Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm tổ chức sản xuất và tiêu thụ của làng nghề rượu Kim Long tại huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.7 MB, 121 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM

HỒNG VĂN NHÂN

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ
CỦA LÀNG NGHỀ RƯỢU KIM LONG TẠI HUYỆN HẢI LĂNG,
TỈNH QUẢNG TRỊ

LUẬN VĂN THẠC SĨ NƠNG NGHIỆP
Chun ngành: Phát triển nơng thơn

HUẾ - 2019

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM

HỒNG VĂN NHÂN

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ
CỦA LÀNG NGHỀ RƯỢU KIM LONG TẠI HUYỆN HẢI LĂNG,
TỈNH QUẢNG TRỊ

LUẬN VĂN THẠC SĨ NƠNG NGHIỆP
Chun ngành: Phát triển nơng thơn
Mã số: 8620116

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


TS. TRƯƠNG QUANG HOÀNG

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN
PGS.TS. NGUYỄN VIẾT TUÂN

HUẾ - 2019

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


i

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi.
Các số liệu sử dụng phân tích trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo quy
định. Các kết quả nghiên cứu trong luận án do tơi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung
thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn. Các kết quả này chưa từng được công bố
trong bất kỳ nghiên cứu nào khác.
Người cam đoan

Hoàng Văn Nhân

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


ii

LỜI CẢM ƠN


Để hoàn thành đề tài tốt nghiệp này, tơi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình, sự
đóng góp ý kiến quý báu của nhiều tập thể và cá nhân.
Trước hết, tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc và chân thành đến thầy giáo
TS.Trương Quang Hoàng người đã trực tiếp hướng dẫn, quan tâm, chỉ bảo tận tình và
động viên tơi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn đến quý thầy cô giáo khoa Khuyến nơng và Phát triển
nơng thơn cùng tồn thể thầy cô giáo trường Đại học Nông Lâm Huế đã trang bị cho tơi
nhiều kiến thức bổ ích và quý giá trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại trường.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Hải Lăng,
Ủy ban nhân dân xã Hải Quế, Ban Điều hành làng nghề truyền thống rượu Kim Long
đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình điều tra, thu thập số liệu phục vụ cho việc
nghiên cứu thực tập và hoàn thành đề tài.
Mặc dù đã có sự cố gắng nhưng do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế nên
đề tài khơng tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Rất mong nhận được sự đóng góp ý
kiến của q thầy cơ giáo và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 6 năm 2019
Tác giả luận văn

Hoàng Văn Nhân

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


iii

TÓM TẮT
Đề tài “Nghiên cứu đặc điểm tổ chức sản xuất và tiêu thụ của làng nghề rượu
Kim Long tại huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị” được thực hiện nhằm tìm hiểu đặc
điểm tổ chức sản xuất; nghiên cứu tình hình tiêu thụ và đánh giá hiệu quả sản xuất của

làng nghề rượu Kim Long trên địa bàn huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị.
Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 01/2018 đến tháng 9/2018, phạm vi nghiên
cứu được thực hiện tại địa bàn huyện Hải Lăng, trong đó tập trung chủ yếu tại làng
nghề Kim Long thuộc xã Hải Quế, là nơi tập trung các hộ dân tham gia sản xuất rượu
Kim Long. Ngoài ra, nghiên cứu cũng được tiến hành tại Công ty, HTX, Đại lý sản
xuất, chế biến và kinh doanh rượu Kim Long trên địa bàn huyện Hải Lăng.
Đề tài sử dụng phương pháp điều tra phỏng vấn trực tiếp bằng bảng hỏi cấu
trúc, bán cấu trúc đối với các hộ sản xuất, BĐH làng nghề, HTX, Đại lý kinh doanh
rượu Kim Long. Ngồi ra cịn thực hiện phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm đối với các
bên liên quan nhằm nghiên cứu đặc điểm tổ chức sản xuất và tiêu thụ của làng nghề
rượu Kim Long.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, hiện nay có 300 hộ đang sản xuất rượu Kim Long,
01 Công ty chế biến, kinh doanh rượu các loại (trong đó có rượu Kim Long), 01 HTX
và 50 đại lý kinh doanh rượu Kim Long trên địa bàn huyện Hải Lăng. Đa phần các hộ
sản xuất nhỏ lẻ, theo phương pháp thủ công truyền thống “thủy thượng”. Nguồn thu từ
sản xuất rượu kết hợp với sử dụng sản phẩm phụ hèm rượu để chăn nuôi tạo ra thu
nhập chính cho hộ. Có thành lập Bộ máy quản lý làng nghề hoạt động theo chế độ
kiêm nhiệm, khơng thường xun, trình độ cán bộ thấp, độ tuổi trung bình cao, có uy
tín nhưng tiếp cận thị trường, tiến bộ khoa học kỹ thuật chậm. Các HTX, DN, Đại lý
chưa đủ khả năng để liên kết bao tiêu sản phẩm đầu ra cho các hộ sản xuất.
Các sản phẩm rượu Kim Long tiêu thụ qua nhiều kênh, trong đó kênh bán lẻ là
kênh tiêu thụ lớn nhất. Sản phẩm hiện nay vẫn chưa có thương hiệu và đăng ký bảo hộ
nhãn mác, hình thức tiêu thụ chủ yếu dựa theo đơn đặt hàng từng đợt, không thường
xuyên, đa số các hộ tự tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho mình. Hình thức liên kết chủ
yếu dựa trên sự quen biết, thỏa thuận ngầm và ít có hợp đồng chính thức nhưng hầu
hết tồn tại qua nhiều năm, rất bền chặt và thuận lợi.
Hoạt động sản xuất rượu Kim Long đã huy động được sự tham gia của các đối
tượng ngồi độ tuổi lao động, trong đó có người già và trẻ em thông qua việc làm bán
thời gian, làm giảm bớt gánh nặng cho gia đình và xã hội. Lực lượng lao động và việc
làm hàng năm có sự gia tăng đã góp phần giải quyết việc làm cho người nông dân,

nhất là khi chưa đến thời vụ, lúc nông nhàn.
Từ tổng kết lý luận, thực tiễn bản thân đã đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao
hiệu quả trong công tác tổ chức sản xuất, xây dựng thương hiệu sản phẩm và tạo các mối
liên kết bền vững, hiệu quả trong tiêu thụ sản phẩm của làng nghề rượu Kim Long.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


iv

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii
TÓM TẮT ................................................................................................................. iii
MỤC LỤC .................................................................................................................. iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ vii
DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ .................................................. ix
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
1. ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................................... 1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU..................................................................................... 1
2.1. Mục tiêu chung ..................................................................................................... 1
2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................... 2
3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ............................................................... 2
3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................................. 2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn................................................................................................... 2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................... 3
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................................................ 3
1.1.1. Làng nghề .......................................................................................................... 3

