo, cô gợi ý cho trẻ vỗ theo phách với nhiều cách khác nhau * Hoạt động 2 : Nghe hát : Ngày đầu tiên đi học - Cô mở máy catset bài “ ngày đầu tiên đi học” và múa minh hoạ cho trẻ xem - Trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát, cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả - Hát cho trẻ nghe 1 lần nữa - Cô hỏi trẻ: Bạn trong bài hát lần đầu tiên đi đến trường đã rất sợ và khóc, thế các con lần đầu tiên đi đến trường có khóc không ? các con có cảm nghĩ như thế nào khi đi đến trường trong ngày đầu tiên mẹ đưa đến trường ? Bây giờ khi các con học lớp mẫu giáo lớn đến khai giảng đi đến trường các con cảm thấy như thế nào? * Hoạt động 3 : Trò chơi âm nhạc: Tiếng hát ở đâu + Cách chơi: chọn 1 trẻ len độ mũ chóp che kín mắt, cô chỉ định t1 đến 3 trẻ hát ,yêu cầu trẻ đội mũ chỉ tay về hướng phát ra tiếng hát và nếu có thể thì đoán tên của bạn vừa hát. Nếu đoán đúng được cô và các bạn khen + Luật chơi: Bạn đôị mũ không được mở mũ ra nhìn, khi bạn đoán tên các bạn khác không được chỉ, không được nhắc bạn Kết thúc : Cô nhận xét tuyên dương trẻ Nhận xét cuối ngày ………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………..................... ……………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………....................... Thứ 6 ngày 14 tháng 9 năm 2012. LÀM QUEN NHÓM CHỮ O, Ô, Ơ I. Yeâu caàu: - Trẻ nhận biết và phát âm đúng các chữ cái o, ơ, ơ. - Phát triển tai nghe và nhận ra đúng âm â o, ơ, ơ qua 1 số từ, trò chơi. - Giáo dục trẻ tinh thần học tập ,biết thực hiện yêu cầu của bài . II. Chuaån bò: Baêng haùt - Các thẻ chữ cái o, ơ, ơ cho cô và trẻ. - Caùc baûng teân: Trường mầm non, ngày hội đến trường - Bảng cài chữ rời 3 từ ( 3 bạn ). Ba thẻ O, Ơ, Ơ với các kiểu chữ. - Nhiều bảng cài có các chữ rời từ: “Trường mầm non, ngày hội đến trường” để trẻ chôi troø chôi. III. Tieán haønh * Hoạt động 1: Làm quen chữ o, ơ, ơ..

<span class='text_page_counter'>(17)</span> - Cô tập trung trẻ cùng múa hát bài “ mời bạn múa vui” - Cô trò chuyện về các bạn trong lớp: học trong cùng một lớp, dù là trai hay gái phải thương yêu nhau, giúp đỡ nhau, cùng nhau học tập, cùng vui chơi và cùng biết giữ vệ sinh chung cùng lớp. Hôâm nay cô giới thiệu lớp mình nhóm bạn thân. * Bạn Nhất Thắng cầm bảng từ “ Trường mầm non” - Cô cho các bạn đoán từ trên tay bạn Nhất Thắng - Cho cả lớp đọc từ “Trường mầm non” - Cô cho trẻ xem bảng từ “Trường mầm non”bằng chữ ghép rời - Gọi trẻ tìm 2 chữ giống nhau trong từ. Cô rút chữ o ra giới thiệu đây là chữ mới hôm nay lớp mình học. Cô thay chữ o bằng chữ O. - Cho cả lớp phát âm “O” (cô làm mẫu). - Cho trẻ phân tích chữ O (gồm 1 nét cong tròn khép k ín). - Cô giới thiệu các kiểu chữ ơ * Tương tự với chữ ê ơ , ơ - So sánh chữ o và chữ ê ơ - Tương tự cô giới thiệu chữ ơ - So sánh chữ o với chữ ơ. * Hoạt động 2: Trò chơi “ Tai ai tinh” - Cô nói chữ cái nào trẻ tìm và giơ lên đọc to - Trẻ chơi nhiều lần yêu cầu tăng dần tốc độ * Troø chôi “Tìm teân” - Tìm tên trong lớp bạn nào có chữ cái vừa học “ cô gợi ý trẻ tìm tên bạn” * Trò chơi “Thử tài thông minh” - Cách chơi: Chia trẻ làm 3 đội - Mỗi đội 3 bảng to có các từ bằng các thẻ chữ rời “Trường mầm non, ngày hội đến trường”. Cô cho trẻ đọc nhiều lần từ đó, sau đó cô lấy các chữ cái vừa học ra. Trong thời gian ngắn các đội phải tìm chữ và gắn vào từ cho đủ và có ý nghĩa.. Đội nào làm đúng, nhanh thì thắng Kết thúc: Cho trẻ tìm chữ cái o, ơ, ơ â trong lớp.. HOẠT ĐỘNG GÓC Chơi ở các góc như đã đăng kí trước HOẠT ĐỘNG CHIỀU BIỂU DIỄN VĂN NGHỆ NÊU GUƠNG CUỐI TUẦN..

<span class='text_page_counter'>(18)</span> 1. Mục đích yêu cầu. - Trẻ ôn lại các bài hát và hát thuộc các bài hát trong chủ điểm. - Trẻ đuợc biểu diễn các bài hát mình đã học, nhằm giúp trẻ mạnh dạn tự tin hơn trong khi hát. 2. Chuẩn bị: - Đàn. - Các loại nhạc cụ cho trẻ biểu diễn( Thanh gõ, mũ, trống, xắc xô..) 3. Tiến hành. - Cho trẻ hát các bài trong chủ điểm “Cô giáo em, ngày vui của bé, em yêu trường em, rướt đèn dưới ánh trăng,em đi mẫu gi áo .. & Nêu guơng cuối tuần - Cô nhận xét những cháu ngoan nhất trong tuần, lên tặng phiếu bé ngoan. - Nhắc nhở những cháu chưa ngoan, động viên cháu cố gắng tuần sau để cô tặng phiếu bé ngoan như bạn. - Dặn dò trẻ ngày nghỉ cuối tuần, ở nhà với bố mẹ phải ngoan, vâng lời bố mẹ, tuần sau đến truờng học phải cố gắng ngoan hơn tuần này. Nhận xét cuối ngày ………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………..................... ……………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………....................... NHẬN XÉT CỦA BAN GIÁM HIỆU : ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………….

