Tải bản đầy đủ (.docx) (92 trang)

Nâng cao hiệu quả tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh long an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (571.42 KB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CƠNG NGHIỆP LONG AN
-------------------------------

NGUYỄN THANH TÂM

NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG DOANH
NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI
NHÁNH TỈNH LONG AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số ngành: 8.34.02.01

Long An, tháng 12 năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CƠNG NGHIỆP LONG AN
--------------------------------

NGUYỄN THANH TÂM

NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG DOANH
NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỀN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI
NHÁNH TỈNH LONG AN


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số ngành: 8.34.02.01
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN KIM CHUNG

Long An, tháng 12 năm 2019


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng luận văn này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các
số liệu và kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được cơng bố trong các tạp chí
khoa học và cơng trình nào khác.
Các thơng tin số liệu trong luận văn này đều có nguồn gốc và được ghi chú rõ
ràng./.

Học viên thực hiện luận văn

Nguyễn Thanh Tâm


ii

LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian làm việc hết sức nghiêm túc, tác giả đã hoàn thành luận văn
cao học ngành Tài chính - Ngân hàng với đề tài: “Nâng cao hiệu quả tín dụng doanh
nghiệp tại Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh
tỉnh Long An”.

Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Quý Thầy (Cô) trường Đại học Kinh
Tế Công Nghiệp Long An đã tận tình giảng dạy, trang bị kiến thức nền tảng cho tác giả
trong quá trình học tập tại trường. Đồng thời, tác giả bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
Thầy TS. Nguyễn Kim Chung đã nhiệt tình hướng dẫn tạo mọi điều kiện, động viên và
giúp đỡ cho tơi trong cả q trình nghiên cứu này.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám đốc Agribank Long An đã tạo điều
kiện, động viên, hỗ trợ tơi rất nhiều để có thể hồn thiện luận văn này.
Mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng do khả năng có hạn nên chắc chắn luận văn
này khơng thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Vì vậy, tác giả rất mong nhận được
những ý kiến nhận xét, đánh giá của các Thầy/ Cô và các bạn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Học viên thực hiện luận văn

Nguyễn Thanh Tâm


iii

NỘI DUNG TÓM TẮT
Trong thời kỳ nền kinh tế phát triển nóng như hiện nay, vấn đề hiệu quả cho vay
ln là vấn đề lớn trong nền kinh tế nói chung và với ngân hàng nói riêng. Các DN
ngày càng phát triển nên càng cần rất nhiều nguồn vốn từ ngân hàng vì thế vấn đề
nâng cao hiệu quả tín dụng đối với khách hàng DN có ý nghĩa to lớn về trước mắt và
lâu dài. Thông qua nội dung của ba chương đã trình bày, luận văn đã hồn thành những
nhiệm vụ sau:

-

Hệ thống hoá những vấn đề cơ bản về hoạt động tín dụng, hiệu quả cho vay. Từ


đó khẳng định sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả cho vay của ngân hàng đối với các
khách hàng DN.

-

Phân tích thực trạng hiệu quả cho vay tại Agribank Long An đối với các DN.

Từ đó rút ra những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó.

-

Trên cơ sở phân tích thực tế hoạt động tín dụng đối với DN tại Agribank Long

An, kết hợp với mục tiêu và định hướng phát triển của ngân hàng, luận văn đã đề xuất
một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng đối với các khách hàng
DN tại Agribank Long An.
Thêm vào đó, nghiên cứu cần được xem như là một tài liệu tham khảo hữu ích
cho các nhà nghiên cứu quan tâm đến lĩnh vực nghiên cứu này. Đây là những vấn đề
mới gợi mở cho những người quan tâm tiếp tục nghiên cứu./.


iv

ABSTRACT

In the current period of hot economic development, lending efficiency has
always been a big problem in the economy in general and with banks in particular.
Businesses are growing, so they need a lot of capital from banks so the issue of
improving credit efficiency for corporate customers has great significance in the

immediate and long-term. Through the content of the three chapters presented, the
thesis has completed the following tasks:
-

Systematizing the basic issues of credit operations, loan effectiveness. Since

then affirming the need to improve bank lending efficiency for corporate customers.
-

Analyzing the status of loan efficiency at Agribank Long An for enterprises.

From there draw out the remaining problems and the causes of those problems.
-

Based on the factual analysis of credit operations for businesses in Agribank

Long An, combined with the objectives and development orientation of the bank, the
thesis has proposed some solutions and recommendations to raise High credit
efficiency for corporate customers at Agribank Long An.
In addition, research should be viewed as a useful reference for researchers
interested in this area of research. These are new issues that are open to those
interested in continuing research./.


v

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN...................................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................................................... ..ii

