Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

SKKN Ngữ Văn THPT rất hay đạt giải A cấp tỉnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (601.53 KB, 21 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài:
Sêđrin từng nói: “Văn học ln nằm ngồi mọi định luật của sự băng
hoại, chỉ mình nó khơng bao giờ thừa nhận cái chết”. Văn học chứa đựng một
sức sống vô cùng mãnh liệt bởi nó khơng chỉ mang đến cho con người những
“vùng trời tri thức” bao la rộng lớn mà nó cịn mang đến cho chúng ta những
bài học làm người quý giá thiêng liêng. Với ba chức năng: nhận thức, giáo dục
và thẩm mỹ; văn học đóng vai trị hết sức quan trọng trong việc giáo dục con
người toàn diện, hướng họ tới những giá trị: chân - thiện - mỹ đích thực. Từ
vai trị to lớn ấy của văn học đặt ra cho chúng ta một vấn đề làm sao để văn
học thực sự trở thành niềm đam mê của học sinh? Muốn làm được điều ấy,
việc trước hết đòi hỏi giáo viên phải tận tâm và nhiệt huyết đồng thời phải ln
khơng ngừng tìm tịi, sáng tạo, đổi mới trong cách dạy để thu hút sự hứng thú
trong tiếp nhận của các em.
Hiện nay đổi mới phương pháp dạy - học đang trở thành nhu cầu tất yếu
của ngành giáo dục Việt Nam nhằm hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng
dạy và học. Tự đổi mới cũng là con đường đưa giáo dục Việt Nam hòa nhập
với nền giáo dục hiện đại toàn cầu, tiến kịp nền giáo dục tiên tiến của các quốc
gia trên thế giới. Đổi mới phương pháp dạy học diễn ra trên khắp các trường
trong cả nước, ở tất cả các bộ môn và đi từ mỗi giáo viên, mỗi học sinh. Trong
đó, đổi mới phương pháp dạy mơn văn học ở trường THPT cũng thực sự được
quan tâm chú trọng. Nhiều tiết dạy, nhiều bài dạy đổi mới có hiệu quả dựa trên
những phương pháp mới đã được các thầy cô ứng dụng. Như vậy, đổi mới
phương pháp giảng dạy đòi hỏi sự cố gắng nỗ lực không nhỏ của các thầy cô
giáo nhằm giúp học sinh cảm thụ sâu sắc tác phẩm, nâng cao thái độ học tập và
tình yêu đối với văn chương.
Hoạt động ngoại khóa văn học là một trong những hoạt động thường
niên hàng năm nhằm củng cố kiến thức và phát huy sự sáng tạo của học sinh.
Song, có một thực tế dễ thấy là do đặc trưng bộ môn thiên nhiều về cảm nhận
tác phẩm văn học nên cách thức tổ chức cũng chưa thực sự mới mẻ. Có thể
ngoại khóa dưới dạng cảm nhận tác phẩm và lên thuyết trình, hoặc tổ chức thi


tìm hiểu kiến thức giữa các đội...Những hình thức này khá quen thuộc và chưa
thực sự cuốn hút học sinh. Từ thực tế đó tơi đã mạnh dạn ứng dụng thử nghiệm
một trong những cách thức ngoại khóa mới nhằm thu hút học sinh hứng thú
tham gia đồng thời là cơ hội để các em hoạt động tập thể, phát huy khả năng
sáng tạo và được thể hiện mình trước đám đơng. Đó là phương pháp sân khấu
hóa tác phẩm văn học - một trong những dạng thức của trực quan hóa trong
giảng dạy. Qua thử nghiệm tơi thấy kiến giải này đã có được những hiệu quả
bước đầu.
Song song với hoạt động ngoại khóa, tiết dạy tự chọn văn học nhất là
văn học dân gian cũng khiến tôi khá trăn trở. Lâu nay, chúng ta quen với cách
dạy đào sâu thêm kiến thức lý thuyết trên cơ sở của bài dạy đã học trong giờ
chính khóa. Tuy nhiên, ta biết rằng văn học dân gian hình thành và phát triển
1


trong mơi trường diễn xướng, nếu chỉ tìm hiểu kí tự trên văn bản khơng thơi thì
e rằng đã làm mất đi tính thực hành của thể loại văn học độc đáo này. Theo tôi,
phải chăng trong những tiết tự chọn văn học dân gian chúng ta có thể ứng dụng
phương pháp sân khấu hóa một hoặc một vài trích đoạn hay nhất của tác phẩm
để học sinh có thể cảm nhận rõ nét hơn về các nhân vật trong truyện dân gian.
Đó là cách để trả văn học dân gian về chính mơi trường hình thành nên nó. Các
em học sinh sẽ có dịp nghiên cứu tác phẩm kỹ hơn để các em hóa thân vào
nhân vật nhằm giúp các em có những cảm nhận sâu sắc hơn về tác phẩm. Đó
cũng là một cách giáo dục học sinh biết yêu mến, gìn giữ và trân trọng những
giá trị văn học dân gian của dân tộc.
Từ những căn nguyên trên, tôi mạnh dạn đề xuất một phương pháp dạy
mới đã được tôi thử nghiệm cho học sinh là: Ứng dụng phương pháp sân
khấu hóa vào hoạt động ngoại khóa văn học và dạy học tiết tự chọn văn
học dân gian ở trường THPT Như Thanh nhằm phát huy tinh thần chủ
động, sáng tạo của học sinh.

