Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Đánh giá tính bền vững của mô hình quản lý rừng cộng đồng của dự án KfW6 tại huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.04 MB, 104 trang )

i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu khoa học của tơi. Tồn bộ
các số liệu và kết quả thu được là do bản thân tôi tự điều tra, thu thập và theo dõi trong
suốt thời gian nghiên cứu đề tài.
Tôi cũng xin cam đoan, các tài liệu đã trích dẫn của các tác giả đã được liệt kê
đầy đủ.

Huế, ngày

tháng năm 2018

Tác giả luận văn

Lê Thị Thu Nguyệt

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


ii
LỜI CẢM ƠN

Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Nơng lâm
Huế, Phịng Đào tạo sau Đại học, quý thầy cô giáo khoa Lâm nghiệp đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi giúp tơi hồn thành chương trình học tập và nghiên cứu này. Đặc biệt tơi xin
được bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới TS. Nguyễn Thị Hồng Mai đã trực tiếp hướng dẫn
tận tình, tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Đồng thời tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Ngãi,
lãnh đạo UBND huyện Nghĩa Hành, Hạt kiểm lâm Nghĩa Hành, Phịng Nơng nghiệp
và Phát triển nơng thơn huyện, các đồng chí nguyên lãnh đạo dự án KfW6 tỉnh, cán bộ


dự án KfW6 huyện, Chi cục Thống kê huyện, UBND xã Hành Tín Đơng, Ban quản lý
rừng cộng đồng thôn Khánh Giang và Trường Lệ và bà con nhân dân trên địa bàn
huyện Nghĩa Hành đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ khi điều tra thực địa.
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến những người thân trong gia đình, bạn
bè, đồng nghiệp đã ln sát cánh và động viên giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình
học tập và thực hiện luận văn.
Mặc dù bản thân đã cố gắng nhưng do kiến thức còn nhiều hạn chế, thời gian
làm đề tài có hạn nên luận văn chắc chắn khơng tránh khỏi thiếu sót. Kính mong nhận
được những ý kiến đóng góp quý báu của q thầy cơ giáo để luận văn hồn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!

Huế, tháng

năm 2018

Tác giả luận văn

Lê Thị Thu Nguyệt

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


iii
TĨM TẮT

Dự án KfW6 tỉnh Quảng Ngãi thực hiện thí điểm mơ hình quản lý rừng cộng
đồng với diện tích 1.012,43 ha được thực hiện ở 02 thôn Khánh Giang và Trường Lệ,
xã Hành Tín Đơng, huyện Nghĩa Hành và cũng là mơ hình đầu tiên thực hiện theo
hướng dẫn của Thông tư số 38/2007/TT-BNN&PTNT. Rừng thuộc quyền sử dụng
chung của cộng đồng, do các thành viên của cộng đồng cùng tham gia quản lý. Mơ

hình quản lý rừng cộng đồng của dự án KfW6 huyện Nghĩa Hành kết thúc năm 2014,
được xem là mơ hình mang lại hiệu quả trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và phát
triển rừng. Luận văn đánh giá tính bền vững của mơ hình quản lý rừng cộng đồng của
dự án KfW6 tại huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi. Với phương pháp điều tra phỏng
vấn các đối tượng liên quan thông qua bản phỏng vấn để thấy được hiệu quả về mặt
kinh tế, xã hội và mơi trường của mơ hình quản lý rừng cộng đồng, mối quan hệ giữa
các bên liên quan, sự tác động của người dân cũng như vai trò, trách nhiệm của các cơ
quan chức năng, các ban ngành trong việc thúc đẩy quản lý rừng bền vững tại địa
phương. Đồng thời thấy được quyền lợi của người dân khi tham gia quản lý rừng cộng
đồng, tính bền vững ngày càng được thể hiện rõ hơn khi rừng được giao cho cộng
đồng quản lý. Qua hoạt động hỗ trợ giao rừng và xây dựng năng lực cho cộng đồng
quản lý rừng, người dân ngày càng tăng ý thức và trách nhiệm quản lý rừng: Rừng
cộng đồng khơng chỉ có ý nghĩa trong việc bảo vệ mơi trường mà cịn tạo cơng ăn việc
làm cho người dân. Nhờ đó mà người dân ngày càng gắn bó với rừng hơn nên rừng
ngày càng được quản lý bảo vệ tốt hơn. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được
thực tế còn tồn tại nhiều vấn đề cần giải quyết như: nguồn kinh phí cho người dân khi
họ trực tiếp tham gia quản lý bảo vệ rừng còn quá thấp, chưa triển khai thực hiện được
các sáng kiến liên quan đến dịch vụ mơi trường rừng như thực hiện mơ hình du lịch
sinh thái dựa trên các tiềm năng hiện có của địa phương để ban quản lý rừng cộng
đồng có nguồn kinh phí chi hoạt động… Nghiên cứu ngồi đề xuất các giải pháp giải
quyết vấn đề trên, còn hướng đến các giải pháp mang tính kỹ thuật nhằm thúc đẩy
rừng phát triển cả về số lượng và chất lượng và các giải pháp mang tính thể chế để góp
phần xây dựng các chính sách quản lý rừng cộng đồng hiệu quả và thiết thực hơn.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


iv
MỤC LỤC


LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii
TÓM TẮT ................................................................................................................. iii
MỤC LỤC .................................................................................................................. iv
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ....................................................... vii
DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................viii
DANH MỤC CÁC HÌNH: .......................................................................................... ix
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................ 1
2. MỤC ĐÍCH/MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI ................................................................... 2
3.Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ................................................................ 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................... 4
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ BỀN VỮNG LÂM NGHIỆP CỘNG ĐỒNG
.................................................................................................................................... 4
1.1.1. Cơ sở lý luận của Phát triển bền vững ................................................................ 4
1.1.2. Cơ sở lý luận về quản lý rừng và QLRCĐ bền vững ......................................... 7
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................ 13
1.2.1. Sự thay đổi diện tích rừng ở Việt Nam ............................................................. 13
1.2.2. Cơ sở thực tiễn và bài học kinh nghiệm về QLRCĐ của một số nước trên thế
giới và trong khu vực ................................................................................................. 15
1.2.3. Cơ sở thực tiễn và bài học kinh nghiệm về QLRCĐ ở Việt Nam ..................... 19
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................. 29
2.1. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU........................................................... 29
2.1.1. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 29
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................... 29
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: .............................................................................. 29
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: ...................................................................... 30

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma



v
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................... 32
3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU ........ 32
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 32
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................. 35
3.2. KHÁI QUÁT VỀ DỰ ÁN “KHÔI PHỤC RỪNG VÀ QUẢN LÝ RỪNG BỀN
VỮNG’’ VÀ TRIỂN KHAI MƠ HÌNH QLRCĐ TẠI XÃ HÀNH TÍN ĐƠNG - DỰ
ÁN KFW6 ................................................................................................................. 38
3.2.1. Thơng tin chung về dự án ................................................................................. 38
3.2.2. Thực hiện thí điểm giao rừng và QLRCĐ......................................................... 39
3.3. ĐÁNH GIÁ TÍNH BỀN VỮNG CỦA TIẾN TRÌNH GIAO RỪNG VÀ THỰC
HIỆN QLRCĐ Ở HAI THƠN TRƯỜNG LỆ VÀ KHÁNH GIANG ......................... 40
3.3.1. Tóm tắt tiến trình xây dựng mơ hình QLRCĐ .................................................. 40
3.3.2. Ảnh hưởng của việc xây dựng và thực hiện quy trình QLRCĐ đến tính bền vững
của mơ hình RCĐ ...................................................................................................... 40
3.4. PHÂN TÍCH CÁC CƠ CHẾ CHIA SẺ LỢI ÍCH CĨ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH
BỀN VỮNG CỦA MƠ HÌNH QLRCĐ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ NGHIÊN CỨU ......... 46
3.4.1. Thực hiện kế hoạch khai thác gỗ cho mục đích thương mại.............................. 46
3.4.2. Thực hiện kế hoạch khai thác LSNG từ RCĐ ................................................... 50
3.4.3. Hỗ trợ kinh phí trong và sau khi kết thúc dự án xây dựng mơ hình QLRCĐ..... 51
3.4.4. Hỗ trợ các cơ sở vật chất khác .......................................................................... 52
3.5. PHÂN TÍCH NHỮNG THAY ĐỔI VỀ THỂ CHẾ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QLRCĐ
BỀN VỮNG .............................................................................................................. 53
3.5.1. Vai trò, trách nhiệm của các bên liên quan ....................................................... 53
3.5.2. Thay đổi các quyền của người dân khi tham gia QLRCĐ ................................. 56
3.5.3. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (SWOT) trong QLRCĐ tại
hai thôn Trường Lệ và Khánh Giang.......................................................................... 59
3.6. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VỀ KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ MƠI TRƯỜNG CỦA MƠ
HÌNH QLRCĐ TẠI HAI THƠN TRƯỜNG LỆ VÀ KHÁNH GIANG...................... 60

