Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Giáo án chủ đề trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (390.77 KB, 20 trang )

TRƯỜNG MẪU GIÁO VỌNG ĐÔNG
CHỦ ĐỀ: TRƯỜNG MẦM NON
GIÁO VIÊN: LÊ THỊ HUỲNH HOA
Lớp lá 3
Năm học 2010-2011
1
Môû chuû ñieåm
TRƯỜNG MẦM NON
Bạn nào cho cô biết các con học trường mầm non gì?
Các con học lớp lá mấy?
Cô tên gì?
Trong lớp các con có bạn nào?
Đồ dùng học tập,đồ chơi?
Để giúp cho trẻ có có 1 số kiến thức hiểu biết về trường Mầm Non, về
lớp học của cháu, về công việc của các cô trong trường. Gần gũi cô giáo,
dùng một số hình thức tổ chức hoạt động giúp trẻ nắm được:
- Trường Mầm Non: tên trường, địa chỉ trường, đồ dùng đồ chơi
trong trường, vườn trường, cây xanh. Biết tên cô giáo và công việc của cô
giáo, tên nhóm tổ, lớp. Biết hoạt động của lớp trong ngày, giới thiệu bản
thân, tên tuổi, sở thích, biết được các bạn trai, gái, các cô bảo mẫu, cô phục
vụ, chú bảo vệ.
- Biết đặc điềm của mùa thu,thời tiết
Qua đó giáo dục cho trẻ thích đến trường lớp, giao tiếp với bạn bè, quan
tâm và giúp đỡ bạn. Chăm sóc bảo vệ, giữ gìn trường lớp sạch đẹp, biết
chăm sóc và bảo vệ cây cảnh, hoa kiểng trong sân trường.
Trẻ biết thể hiện tình yêu thương với trường lớp Mầm Non qua các biểu
hiện hành động cụ thể: đọc thơ, múa hát, lao động,…
2
Thứ hai, ngày 31 tháng 08 năm 2008
 Họp mặt đón trẻ:
- Cô đón trẻ vào lớp, trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập, vui


chơi, sức khỏe của các cháu.
- Phân công trẻ trực nhật lớp.
- Kiểm tra, hướng dẫn việc cất xếp đồ dùng cá nhân của cháu.
 Trò chuyện với trẻ:
- Cô cháu cùng trao đổi với nhau về trường Mầm Non:
• Tên trường, lớp, cô giáo và các cô trong trường.
• Các đồ dùng đồ chơi của trường Mầm Non.
 Tiêu chuẩn bé ngoan:
- Đi học đều, đúng giờ, có cài khăn tay.
- Chú ý ngồi học ngay ngắn, đưa tay phát biểu to.
- Vui chơi ngoan, không ồn, không giành đồ chơi,cất đồ chơi đúng chỗ.
- Biết chào cô chào khách.
- Bỏ rác đúng chỗ.
 Thể dục buổi sáng: cháu tập theo nhạc.
I/ Chuẩn bị
- Sân sạch rộng thoáng.
- Gậy thể dục.
II/Cách tiến hành
1/Khởi động
- Cho cháu đi vòng tròn kiểng chân, nhón chân
• Hô hấp 1: gà gáy ò ó o
- Hai tay khum trước miệng, vươn cổ làm tiếng gà gáy ò ó o.
2/Trọng động
 Tay vai 4: tay gập trước ngực, quay cẳng tay.
- Cầm gậy duỗi thẳng ra trước rồi co gập vào ngực.(4 lần)
 TTCB: đứng chân rộng bằng, 2 tay gập trước ngực
- Thực hiện: hai cẳng tay quay tròn trước ngực 4 nhịp rồi đưa 2 tay ra
ngang. Tiếp tục thực hiện 4 nhịp nữa, xong hạ tay xuống về TTCB.
 Chân 1: ngồi xổm.
- N

1
: Đứng thẳng đưa 2 tay ra ngang.
- N
2
: Ngồi xổm (thẳng lưng) tay đưa trước bàn tay sấp.
- N
3
: Như N1.
- N
4
: về TTCB.
- N
5,6,7,8
: Như trên.
 Bụng 3: đứng nghiêng người sang 2 bên.
- N
1
: Bước chân trái sang bên 1 bước, 2 tay đưa cao, lòng bàn tay
hướng vào nhau.
- N
2
: Nghiêng người sang bên trái, tay thẳng trên cao.
- N
3
: như N1.
3
Trường Mầm Non
- N
4
: Về TTCB.

