Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

NHÂN TỐ GÂY TRỞ NGẠI NGÀNH HÀNG GẠO KHI THAM GIA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUỐC TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (990.25 KB, 38 trang )

Mục lục
Lời nói đầu
I.
II.

III.

2.1.
2.2.
3.1.
3.2.

IV.

V.
VI.
1.
2.

Cơ sở lý luận về xuất khẩu hàng hố
Đánh giá chung về tình hình của Việt nam đối với sản xuất và tiêu dùng
gạo từ năm 2008-2013
1. Về tình hình sản xuất
2. Về tình hình tiêu dùng
Thực trạng xuất khẩu gạo của Việt nam từ năm 2008-2013
1. Số lượng và kim ngạch xuất khẩu
2. Chất lượng và chủng loại gạo xuất khẩu
Chất lượng gạo xuất khẩu
Chủng loại gạo xuất khẩu
3. Thị trường và giá cả
Thị trường xuất khẩu gạo của Việt nam


Giá gạo xuất khẩu
4. Hình thức xuất khẩu và phương thức thanh toán
5. Thuế và hiệu quả xuất khẩu gạo
a. Chính sách thuế xuất khẩu gạo
b. Chính sách quản lý xuất khẩu gạo
6. Hiệu quả xuất khẩu gạo của Việt Nam từ năm 2008-2013
7. Đơn vị và khả năng cạnh tranh của Việt nam trong xuất khẩu gạo
Những tồn tại trong hoạt động xuất khẩu gạo và nguyên nhân gây ảnh
hưởng đế n hoa ̣t đô ̣ng xuấ t khẩ u ga ̣o khi tham gia vào hoa ̣t đô ̣ng kinh
doanh quố c tế ta ̣i Viêṭ Nam
1. Những tồn tại chính
2. Nguyên nhân
2.1. Nguyên nhân chủ quan
2.2. Nguyên nhân khách quan
Thách thức cho sản xuất lúa ở Việt Nam
Phương hướng và một số giải pháp chủ yếu đẩy mạnh và nâng cao hiệu
quả xuất khẩu gạo của nước ta giai đoạn 2008-2013
Giải pháp đẩ y ma ̣nh và nâng cao hiêu quả XK ga ̣o
̣
Định hướng chiến lược cho sản xuất và xuất khẩu gạo của nước ta trong thời
gian tới

Tài liệu tham khảo

1


Lời nói đầu
Gạo là loại lương thực được sản xuất và tiêu thụ chủ yếu ở nước ta. Vấn đề sản
xuất và mua bán, tiêu thụ gạo trong nước từ xa xưa đã là vấn đề quan trọng hàng đầu

của quốc tế nhân sinh. Trong suốt ¼ thế kỷ phát triển, ngành gạo Việt Nam đã và đang
đạt được những thành tựu đáng kể, từ một nước xuất khẩu ở vị trí thấp, cho đến nay,
nước ta đã vươn lên vị trí là nước xuất khẩu đứng thứ hai trên thế giới mang lại một
nguồn thu nhập khơng nhỏ đóng góp vào ngân sách nhà nước. Đặc điểm nền kinh tế
nước ta là một nước nông nghiệp, Việt Nam đã xác định gạo là mặt hàng xuất khẩu mũi
nhọn không những tạo nguồn thu ban đầu rất cần thiết cho sự phát triển đất nước mà
còn là nguồn thu nhập chính của hầu hết các hộ gia đình của Việt Nam.
Hiện nay trước xu hướng quốc tế hóa, hội nhập các nền kinh tế, tình hình sản
xuất và kinh doanh lúa gạo trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang phải đối
đầu với những thách thức lớn như: thị trường bất ổn định, sản lượng xuất khẩu tăng
giảm không đều, xu hướng cạnh tranh của các nước ngày càng ác liệt, thị trường nhập
khẩu biến động không ngừng… Bên cạnh đó, lợi ích của người nơng dân sản xuất lúa
gạo cho xuất khẩu không được đảm bảo, giá trị gia tăng từ sản phẩm cuối cùng khơng
có sự phân bổ công bằng giữa các chủ thể tham gia sản xuất kinh doanh lúa gạo, trong
đó người nơng dân thường bị thua thiệt. Điều đó khiến cho hiệu quả của xuất khẩu gạo
của Việt Nam còn thấp, thiếu tính bền vững.
Xuất phát từ thực tế đó, nhóm chúng em nghiên cứu đề tài về “Các nhân tố gây
trở ngại đối với ngành hàng gạo khi tham gia vào hoạt động kinh doanh quốc tế
ở Việt Nam giai đoạn hiện nay” để biết vấn để khó khăn ngành gạo Việt Nam từ đó
đưa ra những giải pháp hữu hiệu nhằm cải thiện tình hình, nâng cao hiệu quả xuất khẩu
gạo của Việt Nam trong tương lai. Trong quá trình nghiên cứu, nhóm chúng em có tham
khảo nhiều tư liệu song do kiến thức cịn hạn chế nên khó tránh khỏi sai sót rất mong
thầy và các bạn bổ sung để bài tiểu luận của chúng em được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cám ơn!

2


Cơ sở lý luận về xuất khẩu hàng hoá:


I.

1. Khái niệm xuất khẩu:

Xuất khẩu (export) là bán hàng hoặc đưa ra nước ngồi. Hàng hóa xuất khẩu rất
đa dạng, bao gồm: hàng công nghiệp, hàng nông nghiệp, hàng tiêu dùng…, kiến thức
khoa học kỹ thuật (phát minh, sáng chế…), các dịch vụ (tư vấn kỹ thuật, sữa chữa, dịch
vụ vận tải, bảo hiểm, thơng tin quảng cáo…).
2. Các hình thức của xuất khẩu:

Xuất khẩu trực tiếp: là xuất khẩu các hàng hố và dịch vụ do chính doanh nghiệp
sản xuất ra hoặc mua từ các đơn vị sản xuất trong nước, sau đó xuất khẩu ra nước ngồi
với danh nghĩa là hàng của mình. Hình thức này có ưu điểm là lợi nhuận mà đơn vị
kinh doanh xuất khẩu thường cao hơn các hình thức khác do khơng phải chia sẻ lợi
nhuận qua khâu trung gian. Với vai trò là người bán trực tiếp, đơn vị ngoại thương có
thể nâng cao uy tín của mình. Tuy vậy, nó địi hỏi đơn vị phải ứng trước một lượng vốn
khá lớn để sản xuất hoặc thu mua hàng và có thể gặp nhiều rủi ro.
Xuất khẩu gián tiếp (indirect export): là xuất khẩu qua các trung gian thương mại
(các công ty sử dụng các đại lý xuất khẩu, các công ty thương mại quốc tế, hoặc bán
hàng cho các chi nhánh của các tổ chức nước ngoài đặt trong nước). Trách nhiệm thực
hiện các chức năng xuất khẩu được chuyển cho các tổ chức khác, hình thức này phù
hợp với các cơng ty mà mục tiêu mở rộng các thị trường nước ngồi và các nguồn lực
cịn hạn chế. Xuất khẩu gián tiếp sẽ hạn chế mối liên hệ với bạn hàng của nhà xuất
khẩu, đồng thời khiến nhà xuất khẩu phải chia sẻ một phần lợi nhuận cho người trung
gian. Tuy nhiên, trên thực tế phương thức này được sử dụng rất nhiều, đặc biệt là ở các
nước kém phát triển, vì các lý do:
Người trung gian thường hiểu biết rõ thị trường kinh doanh còn các nhà kinh doanh
thường rất thiếu thông tin trên thị trường nên người trung gian tìm được nhiều cơ hội
kinh doanh thuận lợi hơn.
• Người trung gian có khả năng nhất định về vốn, nhân lực cho nên nhà xuất khẩu có thể

khai thác để tiết kiệm phần nào chi phí trong q trình vận tải.


Hợp tác xuất khẩu: với một cơng ty muốn phát triển ở một mức độ nào đó hoạt
động xuất khẩu, nhưng lại hạn chế về nguồn lực hoặc khối lượng hàng bán không đủ
lớn để thành lập một bộ phận bán hàng xuất khẩu thì hợp tác xuất khẩu là một lựa chọn
phù hợp. Trong trường hợp này, công ty thỏa thuận hợp tác với một công ty khác để
phân phối các hoạt động xuất khẩu.
3. Chức năng của xuất khẩu:

Chức năng cơ bản của hoạt động xuất khẩu là mở rộng lưu thơng hàng hóa giữa
trong nước với nước ngồi. Chức năng cơ bản đó được thể hiện qua ba chức năng sau:
-

Xét dưới gốc độ xuất khẩu là một khâu của quá trình tái sản xuất mở rộng: hàng hóa
xuất khẩu là chuyển hóa hình thức vật chất, giá trị của hàng hóa trong nước và nước
ngồi. Thực hiện chức năng này là để bổ sung các yếu tố ban đầu vào cho sản xuất một
khi chúng khan hiếm, đồng thời tạo đầu ra cho sản xuất. Thông qua đó, các nhà sản
xuất giải quyết được bài tốn hiệu quả nhất theo quy mơ, có điều kiện để tăng năng xuất
3


-

-

-

lao động đạt mức cao nhất, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại
hóa, có tính cạnh tranh cao.

Xét dưới góc độ xuất khẩu là lĩnh vực mũi nhọn của nền kinh tế mở: chức năng của
hoạt động xuất khẩu là gắn kết thị trường trong nước với thị trường nước ngồi nhằm
nâng cao trình độ phát triển lực lượng sản xuất và nâng cao năng suất lao động.
Chức năng dưới góc độ là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế thương mại toàn cầu:
chức năng của hoạt dộng xuất khẩu là thông qua thương mại quốc tế để phát huy cao độ
lợi thế so sánh của đất nước và lợi thế trong phân công lao động quốc tế nhờ tập trung
và tận dụng nguồn lực trong nước để nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả của xuất
khẩu.
4. Vai trò của xuất khẩu:
a) Vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với nền kinh tế quốc dân:
Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ cơng nghiệp hóa đất nước.
Xuất khẩu đóng góp vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển.
Xuất khẩu tác động đến giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân dân.
Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta.
b) Vai trò của xuất khẩu đối với các doanh nghiệp:

II.

