Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

giao an chu de truong mam non 5 tuoi 2013 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (578.58 KB, 74 trang )

:
Thời gian thực hiện: 2 tuần
Từ ngày : 27/08/2012 - 7/9/2012
* Cơ sở chọn chủ đề:
- Để giúp trẻ trước khi tìm hiểu thế giới trẻ cần biết, trẻ hiểu về trường mầm non.
Thông qua việc tìm hiểu của trường mầm non: biết tên trường, các hoạt động của
cô, trẻ trong trường, trẻ biết về trường lớp có sân chơi, nhiều lớp học, có nhiều bạn
trai, bạn gái cùng vui chơi học hành, ngoài sân có nhiều đồ chơi: đu quay, cầu tuột,

- Những điều kiện đó giúp trẻ thích đi học.
LỈNH VỰC
PHÁT TRIỂN
MỤC TIÊU
PT THỂ
CHẤT
• Biết một số món ăn thông thường ở trường mẫu giáo.
• Sử dụng thành thạo các đồ dùng trong sinh hoạt ở trường mẫu
giáo: khăn, bàn chải đánh răng, ca uống nước, mâm ăn cơm,
muỗng xúc cơm….
• Có thói quen vệ sinh, thực hiện hành vi văn minh trong ăn uống,
sinh hoạt: rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, chào mời trước
khi ăn, không nói chuyện trong khi ăn…..
• Phối hợp các bộ phận trên cơ thể một cách nhịp nhàng để tham
gia các hoạt động như: đi, chạy, tung bắt bóng….
• Thực hiện các vận động của cơ thể theo nhu cầu của bản thân.
• Biết tránh những vật dụng và nơi nguy hiểm trong trường, lớp
mẫu giáo
-Bật xa tối thiểu 50cm.(CS1)
- -Đi thăng bằng được trên ghế thể dục( 2m x 0,25mx 0, 35m)
(CS11)
PT NHẬN


THỨC
• Biết tên địa chỉ của trường lớp đang học.
• Phân biệt các khu vực trong trường và công việc của các cô,
trong khu vực đó.
• Biết tên và một vài đặc điểm nổi bật của các bạn trong lớp.
• Phân loại đồ dùng đồ chơi theo 2 – 3 dấu hiệu: hình dạng, màu
sắc, kích thước, chất liệu.
• Nhận biết các chữ số, số lượng trong phạm vi 3.
• Gọi tên các ngày trong tuần theo thứ tự.(CS109).
Thực hiện một số công việc theo cách riêng của mình(CS118)
PT NGÔN
NGỮ
• Biết bày tỏ nhu cầu, mong muốn, suy nghĩ của mình bằng lời nói.
• Biết lắng nghe cô và các bạn nói, biết đặt và trả lời các câu hỏi.
• Kể về các hoạt động trong lớp, trong trường có trình tự, lô gíc.
• Đọ thơ, kể chuyện diễn cảm về trường lớp mẫu giáo.
- 1 -
• Nhận biết ký hiệu chữ cái o ,ô, ơ qua các từ.
• Biết giao tiếp bằng lời nói rõ ràng, mạch lạc, lễ phép.
• Mạnh dạn, vui vẻ trong giao tiếp
Nói rõ ràng(CS65).
PT THẨM
MỸ
• Biết kính trọng, yêu quí cô giáo, các cô bác trong trường, thân
thiện hợp tác với các bạn trong lớp.
• Biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi trong lớp, trong trường.
• Biết giữ gìn, bảo vệ môi trường: lấy cất gọn gàng đồ chơi, đồ
dùng, không vứt rác, bẻ cây…
Biết thực hiện một số qui định của lớp, trường.
PT TÌNH

CẢM KỸ
NĂNG XH
• Hào hứng tham gia các hoạt động nghệ thuật trong trường, lớp.
• Thể hiện các bài hát về trường mẫu giáo một cách tự nhiên, đúng
nhịp, có cảm xúc.
• Thể hiện cảm xúc, khả năng sáng tạo trong các sản phẩm tạo hình
về trường lớp , đồ dùng, đồ chơi, cảnh vật, cô giáo, các bạn trong
lớp…một cách khá hài hòa cân đối.
• Dễ hòa đồng với bạn bè tong nhóm chơi(CS42)
Chấp nhận sự phân công của nhóm bạn và người lớn(CS51)
- 2 -
TRƯỜNG MẦM NON
TRƯỜNG MẦM NON
I. MẠNG CHỦ ĐỀ:
- 3 -
LỚP LÁ CỦA
CHÚNG TA
LỚP LÁ CỦA
CHÚNG TA
TRƯỜNG MẪU
GIÁO CỦA EM
TRƯỜNG MẪU
GIÁO CỦA EM
TRƯỜNG MẦM NON
II. MẠNG NỘI DUNG:
- 4 -
- Tên gọi, địa chỉ của trường.
- Ngày hội đến trường – Ngày
khai giảng.
- Các khu vực trong trường,

các phòng chức năng trong
trường.
- Công việc của các cô bác
trong trường.
- Các hoạt động của trẻ trong
trường mầm non.
- Đồ dùng, đồ chơi trong
trường.
- Bạn bè trong trường.
TRƯỜNG MẪU
GIÁO CỦA EM
LỚP LÁ CỦA
CHÚNG TA
- Tên lớp.
- Các khu vực trong
trường, lớp.
- Cô giáo.
- Các bạn trong lớp: tên
gọi, sở thích, đặc điểm
riêng.
- Đồ dùng, đồ chơi trong
lớp.
- Các hoạt động của lớp.
- Lớp học là nơi trẻ được
chăm sóc, dạy dỗ, được
chơi đùa với các bạn.
TRƯỜNG MẦM NON
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
- Trò chuyện về ích lợi của
thực phẩm và các món ăn trong