- N
5,6,7,8
: như trên đổi bên.
• Bật 1: bật tiến về phía trước.
- TTCB: Dứng thẳng khép chân, 2 tay chống hông.
- Thực hiện: bật 2 chân tiến về phía trước 3,4 lần. Quay sang bật về chỗ
cũ.
3/Hồi tĩnh
- Trò chơi “uống nước”.
Hoạt dộng chung:

I/ Yêu cầu:
- Trẻ hiểu biết về trường lớp Mẫu Giáo của mình, biết tên cô giáo, bạn
trong lớp và các thành viên trong trường.
- Biết được công việc của từng người.
- Qua đó giáo dục cháu yêu mến và ham thích đến trường.
II/ Chuẩn bị :
- Bàn ghế 3 nhóm
- Tranh 2 ngôi trường: ngôi trường ở nông thôn và thành thị, cho cô và
cháu.
- Tranh cho cháu ghép.
- Tranh lô tô, một số đồ dùng đồ chơi.
III/ Cách tiến hành :
- Cô đâu ! Cô đâu !
- Bây giờ các con lại đây với cô ! (Dạ)
- Các con có biết trường mình đang học là trường gì không ? (Dạ không)
- Vậy các con hãy hát cùng cô bài “trường chúng cháu là trường Mầm
Non” (Cháu hát và vỗ tay to)
- Các con vừa hát bài nói về gì ? (Trường Mầm Non)
- Vậy hôm nay cô và các con cùng nhau trò chuyện về trường lớp Mẫu

Giáo mình nhé ? (Dạ)
- Trường các con đang học có tên là gì ? (Mẫu Giáo Vọng Đông)
- Thuộc Xã, Huyện nào ? (Xã Vọng Đông, Huyện Thoại Sơn)
- Còn các con học ở trường nào ? (Trường Tiểu Học “C” Vọng Đông)
- À ! do trường mẫu giáo vọng Đông không đủ lớp và các con ra học ở
đó cũng xa nên các con được học ở Trường tiểu Học “C”.
- Các con học lớp gì ? Lá mấy ? (Lớp lá, lá 6)
- Cô giáo con tên gì ? (Cô hoa)
- Trong lớp con có những bạn nào ? Bạn trai hay bạn gái ? Đó là các bạn
nào ? (Cháu kể tên các bạn)
4
MOÂI TRÖÔØNG XUNG QUANH
- Ngoài cô ra còn có các cô nào ? (Cháu kể tên các cô)
- Ở văn phòng có các cô, chú nào ? (Cô văn thư, kế toán, chú bảo vệ)
- Chú bảo vệ làm gì ? (Tưới cây, đóng mở cổng)
- Ngoài ra còn có cô Hiệu Trưởng nữa. Vậy các con có biết cô Hiệu
trưởng tên gì ? (Cô Tuyết Sương)
- Hàng ngày đến lớp các con được cô giáo dạy dỗ, chăm sóc như thế
nào ? (Cháu kể)
- Đúng rồi ! Đến lớp các con được cô giáo dạy múa hát, chữ cái, số và
được chăm sóc dạy dỗ rất tận tình.
 Vậy các con đối với cô giáo của mình như thế nào ? (Yêu thương,
vâng lời cô)
- Các cô giáo và các bạn luôn ở bên nhau, cùng nhau trò chuyện, vui chơi
với nhau thật vui. Vậy các con có thích đến trường mầm non không? (Dạ
thích)
- Các con thấy trường lớp Mẫu Giáo của mình có đẹp không ? (Dạ đẹp)
 Vậy các con về nhóm xem tranh trường, lớp mẫu Giáo của mình nhé !
(Cháu đọc thơ “Bàn tay cô giáo” về nhóm)
 Xem tranh đàm thoại:

- Nhóm 1:
• Tranh của con vẽ gì ? (Tranh của con vẽ trường Mẫu giáo)
• Ở đâu ? (Thành thị)
• Tại sao con biết thành thị ? (Cháu nói)
- Đúng rồi ! tranh của nhóm 1 vẽ trường Mầm Non ở thành thị, vì có
nhiều người, xe cộ đông đúc, có nhiều đồ chơi ngoài sân trường.
- Còn nhóm 2 tranh của các con vẽ gì ? (Vẽ trường Mầm Non ở nông
thôn)
- Nhóm 3 tranh của các con vẽ gì ? (Đồ chơi và đồ dùng ở trường Mẫu
Giáo)
- Có những đồ dùng đồ chơi nào ? (Cháu kể: cầu tuột, bập bênh, xích đu,
cặp, viết chì, kéo,)
- Ngoài ra các con còn được học những gì ? (Được vui chơi, tô màu, vẽ)
- Vậy các con yêu trường, lớp Mầm Non của mình như thế nào ? (Cháu
nêu cảm nghĩ)
 Trò chơi: tìm đồ dùng đồ chơi.
- Cô cần 2 cháu, khi nghe hiệu lệnh của cô 2 cháu tìm trong các bức
tranh giống đồ dùng đồ chơi mà cô yêu cầu.
Ví dụ: Cô nói tìm đồ chơi! (Cháu tìm búp bê, cầu tuột, xe)
Cô nói tìm đồ dùng! (Thước, kéo, chì màu)
 Trò chơi: ghép tranh
- Cô cần ! Cô cần ! (Cần ai ! Cần ai)
- Cô cần 2 đội, mỗi đội 4 bạn.
5
- Khi nghe hiệu lệnh của cô bạn đầu tiên bật liên tục qua 3 vòng, ghép
tranh trường Mẫu Giáo giống mẫu của cô, rồi chạy về đứng phía sau và đến
bạn kế tiếp cho đến khi nào xong bức tranh. Thời gian là 1 bài hát, đội nào
ghép trước là thắng. (Cháu thực hiện)
 Bây giờ các con thấy ngôi trường Mẫu Giáo của mình có đẹp không ?
(Dạ đẹp)