3.6.1. Hiệu quả về mặt kinh tế.................................................................................... 60
3.6.2. Hiệu quả về mặt xã hội..................................................................................... 61
3.6.3. Hiệu quả về mặt môi trường sinh thái............................................................... 63

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


vi
3.7. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP DUY TRÌ HOẠT ĐỘNG QLRCĐ VÀ
HƯỚNG ĐẾN QLRCĐ BỀN VỮNG ........................................................................ 66
3.7.1. Giải pháp kỹ thuật ............................................................................................ 66
3.7.2. Giải pháp hỗ trợ các sáng kiến về hưởng lợi từ QLRCĐ................................... 66
3.7.3. Giải pháp về tổ chức thực hiện QLRCĐ ........................................................... 67
3.7.4. Giải pháp nâng cao năng lực quản lý cho cộng đồng trong QLRCĐ ................. 67
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................. 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 70
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 74

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


vii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Cụm từ đầy đủ

BQL


Ban Quản lý

CNQSDĐ

Chứng nhận quyền sử dụng đất

Dự án KfW6

Dự án Khôi phục rừng và quản lý rừng bền vững ở các
tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên

FAO

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc

LNCĐ

Lâm nghiệp cộng đồng

LSNG

Lâm sản ngồi gỗ

PTNT

Phát triển nơng thôn

PTBV

Phát triển bền vững


PTR

Phát triển rừng

QLBVR

Quản lý bảo vệ rừng

QLLNCĐ

Quản lý lâm nghiệp cộng đồng

QLRCĐ

Quản lý rừng cộng đồng

QƯBV&PTR

Quy ước bảo vệ và phát triển rừng

RCĐ

Rừng cộng đồng

UBND

Ủy ban nhân dân
Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu),


WOT
Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức)

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Sự thay đổi diện tích rừng của Việt Nam và một số nước trên thế giới, giai
đoạn 1990-2015 ......................................................................................................... 14
Bảng 3.1. Tổng hợp diện tích các nhóm đất trên địa bàn xã ....................................... 34
Bảng 3.2. Tổ chức QLRCĐ cấp thôn của Trường Lệ và Khánh Giang- Dự án KfW6. 41
Bảng 3.3. Diện tích rừng giao cho cộng đồng Trường Lệ và Khánh Giang- Dự án
KfW6 ......................................................................................................................... 41
Bảng 3.4. Tầm quan trọng của RCĐ .......................................................................... 43
Bảng 3.5. So sánh kết quả điều tra tài nguyên rừng ở mơ hình QLRCĐ thơn Trường Lệ
và Khánh Giang ......................................................................................................... 43
Bảng 3.6. Kinh phí hỗ trợ các mơ hình QLRCĐ dự án KfW6 .................................... 45
Bảng 3.7. Kế hoạch khai thác gỗ thí điểm ở các mơ hình QLRCĐ ............................. 47
Bảng 3.8. Đánh giá hiệu quả kinh tế khai thác gỗ thương mại lần thứ nhất ở rừng tự
nhiên thôn Trường Lệ năm 2009 ................................................................................ 47
Bảng 3.9. Đánh giá hiệu quả kinh tế khai thác gỗ thương mại lần thứ hai ở rừng tự
nhiên thôn Trường Lệ năm 2011 ................................................................................ 48
Bảng 3.10. Công tác khai thác LSNG của cộng đồng thôn ......................................... 50
Bảng 3.11. Kinh phí hoạt động và các hỗ trợ cộng đồng nhận quản lý bảo vệ rừng từ
năm 2008-2017 của cộng đồng thôn Khánh Giang ..................................................... 51
Bảng 3.12. Kinh phí hoạt động và các hỗ trợ cộng đồng nhận quản lý bảo vệ rừng từ
năm 2008-2017 của cộng đồng thôn Trường Lệ ......................................................... 51
Bảng 3.13. Nhận thức của người dân về thay đổi quyền trên đất RCĐ ....................... 57
Bảng 3.14. Các quyền được thiết lập trên đất RCĐ trước và sau giao rừng ................ 58

Bảng 3.15. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức(SWOT)................. 59
trong QLRCĐ ............................................................................................................ 59
Bảng 3.16. Công tác tuần tra, truy quét bảo vệ rừng của các cộng đồng ..................... 62
Bảng 3.17. So sánh kết quả điều tra tài nguyên rừng ở hai mơ hình RCĐ thơn Khánh
Giang và Trường Lệ................................................................................................... 63
Bảng 3.18. Biến động của loài động thực vật trước, trong và sau dự án kết thúc ........ 65

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


ix
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1. Sự suy giảm diện tích rừng tự nhiên ở Việt Nam ........................................ 15
Hình 1.2. Diện tích rừng tồn quốc giao cho các chủ quản lý, sử dụng....................... 20
Hình 3.1: Vị trí khu vực nghiên cứu trong bản đồ hành chính huyện Nghĩa Hành ...... 33
Hình 3.2. Sơ đồ quy trình xây dựng mơ hình QLRCĐ ............................................... 40
Hình 3.3. Nhà sinh hoạt cộng đồng thơn Trường Lệ, xã Hành Tín Đơng .................... 52
Hình 3.4. Nhà sinh hoạt cộng đồng thơn Khánh Giang, xã Hành Tín Đơng................ 52
Hình 3.5. Sơ đồ quyền lực và mức độ ảnh hưởng của các bên liên quan đến hoạt động
QLRCĐ khi cịn dự án ............................................................................................... 53
Hình 3.6. Sơ đồ quyền lực và mức độ ảnh hưởng của các bên liên quan đến hoạt động
QLRCĐ khi dự án kết thúc ........................................................................................ 55

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


1
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Việt Nam là nước có diện tích đất lâm nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng
diện tích đất tự nhiên. Trước thập niên 80 của thế kỷ 20, nhà nước thực hiện quản lý
đất rừng tập trung, lấy vai trò nhà nước làm chủ đạo nên hầu hết diện tích đất lâm
nghiệp được giao cho các nông lâm trường quốc doanh và các ban quản lý trực tiếp
quản lý rừng.
Cho đến cuối thập niên 80, cải cách kinh tế theo hướng phi tập trung đã khuyến
khích được nhiều thành phần kinh tế tham gia vào phát triển kinh tế của đất nước, đưa
Việt Nam từ một nước nhập khẩu lương thực trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ 6
trên thế giới vào năm 2017 (Trần Ngọc, 2017).
Ngành lâm nghiệp đã chuyển đổi từ lâm nghiệp khai thác gỗ sang phát triển
tổng hợp và từ lâm nghiệp nhà nước tập trung sang lâm nghiệp xã hội với sự tham gia
của nhiều thành phần kinh tế. Các hộ nông dân được xem là các đơn vị kinh tế tự chủ.
Điều này đã làm cho việc quản lý tài nguyên rừng trở nên đa dạng hơn và hướng đến
không chỉ đối với việc khai thác tài nguyên rừng mà còn là tái sinh phục hồi rừng. Với
sự cải cách này, chính phủ đã giảm vai trị của mình và tăng cường trách nhiệm cũng
như quản lý nhà nước cho chính quyền địa phương trong việc quản lý tài nguyên rừng
(Hoàng Huy Tuấn, 2005).
Sự tham gia của các khu vực tư nhân trong quản lý rừng cũng là một chiến lược
để cải thiện thu nhập cho các hộ gia đình nghèo sống gần rừng. Những thành tựu đạt
được trong quá trình phát triển lâm nghiệp bao gồm việc nhận thức được nhiều quyền
lợi hơn cho người dân địa phương trong việc sử dụng và quản lý rừng và đất lâm
nghiệp, hỗ trợ tiếp cận tín dụng cho các hộ gia đình địa phương trong việc đầu tư trồng
rừng và tăng độ che phủ rừng. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại những hạn chế và thách thức
như bất bình đẳng về phân bố đất giữa các nhóm người nhận (McelWee, 2009). Quá
trình chuyển giao rừng đã làm tăng độ che phủ rừng, tuy nhiên số lượng và chất lượng
rừng tự nhiên tiếp tục giảm (Bojo, 2011). Ngoài ra, phản hồi về môi trường cũng là
một thách thức, ví dụ như "các lồi cây phát triển nhanh, như thông, keo và bạch đàn
được biết đến là đặc biệt tiêu tốn nhiều nước" (Brụinzeel và cộng sự, 2005). Hơn nữa,
rủi ro mất rừng luôn cao do giá lương thực, giá đầu vào sản xuất tăng cao và ảnh
hưởng của thời tiết đến sản lượng cây trồng trong những năm gần đây. Do vậy, rừng