NỘI DUNG TÓM TẮT......................................................................................................................... iii
ABSTRACT............................................................................................................................................... iv
MỤC LỤC.................................................................................................................................................... v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT............................................................................................................... ix
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU............................................................................................................ x
DANH MỤC HÌNH VẼ........................................................................................................................ xi
PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................................................................... 1
1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI..................................................................................................... 1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU............................................................................................................ 1
2.1. Mục tiêu chung........................................................................................................................ 1
2.2. Mục tiêu cụ thể........................................................................................................................ 2
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU........................................................................................................ 2
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU............................................................................................................... 2
5. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU............................................................................................................... 2
6. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN......................................................................................... 2
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................................................. 2
8. TỐNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU TRƯỚC.............................................................. 3
9. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN........................................................................................................ 4
CHƯƠNG 1................................................................................................................................................ 5
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ TÍN DỤNG DOANH ...........5
1.1. Lý luận về tín dụng ngân hàng............................................................................................. .5
1.1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng....................................................................................... .5
1.1.2. Bản chất của tín dụng ngân hàng................................................................................... .6
1.1.3. Vai trị của tín dụng ngân hàng....................................................................................... .7


vi
1.2. Lý luận về tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại.............................. .9
1.2.1. Khái niệm tín dụng doanh nghiệp................................................................................. .9
1.2.2. Sự cần thiết phải cấp tín dụng đối với doanh nghiệp............................................. .9

1.2.3. Vai trị của tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp........................................... .10
1.2.4. Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại........11
1.3. Các nhân tố ảnh ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng doanh nghiệp của ngân
hàng thương mại........................................................................................................................ .12
1.3.1. Nhân tố khách quan.......................................................................................................... .12
1.3.2. Nhân tố chủ quan............................................................................................................... .14
1.4. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả tín dụng doanh nghiệp tại một số ngân hàng
thương mại trên địa bàn và bài học kinh nghiệm rút ra cho ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Long An.............16
1.4.1. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả tín dụng doanh nghiệp tại một số ngân hàng
thương mại trên địa bàn................................................................................................... .16
1.4.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Long An................................................................ .19
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.................................................................................................................... .20
CHƯƠNG 2............................................................................................................................................. .21
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH
TỈNH LONG AN.................................................................................................................................. .21
2.1. Giới thiệu chung về ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt
Nam – Chi nhánh tỉnh Long An......................................................................................... .21
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển............................................................................... .21
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực kinh doanh của ngân hàng...........................21
2.1.3. Cơ cấu tổ chức và chức năng từng bộ phận............................................................. .23
2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh...................................................................................... .26
2.2. Thực trạng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Long An........................................................ .27
2.2.1. Sản phẩm tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp......................................... .27


vii

2.2.2. Cơ sở pháp lý của hoạt động tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp .. .28

2.2.3. Quy trình xét duyệt tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp...................... .29
2.2.4. Quy trình chấm điểm tín dụng đối với khách hàng doanh nghiêp...................31
2.2.5. Thực trạng hiệu quả tín dụng khách hàng doanh nghiệp.................................... .33
2.3. Đánh giá chung hiệu quả tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng Nông nghiệp
và Phát riển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Long An.............................41
2.3.1. Kết quả đạt được................................................................................................................ .41
2.3.2. Tồn tại còn hạn chế........................................................................................................... .42
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế................................................................................. .43
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.................................................................................................................... .46
CHƯƠNG 3............................................................................................................................................. .47
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG DOANH
NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NƠNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆT NAM – CHI NHÁNH TỈNH LONG AN..................................................................... .47
3.1. Định hướng hoạt động và mục tiêu thực hiện của ngân hàng Nông nghiệp và
Phát riển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Long An................................... .47
3.1.1. Định hướng hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn
Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025........................................... .47
3.1.2. Mục tiêu thực hiện của Chi nhánh tỉnh Long An đến năm 2025.......................49
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng Nông
nghiệp và Phát riển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Long An..............50
3.2.1. Tn thủ quy trình tín dụng một cách tuyệt đối..................................................... .50
3.2.2. Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng doanh nghiệp..................................... .51
3.2.3. Xây dựng chính sách tín dụng doanh nghiệp hiệu quả........................................ .53
3.2.4. Nâng cao biện pháp xử lý nợ quá hạn, nợ xấu trong các khoản cấp tín dụng
khách hàng doanh nghiệp............................................................................................... .54
3.2.5. Nâng cao chất lượng thẩm định và phân tích tín dụng........................................ .54
3.2.6. Tăng cường hiệu quả xử lý nợ có vấn đề.................................................................. .59
3.2.7. Thường xuyên tập huấn bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn đội ngũ

cán bộ tín dụng................................................................................................................... .60


viii
3.2.8. Nâng cao chất lượng phục vụ, chăm sóc khách hàng.......................................... .62
3.3. Một số kiến nghị.......................................................................................................................... .63
3.3.1. Đối với ngân hàng Nhà nước Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Long An...............63
3.3.2. Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.............64
3.3.3. Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Long An.................................................................... .67
3.4. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo.......................................................................... .67
KẾT LUẬN............................................................................................................................................. .68
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................................ .69


ix

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT
1

2

3
4
5
6
7
8
9

10
11
12
13
14
15
16
17
18
19


x

DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
Thứ tự

Kết quả hoạt đ
Bảng 2.1

2016 – 2018

Bảng 2.2

Bảng xếp hạng

Bảng tổng hợp
Bảng 2.3

Long An


Tình hình dư n
Bảng 2.4

Agribank Lon

Tình hình tăng
Bảng 2.5

nghiệp tại Agr
Doanh số cho

Bảng 2.6

tại Agribank L

Tình hình tăng
Bảng 2.7

doanh nghiệp

Nợ xấu của do
Bảng 2.8

2016 - 2018

Lợi nhuận thu
Bảng 2.9

nghiệp tại Agr


Vòng quay vố
Bảng 2.10

Agribank Lon


xi

DANH MỤC HÌNH VẼ
Thứ tự
Hình 2.1

Cơ cấu tổ

Hình 2.2

Quy trình

Hình 2.3

Hình 2.4

Hình 2.5

Hình 2.6

Hình 2.7

Dư nợ tín


Long An g
Doanh số
Agribank

Tỷ lệ nợ x

giai đoạn 2

Lợi nhuận

tại Agriban

Vòng qua
Agribank


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1.

SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam là một trong bốn

ngân hàng thương mại nhà nước, vai trò chủ lực của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn Việt Nam là đầu tư phát triển tam nông. Dư nợ “ tam nông” chiếm
73,5% dư nợ cho vay nền kinh tế, tổng nguồn vốn đến 31/08/2018 đạt 1.117.615 tỷ
đồng (tiền gửi dân cư chiếm đến trên 82% vốn huy động), tổng dư nợ cho vay nền kinh
tế đạt 942.705 tỷ (trong đó cho vay đầu tư tam nơng chiếm 73,5%), đáng chú ý cho

vay hộ sản xuất cá nhân và doanh nghiệp tư nhân đạt 622.355 tỷ, tăng 9,4% so với thời
điểm 31/12/2017, trong đó cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tỷ trọng 83,3% dư
nợ cho vay khách hàng doanh nhiệp. Dù có quy mơ rất lớn nhưng nợ xấu Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam cũng chiếm tỷ lệ không nhỏ, hiện nay
có khoảng 18.000 tỷ đồng nợ xấu nội bảng và gần 41.000 tỷ đồng trái phiếu đặc biệt
VAMC, chiếm 2,05% dư nợ tín dụng, giảm nhẹ so với mức 2,08% cuối năm 2017
(theo báo Tài chính – Ngân Hàng).
Hoạt động tín dụng khơng hiệu quả sẽ làm giảm lợi nhuận, giảm khả năng
thanh toán cho các khoản thanh toán của ngân hàng, giảm uy tín của ngân hàng, có thể
dẫn tới phá sản. Mặc khác, nó cịn ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế như gia
tăng sức ép lên tình trạng lạm phát, kìm hãm hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc phân
tích thực trạng và đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả trong cho vay doanh nghiệp
là việc làm cần thiết giúp Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Long An có thể giảm thiểu rủi ro, ngày càng hồn thiện hơn quy trình
cho vay doanh nghiệp và hồn thành tốt kế hoạch chung của ngân hàng.
Vì vậy, sau khi nghiên cứu và học tập chương trình cao học Tài chính Ngân
hàng, tác giả chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng
Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Long An” làm đề
tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng.
2.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

2.1. Mục tiêu chung
Phân tích thực trạng hiệu quả tín dụng doanh nghiệp tại Agribank Long An.


2
Trên cơ sở đó, đề tài đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng doanh
nghiệp tại Agribank Long An.
2.2. Mục tiêu cụ thể


- Phân tích thực trạng hiệu quả tín dụng tại Agribank Long An giai đoạn 2016 2018.

-

Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng doanh nghiệp tại

Agribank Long An trong giai đoạn từ nay đến năm 2025.
3.

ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu là Hiệu quả tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng thương

mại.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Không gian: Tại Agribank Long An.
Thời gian: Giai đoạn 2016 - 2018.
5.

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích cung cấp các bằng chứng thực

nghiệm để trả lời cho các câu hỏi sau đây:
Câu hỏi 1: Thực trạng hoạt động tín dụng tại Agribank Long An như thế nào?
Câu hỏi 2: Thực trạng hiệu quả tín dụng doanh nghiệp tại Agribank Long An
như thế nào? Còn tồn tại và khó khăn gì?
Câu hỏi 3: Những giải pháp nào có thể thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả tín
dụng doanh nghiệp tại Agribank Long An ?
6.


ĐĨNG GĨP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Về phương diện khoa học: Kết quả nghiên cứu có thể bổ sung vào lý thuyết tín

dụng, tài chính vi mơ.
Về phương diện thực tiễn: Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo cho
Agribank Long An trong hoạch định các chính sách liên quan đến hoạt động tín dụng
doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nghiên cứu này cũng là tài liệu tham khảo cho các ngân
hàng thương mại và đối tượng quan tâm đến nghiên cứu khoa học về tín dụng DN.
7.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Luận văn sử dụng phương pháp định tính và kết hợp với các phương pháp sau:
Phương pháp thu thập dữ liệu: Lấy số liệu về tình hình cho vay doanh nghiệp


3
từ các báo cáo của Agribank Long An giai đoạn 2016 - 2018.
Phương pháp thống kê, phương pháp so sánh: Dựa trên nguồn dữ liệu thu thập
được để tổng hợp, mơ tả về tình hình cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng.
Phương pháp phân tích số liệu: Từ các dữ liệu đã được tổng hợp để phân tích,
đánh giá từ đó rút ra kết luận, rút kinh nghiệm qua thực tiễn.
Ngoài ra tác giả tham khảo thêm những tài liệu có liên quan từ các số liệu báo
cáo thống kê của ngành, các website chính thức.
8.

TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU TRƯỚC
Trước đây đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về phát triển cho vay khách hàng

doanh nghiệp của Ngân hàng thương mại. Tác giả của luận văn tham khảo và kế thừa
các nghiên cứu trước có cùng hướng đề tài như sau:

Tác giả Huỳnh Hiếu Minh (2013) nghiên cứu “Mở rộng cho vay khách hàng
doanh nghiệp tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn quận Ninh
Kiều, thành phố Cần Thơ. Tác giả tập trung nghiên cứu những lý luận cơ bản về cho
vay đối với khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng thương mại. Các nhân tố ảnh
hưởng thuộc bản thân ngân hàng như: nguồn vốn ngân hàng, chính sách tín dụng, năng
lực điều hành và các nhân tố bên ngoài ngân hàng ảnh hưởng đến hoạt động mở rộng
cho vay khách hàng doanh nghiệp. Từ cơ sở lý luận đã nghiên cứu, tác giả đánh giá
thực trạng, các giải pháp mà ngân hàng đã thực hiện nhằm mở rộng cho vay khách
hàng doanh nghiệp vốn từ dân cư tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển
nông thôn quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Từ đó đưa ra các giải pháp và một số
kiến nghị cụ thể nhằm mở rộng cho vay khách hàng doanh nghiệp trong thời gian tới.
Ngoài ra, tác giả Nguyễn Ngọc Thắng (2012) thực hiện nghiên cứu “Mở rộng
hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội
chi nhánh An Giang ”. Tại chương 1, cơ sở lý luận đựơc xây dựng khá đầy đủ, giúp tác
giả có những phân tích rõ nét, theo đúng tiêu chí đánh giá về mở rộng cho vay doanh
nghiệp đã được đề cập trước đó. Đó là cơ sở quan trọng để tác giả đề ra những giải
pháp bám sát với các nhân tố ảnh hưởng này, nhằm giải quyết triệt để các vấn đề còn
tồn tại đối với hoạt động mở rộng cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng.
Bên cạnh đó, tác giả Ngô Tấn Lợi (2012) thực hiện đề tài “Mở rộng tín dụng
đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi


4
nhánh tỉnh Tiền Giang”. Luận văn đã khái quát hóa các vấn đề liên quan đến hoạt động
cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp. Bên cạnh đó cịn làm rõ nội dung mở rộng
hoạt động tín dụng doanh nghiệp của Ngân hàng thương mại nói đến quan điểm mở
rộng tín dụng, sự cần thiết của mở rộng tín dụng doanh nghiệp đồng thời đưa ra các chỉ
tiêu đánh giá của việc mở rộng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp. Luận văn
còn chỉ ra thực trạng của việc mở rộng tín dụng tại Ngân hàng nghiên cứu và đánh giá
những kết quả đạt được, những hạn chế, nguyên nhân để đưa ra những giải pháp và

kiến nghị đối với việc mở rộng tín dụng doanh nghiệp.
9. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mục lục, danh mục các từ viết tắt, danh mục các bảng, danh mục
các sơ đồ, hình vẽ thì nội chung chính của nghiên cứu được chia thành 3 chương. Nội
dung các chương được tóm tắt như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về tín dụng ngân hàng và tín dụng doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng hiệu quả tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng Nơng
nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Long An.
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng
Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Long An.


5

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ
TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP
1.1. Lý luận về tín dụng ngân hàng
1.1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng
Khái niệm về tín dụng xuất phát từ gốc La tinh Creditum có nghĩa là sự tin
tưởng, tín nhiệm lẫn nhau, hay nói cách khác đó là lịng tin. Tín dụng là quan hệ vay
mượn dựa trên cơ sở có hồn trả cả gốc và lãi.
Tín dụng là một phạm trù của kinh tế hàng hố, là hình thức vận động của vốn
cho vay. Nó phản ánh quan hệ kinh tế giữa chủ thể sở hữu và các chủ thể sử dụng đối
với nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế, là sự chuyển nhượng quyền sử dụng một
lượng giá trị hay hiện vật theo những điều kiện, cam kết mà hai bên đã thoả thuận, trên
ngun tắc hồn trả cả vốn và lãi.
Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ người sở hữu sang
người sử dụng, sau một thời gian nhất định lại quay về với một lượng giá trị lớn hơn
lượng giá trị ban đầu.

Như vậy tín dụng là mối quan hệ kinh tế giữa người cho vay và người đi vay
thông qua sự vận động của giá trị, vốn tín dụng được biểu hiện dưới hình thức tiền tệ
hoặc hàng hố.
Tín dụng ngân hàng là mối quan hệ tín dụng bằng tiền giữa một bên là Ngân hàng một tổ chức hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ - với một bên là các tổ chức, cá
nhân trongxã hội, mà trong đó ngân hàng giữ vai trò vừa là người đi vay, vừa là người cho
vay. Với tư cách là người đi vay, ngân hàng (NH) huy động mọi nguồn vốn tạm thời nhàn
rỗi trong xã hội bằng các hình thức: Nhận tiền gửi, phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái
phiếu, thẻ tiết kiệm... để huy động vốn trong xã hội. Với tư cách là người cho vay, ngân
hàng đáp ứng nhu cầu vốn cho các thành phần kinh tế, các tổ chức, cá nhân khi có nhu cầu
vốn cần được bổ sung cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triển đời sống và
tiêu dùng. Quá trình tạo vốn và sử dụng vốn của tín dụng ngân hàng tức là quá