<span class='text_page_counter'>(19)</span> ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………... KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN II CHỦ ĐỀ: TRƯỜNG MẦM NON – TRUNG THU (Từ ngày 17/9- ngày 21 / 9 /2012) Hoạt động. Thứ hai. Thứ ba. Thứ tư. Thứ năm. Thứ sáu.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> Đón trẻ. Thể dục sáng. Hoạt động chung. Trò chuyện với trẻ về lớp: tên lớp, tên cô giáo, các bạn -Trò chuyện về c ác c ông việc của các cô trong trường. -Trò chuyện về. đồ dùng, đồ chơi có trong lớp - Trò chuyện về các hoạt động của bé trên lớp - Trò chuyện về tình cảm của các bạn dành cho cô và các bạn.. 1. Khởi động: Đội hình vòng tròn đi bình thường, nhanh, chậm, kết hợp các kiểu chân ( bàn chân, mũi chân, gót chân) theo tiếng gõ xắc xô… 2. Trọng động: Mỗi động tác tập 2lx 8n - Hô hấp: Hít vào thở ra (Hít vào thật sâu khi mở rộng lồng ngực bằng động tác : Hai tay dang ngang ,đưa tay ra trước ,giơ lên cao . - Tay: Đưa 2 tay ra phía trước , sang ngang. - Bụng: Đứng quay người sang 2 bên - Chân: Khuỵu gối - Bật: Bật tại chỗ. 3. Hồi tĩnh: Đi nhẹ nhàng hít thở.. HĐTT:. HĐTT:. HĐTT:. Bò bằng bàn tay, cẳng chân. Đồ dùng,đồ chơi trong lớp của em. Vẽ ngôi trường thân thiện. HĐKH TCVĐ : “Đuổi bắt ”. HĐKH HĐKH Tô màu tranh Hát và VĐ: đồ dùng đồ “Em yêu chơi theo trường em” công dụng ,chất liệu. HĐTT Hát và VĐ bài“Cô giáo em” HĐKH NH: “ Cô nuôi dạy trẻ” TC ÂN: Ai đoán giỏi. HĐTT: Tập tô nhóm chữ o, ô, ơ HĐKH TC: “Nhà văn tương lai”.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> Hoạt động ngoài trời. Hoạt động góc. Quan sát thời tiết(Trang 47) TC:”Kéo co” (Trang 9 NHHĐ) - Chơi tự do. Bé làm vệ sinh sân trường (Trang 48) TC: “Chạy tiếpcờ”(Trang 11) - Chơi tự do. Tưới nước cây xanh ”(Trang 61) - TC: “Truyền tin ”(Trang 4,5) -Chơi tự do. TC:” Chung sức” TC: “ Pha nước chanh” -Chơi tự do. -Bé dạo chơi xung quanh trường”(Trang 106) TC: “ Bịt mắt bắt dê” (Trang 10 ) - Chơi tự do. * Góc phân vai: + Gia đình (Trang 71) ,Bán hàng (Trang 72) Bác sĩ (Trang 71,72) * Góc âm nhạc -Trẻ thích nghe nhạc nghe hát vận động minh họa theo lời bài hát khả năng cảm thụ âm nhạc biểu diễn âm nhạc thể hiện cảm xúc phù hợp với bài hát - Kèn, trống ,xắc xô , đàn ,thanh gõ, mũ múa … - Sử dụng các nhạc cụ gõ, hát và gõ đệm theo các bài hát trong chủ điểm. * Góc tạo hình -Trẻ biết tên hoạt động tạo hình biết quan sát chú ý phát triển ốc thẫm mỹ khả năng tạo hình nhận xét sản phẩm của bạn và biết giữ gìn sản phẩm -Vở tạo hình , bút chì đất nặn , bảng con , giấy gôm chuốt ,một số hột hạt các loại - Làm tranh chủ điểm trường mầm non cùng cô, Làm búp bê bé trai ,bé gái bằng hạt .Làm dây chuyền bằng vỏ sò ,óc tặng bạn . * Góc học tập : -Trẻ biết cách lật vỡ cách cầm bút ngồi đúng tư thế phát triển khả năng quan sát chú ý ghi nhớ có chủ định . Phát triển tư duy ngôn ngữ - Bàn ghế , bảng, phấn, vỡ , bút chì, màu tô ;Tranh ảnh ,sách báo , truyện, tạp chí về chủ điểm TMN …. - Chơi lô tô, ráp từ. ; Xem tranh truyện, thơ theo chủ điểm ;Làm sách về các TMN Chọn và phân loại tranh lô tô ,đồ dùng ,đồ chơi. * Góc thiên nhiên: -Trẻ biết thưởng thức cái đẹp và thích tạo ra cái đẹp trong thiên nhiên tò mò thích tìm hiểu khám phá môi trường xung quanh chủ điểm biết yêu quý thiên nhiên giữ gìn môi trường - Xô đựng nước ,cây con ,sỏi, đá,cát ..một số đồ dùng đồ chơi có trong góc thiên nhiên -Chăm sóc và tưới nước cho cây; Đúc bánh bằng cát ;Bé trồng cây xanh *Góc xây dựng : - Xây trường mầm non ( Trang 67), xây vườn trường ( Trang 68).