Xuất khẩu giúp doanh nghiệp sử dụng khả năng dư thừa.
Xuất khẩu giúp doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất.
Xuất khẩu giúp tăng doanh số bán hàng và lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Xuất khẩu giúp doanh nghiệp phân tán rủi ro.
Xuất khẩu giúp doanh nghiệp tiếp cận thị trường nước ngồi.
Đánh giá chung về tình hình của Việt nam đối với sản xuất và tiêu dùng gạo từ
năm 2008-2013:
1. Về tình hình sản xuất:
Sản lượng lúa cả năm 2008 ước tính đạt 38,6 triệu tấn, tăng 2,7 triệu tấn (7,5%)
so với năm 2007 do diện tích gieo trồng tăng 200,5 nghìn ha và năng suất tăng 2,3 tạ/ha.
Trong sản lượng lúa cả năm, lúa đông xuân đạt 18,3 triệu tấn, tăng 7,6% so với năm
trước; lúa hè thu 11,4 triệu tấn, tăng 12%; lúa mùa 8,9 triệu tấn, tăng 2%. Nếu tính cả

4,5 triệu tấn ngơ thì tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2008 đạt 43,2 triệu tấn, tăng
7,5% so với năm trước.
Mặc dù là nước xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới, nhưng những năm gần
đây, sản xuất, xuất khẩu gạo của Việt Nam vẫn đang đối mặt với những khó khăn,
thách thức to lớn và địi hỏi cần có những giải pháp phù hợp.
Trong những năm gần đây, sự suy giảm đáng kể diện tích đất trồng lúa đang là
mối quan tâm hàng đầu đối với nhiều quốc gia. Thêm vào đó, sự cạnh tranh gay gắt
trong việc sử dụng những nhân tố cơ bản như nguồn nước, diện tích đất,… giữa khu
vực nông nghiệp và phi nông nghiệp, cũng như những ảnh hưởng tiêu cực từ môi
trường liên quan đến trồng trọt đặc biệt là trồng lúa đang đặt ra nhiều thách thức cho tất
cả các nước trên thế giới khi lượng cầu về gạo trên thế giới đang không ngừng gia tăng.
Diện tích, năng suất và sản lượng lúa năm 2008
Ước tính năm 2008
4

Năm 2008 so với năm 2007 (%)


Chia ra
Tổng số

Chia ra

Tổng

Miền
Bắc

Miền
Nam


số

Miền
Bắc

Miền
Nam

Lúa cả năm
Diện tích (Nghìn ha)

7399,6

2497,6

4902,0

102,8

99,7

104,4

Năng suất (Tạ/ha)

52,2

52,9


51,9

104,6

105,0

104,4

Sản lượng (Nghìn tấn)

38630,5

13203,1

25427,4

107,5

104,6

109,1

Diện tích (Nghìn ha)

3012,5

1128,8

1883,7


100,8

98,9

102.0

Năng suất (Tạ/ha)

60,8

59,3

61,7

106,7

110,0

104.8

Sản lượng (Nghìn tấn)

18324,3

6698,4

11625,9

107,6


109,0

106.9

Diện tích (Nghìn ha)

2368,7

163,4

2205,3

107,5

100,2

108.1

Năng suất (Tạ/ha)

48,0

48,9

47,9

104,3

118,1


103.2

Sản lượng (Nghìn tấn)

11360,7

799,8

10560,9

112,0

118,5

111.6

Diện tích (Nghìn ha)

2018,4

1205,4

813,0

100,6

100,4

100.8


Năng suất (Tạ/ha)

44,3

47,3

39,9

101,4

97,9

108.4

Sản lượng (Nghìn tấn)

8945,5

5704,9

3240,6

102,0

98,3

109.3

Tổng sản lượng lương
thực có hạt (Nghìn

tấn)

43163,9

15654,0

27509,9

107,5

105,7

108,6

Trong đó: Lúa

38630,5

13203,1

25427,4

107,5

104,6

109,1

Lúa đơng xn


Lúa hè thu

Lúa mùa

5


2. Về tình hình tiêu dùng:

Tình hình tiêu thụ gạo của thế giới tăng mạnh trong hơn hai thập kỷ qua: năm
1989 toàn thế giới tiêu thụ 334,685 triệu tấn, năm 1996 là 375,996 triệu tấn, và đến năm
2006 tăng lên đến 416,83 triệu tấn. Tuy nhiên, dự trữ gạo ở các nước sản xuất cũng như
nhập khẩu sẽ vẫn cao, hạn chế xu hướng mậu dịch gạo.
III.

Thực trạng xuất khẩu gạo của Việt nam từ năm 2008-2013:
1) Số lượng và kim ngạch xuất khẩu:
Sau hơn 20 năm liên tiếp xuất khẩu gạo trên quy mô lớn, Việt Nam đã vươn lên
trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới (chỉ sau Thái Lan) với mức đóng góp
bình quân 4,5 triệu tấn/năm cho thị trường gạo thế giới.
Với mức tăng trưởng mạnh mẽ cả về sản lượng cũng như kim ngạch xuất khẩu
gạo trong thời gian qua đặc biệt là trong những năm gần đây, Việt Nam trở thành nước
xuất khẩu gạo thứ 2 trên thế giới. Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận thực tế là mặc dù xuất
khẩu gạo của Việt Nam gần như liên tục tăng trong những năm qua, nhưng kim ngạch
lại biến động hết sức thất thường do yếu tố giá trên thị trường thế giới và chất lượng
gạo của Việt Nam. Xuất khẩu gạo tăng về lượng, nhưng giá trị lại không tăng hoặc tăng
ở tốc độ không tương xứng. Vậy để giá trị gạo xuất khẩu tăng tương xứng với sản
lượng gạo xuất khẩu thì Việt Nam cần quan tâm đến chất lượng gạo xuất khẩu và cần
xây dựng thương hiệu cho gạo Việt Nam.
Trong năm 2011 khối lượng gạo xuất khẩu giữa các tháng tăng giảm liên tục,

khối lượng xuất khẩu cao nhất là tháng 3 đạt 752 nghìn tấn (tăng 22% so với tháng
trước) với kim ngạch xuất khẩu là 348 triệu USD (tăng 18% so với tháng trước). Nhưng
cũng ở tháng này, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu thấp hơn tốc độ tăng sản lượng xuất
khẩu.
Bờ Biển Ngà phải nhập khẩu mỗi năm khoảng 900.000 tấn gạo. Từ nhiều năm
nay, gạo luôn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Bờ Biển Ngà chiếm
đến 90% tổng kim ngạch xuất khẩu của ta sang thị trường này. Thị phần gạo Việt Nam
ngày càng được mở rộng, chiếm gần 50% tổng lượng gạo nhập khẩu của Bờ Biển Ngà
năm 2012. Trong thời gian tới, gạo vẫn tiếp tục là mặt hàng xuất khẩu chính của ta sang

6


thị trường này do Bờ Biển Ngà chưa thể sản xuất đủ lương thực và người dân cũng như
doanh nghiệp nhập khẩu gạo Bờ Biển Ngà đã quen với gạo Việt Nam.

2) Chất lượng và chủng loại gạo xuất khẩu:
a)

Chất lượng gạo xuất khẩu:
Trong những năm qua, chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam tuy đã được cải
thiện, song vẫn ở và thấp hơn so với các nước xuất khẩu gạo chính trên thế giới. Hiện
các loại gạo xuất khẩu phẩm cấp cao của Việt Nam không nhiều, chủ yếu vẫn là loại
gạo phẩm cấp trung bình. Trong tỷ trọng xuất khẩu gạo năm 2001 thì gạo chất lượng
cao(5% tấm) chiếm 25%, gạo tấm 25% chiếm 32%, gạo 100% tấm chiếm 5%. Đến năm
2010, tỷ trọng gạo 5% tấm cũng chỉ tăng lên khoảng 30%, gạo 7%-10% tấm chiếm
khoảng 8%, các loại gạo 15% tấm và 25% tấm chiếm tỷ trọng lớn nhất tới trên 55% kim
ngạch xuất khẩu.

7



b)

Chủng loại gạo xuất khẩu:
Xu hướng đa dạng hóa chủng loại gạo xuất khẩu thể hiện rõ ràng trong những
năm qua. Ngồi gạo xơ phân theo cấp độ tấm (gạo 5%, 15% và 25% tấm), các doanh
nghiệp đã tích cực sản xuất và xuất khẩu các loại gạo đặc thù khác như gạo thơm, gạo
đồ...
Theo VFA, trong chín tháng đầu năm nay xuất khẩu gạo cấp thấp chỉ đạt
847.000 tấn, giảm trên 61% so với cùng kỳ năm ngoái (nên nói năm cụ thể). Ngược lại,
xuất khẩu gạo loại trung bình lại tăng tới 193%, xuất khẩu gạo thơm và gạo đồ tăng
tương ứng 115% và 57%.
Dưới đây là xuất khẩu gạo của Việt Nam theo chủng loại tháng 7/2013
FOB, USD/MT

3) Thị trường và giá cả:
a) Thị trường xuất khẩu gạo của Việt nam:

Năm 2012, xuất khẩu gạo đạt 7,72 triệu tấn, đạt hơn 3,5 tỷ USD, tăng gần 8,3%
về số lượng nhưng lại giảm 1,98% về trị giá so với năm 2011; giá xuất khẩu bình quân
đạt xấp xỉ 447 USD/tấn. Về chủng loại xuất khẩu gạo: cao cấp là 3,5 triệu tấn (chiếm
46,3%); gạo cấp trung bình là 1,8 triệu tấn (chiếm 23,5%), số còn lại là gạo cấp thấp.
8