1.1.2. Tổ chức sản xuất làng nghề ................................................................................ 7
1.1.3. Tiêu thụ sản phẩm và vai trò của tiêu thụ sản phẩm.......................................... 11
1.1.4. Liên kết, hợp tác trong sản xuất và trong tiêu thụ sản phẩm ............................. 13
1.1.5. Hiệu quả của sản xuất ...................................................................................... 14
1.1.6. Tổng quan về sản phẩm rượu ........................................................................... 16
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................................... 19
1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm rượu trên thế giới............................... 19
1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ của các làng nghề rượu ở Việt Nam .................. 21

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


v
1.2.3. Kinh nghiệm tổ chức sản xuất và tiêu thụ của các làng nghề sản xuất rượu ở nước
ta................................................................................................................................ 24
1.2.4. Tình hình sản xuất và tiêu thụ của các làng nghề rượu ở tỉnh Quảng Trị........... 27
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................. 30
2.1. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ..................................................... 30
2.1.1. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 30
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................... 30
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................................... 30
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................... 30
2.3.1. Chọn điểm nghiên cứu ..................................................................................... 30
2.3.2. Chọn mẫu nghiên cứu ...................................................................................... 30
2.3.3. Phương pháp thu thập thông tin........................................................................ 31
2.3.4. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu ................................................................ 32
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................... 33
3.1. ĐẶC ĐIỂM VÙNG NGHIÊN CỨU ................................................................... 33
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Hải Lăng.................................... 33
3.1.2. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Hải Quế.......................................... 39

3.2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ RƯỢU KIM LONG .. 43
3.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển ....................................................................... 43
3.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hiện nay ............................................................ 44
3.3. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC SẢN XUẤT RƯỢU KIM LONG .................................. 45
3.3.1. Đặc điểm hộ tham gia sản xuất rượu Kim Long ............................................... 45
3.3.2. Quy trình sản xuất rượu Kim Long của hộ ....................................................... 47
3.3.3. Cách thức tổ chức sản xuất rượu Kim Long ..................................................... 49
3.4. TÌNH HÌNH TIÊU THỤ RƯỢU KIM LONG..................................................... 53
3.4.1. Kênh phân phối và hình thức tiêu thụ ............................................................... 53
3.4.2. Sản lượng tiêu thụ rượu Kim Long qua các kênh.............................................. 58
3.4.3. Liên kết hợp tác trong tiêu thụ rượu Kim Long ................................................ 61
3.4.4. Xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm .................................................. 64

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


vi
3.5. HIỆU QUẢ SẢN XUẤT RƯỢU KIM LONG .................................................... 65
3.5.1. Hiệu quả của bộ máy quản lý sản xuất ............................................................. 65
3.5.2. Hiệu quả hoạt động quản lý sản xuất của làng nghề rượu Kim Long ................ 68
3.5.3. Hiệu quả trong hợp tác liên kết sản xuất rượu Kim Long ................................. 69
3.5.4. Hiệu quả của hoạt động sản xuất rượu Kim Long ............................................. 71
3.5.5. Tác động xã hội của sản xuất rượu Kim Long .................................................. 76
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................... 78
1. KẾT LUẬN ........................................................................................................... 78
2. KIẾN NGHỊ........................................................................................................... 79
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 84

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma



vii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BĐH

Ban điều hành

CNH-HĐH

Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

CPTPP

Hiệp định Đối tác Tồn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương
(Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific
Partnership)

DN

Doanh nghiệp

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)

HQKT

Hiệu quả kinh tế


HTX

Hợp tác xã sản xuất kinh doanh dịch vụ nông nghiệp

KT-XH

Kinh tế xã hội

NTTS

Nuôi trồng thủy sản
Mỗi xã một sản phẩm

OCOP
(One commune one product)
TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TTSP

Tiêu thụ sản phẩm

UBND

Ủy ban nhân dân
Tổ chức y tế thế giới

WHO

(World Health Organization)

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


viii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1. Tình hình dân số và lao động của huyện Hải Lăng giai đoạn 2015 - 2017 .. 35
Bảng 3.2. Cơ cấu giá trị sản xuất của huyện Hải Lăng giai đoạn 2015 - 2017 ............ 37
Bảng 3.3. Quy mô, số lượng các cơ sở làng nghề trên địa bàn huyện Hải Lăng giai
đoạn 2015 - 2017 ....................................................................................................... 38
Bảng 3.4. Hiện trạng sử dụng đất xã Hải Quế ............................................................ 40
Bảng 3.5. Kinh tế, dân số và lao động xã Hải Quế ..................................................... 41
Bảng 3.6. Đặc điểm nhân lực của hộ sản xuất rượu Kim Long ................................... 45
Bảng 3.7. Hoạt động tổ chức sản xuất và quản lý của làng nghề rượu Kim Long ....... 52
Bảng 3.8. Sản lượng sản xuất rượu Kim Long giai đoạn 2013-2017 .......................... 58
Bảng 3.9. Sản lượng rượu tiêu thụ qua các kênh ........................................................ 60
Bảng 3.10. Sản lượng sản phẩm rượu Kim Long tiêu thụ qua các kênh ...................... 61
Bảng 3.11. Hình thức liên kết hợp tác tiêu thụ rượu Kim Long .................................. 62
Bảng 3.12. Đánh giá về hệ thống tổ chức của làng nghề rượu Kim Long ................... 66
Bảng 3.13. Đánh giá về tổ chức thực hiện của làng nghề rượu Kim Long .................. 68
Bảng 3.14. Đánh giá về tính bền vững và lợi ích của các liên kết hợp tác trong sản xuất
và tiêu thụ rượu Kim Long......................................................................................... 70
Bảng 3.15. Đánh giá hiệu quả kinh tế......................................................................... 74
Bảng 3.16. Thay đổi việc làm từ hoạt động sản xuất rượu Kim Long ......................... 76

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma



ix

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Hải Lăng ............................................................ 33

Biểu đồ 1.1. Phân loại các làng nghề Việt Nam theo loại hình sản xuất........................ 6
Biểu đồ 1.2. Sản lượng sản xuất rượu Việt Nam ........................................................ 21
Biểu đồ 1.3. Phân bố nghề, làng nghề theo địa bàn tỉnh Quảng Trị ............................ 27
Biểu đồ 3.1. Cơ cấu nguồn thu nhập của hộ ............................................................... 47
Biểu đồ 3.2. Biến động giá bán rượu của hộ gia đình giai đoạn 2013-2017 ................ 59

Sơ đồ 1.1. Sơ đồ về các làng nghề................................................................................ 6
Sơ đồ 1.2. Kênh tiêu thụ trực tiếp............................................................................... 12
Sơ đồ 1.3. Kênh tiêu thụ gián tiếp .............................................................................. 12
Sơ đồ 3.1. Quy trình sản xuất rượu Kim Long ........................................................... 48
Sơ đồ 3.2. Cơ cấu tổ chức quản lý làng nghề rượu Kim Long .................................... 50
Sơ đồ 3.3. Các kênh tiêu thụ rượu Kim Long ............................................................. 54
Sơ đồ 3.4. Kênh tiêu thụ rượu Kim Long trực tiếp ..................................................... 54
Sơ đồ 3.5. Kênh tiêu thụ rượu Kim Long qua quán nhậu, quán ăn.............................. 55
Sơ đồ 3.6. Kênh tiêu thụ rượu Kim Long qua tư thương ............................................ 55
Sơ đồ 3.7. Kênh tiêu thụ rượu Kim Long qua DN, HTX và Đại lý ............................. 56