trường mầm non đối với sức
khỏe của trẻ.
- Rèn luyện các kỹ năng: đi,
chạy, nhảy, leo, trèo: Đi kiểng
chân, đi nối gót, đi trên ghế thể
dục đầu đội túi cát, tung bắt
bóng.
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
- Nhận biết được số lượng 1,2,3.
- Đọc được chữ số 1,2,3.
- Ôn sánh chiều dài của 3 đối tượng.
Trò chuyện và tìm hiểu về:
- Tên, địa chỉ của trường đang học.
- Các khu vực trong trường và công việc của
các cô, các bác trong trường.
- Tên và một vài đặc điểm nổi bật của các bạn
trong lớp.
III. MẠNG HOẠT ĐỘNG:
PHÁT TRIỂN NGÔN
NGỮ
- Quan sát, trò chuyện
về các khu vực, các hoạt
động của trường , lớp
mầm non.
- Đặt và trả lời các câu
hỏi về trường, lớp mầm
non.
- Kể chuyện về một sự
kiện xảy ra trong trường,
lớp mầm non.

- Đọc thơ, kể chuyện
diễn cảm về trường, lớp
mầm non.
- Nhận biết các kí hiệu
chữ viết qua các từ.
- Xem tranh, ảnh, sách,
báo về trường mầm non.
PHÁT TRIỂN TÌNH
CẢM - XÃ HỘI
- Trò chuyện và nói về
tình cảm của trẻ với
trường, lớp, cô giáo, các
bạn trong lớp và các cô,
bác trong trường mầm
non.
- Chăm sóc góc tự
nhiên, vệ sinh lớp học,
trường học.
- Hợp tác với các bạn,
giúp đỡ cô giáo.
- Thực hiện một số quy
định của trường, lớp
mầm non.
PHÁT TRIỂN THẪM
MỸ
- Sử dụng kỹ năng vẽ
để vẽ chân dung cô giáo
và các bạn trong lớp.
- Hát, núa, vận động
theo nhạc các bài hát về

trường, lớp.
- Nghe nhạc, nghe hát
( các bài hát, bản nhạc,
dân ca địa phương…)
về trường, lớp mầm
non.
- 5 -
TRƯỜNG MẦM NON
III. KẾT QUẢ MONG ĐỢI
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
-Trẻ biết được một số món ăn ở
trường mầm non.
-Biết sử dụng các đồ dùng sinh
hoạt ở trường.
-Có thói quen vệ sinh, hành vi văn
minh trong ăn uống.
-Mạnh dạn, tự tin thể hiện các vận
dộng cơ bản.
-Biết tránh những vật dụng nguy
hiểm trong trường lớp.
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
-Biết được tên trường lớp đang
học.
-Phân biệt được những khu vực và
công việc của những người trong
trường,
-Nhận biết nhanh được số lượng 1,
2, 3 và chữ số 1, 2, 3.
-Biết so sánh chiều dài, của 3 đối
tượng.

PHÁT TRIỂN NGÔN
NGỮ
-Gọi đúng tên
trường, lớp và các
vật dụng trong
trường.
-Cháu biết bày tỏ suy
nghĩ của mình bằng
lời nói.
-Kể chuyện sáng tạo
về cô giáo và bạn.
-Nhận biết chữ cái
qua liên tưởng từ.
-Phát âm chính xác
được chữ “O, Ô,
PHÁT TRIỂN TÌNH
CẢM - XÃ HỘI
-Biết kính trọng yêu
quý cô giáo, các bác
trong trường, yêu
mến các bạn.
-Biết giữ gìn đồ
dùng, đồ chơi.
-Biết thực hiện một
số quy định của
trường, lớp.
PHÁT TRIỂN THẪM
MỸ
-Biết thể hiện cảm
xúc, khả năng sáng

tạo qua sản phẩm
tạo hình về trường,
lớp, đồ chơi….
-Hứng thú hát và
vận động theo nhạc
một cách tự nhiên
những bài hát trong
chủ đề.
-Biết hưởng cảm
xúc theo giai điệu
bài hát .
- 6 -
Ơ”.
CHUẨN BỊ CHO CHỦ ĐỀ
• Tranh ảnh, truyện, sách về trường, lớp, các hoạt động của trẻ, của cô, của các
thành viên trong trường mầm non….
• Lựa chọn một số trò chơi, bài hát, câu chuyện…liên quan đến các chủ để.
• Bút màu, đất nặn, giấy vẽ, giấy báo…để trẽ vẽ, nặn, gấp xé, dán….
• Đồ dùng, đồ chơi lắp ghép xây dưng.
• Đồ chơi đóng vai cô giáo, bác cấp dưỡng, bác sĩ…cho các trò chơi đóng vai
“Cô giáo”, “lớp học”, “bác sĩ”, “nấu ăn”….
• Dụng cụ vệ sinh, trang trí trường, lớp.
• Cây cảnh, các dụng cụ chăm sóc cây.
• Phối hợp với phụ huynh sưu tầm đồ dùng, đồ chơi, tranh ảnh liên quan đến
các chủ đề.
- 7 -
TRƯỜNG MẪU GIÁO
CỦA EM