<span class='text_page_counter'>(22)</span> * Hướng dẫn * Thực hành trẻ dánh răng pha nước đúng kỹ thuật chanh Hoạt động chiều.. * HĐG. * HĐG. Thứ 2 ngày 17 tháng 9 năm 2012.. * Trẻ cùng cô *.Truyện: Khỉ * Biểu diễn văn chuẩn bị đồ con đi học nghệ. dùng đồ chơi * Nêu guơng cuối cho ngày mai tuần. * HĐG * HĐG.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> BÒ BẰNG BÀN TAY,CẲNG CHÂN 1. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết bò bằng bàn tay và cẳng chân chui qua cổng đúng kỹ thuật: Khi bò không chạm vào cổng, không làm đổ cổng - Phát triển cơ tay , chân, bụng và sự khéo léo của trẻ - Giáo dục trẻ tính kỹ luật và tinh thần đồng đội 2.Chuẩn bị: - 4 cổng chui, nơ thể dục để tập bài tập phát triển chung, vẽ sẵn đội hình tập trên sàn - Máy catset, băng nhạc có bài hát “Trường chúng cháu là trường mầm non” 3. Tổ chức hoạt động: - Cô nói: muốn có sức khoẻ để được hằng ngày đi đến trường vui chơi, học tập cùng các bạn chúng ta phải siêng năng tập thể duc. Nào bây gìơ các con tập các bài tập thể dục nhé! 1.Khởi động: Mở nhạc cho cháu đi, chạy các kiểu chân 2. Trọng động: BTPTC: Tập theo nhạc bài. “Trường chúng cháu là trường mầm non” - Hô hấp: Hít vào thở ra (Hít vào thật sâu khi mở rộng lồng ngực bằng động tác : Hai tay dang ngang ,đưa tay ra trước ,giơ lên cao . (2lx 8n) - Tay: Đưa 2 tay ra phía trước ,ra sau ..(2lx 8n) - Bụng: Đứng quay người sang 2 bên (2lx 8n) - Chân: Khuỵu gối (3lx 8n) - Bật: Bật tại chỗ. (2lx 8n) * Vận động cơ bản: -Đội hình: x x x x x x x x x x x x x x x x. x x x x x x x x x x x x. - Cô giới thiệu tên bài tập: Bò bằng bàn tay và cẳng chân, chui qua cổng - Cô gọi 1 trẻ lên làm mẫu cho cô và các bạn xem - Cô nhắc lại kỹ thuật:Các con đi từ hàng đến vạch xuất phát quì xuống chống hai lòng bàn tay sát sàn, hai cẳng chân duỗi thẳng ra sau sát sàn. Khi bò, kết hợp chân nọ tay kia nhịp nhàng, đến cổng võng lưng xuống chui qua cổng, không để lưng hoặc đầu chạm vào cổng, khi bò đến vạch mức cuối cùng các con đứng lên đi về đứng ở cuối hàng.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> - Cô cho 4 trẻ lần lượt lên thực hành cho đến hết hàng. Chú ý sửa sai cho trẻ - Các lần sau cô cho trẻ thực hiện dưới hình thức thi đua tổ, nhóm, cá nhân. Cô nhận xét TCVĐ : ĐUỔI BẮT. - Cô giới thiệu tên trò chơi “ Đuổi bắt” . Cách chơi. - Cô chọn 1 trẻ làm người đuổi bắt, khi nghe hiệu lệnh của cô “ Bắt đầu” trẻ đó sẽ đuổi theo và bắt các trẻ khác. Nếu chạm được tay vào ai thì trẻ đó sẽ bị tính là đã bị bắt và phải đứng ra ngoài. Trò chơi kết thúc khi có 3-4 trẻ bị bắt. Sau đó cô giáo sẽ chọn 1 bạn khác làm người đuổi bắt.Trò chơi được nhắc lại từ 4-5 lần. . Luật chơi. - Trẻ phải đứng đùng tổ của mình. 3.Hồi tĩnh: Cho cháu đi dạo nhẹ nhàng . Kết thúc : Cô nhận xét tuyên dương trẻ HOẠT ĐỘNG GÓC Chơi ở các góc như đã đăng ký trước HOẠT ĐỘNG CHIỀU HƯỚNG DẪN KỸ NĂNG ĐÁNH RĂNG 1. Chuẩn bị: - Bộ răng giả và bàn chải nha khoa học đường - Kem đánh răng colgat và bàn chải đánh răng đủ cho trẻ 2. Tiến hành: Cô mở nhạc bài “Vui đến trường” sau đó cho trẻ ngồi đội hình tự do trước mặt cô và đàm thoại :- Để giữ hàm răng trắng tinh, không bị sâu răng các con phải làm gì ? - Hằng ngaỳ các con đánh răng mấy lần, đánh răng vào những lúc nào ? -Vì sao chúng ta phải đánh răng ? - Vậy bây giơ cô sẽ hướng dẫn các cháu đánh răng đúng cách theo hướng dẫn của nha khoa học đường nhé! - Cô lấy bộ răng giả và bàn chải đánh răng hướng dẫn trẻ như sau:Sau khi các con lấy bàn chải, bỏ kem lên bàn chải xong, các con xúc miệng sơ qua bằng nước các con dùng bàn chải có kem đánh mặt trước hàm răng theo hình chữ o, tiếp theo đánh hàm trong bên phải, đánh hàm trong bên trái sau đó há miệng ra đánh mặt nhai bên phải hàm dưới, đánh mặt nhai bên trái hàm dưới, cuối cùng đánh mặt nhai bên phải, bên trái hàm trên sau đó xúc miệng lại bằng nước sạch và rửa bàn chải gắn vào giá để bàn chải - Cô cho các cháu thực hành với hàm răng giả ( Cho khoản ba cháu) các bạn khác chú ý xem để thực hiện cho đúng Kết thúc:Cô nói: vừa rồi các con đã được cô hướng dẫn cách đánh răng, vậy các con hãy nhớ và đánh răng cho đúng theo hướng dẫn của cô nhé! Bây giờ chúng ta cùng hát và làm điệu bộ bài :Nào ta cùng chải răng.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> Nhận xét cuối ngày: ………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………….. Thứ ba ngày 18 /9/2012 ĐỒ DÙNG,ĐỒ CHƠI TRONG LỚP EM 1.Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết phân loại đồ dùng, đồ chơi theo công dụng và chất liệu.Biết gọi tên đồ dùng, đồ chơi - Rèn cho trẻ sắp xếp đồ dùng, đồ chơi vào đúng các góc chơi trật tự, ngăn nắp - Giáo dục các cháu ý thức giữ gìn đồ dùng, đồ chơi 2. Chuẩn bị: - Một số đồ dùng, đồ chơi: phục vụ ăn uống, nấu nướng, học tập sinh hoạt hàng ngày…….. .đủ loại chất liệu - Mỗi trẻ một hộp que tính, một tranh phôto các loại đồ dùng, đồ chơi 3. Tổ chức hoạt động: * Ổn định: Cô mở nhạc bài “ nắng vừa lên em đi mẫu giáo” * Hoạt động 1:Trò chuyện về một số đồ dùng đồ chơi - Cô cho trẻ kể tên các loại đồ dùng, đồ chơi có ở trong lớp, nêu cách sử dụng các loại đồ chơi đó. - Trẻ phân loại đồ dùng, đồ chơi theo công dụng và chất liệu + Đồ chơi làm bằng nhựa, đồ chơi làm bằng gỗ. Cho trẻ khuyết tật nói các đồ dùng, đồ chơi mà trẻ biết trước. trẻ không nói được, cô nói trước trẻ nói lại theo cô. Tương tự với chất liệu trẻ nói theo cô, theo bạn. + Cô nói cho trẻ biết thêm một số chất liệu của đồ dùng, đồ chơi mà trẻ chưa biết : Inox, nhôm, da.. - Cô nói: đồ dùng đồ chơi trong lớp rất cần thiết cho các con vui chơi và học tập nên các con cần phải làm gì để bảo quản đồ dùng, đồ chơi không bị hư, hỏng * Hoạt động 2: Chơi trò chơi “Kể được nhiều thứ” + Cách chơi: cô chia trẻ làm hai đội,khi có hiệu lệnh của cô độ nào giơ tay lên trước đươc kể trước.Kể được một đồ dùng cho trẻ lấy 1 que tính biểu thị, sau đó cô kiểm tra số lượng que tính “ trẻ đếm cùng cô”, đội nào nhiều que tính hơn đội đó thắng + Luật chơi: đội nào kể trùng tên đồ chơi đã kể sẽ ưu tiên cho đội bạn được kể tiếp, đội mình không đựơc tính đồ chơi đó. * Hoạt động 3 : Tô màu tranh đồ dùng, đồ chơi theo công dụng - Cô cho mỗi trẻ một bức tranh vẽ các loại đồ dùng, đồ chơi, trẻ sẽ tô màu tranh theo yêu cầu của cô VD: Cô nói “ Hãy tô đồ dùng học tập”.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> - Trẻ sẽ tô cặp sách, bút mực.. - Bạn nào tô nhanh và đúng yêu cầu sẽ được cô và các bạn khen - Trò chơi lại tiếp tục với các loại đồ dùng, đồ chơi khác . @ Kết thúc : Cô nhận xét tuyên dương trẻ . HOẠT ĐỘNG GÓC Chơi ở các góc đã đăng ký trước HOẠT ĐỘNG CHIỀU BÉ TẬP LÀM NỘI TRỢ : HƯỚNG DẪN CÁCH PHA NƯỚC CHANH 1.Yêu cầu: -Trẻ biết cách pha chế 1 ly nước chanh : Khuâý tan đường trong nước, vắt chanh vào và nếm vừa miệng. Trẻ biết trong nước chanh có nhiều chất bổ giúp giải khát và tăng cường sức khoẻ -Tập cho trẻ biết làm nội trợ, có ý thức tự phục vụ cho bản thân ( Tự pha nước chanh uống khi có nhu cầu) -Giáo dục cháu ý thức giữ gìn sức khoẻ ( ăn, uống đủ chất, đủ lượng) 2. Chuẩn bị: - Ly có nước đủ cho trẻ - Đường đủ cho trẻ dùng pha nước chanh - Chanh đã cắt sẵn - Dĩa đựng chanh - Muỗng đủ cho trẻ và cô 3. Tổ chức hoạt động: - Cô nói: Trong nước chanh đường có nhiều vitamin giúp cho cơ thể chúng ta mau hồi phục sức khoẻ sau khi hoạt động mệt mỏi, vậy hôm nay cô sẽ hướng dẫn các con cách pha nước chanh để sau này các con có thể tự pha cho mình 1 ly nước chanh thật ngon nhé! - Cô cho cả lớp ngồi xung quanh xem cô pha nước chanh: Cô lấy ly rót nước vào khoản 2 phần 3 ly, cô lấy muỗng múc đường cho vào khoảng 3 muỗng canh, dùng muỗng khuấy đều cho tan đường, vắt vào ly nước đường khoản 1 – 2 lát chanh (Nếu uống chua vắt 2 lát chanh, nếu uống vừa chua vắt 1 lát chanh) sau đó nếm xem vừa uống chưa nếu uống ngọt hơn cho thêm đường . Ly nước chanh đường cô đã pha xong . - Bây giờ các con về chỗ của mình và thực hành pha nước chanh như cô đã hướng dẫn nhé! ( các cháu về chỗ thực hành) - Trong khi trẻ thực hành cô nhắc trẻ không làm rơi vãi đường ra bàn. - Trẻ pha xong cô cho trẻ mời nhau uống nước chanh - Cho trẻ tự rửa ly của mình và cùng cô dọn dẹp xếp dụng cụ thực hành vào đúng nơi qui định. Kết thúc : Cô nhận xét tuyên dương trẻ.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> Nhận xét cuối ngày ………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………….…………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………….. Thứ tư ngày 19/9/2012 VẼ NGÔI TRƯỜNG THÂN THIỆN 1. Mục đích yêu cầu: -Trẻ vận dụng những kỹ năng đã học để vẽ được trường mầm non có nhiều cây xanh, đồ chơi, lớp học, các bạn trong các hoạt động khác nhau - Phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ, rèn luyện cho trẻ sự kiên trì hoàn thành được sản phẩm của mình - Giáo dục trẻ yêu trường, lớp, yêu bạn bè và ham thích đến trường 2.Chuẩn bị: -Tranh về trường mầm non mẫu của cô - Giá treo tranh - Vở, bút chì màu đủ cho trẻ - Kê bàn ghế cho trẻ ngồi theo nhóm - Băng nhạc có bài hát “em yêu trường em’, máy catset 3.Tổ chức hoạt động: * Hoạt động 1: Hát và VĐ: “ Em yêu trường em” - Cô mở nhạc bài “ em yêu trường em” cô và trẻ cùng múa theo bài hát - Cô mở tranh từ từ cho trẻ đoán cô có bức tranh vẽ gì? Và khuyến khích trẻ mô tả bức tranh - Cô cho trẻ đọc từ “Trường mầm non” dưới tranh - Cho trẻ đàm thoại về trường lớp mầm non mà trẻ đang học Cô nói: Hôm nay cô và các con vẽ về ngôi trường mầm non của mình nhé * Hoạt động 2: Vẽ trường mầm non. - Cô hỏi trẻ: các con học trường nào? - Trường đó như thế nào? - Cho trẻ lần lượt kể ra quang cảnh của trường bắt đầu bước chân từ ngoài cổng vào. Trẻ kể đến đâu thì cô vẽ lôn đến đó cho đến khi hoàn thiện bức tranh. Sau đó cô xóa bảng. - Cho trẻ vẽ bằng nhiều loại bút màu khác nhau và khuyến khích trẻ bố cục bức tranh cân đối. Treû veõ coâ theo doõi nhaéc treû veõ coù saùng taïo. * Nhận xét tranh. - Sau khi trẻ vẽ xong cô cho trẻ mang tranh lên treo lên giá để tranh và khuyến khích trẻ cùng nhau quan sát tranh của mình, của bạn để chọn tranh đẹp nhất nêu ý kiến nhận xét.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> - Cô gọi 1-2 trẻ lên chọn tranh đẹp nhất và nêu nhận xét của mình về bố cục tranh, cách tô màu.. - Cô nhận xét chung cả lớp, khen các cháu vẽ đẹp, khuyến khích, động viên các trẻ khác cố gắng lần sau vẽ đẹp hơn để được cô và các bạn khen Kết thúc : Cô nhận xét tuyên dương trẻ HOẠT ĐỘNG GÓC Chơi ở các góc như đã đăng ký trước Nhận xét cuối ngày: ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………. Thứ năm ngày 20/9/2012 H ÁT V À V Đ: “C Ô GI ÁO EM” 1. Mục đích yêu cầu: -Trẻ biết hát múa theo bài hát, thể hiện tình cảm yêu thương cô,trẻ lắng nghe cô hát - Rèn kỹ năng hát đúng và vận động nhịp nhàng theo bài hát - Phát triển tai nghe ,phản ứng nhanh -Giáo dục trẻ yêu thương cô, ham thích đến trường, và khuyến khích trẻ tham gia hoạt động tích cực, sôi nổi 2.Chuẩn bị: -Đàn, băng nhạc có bài hát “Ngày đầu tiên đi học” -Các loại nhạc cụ âm nhạc 3.Tổ chức hoạt động: * Hoạt động 1:Trò chuyện về chủ đề lớp học - Cô đặt các câu hỏi đàm thoại: . Các con hãy kể về lớp học của mình cho cô và các bạn nghe: Tên lớp mình là gì, tên cô là gì, đến lớp để làm gì.. - Các con có yêu cô giáo của mình không? Vì sao? Để tỏ lòng yêu cô giáo các cháu phải làm gì? - Cô giáo dục các cháu phải chăm chỉ đến lớp để được vui chơi và học cùng các bạn, yêu cô thì phải ngoan, biết vâng lời cô, chơi chan hoà với các bạn * Hoạt động 2: Hát và vận động theo nhạc bài “Cô giáo em” - Có bài hát có tên “cô giáo em” rất hay cô sẽ hát cho các con nghe nhé!( Cô hát cho trẻ nghe 1 lần).

