Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

So sánh và đánh giá hiệu quả của phương pháp sử dụng dịch chiết tỏi với kháng sinh trong điều trị viêm tử cung trên bò

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.68 KB, 6 trang )

SO SÁNH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA PHƯƠNG PHÁP
SỬ DỤNG DỊCH CHIẾT TỎI VỚI KHÁNG SINH
TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM TỬ CUNG TRÊN BÒ
Nguyễn Thành An, Trần Nhật Trinh
Viện Khoa học Ứng dụng HUTECH, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh
GVHD: ThS. Đặng Hồng Đạo

TĨM TẮT
Bài nghiên cứu được thực hiện nhằm so sánh và đánh giá hiệu quả của dịch chiết tỏi tươi với kháng
sinh trong điều trị viêm tử cung trên bò cái sinh sản sau khi đẻ. Nghiên cứu này được thực hiện
bằng cách sử dụng dịch chiết được lọc kỹ từ hỗn hợp xay nhuyễn (50g tỏi tươi + 100 ml nước cất)
ơm thụt vào tử cung bò. Tương tự đối với kháng sinh (dung dịch tetracyclin 10%) 1 ml/10 kgP cũng
tiến hành ơm thụt vào tử cung bị. Mỗi thí nghiệm được thực hiện trên 25 con bò bị viêm tử cung
được chọn bằng phương pháp Whiteside test và với tần suất như nhau: 1 lần/con/ngày. Nghiên cứu
được tiến hành từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2019 tại Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao Khoa
học công nghệ Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh với mục đ ch so sánh, đánh giá hiệu
quả của việc sử dụng dược liệu tự nhiên (tỏi) thay vì sử dụng kháng sinh trong việc điều trị viêm tử
cung trên bò cái sinh sản.
Qua nghiên cứu cho thấy, việc sử dụng dịch chiết tỏi tươi làm thời gian điều trị dài hơn so với sử
dụng kháng sinh. Trung bình ngày điều trị đối với dịch chiết tỏi là 3,96 ± 0,676 ngày và lô đối chứng
là 3,4 ± 0,816. Khả năng lên giống lại đối với lơ đối chứng và lơ thí nghiệm lần lượt là 72% và 80%.
Tỷ lệ phối đậu lần đầu của bò lên giống lại sau khi điều trị khỏi đối với lơ đối chứng và lơ thí nghiệm
lần lượt là 44,4% và 45%.
Từ khóa: Bị cái sinh sản, dịch chiết tỏi, kháng sinh, viêm tử cung, sinh sản.

1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm tử cung là một trong những bệnh thường gặp ở bò cái sinh sản. Suốt thời gian mang thai,
trong tử cung khơng có vi khuẩn. Sau khi đẻ, cổ tử cung mở để đẩy thai ra ngoài và sẽ khơng được
khép kín trong nhiều ngày sau đó. Khoảng thời gian đó, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn có mặt
ở đường sinh dục có cơ hội tấn cơng vào bên trong tử cung của hơn 95% bị (Sheldon và cs, 2004).
Bao gồm nhiều loại vi khuẩn có thể được phân lập từ môi trường tử cung sau khi đẻ bao gồm E.


coli, Streptococcus spp., Staphylococcus spp., Pseudomonas spp (Sheldon và Dobson, 2004). Viêm
tử cung còn gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, số lần phối tinh để đậu thai tăng, năng suất và
chất lượng sữa giảm [Dubuc và cs, 2011, Gilber và cs, 2005]. Tỷ lệ viêm tử cung, đặc biệt là viêm nội
mạc tử cung chiếm 37% - 74% với tỷ lệ trung bình là 53% [Gilber và cs, 2005]. Ở Việt Nam, tỷ lệ bị
bệnh viêm tử cung trên đàn bò sữa sau đẻ khá cao tùy thuộc vào từng địa phương: 13,91% ở Nghệ