THỰC HIỆN 1 TUẦN

TỪ NGÀY 27/08/2012 - 31/08/2012
- 8 -
I. YÊU CẦU
− Biết tên, địa chỉ, quang cảnh của trường, các khu vực trong trường.
− Biết mối quan hệ của mình với các bạn,với cô giáo, các cô bác trong trường.
− Biết chơi, bảo vệ đồ chơi trong trường.
− Biết chào hỏi, kính trọng cô giáo, các cô, các bác trong trường.
− Biết yêu quý trường lớp, giữ gìn đồ dùng, đồ chơi và vệ sinh trường lớp.
II. MẠNG NỘI DUNG
− Các khu vực trong trường.
− Đồ dùng, đồ chơi trong sân trường.
− Các hoạt động chung của trẻ ở trường mầm non.
− Các bạn trong trường.
− Ngày hội dến trường.
- 9 -
TRƯỜNG MẪU GIÁO CỦA EM
III. MẠNG HOẠT ĐỘNG
Phát triển thể chất
• Tập các bài tập phát triển
chung, bài tập vận động cơ bản
đi trên ghế thể dục đầu đội túi
cát.
• Chơi các trò chơi vận động.
• Giáo dục dinh dưỡng qua các
món ăn ở trường.
Phát triển nhận thức
• Quan sát thảo luận về tên
trường, ngày hội đến trường, các
khu vực trong trường, công việc
của các cô, các bác trong

trường.
• Ôn số lượng 3, nhận biết chữ số
từ 1-3.
• Ôn so sánh chiều dài của 3 đối
tượng.
Phát triển thẫm mỹ
• Vẽ trường mẫu
giáo.
• Hát: “Ngày vui
của bé”.
• Nghe hát “ Ngày
đầu tiên đi học”.
• Trò chơi âm nhạc
“Tiếng hát ở đâu”.
Phát triển ngôn ngữ
• Thơ: “Bàn tay cô
giáo”.
• Nhận biêt phát âm
chữ O, Ô, Ơ.
Phát triển tình cảm- xã
hội
• Trò chơi đóng
vai: cô giáo, cấp
dưỡng...
• Trò chơi xây
dựng “Trường
mẫu giáo”.
- 10 -
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
THỰC HIỆN: 1 TUẦN

TỪ NGÀY 27/08/2012 -31/08/2012
CÁC
HOẠT
ĐỘNG
THỨ HAI THỨ BA THỨ TƯ THỨ NĂM THỨ SÁU
ĐÓN TRẺ
 Trò chuyện cùng trẻ về tên trường, lớp…
 Giới thiệu về tên của mình và tên các bạn.
 Trò chuyện về công việc của cô.
 Làm quen với một số bài hát, bài thơ theo chủ đề.
THỂ
TDBS
 Bài tập phát triển các nhóm cơ.
HOẠT
ĐỘNG
NGOÀI
TRỜI
 Quan sát khung cảnh cùa trường mẫu giáo, việc làm của từng
người trong trường.
 Dạo chơi tham quan đồ chơi trrong sân trường.
 Trò chơi dân gian.
 Trò chơi vận động “Thi đi nhanh”.
 Chơi tự do.
HOẠT
ĐỘNG CÓ
CHỦ
ĐÍCH
Phát triển
thẫm mỹ
- Hát:

“Ngày vui
của bé”.
Phát triển
ngôn ngữ
Bé nhận
biết và
phát âm O,
Ô, Ơ
Phát triển
thẫm mỹ
“ Vẽ
trường
mẫu giáo”
(Đề tài)
Phát triển
ngôn ngữ
Chuyện:
“Bạn
mới”.
( CS65)
Phát triển
thể chất
“Bật xa tối
thiểu 50cm
(CS1)
Phát triển
nhận thức
Ôn số lượng
1 – 2. nhận
biết chiều dài

( CS109)
Khám phá xã
hội
“Trường mẫu
giáo của bé”.
( CS42)
HOẠT
ĐỘNG
 Góc phân vai: Cô giáo; Cấp dưỡng; Quầy văn phòng phẩm.
 Góc xây dựng: Xây “Trường mẫu giáo của em”.
- 11 -
GÓC
 Góc học tập:
• Tô, nối đúng số lượng 1, 2,3
• Xếp chữ, xếp số.
• Chơi tranh lô tô về đồ dùng, đồ chơi.
• Xem truyện tranh về Trường mầm non.
• Trò chơi học tập: “Tặng quà cho bạn”.
 Góc nghệ thuật:
• Vẽ, cắt, xé dán Trường mẫu giáo.
• Nặn đồ chơi trong sân trường.
• Xâu vòng tặng bạn.
• Biểu diễn văn nghệ theo chủ đề “ Trường mầm non”
 Góc thiên nhiên:
• Chăm sóc cây trong trường.
• Đong nước.
• Vật chìm, vật nổi.
HOẠT
ĐỘNG
CHIỀU