<span class='text_page_counter'>(29)</span> - Cô đệm đàn và hát cho trẻ nghe lần nữa, sau đó đàm thoại với trẻ về nội dung và tính chất của bài hát: Bài hát nói về điều gì? Khi hát bài hát này các con thấy cô hát như thế nào? - Cô bắt nhịp cho cả lớp hát 2,3 lần dưới nhiều hình thức lớp, nhóm, tổ, hát nối, hát đuổi, hát to, nhỏ, nhanh, chậm, hát bằng nguyên âm, phụ âm. - Các lần sau cô khuyến khích trẻ vận động theo bài hát sáng tạo theo ý của trẻ ( Cô chú ý sửa cho các cháu hát đúng bài hát) * Hoạt động 3: Nghe hát “Cô nuôi dạy trẻ” - Cô nói : cô giáo là người chăm sóc dạy dỗ các con và yêu thương các con như mẹ hiền đấy - Cô hát bài “Cô nuôi dạy trẻ” cho trẻ nghe biểu diễn múa minh hoạ - Lần 2 cô mở nhạc cho trẻ nghe và múa cho trẻ xem 1 lần nữa.( khuyến khích trẻ bộc lộ xúc cảm, tình cảm của mình khi nghe cô hát.) * Hoạt động 4: Trò chơi âm nhạc “ Ai đoán giỏi” - Cách chơi : chia trẻ làm hai đội Một đội hát có nhạc cụ, đội kia đoán xem đội bạn hát bài gì, tác giả là ai? Sau đó đổi lại - Luật chơi: Đội nào đoán được nhiều hơn đội đó thắng được các bạn hoan hô * Kết thúc : Cô nhận xét chung và cho cháu nghỉ HOẠT ĐỘNG GÓC Chơi ở các góc như đã đăng ký trước HOẠT ĐỘNG CHIỀU KỂ TRUYỆN “KHỈ CON ĐI HỌC” 1.Yêu cầu: -Trẻ biết nội dung chính của câu chuyện. “ Khỉ con rất thông minh” -Biết giải quyết tình vấn đề mang tính suy luận. - Phát triển sự tò mò thích khám phá của trẻ. 2.Chuẩn bị: - 1 bể cá, 1 đoạn tre, 1 cái thau. - 2 bức tranh vẽ con khỉ và con chó có đánh số phía trước và chữ phía sau đã được cắt rời thành nhiều mảnh. 3.Tiến hành: * Hoạt động 1: Đố em - Cô đưa ra 3 vấn đề nhờ trẻ giải quyết giùm. + Cô có 3 con vật nuôi trong gia đình được phủ khăn kín bây giờ cô muốn biết khăn nào phủ con vật nào thì làm cách nào? + Cô muốn nhốt mặt trời vào thau thì phải làm cách nào? + Cô muốn biết đầu nào của que tre nặng hơn thì làm cách nào? -Cho trẻ suy nghĩ và nói lên các cách giải quyết..

<span class='text_page_counter'>(30)</span> - Có một chú khỉ con cũng đã gặp những vấn đề như các bạn, hãy xem chú giải quyết như thế nào nhé. *Hoạt động 2: Kể chuyện “ Khỉ con đi học” - Cô kể chuyện cho trẻ nghe một lần. - Hỏi trẻ: +Bạn Khỉ đã giải quyết vấn đề như thế nào? +Vấn đề thứ nhất: Làm sao để nhận ra các con vật trong khăn truøm. +Vấn đề thứ 2 : Làm cách nào để nhốt mặt trời vào trong chậu, chú Khỉ đã giải quyết như thế nào? +Vấn đề thứ 3: Làm sao để biết được đầu nào nặng hơn đầu nào nhẹ hơn của que tre. Khỉ con giải quyết như thế nào?. Qua câu chuyện các bạn thấy Khỉ con như thế nào? - Chúng ta phải làm gì để thông minh như bạn Khỉ con? - Để chứng minh điều Khỉ con trả lời có đúng không hôm sau cô và các bạn cùng ra sân làm thí nghiệm nhé. Nhận xét cuối ngày : ………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………. Thứ sáu ngày 21/9/2012 TẬP TÔ CHỮ CÁI: O, Ô, Ơ 1. Mục đích yêu cầu: -Trẻ biết cách cầm bút, ngồi đúng tư thế, biết tô chữ o , ô ,ơ theo nét chấm mờ - Rèn cho trẻ kỹ năng lật vở, cách cầm bút, phát triển khả năng quan sát, tư duy, ghi nhớ có chủ định, tính tích cực tham gia vào hoạt động -Giáo dục trẻ ý thức học tập, trật tự trong giờ hoạt động 2. Chuẩn bị: - Kê bàn ghế cho cháu ngòi theo hình chữ u - Vở bé tập tô, bút chì, bút màu đủ cho trẻ sử dụng - Bảng treo tranh, thước chỉ tranh, bút lông đen - Giá treo vở của trẻ 3. Tổ chức hoạt động: * Hoạt động 1: Trò chơi “Nhà văn tương lai” + Cách chơi: - Cô chia trẻ làm ba đội, mỗi đội có một cái xắc xô - Cô có một bảng quay, trên bảng quay có gắn các hình ảnh, bên dưới hình ảnh đó có các từ như: Lá cờ, cái ô, cái nơ, cái kéo, đồng hồ...