6
trình đi vay để cho vay, ln cóv quan hệ chặt chẽ với nhau.
1.1.2. Bản chất của tín dụng ngân hàng
Bản chất của tín dụng biểu hiện ở q trình hoạt động của tín dụng trong nền kinh tế
thị trường thể hiện thông qua các giai đoạn
Giai đoạn 1: Phân phối vốn tín dụng dưới hình thức cho vay. Ở giai đoạn này,
vốn tiền tệ hoặc giá trị vật tư hàng hóa được chuyển từ người cho vay sang đi vay. Đây
là đặc điểm cơ bản khác với việc mua bán hàng hóa (giao ngay) thơng thường. Trong
quan hệ mua bán hàng hóa thì giá trị chỉ thay đổi hình thái tồn tại. Người bán nhượng
đi giá trị hàng hóa, nhưng lại nhận lại giá trị tiền tệ. Người mua nhượng đi giá trị tiền
tệ nhưng nhận lại giá trị hàng hóa. Cịn trong việc cho vay, chỉ có một bên nhận được
giá trị và cũng chỉ một bên nhượng đi giá trị mà thôi.
Giai đoạn 2: Sử dụng vốn tín dụng trong q trình tái sản xuất. Sau khi nhận
được giá trị vốn tín dụng, người đi vay được quyền sử dụng giá trị đó để thỏa mãn một
mục đích nhất định. Ở giai đoạn này, vốn được sử dụng trực tiếp nếu vay bằng hàng
hóa; hoặc vốn vay được sử dụng để mua hàng hóa nếu vay bằng tiền để thỏa mãn nhu
cầu sản xuất hoặc tiêu dùng của người đi vay. Tuy nhiên, người đi vay không có tồn

quyền sở hữu giá trị đó, mà chỉ được quyền sử dụng trong một thời gian nhất định.
Giai đoạn 3: Sự hồn trả của tín dụng. Đây là giai đoạn kết thúc một vịng tuần
hồn của tín dụng. Sau khi vốn tín dụng đã hồn thành nhiệm vụ sản xuất hoặc tiêu
dùng thì vốn tín dụng được người đi vay hoàn trả lại cho người cho vay. Sự hoàn trả
của tín dụng là đặc trưng thuộc về bản chất vận động của tín dụng, là dấu ấn phân biệt
phạm trù tín dụng với các phạm trù kinh tế khác. Mặt khác, sự hồn trả của tín dụng là
q trình quay trở về của giá trị. Hình thái vật chất của sự hồn trả là sự vận động dưới
hình thái hàng hóa hoặc giá trị. Tuy nhiên, sự vận động đó khơng phải với tư cách là
phương tiện lưu thơng, mà với tư cách một lượng giá trị được vận động. Sự hồn trả
trong tín dụng ln ln phải được bảo tồn về mặt giá trị và có phần tăng thêm dưới
hình thức lợi tức tín dụng.
Sự hồn trả của tín dụng là đặc trưng thuộc về bản chất vận động của tín dụng, là dấu
ấn phân biệt phạm trù tín dụng với các phạm trù khác
Tín dụng ngân hàngdựa trên cơ sở sự tin tưởng giữa người đi vay (khách hàng)
và người cho vay (ngân hàng). Đây là điều kiện tiên quyết để thiết lập quan hệ tín


7
dụng. Người cho vay tin tưởng rằng vốn sẽ được hoàn trả đầy đủ khi đến hạn; người đi
vay cũng tin vào khả năng phát huy hiệu quả của vốn vay. Sự gặp gỡ giữa người đi vay
và người cho vay về lịng tin là điều kiện hình thành quan hệ tín dụng. Cơ sở của sự tin
tưởng này có thể do uy tín của người đi vay, do giá trị tài sản thế chấp hoặc do sự bảo
lãnh của một bên thứ ba...
Tín dụng ngân hàng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị mà người
cho vay cho một người khác (người đi vay) được sử dụng trong một thời gian nhất
định với cam kết hoàn trả cả gốc lẫn lãi. Đối tượng của sự chuyển nhượng là sự
chuyển nhượng tiền tệ. Tính chất tạm thời của sự chuyển nhượng đề cập đến thời gian
sử dụng lượng giá trị đó. Thực chất trong tín dụng ngân hàng chỉ có sự chuyển nhượng
quyền sử dụng lượng giá trị tạm thời nhàn rỗi trong khoảng thời gian nhất định mà
khơng có sự thay đổi quyền sở hữu đối với lượng giá trị đó.