- Vậy các con có thích đi học không ? (Dạ thích)
- Thích thì các con đi học như thế nào ? (Đi học đều)
- Đúng rồi ! yêu mến ngôi trường thì các con phải đi học đều. Vì ở nơi
đó các con có cô giáo luôn tận tình chăm sóc, dạy dỗ, thương yêu các con.
Cho các con ăn nhiều mau lớn, học chăm ngoan.
- Vậy cả lớp cùng hứa với cô là cố gắng làm cháu ngoan Bác Hồ nhé !
(Dạ)
- Nào chúng ta hãy cho cô biết các con sẽ làm gì cho cô giáo vui và giữ
cho ngôi trường luôn sạch đẹp. (Cháu nêu cảm nghĩ và hành động của mình)
- Cô nhắc lại.
 Nhận xét: cắm hoa
 Hoạt động góc: Chủ đề Trường Mầm Non
I/ Yêu cầu:
- Bé hứng thú tham gia trò chơi.
- Giáo dục cháu bảo vệ môi trường.
II/ Chuẩn bị:
- Góc xây dựng: trường, hàng rào, cây xanh, bập bênh, hoa,…
- Góc phân vai: Đồ dùng bán hàng, đồ dùng gia đình.
- Góc thiên nhiên: nước, bình nước, thùng rác, kéo,…
- Góc nghệ thuật: Đất nặn, chì màu, giấy, chỉ len,…
- Góc học tập: bé tập tô, tranh chủ đề trường Mầm Non, tranh ảnh về
mùa thu.
III/ Cách tiến hành:
- Cả lớp hát bài “Trường chúng cháu là trường Mầm Non”
- Bạn nào hãy nói về trường Mầm Non của mình đi nào.
- Vậy hôm nay cô cho các con vui chơi với chủ đề trường Mầm Non
nhé !
- Cô giới thiệu góc chơi, cách chơi: lớp chúng ta có 5 góc: góc học tập,
nghệ thuật, phân vai, xây dựng, thiên nhiên.
 Góc học tập: các con tô màu bé tập tô, xem tranh ảnh về trường mầm

Non, đồ dùng và đồ chơi, xem tranh mùa thu, chơi đomino.
 Góc nghệ thuật: các con vẽ, cắt, xé, nặn về trường Mầm Non, hay đồ
dùng đồ hơi trong lớp.
 Góc xây dựng: xây trường Mầm Non có cổng rào, cây xanh, băng
ghế, hoa, bập bênh, xích đu, cầu trượt.
 Góc phân vai:
 Gia đình: đi chợ, nấu ăn, đưa bé đi khám bệnh.
6
 Bán hàng bán các đồ dùng, đồ chơi của trường Mẫu Giáo, hoa quả
mùa thu.
 Bác sĩ: khám bệnh, cho thuốc.
 Góc thiên nhiên: tưới cây, hái lá vàng, lau chùi chậu kiểng, chăm sóc
cây, nhặt lá, gieo hạt, làm cỏ.
- Hỏi lại cháu cách chơi.
- Cả lớp đọc bài thơ “Cô giáo em” về nhóm vui chơi.
- Các cháu vui chơi, cô theo dõi cùng chơi.
- Cô nhận xét nhóm - cắm hoa.
- Nhận xét lớp.
 Giáo dục: trường Mầm Non là nơi các con được học, vui chơi, được
cô giáo dạy hát, đọc thơ, toán. Vì vậy các con phải biết yêu mến ngôi
trường, đi học đều, phải vâng lời cô, không xả rác bừa bãi.
- Cô và cháu thu dọn đồ chơi.
 Hoạt động ngoài trời:
1/Quan sát: khuôn viên trường Mầm Non
- Cổng trường có hàng rào, cây xanh, hoa.
- Giáo dục các cháu biết yêu quí trường lớp mầm Non
2/ Truyền thụ kiến thức:
- Ôn cho trẻ cách so sánh chiều dài. Chữ số 1, 2.
3/ Trò chơi: “Kéo co”
 Mục đích