Châu Á là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam, chiếm 77,7% tổng
lượng gạo xuất khẩu của cả nước (tương đương 6 triệu tấn). Năm 2012, Indonesia,
Phillipines và Malaysia vẫn tiếp tục là ba thị trường nhập khẩu truyền thống. Tiềm năng
tiêu thụ gạo của các thị trường này vẫn còn khá lớn. Tuy nhiên, theo USDA trong vài

năm tới, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường này sẽ bị thu hẹp dần.
Áp lực thị trường ngày càng lớn tại Phillippines trong mùa vụ 2012/13 khi mà
Bộ Công Thương vừa đồng ý với kiến nghị của Hiệp hội Lương thực Việt Nam, cho
phép các doanh nghiệp được xuất khẩu gạo sang Phillipines nhằm tận dụng cơ hội thị
trường, góp phần thúc đẩy xuất khẩu gạo. Trước đây, đố i với các thi ̣ trường tâ ̣p trung
gồ m Philippines, Malaysia, Indonesia, hơ ̣p đồng xuấ t khẩu phải dư ̣a trên thỏa thuâ ̣n của
chinh phủ hai nước. Chinh phủ giao cho Hiệp hội Lương thực Việt Nam chỉ đinh mô ̣t
̣
́
́
doanh nghiêp đứng ra đàm phán ký kế t, cu ̣ thể là Tổ ng Công ty Lương thư ̣c miề n Nam
̣
(Vinafood2), sau đó về phân chia cho các doanh nghiệp hô ̣i viên VFA.
Mùa vụ 2011/12, Trung Quốc là nước nhập khẩu gạo nhiều nhất của Việt Nam
với kim ngạch hơn 2 triệu tấn. Dự báo xuất gạo của Việt Nam sang thị trường này sẽ
tiếp tục tăng trong mùa vụ 2012/13. Tuy nhiên, Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự cạnh
tranh mạnh mẽ từ Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan và Myanmar khi xuất khẩu gạo sang
Trung Quốc.
Đối với thị trường Châu Phi, Việt Nam có nhiều lợi thế hơn so với Ấn Độ và
Pakistan nhất là với loại gạo tấm 5%; nhưng lại phải đối mặt với sức ép cạnh tranh gay
gắt từ Thái Lan vì các nhà xuất khẩu Thái Lan có thể hạ thấp giá bán để cạnh tranh tại
thị trường quan trọng này. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, Ấn Độ và Pakistan lại
có lợi thế rất cạnh tranh đối với thị trường gạo chất lượng thấp (đặc biệt là gạo tấm
25%).
Xét về lượng, trung bình mỗi năm Việt Nam xuất khẩu sang châu Phi từ 1,2 đến
1,5 triệu tấn gạo. Mùa mua sắm tại thị trường châu Phi không bắt đầu vào quý đầu tiên
mà thường từ quý 2 trở đi. Gạo xuất sang châu Phi thường được bán theo cơ sở giá
FOB; hàng hóa được chuyển bằng tàu lớn và dừng lại ở nhiều cảng tại các quốc gia
châu Phi khác nhau. Chính vì vậy, rất khó để đưa ra con số chính xác về lượng gạo xuất
khẩu của Việt Nam sang châu lục này.

Theo báo cáo của USDA, Việt Nam đang muốn tiếp cận thị trường mới để đẩy
mạnh xuất khẩu. Việt Nam đã xuất khẩu gạo đến Chile và Haiti trong năm ngối và
đang tìm cách mở rộng thị phần tại Tây bán cầu.
Cũng theo báo cáo, sản lượng lúa gạo Việt Nam năm 2013 ước tính 27,65 triệu
tấn, tăng so với khoảng 27,15 triệu tấn năm trước. Tiêu thụ lúa gạo trong nước dự kiến
sẽ tăng nhẹ, từ khoảng 19,65 triệu tấn năm 2012 lên 20,1 triệu tấn năm 2013.

9


b)

Giá gạo xuất khẩu:
 Năm 2010:

 Năm 2011:

Tháng 9-2011, giá gạo Việt 5% là 492 USD/ tấn (FOB) so
USD/tấn, tăng 24,6%; giá gạo Việt 25% là 456 USD/tấn (FOB) so
USD/tấn, tăng 24,2%; giá gạo Thái 5% là 527 USD/tấn (FOB) so
USD/tấn, tăng 9,2%; giá gạo Thái 25% là 488 USD/tấn (FOB) so
USD/tấn, tăng 12,7%.

với
với
với
với

2010
2010

2010
2010






395
367
482
433

 Năm 2012:

Tháng 5 năm 2012, Giá gạo Việt 5% là 434 USD/tấn (FOB) so với 2011 là
469USD/tấn, giảm 7,4%; giá gạo Việt 25% là 393 USD/tấn (FOB) so với 2011 là
432USD/tấn, giảm 9,1%; giá gạo Thái 5% là 557 USD/tấn (FOB) so với 2011 là 509
USD/tấn, tăng 9,5%; giá gạo Thái 25% là 551 USD/tấn (FOB) so với 2011 là 472
USD/tấn, tăng 16,7%.
 Năm 2013:

Giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam ổn định ở mức 410 USD/tấn trong khi
gạo 25% tấm đã tăng giá 12,9% lên mức 350 USD/tấn từ giữa tuần trước. Theo trung
10


tâm Thông tin phát triển nông nghiệp nông thôn, giá tăng nhờ ảnh hưởng tích cực từ các
hợp đồng xuất khẩu gạo sang Nigeria và Philippines. Hiện có 7 doanh nghiệp Châu Phi
đang tìm mua gạo xuất khẩu của Việt Nam. Theo đó, Nigeria đã mua 250.000 tấn gạo

của Việt Nam do giá bán thấp hơn từ 80–90 USD/tấn so với sản phẩm của Thái Lan.
Philippines dự kiến ký hợp đồng với tổng công ty Lương thực miền Nam để mua
500.000 tấn gạo 25% tấm.
Đáng chú ý, tỉnh Bạc Liêu xuất khẩu 25.000 tấn gạo sạch chất lượng cao sang
Châu Âu, với giá tương đương 887 USD/tấn. Giống gạo này có tên là Một bụi đỏ Hồng
Dân được trồng tại Bạc Liêu trên diện tích 20.000 hecta, năng suất trung bình 6 tấn/ha,
trong điều kiện khơng sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón. Giống lúa này đã được bảo
hộ thương hiệu từ tháng 6/2008.
Giá lúa thu mua tại các địa phương đã tăng nhẹ 50–200đ/kg, khiến cho giá gạo
bán lẻ cũng tăng. Giá lúa tại An Giang tăng khoảng 200–500đ/kg, tuỳ loại, với giá lúa
thường là 3.400đ/kg, lúa Jasmine là 7.500đ/kg, tăng 500đ/kg so với tháng trước. Giá lúa
tại Cần Thơ tăng lên 4.400đ/kg, tăng 200đ/kg. Giá trung bình gạo thường ở các tỉnh
đồng bằng sông Cửu Long là 7.500đ/kg, gạo thơm là 14.000đ/kg, đều tăng 500đ/kg.

4) Hình thức xuất khẩu và phương thức thanh tốn:


Hình thức xuất khẩu:

Trong những năm đầu của công cuộc đổi mới đất nước, chương trình xuất khẩu
gạo của Việt Nam chủ yếu là hàng đổi hàng và trả nợ. Thời gian sau đó chúng ta đã sử
dụng phương thức xuất khẩu trực tiếp và qua trung gian. Đối với những thị trường dễ
tính như Châu Phi thì Việt Nam thực hiện phương thức xuất khẩu trực tiếp, vì đối với
những thị trường này yêu cầu về chất lượng sản phẩm không cao chúng ta có thể dễ
dàng đáp ứng. Cịn đối với những thị trường như Mỹ, Nhật Bản thì họ lại yêu cầu sản
phẩm với chất lượng cao. Vì vậy để đáp ứng những nhu cầu này Việt Nam phải sử dụng
qua trung gian.


Phương thức thanh tốn:


Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay trên thị trường gạo quốc tế, các
doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam đã luôn linh hoạt trong phương thức thanh
toán để chiếm được nhiều thị trường khác nhau.

11


5) Thuế và hiệu quả xuất khẩu gạo:
a)

Chính sách thuế xuất khẩu gạo:

Bộ Tài chính vừa cho biết gạo xuất khẩu được chính thức ngưng đánh thuế từ
ngày 19/12 để khuyến khích xuất khẩu. Quyết định một phần dựa trên đề nghị của Hiệp
hội Lương thực Việt Nam về việc bỏ thuế xuất khẩu gạo hoặc nâng mức giá gạo xuất
khẩu chịu thuế xuất khẩu lên từ 800 USD/tấn thay vì 600 USD/tấn.
Mức chịu thuế 500.000 đồng/tấn với gạo xuất giá từ 600 USD/tấn đến dưới 700
USD/tấn; 600.000 đồng/tấn với gạo xuất đi giá 700 USD/tấn - 800 USD/tấn. Mức thuế
tuyệt đối tăng lũy tiến từ 800.000 – 2,9 triệu đồng/tấn theo mức tăng giá xuất khẩu gạo
từ 800 – 1.300 USD/tấn.
Thống kê của Hiệp hội Lương thực VN cho biết, tính từ đầu tháng 12 đến nay
các DN trong cả nước xuất khẩu thêm được 234.893 tấn gạo với trị giá 100,184 triệu
USD. Như vậy luỹ kế xuất khẩu gạo từ đầu năm đến nay đã đạt 4.479.336 tấn, trị giá
tương đương 2,576 tỉ USD.
Trong khi đó, theo dự báo của Bộ NNPTNT và Bộ Công Thương, thị trường gạo
thế giới năm 2009 sẽ tiếp tục tình trạng khan hiếm.
Từ ngày 15/8/2013, các loại gạo xuất khẩu sẽ chịu thuế suất tuyệt đối từ 800.000
đồng đến 2,9 triệu đồng/tấn tùy loại. Riêng gạo có giá xuất dưới 800 USD/tấn chưa nằm
trong diện áp thuế. Như vậy, việc đánh thuế đối với gạo xuất khẩu loại dưới 800

USD/tấn theo quyết định ban hành ngày 23/7 vừa qua khơng cịn hiệu lực. Các loại gạo
từ 800 USD – 900 USD một tấn sẽ chịu thuế 800.000 đồng/tấn. Loại gạo có giá từ 900
USD – 1.000 USD một tấn chịu thuế 1,2 triệu đồng. Loại có giá 1.300 USD trở lên có
mức thuế tuyệt đối 2,9 triệu đồng. Mức thuế này áp dụng đối với các tờ khai hải quan từ
ngày 15/8.
Trước đó, Hiệp hội Lương thực VN (VFA) đã có văn bản gửi Chính phủ và các
bộ liên quan kiến nghị bỏ thuế xuất khẩu gạo hoặc nâng mức giá gạo xuất khẩu chịu
thuế.
Theo VFA giá gạo thế giới hiện nay cịn khoảng 750-780 USD một tấn, tùy loại,
trong khi đó, giá chào bán của Việt Nam luôn thấp hơn mức này. Nếu đánh thuế cao,
doanh nghiệp khó khăn dẫn đến hạn chế mua lúa vào, như vậy vơ hình chung ảnh
hưởng đến quyền lợi của bà con nông dân.
7 tháng đầu năm, các doanh nghiệp Việt Nam đã xuất được khoảng 2,7 triệu tấn
gạo với kim ngạch 1,55 tỷ USD. Giá xuất khẩu bình quân theo phương thức giao hàng
FOB được 574 USD/tấn.