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


1

MỞ ĐẦU

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là một đất nước có nhiều ngành nghề truyền thống gắn liền với lịch
sử dân tộc, ngành nghề truyền thống đóng vai trị quan trọng trong giữ gìn, phát huy
nét đẹp văn hóa của dân tộc, phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Ngày nay, xã hội
phát triển kéo theo nhu cầu con người ngày càng tăng cao, các sản phẩm ngành nghề
truyền thống tạo ra đang dần hướng đến ứng dụng cơng nghệ, chất lượng, năng suất,
an tồn thực phẩm do đó ngành nghề truyền thống có xu hướng phát triển theo hướng
liên kết, hợp tác sản xuất để đảm bảo đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Ngành nghề truyền thống có vai trị quan trọng trong việc giải quyết việc làm,
tăng thu nhập cho người lao động ở nông thơn, góp phần xóa đói giảm nghèo. Phát triển
ngành nghề truyền thống đồng nghĩa với việc sẽ tạo thêm việc làm cho lao động lúc
nhàn rỗi, lao động phụ như người già, trẻ em, người khuyết tật… Góp phần chuyển dịch
cơ cấu kinh tế ở nông thôn thúc đẩy quá trình đơ thị hóa và xây dựng nơng thơn mới.
Rượu Kim Long là một trong những sản phẩm làng nghề truyền thống đang
phát triển tại huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Được hình thành từ thời kỳ Pháp thuộc,
đến nay làng nghề truyền thống sản xuất rượu Kim Long đã có 300 hộ sản xuất, sản
lượng rượu bình qn hàng năm 422.000 lít, là sản phẩm chất lượng, uy tín và được
nhiều người dân tin dùng. Việc sản xuất sản phẩm truyền thống rượu Kim Long đã tạo
thêm nhiều cơ hội việc làm, tăng thêm thu nhập cho người nông dân góp phần phát
triển kinh tế xã hội của địa phương, bảo tồn nét đẹp văn hóa quê hương.
Tuy nhiên, việc tiêu thụ sản phẩm trên thị trường thời gian gần đây gặp rất
nhiều khó khăn do có ngày càng nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh rượu cạnh tranh khốc
liệt trên thị trường, bên cạnh đó là cơng tác tổ chức sản xuất chưa được nghiên cứu,
tìm hiểu thấu đáo để có giải pháp khắc phục. Mặc dù vậy vẫn chưa có đề tài khoa học
nào nghiên cứu sản phẩm truyền thống rượu Kim Long, xuất phát từ thực tế đó tơi đã
chọn đề tài “Nghiên cứu đặc điểm tổ chức sản xuất và tiêu thụ của làng nghề rượu
Kim Long tại huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu đặc điểm tổ chức sản xuất và tiêu thụ của làng nghề rượu Kim Long

tại huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


2
2.2. Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về tổ chức sản xuất và tiêu thụ
sản phẩm của các làng nghề truyền thống.
Tìm hiểu đặc điểm tổ chức sản xuất làng nghề rượu Kim Long tại huyện Hải
Lăng, tỉnh Quảng Trị.
Nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm rượu Kim Long tại huyện Hải Lăng,
tỉnh Quảng Trị.
Đánh giá hiệu quả sản xuất của làng nghề rượu Kim Long tại huyện Hải Lăng,
tỉnh Quảng Trị.
3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
3.1. Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu góp phần hệ thống hóa, bổ sung và làm sáng tỏ những vấn đề lý
luận về đặc điểm tổ chức sản xuất, tiêu thụ, hiệu quả sản xuất. Qua đó cho thấy được
vai trị quan trọng, tính tất yếu của tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và các cách tiếp
cận để cạnh tranh, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững trong xu thế tồn
cầu hóa.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu cho thấy những đặc điểm tổ chức sản xuất, tình hình tiêu thụ và
hiệu quả sản xuất rượu Kim Long của các hộ trong làng nghề rượu Kim Long và có
những phân tích chi tiết. Kết quả này làm căn cứ cho việc kiến nghị, đề xuất đối với
chính quyền các cấp ở địa phương, Ban Điều hành làng nghề rượu Kim Long, HTX
Kim Long và các hộ sản xuất rượu Kim Long để có kế hoạch, giải pháp can thiệp giúp
nâng cao hiệu quả và phát huy thế mạnh của sản phẩm truyền thống này.


PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


3

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1. Làng nghề
1.1.1.1. Một số khái niệm
Làng là một tổ chức ở nông thôn nước ta, là sản phẩm tự nhiên phát sinh từ quá
trình định cư và cộng cư của con người, ở đó họ sống, làm việc, quan hệ, vui chơi, thể
hiện mối ứng xử văn hoá với thiên nhiên, xã hội và bản thân họ [6].
Nghề trước tiên được hiểu là nghề thủ công như nghề dệt vải, nghề đúc đồng,
nghề khảm trai, nghề gốm sứ,... Lúc đầu nghề chỉ làm phụ trong các gia đình ở nơng
thơn, chủ yếu lúc nơng nhàn. Nhưng dần dần số người làm nghề thủ công càng nhiều,
tách rời khỏi nơng nghiệp và họ sinh sống chính bằng thu nhập từ nghề đó ngay tại
làng q. Ngày nay ngồi nghề thủ công trên, các hoạt động cung ứng dịch vụ ở nông
thôn cũng được xếp vào nghề và người ta gọi chung là ngành nghề phi nông nghiệp.
Ngành nghề phi nông nghiệp được mở rộng, bao gồm các hoạt động kinh tế phi nông
nghiệp như: Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các dịch vụ phục vụ sản xuất và đời
sống... Ngành nghề phi nơng nghiệp cịn được gọi là ngành nghề nông thôn. “Ngành
nghề nông thôn là những hoạt động kinh tế phi nông nghiệp, bao gồm công nghiệp, thủ
công nghiệp và các hoạt động dịch vụ phục vụ cho sản xuất và đời sống” [6].
Theo Trần Quốc Vượng (1999), “Làng nghề là một làng tuy vẫn còn trồng trọt
theo lối tiểu nơng và chăn ni nhưng cũng có một số nghề phụ khác như đan lát, gốm
sứ, làm tương... song đã nổi trội một nghề cổ truyền, tinh xảo với một tầng lớp thợ thủ
công chuyên nghiệp hay bán chuyên nghiệp, có phường (cơ cấu tổ chức), có ông trùm,
ông cả,... cùng một số thợ và phó nhỏ, đã chun tâm, có quy trình cơng nghệ nhất
định “sinh ư nghệ, tử ư nghệ”, “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”, sống chủ yếu được

bằng nghề đó và sản xuất ra những mặt hàng thủ công, những mặt hàng này đã có tính
mỹ nghệ, đã trở thành sản phẩm hàng và có quan hệ tiếp thị với một thị trường là vùng
rộng xung quanh và với thị trường đô thị và tiến tới mở rộng ra cả nước rồi có thể xuất
khẩu ra cả nước ngoài”.
Khái niệm làng nghề theo Thông tư 116/2006/TT- BNN của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn: “Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thơn, ấp, bản,
làng, bn, phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, thị trấn có
các hoạt động ngành nghề nơng thơn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác
nhau” [7].
Khái niệm làng nghề và làng nghề truyền thống theo Nghị định số 52/2018/NĐCP ngày 12/4/2018 của Chính phủ: “Nghề truyền thống là nghề đã được hình thành từ