- Rèn sức mạnh cho trẻ, giáo dục tinh thần tập thể và tính kỷ luật
 Chuẩn bị
- Vẽ 1 vạch thẳng làm ranh giới giữa 2 đội, 2 cây gậy.
 Luật chơi
- Đội nào giẫm chân lên vạch chuẩn trước là thua cuộc.
 Cách chơi
- Cho xếp 4 hàng dọc, từng cặp 2 đội đối diện nhau. Cháu đứng đầu
từng đội cầm vào gậy, ngay vạch chuẩn. Các bạn còn lại ôm hông nhau, khi
nghe tín hiệu tất cả kéo mạnh về phía mình.
- Đội nào giẫm chân lên vạch chuẩn trước là thua cuộc.
- Cho cháu chơi.
 Nêu gương
- Cả lớp hát bài hoa bé ngoan.
- Cô nhắc lại 4 tiêu chuẩn bé ngoan.
- Cô nhận xét cháu đạt 2 hoa chấm vào sổ
- Động viên các cháu chưa đạt.
- Hát 1 bài.
7
Ôn số lượng 1, 2. Nhận biết chữ số 1, 2
Ôn so sánh chiều dài
Thứ ba, ngày 1 tháng 09 năm 2009
 Họp mặt trò chuyện:
- Cô và cháu trò chuyện về đồ dùng đồ chơi của trường lớp Mầm Non.
- Cho trẻ tìm xung quanh lớp các đồ dùng đồ chơi nào có số lượng 1,2.
Đồ dùng nào dài hơn, ngắn hơn.
 Thể dục buổi sáng: tập như đầu tuần.
 Tiêu chuẩn bé ngoan: cháu đọc 4 TCBN.
 Hoạt động chung

I/ Yêu cầu :

- Trẻ nhận biết số lượng 1, 2. chữ số 1, 2.
- Biết so sánh chiều dài.
II/ Chuẩn bị :
- Mỗi trẻ 3 băng giấy: gồm 2 băng giấy dài bằng nhau, 1 băng giấy ngắn,
1 băng giấy dài khác màu.
- Mỗi trẻ thẻ số 1, 2.
- Đồ dùng của cô: hình bìa 2 băng giấy xanh dài bằng nhau, 1 băng giấy
ngắn hơn.
- Một số đồ dùng đồ chơi có số lượng 1, 2 bố trí xung quanh lớp.
III/ Tổ chức hoạt động :
1/ Ôn số lượng 1, 2. Nhận biết chữ số 1, 2
- Cô cho cháu hát bài “Trường…Mầm Non” (Cháu hát vỗ tay)
- Vào lớp các con thấy lớp đẹp như thế nào ? (Trẻ nêu)
- Con tìm xem đồ chơi nào có số lượng 1, số lượng 2. (Cháu đếm)
- Cho cháu vỗ tay 1, 2 cái. (Trẻ vỗ tay và đếm)
2/ Ôn so sánh chiều dài:
- Cô đặt hết 3 băng ghế lên bảng, cô làm mẫu.
- Cô lấy 1 băng nghế đỏ lần lượt đặt trùng khít lên từng băng ghế xanh,
tìm ra 2 băng ghế xanh dài. Đặt chữ số 2.
- Băng giấy xanh còn lại đặt chữ số 1.
- Con nhận xét xem có mấy băng ghế xanh dài bằng nhau ? Đặt vào chữ
số mấy ? (Hai băng ghế dài bằng nhau, đặt chữ số 2)
- Có mấy băng ghế ngắn hơn ? chữ số mấy ? (1 băng ghế ngắn hơn, chữ
số 1)
8
LAØM QUEN VÔÙI TOAÙN
 Cô hướng dẫn cháu thực hành như trình tự cô làm.
(Cháu xếp hết 3 băng giấy vàng trước mặt.Lấy băng giấy đỏ đặt trùng khít
lên từng băng giấy. Cháu nhận xét tìm ra được 2 băng giấy vàng dài bằng
nhau đặt qua phải. Còn 1 bang9 giấy ngắn hơn đặt ở dưới)