12


b)
-

-

Chính sách quản lý xuất khẩu gạo:

 Giai đoạn 1989 – 2000:
Năm 1991, chế độ hạn ngạch xuất khẩu gạo được thiết lập.
Năm 1994, bắt đầu thực hiện chế độ thu gom đầu mối xuất khẩu nhằm hạn chế tình
trạng tranh mua - tranh bán.

Năm 1996, Chính phủ đã chấn chỉnh việc xuất khẩu gạo, ngừng hoạt động xuất khẩu
của các doanh nghiệp nhỏ và phân tán, chỉ định các doanh nghiệp thực sự đủ điều kiện
xuất khẩu gạo làm đầu mối xuất khẩu nhằm nâng cao trình độ tập trung và chun mơn
hóa.
Năm 1998, hạn ngạch đã được nới lỏng dần. Hạn ngạch được phân bố từ đầu năm dựa
trên cơ sở kết quả hoạt động thực tế trong năm trước và sự xem xét tình hình sản xuất
của năm.
 Giai đoạn 2001 – 2005:

Nhà nước thực hiện chính sách thưởng kim ngạch xuất khẩu, hỗ trợ lãi suất vay
ngân hàng đã góp phần làm tăng số lượng gạo xuất khẩu, giúp nông dân tiêu thụ được
sản phẩm. Giá gạo đã tăng khiến cho người nông dân yên tâm hơn trong sản xuất. Bên
cạnh đó nhờ các cơ chế, chính sách khuyến khích xuất khẩu, các doanh nghiệp đã giảm
bớt được khó khăn về tài chính.
 Giai đoạn 2006 đến nay:

Trong những năm gần đây, đặc biệt là từ sau khi ban hành nghị quyết trung ương
7 khóa X nhiều chính sách được ban hành và thực thi như: Đầu tư mạnh cho nghiên
cứu, chọn lọc, phân nhánh các loại lúa có năng suất cao, chất lượng tốt để đảm bảo cho
xuất khẩu; các chính sách đảm bảo lợi ích của người trồng lúa trong so sánh với lợi ích
của người trồng các loại cây trồng khác và với các khâu thu mua, chế biến, xuất khẩu
gạo; ưu tiên đầu tư cho nghiên cứu, chế tạo, nhập khẩu, phổ biến các loại máy móc
phục vụ sấy, bảo quản, chế biến lúa gạo phù hợp với từng vùng; hỗ trợ tín dụng để các
doanh nghiệp thu mua lúa của nơng dân phục vụ cho xuất khẩu, để người nông dân
không phải bán lúa với giá rẻ ngay sau khi thu hoạch, nhất là người dân ở ĐBSCL
Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) là đơn vị quyết định giá sàn xuất khẩu
gạo (hay còn gọi là giá định hướng xuất khẩu). Việc tính tốn giá sàn gạo xuất khẩu
theo từng tiêu chuẩn, phẩm cấp gạo bình quân chung của ngành, công bố giá sàn gạo

13



xuất khẩu ngay từ đầu vụ và phù hợp với từng thời kỳ để làm cơ sở cho các DN ký kết
hợp đồng xuất khẩu gạo.
Trước đây, VFA thường quy định cụ thể giá sàn xuất khẩu gạo tối thiểu của từng
chủng loại gạo 5%, 15% và 25% tấm để kiểm sốt tình trạng doanh nghiệp bán phá giá
lẫn nhau trong ký kết hợp đồng.
Đầu năm 2013, nhận định tình hình xuất khẩu gạo ngày càng khó khăn, VFA đã
điều chỉnh quy định đối với giá sàn theo hướng buông, khơng quản lý chặt, nhằm giúp
khơi thơng dịng chảy xuất khẩu gạo, giải cứu thị trường nội địa hay nói đúng hơn là
giải cứu doanh nghiệp xuất khẩu gạo.
Theo đó, VFA chỉ công bố một mức giá sàn duy nhất đối với chủng loại gạo có
chất lượng thấp nhất (gạo 25% tấm) với 370 USD/tấn. Và doanh nghiệp được tự do ký
hợp đồng xuất khẩu, miễn không dưới mức giá sàn này.
Ngay sau khi giá sàn được thay đổi, tình hình xuất khẩu gạo của doanh nghiệp
trong nước được cải thiện một cách rõ rệt. Trong quý I năm 2013, xuất khẩu gạo trên cả
nước đạt gần 1,4 triệu tấn với tổng giá trị trên 616 triệu USD, tăng trên 34% về lượng
nhưng lại giảm gần 6% về giá trị so với cùng kỳ.
Ban đầu, VFA đã nhận định một cách lạc quan rằng giá gạo xuất khẩu sụt giảm
liên tục là do cạnh tranh ngày càng gay gắt từ Ấn Độ, Thái Lan và một số nước xuất
khẩu gạo lớn khác. Nhưng trên thực tế, giá giảm bắt nguồn từ việc giảm giá sàn.
Thương nhân “vô tư” hạ giá xuất khẩu để giành hợp đồng mà vẫn an toàn về hiệu quả
kinh doanh cịn nơng dân mới là người chịu thiệt. Vì doanh nghiệp căn cứ vào giá gạo
xuất khẩu (có khấu trừ chi phí hao hụt) để thu mua nguyên liệu đầu vào. Giá xuất khẩu
giảm dẫn đến tình trạng nơng dân bị ép bán lúa, gạo cho thương nhân với giá rẻ hơn.
Một số trường hợp thương nhân ký hợp đồng mua lúa gạo với giá sàn nhưng đến
khi thu mua trực tiếp thì ép giá thấp hơn giá thỏa thuận với lý do giá xuất khẩu gạo trên
thị trường sụt giảm. Thậm chí có doanh nghiệp còn tự ý chào bán dưới giá sàn mà vẫn
chưa có chế tài để xử lý hoặc cảnh cáo.
Sự “tự tung tự tác” của doanh nghiệp xuất khẩu gạo trong thời gian qua chính là

ngun nhân khiến người nơng dân có thói quen giao thương với thương lái, cị lúa, cị
gạo để có thể bán lúa gạo với giá tốt hơn.

6) Công tác thu mua và tổ chức xuất khẩu gạo:
a) Công tác thu mua:
Sau hơn 1 tháng triển khai công tác thu mua, đến nay, các doanh nghiệp thuộc
Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đã mua hơn 950.000 tấn gạo, đạt khoảng 95%
chỉ tiêu đề ra và dự kiến đến ngày 31/3 sẽ hoàn tất thu mua theo kế hoạch. Ngay sau khi
có thơng tin Chính phủ đồng ý triển khai chương trình thu mua tạm trữ, giá lúa trên thị
trường đã tăng so với thời điểm đầu vụ, giúp nhà nông gia tăng được lợi nhuận. Cụ thể,
giá bình qn lúa tươi ngồi đồng tăng từ 150 - 200 đồng/kg, đạt 4.400 đồng/kg đối với
lúa thường, 4.600 - 5.300 đồng/kg đối với lúa chất lượng cao, lúa thơm. “Giá thu mua
lúa tạm trữ được đánh giá phù hợp với tình hình thực tế trong nước và giá thị trường
quốc tế. Qua những dự báo cân đối cung - cầu, năm nay chúng ta có khả năng xuất khẩu

14


3,5 triệu tấn, giữ mức tồn kho 800.000 - 1 triệu tấn và sẽ đảm bảo giá thu mua tốt cho
nông dân”, ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch VFA khẳng định.
Vụ đông xuân năm nay tỉnh Long An xuống giống hơn 220.000 ha lúa, dự kiến
đạt sản lượng 1,5 triệu tấn lúa và nhận chỉ tiêu thu mua tạm trữ 88.000 tấn gạo (tương
đương với 150.000 tấn lúa). Còn tại tỉnh Đồng Tháp được phân bổ chỉ tiêu cho 6 doanh
nghiệp thu mua tạm trữ 58.000 tấn gạo, ít hơn cùng kỳ năm 2012 là 25.000 tấn. “Cả
tỉnh xuống giống gần 210.000 ha và đến nay đã thu hoạch 197.852 ha, năng suất bình
quân ước đạt khoảng 70 tạ/ha. Hiện các doanh nghiệp giao nhiệm vụ thu mua lúa tạm
trữ trên địa bàn đã hồn tất cơng tác thu mua. Dù số lượng thu mua ít hơn năm trước
nhưng cũng đã góp phần giúp nhà nơng giải phóng lượng lúa tồn kho với giá có lãi”,
ơng Dương Nghĩa Quốc, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng
Tháp cho hay.