404


An [Cao Viết Dương, 2011], tại khu vực đồng bằng sông Hồng 22,88% [Phạm Trung Kiên, 2012], Hà
Nội và Bắc Ninh 21,32% [Nguyễn Văn Thanh và cs, 2007].
Trước đây, đã có rất nhiều nghiên cứu để phịng và điều trị viêm tử cung với rất nhiều các liệu pháp
như kháng sinh, hóa chất, hormon… [Nguyễn Văn Thanh và cs, 2016]. Những liệu pháp này có kết
quả tốt nhưng chất lượng sữa, thịt không đảm bảo và đồng thời cũng làm tăng nguy cơ kháng
kháng sinh của một số vi sinh gây viêm tử cung. Để tránh được những yếu tố trên thì nhiều nhà
nghiên cứu đã đưa cây thuốc có nguồn gốc thảo dược vào điều trị bởi tính an tồn, ít tác dụng phụ
và khả năng đề kháng của vi khuẩn [Nguyễn Văn Thanh và Nguyễn Thanh Hải, 2014].
Nhưng việc sử dụng các bài thuốc thảo dược theo phương pháp cổ truyền còn thiếu cơ sở khoa học
trên lâm sàng. Do vậy, để tìm hiểu sâu hơn tác dụng của thảo dược trong điều trị. Chúng tôi tiến
hành thực hiện nghiên cứu ‚So sánh và đánh giá hiệu quả của phương pháp sử dụng dịch chiết tỏi
với kháng sinh trong điều trị viêm tử cung trên ò‛.

2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Địa điểm: Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao Khoa học Công nghệ, Đại học Nông Lâm Thành
phố Hồ Chí Minh.
Thời gian: Tháng 8 đến tháng 12 năm 2019.
2.2 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là những bò cái Lai Sind sau khi sinh bị viêm tử cung khơng vì lý do sót nhau
hay sát nhau; phải ra nhau trong 12 đến 24 giờ sau khi đẻ nhằm loại bỏ các trường hợp nhiễm

khuẩn do các nguyên nhân trên cũng như do sinh lý sinh sản.
2.3 Vật liệu nghiên cứu
Đàn bò cái Lai Sind sinh sản sau khi đẻ.
Dịch chiết của tỏi tươi có chứa Allicin là một chất kháng sinh tự nhiên rất mạnh, ức chế nhiều loại vi
trùng gram âm và gram dương [Phạm Xuân Sinh, 2002].
Tetracyclin 10%: Kháng sinh phân bố tốt ở hệ sinh dục, được sử dụng nhiều trong điều trị viêm tử
cung [Võ Thị Trà An, 2014].
2.4 Nội dung nghiên cứu
Hiệu quả của dịch chiết tỏi và kháng sinh tetracyclin 10% đến thời gian điều trị khỏi bệnh.
Đánh giá khả năng sinh sản của bò cái sau khi điều trị khỏi bằng dịch chiết tỏi.
Từ đó, so sánh và đánh giá hiệu quả của phương pháp sử dụng dịch chiết tỏi với kháng sinh trong
điều trị viêm tử cung trên bò.
2.5 Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp Whiteside test [Bhat và cs, 2014] nhằm kiểm tra và xác định bò bị viêm tử
cung để thí nghiệm: lấy 1ml dịch tử cung và ống nghiệm đã rửa sạch, cho thêm vào 1ml NaOH 5%
405


sau đó đun sơi, để nguội tự nhiên và đánh giá: nếu dịch trong thì bình thường, màu vàng đục thì đó
là dịch viêm.
Bị ở cả lơ thí nghiệm và đối chứng đều tương đồng về thể trạng, chế độ chăm sóc, hộ lý và ni
dưỡng.
Nghiên cứu được tiến hành trên 2 nhóm bị bao gồm nhóm bị đối chứng (25 con) và nhóm bị thí
nghiệm (25 con):
Phác đồ 1: Bò đối chứng: Sử dụng tetracycline 10%, với liều 1 ml/10 kg thụt tử cung 1 lần/con/ngày và
chích kèm vitamin ADE (100 ml chứa 100000 IU vitamin A, 50000 IU vitamin D và 5 mg vitamin E) 7 –
8 ml/con/ngày.
Phác đồ 2: Bị thí nghiệm: Sử dụng hỗn hợp đã xay nhuyễn 50 g tỏi tươi + 100 ml nước cất và lọc lấy
hết dịch chiết thụt tử cung 1 lần/con/ngày [Chu Thị Thơm và cs, 2006] và chích kèm ADE (7 – 8
ml/con/ngày).