và đất đai ngày càng được coi là nguồn thay thế không thể thiếu của người dân nông
thôn nhằm cải thiện sinh kế và giảm rủi ro. Điều này có tác động nghiêm trọng đến
quản lý rừng bền vững của một quốc gia.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


2
Với những nỗ lực cải cách chính sách lâm nghiệp và quản lý quản lý rừng trên
đất lâm nghiệp cùng với một số chương trình phát triển nơng thơn và miền núi, Chính
phủ Việt Nam đã giảm nghèo ở cả nước nói chung và các vùng cao nói riêng. Việc
giao đất giao rừng trở thành chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Trồng rừng, phủ
xanh đất trống đồi trọc không chỉ là giải pháp để nâng độ che phủ của rừng lên mà còn
là cơ hội tăng thu nhập cho người dân sinh sống ở khu vực miền núi Việt Nam. Tuy
nhiên, quá trình giảm nghèo và bảo vệ môi trường dường như là những thách thức ở
các vùng cao (WORLD BANK, 2012). Trong quá trình hội nhập và phát triển đó, Việt
Nam khơng tránh khỏi những nguy cơ khủng hoảng về môi trường sinh thái và tài
nguyên thiên nhiên. Quản lý rừng bền vững đã được nhận thức như một chiến lược vì
mục tiêu tồn tại lâu dài của con người và thiên nhiên.
Do bởi giao rừng cho cộng đồng và quản lý rừng cộng đồng (QLRCĐ) trở
thành một chủ trương lớn của Đảng và nhà nước trong công tác quản lý rừng và đất
lâm nghiệp. Với mô hình này, người dân địa phương có trách nhiệm trực tiếp trong
quản lý, bảo vệ rừng và nhận được lợi ích cụ thể từ những đóng góp đó. Cần có sự
hiểu biết sâu sắc về chuyển đổi rừng và thay đổi quyền sở hữu đối với lợi ích cho
người dân địa phương từ q trình này và đóng góp của việc chuyển giao rừng cho
giảm nghèo nông thôn thông qua việc cấp phát nhiều quyền sử dụng rừng và đất lâm
nghiệp cho người dân địa phương
Trong xu hướng nhận thức chung về vai trò của cộng đồng trong quản lý, bảo
vệ và phát triển rừng đã có nhiều thay đổi, tỉnh Quảng Ngãi đã thực hiện dự án thí
điểm giao rừng cho cộng đồng quản lý với sự hỗ trợ của Dự án KfW6 (Khôi phục rừng

và quản lý rừng bền vững) với mơ hình thí điểm “Quản lý rừng cộng đồng” tại thôn:
Khánh Giang và Trường Lệ, xã Hành Tín Đơng, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi
theo hướng dẫn của Thơng tư số 38/2007/TT-BNN&PTNT. Việc xây dựng mơ hình
QLRCĐ được bắt đầu từ năm 2008 và kết thúc năm 2014.
Cho đến thời điểm này mơ hình này được xem là mơ hình mang lại hiệu quả
trong cơng tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Nhằm hướng đến việc quản lý rừng
bền vững của mơ hình rừng cộng đồng (RCĐ) trong những năm tiếp theo khi dự án kết
thúc, tơi nghiên cứu đề tài “Đánh giá tính bền vững của mơ hình quản lý rừng cộng
đồng của dự án KfW6 tại huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi”.
2. MỤC ĐÍCH/MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Mục tiêu chung
Đề tài nhằm đánh giá tính bền vững mơ hình QLRCĐ của dự án KfW6 huyện
Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi, cụ thể tính ổn định về mặt kinh tế, xã hội và môi trường
khi dự án kết thúc làm cơ sở đề xuất giải pháp duy trì, tiếp tục phát triển QLRCĐ tại
tỉnh Quảng Ngãi.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


3
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá tính bền vững của tiến trình giao rừng và thực hiện QLRCĐ ở hai thơn
Trường Lệ và Khánh Giang.
- Phân tích các cơ chế chia sẻ lợi ích và các thể chế có ảnh hưởng đến tính bền vững
của mơ hình QLRCĐ đó.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của mơ hình QLRCĐ được nghiên
cứu.
- Đề xuất một số giải pháp duy trì hoạt động QLRCĐ hướng đến QLRCĐ bền vững
trên địa bàn nghiên cứu.
3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài nghiên cứu đánh giá tính bền vững mơ hình QLRCĐ nhằm góp phần
xây dựng, bổ sung vào cơ sở lý luận của cơng tác QLRCĐ nói chung và cho các mơ
hình QLRCĐ đã đang và sẽ được thực hiện trong điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của
tỉnh Quảng Ngãi nói riêng.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đánh giá được năng lực tổ chức QLRCĐ thể hiện thông qua các quyền, các
nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý rừng, hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường
của mô hình QLRCĐ thơn Khánh Giang và Trường Lệ sau khi dự án kết thúc.
- Đề xuất một số giải pháp duy trì hoạt động quản lý rừng nhằm sử dụng rừng
bền vững tại tỉnh Quảng Ngãi; đồng thời từ mô hình QLRCĐ huyện Nghĩa Hành có
thể nhân rộng ra cho các huyện trong địa bàn tỉnh.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ BỀN VỮNG LÂM NGHIỆP CỘNG ĐỒNG
1.1.1. Cơ sở lý luận của Phát triển bền vững
1.1.1.1. Khái niệm về Phát triển bền vững
Khái niệm Phát triển Bền vững (PTBN) bắt đầu xuất hiện từ đầu thập niên 80
của thế kỷ 20. Năm 1980, trong bản “Chiến lược bảo tồn thế giới” do Liên minh Quốc
tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên (IUCN-International Union for
Conservation of Nature and Natural Resources) đã đưa ra mục tiêu của PTBV là “đạt
được sự phát triển bền vững bằng cách bảo vệ các tài nguyên sinh vật” và thuật ngữ
PTBV ở đây được đề cập tới với một nội dung hẹp, nhấn mạnh tính bền vững của sự
phát triển về mặt sinh thái, nhằm kêu gọi việc bảo tồn các tài nguyên sinh vật (Phạm
Thị Thanh Bình, 2016).

Năm 1987, trong Báo cáo “Tương lai chung của chúng ta”, Ủy ban Thế giới về
Môi trường và Phát triển (WCED-World Commission on Environment and
Development) của Liên hợp quốc (Báo cáo Brundland), "PTBV" được định nghĩa là
“Sự phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn thương khả năng
cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai” (WCED, 1987). Quan niệm này
chủ yếu nhấn mạnh khía cạnh sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo
đảm môi trường sống cho con người trong q trình phát triển. Do đó, PTBV phải bao
gồm: một q trình thay đổi trong đó việc khai thác tài nguyên, hướng đầu tư, định
hướng phát triển công nghệ và thay đổi thể chế được thực hiện phù hợp với nhu cầu
trong tương lai cũng như hiện tại (WCED, 1987).
PTBV được khẳng định một lần nữa ở Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi
trường và Phát triển của Liên hợp quốc, tổ chức ở Rio de Janeiro (Brazil) năm 1992.
Hội nghị này đã đề ra Chương trình nghị sự tồn cầu cho thế kỷ XXI, theo đó, PTBV
được xác định “nên trở thành một mục ưu tiên trong chương trình nghị sự của cộng
đồng quốc tế” và được bổ sung, hoàn thiện tại Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về
PTBV tổ chức ở Johannesburg (Cộng hoà Nam Phi) năm 2002 và được khái quát như
sau: "PTBV" là q trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa 3
mặt của sự phát triển, gồm: phát triển kinh tế - nhấn mạnh đến tăng trưởng kinh tế,
phát triển xã hội – tập trung vào thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; xố đói giảm
nghèo và giải quyết việc làm; và bảo vệ môi trường- hướng đến xử lý, khắc phục ô
nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng mơi trường; phịng chống cháy và chặt phá
rừng; khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên (Phạm Thị Thanh
Bình, 2016).