Theo số liệu của Cục Trồng trọt, tính đến ngày 19/3, các tỉnh ĐBSCL đã thu
hoạch được hơn 1,2 triệu ha lúa đông xuân và dự kiến đến cuối tháng 4/2013 sẽ thu
hoạch dứt điểm trên 1,5 triệu ha. Với năng suất đạt khoảng 6,8 tấn/ha, sản lượng lúa vụ
đông xuân năm nay sẽ đạt trên 10,6 triệu tấn, trong đó lượng lúa hàng hóa cần tiêu thụ
chiếm gần 80%. Chủ trương mua lúa tạm trữ đã kịp thời giữ được giá lúa gạo, tăng
thêm thu nhập cho nông dân. Theo ông Phong, năm 2013, xuất khẩu gạo chịu nhiều sức
ép về cạnh tranh thị trường, giá cả… nhưng số lượng đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo
đầu năm rất khả quan. Việc tạm trữ lúa gạo sẽ giúp ngành lương thực chủ động hơn
trong điều hành sản lượng tiêu thụ gạo trong năm, từng bước đưa công tác tạm trữ thực
hiện theo đúng kế hoạch góp phần giúp công tác chỉ đạo, kết quả sản xuất, tiêu thụ lúa
hàng năm đi vào ổn định.
b)

Tổ chức xuất khẩu gạo:

Bên cạnh những kết quả khả quan, việc điều hành xuất khẩu gạo thời gian qua
cũng bộc lộ nhiều tồn tại cần chấn chỉnh. Với cơ chế điều hành như hiện nay, tất cả mọi
doanh nghiệp đều có quyền kinh doanh xuất khẩu gạo. Số lượng doanh nghiệp xuất
khẩu gạo đã lên đến hơn 200 doanh nghiệp.
Theo đại diện Hiệp hội Lương thực Việt Nam, hiện có tới 205 doanh nghiệp
đang tham gia xuất khẩu gạo. Trong số này, có 11 doanh nghiệp xuất khẩu lớn nhất
(chiếm tới 69%), 82 doanh nghiệp xuất dưới 1.000 tấn/năm, 41 doanh nghiệp xuất
khoảng 200 tấn, thậm chí có doanh nghiệp 1 năm chỉ xuất khẩu được 1 tấn.
Điều đáng nói là trong số đó có nhiều doanh nghiệp khơng đáp ứng được những
u cầu tối thiểu về cơ sở vật chất phục vụ xuất khẩu. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp
khơng dự trữ đủ lượng gạo cần thiết cho xuất khẩu, chỉ khi ký được hợp đồng xuất khẩu
mới tổ chức mua lúa gạo của dân, dẫn đến tình trạng tới mùa thu hoạch, nông dân phải
chờ doanh nghiệp ký hợp đồng xuất khẩu, thương lái mới đến mua.
Theo Phó thủ tướng Hồng Trung Hải, nếu giữ cơ chế cũ, Việt Nam mỗi năm
xuất tới 6 triệu tấn gạo, nếu chia cho hàng trăm doanh nghiệp thì sẽ tăng thêm chi phí.

Hơn nữa, từ 2011, Việt Nam cho phép doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực
sản xuất và xuất khẩu gạo, kéo theo khả năng dư thừa các nhà máy xay xát, kho chứa...
Vì thế, Phó thủ tướng đặt vấn đề nên xem xét giảm bớt các doanh nghiệp không đủ lực
mà vẫn được phép tham gia xuất khẩu gạo.
15


Trước thực trạng đó, dự thảo lần 4 về nghị định kinh doanh xuất khẩu gạo gồm 7
chương, 29 điều đã bổ sung các điều kiện để doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận
đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo như phải có kho chuyên dùng với sức chứa tối
thiểu 5.000 tấn... Các quy định này sẽ loại bớt những doanh nghiệp khơng có thực lực.
Dự thảo cũng quy định rõ trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc thu mua lúa,
gạo hàng hoá theo chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền và trách nhiệm duy trì mức dự
trữ lưu thông tương đương 20% lượng gạo mà thương nhân đã xuất khẩu trong 6 tháng
trước đó nhằm can thiệp bình ổn giá gạo cung ứng thị trường khi có biến động.
Dự thảo yêu cầu các doanh nghiệp có trách nhiệm đăng ký hợp đồng xuất khẩu
gạo tại Hiệp hội Lương thực Việt Nam với các tiêu chí như giá thoả thuận trong hợp
đồng không thấp hơn giá sàn định hướng xuất khẩu đã được công bố, lượng gạo tồn
kho tối thiểu tương đương 50% lượng gạo trong hợp đồng đăng ký xuất khẩu.
Theo Ban soạn thảo nghị định, quy định này để thúc đẩy thương nhân mua lúa
cho nông dân ngay sau thu hoạch, không bị động chờ hợp đồng xuất khẩu. Bên cạnh đó,
dự thảo cũng quy định việc xây dựng và công bố giá thành sản xuất, giá thu mua định
hướng đảm bảo có lãi cho người sản xuất và giá sàn định hướng xuất khẩu.
Ngoài ra, dự thảo cũng quy định rõ các chế tài áp dụng đối với doanh nghiệp vi
phạm luật chơi như tạm ngừng đăng ký hợp đồng xuất khẩu 3 đến 6 tháng hoặc thậm
chí thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo.
Ngày 14/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn, Văn phịng Chính phủ và
Bộ Công Thương đã tổ chức hội thảo về nghị định kinh doanh xuất khẩu gạo. Phát biểu
tại đây, đa số doanh nghiệp đồng tình với quy định của dự thảo rằng kinh doanh xuất
khẩu gạo phải là ngành hàng kinh doanh có điều kiện.


7) Hiệu quả xuất khẩu gạo của Việt Nam từ năm 2008-2013:
a) Những thành tựu đạt được và tác động kinh tế - xã hội:

Xuất khẩu gạo của Việt Nam đã đạt được một số thành tựu nổi bật như:
Thứ nhất: Thực hiện đường lối, chính sách đổi mới của đảng và nhà nước, kinh
tế nông nghiệp và nơng thơn nước ta đã có những bước phát triển đáng kể.
Thứ hai: Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo không ngừng tăng lên.
Thứ ba: Kết cấu chủng loại gạo xuất khẩu đã có những cải thiện nhất định trong
những năm gần đây.
Thứ tư: Thị trường xuất khẩu gạo không ngừng được mở rộng.
Thứ năm: Xuất khẩu gạo góp phần quan trọng đưa đất nước vượt qua thời kỳ
khó khăn, tạo sự ổn định kinh tế, chính trị, xã hội, tạo tiền đề bước vào giai đoạn phát
triển mới.
Thứ sáu: Xuất khẩu gạo có vai trị quan trọng đối với phát triển nông nghiệp,
nông thôn.
Thứ bảy: xuất khẩu gạo tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo ở
khu vực nơng thơn nói riêng và trong cả nước nói chung.
16


Thứ tám: Xuất khẩu gạo đã đi cùng quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt
Nam từ buổi đầu(1989) và góp phần quan trọng vào q trình này.
b) Hạn chế và nguyên nhân:

Hạn chế:



 Về thị trường xuất khẩu:


Trong thời gian vừa qua thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam vẫn là thị
trường có sức mua thấp thiếu tính bền vững, chủ yếu là thị trường địi hỏi phẩm cấp sản
phẩm không cao.
 Về chất lượng gạo xuất khẩu:

Chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam còn kém, gạo 5% tấm, gạo nếp, gạo
thơm mới chiếm khoảng 50%. Chất lượng gạo xuất khẩu thấp do một số ngun nhân
chính sau:


Thứ nhất: Do giống lúa kém.



Thứ hai: Chính sách hướng xuất khẩu vào các thị trường tập trung với việc
đáp ứng nhu cầu gạo phẩm cấp thấp đã khiến người nơng dân vẫn phải duy
trì sản xuất giống lúa có phẩm cấp thấp đó



Thứ ba: Cơng nghệ chế biến lạc hậu, các công việc sau thu hoạch chưa đạt
được tiêu chuẩn làm thất thoát một lượng gạo đáng kể.

 Về giá gạo xuất khẩu:

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam thấp hơn giá gạo xuất khẩu của một số nước
như Thái Lan, Ấn Độ, Mỹ vì thế kim ngạch xuất khẩu tăng chủ yếu là do tăng khối
lượng xuất khẩu.



Nguyên nhân giá gạo thấp là do:

 Thứ nhất: Chất lượng gạo xuất khẩu còn kém, phẩm chất thấp, mẫu mã chưa đáp

ứng được yêu cầu của các thị trường khó tính, đã làm giá gạo nước ta thấp hơn
giá gạo quốc tế.
 Thứ hai: Cạnh tranh gay gắt giữa chính các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt

Nam trên
thị trường thế giới làm cho giá gạo của Việt Nam giảm thấp
 Thứ ba: Việc quản lý gạo trong xuất khẩu cịn bng lỏng, gạo chất lượng kém

vẫn cịn tham gia vào thị trường xuất khẩu đã ảnh hưởng đến uy tín của gạo Việt
Nam trên thị trường thế giới.
 Thứ tư: Dự báo thị trường nông sản trong khu vực và trên thế giới chưa nhanh

nhạy và chính xác, chưa phân tích đầy đủ các yếu tố tác động đến giá cả trong
nhiều năm.
 Thứ năm: Năng lực tạm trữ gạo xuất khẩu còn yếu nên thường xuất khẩu gạo ồ

ạt vào vụ thu hoạch nên giá thấp, khi giá gạo trên thị trường thế giới lên cao thì
lại khơng có gạo bán.

17


 Thứ sáu: Mức chênh lệch giá gạo của nước ta so với các nước khác còn cao còn

do Việt Nam chưa có được hệ thống bạn hàng tin cậy từ nhiều năm như Thái

Lan, do đó doanh thu xuất khẩu cũng giảm do phải chi khoản hoa hồng môi giới.
 Thứ bảy: Xuất khẩu gạo qua trung gian còn tồn tại khá phổ biến và vì vậy giá

xuất khẩu thấp.

8) Đơn vị và khả năng cạnh tranh của Việt nam trong xuất khẩu gạo:
Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ và Pakistan thường nằm ở vị trí hàng đầu trong
những nước xuất khẩu gạo quan trọng trên thế giới. Tuy nhiên, xét về góc độ giá trị
xuất khẩu thì Việt Nam cho đến nay hầu như đứng sau cùng trong nhóm 4 nước này.
Cho ví dụ, số liệu hiện có năm gần nhất của FAO, năm 2009 về mặt số lượng gạo xuất
khẩu Việt Nam đứng sau Thái Lan kế đến Pakistan và Ấn Độ. Tuy nhiên về giá trị Việt
Nam đứng cuối khi so sánh giá đơn vị 1 tấn gạo cùng năm 2009 như sau: Ấn Độ 1.083
USD, kế đến Pakistan 704 USD, thứ ba là Thái Lan 626 USD và sau cùng là Việt Nam
475 USD cho 1 tấn gạo xuất khẩu. Rõ ràng giá trị đi đôi với chất lượng gạo xuất khẩu
của Việt Nam cũng kém nhất so với nhóm 4 nước này.
Một số liệu khác gần đây giá gạo trong tháng 4 năm 2012, theo nguồn USDA
(Bộ Nơng nghiệp Mỹ) chưa tính giá gạo thơm, gạo các loại khác, chỉ tính gạo trắng có
tỷ lệ tấm khác nhau là sản phẩm xuất khẩu chính của Việt Nam như sau:

Theo bảng giá trên, những loại gạo trắng hạt dài chất lượng trung bình của nước
ta cũng chỉ bán với giá thấp nhất so với cùng loại của Thái Lan và Ấn Độ.
Đối với xuất khẩu gạo thơm, chúng ta mới xuất khẩu gạo thơm sản phẩm chung
chung, chưa có thương hiệu cho từng giống, gọi là gạo thơm 5% tấm (gạo mới), giá chỉ
620 USD/tấn. Trong khi đó gạo thơm có thương hiệu của Thái Lan như Hom Mali
100% phẩm cấp B (mới và cũ) giá 1.000 USD/tấn, Hom Mali siêu A1 605 USD/tấn và
gạo thơm Pathumthani 100% phẩm cấp B là 910 USD/tấn. Chưa kể gạo thơm của Ấn
Độ hay Pakistan như Basmati có giá còn cao hơn rất nhiều.
Chất lượng gạo kém, giá trị xuất khẩu thấp, dẫn đến kim ngạch xuất khẩu cũng
thấp và chắc chắn thu nhập của những đối tượng tham gia đều thấp, nhất là người nông
dân sản xuất lúa cho xuất khẩu. Nguyên nhân dẫn đến chất lượng và giá trị gạo Việt

Nam thấp: Một là, Việt Nam chưa xuất khẩu được nhiều những giống có chất lượng
gạo thơm ngon nổi tiếng trong nước như: Nàng thơm Chợ Đào, Nàng Nhen thơm, Tài
nguyên, Một bụi đỏ, Huyết rồng… Ngồi ra cũng có những giống lúa thơm/thơm nhẹ
do các nhà khoa học chọn tạo nhưng chưa được khai thác cho xuất khẩu, ví dụ OM
3536, OM 4900, OM 7347, OM 6162, ST 3, ST 5, MTL 495… Gạo thơm chúng ta
18


đang xuất khẩu hầu hết đều có nguồn gốc từ nước ngồi ví dụ: Jasmine 85, Khaodak
Mali, DS 10, DS 20… nên nếu xây dựng thương hiệu cũng gặp nhiều khó khăn.
Hai là, chúng ta chưa xây dựng được thương hiệu cho gạo trắng cũng như gạo
thơm nói riêng cho từng giống như các nước Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan đã có. Chúng
ta chỉ có thương hiệu chung là gạo trắng, hạt dài bao nhiêu phần trăm tấm cho cả gạo
thơm và gạo trắng thường. Vì vậy, gạo chất lượng kém do lẫn tạp nhiều giống khác
nhau, trong đó có những giống chất lượng thấp. Qua nghiên cứu, chúng tôi được biết
một nguyên nhân chính mà các giống chất lượng thấp như IR 50404 còn được trồng với
tỷ lệ khá cao do thương lái hay các nhà máy thu mua xay chà trộn chung với các giống
gạo trắng hạt dài với mức độ nhất định để trở thành gạo 5, 10…25% tấm (vì hạt gạo IR
50404 ngắn hơn, xem như là tấm). Chúng ta chưa có tên thương hiệu cho từng giống
như của Thái Lan, Pakistan và Ấn Độ. Các nước này tên thương hiệu hầu như là tên của
giống lúa đã tạo nên chất lượng gạo đặc thù của giống và giá cũng theo chất lượng từng
loại giống quyết định.
Ba là, chúng ta chưa đa dạng sản phẩm gạo xuất khẩu mà hầu hết chỉ là gạo
trắng phẩm cấp trung bình, ít gạo thơm và chưa nhiều dạng gạo đồ (parboiled rice), hay
nếp. Trong lúc Thái Lan xuất khẩu rất đa dạng sản phẩm gạo xuất khẩu có thương hiệu
riêng.Theo nhận định của giới chuyên môn và các nguồn tin cậy, Việt Nam có thể
chiếm vịtrí xuất khẩu hàng đầu của Thái Lan trong năm 2012. Tuy nhiên, cũng có nhiều
thơng tin cho rằng, hiện nay Ấn Độ nổi lên như là một nhà xuất khẩu gạo đáng gờm. Từ
nay, Ấn Độ đã dỡ bỏ rào cản cấm xuất khẩu gạo trắng thường (non-basmati rice) vì
trước đây họ chỉ xuất khẩu gạo thơm Basmiti với giá rất cao, mà khơng xuất khẩu gạo

thường vì lý do an ninhlương thực trong nước. Với việc sản xuất lúa phát triển rồi dỡ bỏ
rào cản cấm xuất khẩu gạo thường, Ấn Độ trở thành là đối thủ cạnh tranh xuất khẩu gạo
thường với Thái Lan và ViệtNam. Từ đó, cũng có nhiều nhận định rằng Ấn Độ có thể
thay thế Việt Nam và Thái Lan trởthành nước xuất khẩu gạo lớn nhất trong năm 2012.
Theo chúng tôi, vấn đề không chỉ cạnh tranh ngôi vị xuất khẩu, cần mà gia tăng
giá trị thông qua tăng chất lượng và phát triển thị trường xuất khẩu cho từng loại gạo
với thương hiệu riêng của Việt Nam là điều quan trọng nhất nhằm gia tăng kim ngạch
xuất khẩu cho đất nước, doanh nghiệp tham gia và nhất là cải thiện đời sống người
nông dân.
Song, việc cạnh tranh xuất khẩu trên thị trường về chất lượng và giá trị vơ cùng
phức tạp cần có sự linh hoạt giữa chất lượng và giá trị để đạt được mục tiêu xuất khẩu
được với số lượng nhiều và giá cả hợp lý và nhất là tìm được đầu ra cho lúa chất lượng
cao để mở rộng phát triển sản xuất nguồn nguyên liệu gạo phẩm chất cao mà chúng ta
có tiềm năng, thu hẹp sản lượng lúa chất lượng thấp để xuất khẩu đạt giá trị cao hơn.
Sắp đến chúng ta sẽ gặp khó khăn về xuất khẩu gạo phẩm chất thấp vì sự cạnh tranh
xuất khẩu mạnh từ Ấn Độ, chứ khơng phải Thái Lan. Ấn Độ có thể cạnh tranh với giá
thấp hơn cả giá của nước ta và Thái Lan. Vì thực chất, trong năm 2012, Ấn Độ đã được
hưởng lợi từ việc chính phủ Thái Lan quyết định tăng giá thu mua lúa gạo cho nông dân
cao hơn giá thị trường khiến sản lượng xuất khẩu của Thái Lan chậm lại và xuất khẩu
của Ấn Độ đang tăng lên vì giá thấp cạnh tranh. Hiện giá gạo của Ấn Độ thấp hơn
khoảng 100 USD so với gạo cùng loại của Thái Lan. Giá gạo 25% tấm FOB của nước
này chỉ khoảng 385 USD/tấn, thấp hơn nhiều so với mức 520 USD/tấn của Thái Lan.
19


Từ đó, để giảm bớt diện tích sản xuất giống lúa chất lượng thấp cần phải liên kết
“bốn nhà” theo kinh nghiệm của nước Uruguay là tổ chức hệ thống liên kết dọc và minh
bạch giữa nông dân, các doanh nghiệp chế biến, các nhà nghiên cứu và chính phủ. Minh
bạch nghĩa là giá xuất khẩu cuối cùng được công khai và nơng dân được hưởng thích
đáng khi bán sản phẩm cho doanh nghiệp chế biến chính thức qua việc ký kết hợp đồng

hàng năm. Doanh nghiệp chế biến gạo đầu tư cho nông dân ứng trước vốn lên đến 70%
nhu cầu vốn cho máy móc nơng nghiệp và các đầu vào sản xuất khác và có kế hoạch
bảo hiểm tập thể với nông dân nhằm bảo vệ nông dân phòng khi tổn thất do thiên tai
gây hại. Doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gạo hợp tác chặt chẻ với các nhà nhập
khẩu gạo quốc tế để cung cấp thông tin định kỳ đến những nhà khoa học chọn tạo giống
lúa ở trong nước nhằm đảm bảo ưu tiên chọn tạo những giống có chất lượng hợp với
yêu cầu thị trường và mang thương hiệu là “Uruguayan”. Uruguay phấn đấu tăng khả
năng đối phó với sự canh tranh dữ dội từ các nước láng giềng như Brasil và Achentina,
cũng như Mỹ, Thái Lan…


Thái Lan là nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới cả về sản lượng và kim ngạch. Yếu
tố quyết định giá của hạt gạo trên thương trường quốc tế chính là chất lượng. Gạo Thái
Lan có giá cao hơn là nhờ ngon, thơm, dẻo, mẩy…, điều đó ai cũng thừa nhận. Gạo
Thái ngon nhờ giống lúa tốt, đặc sản; nhưng nền tảng làm nên chất lượng hạt gạo không
chỉ từ hạt giống, mà được xây dựng từ ý thức của nhà khoa học - người nông dân doanh nghiệp xuất khẩu - khách hàng.



Kinh nghiệm của Ấn Độ là một trong năm cường quốc về xuất khẩu gạo trên thế giới.
Sản lượng gạo sản xuất cũng như xuất khẩu gạo không ngừng tăng trong mấy thập kỷ
qua. Điều này là do Ấn Độ áp dụng nhiều biện pháp tổng hợp trong cuộc “cách mạng
xanh”.
Chính phủ Ấn Độ khuyến khích tăng diện tích đất canh tác lúa Baxmati và lúa
thường nhằm phục vụ cả nhu cầu xuất khẩu lẫn nhu cầu tiêu dùng trong nước. Ấn Độ
chủ trương đưa máy móc, thiết bị đến tay nhà nơng thơng qua việc trợ cấp, cho vay tín
dụng, nhà nơng được trang bị kiến thức, kỹ thuật nông nghiệp hiện đại qua các khóa
học được tổ chức dưới các hình thức phù hợp với trình độ nơng dân. Các thủ tục xuất
khẩu cũng được đơn giản hóa một cách tối đa, giảm bớt các thủ tục hành chính nhằm
khuyến khích nhiều nhất thương nhân tham gia xuất khẩu gạo.




IV.