2. Mục tiêu nghiên cứu:
Mạnh dạn nghiên cứu đề tài: Ứng dụng phương pháp sân khấu
hóa vào hoạt động ngoại khóa văn học và dạy học tiết tự chọn văn học dân
gian ở trường THPT Như Thanh, chúng tôi muốn phát huy hơn nữa tinh
thần chủ động, sáng tạo của học sinh. Có như vậy, học sinh mới thực sự cảm
nhận được cái hay cái đẹp của tác phẩm không chỉ trên bề mặt câu chữ mà ở
“tầng sâu” của nó nhằm giúp các em củng cố niềm đam mê văn chương, tình
yêu và khát khao khám phá những “gương mặt tinh thần” phong phú, quý
báu của các văn nhân. Đây cũng là cách để chúng ta làm đẹp, làm giàu thêm
tâm hồn các em hướng học sinh tới “những miền khám phá” của nghệ thuật.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu, thể nghiệm
a. Đối tượng
- Học sinh trường THPT Như Thanh
*Năm học 2010 - 2011, tôi nghiên cứu và thực nghiệm sáng kiến kinh
nghiệm ở hai lớp: 12A3 và 12A5.
*Năm học 2011 - 2012, tơi ứng dụng ở lớp 10A9 chương trình nâng cao
và lấy kết quả đối sánh ở lớp 10A7 cơ bản.
b. Phạm vi:
- Chương trình Ngữ văn lớp 10 kì I - phần văn học dân gian
- Chương trình Ngữ văn 12 - phần văn học cách mạng
4. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu tài liệu và các văn bản về lý luận đổi mới phương pháp dạy học.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
- Phương pháp thống kê toán học.

2


B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1. Cơ sở lý luận:
Thực hiện Nghị quyết số 40/2000/QH10 của Quốc hội khóa X; Chỉ thị
số 14/2001/CT-TTg của thủ tướng chính phủ về đổi mới chương trình Giáo dục
phổ thơng; Chỉ thị số 40-CTTW ngày 15/6/2004 của ban bí thư về xây dựng,
nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và các cán bộ quản lí giáo dục, từ năm
học 2006-2007, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai thực hiện chương trình
và sách giáo khoa mới Trung học phổ thơng. Chương trình giáo dục phổ thông
ban hành kèm theo quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5/6/2006 của Bộ
trưởng Bộ GD và ĐT đã nêu: “Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động,
sáng tạo, của học sinh; phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng
học sinh, điều kiện của từng lớp học...”. Thực hiện nghị quyết của Quốc Hội
khóa X và chỉ thị của ngành GD và ĐT, việc thực hiện đổi mới phương pháp
dạy học là yêu cầu tất yếu của mỗi nhà trường, mỗi giáo viên.
Như chúng ta đã biết, quá trình tiếp nhận của con người bao giờ cũng đi
từ dễ đến khó, từ trực quan sinh động đến nghiền ngẫm, suy nghĩ, liên tưởng,
tưởng tượng. Quá trình học sinh tìm tịi tranh ảnh nguồn tư liệu, tự đóng vai
cũng là một cách để các em chủ động trong việc tìm hiểu tác phẩm trước khi
lên lớp.
2. Thực trạng của vấn đề.
2.1. Thực trạng chung.
Một thực tế hiện nay cho thấy ngành giáo dục Việt Nam đang phải đối
mặt với khơng ít những khó khăn, thách thức trong đó việc tạo nên sự cân bằng
trong học tập các môn tự nhiên và xã hội bởi trước sức hút của nền kinh tế thị
trường khi nhu cầu công việc kỹ thuật tăng lên học sinh gần như dần lơ đãng
trong việc học các môn xã hội. Hiện trạng diễn ra ở nhiều mơn nhưng có thể
thấy rõ nhất là môn Văn. Từ hiện trạng trên dẫn tới mỗi giờ học văn, học sinh
thường cảm thấy mệt mỏi, thiếu hứng thú, không chịu tham gia phát biểu xây
dựng bài. Thực tế này không chỉ là vấn đề nhức nhối ở một trường mà đã trở
thành một hiện tượng phổ biến ở nhiều trường.
Trung học phổ thông Như Thanh là một ngơi trường có bề dày về truyền

thống dạy và học tạo nên khơng ít những thế hệ học sinh thành đạt, đóng góp
khơng nhỏ cho cơng cuộc xây dựng đất nước. Đứng trước những yêu cầu thử
thách mới của thời đại, mỗi thầy cô trong nhà trường đã không ngừng trau dồi
nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cũng như sáng tạo tìm tịi trong đổi
mới phương pháp. Riêng về bộ môn Ngữ văn đây được xem là một môn học
thiên nhiều về xúc cảm. Muốn tạo được hứng thú cho học sinh người giáo viên
phải giúp học sinh cảm nhận từ nhiều phương diện. Làm được điều này quả tốn
khơng ít thời gian và cơng sức cho nên nhiều thầy cô đã thử làm nhưng chỉ làm
sơ qua hoặc làm không liên tục.
2.2. Thực trạng hoạt động ngoại khóa văn học và dạy học tiết tự chọn
văn học dân gian ở trường THPT Như Thanh.

3


Trong quá trình quan sát tìm hiểu đi dự các chương trình ngoại khóa văn
học của Tổ Ngữ văn và dự một số tiết dạy tự chọn Ngữ văn của các đồng
nghiệp ở trường THPT Như Thanh, tơi thấy có khá nhiều vấn đề đáng quan
tâm, trăn trở.
*Thực tiễn hoạt động ngoại khóa văn học
Thơng thường hoạt động ngoại khóa văn học lâu nay thường được tổ
chức khá đơn giản dưới hình thức thuyết trình văn học và chơi các trị chơi tìm
hiểu. Tuy nhiên các hình thức trên chỉ giúp các em tìm hiểu kiến thức qua ngơn
từ chứ chưa thực sự đưa học sinh vào thế giới cụ thể, sinh động của tác phẩm
với thế giới nhân vật đa dạng.
Một buổi ngoại khóa văn học cấp tổ ở THPT Như Thanh thường
được tổ chức như sau:
- Các phần chung: Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu….
- Phần nội dung chính:
+Học sinh: Trình bày các tham luận về một tác phẩm văn học ấn tượng