Tính hồn trả: Lượng vốn được chuyển nhượng phải được hoàn trả đúng hạn cả
về thời gian và về giá trị, giá trị bao gồm cả gốc và lãi. Phần lãi phải đảm bảo cho
lượng giá trị hoàn trả lớn hơn lượng giá trị ban đầu. Sự chênh lệch này là giá trả cho
quyền sử dụng vốn tạm thời, do vậy giá trị đó phải đủ lớn để đủ sức hẫp dẫn người sở
hữu vốn sẵn sàng bỏ qua quyền sử dụng lượng giá trị tiền tệ của mình trong một thời
gian nhất định và mang tính chất tạm thời.
1.1.3. Vai trị của tín dụng ngân hàng
Tín dụng góp phần thúc đẩy q trình tái sản xuất của xã hội
Tín dụng ngân hàng có vai trị vơ cùng to lớn đối với cả nền kinh tế. Trong nền
kinh tế thường xun có sự khơng khớp về thời gian nhàn rỗi tiền giữa chủ thể thiếu
vốn và chủ thể thừa vốn.
Bên cạnh đó khơng phải lúc nào những người đi vay cũng tìm được người có
nhu cầu cho vay và những người cho vay không phải lúc nào cũng tìm được người sẵn
sàng vay vốn để cho người cho vay có thể thu lãi ở tương lai. Hoạt động tín dụng trực
tiếp này cũng tốn rất nhiều chi phí và tiềm ẩn nhiều rủi ro về người đi vay và cho vay.
Tín dụng giúp cho các tổ chức, doanh nghiệp có đủ nguồn vốn kịp thời cho q
trình sản xuất kinh doanh, đầu tư mở rộng, đầu tư mới, dẫn đến việc tuyển thêm lao
động trong nền kinh tế, làm dịch chuyển lao từ khu vực này sang khu vực khác. Từ đó


8
góp phần ổn định đời sống cho người lao động, giảm tệ nạn xã hội, nhu cầu tiêu dùng
tăng.
Thông qua hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp đã góp phần giải quyết việc
làm cho người lao động. Thông qua hoạt động tín dụng, Nhà nước hỗ trợ vốn cho các
đối tượng chính sách xã hội như:hộ nghèo, học sinh sinh viên… bằng quỹ xóa đói
nghèo, quỹ hỗ trợ học sinh sinh viên… nhằm giải quyết một phần khó khăn về vốn
cho các đối tượng chính sách xã hội. Từ đó, trật tự xã hội được ổn định và như vậy sẽ
thúc đẩy kinh tế phát triển.
Tín dụng là cơng cụ thực hiện các chính sách xã hội của Nhà nước

Tín dụng thúc đẩy sản xuất và lưu thơng hàng hóa phát triển: Thơng qua hoạt
động tín dụng cịn thể đáp ứng kịp thời các nhu cầu thanh tốn, có thể thanh tốn
khơng phân biệt khơng gian và thời gian làm cho hàng hóa dịch chuyển từ nơi này đến
nơi khác, dẫn đến kích thích q trình lưu thơng hàng hóa phát triển. Mặt khác thơng
qua hoạt động tín dụng có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của các doanh nghiệp
trong quá trình sản xuất kinh doanh, qua đó kích thích sản xuất phát triển chẳng hạn
như các doanh nghiệp vay vốn để sản xuất, mua sắm máy móc thiết bị xây dựng, mở
rộng nhà xưởng.
Tín dụng góp phần ổn định tiền tệ, ổn định giá cả: Khi thực hiện chức năng tập
trung và phân phối lại vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi, đã góp phần giảm tiền mặt trong
lưu thơng, góp phần ổn định lại tiền tệ, kiểm soát lạm phát. Sự ổn định tiền tệ đã góp
phần thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp, tạo ra nhiều sản phẩm
hàng hóa cung ứng cho thi trường, điều đó làm thị trường ổn định và giá cả ổn định.
Tín dụng ngân hànglà động lực đối với việc hình thành và chuyển dịch cơ
cấukinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa: Tín dụng ngân hàng còn tạo
điều kiện mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngồi thơng qua các ngân hàng đại lý để
phục vụ khách hàng quốc tế trong hoạt động thanh toán thẻ, cho vay các cá nhân và tổ
chức nước ngoài, là cầu nối cho việc giao lưu kinh tế và phương tiện để thắt chặt mối
quan hệ kinh tế giữa các nước trên thế giới.


9
1.2. Lý luận về tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại
1.2.1. Khái niệm tín dụng doanh nghiệp
Tín dụng doanh nghiệp là những khoản tín dụng tài chính doanh nghiệp phục
vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, mục đích đi vay của doanh nghiệp thường làđể
đầu tư mua sắm máy móc thiết bị mới, đầu tư khác hay bổ sung vốn lưu động.
1.2.2. Sự cần thiết phải cấp tín dụng đối với doanh nghiệp
Tín dụng đối với doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu về vốn cho nền kinh tế là
người trung gian điều hoà quan hệ cung cầu về vốn trong nền kinh tế, hoạt động tín