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


4
lâu đời, tạo ra những sản phẩm độc đáo, có tính riêng biệt, được lưu truyền và phát
triển đến ngày nay hoặc có nguy cơ bị mai một, thất truyền. Làng nghề là một hoặc
nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, bn, phum, sóc hoặc các điểm dân cư
tương tự tham gia hoạt động ngành nghề nông thôn. Làng nghề truyền thống là làng
nghề có nghề truyền thống được hình thành từ lâu đời”.
1.1.1.2. Vai trị của làng nghề
Làng nghề góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, hạn chế di
dân tự do: Sản xuất của làng nghề chủ yếu bằng phương pháp thủ công, khơng địi hỏi
cao về chun mơn kỹ thuật, nghiệp vụ hay trình độ ngoại ngữ. Do đó phát triển làng
nghề tạo việc làm cho nhiều lao động. Trước hết là trong gia đình, trong làng xã, ngồi
ra cịn thu hút được nhiều lao động từ các địa phương khác. Mặc khác, làng nghề phát
triển sẽ hình thành các nghề khác, các hoạt động dịch vụ liên quan, tạo thêm nhiều
việc làm mới, thu hút thêm nhiều lao động. Điều này khơng chỉ có ý nghĩa về mặt kinh
tế mà cịn có ý nghĩa về mặt xã hội, an ninh trật tự, bởi vì hạn chế được vấn đề di dân
từ vùng này sang vùng khác, từ nông thôn ra thành thị [1].

Thu hút vốn nhàn rỗi, tận dụng nguồn lực trong nhân dân: Việt Nam là quốc
gia chủ yếu sản xuất nông nghiệp nhưng ngày nay đất đai đô thị hóa nên ruộng đất bị
giảm, nơng nghiệp chủ yếu là theo thời vụ. Nên lực lượng lao động nhàn rỗi tăng
nhanh. Chính vì vậy, nghành nghề phi nơng nghiệp dần dần phát triển, thu hút nguồn
lao động nhàn rỗi rất mạnh. Ngành nghề phi nơng nghiệp đa phần khơng địi hỏi vốn
đầu tư lớn; bởi rất nhiều nghề chỉ cần một số công cụ thủ công, thô sơ do người thợ
thủ công tự sản xuất được hoặc đặt mua với số vốn nhỏ. Hơn nữa đặc điểm sản xuất
trong các làng nghề là quy mô nhỏ, cơ cấu vốn và lao động ít nên rất phù hợp với khả
năng huy động vốn và các nguồn lực vật chất của các gia đình ở nơng thơn. Với mức
đầu tư khơng lớn, đây là lợi thế để các làng nghề có thể huy động các loại vốn nhàn rỗi
trong dân vào hoạt động sản xuất kinh doanh, giúp tăng thu nhập cho người lao động.
Phát triển làng nghề là góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp nông thôn theo hướng CNH-HĐH: Phát triển làng nghề tạo điều kiện rút ngắn
khoảng cách kinh tế giữa nông thôn và thành thị. Làng nghề phát triển đã tạo cơ hội
cho hoạt động dịch vụ ở nông thôn mở rộng quy mô và địa bàn hoạt động, thu hút
nhiều lao động, khác với sản xuất nông nghiệp, sản xuất trong các làng nghề là một
q trình liên tục, địi hỏi một sự thường xuyên cung ứng dịch vụ vật liệu và tiêu thụ
sản phẩm. Do đó dịch vụ nơng thơn phát triển mạnh mẽ với nhiều hình thức đa dạng
phong phú, đem lại thu nhập cao cho người lao động. Sự phát triển này đã làm thay đổi
cơ cấu kinh tế nông thơn, từ đó đã tạo ra nền kinh tế đa dạng ở nông thôn.
Làng nghề thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng, thay đổi bộ mặt nông thôn: Làng
nghề phát triển có nhu cầu xây dựng nhà xưởng, đường sá, hệ thống cấp điện, nước,

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


5
bưu điện… Ngược lại làng nghề phát triển, người dân có thu nhập cao, có điều kiện
đóng góp để xây dựng cơ sở hạ tầng, đồng thời người dân có nhu cầu và điều kiện trao
đổi hàng hoá, mua sắm các tiện nghi sinh hoạt, xây dựng nhà cửa và do đó hình thành

trung tâm giao lưu bn bán. Những trung tâm này ngày càng đựơc mở rộng và phát
triển, tạo nên một sự đổi mới trong nông thôn.
Làng nghề truyền thống có vai trị quan trọng trong việc bảo tồn, kế thừa và
phát huy bản sắc văn hoá dân tộc: Sản phẩm của mỗi một làng nghề mang những nét,
những sắc thái độc đáo của dân tộc. Những giá trị văn hóa của dân tộc thể hiện tư duy
của người Việt, phong tục tập quán đặc sắc, truyền thống dân tộc, phong cách sống...
đều được thể hiện qua nét vẽ, hình mẫu, cách trang trí và cấu trúc của sản phẩm. Điều
đó chỉ có được ở nghề truyền thống mới lột tả hết giá trị nhân văn, giá trị văn hóa.
Những sản phẩm thủ cơng đều chứa đựng tình cảm, lòng yêu thiên nhiên đất nước qua
bàn tay tài hoa của con người. Đây cũng chính là ưu thế của các sản phẩm truyền
thống của người Việt khi mở rộng giao lưu trên thị trường quốc tế và mở rộng quan hệ
văn hóa, nghệ thuật với các nước trên thế giới. Vì thế chúng ta cần gìn giữ và khơng
ngừng phát triển những văn hố tốt đẹp ẩn chứa trong các sản phẩm này.
Làng nghề góp phần phát triển du lịch: Giữa du lịch làng nghề và làng nghề
truyền thống có mối quan hệ chặt chẽ hữu cơ tác động qua lại với nhau. Phát triển du
lịch tại các làng nghề là một giải pháp hữu hiệu để phát triển kinh tế - xã hội ở làng nghề
nói chung theo hướng tích cực và bền vững. Ngược lại các làng nghề cũng tạo nên sức
hấp dẫn mới lạ thu hút du khách và có những tác động mạnh mẽ trở lại đối với du lịch
trong một mục tiêu phát triển chung. Làng nghề là nơi bảo lưu những tinh hoa nghệ
thuật, kỹ thuật sản xuất từ đời này sang đời khác đúc kết ở những nghệ nhân tài hoa.
1.1.1.3. Phân loại làng nghề
- Theo thời gian hình thành, hoạt động:
Làng nghề truyền thống: Là những làng nghề xuất hiện từ lâu, được truyền qua
nhiều thế hệ và còn tồn tại cho đến ngày nay.
Làng nghề mới: Là làng nghề xuất hiện trong những năm gần đây. Những làng
nghề hình thành do sự lan tỏa của làng nghề truyền thống hoặc được du nhập từ các
địa phương khác. Một số làng nghề ra đời từ chủ trương chính sách của địa phương để
tạo việc làm cho người lao động.
- Theo ngành nghề:
Làng nghề được chia thành các loại làng nghề với những nghề cụ thể.


PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


6
Sơ đồ về các làng nghề

Làng
nghề
chế
biến
lương
thực,
thực
phẩm

Làng
nghề
thủ
công
mỹ
nghệ

Làng
nghề
công
nghiệp
tiêu
dùng


Làng
nghề
sản
xuất
vật
liệu
xây
dựng

Làng
nghề
buôn
bán,
dịch
vụ

Sơ đồ 1.1. Sơ đồ về các làng nghề
- Theo quy mô làng nghề:
Làng nghề quy mô lớn, lan tỏa liên kết nhiều thôn/làng làm cùng một nghề hoặc
cùng một không gian địa lý lãnh thổ, tạo thành vùng nghề hoặc xã nghề; ở đó các làng
nghề có quy mơ lao động phi nơng nghiệp rất lớn, không chỉ với lực lượng lao động tại
chỗ mà còn thu hút lao động ở các làng khác đến làm thuê.
Làng nghề quy mô nhỏ, là trong phạm vi một làng theo hành chính địa phương.
Ở các làng nghề này thường hoạt động kinh doanh một ngành nghề phi nơng nghiệp,
được truyền trong phạm vi dịng tộc.
- Theo tính chất hoạt động sản xuất kinh doanh của các làng nghề:
Các làng nghề vừa sản xuất nông nghiệp vừa kinh doanh các ngành nghề phi
nông nghiệp
Các làng nghề thủ công nghiệp chuyên nghiệp
Các làng nghề sản xuất hàng xuất khẩu [1].


Biểu đồ 1.1. Phân loại các làng nghề Việt Nam theo loại hình sản xuất
(Nguồn: Nghiên cứu về các làng nghề ở Việt Nam)

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


7
A: Vật liệu xây dựng và khai thác đá
B: Thủ công mĩ nghệ
C: Tái chế phế liệu
D: Công nghệ thực phẩm, chăn nuôi, giết mổ
E: Dệt nhuộm, ươm tơ, thuộc da
F: Các nghề khác
1.1.2. Tổ chức sản xuất làng nghề
1.1.2.1. Tổ chức sản xuất
- Sản xuất:
Theo Tác giả Trương Hạnh Ly (2005), Sản xuất là quá trình biến đổi những yếu
tố đầu vào thành đầu ra. Mục đích của quá trình chuyển hóa này là tạo giá trị gia tăng
để cung cấp cho khách hàng. Đầu vào của quá trình chuyển đổi bao gồm nguồn nhân
lực, vốn, kỹ thuật, nguyên vật liệu, đất, năng lượng, thông tin… Đầu ra của quá trình
chuyển đổi là sản phẩm, dịch vụ, tiền lương, những ảnh hưởng đối với môi trường.
Tác giả Nguyễn Văn Ngọc (2006), Sản xuất là hoạt động kết hợp các đầu vào
nhân tố như lao động, tư bản , đất đai (đầu vào cơ bản) hoặc nguyên liệu để tạo ra hàng
hóa và dịch vụ.
- Q trình sản xuất:
Q trình sản xuất là hoạt động có ích của con người trên cơ sở sử dụng có
hiệu quả đất đai, vốn, thiết bị máy móc, các phương pháp quản lý và công cụ lao
động khác tác động lên các yếu tố như nguyên vật liệu, bán thành phẩm (đối tượng
lao động) và biến các yếu tố đầu vào thành sản phẩm hoặc dịch vụ phù hợp với nhu

cầu của xã hội [14].
Loại hình sản xuất là đặc tính tổ chức kỹ thuật tổng hợp nhất của sản xuất được
quy định chủ yếu bởi trình độ chun mơn hóa của nơi làm việc, số chủng loại và tính
ổn định của đối tượng chế biến nơi làm việc. Thực chất, loại hình sản xuất là dấu hiệu
biểu hiện trình độ chun mơn hóa của nơi làm việc.
- Tổ chức sản xuất:
Tổ chức là việc làm cho một vấn đề kinh tế xã hội nào đó trở thành một chỉnh
thể có một cấu tạo, một cấu trúc và có những chức năng nhất định, là việc làm cho vấn
đề quan tâm trở nên có nề nếp để tiến hành các hoạt động nào đó có hiệu quả nhất.
Tổ chức sản xuất theo Nguyễn Thượng Chính là các phương pháp, các thủ thuật
kết hợp các yếu tố của quá trình sản xuất một cách hiệu quả. Tuy nhiên, thực tế có thể

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


8
nhìn nhận tổ chức sản xuất trên các góc độ khác nhau mà hình thành những nội dung
tổ chức sản xuất cụ thể. Nếu coi tổ chức sản xuất như một trạng thái thì đó chính là các
phương pháp, các thủ thuật nhằm hình thành các bộ phận sản xuất có mối quan hệ chặt
chẽ với nhau và phân bố chúng một cách hợp lý về mặt không gian. Tổ chức sản xuất
cịn có thể xem xét như là một q trình thì đó chính là các biện pháp, các phương
pháp, các thủ thuật để quy trì mối liên hệ và phối hợp hoạt động của các bộ phận sản
xuất theo thời gian một cách hợp lý.
Tổ chức sản xuất là sự bố trí các cơng đoạn các khâu trong cả dây chuyền nhằm
thực hiện chu trình kinh doanh từ “đầu vào” đến “đầu ra”. Mục tiêu của tổ chức sản
xuất là sự bố trí các cơng đoạn, các khâu nhằm tạo ra năng suất, chất lượng cao hơn,
nhịp độ sản xuất nhanh hơn, tận dụng và huy động tối đa các nguồn lực vật chất vào
sản xuất, giảm chi phí sản xuất một đơn vị đầu ra tới mức thấp nhất, rút ngắn thời gian
sản xuất sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ. Do đó quyết định lựa chọn tổ chức sản xuất
theo dây chuyền, tổ chức sản xuất theo nhóm hay tổ chức sản xuất đơn chiếc là tùy