yêu thích, hoặc khám phá một chi tiết một ý nghĩa độc đáo nào đó của tác
phẩm văn học
+ Giáo viên trình bày tham luận về nội dung giảng dạy văn học hoặc các
phương pháp giảng dạy văn học
+Xen kẽ các bài hát được phổ nhạc từ tác phẩm văn học
- Phần cuối: Tổng kết, bế mạc
Từ phần bố cục trên ta nhận thấy thiếu hẳn phần trực quan hóa cho học
sinh thành thử các em lắng nghe một cách mơ màng.Từ đó đặt ra câu hỏi, tại
sao khơng có thêm phần sân khấu hóa tác phẩm văn học để buổi ngoại khóa
thêm hấp dẫn lôi cuốn được đông đảo học sinh tham gia và quan tâm?
*Thực tiễn hoạt động dạy học tiết tự chọn văn học dân gian
Bên cạnh hoạt động ngoại khóa, tiết học tự chọn văn học dân gian của
học sinh lớp 10 nâng cao xưa nay cũng đi theo một lơgic quen thuộc. Trong khi
đó văn học dân gian gắn liền với môi trường diễn xướng, vậy tại sao chúng ta
khơng trả nó về với nơi sinh ra nó, tại sao chúng ta không tạo điều kiện
cho các em trở thành những cơ Tấm, cơ Cám, những Thị Kính, Thị
Mầu....? Đó khơng chỉ là cách giúp các em chủ động sáng tạo trong tiếp nhận
kiến thức mà còn giúp các em khám phá khả năng đặc biệt của mình.
Một tiết tự chọn văn học dân gian thường gồm các bước:
- Tóm tắt lại tác phẩm trên cơ sở đã học ở giờ chính khóa
- Tìm hiểu thêm một vấn đề trọng tâm của tác phẩm hoặc một vấn đề có
tính khái quát
- Tổng kết bài học
- Củng cố: bằng câu hỏi về nhà làm
Nhìn vào cấu trúc này có thể thấy các em sẽ nhàm chán khi học lại kiến
thức đã học, mặt khác các em vẫn hình dung cơ Tấm, cô Cám một cách chung
chung. Nhiều giáo viên chưa thực sự đánh giá đúng về tiết tự chọn nên thiếu đi

4



sự đầu tư và chú trọng đúng mức. Vậy tại sao chúng ta không tự thay đổi để
khơi dậy niềm đam mê văn chương ở học sinh?
Từ những thực tiễn trên tơi mạnh dạn ứng dụng phương pháp sân khấu
hóa vào hoạt động ngoại khóa văn học lớp 12 và dạy học tiết tự chọn văn học
dân gian cho lớp 10 chương trình nâng cao nhằm phát huy khả năng chủ động
sáng tạo, giúp các em không tiếp nhận thụ động mà tự biến mình thành
“những nghệ sĩ” thực thụ trên sân khấu văn học.
3. Các giải pháp thực hiên
Đứng trước những thực tế trên tôi đề ra giải pháp thay thế bằng cách ứng
dụng sân khấu hóa vào hai hoạt động: hoạt động ngoại khóa văn học và hoạt
động dạy học tiết tự chọn văn học dân gian nhằm tạo sự hứng thú cho các em
học sinh.
3.1. Giải pháp thứ nhất
- Đối với hoạt động ngoại khóa văn học tơi thay hình thức phát biểu tham
luận bằng hình thức sân khấu hóa tác phẩm văn học (Biện pháp thứ nhất)
3.2. Giải pháp thứ hai
- Đối với hoạt động dạy học tiết tự chọn văn học dân gian Ngữ văn 10, tơi thay
hình thức tóm tắt văn bản tác phẩm bằng hình thức sân khấu hóa tác phẩm
văn học (Biện pháp thứ hai)
4. Biện pháp thực hiện:
4.1. Biện pháp thứ nhất: Vận dụng phương pháp sân khấu hóa vào hoạt
động ngoại khóa văn học
Để có được một buổi ngoại khóa thành công tất yếu không thể thiếu một
kịch bản văn học được sân khấu hóa. Tơi thay thế hình thức trình bày cảm
nhận thơng thường bằng hình thức sân khấu hóa các tác phẩm trong thời gian
từ 20 đến 30 phút. Thời gian cịn lại của buổi ngoại khóa giành cho các hình
thức khác.
a. Các bước để có một tiết mục sân khấu hóa trong buổi ngoại khóa
*Bước 1: Chuẩn bị kịch bản

Mục đích của phương pháp sân khấu hóa là giúp học sinh hiện thực hóa
một cách sống động văn bản văn học nhằm chuyển tới độc giả những nội dung
cơ bản nhất của tác phẩm. Do đó, chuẩn bị một kịch bản sân khấu không phải
là chuyện qua loa. Đây là một hoạt động cấp tổ có thể huy động học sinh ở
nhiều lớp tham gia nên có thể xây dựng một hoặc kết hợp từ hai tác phẩm
trở lên để vở diễn thêm phần phong phú. Muốn vậy, giáo viên phụ trách mảng
sân khấu hóa này phải giao nhiệm vụ cho từng lớp để hình thành kịch bản. Sau
một thời gian nhất định, giáo viên sẽ chỉnh sửa và chọn ra kịch bản hay nhất.
Yêu cầu của kịch bản
- Bám sát nội dung tác phẩm văn học, làm nổi bật được vấn đề chính mà
tác giả muốn phản ánh qua những trích đoạn hay, độc đáo trong tác phẩm.