<span class='text_page_counter'>(31)</span> - Khi cô quay bảng quay đến hình ảnh nào trẻ sẽ đọc từ dưới tranh và đặt câu cho từ đó, đội nào lắc xắc xô trước đội đó được đặt câu trước. + Luật chơi: Nếu dặt câu chưa phù hợp đội bạn có thể bổ sung -Kết quả: đội nào đặt được nhiều câu đội thắng * Hoạt động 2: Trò chơi “Thi viết chữ ” + Cách chơi: -Chia trẻ làm ba đội, đứng hàng dọc trước tấm bảng của đội mình là 3m -Khi có hiệu lệnh trẻ chạy lên viết chữ theo yêu cầu (Lần lượt từng bạn, bạn này viết xong chạy xuống bạn kế tiếp mới được chạy lên viết – cô yêu cầu viết chữ gì trẻ sẽ viết đúng chữ cô yêu cầu) - Kết quả: đội nào viết được nhiều chữ và đúng yêu cầu của cô đội đó thắng cuộc + Luật chơi: Khi bạn chạy xuống đập vào vai mình mới được chạy lên * Hoạt động 3: Bé khéo tay - Cho trẻ vào bàn cô hướng dẫn trẻ tô chữ o , ô , ơ - Sau khi trẻ thực hiện tô viết chữ xong cô chọn vài vở viết đẹp cho các bạn xem và tuyên dương trẻ. - Cô đọc các bài thơ có chứa chữ o , ô ,ơ @ Kết thúc : Cô nhận xét tuyên dương trẻ. HOẠT ĐỘNG GÓC Chơi ở các góc như đã đăng kí trước HOẠT ĐÔNG CHIỀU BIỂU DIỄN VĂN NGHỆ NÊU GUƠNG CUỐI TUẦN. & Biểu diễn văn nghệ. 1. Mục đích yêu cầu. - Trẻ ôn lại các bài hát và hát thuộc các bài hát tong chủ điểm. - Trẻ đuợc biểu diễn các bài hát mình đã học, nhằm giúp trẻ mạnh dạn tự tin hơn trong khi hát. 2. Chuẩn bị: - Đàn.Các loại nhạc cụ cho trẻ biểu diễn( Thanh gõ, mũ, trống, xắc xô..) 3. Tiến hành. - Cho trẻ hát các bài trong chủ điểm “. & Nêu guơng cuối tuần. - Cô nhận xét những cháu ngoan nhất trong tuần, lên tặng phiếu bé ngoan. - Nhắc nhở những cháu chưa ngoan, động viên cháu cố gắng tuần sau để cô tặng phiếu bé ngoan như bạn. - Dặn dò trẻ ngày nghỉ cuối tuần, ở nhà với bố mẹ phải ngoan, vâng lời bố mẹ, cần phải cố gắng nhiều hơn trong tuần tới. Nhận xét cuối ngày :.

<span class='text_page_counter'>(32)</span> ………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………. NHẬN XÉT CỦA BAN GIÁM HIỆU ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………….

<span class='text_page_counter'>(33)</span> KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN III CHỦ ĐỀ: TRƯỜNG MẦM NON – TRUNG THU (Từ ngày 24/9- ngày 28 / 9 /2012) Hoạt động Đón trẻ. Thể dục sáng. Hoạt động chung. Thứ hai. Thứ ba. Thứ tư. Thứ năm. Thứ sáu. Trò chuyện với trẻ về lớp: tên lớp, tên cô giáo, các bạn -Trò chuyện về. đồ dùng, đồ chơi có trong lớp -Trò chuyện về cảm nghĩ của trẻ khi được học trường mới -Trò chuyện về tình cảm của bé dành cho cô và các bạn 1. Khởi động: Đội hình vòng tròn đi bình thường, nhanh, chậm, kết hợp các kiểu chân ( bàn chân, mũi chân, gót chân) theo tiếng gõ xắc xô… 2. Trọng động: Mỗi động tác tập 2lx 8n - Hô hấp: Hít vào thở ra (Hít vào thật sâu khi mở rộng lồng ngực bằng động tác : Hai tay dang ngang ,đưa tay ra trước ,giơ lên cao . - Tay: Đưa 2 tay ra phía trước , sang ngang. - Bụng: Đứng quay người sang 2 bên - Chân: Khuỵu gối - Bật: Bật tại chỗ. 3. Hồi tĩnh: Đi nhẹ nhàng hít thở. HĐTT: Bật liên tục qua 5-6 vòng HĐKH TCVĐ : “ Chó sói sấu tính”. HĐTT: HĐTT: Dạy hát: Trò chuyện Đường và về một số đồ chân dùng đò chơi HĐKH chơi ở trường NH: “Chiếc MG đèn ông sao ” HĐKH TCAN: Ai Hát và VĐ: “ nhanh nhất Đu quay”. HĐTT: HĐTT: Vẽ đồ chơi Kể chuyện : “ Ba HĐKH cô gái “ Hát và VĐ: HĐKH Trường Hát và VĐ: chúng cháu là Trường chúng trường MN cháu là trường MN.

<span class='text_page_counter'>(34)</span> Hoạt động ngoài trời. Hoạt động góc. Nhặt lá vàng rơi (Trang 53) TC:”Chạy tiếp cờ” (Trang 11 NHHĐ) - Chơi tự do. Bé làm vệ sinh sân trường ”(Trang 48A) TC: “Chuyền bóng bằng đầu” - Chơi tự do. - TC: “Ô ăn quan ”(Trang 4) -TC: “Kéo co”(Trang 9) -Chơi tự do. TC:” Cướp cờ”(Trang 12) -Chơi tự do. -Bé dạo chơi xung quanh trường”(Trang 106,107) TC: “Chạy tiếp cờ”(Trang 11) - Chơi tự do. * Góc phân vai: + Gia đình (Trang 71) ,Bán hàng (Trang 72) Bác sĩ (Trang 71,72) * Góc âm nhạc -Trẻ thích nghe nhạc nghe hát vận động minh họa theo lời bài hát khả năng cảm thụ âm nhạc biểu diễn âm nhạc thể hiện cảm xúc phù hợp với bài hát - Kèn, trống ,xắc xô , đàn ,thanh gõ, mũ múa … - Sử dụng các nhạc cụ gõ, hát và gõ đệm theo các bài hát trong chủ điểm. * Góc tạo hình -Trẻ biết tên hoạt động tạo hình biết quan sát chú ý phát triển ốc thẫm mỹ khả năng tạo hình nhận xét sản phẩm của bạn và biết giữ gìn sản phẩm -Vở tạo hình , bút chì đất nặn , bảng con , giấy gôm chuốt ,một số hột hạt các loại - Làm tranh chủ điểm trường mầm non cùng cô, Làm búp bê bé trai ,bé gái bằng hạt .Làm dây chuyền bằng vỏ sò ,óc tặng bạn . * Góc học tập : -Trẻ biết cách lật vỡ cách cầm bút ngồi đúng tư thế phát triển khả năng quan sát chú ý ghi nhớ có chủ định . Phát triển tư duy ngôn ngữ - Bàn ghế , bảng, phấn, vỡ , bút chì, màu tô ;Tranh ảnh ,sách báo , truyện, tạp chí về chủ điểm TMN …. - Chơi lô tô, ráp từ. ; Xem tranh truyện, thơ theo chủ điểm ;Làm sách về các TMN Chọn và phân loại tranh lô tô ,đồ dùng ,đồ chơi. * Góc thiên nhiên: -Trẻ biết thưởng thức cái đẹp và thích tạo ra cái đẹp trong thiên nhiên tò mò thích tìm hiểu khám phá môi trường xung quanh chủ điểm biết yêu quý thiên nhiên giữ gìn môi trường - Xô đựng nước ,cây con ,sỏi, đá,cát ..một số đồ dùng đồ chơi có trong góc thiên nhiên -Chăm sóc và tưới nước cho cây; Đúc bánh bằng cát ;Bé trồng cây xanh *Góc xây dựng : - Xây trường mầm non ( Trang 67), xây vườn trường ( Trang 68) * Giải câu đố * Trẻ cùng cô Hướng dẫn *Cô cùng trẻ về trường chuẩn bị đồ trò chơi mới : vệ sinh đồ. * Biểu diễn văn nghệ..