− Ôn lại bài hát ngày vui của bé.
− Ôn lại chữ cái o, ô, ơ.
− Ôn lại câu chuyện “Bạn mới”.
− Ôn số lượng 1-2 nhận biết chiều dài.
− Ôn lại “Trường mẫu giáo của bé”.
HOẠT
ĐỘNG
NÊU
GƯƠNG
 Hoạt động nêu gương.
 Vệ sinh – trả trẻ.
Thông qua các hoạt động trong ngày, giáo viên tận dụng cơ hội giáo dục trẻ có
ý thức vệ sinh cá nhân - nước sạch và môi trường, an toàn giao thông, tiết kiệm
năng lượng, kĩ năng sống, dinh dưỡng và sức khỏe...
TIÊU CHUẨN BÉ NGOAN
-Trẻ thích đi học không khóc nhè.
-Trẻ làm quen với các góc chơi, đồ chơi.
-Biết tên trường,lớp, cô giáo, các bạn,
-Biết để đồ dung cá nhân đúng nơi qui định.
-Trẻ đến lớp tay chân sạch, áo có khăn cài.
- 12 -
THỂ DỤC BUỔI SÁNG
BÀI TẬP PHÁT TRIỂN CÁC NHÓM CƠ.
I. YÊU CẦU.
− Cháu biết chuyển đội hình theo nhạc và tập theo các động tác mẫu của cô.
− Cháu tập đúng các động tác. Giúp cơ thể cháu được vận động nhịp nhàng trước
khi vào học.
− Cháu có thói quen tập thể dục mỗi buổi sáng.
II. CHUẨN BỊ.
− Sân bãi sạch sẽ.

− Băng nhạc, máy cát sét.
− Cháu áo quần gọn gàng.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG.
1. Khởi động:
− Cháu xếp 3 hàng dọc theo tổ, chuyển đội hình vòng tròn, chạy trên nửa bàn
chân. Chuyển đội hình 3 hàng ngang.
2. Trọng động.
 Cô làm mẫu các động tác, trẻ tập theo cô, mỗi động tác thực hiện 2 lần 8 nhịp.
− Động tác hô hấp: Thổi nơ.
− Động tác phát triển cơ tay vai: Đưa tay ra phía trước, sau.
− Động tác phát triển cơ bụng lườn: Đứng cúi người về trước.
− Động tác phát triển cơ chân: Khuỵu gối.
− Động tác bật nhảy: Bật tiến về phía trước.
3. Hồi tĩnh:
− Cháu chuyển đội hình và đi nhẹ nhàng vào lớp.
- 13 -
TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG
“Thi đi nhanh”
I.Yêu cầu:
- Trẻ đi không chạm vạch.
- Rèn sự khéo léo của đôi bàn chân và tính kỷ luật.
II.Chuẩn bị:
- 4 sợi dây dài khoảng 0.5m.
- Vẽ 2 đường thẳng song song dài 3m, rộng 0.25m.
III.Tiến hành:
Luật chơi: Đi không được chạm vạch.
Cách chơi: Chia trẻ làm 2 nhóm, mỗi nhóm có 2 đoạn dây.
- Cho trẻ xếp thành hai hàng dọc ở một đầu đường thẳng, đầu kia đặt khối hộp nhỏ.
Buộc hai đầu của một đoạn dây sao cho trẻ có thể xỏ chân vào dễ dàng. Lần lượt
cho 2 cháu đứng đầu hàng xỏ chân vào dây, hai cháu đầu tiên xuất phát cùng một

lúc, khi đến đầu kia thì nhảy qua khối hộp rồi tháo dây chạy về đưa dây cho bạn thứ
ba. Lúc đó bạn thứ hai đã có dây sẵn ở chân tiếp tục đi lên. Thi xem nhóm nào
nhanh và không bị dẫm vạch là thắng cuộc.
Lưu ý: Chỉ cần lần đầu xuất phát cùng nhau, cháu số 1 về hàng trước thì cháu số 2
tiếp tục đi lên. Cô giáo khuyến khích các nhóm đi nhanh và chạy nhanh.
TRÒ CHƠI HỌC TẬP
“Tặng quà cho bạn”
I.Yêu cầu:
- Trẻ biết chọn đồ dùng, đồ chơi mà bạn khác giới hoặc cùng giới thích và cần thiết
cho bạn đó.
- Rèn cho trẻ óc quan sát.
- Giáo dục trẻ biết yêu thương bạn.
II.Chuẩn bị:
- Nhiều loại đồ dùng và đồ chơi cho cả bạn trai và bạn gái: búp bê, bóng , nơ, nón,
cặp sách vở, bút màu, đất nặn…
III.Tiến hành:
- 14 -
Luật chơi: Chọn đúng đồ dùng và đồ chơi mà bạn khác giới thích.
Cách chơi: Trước khi chơi cô cho trẻ bàn bạc với nhau xem các bạn trai hoặc bạn
gái thường thích những đồ dùng, đồ chơi gì. Sau đó cô đặt tất cả đồ dùng đồ chơi
lên bàn. Cho 3-5 trẻ gái lên chọn đồ dùng, đồ chơi mà bạn trai thích. Khi chọn xong
đem xuống tặng cho các bạn trai mà mình thích.
- Sau đó cho bạn trai tìm quà tặng bạn gái.
HOẠT ĐỘNG GÓC
Chủ đề: TRƯỜNG MẪU GIÁO CỦA EM.
Thời gian thực hiện 1 tuần: Từ ngày: 27 đến ngày 31/ 8/ 2012
NỘI DUNG YÊU CẦU CHUẨN BỊ TIẾN HÀNH
Góc phân vai:
Trọng tâm ngày
Thứ hai