5


- Kịch bản phải có sự phân chia rõ ràng các phân cảnh, thứ tự xuất hiện
của các diễn viên và phải có phần chỉ dẫn sân khấu.
- Đối với kịch bản cần có thêm phần nhạc, phải chỉ rõ tên ca khúc hoặc
bản nhạc, thứ tự xuất hiện trong kịch bản....
- Kịch bản phải có sự kết nối các phân cảnh sao cho hợp lí theo một
trình tự lơgic.
- Kịch bản phải thể hiện được sự sáng tạo hợp lý của người viết để tránh
sự khô khan cho vở diễn, có thể thêm hoặc cắt bớt các chi tiết để vở diễn cô
đọng hàm súc.
*Bước 2: Chọn diễn viên cho các vai diễn
Sau khi đã có một kịch bản ưng ý, bước thứ hai là chọn dàn học sinh hóa
thân vào các vai diễn.
Yêu cầu chọn diễn viên
- Học sinh phải có ngoại hình khá giống với vai diễn mà mình đảm nhận
Ví dụ: Nhân vật thị trong Vợ nhặt (kim Lân) phải gầy gị xanh xao,

khn mặt hốc hác....Anh cu Tràng phải cao lớn nhưng người khá thô....
- Học sinh phải có năng khiếu diễn xuất qua giọng nói và dáng điệu,
khơng nói tiếng địa phương, phải u thích nhân vật mình đóng có như vậy các
em mới thật sự nhập thân vào tác phẩm.
- Phải có nhân vật người dẫn chuyện để dẫn dắt và kết nối các phân
cảnh. Người dẫn có thể ở bên trong sân khấu.
*Bước 3: Tập luyện diễn xuất
- Sắp xếp lịch tập luyện trong khoảng một đến hai tuần cho học sinh
sau khi đã phân theo nhóm
Ví dụ: Hai tác phẩm thì phân 2 nhóm
+ Nhóm 1: Vợ chồng A Phủ với các nhân vật: Mỵ, A Phủ, A Sử...
+ Nhóm 2: Vợ nhặt với các nhân vật: Tràng, Thị, cụ Tứ....
- Trong quá trình tập luyện yêu cầu các diễn viên phải học thuộc kịch
bản và thực hiện các điệu bộ theo chỉ dẫn sân khấu. Trên cơ sở như một đạo
diễn người giáo viên phải hướng dẫn chỉnh các động tác diễn xuất. Còn học
sinh phải thực sự nhập thân vào nhân vật để phần diễn xuất được sinh động.
*Bước 4: Làm đạo cụ, chuẩn bị các phục trang và âm nhạc
Phục trang, đạo cụ là một trong những yếu tố hết sức quan trọng trong
một vở diễn. Để có được những phục trang và đạo cụ ưng ý chúng ta phải đọc
kỹ phần miêu tả trong tác phẩm và kết hợp với sự sáng tạo của Gv và Hs
Ví dụ: Mị là người Mơng thì phải chuẩn bị trang phục người Mơng váy
xịe bằng thổ cẩm, có khăn đội đầu. Còn Thị là người đàn bà Kinh thời xưa ở
Bắc Bộ nên phải mặc áo bà ba, váy đụp, khăn mỏ quạ vấn đầu, áo yếm...
- Phục trang có thể thuê hoặc thiết kế thêm trên cơ sở nguồn kinh phí
của tổ và sự hỗ trợ của nhà trường. Phục trang phải phù hợp với vai diễn và
bối cảnh xã hội lúc bấy giờ.
- Đạo cụ phải phù hợp với từng cảnh trên cơ sở huy động sự sáng tạo
của học sinh
6



*Bước 5: Duyệt sân khấu
Sau một thời gian tập luyện chu đáo bước cuối cùng trước khi lên sân
khấu là duyệt thử. Trong quá trình duyệt chúng ta sẽ diễn thử với các đạo cụ và
trang phục đầy đủ đồng thời giáo viên chỉnh sửa cách ra vào sân khấu trước sự
chứng kiến của ban tổ chức buổi ngoại khóa.
*Bước 6: Diễn xuất
Phần diễn xuất là phần học sinh hoàn tồn chủ động trong diễn xuất và
đối thoại. Để có những cảnh diễn xuất thành cơng địi hỏi các em phải diễn
xuất hết mình và có sự phối hợp ăn ý với bạn diễn.
b. Ví dụ:
Để giúp thầy cơ và các em hình dung rõ hơn, tơi sẽ đi vào một mảng văn
học cụ thể là mảng văn học cách mạng với sự xâu chuỗi hai tác phẩm Vợ
chồng A Phủ, Vợ nhặt (chương trình ngữ văn 12). Qua hai tác phẩm này tơi
hình thành một kịch bản nhằm giúp người xem thấy được những nét chung của
văn học cách mạng Việt Nam qua số phận hai người phụ nữ - Thị và Mỵ. Tôi
đã ứng dụng kịch bản này vào hoạt động ngoại khóa văn học cách mạng
1945 - 1975 của tổ Ngữ văn với học sinh hai lớp tôi trực tiếp giảng dạy năm
học 2010 - 2011: 12A3 và 12A5.
Bước 1: Lên kịch bản
Đây là những tác phẩm dài với dung lượng lớn bởi vậy để có thể diễn
xuất trong khoảng thời gian từ 20 đến 30 phút, chúng ta chỉ chọn lựa những
cảnh đặc sắc nhất. Các phần còn lại người dẫn chuyện sẽ dẫn một cách khái
quát. Kịch bản sẽ có phần kết nối và được đặt tên là: Cuộc hội ngộ của
những số phận