<span class='text_page_counter'>(35)</span> Hoạt động chiều.. mầm non * HĐG. dùng đồ chơi cho ngày mai. “Trò chơi cờ cánh” * HĐG. dùng đò chơi các góc * HĐG. * Nêu guơng cuối tuần.. * HĐG. Thứ 2 ngày 24 tháng 9 năm 2012. BẬT LIÊN TỤC QUA 5 -6 V ÒNG 1/Mục đích yêu cầu. - Trẻ biết bật chụm, bật liên tục và chạm đất bằng 2 chân. - Hứng thú tham gia chơi trò chơi “ Chó sói xấu tính” - Phát triển sự khéo léo của đôi chân. - Giáo dục trẻ tính kỷ luật, trật tự và chơi vui cùng bạn . 2/Chuẩn bị: - Vòng thể dục đủ cho trẻ và cô.Mũ cáo. Mũ thỏ. - Xắc xô, đĩa nhạc bài “nào ta cùng tập thể dục” 3/ Tiến hành: * Khởi động: - Cô cho trẻ đi chạy theo hiệu lệnh của cô và lấy vòng về tập BTPTC. * Trọng động: BTPTC: Tập theo nhạc bài. “Trường chúng cháu là trường mầm non” - Hô hấp: Hít vào thở ra (Hít vào thật sâu khi mở rộng lồng ngực bằng động tác : Hai tay dang ngang ,đưa tay ra trước ,giơ lên cao . (2lx 8n) - Tay: Đưa 2 tay ra phía trước ,ra sau ..(2lx 8n) - Bụng: Đứng quay người sang 2 bên (2lx 8n) - Chân: Khuỵu gối (3lx 8n) - Bật: Bật tại chỗ. (2lx 8n) VĐCB: Bật liên tục qua 5 vòng - Mời 1 trẻ lên làm mẫu . Cô giới thiệu tên bài tập” Bật liên tục qua 5 ô” - Cô đàm thoại cùng trẻ: Để bật liên tục vào 5 vòng, con phải bật như thế nào? - Cô nhắc lại cách bật: Bật liên tục qua 5 ô và chạm đất bằng mũi bàn chân. - Cô mời 1 trẻ lên thực hiện, cô giải thích vận động : TTCB 2 tay chống hông, khi có hiệu lệnh bật , bạn bật liên tục qua 5 ô, bật nhẹ nhàng không chạm vào vòng, mắt nhìn về trước.Bật qua hết 5 ô bạn đi về cuối hàng. - Cô cho cả lớp thực hiện 2-3 lần. Cô theo dõi sửa sai, khuyến khích trẻ. - Cô chia cả lớp làm 2 đội thi đua bật qua 5 vòng, đội nào bật đúng và nhanh đội đó thắng. - Cô nhận xét, tuyên dương, chuyển hoạt động..

<span class='text_page_counter'>(36)</span> TCVĐ: Chó sói xấu tính. - Cô giới thiệu trò chơi (Chó sói xấu tính) &. Cô cho trẻ nhắc cách chơi . Một bạn làm sói đội mũ giã vờ ngủ. Các bạn còn lại làm thỏ đi chơi vừa đi vừa làm động tác vẫy tai thỏ và nhảy chụm chân tiến về phía sói. Các chú thỏ vừa nhảy vừa gọi sói: “Sói ơi ngủ đấy à? Chó sói xấu tính ơi! Hãy vễnh tai lên mà nghe chúng tôi hát này, hãy mở mắt ra mà xem chúng tôi chơi này! dậy đi thôi. Sói mở mắt và kêu: “Hùm” rồi đứng lên chạy về phía những chú thỏ. Chú thỏ nào chạy chậm, không về nhà kịp sẽ bị sói bắt. & Luật chơi: Bạn nào bị bắt sẽ bị làm sói. - Trẻ chơi 2-3 lần. - Kết thúc cô nhận xét trẻ chơi. * Hồi tĩnh.Cho trẻ đi nhẹ nhàng hít thở Kết thúc : Cô nhận xét tuyên dương trẻ Nhaän xeùt cuoái ngaøy: ………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………... Thứ 3 ngày 25 tháng 9 năm 2012 H ÁT V À V Đ: “ĐƯỜNG VÀ CHÂN” 1. Mục đích yêu cầu: - TrÎ hiÓu n«i dung bµi h¸t, nhí tªn t¸c gi¶, tªn bµi h¸t. - BiÕt c¸ch ch¬i trß ch¬i - Rèn kỹ năng hát đúng và vận động nhịp nhàng theo bài hát - Ph¸t triÓn thÝnh gi¸c, ph¶n x¹ nhanh nhÑn cho trÎ... -Giáo dục trẻ yêu thương cô, ham thích đến trường, và khuyến khích trẻ tham gia hoạt động tích cực, sôi nổi 2.Chuẩn bị: -Đàn, băng nhạc có bài hát “Chiếc đèn ông sao” -Các loại nhạc cụ âm nhạc 3.Tổ chức hoạt động: * Hoạt động 1:Hát và vận động theo nhạc bài “Đường và chân” - Cho trẻ đọc bài thơ bạn mới. - các con vừa đọc bài thơ nói lên điều gì? - Còn các con thì sao? Khi chơi với bạn, với đồ chơi thì phải nh thế nào? giáo dục trẻ biết chơi đoàn kết với bạn và biết giữ gìn đồ chơi. Đờng và chân là đôi bạn thân, chân đi chơi chân đi học...đờng và chân là đôi bạn thân. §ã lµ néi dung cña bµi h¸t §êng vµ ch©n..