- Con tìm được bao nhiêu băng giấy vàng dài bằng băng giấy đỏ ? (Đếm,
đặt chữ số 2)
- Có mấy băng giấy ngắn hơn? chữ số mấy ? (Có 1 băng giấy ngắn, đặt
chữ số 1)
 Trò chơi: “Gắn đồ dùng đồ chơi có số lượng 1, 2”. (2 cháu thi đua gắn
đồ dùng đồ chơi và chữ số đúng với yêu cầu của cô)
- Tô màu nhóm đồ dùng đồ chơi có số lượng 1, 2. (Cháu chia nhóm tô
màu nhóm đồ dùng đồ chơi có số lượng 1, 2, gạch nối nhóm có số lượng 1,
2 với chừ số 1, 2)
- Cô chọn tranh nhóm nào làm nhanh, đúng tuyên dương.
 Nhận xét: cắm hoa
 Hoạt động góc:
- Cho cháu chơi ở các góc chủ đề Trường Mầm Non.
 Hoạt động ngoài trời:
1/Quan sát: Tranh ảnh mùa thu về trường lớp Mầm Non.
- Cảnh bạn đến lớp chào cô.
- Bạn đang chơi đồ chơi ngoài sân.
- Cca1 bạn rửa tay truoc1 khi ăn.
2/ Truyền thụ kiến thức:
- Dạy trẻ hát gõ nhịp, phách bài “Ngày vui của bé”
3/ Trò chơi: “Kéo co”
 Mục đích
- Rèn sức mạnh cho trẻ, giáo dục tinh thần tập thể và tính kỷ luật
 Chuẩn bị
- Vẽ 1 vạch thẳng làm ranh giới giữa 2 đội, 2 cây gậy.
 Luật chơi
- Đội nào giẫm chân lên vạch chuẩn trước là thua cuộc.
 Cách chơi
- Cho xếp 4 hàng dọc, từng cặp 2 đội đối diện nhau. Cháu đứng đầu
từng đội cầm vào gậy, ngay vạch chuẩn. Các bạn còn lại ôm hông nhau, khi

nghe tín hiệu tất cả kéo mạnh về phía mình.
- Đội nào giẫm chân lên vạch chuẩn trước là thua cuộc.
- Cho cháu chơi.
 Nêu gương
9
DẠY HÁT:Ngày vui của bé
VĐ:nhịp ,phách
Nghe:Ngày đầu tiên đi học
TC:tiếng hát ở đâu

Hoàng Văn Yến
Thứ tư, ngày 2 tháng 09 năm 2009
 Trò chuyện
- Đến trường lớp Mẫu Giáo các con được gặp những ai ?
- Con cùng bạn chơi những đồ chơi nào.
- Bạn trong lớp mình gồm những bạn nào ?
 Tiêu chuẩn bé ngoan.
 Thể dục buổi sáng.
 Hoạt động chung:


I/u cầu:
- Trọng tâm: dạy hát.
- Trẻ hát thể hiện niềm vui hồ hởi khi được đến trường Mầm Non.
- Cháu hát kết hợp gõ đệm nhịp, phách nhịp nhàng.
- Cơ hát tốt bài “Ngày đầu tiên đi học”
- Giáo dục cháu u mếm trường ,lớp.
II/Chuẩn bị:
- Nhạc cụ: trống lắc, phách tre, xúc xắc, cho cháu.
III/ Tổ chức hoạt động:

1/ Dạy hát
- Bạn nào có dự lễ hội khai giảng của trường mình ? (Trẻ giơ tay)
- Con thấy ngày đó vui như thế nào ? (Có các bạn múa hát, đọc thơ, cơ
hiệu trưởng đánh trống khai trường)
 À ! Vào năm học mới các bạn đến trường rất đơng vui. Niềm vui hồ hởi
hân hoan đó được thể hiện qua bài hát “Ngày vui của bé” do chú Hồng Văn
Yến sáng tác.
- Cơ đàn và hát cả bài 1 lần. (Cả lớp hát cùng cơ 2 lần)
 Giảng nội dung:
- Vào năm học mới, các bạn nhỏ nơ nức đến trường với niềm vui hồ
hởi, vui gặp lại bạn, vui gặp lại cơ. Hàng cây cũng đung đưa như vẫy gọi
chào đón các bạn đến trường. (Từng tổ hát Nhóm: nhóm trống lắc, nhóm
phách tre. Cá nhân Cả lớp hát lần nữa)
 Đàm thoại:
10
ÂM NHẠC
- Các con vừa hát bài hát gì ?
- Bài hát này do ai sáng tác ?
- Bài hát nói về điều gì ?
2/ Vận động gõ nhịp phách:
Các con ạ ! Bài hát sẽ hay hơn khi ta vừa hát vừa gõ đệm nhịp và
phách, con nhé ! (Cả lớp hát gõ nhịp Cả lớp hát gõ phách)
- Bạn nào thích gõ nhịp phách ? (Nhóm 5-6 cháu Cả lớp VĐ. Bạn trai gõ
phách, bạn gái gõ nhịp)
3/ Trò chơi: “Tiếng hát ở đâu ?”
Bây giờ cô sẽ cho các con chơi trò chơi “Tiếng hát ở đâu ?” con có
thích không nào ! (Dạ thích)
- Cô mời 1 bạn đội mũ chóp.
- Mời 1 bạn khác đứng ở các hướng để hát. (Mỗi lần 2 cháu lên chơi)
- Bạn đội mũ chóp nghe tiếng hát để xác định xem tiếng hát ở đâu.