- Cô giáo; Cấp
dưỡng; Quầy
văn phòng
phẩm.
- Cháu biết thể hiện
vai chơi của mình.
- Biết phản ánh vai
trò của cô giáo dạy
học.
- Biết phản ánh lại
công việc của cô cấp
dưỡng.
- Bày bán quầy văn
phòng phẩm đẹp
mắt.
- Hứng thú phối hợp
và biết mối quan hệ
giữa các nhóm.
- Biết sử dụng ngôn
ngữ và hành động
đặc trưng của trò
chơi.
- Một số đồ dùng
cô giáo, học sinh.
- Các loại sách,
vở, bút, cặp, tầy,
kéo, hồ dán…
- Đồ chơi nấu ăn
cho cấp dưỡng…
- Cô gợi ý trẻ thỏa

thuận vai chơi với
nhau trong nhóm.
- Gợi ý trẻ làm cô
giáo hướng dẫn
dạy trẻ.
- Gợi ý trẻ chế
biến những món
đầy đủ chất dinh
dưỡng cho các
cháu mẫu giáo ăn.
- Gợi ý trẻ sắp xếp
quầy hàng gọn
gàng, đẹp mắt.
- Tạo tình huống
cho trẻ giao lưu
trao đổi với nhau
giữa các nhóm
chơi, phối hợp các
vai chơi, góc chơi
khác.
Góc xây dựng:
Trọng tâm ngày
Thứ ba
- Xây trường
mẫu giáo.
- Trẻ biết sử dụng
các đồ chơi có sẵn
để xây dựng lắp
ghép thành mô hình
“Trường mẫu giáo”

theo sáng tạo của
trẻ.
- Phát huy óc sáng
- Cổng, hàng rào,
các loại cây xanh,
hoa, xích đu, cầu
tuột…
- Musse lắp ghép
làm ngôi trường
mẫu giáo.
- Cháu vể góc
chơi, thỏa thuận,
phân công nhau để
hoàn thành công
trình.
- Cô theo dõi quan
sát, gợi ý trẻ khi
cần thiết…
- 15 -
tạo của trẻ.
- Góp phần giáo dục
tính đoàn kết, hợp
tác để hoàn thành
nhiệm vụ.
Góc học tập đọc
sách:
Trọng tâm ngày
Thứ tư
- Tô và nối đúng
số lượng 1-3.

- Xếp chữ, xếp
số.
- Chơi tranh lô
tô.
- Xem truyện
tranh về Trường
mẫu giáo.
- Trò chơi học
tập: “ Tặng quà
cho bạn”
- Cháu biết quan sát
xem tranh, hiểu nội
dung tranh và biết
kể chuyện sáng tạo
theo tranh.
- Biết tô màu tranh
theo yêu cầu và nối
đúng số lượng.
- Gọi tên các ngày
trong tuần theo thư
tự.( CS109)
- Biết chơi trò chơi
học tập theo đúng
luật.
- Sách, truyện
tranh về Trường
mẫu giáo.
- Tranh về đồ
chơi, đồ dùng
trong “Trường

mẫu giáo” có số
lượng 1- 5.
- Hột hạt, tranh lô

- Đồ dùng, đồ chơi
cho trò chơi học
tập.
- Cô gợi ý cho
cháu có tư thế
ngồi ngay ngắn
khi tô, nối.
- Gợi ý cho cháu
quan sát tranh tô
và nối đúng số
lượng theo yêu
cầu.
- Gợi ý cho trẻ xếp
đúng quy trình.
- Gợi ý cho trẻ
quan sát tranh và
kể chuyện theo
tranh.
- Nêu luật chơi và
cách chơi cho trẻ
chơi trò chơi học
tập: “ Tặng quà
cho bạn”.
Góc nghệ thuật:
Trọng tâm ngày
Thứ năm

- Vẽ, cắt, xé
dán tranh về
Trường mẫu
giáo.
- Nặn đồ dùng
đồ chơi.
- Xâu vòng
tặng bạn.
- Trẻ biết dùng kỹ
năng đã học để vẽ ,
cắt, xé dán “Trường
mẫu giáo” và nặn đồ
dùng, đồ chơi để
tặng bạn.
- Biết xâu xen kẻ
hột, hoa theo số
lượng và màu theo
cô yêu cầu thành
vòng.
- Giấy, bút màu,
kéo, hồ, giấy màu,
đất nặn, bảng con,
khăn lau tay …
- Hoa, hạt để xâu
vòng tặng bạn.
- Cô gợi ý cho trẻ
vẽ, cắt, xé dán
sáng tạo về
“Trường mẫu
giáo” và nặn đồ

dùng, đồ chơi để
tặng bạn.
Gợi ý cho trẻ xâu
vòng theo đúng
quy trình.
- 16 -
Vườn âm nhạc:
- Biểu diễn
văn nghệ theo
chủ đề.
- Rèn kỹ năng tạo
hình và vận động
theo nhạc ở trẻ.
- Góp phần giáo dục
tính thẫm mỹ cho
trẻ…
- Nhạc cụ, mũ hóa
trang cho trẻ…
- Máy cassette,
băng nhạc...
- Gợi ý cho trẻ hát
các bài hát về
“Trường mầm
non”.
Góc thiên nhiên:
Trọng tâm ngày
Thứ sáu
- Chăm sóc
cây.
- Đong nước.