Kinh nghiệm của Mỹ: Để có được thương hiệu của mình trên thị trường quốc tế, Mỹ đã
có những chính sách về vốn cho quá trình sản xuất và chế biến gạo để xuất khẩu. Mỹ
đầu tư mạnh cho công nghệ, kỹ thuật và cho ra những loại gạo có chất lượng cao.
Những tồn tại trong hoạt động xuất khẩu gạo và nguyên nhân gây ả nh hưởng
đế n hoa ̣t đô ̣ng xuấ t khẩ u ga ̣o của VN hiên nay:
̣
1. Những tồn tại chính:
Từ đầu năm 2013 đến nay, thị trường gạo thế giới diễn biến phức tạp, có sự gia
tăng nguồn cung và tham gia của một số nước mới đã ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình
xuất khẩu gạo của Việt Nam.
Mặc dù các doanh nghiệp đang đồng loạt chạy đua để xin được giấy phép xuất
khẩu gạo, nhưng nhận định về tình hình thị trường hiện nay Hiệp hội Lương thực Việt
Nam cho biết xuất khẩu gạo của Việt Nam đang chậm lại. Nguyên nhân của tình trạng
này là do áp lực xả gạo tồn kho của Thái Lan, vì vậy các doanh nghiệp xuất khẩu gạo
20


của Việt Nam sẽ phải cạnh tranh khốc liệt với Thái Lan để chiếm lĩnh thị trường
Philippines và Indonesia. Cũng theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, trong quý IV tới,
thị trường tiếp tục xu thế sụt giảm. Xuất khẩu gạo chỉ có thể khơi phục nếu nắm bắt
được nhu cầu trong những tháng cuối năm.
Nhận định về tình hình sản xuất và xuất khẩu gạo trong thời gian qua, Bộ Cơng
Thương cho rằng, mặc dù có nhiều thành tựu nhưng quá trình vừa qua đã bộc lộ nhiều
bất cập, từ khâu quản lý đến sản xuất và xuất khẩu.
Đặc biệt, khâu gắn kết giữ thị trường và các đối tác chế biến, sản xuất kinh

doanh xuất khẩu còn khoảng cách nhất định, gây sự đứt đoạn và không mang lại sự ổn
định cho sản xuất nông nghiệp. Bộ Công Thương kỳ vọng, với sự ra đời của Quy hoạch
thương nhân kinh doanh, xuất khẩu gạo, những vấn đề còn tồn tại sẽ dần dần được tháo
gỡ.
Gạo Việt Nam xuất khẩu với số lượng lớn nhưng giá cả thiếu cạnh tranh, trị giá
hạt gạo Việt Nam giảm sút trên thị trường thế giới. Việt Nam chính thức XK gạo với số
lượng lớn được 25 năm. Suốt q trình đó, khơng ít lần khi giá gạo thế giới tăng thì
lượng gạo XK của chúng ta giảm mạnh và ngược lại, khi giá gạo thế giới giảm thì trong
nước lại ồ ạt xuất. Vấn đề nằm ở chỗ, khả năng dự báo thị trường của các doanh
nghiệp XK gạo trong nước còn hạn chế. Khơng nắm được xu thế thị trường thì rất dễ
rơi vào những tình trạng đã nêu trên.
2. Nguyên nhân:
2.1. Nguyên nhân chủ quan:
Vấn đề chính cản trở hoạt động sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt Nam hiện
nay là chưa kết nối được giữa khâu sản xuất với khâu thu mua, lưu thông, chế biến và
xuất khẩu. Chính sách chia đều ruộng đất ở Việt Nam vơ hình chung lại là một trong
những nguyên nhân cản trở cơng nghiệp hóa hoạt động sản xuất nơng nghiệp. Chủ
trương đẩy mạnh trồng lúa nhưng không kèm theo phát triển công nghệ sau thu hoạch
đã đưa đến nhiều hậu quả, nhất là khi thị trường thế giới suy giảm.
Tính độc quyền trong chính sách tiêu thụ và xuất khẩu gạo: Mặc dù có quy định
về tự do mậu dịch nhưng trong thực tế Chính phủ lại giao tất cả quyền hành xuất khẩu
gạo cho Hiệp hội Lương thực Việt Nam. Trong Hiệp hội, hai Tổng Công ty Lương thực
Vinafood 1 và Vinafood 2 chiếm lĩnh đến 60 – 70% thị phần xuất khẩu gạo của cả
nước.
Hiện nay, Việt Nam đang phấn đấu trở thành quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu
thế giới nhưng cần tính tốn cẩn trọng và chính xác về việc Việt Nam đạt được kết quả
như thế nào và nơng dân sẽ được gì từ việc xuất khẩu gạo gia tăng hàng năm.
Để đạt được mục tiêu tăng thu nhập thực tế cho nơng dân thì bản thân người sản
xuất phải thâm canh, tăng vụ, thay đổi giống lúa và phải đầu tư vào năng suất lúa cao
hơn. Điều mà ngành nông nghiệp nước ta hướng đến không chỉ là giống lúa chất lượng

cao mà là vấn đề an ninh lương thực bền vững và bảo đảm thu nhập của người nơng
dân.
Vì vậy, bài tốn xuất khẩu gạo cần phải được xem xét lại theo hướng tiếp cận
mới. Trong thời gian tới, nông nghiệp vẫn là nguồn sống chính của nơng dân nên viê c
̣
xử lý vấn đề an ninh lương thực và tăng thu nhập cho người sản xuất cần được thực
hiện nghiêm túc, bài bản, bảo đảm hiệu quả. Phát huy giá trị tổng hợp của lúa gạo
khơng chỉ nhìn đơn thuần là vấn đề kinh tế như cà phê, hạt tiêu… mà cao hơn, phải tính

21


đến việc hợp tác dài hạn với các quốc gia thiếu gạo để nâng cao giá trị lúa gạo Việt
Nam.
a) Trở nga ̣i từ thiên nhiên:
UBND các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục chỉ đạo việc
gieo cấy lúa vụ Thu Đông với cơ cấu giống lúa phù hợp yêu cầu thị trường, nằm trong
vùng quy hoạch để chủ động né tránh lũ, giảm thiệt hại do thiên tai, nâng cao hiệu quả
sản xuất.
Theo báo cáo từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam, kết quả xuất khẩu gạo tháng 8
đạt 620.532 tấn, trị giá FOB 264,349 triệu USD. Tính đến cuối tháng 8, cả nước xuất
khẩu được 4,678 triệu tấn gạo, trị giá FOB 2,005 tỷ USD. Dự kiến trong tháng 9 này,
xuất khẩu gạo Việt Nam đạt khoảng 650.000 tấn (giảm 100.000 tấn so với kế hoạch).
b)Về thị trường xuất khẩu:
Trong thời gian vừa qua thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam vẫn là thị
trường có sức mua thấp thiếu tính bền vững, chủ yếu là thị trường địi hỏi phẩm cấp sản
phẩm khơng cao. Gạo cấp thấp của Việt Nam đang bị cạnh tranh gay gắt bởi gạo cấp
thấp của Ấn Độ, Myanmar và Pakistan, do vậy loại gạo này có thể bị mất khoảng 20%
thị trường ở khu vực châu Phi, chỉ còn lại 3% gạo chất lượng cao ở thị trường này là có
thể giữ được. “Đây là nguy cơ lớn đang đe dọa tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam.

Trong số 20% này nếu Việt Nam vẫn tiếp tục với gạo cấp thấp 25% tấm thì sẽ rất khó,
vì không thể nào cạnh tranh được với gạo cấp thấp của Ấn Độ và Miến Điện”, ông
Phong quan ngại.
Việt Nam xuất khẩu chậm và sút giảm, không đạt kế hoạch liên tiếp trong 3
tháng 7, 8, 9-2013 do thiếu nhu cầu từ Philippines, Indonesia và trì hỗn nhập khẩu từ
Trung Quốc. Mặc dù xuất khẩu 9 tháng sang Trung Quốc và Philippines tăng so với
cùng kỳ 2012, nhưng không bù đắp được xuất khẩu giảm từ Philippines và Indonesia.
Trong quí 4, dự kiến thị trường chính của Việt Nam vẫn là Trung Quốc với sự cạnh
tranh của Pakistan và Myanmar, và tiếp theo là Châu Phi với nhiều nguồn cạnh tranh
nhất là Thái Lan và Ấn Độ, nhưng tiềm năng vẫn là Indonesia và nhập khẩu tư nhân
Philippines. Nếu Indonesia và Philippines không trở lại thị trường sớm trong tháng 10,
xuất khẩu gạo Việt Nam trong quí 4 sẽ gặp khó khăn và khó hồn thành kế hoạch.
Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) ngày 24/9 công bố số liệu cho thấy kết
quả giao hàng từ ngày 1/9 đến ngày 19/9/2013 đạt 180.118 tấn, trị giá FOB đạt 76,332
triệu USD, trị giá CIF đạt 78,076 triệu USD. Lũy kế xuất khẩu từ đầu năm đến ngày
19/9 đạt 4,858 triệu tấn, trị giá FOB đạt 2,082 tỷ USD, trị giá CIF đạt 2,165 tỷ USD.

22


c) Về chất lượng gạo xuất khẩu:

-

-

Chất lượng gạo là một trong những yếu tố quyết định tới năng lực cạnh tranh
trên thị trường, đồng thời nó cải thiện được hiệu quả xuất khẩu. Chất lượng gạo xuất
khẩu cần được hiểu một cách rộng hơn với ý nghĩa là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh
mức độ đáp ứng yêu cầu đối với gạo xuất khẩu về qui cách, phẩm chất, kiểu dáng, sở

thích, tập quán tiêu dùng. Chất lượng gạo phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó giống,
kỹ thuật canh tác và bảo quản, chế biến là những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất
lượng gạo.
Thứ nhất: Do giống lúa kém.
Thứ hai: Chính sách hướng xuất khẩu vào các thị trường tập trung với việc đáp
ứng nhu cầ u gạo phẩm cấp thấp đã khiến người nông dân vẫn phải duy trì sản xuất
giống lúa có phẩm cấp thấp đó.
Thứ ba: Cơng nghệ chế biến lạc hậu, các công việc sau thu hoạch chưa đạt được
tiêu chuẩn làm thất thoát một lượng gạo đáng kể.
Trong đợt giao hàng từ đầu tháng 9, gạo 4-10% tấm chiếm tỷ trọng lớn nhất, với
khối lượng xuất khẩu đạt 65.476 tấn, tiếp đến là gạo 25-45% tấm đạt 46.466 tấn, và gạo
thơm các loại đạt 30.802 tấn.
d)Về giá gạo xuất khẩu:
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam thấp hơn giá gạo xuất khẩu của một số nước
như Thái Lan, Ấn Độ, Mỹ vì thế kim ngạch xuất khẩu tăng chủ yếu là do tăng khối
lượng xuất khẩu.
Chất lượng gạo xuất khẩu còn kém, phẩm chất thấp, mẫu mã chưa đáp ứng được u
cầu của các thị trường khó tính, đã làm giá gạo nước ta thấp hơn giá gạo quốc tế.
Thực trạng đáng báo động là chính các doanh nghiệp trong nước tự cạnh tranh với nhau
gây ảnh hưởng tới giá. Doanh nghiệp XK gạo của Việt Nam chủ yếu là doanh nghiệp
nhà nước, quen với những hợp đồng theo kiểu tập trung, chính phủ ký kết. Suốt một
thời gian dài như thế, cho nên khi phải đứng ra chủ động đàm phán những hợp đồng
thương mại thì DN khơng quen, thiếu kinh nghiệm nên không giành được giá XK tốt.
Các DN gặp khó trong việc thiếu hợp đồng và vì thế áp lực bán ra càng lớn, kể cả giá
thấp cũng bán.
Việc quản lý gạo trong xuất khẩu cịn bng lỏng, gạo chất lượng kém vẫn còn tham
gia vào thị trường xuất khẩu đã ảnh hưởng đến uy tín của gạo Việt Nam trên thị trường
thế giới.
23