4/ Nghe hát “Ngày đầu tiên đi học”
Ngày đầu tiên đi học các con có tâm trạng vui, buồn ra sao nào ? (Trẻ
kể)
Vậy mời các con hãy lắng nghe bài hát “Ngày đầu tiên đi học” do nhạc
sĩ Nguyễn Ngọc Thiện sáng tác nhé !
- Cô hát diễn cảm lần 1.
Ngày đầu tiên đi học, các bạn còn bỡ ngỡ rụt rè, khóc nhè bên mẹ.
Nhưng nhờ có sự yêu thương dịu dàng, vỗ về an ủi của cô giáo nên các bạn
thấy yên lòng, xem cô giáo như mẹ hiền. vì thế các bạn vui thích đến trường
lớp hơn.
- Cô hát lần 2. (Cả lớp hát lại bài “Ngày vui của bé” 1- 2 lần)
 Nhận xét: cắm hoa.
 Hoạt động góc:
- Cho cháu chơi ở các góc chủ điểm Trường Mầm Non.
 Hoạt động ngoài trời:
1/Quan sát: Cô dắt cháu đi quan sát các trò chơi ngoài sân.
- Giáo dục cháu biết giữ gìn đồ chơi.
2/ Truyền thụ kiến thức:
- Dạy các cháu vẽ “Cô giáo của em”.
3/ Trò chơi: “ Chuyền bóng ”
Chuẩn bị:
- 2 quả bóng
Luật chơi:
- Không được chuyền nhảy cóc. Mà phải chuyền lần lượt từ bạn nọ đến
bạn kia.
Cách chơi:
- Trẻ xếp thành 2 hàng dọc ( số trẻ bằng nhau và tương đương sức
nhau)
- Hai cháu đứng đầu cầm bóng chuyền cho mình theo cách sau:
11

1. Chuyền 2 bên: chuyền từ trên xuống dưới theo hướng tay phải, rồi
chuyền ngược lên bên trái.
2. Chuyền bằng hai tay qua đầu đến bạn cuối cùng, rồi chuyển ngược
lên qua chân đến bạn đầu hàng.
- Nhóm nào xong trước là thắng cuộc.
- Cho cháu chơi.
 Nêu gương
- Cả lớp hát bài hoa bé ngoan.
- Cô nhắc lại 4 tiêu chuẩn bé ngoan.
- Cô nhận xét cháu đạt 2 hoa chấm vào sổ.
- Động viên các cháu chưa đạt.
- Hát 1 bài kết thúc buổi học.
12
Vẽ Cô Giáo Của Em
Thứ năm, ngày 3 tháng 09 năm 2009
 Họp mặt trò chuyện:
- Hàng ngày đến lớp các con được gặp ai ?
- Cô giáo con tên gì ?
- Bạn nào nói về hình dáng của cô giáo mình cho các bạn nghe đi nào !
 Thể dục buổi sáng
 Tiêu chuẩn bé ngoan
 Hoạt động chung

I/ Yêu cầu:
- Trẻ biết dùng các kỹ năng để thể hiện hình ảnh cô giáo qua nét vẽ về
gương mặt, mái tóc trang phục.
- Các cháu tự thể hiện cảm nhận của mình về cô giáo.
- Trẻ biết tỏ lòng yêu mến cô giáo.
II/ Chuẩn bị:
- Giấy vẽ, giá treo tranh.

- Tranh mẫu.
- Dụng cụ + vật liệu tạo hình.
III/ Tổ chức hoạt động:
- Cô cho cháu hát bài “Cô giáo em” (Cháu hát rồi xúm lại bên cô)
- Con vừa hát bài hát nói về ai ? (Nói về cô giáo)
- Cô giáo của con có đẹp không ? (Dạ đẹp)
- Đẹp như thế nào ? (Cô có gương mặt tròn, tóc dài, 2 mắt đen tròn, mũi
cao)
- Bạn nào có nhận xét khác về cô giáo mình ? (Cô mặc đồ màu đẹp, cô
hay mỉm cười, có môi son, có má hồng)
- Thế hàng ngày đến lớp con được cô giáo dạy dỗ, chăm sóc mình thế
nào ? (Bé kể)
- Con dành tình cảm của mình cho cô giáo như thế nào ? (Trẻ nêu cảm
nghĩ)
 Vậy hôm nay cô cho các con vẽ về cô giáo mình các con có thích
không ? (Dạ thích)
- Vậy bạn nào có suy nghĩ vẽ về cô giáo ra sao hãy nói xem nào ! (Con
vẽ cô giáo có gương mặt tròn, mái tóc dài, mặt đồ xanh lá)
- Bạn nào có cách vẽ về cô giáo khác nữa ? (Con vẽ cô có gương mặt
bầu, tóc ngắn, 2 mày cong, môi đỏ son, cô có đeo hoa tai)
À ! Con xem này, cô cũng có tranh vẽ về cô giáo, con thấy thế nào ?
13
TAÏO HÌNH
- Cô giáo có gương mặt tròn, 2 mắt đen láy, mày cong môi son, cô mặt
áo màu vàng rất đẹp.
- Con xem tranh vẽ của cô có dùng những vật liệu gì ? (Trẻ nêu)
- Thế con định dùng vật liệu nào vào bức tranh cô giáo của mình cho
thêm đẹp ? (Con lấy dây thun vòng tròn làm gương mặt, tăm làm cổ, chỉ len
khảm áo, rễ gừa làm tóc)
Ồ ! Các bạn có ý tưởng về cách vẽ, cách phối hợp vật liệu rất hay !