thuộc vào quy mô sản xuất, chủng loại hay kết cấu sản phẩm của doanh nghiệp
(Khotailieu.com).
Tổ chức sản xuất bao gồm: Hình thành cơ cấu sản xuất hợp lý; xác định loại
hình sản xuất cho các nơi làm việc bộ phận sản xuất một cách hợp lý, trên cơ sở đó
xây dựng các bộ phận sản xuất; bố trí sản xuất nội bộ xí nghiệp. Ngồi ra, nội dung tổ
chức sản xuất bao gồm: Lựa chọn phương pháp tổ chức quá trình sản xuất; nghiên cứu
chu kỳ sản xuất tìm cách rút ngắn chu kỳ sản xuất; lập kế hoạch tiến độ sản xuất và tổ
chức công tác điều độ sản xuất (Khotailieu.com).
1.1.2.2. Hình thức tổ chức sản xuất làng nghề
- Hộ gia đình:
Là mơ hình sản xuất truyền thống chiếm hơn 90% các mơ hình tổ chức sản xuất
kinh doanh trong các làng nghề hiện nay. Hộ gia đình là mơ hình sản xuất đặc biệt
trong đó lao động là các thành viên trong gia đình, chỉ khi thời vụ hoặc khi chạy hàng
có thể thuê thêm lao động. Mọi thành viên trong gia đình đều có thể tham gia, tùy theo
độ tuổi, trình độ tay nghề để làm cơng việc phù hợp, nhưng bao giờ cũng có ít nhất 1
hoặc 2 người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật, quản lý, giao dịch,… Vì vậy nên mơ
hình sản xuất hộ gia đình là quy mơ nhỏ [22].
Là mơ hình sản xuất phù hợp nhất với các cơ sở vật chất làng nghề hiện nay,
nên đã phát huy được nhiều ưu điểm trong sản xuất kinh doanh: Tận dụng, tranh thủ
mọi thời gian lao động; linh hoạt trong sản xuất kinh doanh; hiệu quả kinh tế được
hạch toán cụ thể, kịp thời, kích thích sản xuất nhanh nhất và có sự phù hợp giữa quy
mơ, năng lực sản xuất với trình độ quản lý [22].

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


9
Tuy nhiên, các chủ hộ khơng có kiến thức về quản lý kinh tế, khó tiếp cận và
chậm ứng dụng khoa học công nghệ, năng lực sản xuất hạn chế. Một ưu điểm và cũng
là nhược điểm mọi độ tuổi đều có thể tham gia lao động tạo ra thu nhập cho gia đình

nên hiện tượng bỏ học sớm để làm kinh tế là phổ biến ở một số làng nghề [22].
- Tổ sản xuất:
Xuất hiện do các chủ thể kinh tế độc lập liên kết lại nhằm nâng cao hiệu quả
kinh tế, thoả mãn lợi ích kinh tế chung. Các đơn vị kinh tế độc lập mà chủ yếu là hộ
gia đình ký được hợp đồng sản xuất lớn mà không thể đảm nhiệm được do hạn chế về
vốn, lao động, thời gian thanh lý hợp đồng. Từ thực trạng này đã xuất hiện sự liên kết,
hợp tác giữa các hộ gia đình để cùng sản xuất, cùng chia sẻ những khó khăn và lợi ích
giữa các bên và thông thường sự hợp tác này được thông qua thỏa thuận bằng miệng
giữa các gia đình.
Hình thức của hợp tác này rất đa dạng do điều kiện cụ thể quyết định và như
vậy bên cạnh hình thức sản xuất hộ gia đình đã tự phát làm nảy sinh hình thức tổ chức
sản xuất [22].
- Hợp tác xã:
Trước giai đoạn đổi mới, các hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp là mơ hình sản xuất
quan trọng nhất trong các làng nghề. Các hợp tác xã tiểu thủ cơng nghiệp có cơ sở vật
chất đầy đủ như nhà xưởng, kho chứa sản phẩm, nguyên liệu, văn phòng, cửa hàng,…
được thực hiện dựa trên nguyên tắc phân phối theo lao động bằng cách chấm công. Sau
những năm 80 của thế kỷ XX, cơ chế tập trung quan liêu bao cấp đã bộ lộ những hạn
chế, bất cập, xã viên khơng cịn động lực kinh tế, các hợp tác xã sản xuất trì trệ, trở
thành nhân tốt kìm hãm sự phát triển của làng nghề. Ra khỏi hợp tác xã, xã viên trở
thành người tự chủ trong sản xuất kinh doanh trong mơ hình sản xuất hộ gia đình.
Nguyên tắc cơ bản của hợp tác xã là sự tự nguyện tham gia của các chủ thể kinh
tế độc lập tự chủ, đóng góp vốn theo điều lệ hợp tác xã và được chia lãi theo cổ phần.
Vốn đóng góp có thể là hiện vật hoặc tiền, nếu là hiện vật sẽ quy đổi theo giá cả thị
trường lúc đó và hình thức phân phối theo lao động và vốn cổ phần. Hợp tác xã đã kết
hợp được lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể và có đủ tư cách pháp nhân để giao dịch về
xuất nhập khẩu [22].
- Công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân,Cơng ty cổ phần đầu tư:
Đây là hình thức mới xuất hiện ở làng nghề truyền thống và phát triển sau khi
luật doanh nghiệp ra đời được xuất hiện từ những chủ thể kinh tế có vốn dồi dào và

năng động trong cơ chế thị trường. Mặc dù mới xuất hiện và chiếm tỷ trọng nhỏ,
nhưng các mô hình kinh tế này đã khẳng định được vai trị của mình trong xu thế hội
nhập của các làng nghề truyền thống [22].

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


10
1.1.2.3. Đặc điểm cơ bản của tổ chức sản xuất làng nghề
- Điều kiện sản xuất kinh doanh gắn bó với hộ gia đình nơng thơn và ngành
nơng nghiệp:
Nghề thủ công truyền thống bắt đầu từ nông nghiệp và gắn liền với sự phân
công lao động ở nông thôn nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt tự cung tự cấp của người
nông dân và chủ yếu phục vụ nông nghiệp. Nông thôn là nguồn cung cấp nguyên
liệu, nguồn nhân lực, nguồn vốn chủ yếu và là thị trường tiêu thụ rộng lớn.
Lao động trong các làng nghề chủ yếu là nghề nông, địa điểm sản xuất nghề thủ
công truyền thống là tại gia đình họ. Họ tự quản lý, phân công lao động, thời gian cho phù
hợp giữa việc sản xuất nông nghiệp lúc mùa vụ với nghề thủ công lúc nông nhàn [1].
- Về sản phẩm:
Sản phẩm của làng nghề nhằm phục vụ đời sống sinh hoạt và sản xuất. Nó là
các vật dụng hàng ngày, có thể là những sản phẩm vừa có giá trị sử dụng, vừa có giá
trị thẩm mỹ hoặc chỉ là vật để dụng trang trí ở nhà, cơng sở, nơi tơn nghiêm như đình
chùa. Các sản phẩm của làng nghề mang tính chủ quan sang tạo, hồn tồn phụ thuộc
vào trình độ và bàn tay khéo léo của người thợ. Dưới bàn tay tài hoa của người thợ thủ
công, một số sản phẩm thủ công mỹ nghệ đạt độ tinh xảo điêu luyện, có giá trị nghệ
thuật cao.
Do đặc điểm sản xuất kinh doanh nên sản phẩm của làng nghề in đậm dấu ấn
người thợ nên khó sản xuất đại trà, mà chỉ sản xuất đơn chiếc. Nhược điểm này làm cho
làng nghề khó đáp ứng đơn đặt hàng lớn do chất lượng sản phẩm không đồng đều [1].
- Kỹ thuật công nghệ:

Kỹ thuật sản xuất đặc trưng trong làng nghề là công cụ thủ cơng, phương pháp
cơng nghệ mang tính cổ truyền do lịch sử để lại và do chính người lao động trong làng
nghề tạo ra. Kỹ thuật đặc biệt nhất của làng nghề là những bí quyết, kinh nghiệm của
người thợ được tích lũy qua nhiều thế hệ, giữ được tính chất bí truyền của nghề.
Do khơng được tổng kết thành lý luận hoặc được ghi chép mà chỉ được truyền
miệng hoặc truyền nghề trực tiếp trong gia đình, trong dịng họ, trong làng nên trong
lịch sử có những bí quyết đã thất truyền [1].
- Tổ chức sản xuất kinh doanh:
Mơ hình tổ chức sản xuất kinh doanh trong các làng nghề hiện nay chủ yếu là
hộ gia đình với đặc điểm lao động là các thành viên trong gia đình, chỉ khi thời vụ
hoặc có đơn hàng lớn thì mới thuê thêm lao động. Mọi thành viên trong gia đình đều
có thể tham gia, tùy theo độ tuổi, trình độ tay nghề để làm công việc phù hợp nhưng

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


11
bao giờ cũng có ít nhất 1 hoặc 2 người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật, quản lý,
điều hành, giao dịch. Vì vậy mơ hình sản xuất hộ gia đình là quy mơ nhỏ.
Trong q trình sản xuất, cũng đã xuất hiện mơ hình tổ sản xuất là sự liên kết,
hợp tác giữa các hộ gia đình để cùng sản xuất, chia sẻ những khó khăn và lợi ích thông
qua thỏa thuận bằng hợp đồng miệng giữa các hộ gia đình.
Mặc khác, thời gian gần đây cũng đã xuất hiện mơ hình hợp tác xã theo Luật
hợp tác xã và doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp. Mặc dù mới xuất hiện và chiếm
tỷ trọng nhỏ nhưng các mơ hình sản xuất này đã khẳng định được vai trò của mình
trong xu thế hội nhập của các làng nghề [1].
1.1.3. Tiêu thụ sản phẩm và vai trò của tiêu thụ sản phẩm
- Tiêu thụ sản phẩm:
Xuất phát từ những giác độ và phạm vi hoạt động khác nhau có nhiều quan
điểm khác nhau về hoạt động tiêu thụ sản phẩm (TTSP). Nếu xét TTSP như một hành

vi thì hoạt động TTSP được quan niệm như hành vi bán hàng. Nếu hiểu theo quan
niệm này, tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ là việc chuyển quyền sở hữu sản phẩm hàng hóa,
dịch vụ đã được thực hiện cho khách hàng, đồng thời thu được tiền hàng hóa hoặc
chuyển quyền thu bán hàng [12]. Nếu xét hoạt động tiêu thụ là một quá trình thì hoạt
động TTSP là một quá trình bao gồm từ việc nghiên cứu nhu cầu thị trường, biến nhu
cầu đó thành nhu cầu mua thật sự của người tiêu dùng, tổ chức sản xuất, chuẩn bị sản
phẩm, tổ chức bán và các hoạt động dịch vụ khách hàng sau khi bán.
TTSP cịn được quan niệm là khâu lưu thơng hàng hóa, là cầu nối trung gian
giữa một bên là sản phẩm sản xuất và phân phối và một bên là tiêu dùng. Trong q
trình tuần hồn các nguồn vật chất, việc mua và bán được thực hiện giữa sản xuất và
tiêu dùng, nó quyết định bản chất của hoạt động lưu thông thương mại đầu ra của
doanh nghiệp [10].
Như vậy, TTSP là tổng thể các biện pháp về mặt tổ chức, kinh tế và kế hoạch
nhằm thực hiện việc nghiên cứu thị trường và nắm bắt nhu cầu thị trường. Nó bao gồm
các hoạt động: Tạo nguồn, chuẩn bị hàng hóa, tổ chức mạng lưới tiêu thụ, xúc tiến tiêu
thụ cho đến các dịch vụ sau bán hàng.
- Kênh tiêu thụ sản phẩm:
Trong nền kinh tế thị trường, việc TTSP được thực hiện bằng nhiều kênh khác
nhau, theo đó các sản phẩm vận động từ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đến tay
người tiêu dùng thông qua nhà phân phối, các nhà buôn và người bán lẻ. Xét theo mối
quan hệ giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng cuối cùng chủ yếu có 2 hình thức liên
kết tiêu thụ:

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


12
Một là kênh tiêu thụ trực tiếp: Là hình thức doanh nghiệp sản xuất bán trực tiếp
hoặc bán thẳng sản phẩm của mình cho người tiêu dùng cuối cùng mà khơng thơng
quan các trung gian thương mại. Hình thức tiêu thụ trực tiếp có ưu điểm là hệ thống

cửa hàng phong phú, tiện lợi. Doanh nghiệp thường xuyên tiếp xúc với khách hàng và
thị trường, biết rõ nhu cầu và tình hình giá cả giúp doanh nghiệp có điều kiện thuận
lợi để gây uy tín với khách hàng. Tuy nhiên, hình thức tiêu thụ này cũng có nhược
điểm đó là: Hoạt động bán hàng diễn ra với tốc độ chậm, doanh nghiệp phải quan hệ
quản lý với nhiều khách hàng.
DOAN NGHIỆP

NGƯỜI TIÊU DÙNG

SẢN XUẤT

CUỐI CÙNG

Sơ đồ 1.2. Kênh tiêu thụ trực tiếp
Hai là, kênh tiêu thụ gián tiếp: Là hình thức doanh nghiệp sản xuất bán sản
phẩm của mình cho người tiêu dùng cuối cùng thông qua các khâu trung gian bao
gồm: Người bán buôn, bán lẻ, đại lý, nhà phân phối,... Với kênh này, các doanh nghiệp
có thể tiêu thụ hàng hóa trong thời gian ngắn nhất, thu hồi được vốn nhanh nhất, tiết
kiệm chi phí bán hàng, chi phí bảo quản, hao hụt. Tuy nhiên hình thức bán hàng này
gián tiếp làm tăng thời gian lưu thông hàng hóa, tăng chi phí tiêu thụ do đó đẩy giá cả
hàng hóa tăng lên, doanh nghiệp khó kiểm sốt được các khâu trung gian và dễ gây ra
những rủi ro cho doanh nghiệp [12].