dụng đã thơng dịng cho vốn chảy từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn. Ngân hàng ra đời
gắn liền với sự vận động trong q trình sản xuất và lưu thơng hàng hố. Nền sản xuất
hàng hố phát triển nhanh chóng đã thúc đẩy hàng hoá - tiền tệ ngày càng sâu sắc,
phức tạp và bao trùm lên mọi sinh hoạt kinh tế xã hội.
Tín dụng đối với doanh nghiệp tạo ra nguồn vốn hỗ trợ cho quá trình sản xuất
được thực hiện bình thường liên tục và phát triển nhằm góp phần đẩy nhanh q trình
tái ẩn xuất mở rộng, đầu tư phát triển kinh tế, mở rộng phạm vi quy mơ sản xuất. Hoạt
động tín dụng ngân hàng ra đời đã biến các phương tiện tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong
xã hội thành những phương tiện hoạt động kinh doanh có hiệu quả, động viên nhanh
chóng nguồn vật tư, lao động và các nguồn lực sẵn có khác đưa vào sản xuất, phục vụ
và thúc đẩy sản xuất lưu thơng hàng hố đẩy nhanh q trình tái sản xuất mở rộng.
Tín dụng đối với doanh nghiệp thúc đẩy việc sử dụng vốn có hiệu quả và củng
cố chế độ hoạch toán kinh tế. Đặc trưng cơ bản của tín dụng là cho vay có hồn trả và
có lợi tức Ngân hàng huy động vốn của doanh nghiệp khi họ có vốn nhàn rỗi và cho
vay khi họ cần vốn để bổ xung cho sản xuất kinh doanh. Khi sử dụng vốn vay của
ngân hàng, doanh nghiệp phải tôn trọng mọi điều kiện ghi trong hợp đồng tín dụng, trả
nợ vay đúng hạn cả gốc và lãi. Do đó thúc đẩy các doanh nghiệp phải tìm mọi biện
pháp tăng hiệu quả sử dụng vốn, giảm chi phí, tăng vịng quay vốn... để tạo điều kiện
nâng cao doanh lợi cho doanh nghiệp. Muốn vậy các doanh nghiệp phải tự vươn lên
thơng qua các hoạt động của mình, một trong những hoạt động khá quan trọng là hạch
toán kinh tế. Quá trình hạch tốn kinh tế là q trình quản lí đồng vốn sao cho có hiệu
quả. Để quản lí đồng vốn có hiệu quả thì hạch tốn tinh tế phải giám sát chặt chẽ quá


10
trình sử dụng vốn để nó được sử dụng đúng mục đích, tạo ra doanh lợi cho doanh
nghiệp.
Tín dụng đối với doanh nghiệp tạo điều kiện mở rộng và phát triển quan hệ
kinh tế đối ngoại. Ngày nay sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia luôn luôn gắn quan
hệ kinh tế với thị trường thế giới, nền kinh tế “đóng” tự cung tự cấp trước đây nay đã

nhường chỗ cho nền kinh tế “mở” phát triển, mở rộng quan hệ kinh tế với các nước
trên thế giới.
1.2.3. Vai trị của tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp
Tín dụng đối với doanh nghiệp góp phần đảm bảo cho hoạt động của các
doanh nghiệp được liên tục. Trong nền kinh tế thị trường địi hỏi các doanh nghiệp
ln cần phải cải tiến kỹ thuật thay đổi mẫu mã mặt hàng, đổi mới cơng nghệ máy
móc thiết bị để tồn tại đứng vững và phát triển trong cạnh tranh. Trên thực tế khơng
một doanh nghiệp nào có thể đảm bảo đủ 100% vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh.
Vốn tín dụng của ngân hàng đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ
bản, mua sắm máy móc thiết bị cải tiến phương thức kinh doanh. Từ đó góp phần thúc
đẩy tạo điều kiện cho quá trình phát triển sản xuất kinh doanh đựơc liên tục.
Tín dụng đối với doanh nghiệp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của
doanh nghiệp. Khi sử dụng vốn tín dụng ngân hàng các doanh nghiệp phải tơn trọng
hợp đồng tín dụng phải đảm bảo hồn trả cả gốc lẫn lãi đúng hạn và phải tôn trọng các
điều khoản của hợp đồng cho dù doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả hay khơng. Do đó
địi hỏi các doanh nghiệp muốn có vốn tín dụng của ngân hàng phải có phương án sản
xuất khả thi. Không chỉ thu hồi đủ vốn mà các doanh nghiệp cịn phải tìm cách sử
dụng vốn có hiệu quả, tăng nhanh chóng vịng quay vốn, đảm bảo tỷ suất lợi nhuận
phải lớn hơn lãi suất ngân hàng thì mới trả được nợ và kinh doanh có lãi. Trong q
trình cho vay ngân hàng thực hiện kiểm soát trước, trong và sau khi giải ngân buộc
doanh nghiệp phải sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả.
Tín dụng đối với doanh nghiệp góp phần hình thành cơ cấu vốn tối ưu cho
doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường hiếm doanh nghiệp nào dùng vốn tự có để
sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn vay chính là cơng cụ địn bẩy để doanh nghiệp tối ưu
hố hiệu quả sử dụng vốn. Đối với các doanh nghiệp do hạn chế về vốn nên việc sử
dụng vốn tự có để sản xuất là khó khăn vì vốn hạn hẹp vì nếu sử dụng thì giá vốn sẽ