- Vật chìm, vật
nổi.
- Trẻ biết cách tưới
cây và hiểu được
cây tươi tốt là nhờ
sự chăm sóc của con
người.
- Trẻ biết thực hành
thao tác đong nước.
- Khám phá được
tính chất của vật.
- Cây xanh, bình
tưới nước…
- Chai, phễu...
- Sỏi, musse…
- Cô hướng dẫn trẻ
chăm sóc cây cảnh
trong sân trường…
Gợi ý trẻ cách
đong nước và
quan sát vật nổi,
vật chìm.
- Cuối buổi chơi cô đến góc chơi để nhận xét về kỹ năng hành vi, thái độ của trẻ
trong quá trình chơi.
+ Thông qua các góc chơi, cô tận dụng cơ hội để giáo dục cháu có ý thức
bảo vệ môi trường, an toàn giao thông, sử dụng tiết kiệm năng lượng, kĩ năng
sống, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh...
- 17 -
HOẠT ĐỘNG NGÀY
Thứ hai: 27/08/2012

A. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
“ Quan sát trường mẫu giáo”
I. Yêu cầu:
- Trẻ nhận biết trường mẫu giáo có nhiều phòng học và các phòng chức năng.
- Biết được khung viên trường.
- Giáo dục trẻ biết thích đi học và biết giữ vệ sinh trường lớp sạch sẽ.
II. Chuẩn bị:
- Sân bãi sạch.
III. Tiến hành:
1. Quan sát có mục đích: “Quan sát trường mẫu giáo”
- Cô cùng cháu dạo quanh sân trường hát “ Trường chúng cháu là trường mầm
non”.
- Cô dẫn dắt gợi ý cho trẻ quan sát về khung viên của trường, các phòng học,
phòng chức năng, khung viên trường…
- Trẻ thảo luận nêu nhận xét.
- Cô tóm ý và cho trẻ biết: Trường có nhiều phòng học, phòng chức năng, trong
sân trường có nhiều cây xanh, có vườn hoa, ao cá…và công việc của bác bảo vệ
trong trường.
- Giáo dục trẻ biết giữ vệ sinh trường lớp sạch sẽ.
2. Trò chơi vận động:“ Thi đi nhanh”.
- Cô nêu luật chơi, cách chơi (soạn ở đầu tuần).
- Trẻ tham gia chơi.
3. Chơi tự do:
- Cháu chơi tự do hoặc vẽ theo chủ đề “ Trường mầm non”.
- 18 -
B Phát triển thẩm mỹ
• Nội dung trọng tâm:
Hát: “ Ngày vui của bé”.
• Nội dung kết hợp:
- Nghe hát: “Ngày đầu tiên đi học”

- Trò chơi âm nhạc: “ Sol – Mi”
1. Yêu cầu:
- Trẻ hát theo cô và thể hiện được niềm vui hòa với tâm trạng ngày đầu tiên đến
lớp.
- Biết lắng nghe và hưởng ứng cảm xúc theo giai điệu bài hát “ Ngày đầu tiên đi
học”.
- Hứng thú chơi trò chơi âm nhạc.
- Góp phần phát triển thẫm mỹ cho trẻ
- Giáo dục yêu trường mến bạn, thích đi học.
2. Chuẩn bị:
- Băng nhạc.
- Máy
- Tranh ảnh ngày tựu trường.
- Rối tay.
3. Gợi ý hoạt động:
Hoạt động 1: Hát “ Ngày vui của bé”
- Cô cho trẻ chơi trò chơi “ Bụi bay” (Trẻ tham gia chơi)
- Cô tạo tình huống rối bạn Hương và Lan xuất hiện cùng nhau đến lớp. - Cô dẫn
dắt giới thiệu bài hát (Trẻ xem)
“ Ngày vui của bé” Nhạc sĩ Hoàng Văn Yến.
- Cô mở băng cho trẻ nghe toàn bộ bài hát một lần. ( Trẻ lắng nghe)
- Cô gợi hỏi trẻ nội dung bài hát. (Trẻ nêu nội dung)
- Cô cho trẻ hát theo theo nhạc dưới nhiều hình thức. (Lớp, nhóm trai, nhóm gái, cá
nhân hát theo đàn)
- Cô chú ý sửa cao độ, trường độ cho trẻ.
- Nếu trẻ thuộc bài hát, cô cho trẻ hát đuổi nhau. (Trẻ hát đuổi theo tín hiệu của cô)
- 19 -
Hoạt động 2: Nghe hát: “ Ngày đầu tiên đi học”
- Cô cho trẻ chơi “ Trốn cô” (Trẻ tham gia chơi)
- Cô tạo tình huống cho trẻ xem nhiều tranh ảnh ngày tựu trường các bạn nhỏ được

ba, mẹ dẫn đến trường. (Trẻ xem tranh)
- Cô đàm thoại dẫn dắt giới thiệu bài hát “ Ngày đầu tiên đi học” Nhạc sĩ Nguyễn
Ngọc Thiện. (Trẻ trả lời câu hỏi)
- Cô hát cả bài một lần kết hợp minh họa. (Trẻ lắng nghe)
- Cô gợi ý trẻ nêu nội dung bài hát.
- Cô mở băng đĩa cho trẻ nghe vài lần (cô minh họa) ( Trẻ hưởng ứng cảm xúc âm
nhạc theo giai điệu bài hát. )
Hoạt động 3: Trò chơi âm nhạc“ Sol- Mi”
- Cô tạo tình huống đàn nốt nhạc cho trẻ đoán. (Trẻ đoán nốt nhạc sol-mi)
- Cô dẫn dắt giới thiệu trò chơi“ Sol - Mi” (Trẻ lắng nghe)
- Cô giải thích cách chơi. (Trẻ tham gia chơi)
C. HOẠT ĐỘNG GÓC
Thực hiện theo kế hoạch đã soạn ở đầu tuần.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
− Ôn lại bài hát “Ngày vui của bé”.
− Hoạt động tự do ở các góc chơi.
− HOẠT ĐỘNG NÊU GƯƠNG: Cô cho trẻ tự nhận xét lẫn nhau – Nêu gương bé
ngoan.
- 20 -
NHẬT KÝ HẰNG NGÀY
Thứ hai ngày 27 tháng 8 năm 2012
NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý VÀ THAY
ĐỔI
Tên những trẻ nghỉ học và lý do.
……………………………………...
……………………………………...
……………………………………...
……………………………………...
Hoạt động có chủ đích.
- Sự tích hợp của hoạt động