<span class='text_page_counter'>(37)</span> - C« h¸t cho trÎ nghe 1 lµn. - Cho trÎ thi ®ua gi÷a c¸c tæ, nhãm, c¸ nh©n, xen kÏ cho trÎ sö dông dông cô ©m nh¹c. Ngày đầu tiên đi học, các conđợc ai đa đi? đến lớp các con đợc gặp ai? Tình cảm của cô giáo đối với các con nh thế nào? * Hoạt động 3: Nghe hát “Chiếc đèn ông sao” - LÇn 1: c« h¸t diÔn c¶m.móa phô ho¹. - LÇn 2: Cho trÎ nghe b¨ng Đến trờng mẫu giáo các con không những đợc biết thêm nhiều điều bổ ích mà còn đợc chơi rất nhiều trò chơi hấp dẫn nữa đấy. * Hoạt động 4: Trò chơi âm nhạc “ Ai nhanh nhÊt.” - C« phæ biÕn c¸ch ch¬i, luËt ch¬i cña trß ch¬i: - Tổ chức cho trẻ chơi 3 - 4 lần, động viên trẻ chơi tốt trò chơi * Kết thúc : Cô nhận xét chung và cho cháu nghỉ Nhận xét cuối ngày ………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………….…………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………….. Thứ tư ngày 26 tháng 9 năm 2012 TRÒ CHUYỆN VỀ MỘT SỐ ĐỒ DÙNG ĐỒ CHƠI Ở TRƯỜNG MẪU GIÁO I Mục đích - Trẻ có hiểu biết về trờng mầm non và các hoạt động của trờng - Ph¸t triÓn ng«n ng÷ cho trÎ, ph¸t triÓn t×nh c¶m yªu mÕm trêng líp, - Gi¸o dôc trÎ biÕt yªu quý trêng líp, biÕt v©ng lêi c« gi¸o, kÝnh träng lÔ phÐp víi ngêi lín.BiÕt gi÷ g×n trêng, líp s¹ch sÏ gän gµng ng¨n n¾p, trÎ cã ý thøc tæ chøc tèt trong giê häc. II/ Chuẩn bị: tranh ảnh về một số đồ dùng, đồ chơi của trờng mầm non, các bài hát về trêng mÇm non... III/ TiÕn hµnh: 1/ ổn định: Cho trẻ hát bài "Đu quay" - Các con vừa hát bài gì? bài hát nói lên điều gi? Các con đang học trờng nào? Trong trờng mầm non có những đồ dùng, đồ chơi gì? - Khi chơi với các đồ chơi ngoài trời thì các con phải nh thế nào? 2/ Cho trẻ quan sát, đàm thoại về các loại đồ dùng, đồ chơi của trờng mẫu giáo. - Cô gợi ý cho trẻ kể tên một số đồ dùng, đồ chơi ở trong lớp. + Nêu những đặc điểm rõ nét nh màu sắc, hình dạng, chất liệu, công dụng của những đồ dùng, đồ chơi đó? + Đồ dùng học tập, đồ chơi ở các góc chơi? + §å dïng c¸ nh©n? + cách sử dụng các đồ dùng đồ chơi nh thế nào?.

<span class='text_page_counter'>(38)</span> + Khi chơi với các đồ chơi đó thì các con phải chơi nh thế nào? Giáo dục trẻ biết giữ gìn, bảo vệ đồ dùng, đồ chơi ở trờng mẫu giáo. 3/ Trò chơi "Hãy kể đủ 3 thứ": Cô hớng dẫn cách chơi, luật chơi: Cô gọi tên nhóm đồ dùng, đồ chơi nào thì trẻ phải kể đủ 3 thứ. Ví dụ: Cô nói đồ dùng học toán thì trẻ nói " que tính, các khối, thẻ số"... Giáo dục trẻ biết yêu quý bạn bè, chơi đoàn kết với bạn, vâng lời cô giáo. Biết giữ gìn đồ dùng đồ ch¬i. Kết thúc : Cô nhận xét tuyên dương trẻ HOẠT ĐỘNG GÓC Chơi ở các góc như đã đăng ký trước HOẠT ĐỘNG CHIỀU HƯỚNG DẪN TRÒ CHƠI MỚI TRÒ CHƠI CỜ CÁNH 1 Mục đích : - Luyện cử động của đôi tay 2 Chuẩn bị: - Vẽ bàn cờ như hình vẽ ,có kích thước 40x40cm xuống nền sân hoặc bàn cờ - Mỗi bên 10 quân bằng hạt : na,gấc,hòn sỏi nhỏ….Quân của hai bên khác nhau để dễ phân biệt 3 Tiến hành : -Cô giới thiệu trò chơi “ Cờ cánh” - Cô giới thiệu cách chơi và luật chơi * Cách chơi: Dàn quân lần lượt mỗi bên đi một l n ,mỗi lần đi một bước theo đường ngang ,dọc ,chéo. Quân bên A gánh 2 quân b n B ở hai đầu ( A ở giữa hai B) thì sẽ được ăn quân bên B( Có thể ăn tối đa một lúc 6 quân tức là gánh 3 đôi một lúc ) hoặc ngược lại quân bên B ăn quân bên A như cách trên * Lu ật ch ơi: Mỗi lần đi đựoc một quân và chỉ đi đựợc một bước : Đi lên , đi xuống , đi ngang hoặc đi chéo ,không đựoc nhảy cóc Nếu quân vào giữa 2 bên thì được ăn cả - Bên nào hết quân trước hoặc hết đường đi trước là thua cuộc Nhận xét cuối ngày ………................................................................................................................................. ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................ ..........................................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(39)</span> Thứ năm ngày 27 tháng 9 năm 2012 VẼ ĐỒ CHƠI I Mục đích - Trẻ biết sử dụng các kĩ năng đã học để vẽ một số đồ chơi mà bạn trai, bạn gái thờng ch¬i. - Biết dùng màu sắc, bố trí bức tranh hợp lí.Biết tô màu đúng kĩ năng. - Phát triển óc quan sát, tập trung chú ý và ghi nhớ có chủ định. Phát triển năng khiếu thÈm mÜ cho trÎ. - TrÎ cã t×nh c¶m yªu mÕn vµ ch¬i ®oµn kÕt víi b¹n bÌ. II ChuÈn bÞ: - Tranh gîi ý. Vë t¹o h×nh, bót s¸p mµu... III. Híng dÈn: 1. ổn định, trò chuyện: Hát"Trờng chúng cháu là trờng mầm non" - Các con vừa hát bài gì? Đến trờng các con đợc gặp ai? Đến trờng rất vui vì đợc chơi với các bạn và nhiều đồ chơi đẹp. - Thế các con thích chơi đồ chơi gì? - Khi chơi với đồ chơi thì các con cần phải nh thế nào? Giáo dục trẻ biết chơi đoàn kết với bạn, biết nhờng nhịn bạnn khi chơi, biết giữ gìn đồ ch¬i. 2. Quan s¸t tranh gîi ý: * Tranh 01: - Trong bức tranh có những đồ chơi gì? - Ai cã nhËn xÐt g× vÒ bøc tranh? + Bè côc bøc tranh nh thÕ nµo? + VÒ nµu s¾c th× sao? - Muốn vẽ đợc những đồ chơi này thì chúng ta phải dùng những kĩ năng gì? * Tranh 02: - Cho trẻ gọi tên các loại đồ chơi ở trong tranh, đồ chơi này bạn trai hay bạn gái thờng ch¬i? - Trong những loại đồ chơi này con thích đồ chơi nào? * Hỏi ý định trẻ: Con định vẽ đồ chơi gì và sẽ tặng cho bạn nào? - Con sÏ vÏ nh thÕ nµo? C« khuyÕn khÝch vµ gîi ý bæ sung cho trÎ hoµn thiÖn bøc tranh vµ cã s¸ng t¹o. 3. TrÎ thùc hiÖn: - Cô nhắc trẻ t thế ngồi đúng, cách cầm bút để vẽ và tô... - Cô đến bên trẻ để hớng dẩn thêm cho những trẻ nào còn lúng túng, khuyến khích trẻ vÏ hoµn thiÖn bøc tranh vµ s¸ng t¹o... - Bố trí bức tranh cân đối. .NhËn xÐt s¶n phÈm: C« treo tranh cña c¶ líp lªn gi¸ cho trÎ quan s¸t vµ nhËn xÐt bøc tranh nào đẹp, sáng tạo, cô nhận xét tuyên dơng. Kết thúc: Cô mở nhạc bài “Mẹ và cô” cho các cháu múa hát theo nhạc Nhận xét cuối ngày ………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………..................... ……………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………….......................