Mỗi phác đồ điều trị kéo dài 2 đến 5 ngày/bò. Kiểm tra và ghi nhận từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 5.
Sau 5 ngày coi như bị khơng khỏi.
Bị khỏi bệnh: Bị khơng sốt, khơng có biểu hiện kén ăn, mệt mỏi, khơng cịn thấy dịch đục chảy ra
từ cơ quan sinh dục và kiểm tra lại bằng phương pháp Whiteside test [Bhat và cs., 2014].
Xác định lên giống sau khi trị khỏi bằng cách thăm khám chức năng tử cung, buồng trứng qua trực
tràng và biểu hiện động dục.
Xác định bò đậu thai với lần đầu lên giống sau khi điều trị khỏi bằng cách quan sát biểu hiện
động dục từ ngày 18 đến ngày 21 và khám thai qua trực tràng ngày thứ 60 (tức là sau 2 tháng kể
từ ngày phối).
2.6 Phương pháp xử lý số liệu
Xử lý số liệu bằng Excel và phần mềm Minitab 16.2 với tính tốn tham số thống kê mơ tả và phân
tích bằng Chi-square test với sự khác biệt có ý ngh a p < 0,05.

3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Bảng 3.1: Kết quả điều trị viêm tử cung bằng dịch chiết tỏi so với sử dụng kháng sinh
Thời gian đi u trị
(ngày)

Phác đồ 1 (n = 25) lô đối chứng
ố khỏi (con)

Tỷ lệ (%)

Phác đồ 2 (n = 25) lơ thí nghiệm
ố khỏi (con)

Tỷ lệ (%)

2


3

12

-

-

3

11

44

6

24

4

9

36

14

56

5


2

8

5

20

Thời gian trung bình ngày
điều trị khỏi (ngày/con)

3,4 ± 0,816

3,96 ± 0,676

Qua Bảng 3.1, chúng ta thấy rằng tỷ lệ chữa khỏi của 2 phác đồ đều như nhau (khỏi bệnh 100%), tuy
nhiên lại có sự chênh lệch về thời gian khỏi bệnh: Thời gian trung bình ngày điều trị của phác đồ 1 là
406


3,4 ± 0,816 ngày, ngắn hơn so với phác đồ 2 là 3,96 ± 0,676 ngày. Phác đồ 1 sử dụng kháng sinh có
hiệu quả từ ngày thứ 2. Đối với lơ thí nghiệm có hiệu quả chậm hơn, đến ngày thứ 3 mới có con khỏi.
Kết quả này tương đồng với các nghiên cứu trước đây của [Nguyễn Văn Thanh, Nguyễn Thanh Hải,
2014] sử dụng dược liệu Mò Trắng, Huyền Diệp và kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn.
Một số nghiên cứu của dịch chiết từ tỏi có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn rất tốt không chỉ trên E.coli
O44 gây bệnh mà cịn có tác dụng trên E. coli chứa plasmid có gen kháng kháng sinh (ampicillin và
kanamycin) [Nguyễn Thanh Hải và cs, 2013]. Theo kết quả nghiên cứu của [Palaksha và cs, 2010]
còn cho biết dịch chiết tỏi có tác dụng với E.coli kháng streptomycin. Dùng dịch chiết dược liệu tự
nhiên khác cũng cho khả năng điều trị viêm tử cung có hiệu quả khơng kém so với kháng sinh
[Nguyễn Thị Thanh Hà và cs, 2017].