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


5
Có khá nhiều mơ hình “PTBV”, trong đó sơ đồ kinh điển về PTBV thường
được đề cập đến là mô hình dựa trên sự phát triển hài hịa 3 lĩnh vực: Kinh tế-Môi

trường-Xã hội (Bài giảng Lâm nghiệp Xã hội, 2002)
Trong sử dụng tài nguyên thiên nhiên, PTBV chính là sử dụng tài nguyên thiên
nhiên, điều kiện môi trường hiện có để thỏa mãn nhu cầu của các thế hệ con người
đang sống, nhưng lại phải đảm bảo cho cả thế hệ tương lai những điều kiện tài nguyên
và môi trường cần thiết để họ có thể sống tốt hơn ngày hôm nay (Nguyễn Bá Ngãi,
2006).
1.1.1.2. Các nguyên tắc của PTBV
Chương trình Mơi trường của Liên Hiệp Quốc (UNEP) trong tác phẩm “Hãy
cứu lấy trái đất - chiến lược cho một cuộc sống bền vững”, 1992 đã nêu ra 9 nguyên
tắc của một xã hội bền vững: (1) Tôn trọng và quan tâm đến cuộc sống cộng đồng; (2)
Cải thiện chất lượng cuộc sống của con người; (3) Bảo vệ sức sống và tính đa dạng
của Trái đất; (4) Hạn chế đến mức thấp nhất việc làm suy giảm các nguồn tài nguyên
không tái tạo; (5) Giữ vững trong khả năng chịu đựng được của Trái đất; (6) Thay đổi
tập tục và thói quen cá nhân; (7) Để cho các cộng đồng tự quản lý mơi trường của
mình; (8) Tạo ra một khuôn mẫu quốc gia thống nhất, thuận lợi cho việc phát triển và
bảo vệ; (9) Xây dựng khối liên minh toàn cầu (IUCN, UNEP, WWF, 1990).
Tuy nhiên, các nguyên tắc này thực sự khó áp dụng trong thực tế của một thế
giới đầy các biến động về chính trị, kinh tế và văn hố. Thực tế địi hỏi cần thiết lập
một hệ thống ngun tắc khác có tính khả thi và sát thực tế hơn. Luc Hens (1998) đã
lựa chọn trong số các nguyên tắc của của Tuyên bố Rio về Môi trường và Phát triển để
xây dựng một hệ thống các nguyên tắc mới của PTBV. Những nguyên tắc đó là: (1)
Nguyên tắc về sự uỷ thác của nhân dân: Nguyên tắc này yêu cầu chính quyền phải
hành động để ngăn ngừa các thiệt hại môi trường ở bất cứ đâu khi xảy ra, bất kể đã có
hoặc chưa có các điều luật quy định về cách giải quyết các thiệt hại đó. Nguyên tắc
này cho rằng, cơng chúng có quyền địi chính quyền với tư cách là tổ chức đại diện
cho họ phải có hành động ứng xử kịp thời các sự cố môi trường; (2) Ngun tắc phịng
ngừa: Ở những nơi có thể xảy ra các sự cố môi trường nghiêm trọng và không đảo
ngược được, thì khơng thể lấy lý do là chưa có những hiểu biết chắc chắn mà trì hỗn
các biện pháp ngăn ngừa sự suy thối mơi trường; (3) Ngun tắc công bằng giữa các
thế hệ: Đây là nguyên tắc cốt lõi của PTBV, yêu cầu rõ ràng rằng, việc thoả mãn nhu

cầu của thế hệ hiện nay không được làm phương hại đến các thế hệ tương lai thoả mãn
nhu cầu của họ. Nguyên tắc này phụ thuộc vào việc áp dụng tổng hợp và có hiệu quả
các nguyên tắc khác của PTBV. Tài nguyên và các chức năng môi trường của trái đất
đang là các yếu tố quyết định sự tồn tại của loài người chúng ta; (4) Nguyên tắc công
bằng trong cùng một thế hệ: Con người trong cùng thế hệ hiện nay có quyền được

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


6
hưởng lợi một cách bình đẳng trong việc khai thác các nguồn tài nguyên và bình đẳng
trong việc chung hưởng một môi trường trong sạch. Nguyên tắc này được áp dụng để
xử lý mối quan hệ giữa các nhóm người trong cùng một quốc gia và giữa các quốc gia.
Lịch sử phát triển của xã hội loài người trong quá khứ, hiện tại đang diễn ra trong bối
cảnh sự phân chia và cạnh tranh giai cấp, dân tộc và quốc gia trong việc xác lập quyền
lợi khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và các chức năng môi trường. Do vậy để
đảm bảo công bằng trong cùng một thế hệ đòi hỏi: (i) Xác lập quyền quản lý khai thác
và sử dụng tài nguyên của các cộng đồng dân cư trong phạm vị một địa bàn lãnh thổ;
xác lập quyền quản lý quốc gia đối với mọi nguồn tài nguyên thiên nhiên và xã hội
trong lãnh thổ quốc gia; phân định quyền quản lý khai thác và sử dụng tài nguyên giữa
các quốc gia trên phạm vi phần lãnh thổ ngoài quyền tài phán của các quốc gia. (ii)
Xác lập quyền và nghĩa vụ của các cộng đồng và các quốc gia trong việc khai thác và
sử dụng các chức năng môi trường của các vùng lãnh thổ và tồn bộ khơng gian trái
đất. (iii) Thu hẹp sự chênh lệch kinh tế giữa các nước công nghiệp phát triển và các
nước đang phát triển và kém phát triển.Tăng viện trợ phát triển cho các nước nghèo
đồng thời với việc giảm sự lãng phí trong tiêu thụ tài nguyên của dân cư ở các quốc
gia phát triển, giảm đói nghèo ở các nước đang phát triển; (5) Nguyên tắc phân quyền
và uỷ quyền: Các quyết định cần phải được soạn thảo bởi chính các cộng đồng bị tác
động hoặc bởi các tổ chức thay mặt họ và gần gũi nhất với họ. Vì vậy, các quyết định
quan trọng cần ở mức địa phương hơn là mức quốc gia, mức quốc gia hơn là mức quốc

tế. Như vậy, cần có sự phân quyền và uỷ quyền về sở hữu tài nguyên, về nghĩa vụ đối
với môi trường và về các giải pháp riêng của địa phương đối với các vấn đề môi
trường; (6) Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền; (7) Người sử dụng mơi trường
phải trả tiền.
Có thể thấy với 7 nguyên tắc trên, Giáo sư Luc Hens tập trung vào các khía
cạnh thể chế, chế tài để đảm bảo môi trường được bền vững chứ không tập trung nhiều
vào khía cạnh kinh tế và xã hội.
1.1.1.3. Các tiêu chí, chỉ số đo đếm PTBV
Làm thế nào để chúng ta có thể đánh giá được sự phát triển của một quốc gia là
bền vững hay không bền vững? Mức độ bền vững của sự phát triển thường được đánh
giá thơng qua các tiêu chí và chỉ thị đo mức bền vững của 3 lĩnh vực kinh tế, xã hội
nhân văn và mơi trường:
Trong đó, Bền vững về kinh tế có thể được đánh giá thơng qua giá trị và mức
ổn định của các chỉ số tăng trưởng kinh tế truyền thống như: Tổng sản phẩm trong
nước GDP, tổng sản phẩm quốc gia GNP, GDP hay GNP bình quân đầu người, mức
tăng trưởng GDP, cơ cấu GDP... Căn cứ vào GDP/người mà các tổ chức quốc tế
thường phân các quốc gia trên thế giới thành các nhóm: thu nhập thấp; thu nhập trung

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


7
bình thấp; thu nhập trung bình cao; và thu nhập cao (Giáo trình Sức khỏe Mơi trường
II). Một quốc gia PTBV về kinh tế phải bảo đảm tăng trưởng GDP và GDP bình quân
đầu người cao. Các nước thu nhập thấp có mức tăng trường GDP vào khoảng 5%. Nếu
có mức tăng trưởng GDP cao nhưng GDP bình quân đầu người thấp thì vẫn xem là
chưa đạt tới mức bền vững.
Bền vững về xã hội của một quốc gia được đánh giá thơng qua các tiêu chí và
chỉ thị như: chỉ thị phát triển con người (HDI- Human Development Index), chỉ thị bất
bình đẳng về thu nhập, tiêu chí về giáo dục, dịch vụ y tế và các hoạt động văn hóa.