<span class='text_page_counter'>(40)</span> Thứ 6 ngày 28 tháng 9 năm 2012. CHUYỆN : BA CÔ GÁI I Mục đích: - TrÎ hiÓu néi dung c©u chuyÖn, biÕt kÓ l¹i tõng ®o¹n chuyÖn - Biết đánh giá phẩm chất các nhân vật: cô út thơng yêu mẹ, cô cả và cô hai không quan t©m, ch¨m sãc, kh«ng th¬ng yªu mÑ nhiÒu. - Giáo dục trẻ biết quan tâm, chăm sóc bố mẹ, biết làm một số việc vừa sức để giúp đỡ bè mÑ. Ii. ChuÈn bÞ: Tranh minh ho¹ c©u chuyÖn, rèi dÑt, sa vµn bµng c¸t... IIi. Híng dÈn: * Hoạt động 1: Cho trẻ hát bài "Trờng chúng cháu là trờng mầm non" -.Trß chuyÖn vµ giíi thiÖu bµi: Đến trờng các con đợc làm gì? Đợc chơi với các bạn thật là vui và đợc cô giáo dạy cho nhiều điều bổ ích nữa đấy. H«m nay c« sÏ kÓ cho c¸c con nghe c©u chuyÖn " Ba c« g¸i" vµ c¸c con chó ý l¾ng nghe xem c©u chuyÖn diÔn ra nh thÕ nµo nhÐ. .* Hoạt động 2 :Cô kể diễn cảm 2 lần: - KÓ diÔn c¶m lÇn 1: ThÓ hiÖn cö chØ, ®iÖu bé, giäng ®iÖu... - KÓ lÇn 2: KÕt hîp minh ho¹ b»ng rèi tay. - Tãm t¾t néi dung c©u chuyÖn. - Bà mẹ sinh đợc 3 cô con gái, 3 cô đã đều đi lấy chồng, bà bị ốm và nhờ sóc con đa th, Từ đoạn đầu đến " về ngay thăm ta sóc nhé" - Khi sóc con đa th cho cô chị cả, thì cô không về thăm mẹ ngay, và cô đã biến thành con rùa. Đoạn tiếp theo đến"...bò ra khỏi nhà đi mất" - Cô hai cũng không thơng yêu mẹ và không về thăm mẹ đang ốm nên đã biến thành con nhện. Đoạn tiếp theo đến" suốt đời giăng chỉ" - Còn cô út khi đọc th xong thì tất tởi đi thăm mẹ ngay. Đoạn còn lại. - Trong c©u chuyÖn cã mÊy nh©n vËt? §ã lµ nh÷ng nh©n vËt nµo? - Bà mẹ đã thơng yêu các con nh thế nào? - Bµ bÞ èm, bµ nhê ai ®i gäi c¸c con vÒ? - Sóc con đã nói với cô cả nh thế nào? - Chị cả đã nói gì với sóc con? - Chị cả đã biến thành con gì? - Khi sãc ®a tha cho c« hai, th× c« hai cã vÒ th¨m mÑ kh«ng? - ở nhà cô hai ra về, sóc đã đi tiếp đến nhà ai? - Nghe tin mẹ ốm chị út đã làm gì? - Trong 3 c« g¸i, th× c¸c con yªu ai nhÊt? V× sao? Giáo dục trẻ biết quan tâm, chăm sóc bố mẹ, biết làm một số việc vừa sức để giúp đỡ ngêi th©n. * Hoạt động 3 : Dạy trẻ kể lại chuyện: - C« cho trÎ kÓ l¹i tõng ®o¹n chuyÖn tiÕp ®u«i nhau. Trong qu¸ tr×nh trÎ kÓ chuyÖn, nÕu trẻ quên cô gợi hỏi hoặc cho trẻ xem tranh để tiếp tục kể hết đoạn chuyện. C« nhËn xÐt, tuyªn d¬ng. Kết thúc : Cô nhận xét tuyên dương trẻ. HOẠT ĐỘNG GÓC Chơi ở các góc như đã đăng kí trước.

<span class='text_page_counter'>(41)</span> HOẠT ĐỘNG CHIỀU BIỂU DIỄN VĂN NGHỆ NÊU GUƠNG CUỐI TUẦN. 1. Mục đích yêu cầu. - Trẻ ôn lại các bài hát và hát thuộc các bài hát trong chủ điểm. - Trẻ đuợc biểu diễn các bài hát mình đã học, nhằm giúp trẻ mạnh dạn tự tin hơn trong khi hát. 2. Chuẩn bị: - Đàn. - Các loại nhạc cụ cho trẻ biểu diễn( Thanh gõ, mũ, trống, xắc xô..) 3. Tiến hành. - Cho trẻ hát các bài trong chủ điểm “Cô giáo em, ngày vui của bé, em yêu trường em, rướt đèn dưới ánh trăng,em đi mẫu gi áo .. & Nêu guơng cuối tuần - Cô nhận xét những cháu ngoan nhất trong tuần, lên tặng phiếu bé ngoan. - Nhắc nhở những cháu chưa ngoan, động viên cháu cố gắng tuần sau để cô tặng phiếu bé ngoan như bạn. - Dặn dò trẻ ngày nghỉ cuối tuần, ở nhà với bố mẹ phải ngoan, vâng lời bố mẹ, tuần sau đến truờng học phải cố gắng ngoan hơn tuần này.. ĐÓNG MỞ CHỦ ĐIỂM I Yêu cầu : - Trẻ nhớ được tên, nội dung,thuộc một số bài thơ ,bài hát ,câu truyện ,trò chơi trong chủ điểm vừa học ,biết được một số bài thơ ,bài hát và đồ dùng của chủ điểm mới “ Chủ điểm Bản thân” - Rèn kỹ năng giao tiếp ,kỹ năng diễn đạt khi gợi nhớ về nội dung của chủ điểm trước - Phát triển vốn từ ,khả năng diễn đạt ,khả năng tư duy,chú ý có chủ định của trẻ. - Giáo dục tinh thần học tập - Giáo dục trẻ biết giữ gìn biết giữ gìn và bảo quãn đồ dùng đồ chơi ,yêu mến trường lớp và các bạn. II Chuẩn bị : - Tranh ảnh chủ điểm , tranh vẽ nội dung bài thơ câu chuyện chủ điểm “ Trường mầm non” - Các sản phẩm vẽ ,nặn, cắt dán ,về “ Trường mầm non”.

<span class='text_page_counter'>(42)</span> và các đồ dùng trong lớp của trẻ - Một số tranh bạn trai ,bạn gái III Tổ chức hoạt động : - Cô khuyến khích trẻ hát, đọc thơ, gợi ý cho trẻ kể lại những câu chuyện trong chủ điểm “Trường mầm non ”: “Em yêu trường em” , “Trường chúng cháu là trường mầm non”, ngày vui của bé, cô giáo em... - Thu thập các sản phẩm tạo hình mà trẻ đã làm được trong chủ điểm bỏ vào hồ sơ trẻ. - Cô cháu cùng thu dọn đồ chơi trong chủ điểm “Trường mầm non” trưng bày đồ chơi chủ điểm mới. - Cô tuyên dương những trẻ ngoan, hoạt động tích cực; động viên, khuyến khích trẻ yếu. - Đóng chủ điểm “Trường mầm non”, giới thiệu chủ điểm mới của tuần sau: chủ điểm “Bản thân”. - Cô cho trẻ xem vài bức tranh vẽ về các bộ phận bên ngoài của cơ thể trẻ, các hoạt động mà trẻ có thể làm được như: tự đánh răng, vệ sinh thân thể, các trang phục dành cho các bạn trai, bạn gái, những biểu hiện vui buồn của khuôn mặt..và cùng trẻ trao đổi ý kiến về tranh ảnh đó - Nhắc trẻ sưu tầm tranh ảnh về bản thân lên lớp để hoạt động - Giới thiêụ cho trẻ chủ đề sắp học ở tuần tới là chủ đề bản thân - Cô cùng trẻ dán tranh của chủ điểm “Bản thân” lên các góc chơi. nhắc cháu chuẩn bị một số nguyên vật liệu để làm đồ dùng đồ chơi phục vụ chủ điểm “Bản thân” . Kết thúc : Cô nhận xét tuyên dương trẻ. NHẬN XÉT CỦA BAN GIÁM HIỆU ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………….

<span class='text_page_counter'>(43)</span> ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………….

<span class='text_page_counter'>(44)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×