Bảng 3.2: Đánh giá chức năng sinh sản sau khi điều trị viêm tử cung của 2 phác đồ
Chỉ tiêu

Phác đồ 1 (n = 25) đối chứng
ố lượng (con)

Tỷ lệ (%)

Phác đồ 2 (n = 25) thử nghiệm
ố lượng (con)

Tỷ lệ (%)

P

Lên giống lại

18

72

20

80

0,5

Có thai lần phối
đầu sau khi trị
khỏi


8

44,4

9

45

0,97

Bảng 3.2 cho thấy tỷ lệ phục hồi chức năng sinh sản (quá trình lên giống lại, có thai lần đầu sau khi
điều trị khỏi) của phác đồ sử dụng dịch chiết tỏi cao hơn so với sử dụng kháng sinh. Lô sử dụng dịch
chiết tỏi tươi có tỷ lệ lên giống 80%, tỷ lệ phối lần đầu sau khi trị khỏi 45%. Cịn đối với lơ sử dụng
kháng sinh thì tỷ lệ lần lượt là 72% và 44,4%. Khả năng lên giống lại và phối đậu thai lần đầu đối với
2 phác đồ điều trị đều có P > 0,05 lần lượt là 0,5 và 0,97.
Theo Nguyễn Ngọc Sơn (2017), khi sử dụng kháng sinh Norfloxacin để điều trị viêm tử cung trên bò
sữa, tỷ lệ lên giống sau điều trị khỏi từ 57,96% đến 88,46%, tỷ lệ phối đậu lần đầu từ 53,335% đến
78,26%. Nghiên cứu sử dụng kháng sinh Cephaclor điều trị viêm tử cung có tỷ lệ lên giống lại lần
đầu sau điều trị khỏi từ 66,66% đến 85,71%, còn tỷ lệ phối lần đầu sau điều trị từ 37,5% đến 63,64%
[Phùng Đắc Chiến, 2015]. Theo một số nghiên cứu nước ngoài như nghiên cứu điều trị sát nhau ở bị
bằng thảo dược và ơxytetracycline cho thấy tỷ lệ đậu thai cao hơn khi dùng kháng sinh [Cui và cs,
2014]. Nghiên cứu khác của [Rahi và cs, 2013] trong điều trị bệnh viêm tử cung bằng thảo dược và
kháng sinh Ciprofloxacin thì kết quả cho rằng lượng dịch tử cung ra ít hơn, số lượng vi khuẩn giảm
nhanh hơn đối với nhóm dùng kháng sinh.

4 KẾT LUẬN
Dịch chiết tỏi góp phần trong điều trị viêm tử cung khá hiệu quả thể hiện qua khả năng phục hồi,
lên giống cũng như đậu thai.


407


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]

Bhat FA, H. K. Bhattacharyya and SA. Hussain (2014). White side test: A simple and rapid test
for evaluation of nonspecific bacterial genital infections of repeat breeding cattle. In:
Veterinary research forum: an international quarterly journal, Faculty of Veterinary Medicine,
Urmia University, Urmia, Iran.

[2]

Cao Viết Dương (2011). Nghiên cứu xác định một số chỉ tiêu sinh sản, bệnh sản khoa và thử
nghiệm điều trị bệnh viêm tử cung trên đàn bị sữa ni tại một số địa phương thuộc tỉnh
Nghệ An.

[3]

Chu Thị Thơm, Phan Thị Lài, Nguyễn Văn Tố (2006). Hướng dẫn phòng trị bằng thuốc nam
một số bệnh ở gia súc. Tr. 119

[4]

Cui D, Li J, Wang X, Xie J, Zhang K, Wang X, Zhang J, Qin Z, and Yang, Z. (2014). Efficacy of
herbal tincture as treatment option for retained placenta in dairy cows. Animal report Sci 145,
23 – 8.

[5]


Dubuc J, Duffield TF, Leslie KE, Walton JS, and LeBlanc SJ. (2011). Effect of postpartum uterine
diseases on milk production and culling in dairy cows. Journal of Dairy Science 94, 1339 –
1346.