Bền vững về mơi trường có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và
phát triển của từng cá thể con người cũng như toàn thể lồi người. Mơi trường có ba
chức năng chính: là khơng gian sống của con người, là nơi cung cấp nguồn tài nguyên
cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người, và cũng là nơi chứa
đựng và xử lý phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất
(Giáo trình Sức khỏe Mơi trường II).
Trong khi đó, Bộ chỉ thị về PTBV được Ủy ban Phát triển Bền Vững LHQ đưa
ra gồm 58 chỉ tiêu cho 15 chủ đề: Công bằng Xã hội, Y tế, giáo dục, nhà ở, an ninh,
dân số, Khơng khí, đất, đại dương/biển/bờ biển, nước sạch, đa dạng sinh học, cơ cấu
kinh tế, mẫu hình sản xuất tiêu dùng, khuôn khổ thể chế, Năng lực thể chế (UN, 2007)
1.1.2. Cơ sở lý luận về quản lý rừng và QLRCĐ bền vững
1.1.2.1. Cơ sở lý luận về quản lý rừng bền vững
Nhận thức về vai trò của rừng đã có nhiều thay đổi kể từ nửa cuối thế kỷ XX
trước sự phát triển nhanh chóng của khoa học, cơng nghệ và trước áp lực lên tài
nguyên ngày càng cao. Con người ngày càng chờ đợi ở rừng nhiều hơn nữa các khả
năng cung ứng không chỉ về gỗ, lâm sản ngồi gõ mà cịn có các chức năng bảo vệ
mơi trường như: phịng hộ nguồn nước, chống thiên tai, bảo tồn đa dạng sinh học, giáo
dục thẩm mỹ, môi trường (Đào Công Khanh, 2016).
Theo tổ chức Gỗ nhiệt đới Quốc tế (International Tropical Timber Organisation):
“Quản lý rừng bền vững là quá trình quản lý các khu rừng cố định nhằm đạt một hoặc
nhiều hơn các mục tiêu quản lý đã được đề ra một cách rõ ràng như đảm bảo sản xuất
liên tục những sản phẩm và dịch vụ của rừng mà không làm giảm đáng kể những giá trị
di truyền và năng suất tương lai của rừng và không gây ra những tác động không mong
muốn đối với mơi trường và xã hội”.
Trong khi đó theo Tiến trình Helsinki (1995): “Quản lý rừng bền vững là sự quản
lý và đất rừng theo cách thức và mức độ phù hợp để duy trì tính đa dạng sinh học, năng
suất, khả năng tái sinh, sức sống của rừng và duy trì tiềm năng của rừng trong hiện tại và

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma



8
tương lai, các chức năng sinh thái, kinh tế - xã hội của chúng ở cấp địa phương, quốc gia
và tồn cầu khơng gây ra những tác hại đối với các hệ sinh thái khác”.
Có thể hiểu Quản lý rừng bền vững là cách quản lý đảm bảo được các lợi ích
lâu dài, bền vững về kinh tế, xã hội, và môi trường cho con người cả ở thế hệ hiện tại
và các thế hệ của con cháu trong tương lai (Đào Cơng Khanh, 2016).
Tùy theo từng mục đích sử dụng mà các bộ tiêu chuẩn cho quản lý bảo vệ rừng
thường khác nhau về nội dung cụ thể, nhưng nhìn chung nơi dung quản lý rừng bền
vững đều bao gồm những phần sau: a) Tuân thủ luật pháp: Quyền sử dụng đất hợp
pháp trên diện tích mà chủ rừng đang quản lý; Tuân thủ đầy đủ luật pháp hiện hành và
các quy định dưới luật của Nhà nước về các lĩnh vực liên quan đến sản xuất kinh
doanh rừng. b) Đảm bảo duy trì sản xuất tối ưu, hiệu quả kinh tế cao:Có kế hoạch
quản lý phù hợp, hiệu quả; Năng suất, chất lượng sản phẩm rừng bền vững; Rừng
được bảo vệ tốt, an toàn; Kiểm tra, giám sát hiệu quả; quản lý và điều chỉnh kế hoạch
phù hợp; Đa dạng hóa sản phẩm rừng, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh rừng. c)
Tơn trọng lợi ích của công nhân, người dân và cộng đồng địa phương: Đảm bảo lợi
ích hợp pháp của người lao động; Thực hiện lấy ý kiến đóng góp của các bên liên quan
nhằm cải thiện chất lượng các hoạt động quản lý của đơn vị; Có đánh giá tác động
kinh tế, xã hội và có biện pháp khắc phục những tác động tiêu cực trong q trình quản
lý rừng và đất rừng; Tơn trọng tập tục, văn hóa và các quyền theo phong tục tập quán
truyền thống của cộng đồng địa phương; Có đóng góp cho phúc lợi, an sinh xã hội
trong khu vực. d) Bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học: Đánh giá tác động môi
trường được thực hiện và khắc phục những tác động xấu có thể có do các hoạt động
quản lý rừng gây ra; Bảo vệ các loài cây, con quý hiếm; Bảo vệ các hệ sinh thái trong
khu vực; Sử dụng phân bón, hóa chất an tồn với mơi trường; Có quy chế xử lý chất
thải. e) Những nội dung liên quan đến rừng trồng: Không chuyển rừng tự nhiên
thành rừng trồng; Chọn loài cây trồng phù hợp, an tồn sinh thái; Có quy chế bảo vệ
đất chống xói mịn, thối hóa; Có biện pháp phịng trừ sâu bệnh, cháy rừng; Dành một
phần diện tích đang quản lý cho phục hồi rừng tự nhiên (Đào Công Khanh, 2016).

1.1.2.2. Khái niệm QLRCĐ
Như chúng ta đã biết, quản lý tài nguyên rừng và đất rừng dựa vào cộng đồng là
một phương thức quản lý rừng dựa vào kiến thức kinh nghiệm truyền thống và nguyện
vọng của cộng đồng, hướng đến việc nâng cao năng lực và tăng cường sự hợp tác chia
sẻ kinh nghiệm cho cộng đồng và bên liên quan nhằm quản lý các nguồn tài nguyên
bền vững, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, văn hoá của các cộng đồng
dân tộc sống trong và gần rừng.
Theo đánh giá của tổ chức lương thực thế giới thì khái niệm về QLRCĐ đã
phát triển nhanh hơn tất cả các lĩnh vực quan tâm khác trong quản lý và phát triển tài

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


9
nguyên rừng (Arnold, 1992). Thực tế đã chỉ ra rằng trải qua nhiều thế hệ, những cộng
đồng sống trong rừng, phụ thuộc vào các sản phẩm từ rừng đã đúc kết cho mình những
kiến thức bản địa, những luật tục truyền thống trong quản lý, sử dụng bền vững tài
nguyên rừng xung quanh họ.
Theo Arnold 1992, định nghĩa tổng quát về lâm nghiệp cộng đồng (LNCĐ),
hiểu một cách chính xác và thiết thực nhất thì LNCĐ là một thuật ngữ bao trùm hàng
loạt các hoạt động gắn kết người dân nông thôn với cây và rừng cũng như các sản
phẩm và lợi ích thu được từ cây rừng.
Thuật ngữ cộng đồng tham gia quản lý rừng hay còn gọi là lâm nghiệp cộng
đồng được Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) lần đầu tiên
định nghĩa vào năm 1991 là: “hàng loạt các hoạt động gắn người dân với rừng, cây,
các sản phẩm của rừng và việc phân chia lợi ích các sản phẩm này ”. Những định
nghĩa rộng hơn dùng thuật ngữ này để chỉ những hoạt động có liên quan đến mối quan
hệ giữa con người với cây cối. Các định nghĩa hẹp hơn tập trung vào việc quản lý rừng
bởi cộng đồng địa phương có lợi ích của mình. Theo FAO 1978, Lâm nghiệp cộng
đồng (Community Forestry), lâm nghiệp xã hội (Social Forestry) là những thuật ngữ