Cô cũng đã chuẩn bị đủ các vật liệu ở các nhóm. Các con hãy vẽ về bức
tranh “Cô giáo em” cho thật đẹp nhé ! (Cháu đọc thơ “Cô giáo” về nhóm
thực hiện Trẻ vẽ xong treo tranh lên giá)
- Cô hỏi lại đề tài.
- Cô nhận xét lớp.
- Cô cùng trẻ chọn tranh đẹp. (Trẻ có tranh đẹp nêu ý tưởng về bức
tranh)
- Cô góp ý bổ sung tranh chưa hoàn chỉnh.
 Giáo dục tư tưởng:
- Cô giáo luôn yêu thương và dạy dỗ chăm sóc các con tận tình. Vì thế
các con phải ngoan ngoãn vâng lời, nghe cô dạy nhé ! (Dạ nhớ Hát “Cô và
mẹ”)
 Nhận xét: cắm hoa.
 Hoạt động góc:
- Cho cháu chơi ở các góc chủ đề Trường Mầm Non.
 Hoạt động ngoài trời:
1/Quan sát:
- Công việc của cô, chú bảo vệ.
- Giáo dục trẻ lòng kính trọng, biết ơn những người này.
2/ Truyền thụ kiến thức:
- Dạy cháu đọc thơ “Bàn tay cô giáo”
3/ Trò chơi: “ Chuyền bóng ”
Chuẩn bị:
- 2 quả bóng
Luật chơi:
- Không được chuyền nhảy cóc. Mà phải chuyền lần lượt từ bạn nọ đến
bạn kia.
Cách chơi:
- Trẻ xếp thành 2 hàng dọc ( số trẻ bằng nhau và tương đương sức
nhau)

- Hai cháu đứng đầu cầm bóng chuyền cho mình theo cách sau:
1. Chuyền 2 bên: chuyền từ trên xuống dưới theo hướng tay phải, rồi
chuyền ngược lên bên trái.
2. Chuyền bằng hai tay qua đầu đến bạn cuối cùng, rồi chuyển ngược
lên qua chân đến bạn đầu hàng.
- Nhóm nào xong trước là thắng cuộc.
14
- Cho cháu chơi.
 Nêu gương
- Cả lớp hát bài hoa bé ngoan.
- Cô nhắc lại 4 tiêu chuẩn bé ngoan.
- Cô nhận xét cháu đạt 2 hoa chấm vào sổ.
- Động viên các cháu chưa đạt.
- Hát 1 bài kết thúc buổi học.
15
THƠ: BÀN TAY CƠ GIÁO(rối)
Tác giả:
Đònh
Hải
Thứ sáu, ngày 4 tháng 09 năm 2009
 Họp mặt trò chuyện:
- Hàng ngày đến lớp cơ giáo chăm sóc các con ra sao ?
- Cơ làm gì cho bạn gái ?
- Cơ làm gì cho bạn trai ?
 Thể dục buổi sáng
 Tiêu chuẩn bé ngoan
 Hoạt động chung
I/ u cầu:
- Trẻ đọc thơ rõ lời, diễn cảm, thể hiện tình cảm mến thuong cơ giáo.
- Trẻ hiểu được cơng việc làm của cơ và tình cảm của cơ dành cho các