với khả năng của trẻ.
- Sự hứng thú và tích cực tham
gia hoạt động của trẻ.
- Tên những trẻ chưa nắm nắm
được yêu cầu hoạt động.
……………………………………...
……………………………………...
……………………………………...
……………………………………...
……………………………………...
……………………………………...
Các hoạt động khác trong ngày.
- Những hoạt động theo kế
hoạch mà chưa thực hiện
được.
- Lý do chưa thực hiện được.
- Những thay đổi tiếp theo.
……………………………………...
……………………………………...
……………………………………...
……………………………………...
Những trẻ có biểu hiện đặc biệt.
- Sức khỏe: Những trẻ có biểu
hiện bất thường về ăn, ngủ, vệ
sinh
- Kỹ năng vận động, ngôn
ngữ, nhận thức, sáng tạo…
- Thái độ và biểu lộ cảm xúc,
hành vi.
……………………………………...

……………………………………...
……………………………………...
……………………………………...
……………………………………...
……………………………………...
……………………………………...
Những vấn đề khác cần lưu ý. ……………………………………...
……………………………………...
……………………………………...
- 21 -
HOẠT ĐỘNG NGÀY
Thứ ba: 28/08/2012
A. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
“ Quan sát đồ chơi trong sân trường”
I. Yêu cầu:
- Trẻ nhận biết được một số đồ chơi trong sân trường.
- Biết được ích lợi của đồ chơi, an toàn khi chơi.
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn, bảo quản đồ chơi ngoài trời.
II. Chuẩn bị:
- Sân bãi sạch.
III. Gợi ý hoạt động:
1.Quan sát có mục đích: “Quan sát đồ chơi trong sân trường”
- Cô cùng cháu dạo quanh sân trường hát “ Trường chúng cháu là trường mầm
non”.
- Cô tạo tình huống gợi ý cho trẻ quan sát một số đồ chơi trong sân trường (xích
đu, cầu tuột…)
- Trẻ thảo luận nêu nhận xét.
- Cô tóm ý và cho trẻ biết: Trong sân trường có rất nhiều đồ chơi, những đồ chơi
ngoài trời này để các bé vui chơi, khi chơi thì các bé không xô đẩy, chen lấn tránh
tai nạn xảy ra…

- Giáo dục trẻ biết giữ gìn và bảo quản đồ chơi ngoài trời.
2.Trò chơi vận động:“ Thi đi nhanh”.
- Cô nêu luật chơi, cách chơi (soạn ở đầu tuần).
- Trẻ tham gia chơi.
3.Chơi tự do:
- Cháu chơi tự do hoặc vẽ theo chủ đề “ Trường mầm non”.
- 22 -
B. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
Phát triển ngôn ngữ
“ Bé nhận biết và phát âm chữ O,Ô,Ơ”.
1.Yêu cầu:
− Trẻ nhận biết và phát âm chính xác chữ O, Ô, Ơ.
− Thông qua các hình thức trò chơi giúp trẻ nhận biết nhanh chữ O, Ô, Ơ.
− và liên tưởng được tên đồ dùng, đồ chơi có chứa chữ O, Ô, Ơ.
− Phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
− Giáo dục trẻ thích học chữ cái.
2.Chuẩn bị:
− Thẻ chữ O, Ô, Ơ đủ cho cô và trẻ.
− Tranh cô giáo có chứa cụm từ “ Cô giáo lớp em”.
− Tranh có chứa từ, phía sau có chữ cái O, Ô, Ơ.
− Tranh có chứa từ đủ và từ còn thiếu chữ O, Ô, Ơ.
− Băng nhạc không lời, máy casset.
3. Gợi ý hoạt động:
Hoạt động 1: Giới thiệu từ có chứa chữ “O, Ô, Ơ” sắp làm quen.
- Cô kể chuyện “Bé đến lớp”. (Trẻ lắng nghe)
- Cô đàm thoại về chuyện => giới thiệu cụm từ “Cô giáo lớp em”. (Trẻ quan sát)
- Cô gắn từ rời “ Cô giáo lớp em”, gợi ý cho trẻ tìm những chữ cái có nét giống
nhau => Cô giới thiệu chữ “O, Ô, Ơ” hôm nay làm quen. (Trẻ lên nhặt chữ O, Ô,
Ơ)
Hoạt động 2: Nhận biết phát âm chữ “O, Ô, Ơ”.