được dùng để chỉ việc quản lý rừng có liên quan chặt chẽ với người dân địa phương.
Thuật ngữ QLRCĐ ở Việt Nam được hiểu là sự tham gia của cộng đồng địa
phương trong việc quản lý (tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu
nhất định) những diện tích rừng do cộng đồng trực tiếp quản lý sử dụng chung (được
Nhà nước giao hoặc thuộc quyền quản lý truyền thống) hay những diện tích rừng của
các tổ chức Nhà nước khác thông qua các hợp đồng khoán.
QLRCĐ ngày nay xuất phát từ hoạt động quản lý rừng được thực hiện trực tiếp
bởi cộng đồng đã xuất hiện từ rất lâu trong đời sống các cộng đồng dân tộc khác nhau
trên lãnh thổ Việt Nam. Truyền thống quản lý rừng của họ được thể hiện ở những tục
lệ giữ rừng, trồng cây, xây dựng hương ước, luật tục bảo vệ rừng, bảo vệ cây cối của
nhiều làng xã.
Theo quan niệm của đồng bào dân tộc thiểu số, RCĐ là những khu rừng thuộc
sở hữu chung của toàn cộng đồng làng bản; được giới hạn trong một khơng gian có
ranh giới xác định và được thừa nhận bởi những làng xung quanh. Theo cách hiểu của
đồng bào, RCĐ có hai đặc điểm: (i) là rừng thuộc sở hữu tồn cộng đồng và trong lịch
sử hình thành, phát triển của các làng bản là khơng có rừng thuộc sở hữu cá nhân. Điều
này là tuyệt đối ở khu vực Trường Sơn – Tây Nguyên. (ii) RCĐ bao gồm các loại
rừng: rừng cấm, rừng thiêng, rừng ma (rừng tâm linh); rừng canh tác, rừng đầu
nguồn…
Thuật ngữ RCĐ theo quy định của Nhà nước ta là rừng mà Nhà nước giao cho
cộng đồng dân cư thôn để sử dụng rừng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


10
Theo quy định của Nhà nước, RCĐ có hai đặc điểm là: (1) là rừng mà nhà nước giao
cho một cộng đồng địa phương quản lý; (2) Rừng giao cho cộng đồng chủ yếu là rừng
sản xuất và rừng phòng hộ (Cổng thông tin điện tử Hội đồng dân tộc- Quốc hội).
Ngoài ra, tại điều 3 của Bản hướng dẫn QLRCĐ dân cư thôn ban hành kèm

theo Quyết định số 106/2006/QĐ-BNN, ngày 27/11/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn cho các cộng đồng tham gia Dự án "Chương trình thí điểm LNCĐ"
trên 10 tỉnh đã đưa ra khái niệm RCĐ là rừng Nhà nước giao cho cộng đồng dân cư
thôn để sử dụng rừng ổn định, lâu dài vào mục đích Lâm nghiệp.
Cho đến nay chưa có có một thống nhất nào cho các thuật ngữ này ở Việt Nam
mặc dù đã có những cuộc hội thảo quốc gia về RCĐ. Tuy nhiên qua quá trình thực
hiện các chương trình dự án liên quan đến QLRCĐ, có thể thấy ở Việt Nam có hai
hình thức QLRCĐ phù hợp với định nghĩa của FAO như sau:
- Thứ nhất là QLRCĐ :
Đây là hình thức mà mọi thành viên của cộng đồng tham gia quản lý và ăn chia
sản phẩm hoặc hưởng lợi từ những khu rừng thuộc quyền quản lý, sử dụng, sở hữu của
cộng đồng hoặc thuộc quyền sử dụng chung của cộng đồng. Rừng của cộng đồng là
rừng của thôn đã được quản lý theo truyền thống trước đây (quản lý theo các luật tục
truyền thống), rừng trồng của các hợp tác xã, rừng tự nhiên đã được giao cho các hợp
tác xã trước đây mà sau khi chuyển đổi hoặc giải thể, hợp tác xã đã giao lại cho các xã
hoặc các thôn quản lý. Những diện tích rừng này có thể Nhà nước chưa cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đã công nhận quyền sử dụng đất của cộng đồng,
song trên thực tế, mặc nhiên cộng đồng đang tự tổ chức quản lý sử dụng và hưởng lợi
từ những khu rừng đó.
Như vậy, thực chất “quản lý rừng cộng đồng” là cộng đồng dân cư thôn quản lý
rừng thuộc quyền sở hữu hoặc thuộc quyền sử dụng chung của cộng đồng, được hình
thành chủ yếu thơng qua chính sách giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư thơn.
Tóm lại hình thức quản lý này bao gồm các đối tượng chính sau: Cộng đồng
trực tiếp quản lý những diện tích rừng hoặc những đám cây gỗ của họ từ lâu đời; Cộng
đồng trực tiếp quản lý những khu rừng được Nhà nước giao; và các hoạt động mang
tính chất lâm nghiệp khác do cộng đồng tổ chức phục vụ lợi ích trực tiếp cho cộng
đồng. Cũng cần nói thêm rằng theo Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, có quy
định nếu cộng đồng được giao rừng tự nhiên thì cộng đồng chỉ có quyền sử dụng chứ
khơng có quyền sở hữu khu rừng đó và được thực hiện thơng qua chính sách hưởng lợi
từ rừng, đương nhiên nếu cộng đồng quản lý rừng trồng được hình thành bằng nguồn

vốn tự có của mình thì cộng đồng có quyền sở hữu khu rừng đó.
- Thứ hai là quản lý rừng dựa vào cộng đồng

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


11
Đây là hình thức cộng đồng tham gia quản lý các khu rừng không thuộc quyền
quản lý, sử dụng, sở hữu chung của họ mà thuộc quyền quản lý, sử dụng sở hữu của các
thành phần kinh tế khác nhưng có quan hệ trực tiếp đến đời sống, đến việc làm, thu hoạch
sản phẩm, thu nhập hay các lợi ích khác của cộng đồng (thuỷ lợi nhỏ, nước sinh hoạt…).
Hình thức này có thể chia thành hai đối tượng: (1) Rừng của hộ gia đình, cá
nhân là thành viên trong cộng đồng. Cộng đồng tham gia quản lý với tính chất hợp tác,
hỗ trợ lẫn nhau, chia sẻ lợi ích cùng nhau trên cơ sở tự nguyện (tạo thêm sức mạnh để
bảo vệ rừng, hỗ trợ hoặc đổi công cho nhau trong các hoạt động lâm nghiệp…); (2)
Rừng thuộc quyền quản lý, sử dụng, sở hữu của các tổ chức nhà nước (các ban quản lý
rừng phòng hộ, đặc dụng, các lâm trường, công ty lâm nghiệp nhà nước, các trạm
trại…) và các tổ chức tư nhân khác. Cộng đồng tham gia các hoạt động lâm nghiệp
như bảo vệ, khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh, phục hồi rừng, trồng rừng với tư cách là
người làm thuê thông qua các hợp đồng khoán và hưởng lợi theo các cam kết trong
hợp đồng.
Như vậy, QLRCĐ là việc đưa cộng đồng vào quản lý, bảo vệ, sử dụng rừng vào
đất lâm nghiệp. QLRCĐ một cách trực tiếp để đạt được mục tiêu bảo vệ nguồn tài
nguyên rừng hiện có và cho phép người dân địa phương địa phương có quyền quản lý
sử dụng lâu dài các nguồn tài nguyên rừng, lợi ích thu được thuộc về người dân và sử
dụng cho phát triển của cộng đồng.
Một loạt các nghiên cứu điểm về thực trạng QLRCĐ cũng đã được tiến hành
trên các vùng sinh thái nhân văn ở các tỉnh miền núi phái bắc và Tây Nguyên (An Văn
Bảy, Bảo Huy, Nguyễn Huy Dũng, Vũ Long, Bùi Đình Tối, Trần Văn Con (2000),
qua phân tích, đánh giá kết quả của các nghiên cứu này đã rút ra một kết luận quan