[6]

Gilbert RO, Shin ST, Guard C L, Erb HN and Fragblast M. (2005). Prevalence of endometritis
and its effects on reproductive performance of dairy cows. Theriogenology 64, 1879 – 1888.

[7]

Nguyễn Ngọc Sơn, Nguyễn Văn Thanh, Trịnh Đình Thâu và Nguyễn Hồi Nam (2016). Một số
yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ viêm tử cung trên bị sữa. KHKT chăn ni, số 212.

[8]

Nguyễn Thị Thanh Hà, Nguyễn Thanh Hải, Nguyễn Nam Phương và Nguyễn Văn Thanh
(2017). Tác dụng diệt khuẩn in vitro của cao khô dịch chiết thảo dược trên vi khuẩn
Staphylococcus spp. và Streptococcus spp. phân lập từ dịch viêm tử cung bị. Tạp chí Khoa
học Nơng nghiệp Việt Nam. 15 (7). tr. 876-884.

[9]

Nguyễn Văn Thanh và Nguyễn Thanh Hải (2014). Nghiên cứu tác dụng diệt khuẩn in vitro của
dịch chiết cây Mò hoa trắng trên vi khuẩn E. coli, Salmonella spp. phân lập từ phân lợn con
theo mẹ mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy và thử nghiệm điều trị. Tạp chí Khoa học và Phát triển.
12(5).tr. 683-689.

[10]


Nguyễn Văn Thanh, Nguyễn Thị Lan, Lê Văn Hùng và Nguyễn Ngọc Sơn (2016). Thành phần,
số lượng và tính mẫn cảm với một số thuốc kháng sinh của một số vi khuẩn phân lập từ dịch
viêm tử cung bị. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Việt Nam. 14(5). tr. 720-726.

[11]

Nguyễn Văn Thanh, Lê Trần Tiến (2007). Khảo sát tỷ lệ mắc và thử nghiệm điều trị bệnh viêm
tử cung ở đàn bị sữa ni tại một số địa phương ngoại thành Hà Nội và Bắc Ninh. Tạp chí
Khoa học kỹ thuật Thú y, Hội Thú y Việt Nam, IX(1): 50 - 54.

408


[12]

Nguyễn Thanh Hải, Bùi Thị Tho (2013). Nghiên cứu tác dụng diệt khuẩn invitro của dịch chiết
tỏi (Allium Sativuml.) đối với E. coli gây bệnh và E. coli kháng Apicillin, Kanamycin. Tạp chí
khoa học và phát triển. 11(6). Tr.804-808

[13]

Palaksha, M. Mansoor N., A., Sanjoy D. (2010). Antibacterial activity of garlic extract on
streptomycin-resistant Staphylococcus aureus and Escherichia coli solely and in synergism
with streptomycin. J Nat Sci Biol Med. Jul – Dec. 1(1): 12-15.

[14]

Phạm Xuân Sinh (2002). Dược học cổ truyền. Hà Nội, Việt Nam. tr. 385-386

[15]


Phạm Trung Kiên (2012). Nghiên cứu thực trạng bệnh viêm tử cung trên đàn bò sữa nuôi tại
khu vực Đồng bằng sông Hồng và thử nghiệm biện pháp phòng, trị.

[16]

Phùng Đắc Chiến (2015). Thực trạng bệnh viêm tử cung trên đàn bị sữa ni tại khu vực Ba
Vì, thành phố Hà Nội và thử nghiệm phịng trị.

[17]

Rahi S, HP Gupta, S Prasad and RK Baithalu (2013). Phytotherapy for endometritis
and subsequent conception rate in repeat breeding crossbred cows. Indian J. Anim.
Reprod.pp. 9-12

[18]

Sheldon, I. M. and H. Dobson. (2004). Postpartum uterine health in cattle. Anim. Reprod. Sci.,
pp. 82- 83; 295 - 306.

[19]

Võ Thị Trà An (2014). Dược lý thú y. Nhà xuất bản Nơng nghiệp, TP.Hồ Chí Minh, tr. 55-58.

409



×