Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

De kiem tra cuoi ky II so 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.27 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD& ĐT QUẬN CẨM LỆ ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HK II (tham khảo) Trường TH Trần Nhân Tông Môn Tiếng Việt - LỚP 5- Năm học 2012-2013 Họ và tên học sinh:…………………. (Phần đọc hiểu) Điểm:……………………………. Thời gian: 30 phút Lớp: …………………………………. Người thực hiện : Phan Thị Lộc. I /Đọc thầm và làm bài tập (5điểm) Đọc đoạn văn sau rồi trả lời câu hỏi: Bốn mùa Hạ Long phủ bên mình một màu xanh đằm thắm: xanh biếc của biển, xanh lam của núi, xanh lục của trời. Màu xanh ấy như trường cửu, lúc nào cũng bát ngát, cũng trẻ trung, cũng phơi phới. Tuy bốn mùa là vậy, nhưng mỗi mùa Hạ Long lại có những nét riêng biệt, hấp dẫn lòng người. Mùa xuân của Hạ Long là mùa sương và cá mực. Mùa hè của Hạ Long là mùa gió nồm nam và cá ngừ, cá vược. Mùa thu của Hạ Long là mùa trăng biển và tôm he ... 1. Đoạn văn trên có mấy câu ghép? a) Một câu ghép b) Hai câu ghép c) Ba câu ghép d) Bốn câu ghép 2. Các câu ghép trên được nối với nhau bởi từ chỉ quan hệ hay cặp từ chỉ quan hệ? a) Từ chỉ quan hệ ( Nếu ... ) b) Cặp từ chỉ quan hệ ( Tuy ... nhưng ... ) c) Cặp từ chỉ quan hệ ( Nếu ... thì ... ) d) Cặp từ chỉ quan hệ ( Giá ... thì ... ) 3. Em hiểu câu ca dao sau như thế nào? '' Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba '' a) Khuyên nhủ mọi người phải nhớ đến cội nguồn dân tộc. b) Kêu gọi mọi người đoàn kết cùng nhau chia ngọt, sẻ bùi. c) Ca ngợi một truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam: thuỷ chung, luôn nhớ về cội nguồn dân tộc. d) Nhắc nhở mọi người ngày Giỗ Tổ của dân tộc. 4. Khi viết tên người tên địa lí nước ngoài ta cần viết như thế nào? a) Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo nên tên đó. b) Viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên. c) Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên. Nếu các tên đó gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng có gạch nối. d) Cả a, b, c đều đúng. 5. Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước Đền, những khóm.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xoè hoa. Trong đoạn văn trên, có từ Đền được lặp lại, việc lặp lại từ trong trường hợp này có tác dụng gì? a) Nhấn mạnh ý. b) Gây sự chú ý với người đọc. c) Giúp ta nhận ra sự liên kết chặt chẽ về nội dung giữa hai câu. d) Làm cho đoạn văn liền mạch. 6. Dòng nào dưới đây nêu rõ danh hiệu cao quí nhất cho các nghệ sĩ tài năng . a) Nghệ sĩ ưu tú. b) Nghệ sĩ nhân dân. c) Nghệ sĩ tài ba. d) Nghệ sĩ tài tử. 7. Dòng nào dưới đây nêu rõ nghĩa của từ bất khuất ? a) Biết gánh vác lo toan việc nhà. b) Có tài năng, khí phách làm nên những việc phi thường. c) Không chịu khuất phục trước kẻ thù. 8. Câu tục ngữ "Nhà khó cậy vợ hiền, nước loạn nhờ tướng giỏi” nói lên phẩm chất gì của người phụ nữ. a) Phụ nữ trung hậu, dũng cảm, anh hùng. b) Phụ nữ rất đảm đang, giỏi giang, là người giữ gìn hạnh phúc, giữ tổ ấm gia đình d) Phụ nữ dũng cảm, anh hùng. 9. Đọc câu văn và cho biết tác dụng của dấu phẩy được dùng trong trường hợp nào? Trong khu rừng kia, chú Sẻ và chú Chích chơi với nhau rất thân. a) Dấu phẩy dùng để ngăn cách các vế câu ghép. b) Dấu phẩy ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ. c) Dấu phẩy ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu. 10. Em hiểu nghĩa của từ trẻ em như thế nào? a) Trẻ sơ sinh đến 6 tuổi . b) Trẻ sơ sinh đến 11 tuổi. c) Người dưới 18 tuổi. d) Người dưới 16 tuổi. ******************************************.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> PHÒNG GD& ĐT QUẬN CẨM LỆ ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HK II (tham khảo) Trường TH Trần Nhân Tông Môn Tiếng Việt - LỚP 5- Năm học 2012-2013 Họ và tên học sinh:…………………. (Phần viết) Điểm:……………………………. Thời gian: 30 phút Lớp: …………………………………. Người thực hiện : Phan Thị Lộc. I/ Chính tả: (5 điểm) Đề bài: Tà áo dài Việt Nam. SGK TV5/Tập 2 trang 122 Viết đoạn từ : “Từ đầu thế kỷ X I X ... đến hiện đại, trẻ trung” ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. . II/ Tập làm văn (5điểm) Tả một người thân của em (người đó có thể là cha, mẹ, ông, bà, cô, chú,...) . ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN TIẾNG VIỆT PHẦN ĐỌC HIỂU:.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Mỗi câu chọn 1đáp án đúng được 0,5 điểm, chọn 2 đáp án trở lên cho 1 câu không được điểm . Câu 1 : Đáp án : a Câu 2 : Đáp án : b Câu 3 : Đáp án : c Câu 4 : Đáp án : c Câu 5 : Đáp án : c Câu 6 : Đáp án : b Câu 7 : Đáp án : c Câu 8 : Đáp án : b Câu 9 : Đáp án : b Câu 10: Đáp án : d PHẦN VIẾT: I/Chính tả (nghe đọc) 5 điểm 1. Giáo viên đọc cho học sinh viết bài Tà áo dài Việt Nam trong khoảng 15 phút (Trang 122, SGK TV5, tập 2) 2. Đánh giá, cho điểm: Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng bài văn: (5 điểm) - Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai lẫn phụ âm đầu, hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng qui định) trừ 0,5 điểm. II/ Tập làm văn: (5 điểm) 1/ Hình thức: a) Thể loại: Miêu tả (tả người) b) Nội dung: Tả người thân của em c) Hình thức: Bài làm có trình tự hợp lí theo đúng thể loại văn tả người, sắp xếp ý rõ ràng, mạch lạc. Bài viết từ 25 đến 30 dòng. 2. Biểu điểm: - Điểm 5: Bài làm đạt được đầy đủ các yêu cầu chính của đề. Biết chọn những nét tiêu biểu làm nổi bật về hình dáng tính tình của người được tả. Toàn bài mắc không quá 4 lỗi về diễn đạt (dùng từ, chính tả, ngữ pháp). - Điểm 4: Bài làm đạt các yêu cầu như bài đạt 5 điểm nhưng lối diễn đạt chưa thật tốt, mắc trên 6 lỗi diễn đạt. - Điểm 3: Bài làm đạt được yêu cầu a , b , yêu cầu c còn chỗ chưa hợp lí, mắc trên 8 lỗi diễn đạt. - Điểm 1 - 2: Bài làm chưa đạt đảm bảo yêu câù b và c. ý diễn đạt còn lủng củng, mắc nhiều lỗi diễn đạt. **********************************.

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×