Màn 1: Mỵ gặp Thị
Dẫn chuyện: Thấm thoắt thời gian trôi qua thật nhanh, bà Mỵ giờ khơng
cịn là một thiếu nữ trẻ trung như trước nữa mà đã thành một cụ bà.
Nguyện vọng lớn nhất của bà là xuống thăm thủ đơ một lần. Giữa cái

nóng nực ngồi trời, bà Mỵ rẽ vào quán nước của bà Thị uống nước.
Mỵ (lúc già): Chào bà, bà cho tôi chén nước chè với?
Thị (lúc già): Vâng, bà chờ một chút. Trông bà như mới ở miền ngược
xuống phải khơng ạ?
Mỵ: Bà nói phải, tôi ở vùng cao hôm nay muốn xuống thăm thủ đô một
chuyến cho thỏa nguyện. Thấm thoắt vậy mà đã bao nhiêu năm rồi. Nhớ
những ngày còn chúa đất, còn giặc chúng ta khổ quá bà nhỉ?
Thị: Bà nói khiến tôi càng nhớ những ngày cơ cực cầm cự với cái đói.
Mỵ: Vậy à, bà thử kể một chút về cuộc đời bà được không? Đằng nào tôi
cũng phải ngồi chờ ở đây khá lâu để chờ mấy đứa cháu tơi xuống đón.
Thị: Kể ra thì thẹn q. Nhưng thơi bà đã muốn nghe thì tơi cũng chẳng
giấu làm gì. (bà Thị hồi nhớ, chuyển sang bối cảnh 2)
7


Câu chuyện của Thị
-Người dẫn: (kể thay Mỵ) Đó là một năm đói khủng khiếp mà chúng
tơi chưa bao giờ từng gặp phải. Người đói lê la khắp đầu đường xó
chợ trong sự đói rét và rách rưới. Người chết như ngả rạ, người sống
dật dờ như những bóng ma.
(Mở âm nhạc: nhạc không lời với âm điệu thê lương phù hợp với bối
cảnh. Nhân vật quần chúng: trong vai những người đói xuất hiện
trong tiếng nhạc và lời dẫn chuyện)
+quần chúng 1: trong bộ dạng rách rưới, nón tả tơi đang ngửa ra xin
ăn, mò mẫm bò trên mặt đất, tay run run cầm nón.
+quần chúng 2: hai mẹ con dìu nhau đi, người mẹ quá yếu khuỵu
xuống đất.
+quần chúng 3: nhìn thấy một mẩu bánh rơi chạy lại ăn ngấu nghiến.
Tất cả các nhân vật quần chúng diễn ăn khớp với lời kể chuyện)


- Người dẫn: Đúng vào lúc đói khát ấy, tơi tình cờ gặp được ơng
Tràng nhà tơi trong một lần ơng ấy đẩy xe thóc lên tỉnh
- Tràng: (xuất hiện với bộ quần áo thâm quần ống xăn ống thả, vừa
đi vừa hò vu vơ)
+Này các cơ: Muốn ăn cơm trắng mấy giị này!
Lại đây mà đẩy xe bị với anh, nì!
- Thị: (ngúng nguẩy đi lại, quần áo rách như tổ đĩa, tay cầm nón vẩy)
+Hứ, có khối cơm trắng mấy giị đấy? (bĩu mơi)
+Này, nhà tơi ơi nói thật hay nói khốc đấy? (đon đả)
- Tràng: (gãi đầu cười) Thật đấy có đẩy thì ra mau lên!
- Thị: (lon ton lại đẩy xe bị, cười tít): Đẩy thì đẩy chứ sợ gì đằng ấy
nhỉ! (Hai người cùng đẩy xe đi vào sân khấu)

8


- Người dẫn: Sau lần ấy tôi không gặp lại ông ấy. Chợt một hôm lại
thấy ông ấy đẩy xe qua, tôi tức tốc đến gần để nhắc ông ấy lời hứa
hôm trước ông ấy chưa thực hiện.
- Thị: (dằn giọng, xưng xỉa, chống tay, cắp nón) Điêu! Người thế mà
điêu! Hôm ấy leo lẻo cái mồm hẹn xuống thế mà mất mặt!
- Tràng: (cười trừ, gãi đầu) Chả hôm ấy thì hơm nay vậy! Hẵng ở lại
ăn miếng giầu đã.
- Thị: (vênh mặt) Có ăn gì thì ăn chả ăn giầu!
- Tràng: (lần vành quần) Đấy ăn gì thì ăn! Rích bố cu hở!
- Thị (mừng rơn, cười đon đả): Ăn thật nhá! Ừ ăn thì ăn sợ gì! Ăn
bánh đúc nhá!
(bà bán bánh đúc xuất hiện)
- Tràng: Bà lão cho mấy bát bánh đúc!
- Người dẫn: Vậy là tôi ăn một lúc bốn bát bánh đúc mà không biết

no! Chắc hẳn ông nhà tôi cũng khiếp thật!
- Thị: (ăn xong, lấy đũa quệt miệng): Hà ngon! Về nhà chị ấy thấy hụt
tiền thì bỏ bố?
- Tràng (cười): Làm đếch gì có vợ. Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra
khuân hàng lên xe rồi cùng về?
- Thị: (nghĩ ngợi một lát): Ừ, về thì về sợ gì!(Thị và Tràng đẩy xe bị
rồi cùng về)
- Người dẫn: Vậy là chúng tơi thành vợ chồng từ đó. Về nhà mẹ
chồng tôi không khỏi ngỡ ngàng. Bà vừa mừng vừa lo nhưng vẫn chúc
phúc cho tôi. Tôi nhớ nhất buổi sáng đầu tiên về nhà chồng.