trọng là: trong số các hệ thống quản lý rừng khác thì hình thức QLRCĐ là một
phương án thích hợp cho quản lý rừng bền vững ở Việt Nam.
Trong các nghiên cứu về hiện trạng QLRCĐ ở Việt Nam, công cụ định vị dùng
để đánh giá mức độ tham gia của cộng đồng trong các hệ thống quản lý rừng hiện tại.
Công cụ định vị này được nhóm cơng tác QLRCĐ quốc gia xây dựng, bao gồm 5 mảng
biểu thị 5 yếu tố của QLRCĐ là: i) quyền sử dụng đất, ii) lợi ích từ quản lý rừng, iii)
thực trạng tài nguyên rừng, iv) tác động của chính phủ đối với quản lý rừng có sự tham
gia của người dân, và v) tổ chức cộng đồng trong quản lý rừng có sự tham gia.
Mặc dù chưa có nhiều cơ sở lý thuyết về QLRCĐ bền vững, nhưng các dự án
hỗ trợ QLRCĐ ở Việt Nam đã tạo ra các bộ tiêu chí làm kim chỉ nam cho việc các
khởi xướng về QLRCĐ với mục đích hướng đến cộng đồng có thể tự quản lý rừng sau
khi dự án kết thúc, hay phát huy tối đa sự tham gia của cộng đồng trong tiến trình ra
quyết định. Vì thế, các phương pháp điều tra rừng, lập kế hoạch kinh doanh rừng, giải
pháp kỹ thuật phải đơn giản, thích ứng và có sự tham gia của người dân đáp ứng các

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


12
tiêu chí (i) đơn giản, thực tế; (ii) Đầu vào thấp; (iii) Dễ theo dõi, giám sát; và (iv) Rủi
ro thấp về mặt sử dụng tài nguyên quá mức (Bảo Huy, 2005)
Tóm lại: QLRCĐ cần được nhìn nhận là một cách quản lý để đạt được mục tiêu
quản lý, sử dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên rừng bền vững hiện cịn và cho phép
người dân địa phương có quyền quản lý, sử dụng lâu dài các nguồn tài nguyên rừng,
lợi ích thu được thuộc về người dân địa phương và được sử dụng cho sự phát triển
nơng thơn. Hình thức này được hình thành trên cơ sở kiến thức bản địa của người dân
địa phương.
1.1.2.3. Các loại hình QLRCĐ
Hình thức QLRCĐ rất đa dạng với quy mô khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện
cụ thể của từng cộng đồng, địa phương. Tuy nhiên có thể khái quát thành các hình

thức dưới đây: (1) Hình thức tổ chức quản lý rừng theo dịng tộc (dịng họ), theo dân
tộc; (2) Hình thức tổ chức quản lý rừng theo thôn, làng, buôn, bản, ấp (gọi chung là
thơn); và (3) Hình thức tổ chức quản lý rừng theo nhóm hộ/nhóm sở thích.
Từ kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, quy mô thôn là phù hợp cho QLRCĐ vì: (i)
Thích hợp đối với vùng sâu, vùng xa; (ii) Phù hợp với tập quán của nhiều nhóm dân
tộc; (iii) Phù hợp với điều kiện sản xuất hiện nay của dân khi nền kinh tế đang phát
triển; (iv) Phù hợp đối với quản lý tất cả các loại rừng, kể cả rừng phòng hộ và đặc
dụng; và (v) Phù hợp với trình độ quản lý của người dân cấp thơn
1.1.2.4. Đóng góp của QLRCĐ cho phát triển nơng thơn
(1) Đóng góp vào sinh kế của cộng động địa phương
Theo Bảo Huy (2009) trong "Xây dựng cơ chế hưởng lợi trong QLRCĐ " thì
kết quả trong 6 năm thử nghiệm đã giao được 7.620 ha rừng tự nhiên, từ nghèo đến
trung bình giao cho 6 cộng đồng thơn, buôn của 4 tỉnh. Ở tất cả 6 thôn buôn này, cộng
đồng đều quyết định nhận rừng theo phương thức cộng đồng thơn, bn. Và từ q
trình 6 năm nghiên cứu, thử nghiệm QLRCĐ ở Tây Nguyên cho thấy đây là phương
thức quản lý rừng thích hợp với cộng đồng dân tộc thiểu số sống gần rừng. Cộng đồng
hưởng lợi từ gỗ thương mại, rừng sau khai thác ổn định đồng thời đã tạo được thu
nhập cho người dân nghèo nhận rừng. Tổng thu nhập từ khai thác gỗ thương mại tại 6
thôn, buôn ở trên là 6.820 triệu đồng, từ chi phí khai thác, thuế tài nguyên và trích cho
UBND xã, tổng hưởng lợi của cộng đồng là 3.250 triệu đồng.
(2) Đóng góp vào phúc lợi xã hội và phát triển nông thôn:
Hội nghị thế giới về phát triển nông thôn của FAO vào năm 1979 đã nhấn mạnh
rằng: không thể phát triển nền kinh tế quốc gia nếu không phát triển nông thôn. Điều
quan trọng trong phát triển nông thôn là phải đảm bảo cho nông dân mức sống tối
thiểu, nhưng phải nhân rộng hơn, lâu dài hơn bằng cách tìm kiếm cơng ăn việc làm,

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


13

tăng thu nhập, hoặc dịch vụ và phát triển kinh tế các vùng nơng thơn. QLRCĐ có thể
đóng góp vào việc này nếu sử dụng hợp lý chu đáo tài nguyên rừng và sẽ mang lại
nhiều lợi ích cho người dân địa phương.
(3) Đóng góp vào bảo vệ mơi trường:
Lâm nghiệp cộng đồng góp phần bảo vệ mơi trường sinh thái thông qua sử
dụng, bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên thiên nhiên của các cộng đồng cho phù
hợp với các vùng sinh thái khác nhau nhằm làm sao cho hệ sinh thái tự nhiên được duy
trì bền vững, và chất lượng cuộc sống tổng thể của các cộng đồng được nâng cao trong
hiện tại và tương lai. Lâm nghiệp cộng đồng góp phần vào phát triển bền vững về mặt
sinh thái có nghĩa là thích ứng giữa sự tăng trưởng kinh tế của cộng đồng với điều kiện
tự nhiên, vì nền kinh tế cộng đồng bền vững chỉ có thể thực hiện được trên nền tảng hệ
sinh thái ổn định. Như vậy để phát triển bền vững nguồn tài nguyên rừng và đất rừng,
thì việc xác định rõ trách nhiệm và nghĩa vụ các bên có liên quan rất quan trọng, trong
đó thay đổi nhận thức của các cộng đồng sống gần rừng trong bảo vệ nguồn tài ngun
là vơ cùng quan trọng (Dương Viết Tình, Trần Hữu Nghị, 2012).
Một trong những nội dung trọng tâm của Chương trình mục tiêu phát triển lâm
nghiệp bền vững giai đoạn 2016 - 2020 là nâng độ che phủ rừng lên 42%, tạo việc làm
và tăng thu nhập, góp phần xóa đói, giảm nghèo, cải thiện sinh kế cho người dân làm
nghề rừng. Thực tế đã cho thấy, ở những nơi nào rừng được quản lý và bảo vệ tốt với
sự tham gia mạnh mẽ của cộng đồng, nơi đó rừng sẽ mang lại những lợi ích thiết thực
cả về kinh tế và môi trường, và cải thiện đời sống cho người dân.
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.2.1. Sự thay đổi diện tích rừng ở Việt Nam
Rừng ở Việt Nam đã có sự thay đổi khơng ngừng trong lịch sử phát triển. Từ độ
che phủ rừng là 43% vào năm 1943, rừng đã trải qua quá trình thay đổi do bởi chiến
tranh, do áp lực lấy đất cho sản xuất nông nghiệp cho đến khai thác tài nguyên gỗ và
lâm sản ngoài gỗ (LSNG) phục vụ cho công cuộc tái thiết đất nước và nhu cầu kinh tế
của các cộng đồng địa phương, đã làm cho diện tích rừng tại Việt Nam suy giảm tới
27,8% năm cuối thập niên 80 của thế kỷ 20. Sau đó nhờ các nỗ lực trồng rừng và phát
triển rừng mà độ che phủ đã tăng lên 40,3% vào năm 2017 (Cục Lâm nghiệp, 2017).