*Làm quen chữ O
• Cô gắn chữ O in thường lên bảng, cạnh bên có chữ O in hoa. (Trẻ quan sát)
• Cô giới thiệu chữ O in thường,O viết thường,O in hoa. (Trẻ lắng nghe)
• Cô phát âm mẫu O (nói cách phát âm). (Lớp, tổ, nhóm cá nhân phát âm)
• Cô gợi ý cháu nêu cấu tạo chữ O. (Chữ O gồm một nét cong tròn khép kín)
*Làm quen chữ Ô
• Cô gắn chữ Ô in thường lên bảng, cạnh bên có chữ Ô in hoa, ô viết.
• Cô giới thiệu chữ Ô in thường,Ô viết thường,Ô in hoa. (Trẻ quan sát)
• Cô phát âm mẫu Ô (nói cách phát âm). (Lớp, tổ, nhóm cá nhân phát âm
Cô gợi ý cháu nêu cấu tạo chữ Ô. (Chữ Ô gồm một nét cong tròn khép kín phía trên
có dấu ô). (Giống nhau đều có 1 nét cong tròn khép kín. Khác nhau là chữ O không
có dấu còn chữ Ô có dấu ô)
 Cháu hát và vận động theo nhạc bài “ Em yêu trường em” đến góc học tập.
(Trẻ hát và vận động theo nhạc.)
- Thi đọc nhanh: Cô gắn 3 nhóm chữ in thường, viết thường, in hoa cháu quan sát
và đọc. Sau đó cô gỡ hai nhóm nhữ viết thường, in hoa xuống, cháu thi đọc nhóm
chữ in thường. (Lớp, nhóm, cá nhân thi đọc nhanh)
- 23 -
- Tạo dáng chữ: Cô cho 3 tổ di chuyển đội hình thành dáng chữ O,Ô, Ơ. (Trẻ di
chuyển đội hình theo nhạc thành dáng chữ O, Ô, Ơ)
Hoạt động 3: “Tìm nhanh, tìm đúng”.
 Cô cho cháu giải câu đố, cô giới thiệu tranh, từ có chứa chữ vừa làm quen
( Phía sau có chữ O, Ô, Ơ). Cháu liên tưởng và nhặt chữ cái, đọc. (Trẻ liên tưởng
và nhặt chữ cái O, Ô, Ơ đọc nhanh)
 Cho cháu thi gắn chữ còn thiếu trong từ.
- Cô giới thiệu tranh, giới thiệu từ đủ và từ còn thiếu. Cháu lên thi gắn chữ còn
thiếu trong từ. - Sau đó tiếp tục cho trẻ gắn hoa theo yêu cầu dưới chữ O, Ô, Ơ.
(Trẻ quan sát và lên tìm chữ, hoa gắn đúng theo yêu cầu của cô)
Hoạt động 4: Liên tưởng từ có chứa chữ vừa học.
- Cô chia lớp thành ba đội chơi, yêu cầu trẻ liên tưởng nói tên đồ dùng, đồ chơi tên

bạn... có chứa chữ O, Ô, Ơ. (Trẻ ở 3 đội hội ý và lần lượt nêu)
- Cô viết lên bảng, cô cháu cùng kiểm tra. Sau đó cô cho trẻ lên gạch chân chữ O,
Ô, Ơ trong từ. (Trẻ quan sát và kiểm tra cùng cô)
C. HOẠT ĐỘNG GÓC
Thực hiện theo kế hoạch đã soạn ở đầu tuần.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Phát triển thẫm mỹ
“ Vẽ trường mẫu giáo”.
1.Yêu cầu:
- Trẻ biết sử dụng kỹ năng đã học để vẽ trường mẫu giáo theo sự sáng tạo của
mình.
- Biết sắp xếp bố cục cân đối.
- Rèn các cơ ngón tay.
- Phát triển thẫm mỹ và óc sáng tạo.
- Giáo dục trẻ yêu trường, thích đi học.
2.Chuẩn bị:
- Giấy vẽ, bút màu.
- Tranh ảnh về trường mẫu giáo (nhiều tranh).
- Băng nhạc không lời, máy casset.
3. Tiến hành:
Hoạt động 1: Tạo hứng thú.
- Cô cho cả lớp hát theo nhạc bài “ Trường mẫu giáo yêu thương”. (Trẻ hát theo
nhạc)
- Các con vừa hát bài hát nói về gì? (Trường mẫu giáo)
- 24 -
- Cô tạo tình huống cho trẻ xem nhiều tranh ảnh về trường mẫu giáo. (Trẻ xem
tranh)
- Cô gợi ý cho trẻ phân tích tranh. (Trẻ phân tích)
- Cô hỏi kỹ năng vẽ ở trẻ, luật xa gần, cách tô màu... (Trẻ nêu nhận xét)
- Cô thăm dò ý thích của trẻ, xem trẻ thích vẽ trường gồm ít hay nhiều lớp học…

- Nhắc trẻ vẽ cân đối trên tờ giấy, cách tô màu.
- Cô tắt hình ảnh.
Hoạt động 2: Trẻ thực hiện.
- Cô mở nhạc nền cho trẻ vẽ, cô theo dõi, giúp đỡ những trẻ còn lúng túng thao tác
chưa chọn được đề tài. (Trẻ vẽ)
- Gợi ý cho những trẻ vẽ xong, vẽ thêm chi tiết phụ...
- Cô cho trẻ vẽ xong đem trưng bày sản phẩm
Hoạt động 3: Nhận xét sản phẩm. (Trẻ trưng bày sản phẩm)
 Trẻ hát và vận động theo nhạc bài hát
“ Ngày vui của bé” (Trẻ hát và vận động theo nhạc)
- Cô gọi trẻ lên nhận xét sản phẩm của bạn
( Nhận xét về kỹ năng vẽ, cân đối, cách vẽ màu, sự sáng tạo…) (Trẻ nhận xét sản
phẩm)
- Cô nhận xét thêm một số tranh đẹp khác. Tuyên dương những cháu vẽ đẹp, có
sáng tạo. Động viên khuyến khích những cháu vẽ chưa đẹp (Trẻ quan sát )
Kết thúc : Trò chơi “ Tìm bạn than” (Trẻ tham gia chơi)
HOẠT ĐỘNG NÊU GƯƠNG:
− Cô cho trẻ tự nhận xét lẫn nhau – Nêu gương bé ngoan.
- 25 -

×