11
cao và sản phẩm khó được thị trường chấp nhận. Để hiệu quả thì doanh nghiệp phải có

một cơ cấu vốn tối ưu, kết cấu hợp lý nhất là nguồn vốn tự có và vốn vay nhằm tối đa
hố lợi nhuận tại mức giá vốn bình qn rẻ nhất.
Tín dụng đối với doanh nghiệp góp phần tập trung vốn sản xuất, nâng cao khả
năng cạnh tranh của các doanh nghiệp. Cạnh tranh là một quy luật tất yếu của nền
kinh tế thị trường, muốn tồn tại và đứng vững thì đòi hỏi các doanh nghiệp phải chiến
thắng trong cạnh tranh. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp, do có một số hạn chế nhất
định, việc chiếm lĩnh ưu thế trong cạnh tranh trước các doanh nghiệp lớn trong nước
và nước ngồi là một vấn đề khó khăn. Xu hướng hiện nay của các doanh nghiệp này
là tăng cường liên doanh, liên kết, tập trung vốn đầu tư và mở rộng sản xuất, trang bị
kỹ thuật hiện đại để tăng sức cạnh tranh. Tuy nhiên để có một lượng vốn đủ lớn đầu tư
cho sự phát triển trong khi vốn tự có lại hạn hẹp, khả năng tích luỹ thấp thì phải mất
nhiều năm mới thực hiện được. Và khi đó cơ hội đầu tư phát triển khơng cịn nữa. Như
vậy có thể đáp úng kịp thời, các doanh nghiệp chỉ có thể tìm đến tín dụng ngân hàng.
Chỉ có tín dụng ngân hàng mới có thể giúp doanh nghiệp thưc hiện được mục đích của
mình là mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh.
1.2.4. Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại
Để đánh giá chất lượng và hiệu quả hoạt động tín dụng ta dùng các chỉ tiêu sau:
Doanh số cho vay: Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng trong năm tài chính,
khơng kể món vay đó đã được thu hồi hay chưa. Doanh số tín dụng thường
được xác định theo tháng, quý, năm.
Doanh số thu nợ: Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản nợ mà ngân hàng đã
thu về trong năm tài chính, kể cả các khoản khách hàng đã thanh tốn cho tồn bộ hợp
đồng hay một phần hợp đồng.
Dư nợ tín dụng: Là chỉ tiêu phản ánh tại một thời điểm xác định nào đó ngân
hàng hiện cịn tín dụng bao nhiêu, và đây cũng là khoản ngân hàng cần phải thu về
trong tương lai.
Nợ quá hạn: Nợ quá hạn là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ khi đến hạn mà
khách hàng không trả được cho ngân hàng, nếu khơng có ngun nhân chính đáng thì
ngân hàng sẽ chuyển từ tài khoản dư nợ sang tài khoản quản lý khác gọi là nợ quá hạn.
Tỷ lệ nợ xấu: Tỷ số này phản ánh khả năng thanh toán của khách hàng đi vay



12
đối với ngân hàng, cho thấy khả năng thu hồi vốn của ngân hàng đối với các khoản
vay. Qua hệ số này có thể đánh giá được chất lượng và hiệu quả tín dụng của ngân
hàng.
Tỷ lệ nợ xấu = (Nợ xấu/ Tổng dư nợ) x 100%
Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động tín dụng: Từ tỷ lệ này cho biết được thu nhập từ
hoạt động tín dụng đóng góp bao nhiêu phần trăm vào thu nhập của ngân hàng. Từ đó
có thể xem xét vai trị của hoạt động tín dung và hiệu quả của hoạt động này đối với
hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động tín dụng = (Thu nhập từ hoạt
động tín dụng / Tổng thu) x 100%
Vịng quay vốn tín dụng: Tỷ số này phản ánh việc thu hồi nợ của ngân hàng
hay còn gọi là tốc độ lưu chuyển vốn tín dụng trong tín dụng. Chỉ tiêu này càng lớn
càng tốt, chứng tỏ công tác thu nợ của ngân hàng đạt hiệu quả cao, đồng vốn lưu
chuyển nhanh, rủi ro được hạn chế, đảm bảo an tồn vốn tín dụng.
Vịng quay vốn tín dụng = (Doanh số thu nợ/ Dư nợ bình qn) x 100%
Trong đó: Dư nợ bình quân = (Dư nợ đầu năm + Dư nợ cuối năm)/ 2

1.3. Các nhân tố ảnh ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng doanh nghiệp của ngân
hàng thương mại
1.3.1. Nhân tố khách quan
Chính sách tín dụng của ngân hàng: Đối với mỗi ngân hàng, tín dụng ln là
hoạt động chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu tài sản và cơ cấu thu nhập, nhưng cũng
đồng thời cũng là hoạt động phức tạp và tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất. Bởi vậy để đảm bảo
mục tiêu nâng cao hiệu quả, kiểm soát rủi ro, phát triển bền vững, nhất thiết phải xây
dựng một chính sách tín dụng nhất quán và hợp lý, phù hợp với đặc điểm của ngân
hàng, phát huy được các thế mạnh, khắc phục và hạn chế được các điểm yếu nhằm
mục tiêu an toàn và sinh lời. Chính sách này bao gồm hạn mức cho vay, lãi suất, kỳ

hạn, các khoản vay, hình thức cho vay…Có thể nói chính sách tín dụng là kim chỉ nam
cho hoạt động tín dụng, ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng tín dụng của ngân hàng.
Ngân hàng có chính sách tín dụng hợp lý, đúng đắn, chặt chẽ, đồng bộ với mức lãi suất
hợp lý... Sẽ tạo điều kiện cho cán bộ tín dụng có phương hướng triển khai hoạt động


×