cháu.
II/ Chuẩn bị:
- Rối
- Tranh vẽ cơ giáo đang bím tóc cho bé (tranh tơ màu chưa hồn chỉnh).
- Hình cơ giáo
- Tranh từ in mờ: cơ giáo.
- Giấy để trẻ vẽ hoa tặng cơ.
III/ Tổ chức hoạt động:
- Thỏ trắng : hát ngày vui của bé
- - Thỏ hồng :thỏ trắng ơi! bạn đi đâu vậy?
- -Thỏ trắng :mình đi học chứ đi đâu .
- - Thỏ hồng :thôi mình không đi học đâu , đi học có gì đâu mà vui ,
chán lắm
- -Thỏ trắng : đi học vui lắm ,đến trường có nhiều đồ chơi vui lắm.
- - Thỏ hồng :mình không có đi học ,nhưng ở nhà mình có rất nhiều đồ
chơi
- -Thỏ trắng : thỏ hồng có biết không đến trường cô giáo còn dạy
mình học đủ mọi thứ vui lắm .
- - Thỏ hồng :bạn học được gì đâu bạn đọc cho mình nghe xem nào .
- - Thỏ trắng :Để mình đọc cho bạn nghe xem nào
- Bàn tay cô giáo
- Tết tóc cho em
- Về nhà mẹ khen
16
LÀM QUEN VĂN HỌC
- Tay cô đến khéo
- - Thỏ hồng :Bạn thỏ trắng đọc hay quá ! vậy bạn cho mình cùng đi
học với bạn nhé !
- - Thỏ hồng : Ừ ! thì mình cùng đi .
- Hát cô giáo em.

- Các con ơi bạn thỏ trắng rất thích đọc thơ . Vậy giờ học hôm nay cô
sẽ dạy con đọc bài thơ do chú Đònh Hải sáng tác nhé !
- Cơ đọc thơ diễn cảm rõ lời cho cháu nghe. (Cháu lắng nghe)
- Cơ dạy cháu đọc thơ. (Cả lớp cùng cơ đọc thơ 2 lần)
 Đàm thoại:
- Bài thơ con vừa đọc nói về ai ? (Nói về cơ giáo)
- Cơ giáo con làm những việc gì ? (Cơ bím tóc cho bạn gái, vá áo, dắt
con tới lớp)
- Đơi bàn tay của cơ giống tay của ai ? (Như tay chị, tay mẹ)
Tóm nội dung : Cô giáo dùng đôi bàn tay khéo léo của mình để tết
tóc ,vá áo cho các con .Để tỏ lòng biết ơn cô giáo của mình .Vậy các con
hãy nghó xem mình mình nên đặt tên bài thơ là gì nhé!
- Vậy qua bài thơ này các con nghĩ xem đặt tên bài thơ là gì ? (Cháu suy
nghĩ đặt tên bài thơ)
- Cơ ghi lên bảng.
- Cơ và cháu thống nhất lấy tên bài thơ “Bàn tay cơ giáo”. (Cháu đồng
thanh)
- Tên bài thơ có mấy từ ? Mấy chữ cái ? (Trẻ đếm)
- Chữ cái nào con đã học ? (Cháu gạch dưới)
- Để đền đáp cơng ơn cơ giáo dạy dỗ, chăm sóc, u thương các con. Thế
các con sẽ làm gì cho cơ vui ? (Trẻ nêu tình cảm của mình)
- Và các con hãy làm tranh đẹp để tặng cơ nhé !
- Cơ cho cháu: vẽ hoa tặng cơ, tơ màu hình cơ giáo. Viết trùng khít lên
tên bài thơ. (Cháu về nhóm thực hiện và đọc thơ Cá nhân đọc thơ Cả lớp
đọc thơ)
 Hoạt động góc:
- Cho cháu chơi ở các góc chủ đề Trường Mầm Non.
 Hoạt động ngồi trời:
1/Quan sát: Các đồ chơi trong sân trường.
- Cầu tuột, bập bênh, đu quay, thang leo.

- Giáo dục cháu chơi an tồn.
2/ Truyền thụ kiến thức:
- Trò chuyện với trẻ về mùa thu.
3/ Trò chơi: “ Cáo ơi ngủ à ”
Mục đích
- Luyện vận động chạy, phản xạ nhanh.
- Giáo dục lòng dũng cảm và biết thương u bạn.
17
Chuẩn bị
- Một cái mũ cáo
Luật chơi
- Ai bị cáo chạm vào người coi như bị bắt, phải về nhà cáo chờ bạn đến
cứu. Ai đến cứu bạn phải chạm vào người bạn.
Cách chơi
- Chọn 1 cháu nhanh nhẹn làm cáo ngồi vào vòng tròn chính giữa. Các
bạn khác cầm tay nhau đi xung quanh nói “Cáo ơi ngủ à!” Khi nghe các bạn
hỏi lần 2 thì cáo kêu Hừm! Hừm! Tất cả lò cò tản ra xung quanh. Cáo nhảy
lò cò đuổi bắt, ai bị bắt phải chờ bạn cứu. Đổi vai cáo chơi tiếp.
 Nêu gương
- Phát phiếu bé ngoan: cô nhận xét cháu học ngoan đạt 4,5 ngày ngoan
chấm bé ngoan.
- Gọi cháu lên đứng hàng ngang cô phát phiếu bé ngoan.
- Động viên các cháu chưa đạt.
- Cả lớp hát bài “cả tuần đều ngoan”.
18
19
20

×