Khác với các nước trong khối đang phát triển, Việt Nam là một trong số ít nước
có độ che phủ chung của rừng tăng lên, nhất là trong khoảng hơn 25 năm qua (kể từ
năm 1990 đến năm 2015) (Bảng 1.1):

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


14
Bảng 1.1. Sự thay đổi diện tích rừng của Việt Nam và một số nước trên thế giới, giai đoạn 1990-2015
Diện tích rừng (1000 ha)

Mức độ thay đổi hàng năm
1990-2000

Quốc gia

1990

2000

2005

2010

2015

1000

2000-2010
1000


%
ha/năm

2010-2015
1000

%
ha/năm

1990-2015
1000

%
ha/năm

%
ha/năm

Việt Nam

9363

11727

13077

14128

14773


236.4

2.3

240.1

1.9

129.0

0.9

216.4

1.8

Lào

17645

16526

16870

17816

18761

-111.9


-0.7

129.0

0.8

189.0

1.0

44.7

0.2

Cambodia

12944

11546

10731

10094

9457

-139.8

-1.1


-145.2

-1.3

-127.4

-1.3

-139.5

-1.2

Pakistan

2527

2116

1902

1687

1472

-41.1

-1.8

-42.9


-2.2

-43.0

-2.7

-42.2

-2.1

Zimbabwe

22164

18894

17259

15624

14062

-327.0

-1.6

-327.0

-1.9


-321.4

-2.1

-324.1

-1.8

Sudan

23570

21826

20954

20082

19210

-174.4

-0.8

-174.4

-0.8

-174.4


-0.9

-174.4

-0.8

1986.0

1.2

2361.0

1.3

1542.2

0.8

2047.2

1.1

Trung Quốc 157141 177001 193044 200610 2008321

(Nguồn: Global forest resources assessment 2015, FAO)

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma



15
Kết quả ở Bảng 1.1 cho thấy, diện tích có rừng ở Việt Nam tăng lên trong 25
năm qua là do sự tăng lên nhanh của diện tích rừng trồng và rừng tự nhiên mới phục
hồi. Trong khi đó, diện tích rừng tự nhiên bị suy giảm khá rõ cả về số lượng và chất
lượng (Hình 1.1).

Hình 1.1. Sự suy giảm diện tích rừng tự nhiên ở Việt Nam
(Nguồn: />1.2.2. Cơ sở thực tiễn và bài học kinh nghiệm về QLRCĐ của một số nước trên
thế giới và trong khu vực
Khi nói tới phát triển Lâm nghiệp hiện nay, người ta bàn nhiều tới Lâm nghiệp
xã hội hay Lâm nghiệp cộng đồng. Về phương diện khoa học, QLRCĐ chỉ mới được
nhận diện vào những năm đầu của thập kỷ 70, khi mà hạn hán ở châu Phi và lũ lụt ở
châu Á đã làm cho tài nguyên rừng bị suy giảm một cách nghiêm trọng. Nhiên liệu và
chất đốt cho các cộng đồng nơng thơn trở nên ngày càng khó khăn. Chính tại thời điểm
này các kinh nghiệm về QLRCĐ ở Ấn Độ (mơ hình lâm nghiệp xã hội), Hàn Quốc
(mơ hình vườn cây cấp thơn bản), Thái Lan (mơ hình rừng cấp thôn bản) và ở
Tanzania (trồng rừng cấp thôn bản) đã được các nhà khoa học trên thế giới đặc biệt
chú ý và chúng được coi như là một giải pháp nhằm phát triển rừng và giải quyết vấn
đề chất đốt ở nơng thơn (Văn phịng thực địa Si Ma Cai, 2006)
Nhiều ví dụ về hệ thống quản lý tài nguyên rừng bản địa hoặc được đề xướng
tại địa phương có thể tìm thấy ở Châu Á, những dạng hình QLRCĐ được tổng hợp
gồm: Quản lý rừng theo phương thức nương rẫy-bỏ hóa được tìm thấy nhiều ở Đơng
Nam Á; Quản lý rừng tại môi trường miền núi ở Nam Á như các hình thức quản lý
rừng cổ truyền ở Nêpan, các khu rừng cấm ở gần Mount Merapi của Inđônêxia hay ở

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


16
dãy núi Himachal Pradesh tại Ấn Độ...; Quản lý rừng trong môi trường bán khô hạn ở

Nam Á, người ta có thể thấy nhiều kiểu quản lý tài nguyên cộng đồng về rừng và cây
như kiểu quản lý đất Gauchar ở Gujurat của Ấn Độ; Quản lý rừng gắn với nguồn nước
thôn bản như rừng ở vùng Ifugao ở Philippin với việc cung cấp nước cho canh tác,
phương thức trồng rừng bên các bờ ao để hạn chế xói mịn tại nhiều vùng thấp ở Terai
ở Nêpan; và cuối cùng là quản lý các lùm cây thiêng và các hệ tương tự, nhiều xã hội ở
Ấn Độ, Philippin và Thái Lan, nhân dân địa phương theo cổ truyền vẫn bảo vệ những
đảm rừng nhỏ gọi là những "lùm cây thiêng" để có chổ ở cho các vị thành linh và linh
hồn của địa phương, hoặc các khu rừng cấm dưới sự giám sát của các tu viện, lăng
tẩm, nghĩa địa như được coi như tài sản chung của thôn bản..
Hiểu rõ hơn chúng ta đi vào tìm hiểu tình hình QLRCĐ một số quốc gia đại
diện như sau:
* Ấn Độ:
Trong những năm 1920, các nhà chức trách thuộc địa tại Ấn Độ đã thử đưa ra
các hệ thống quản lý rừng địa phương mới. Tại bang Uttar Pradesh, người ta đã thành
lập các "hội đồng rừng" địa phương đặc biệt (Van Panchayat) nhằm mục đích tạo ra
một lớp đệm giữa rừng của nhà nước và dân làng địa phương. Hội đồng này có quyền
đưa ra những nguyên tắc giải quyết các vấn đề sử dụng rừng chung của địa phương
dựa trên những luật lệ được chính phủ ban hành.
Sau đó với sự hỗ trợ của nhũng nhà tài trợ trong và ngồi nước, nhiều chính phủ
ở các bang của Ấn Độ đã bắt đầu xúc tiến các kế hoạch xây dựng lâm nghiệp xã hội
thông qua những kế hoạch quản lý tài nguyên RCĐ. Và Ấn Độ trở thành một trong
những nước đầu tiên thử nghiệm "Lâm nghiệp xã hội" trong những năm 1970, tuy
nhiên mục tiêu là không để cho cộng đồng kiểm soát quá lớn nguồn tài nguyên rừng.
Thay vào đó, Lâm nghiệp xã hội tập trung vào việc thiết lập rừng cho cộng đồng sử
dụng trên đất chưa có rừng để giải phóng những khu rừng hiện có cho khai thác
thương mại. Tuy nhiên với việc thử nghiệm lâm nghiệp xã hội khá sớm đã dẫn đến các
cuộc xung đột ngày càng tăng giữa các cơ quan lâm nghiệp và cộng đồng địa phương,
khiến chính phủ phải đưa ra một chính sách mới nhấn mạnh việc quản lý rừng cho bảo
tồn và nhu cầu của cộng đồng. Điều này dẫn đến sự ra đời của chương trình quản lý
rừng có sự tham gia (JFM), đây là chương trình nổi tiếng nhất trên tồn cầu được biết

đến với hệ thống quản lý rừng dựa trên sự chia sẽ trách nhiệm và lợi ích nhà nước và
cộng đồng địa phương.
Việc sửa đổi Hiến pháp 73 và đạo luật 1992 cũng có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng. Nó phân cấp những quyền hạn khác nhau liên quan đến việc thực thi những kế
hoạch phát triển kinh tế và công bằng xã hội cho các tổ chức, hoặc những hội đồng
làng, những tổ chức mà có chức năng ở huyện, khối hay ở thơn. Ở đây có hình thức

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


×