-

-

Dự báo thị trường nông sản trong khu vực và trên thế giới chưa nhanh nhạy và chính
xác, chưa phân tích đầy đủ các yếu tố tác động đến giá cả trong nhiều năm.
Năng lực tạm trữ gạo xuất khẩu còn yếu nên thường xuất khẩu gạo ồ ạt vào vụ thu
hoạch nên giá thấp, khi giá gạo trên thị trường thế giới lên cao thì lại khơng có gạo bán.
Mức chênh lệch giá gạo của nước ta so với các nước khác cịn cao cịn do Việt Nam
chưa có được hệ thống ba ̣n hàng tin cậy từ nhiều năm như Thái Lan, do đó doanh thu
xuất khẩu cũng giảm do phải chi khoản hoa hồng môi giới.
Xuất khẩu gạo qua trung gian còn tồn tại khá phổ biến và vì vậy giá xuất khẩu thấp.
e) Cơ chế, chính sách đối với xuất khẩu gạo:
 Cơ chế chưa mở, chính sách chưa sâu:

Mặc dù đã có nhiều chủ trương, cơ chế chính sách nhưng nhìn vào thực tế thì
tổng vốn đầu tư cho nông nghiệp từ ngân sách chỉ đạt 6,2% so với 20% trước đây. Đối
với FDI, số lượng dự án nơng nghiệp chỉ có 3,3% và tổng vốn đầu tư có 1,3%. Đưa ra
những con số như vậy để thấy rằng môi trường đầu tư vào nông nghiệp vẫn chưa thực
sự mở và tạo được sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.
Cơ chế chính sách, những cơ chế chính sách đã có hiện đã hết dư địa và thiếu
chiều sâu nên khơng cịn sức hấp dẫn đầu tư.
 Rào cản cơ chế:

Lĩnh vực nông nghiệp được xem là một thế mạnh của VN, tuy nhiên thu hút đầu
tư vào lĩnh vực này còn hạn chế do cịn nhiều rào cản về cơ chế.
Ví dụ, sản xuất lúa gạo được xem là một trong những ngành mang lại giá trị kinh
tế, ngành này đã và đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của Chính phủ với một loạt
các chính sách hỗ trợ. Tuy nhiên, sự can thiệp của Chính phủ đơi khi khơng hiệu quả và

thiên vị cho các DN Nhà nước.
Để khắc phục những vấn đề trên, chúng tơi cho rằng các chính sách đề xuất nên
tập trung vào 3 vấn đề chính là: Cải cách thể chế; Nâng cấp chuỗi giá trị gạo và đẩy
mạnh hoạt động kinh doanh và XK
Cụ thể, cải cách thể chế có thể thực hiện bằng việc lập ra hiệp hội người trồng
lúa. Hiệp hội này là một tổ chức kinh tế đại diện cho người trồng lúa để làm việc với
Hiệp hội luơng thực VN (VFA). Bên cạnh đó, Chính phủ cũng cần giao nhiệm vụ phù
hợp cho VFA như là một hiệp hội ngành thể hiện các lợi ích hợp pháp của tất cả các
DN xuất khẩu gạo.


Đối với xuất khẩu gạo, các chính sách tác động mạnh mẽ nhất là:

- Chính sách đất đai: Chính sách chia đều ruộng đất ở Việt Nam vơ hình chung
lại là một trong những nguyên nhân cản trở công nghiệp hóa hoạt động sản xuất nơng
nghiệp. Chủ trương đẩy mạnh trồng lúa nhưng không kèm theo phát triển công nghệ
sau thu hoạch đã đưa đến nhiều hậu quả, nhất là khi thị trường thế giới suy giảm.
Ngành nông nghiệp là động lực phát triển kinh tế đất nước, là nền tảng phát triển
kinh tế tư nhân và thu hút đầu tư nước ngoài. Nhưng đáng buồn là sự đầu tư cho nơng
nghiệp hiện q ít ỏi, thiếu cơng bằng.
Nhìn ra các nước trong khu vực Đông Nam Á, sự đầu tư của nhà nước cho nông
nghiệp rất cao. Thái Lan là ví dụ điển hình. Chính sách của Chính phủ là yếu tố có
tính quyết định đối với q trình tăng trưởng nhanh và đa dạng hóa mạnh mẽ của nông
nghiệp Thái Lan trong mấy thập kỷ qua. Dựa trên cơ chế thị trương tự do, Nhà
24


nước chủ yếu can thiệp một cách gián tiếp vào quá trình sản xuất và phân phối
sản phẩm bằng chiến lược định hướng chính sách, biện pháp cụ thể như: chính sách giá
nơng nghiệp, bảo hiểm, xác định quyền sở hữu ruộng đất, tín dụng. Sự can thiệp trực

tiếp chủ yếu là thông qua đầu tư trực tiếp, nghiên cứu, triển khai và phát triển cơ sở
hạ tầng nông nghiệp. Ở một mức độ nhất định, Nhà nước cũng can thiệp trực tiếp vào
thị trường thơng qua chính sách xuất nhập khẩu.
Trong khi đó, ở VN, các DN đầu tư cho nông nghiệp chủ yếu là DNVN với xuất
phát điểm quá thấp về vốn, công nghệ, điều kiện cơ sở hạ tầng… Để có được đất đai
xây dựng mặt bằng sản xuất, các DN ngoài hàng rào KCN hoàn toàn phải xoay sở trên
thị trường thứ cấp. Ngoài ra, DN cịn tốn rất nhiều thời gian và chi phí cho việc tìm
kiếm đất đai. Nói cách khác, vốn đất vẫn là cản trở số một đối với DNVN đầu tư vào
nông nghiệp. Do vậy, để thu hút tư nhân đầu tư vào nơng nghiệp, trước hết nhà nước
cần có chính sách ưu đãi hơn về hạn điền và thời gian thuê đất, hỗ trợ tích tụ đất đai,
thuế, vốn vay, bảo hiểm rủi ro, đào tạo nguồn lực... Cần tạo điều kiện để nơng dân góp
quyền sử dụng đất vào DN như mua cổ phiếu để họ yên tâm giao đất.
- Chính sách đầu tư: Với đầu tư thiết bị, DN cần có chính sách ưu đãi về vốn, lãi
suất, khơng tính theo năm mà tính theo mùa vụ sản xuất. Bởi lẽ thực tế, các DN địa
phương rất khó có thể tiếp cận được các nguồn vốn vay ở các thể chế tài chính và ln
bị các DN lớn hơn (thường là DN ở các đô thị hoặc DN xuất khẩu) chiếm dụng vốn.
- Chính sách thị trường: tình hình XK gạo Việt Nam sẽ khó khăn hơn trong năm
2013, vì thiếu hợp đồng tập trung để giữ giá như các năm trước và số lượng hợp đồng
thương mại cũng ở mức thấp, nên bị các thương nhân nước ngồi ra sức ép giá. Do đó
tiến độ XK sẽ bị chậm trong quý I và ảnh hưởng đến XK cả năm, trong khi thu hoạch
chính vụ Đơng Xn dự kiến sớm hơn 1 tháng, vào tháng 2/2013. Ngoài ra, các thị
trường truyền thống của Việt Nam như Philippines và Indonesia tăng cường sản xuất,
thực hiện chính sách tự túc lương thực, đã tạo thêm áp lực thị trường. Trong tình hình
này, Việt Nam phải cạnh tranh để giải quyết đầu ra, tiêu thụ kịp thời lúa gạo hàng hóa
vào vụ thu hoạch, vì khơng có khả năng dự trữ lâu và rủi ro cao, nên hiệu quả sẽ thấp
hơn năm 2012.
2.2. Nguyên nhân khách quan:
a) Sự biến động của thị trường gạo quốc tế:
Cung và cầu gạo trên thị trường thế giới:
• Cầu gạo trên thị trường thế giới tăng tùy thuộc vào một số yếu tố sau:

Xuất khẩu gạo phụ thuộc rất nhiều vào thị trường thế giới và nhu cầu lương thực
của các nước khác chứ không chỉ đơn thuần phụ thuộc vào lượng và chất của gạo Việt
Nam.
Kể từ sau năm 2008, khi giá gạo bị đẩy lên trên mức 1.000 USD/tấn, cung – cầu
gạo đã có nhiều thay đổi. Nhiều quốc gia nhận ra rằng khơng thể để an ninh lương thực
của quốc gia mình phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nhập khẩu. Vì thế các quốc gia đã
đẩy mạnh sản xuất lương thực, từng bước tự cân đối sản xuất và tiêu thụ trong nước.
Philippines năm 2008 nhập khẩu 2,5 triệu tấn gạo và là bạn hàng lớn của Việt Nam,
nhưng đến năm 2009 lượng gạo nhập giảm xuống còn 1,8 triệu tấn, năm 2010 nhập
khẩu 1,2 triệu tấn, năm 2011 nhập khẩu 0,8 triệu tấn và năm 2012 chỉ còn 0,6 triệu tấn.
Indonesia, Bangladesh cũng giảm dần nhập khẩu…. Trong khi đó, số quốc gia tham gia
xuất khẩu gạo lại tăng lên.

25


×