9


- Người dẫn: Sáng hơm sau, một khơng khí khác hẳn đã đến với gia
đình tơi, tơi dạy khá sớm cùng u dọn dẹp nhà cửa. Xong đâu đấy cả
nhà ăn cơm sáng. (hai nhân vật xuất hiện theo lời dẫn)
- Bà cụ Tứ: Hôm nay, u đãi chúng mày món chè khốn đây (cảnh bà
cụ Tứ vui vẻ lễ mễ bưng nồi chè khoán bằng cám)
(hai vợ chồng Thị ăn đắng quá chun cả mặt lại để nuốt)
Xuất hiện tiếng trống thúc thuế (phát âm thanh trống)
- Bà cụ Tứ: Lại trống thúc thuế đấy mà!
- Thị: U ơi, con thấy trên mạn Thái Nguyên, Bắc Giang người ta
không chịu đóng thuế nữa đâu u ạ.
- Tràng: (Nghĩ đến cảnh đã trơng thấy) Tơi cịn thấy cả một đồn
người đói cầm lá cờ đỏ chạy trên đê Sộp đi phá kho thóc Nhật. Một
ngày nào đó tơi cũng sẽ đi! Tràng nghĩ ngợi

Thị (già): Câu chuyện của tôi là vậy đấy bà ạ. Nghe chẳng ai tin nổi
phải không bà? Thế bà thì sao?

Mỵ (già) Chuyện của tơi ấy à? Câu chuyện của tôi không đơn giản bà
ạ. Tôi và ông nhà tôi gặp nhau trong cảnh bi đát lắm. Tôi sẽ kể bà
nghe. (hai người đi vào)

Câu chuyện của Mị
(Cho âm nhạc: bài Bài ca trên núi nhằm tạo âm hưởng núi rừng. Mỵ
xuất hiện trong trang phục một cô gái Mông trẻ trung xinh đẹp cầm ô
xoay trịn soi mình bên bờ suối và thổi sáo)
- Người dẫn (kể thay Mỵ): Ngày ấy tơi cịn trẻ lắm lại thổi sáo rất hay
nên khơng ít chàng trai theo đuổi. Nhưng cũng chính lúc đó tơi bị A
Sử bắt về làm dâu gạt nợ cho nhà thống lý Pá Tra để rồi từ đây cuộc
đời tôi là những chuỗi ngày u ám đau khổ. (Đúng lúc đó, một nhân
vật người Mông chạy ra sân khấu trùm bao tải bắt Mỵ, Mỵ kêu cứu)
- Mỵ: Cứu tôi với!

10


Cảnh Mỵ đeo gùi làm lụng vất vả, dáng đi cúi lom khom, mặt gằm
xuống không cảm xúc.
- Người dẫn: Về nhà thống lý Pá Tra, tôi phải làm lụng quần quật
thậm chí bị đánh đập dã man. Thân tơi không bằng thân con trâu, con
ngựa. Một lần A Sử bị đánh ở đâu về liền tức tối trút giận lên đầu tôi.
- A Sử: (dáng đi khệnh khạng quát to) Con Mỵ đâu ra đây tao bảo!
Ây dà, đau quá! Thằng A Phủ mày dám đánh tao à? Tao không tha
cho mày đâu! (Mỵ vội vã chạy tới)
- A Sử (lấy tay giúi đầu Mỵ): mày ở đâu giờ mới ra hả? Bóp chân cho
tao mau! (Mỵ quỳ xuống lặng lẽ bóp chân cho A sử. Như bực mình
điều gì hắn đạp Mỵ ngã, túm tóc Mỵ trói ngược vào cột nhà.)
- A Sử: mày định giết ông hả. Tao biết mày còn muốn đi chơi theo lũ

con giai ngồi kia phải khơng? Tao phải giết mày!
- Người dẫn: Cả đêm bị trói đau nhừ nhưng tơi cứ đứng như một kẻ
mất hồn cho đến sáng.

-Người dẫn: Một hôm có người tên là A Phủ bị dẫn giải về nộp phạt
Quan quân trói tay A Phủ dẫn vào
- Thống lý Pá Tra (ăn mặc sang trọng ngồi chễm chệ hút thuốc
phiện): thằng A Phủ đánh người thì làng xử mày phải nộp vạ 20 đồng
bạc trắng. Mày khơng có tiền thì tao cho mày vay để ở nợ đến khi
nào trả hết tao mới thôi.A Phủ bị bắt quỳ xuống nhận phạt.
- Người dẫn: Kể từ đó, A Phủ phải ở gạt nợ cho nhà Pá Tra. Một lần
anh ta làm mất một con bị, liền bị phạt trói đứng và bị bỏ đói. (xen
cảnh A Phủ bị A Sử bắt trói)
- A Sử: A cái thằng A Phủ, mày dám để mất một con bò nhà tao à?
Bay đâu trói nó lại bỏ đói cho tao! (qn lính trói A Phủ)

11


- Người dẫn: Đêm đêm tôi vẫn ngồi sưởi lửa và mặc cảnh a Phủ bị
trói. Cho đến một hơm tơi thấy dịng nước mắt của A phủ tơi liên nghĩ
(cảnh A Phủ bị trói và Mỵ ngồi sưởi lửa rồi độc thoại nội tâm)
- Mỵ: Chúng nó thật độc ác. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma
nhà nó rồi thì chỉ cịn biết đợi ngày rũ xương ở đây thơi. Cịn người
kia việc gì mà phải chết...
- Người dẫn: Nghĩ thế nào, tôi lại mạnh dạn vượt lên nỗi sợ hãi và cắt
dây trói cứu A Phủ.
- Mỵ: (cắt dây) A phủ đi ngay đi!
(A Phủ tháo dây chạy. Được vài bước Mỵ gọi với)
- Mỵ: A Phủ cho tơi đi. Ở đây thì chết mất!

Cả hai người cùng bỏ chạy

- Mỵ (già): Thế rồi hai chúng tôi thành vợ chồng và đi theo cách
mạng. Vợ chồng tôi đến với nhau như vậy đấy bà ạ.
-Thị (già): Câu chuyện của bà cảm động quá. Tất cả đã qua rồi, bây
giờ chúng ta đã già nhưng có lẽ sẽ chẳng bao giờ chúng ta quên được
cái thời khổ sở ấy đâu bà nhỉ?
- Mỵ: Bà nói phải. cảm ơn bà vì cốc nước chè. Thơi muộn rồi tơi phải
đi đây kẻo các cháu nó chờ. Chào bà nhé!
- Thị: Vâng bà đi mạnh khỏe nhá!
Các nhân vật ra chào khán giả.