Sơ đồ 1.3. Kênh tiêu thụ gián tiếp
- Vai trò của tiêu thụ sản phẩm:
Theo tác giả Lê Thị Cúc (2015): Tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò quan trọng đối
với cả nhà sản xuất lẫn người tiêu dùng cũng như đối với xã hội:
Đối với người tiêu dùng: TTSP tạo điều kiện tốt nhất giúp người tiêu dùng mua
được hàng hóa, có giá trị sử dụng của chúng, có được sự phục vụ và điều kiện ưu đãi
tốt nhất khi mua sản phẩm hàng hóa, được cung cấp các dịch vụ cần thiết nhờ sự cạnh


PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


13
tranh gay gắt của các doanh nghiệp hiện nay, có sự lựa chọn khi mua sắm hàng hóa và
được hỗ trợ từ các chính sách hỗ trợ bán hàng của doanh nghiệp. Mặc khác người tiêu
dùng được hướng dẫn chi tiết hơn trong q trình mua sắm hàng hóa, góp phần nâng
cao mức sống văn minh của toàn xã hội.
Đối với doanh nghiệp: TTSP đóng vai trị rất quan trọng, quyết định sự tồn tại
và phát triển của toàn doanh nghiệp trên cơ sở giải quyết đầu ra cho sản phẩm, tạo
doanh thu, trang trải những chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh và góp phần
tích lũy để mở rộng doanh nghiệp. TTSP giúp doanh nghiệp thực hiện mục đích kinh
doanh của mình và tạo ra lợi nhuận. Kết quả TTSP của doanh nghiệp là cơ sở cho các
quyết định của doanh nghiệp như mở rộng hay thu hẹp sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Kết quả của hoạt động tiêu thụ phản ánh kết quả của hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Thông qua hoạt động tiêu thụ, doanh nghiệp thu thập thông
tin về thị trường một cách chính xác như nhu cầu về sản phẩm, thị hiếu người tiêu
dùng, thông tin về đối thủ cạnh tranh. Từ đó có chiến lược hoạt động, phương hướng
kinh doanh hợp lý.
Đối với toàn xã hội: Tiêu thụ sản phẩm có vai trị trong việc cân đối cung cầu,
dự đốn nhu cầu tiêu dùng của tồn xã hội, tạo điều kiện phát triển các hình thức
thương mại phong phú đa dạng đáp ứng tốt nhất cho sự phát triển của xã hội.
1.1.4. Liên kết, hợp tác trong sản xuất và trong tiêu thụ sản phẩm
Hợp đồng miệng: Là các thỏa thuận không thực hiện bằng văn bản giữa các tác
nhân cam kết cùng nhau thực hiện một số hoạt động, cơng việc nào đó. Hợp đồng
miệng cũng được thống nhất về số lượng, chất lượng, giá cả, thời hạn và địa điểm nhận
hàng. Cơ sở của hợp đồng miệng là niềm tin, tín nhiệm, trách nhiệm cam kết giữa các
bên và thường được thực hiện giữa các tác nhân có quan hệ thân thiết (họ hàng, anh
chị em ruột thịt, bạn bè…).

Tuy nhiên, hợp đồng miệng thường chỉ là thỏa thuận trên nguyên tắc về số
lượng, giá cả, điều kiện giao nhận hàng hóa. So với hợp đồng bằng văn bản thì hợp
đồng bằng miệng thường lỏng lẻo và tính chất pháp lý thấp hơn.
Hợp đồng bằng văn bản: Thực hiện phương thức theo hợp đồng nông nghiệp
thường diễn ra giữa các nhà có mối quan hệ với nhau trong quá trình từ khâu sản xuất,
chế biến đến tiêu thụ, các mối quan hệ liên kết hợp đồng gồm: Liên kết hợp đồng tay
đôi giữa nhà sản xuất là nông dân, hợp tác xã sản xuất nguyên liệu với cơ sở chế biến,
liên kết hợp đồng giữa 3 nhà, 4 nhà trong việc phát triển nguyên liệu để chế biến, bảo
đảm tiêu thụ sản phẩm nông sản…
Hợp đồng bằng văn bản có sự đảm bảo bằng pháp lý trong liên kết giữa các bên,
đó là các điều ràng buộc thông qua các hợp đồng kinh tế của các khâu riêng rẽ đã buộc
các bên tham gia liên kết đảm bảo thực hiện hợp đồng theo một quy trình mà các bên
tham gia liên kết yêu cầu thỏa thuận thực hiện [17].

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


14
1.1.5. Hiệu quả của sản xuất
1.1.5.1. Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là phạm trù phản ánh trình độ sử dụng nguồn lực (nhân lực, tài
lực, vật lực, tiền vốn) để đạt được mục tiêu kinh tế xác định. Bàn về khái niệm hiệu quả
kinh tế, các nhà kinh tế ở nhiều nước, nhiều lĩnh vực có những quan điểm khác nhau:
Các nhà kinh tế học Cộng hoà dân chủ Đức mà đại diện là Stenien cho rằng:
“HQKT là chỉ tiêu so sánh mức độ tiết kiệm chi phí trong một đơn vị kết quả hữu ích
và mức tăng kết quả hữu ích của hoạt động sản xuất vật chất trong một thời kỳ, góp
phần làm tăng thêm lợi ích của xã hội”. Kết quả hữu ích là một đại lượng vật chất tạo
ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Xuất phát từ sự mâu thuẫn giữa khả năng hữu
hạn về tài nguyên với nhu cầu ngày càng tăng lên của con người, nên người ta phải
xem xét kết quả đó đạt được như thế nào và chi phí bỏ ra là bao nhiêu, có đem lại kết

quả hữu ích hay khơng.
Theo nhà nghiên cứu Farrell (1957): Hiệu quả kinh tế đạt được hiệu quả kỹ
thuật và hiệu quả về giá, có nghĩa cả hai yếu tố hiện vật và giá trị đều được tính đến
khi xem xét sử dụng các nguồn lực trong sản xuất. Hiệu quả kỹ thuật liên quan đến
những đặc tính vật chất của sản xuất, thể hiện trình độ, kỹ năng, tay nghề kỹ thuật của
người sản xuất. Hiệu quả về giá phản ánh khả năng phối hợp các yếu tố đầu vào trên
thị trường theo giá để tối thiểu hóa chi phí sản xuất một lượng sản phẩm nhất định.
Tóm lại: Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế - xã hội, phản ánh mặt chất lượng
của hoạt động sản xuất kinh doanh, là đặc trưng của mọi nền sản xuất xã hội thể hiện
mối tương quan so sánh cả về tuyệt đối và tương đối giữa lượng kết quả đạt được và
lượng chi phí bỏ ra. Quan niệm hiệu quả kinh tế ở các hình thái kinh tế khác nhau
khơng giống nhau. Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội và mục đích yêu cầu của
một nước, một vùng, một ngành sản xuất cụ thể mà đánh giá theo những góc độ khác
nhau sao cho phù hợp với tình hình thực tế.
1.1.5.2. Hiệu quả xã hội
Hiệu quả xã hội là khái niệm phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực nhằm đạt
được các mục tiêu xã hội nhất định. Phản ánh mối quan hệ giữa kết quả các lợi ích về
mặt xã hội mà sản xuất mang lại với chi phí bỏ ra [5].
Hiệu quả xã hội là mối tương quan so sánh giữa kết quả của các lợi ích về xã
hội và tổng chi phí xã hội. Kết quả của các lợi ích xã hội như tăng công ăn việc làm,
tăng niềm tin vào cuộc sống, cải thiện chế độ dinh dưỡng hằng ngày và cả những vấn
đề về cải thiện môi sinh, môi trường. Tổng chi phí xã hội thể hiện tồn bộ chi phí sản
xuất của xã hội bỏ ra trong hoạt động sản xuất xã hội.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


×