*Bước 2: Chọn diễn viên cho các vai diễn
Trên cơ sở kịch bản, gíao viên phụ trách phải chọn được một dàn diễn
viên phù hợp để diễn xuất. Cụ thể như sau:
- Nhóm 1: Vợ nhặt
+Thị: Một học sinh có giọng nói to, khá đanh một chút và ngoại hình hơi gầy
(Lan 12A5)
+Tràng: Một học sinh cao to, giọng nói ồm, trầm (Chuyền 12A5)
+Bà cụ Tứ: một học sinh nữ gầy, thấp và giọng nói nhẹ nhàng (Thanh 12A3)
+Nhân vật quần chúng: 4 nhân vật do Minh, Qn, Ngọc Anh, Hồng 12A5
đảm nhiệm.
- Nhóm 2: Vợ chồng A Phủ
+Mỵ: Thanh Thanh 12A5 (ngoại hình khá đẹp, trắng, đơi mắt sáng, giọng nói
nhẹ nhàng và có mái tóc đen dài)
12


+A Sử: Hơi gầy, mặt đen và cao (Bình 12A3)
+A Phủ: To cao, cơ thể rắn chắc (Tuấn 12A5)

+Thống lý và các vai phụ: Nam, Cường 12A3, Trung, Lục 12A5
*Bước 3: Tập luyện diễn xuất
Yêu cầu học sinh tập luyện nghiêm túc đáp ứng đúng yêu cầu của nhân vật hóa
thân.
*Bước 4: Làm đạo cụ, phục trang và âm nhạc
Phục trang, đạo cụ là một trong những yếu tố hết sức quan trọng trong
một vở diễn. Để có được những phục trang và đạo cụ ưng ý chúng ta phải đọc
kỹ phần miêu tả trong tác phẩm và kết hợp với sự sáng tạo của Gv và Hs
+Vợ chồng A Phủ
- Làm gùi (thuê) bên trong bỏ một ít là cây tượng trưng.
- Ô to màu xanh hoặc đen.
- Dây trói, bàn ghế, tẩu hút thuốc phiện, dao.

Chiếc gùi người Mơng Chàng trai Mơng
+Vợ nhặt:
- Làm nón rách và quần áo rách từ bị phế thải, nón rách và vải vụn để may các
mảnh vá.
- Bát đũa phục vụ cảnh ăn bánh đúc, bánh đúc thật.
- Cốc chén, bàn ghế phục vụ cảnh bán nước chè của bà Thị.
- Xe bị làm bằng xe rùa của cơng nhân xây dựng.

Khăn mỏ quạ

Váy đụp

Bánh đúc

Mơ phỏng xe bị kéo thóc
13



- Âm nhạc: Bài hát: Bài ca trên núi và một đoạn nhạc không lời.
*Bước 5: Duyệt sân khấu
Sau một thời gian tập luyện chu đáo bước cuối cùng trước khi lên sân
khấu là duyệt thử. Trong quá trình duyệt chúng ta sẽ diễn thử với các đạo cụ và
trang phục đầy đủ và chỉnh sửa cách ra vào sân khấu trước sự chứng kiến của
ban tổ chức buổi ngoại khóa.
*Bước 6: Diễn xuất
Yêu cầu học sinh diễn xuất hết mình và cần có thêm một đội ngũ học
sinh phục vụ về thay cảnh, thay phục trang, bật nhạc....Trong quá trình diễn
học sinh phải tạo được ấn tượng riêng cho người xem.
4.2. Biện pháp thứ hai: Vận dụng phương pháp sân khấu hóa vào hoạt động
dạy học tiết tự chọn văn học dân gian (Ngữ văn 10).
a. Các bước thực hiện
*Phần 1: Học sinh diễn xuất một đoạn tiêu biểu trong tác phẩm thay cho
đọc hoặc tóm tắt tác phẩm.
Một tiết dạy tự chọn văn học muốn tạo được hứng thú từ phía học sinh
quả khơng hề đơn giản. Vì vậy tơi tìm cách thay đổi cách dạy học và phân tích
quen thuộc bằng cách đọc - hóa thân qua hình thức sân khấu hóa. Cơ bản các
bước tương tự như với một kịch bản trong ngoại khóa chỉ khác ở chỗ:
- Thời lượng ngắn hơn: Từ 10 - 15 phút
- Số tác phẩm chuyển thể: 1 đoạn trong tác phẩm
- Hoạt động nhóm trong cấp độ lớp học
Do mỗi tuần có một tiết tự chọn nên chúng ta có thể dễ dàng thực hiện
phương pháp này. Không nhất thiết phải tái hiện toàn bộ các tác phẩm ở phần
tự chọn mà chúng ta chỉ chọn một vài trích đoạn tiêu biểu nhất để học sinh
hóa thân. Nguồn kinh phí có thể huy động một phần từ phía giáo viên, sự
ủng hộ của học sinh và nguồn kinh phí đầu tư cho đổi mới phương pháp
dạy học của nhà trường, của tổ bộ mơn.
*Bước 1: Chuẩn bị:

- Về phía giáo viên: Cho học sinh chuẩn bị trước một tuần gồm các khâu: lên
kịch bản, chọn học sinh diễn xuất, chuẩn bị trang phục phù hợp với các nhân
vật, hệ thống âm thanh kèm theo…Giáo viên chia lớp học thành 4 nhóm mỗi
nhóm cùng chuẩn bị một vài tình huống chính của tác phẩm. Sau đó, trước
khi dạy tiết học về tác phẩm có thể chọn một trong 4 nhóm xuất sắc nhất để
diễn chính thức trong tiết học. Giáo viên duyệt nội dung và có những chỉnh
sửa cho phù hợp. Yêu cầu kịch bản phải dựa trên văn bản tác phẩm, cho phép
học sinh sáng tạo trong phần thể hiện diễn xuất chứ không làm sai lệch nguyên
văn tác phẩm.
- Về phía học sinh: Chia làm 4 nhóm tương ứng với 4 tổ của lớp để chuẩn bị
theo sự hướng dẫn của giáo viên. Các nhóm có nhiệm vụ viết kịch bản dựa trên
cơ sở đã đọc kĩ văn bản tác phẩm và phần tình huống mà giáo viên đặt ra. Sau
14


khi đã duyệt qua giáo viên bộ mơn các nhóm sẽ tiến hành chọn học sinh vào
các vai cụ thể và tổ chức tập diễn xuất. Trước khi tiết học chính thức diễn ra,
các nhóm phải chuẩn bị thật tốt cho buổi diễn thử trước đó vài ngày. Nhóm
được chọn vào diễn chính thức sẽ tiếp tục hồn thiện kịch bản và diễn xuất
dưới sự chỉ đạo của giáo viên bộ môn.
*Bước 2: Diễn xuất:
Phần diễn xuất của học sinh sẽ được thay thế cho phần đọc văn bản tác
phẩm tức là phần đọc cảm nhận. Thời gian diễn xuất của học sinh phải tương
ứng với thời gian mà giáo viên dự định cho học sinh đọc văn bản để tránh lạm
sang phần thời gian tìm hiểu tác phẩm.
*Hiệu quả cần đạt: Sau khi xem diễn xuất học sinh phải hiểu được tình huống
đặt ra trong tác phẩm, vấn đề mà tác giả muốn gửi gắm, tâm lý tính cách của
các nhân vật cũng như diễn biến số phận của nhân vật trong tác phẩm. Có như
vậy, học sinh mới có thể “sống” cùng nhân vật trong tác phẩm.
*Phần 2: Giáo viên đưa ra nhận xét và đặt một số câu hỏi thảo luận nhóm

trên cơ sở học sinh vừa quan sát phần diễn xuất.
Sau khi học sinh diễn xuất xong giáo viên phải nhận xét và đưa ra các
câu hỏi thảo luận nhóm.
- Nhận xét diễn xuất:
+Về nội dung: Học sinh đã đáp ứng đúng nội dung hay chưa?
+Về diễn xuất: Học sinh nào diễn tốt, học sinh nào diễn chưa đạt?
+Cho điểm khuyến khích đối với những học sinh có diễn xuất tốt.
- Câu hỏi thảo luận nhóm:
+Là những câu hỏi có tính chất gợi mở, bám sát nội dung tác phẩm.
+Học sinh thảo luận và trả lời các câu hỏi trên nhằm củng cố lại phần kiến thức
đã học.
b. Ví dụ cụ thể:
Sau đây tơi xin đưa ra một ví dụ cụ thể mà tơi đã ứng dụng là sân khấu
hóa một phần truyện cổ tích Tấm Cám.

Màn 1: Tấm xuất hiện

- Người dẫn: Tấm là một cô gái siêng năng chăm chỉ nhưng số phận thật hẩm
hiu phải ở với mụ dì ghẻ độc ác và một cô em gái cùng cha khác mẹ tên là
Cám biếng nhác, ranh mãnh.

15


Cảnh Tấm quét nhà, xay lúa, giã gạo vất vả (lau mồ hơi), thân hình gầy gị.
Bên cạnh đó là Cám với nốt ruồi đen trên mặt đang vuốt tóc chải chuốt và bắt
bướm, quay lại nguýt Tấm.

Màn 2: Dì ghẻ và Cám xuất hiện


- Dì ghẻ: Này các con, lại đây ta bảo (giọng chua ngoa, ra vẻ ngọt nhạt). Hôm
nay các con hãy đi bắt cho ta một giỏ tép. Đứa nào bắt được nhiều hơn ta sẽ
thưởng một cái yếm đào!
- Cám: Dạ (cười hí hửng)
Màn 3: Cảnh bắt tép

Tấm chăm chỉ bắt được một giỏ đầy tép cịn Cám vẫn chẳng có gì. Cám liền
nghĩ ra một kế cướp công chị
- Cám: Chị Tấm ơi, đầu chị lấm. Chị hụp cho sâu kẻo về mẹ mắng!
- Tấm: Đầu chị lấm thật à, chết, phải đi gội cho sạch kẻo mẹ mắng!
Trong lúc ấy, Cám trên bờ lừa trút hết giỏ tép của Tấm. Khi Tấm quay lại chỉ
thấy giỏ khơng Tấm ngồi khóc.
- Tấm: Hu, hu, hu, hu! Chẳng cịn gì cả! Hu hu!

Màn 4: Bụt xuất hiện

- Bụt: Vì sao con khóc?
- Tấm: Dạ thưa Bụt, con bị em Cám lừa trút hết giỏ tép rồi ạ, hu hu!
- Bụt: Thơi, con nín đi, con thử nhìn vào trong giỏ xem cịn gì khơng?
- Tấm: Thưa Bụt vẫn còn một con cá bống ạ.
- Bụt: Con hãy mang bống về nuôi và nhớ mỗi lần cho ăn con phải gọi:
Bống bống bang bang
Lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta
16


Chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người.
- Tấm: Dạ, con nhớ rồi ạ.
Màn 5: mẹ con Cám bắt bống


- Dẫn: Từ đấy ngày ngày Tấm đều ra gọi bống lên ăn cơm và mẹ con Cám tìm
cách rình rập bắt bống (Cảnh Tấm cho cá ăn, mẹ con Cám rình ở đằng xa.)
Một hơm Tấm đi chăn trâu đồng xa, mẹ con Cám ở nhà bắt Bống làm thịt.
- Mụ dì ghẻ: (gọi bống giọng ồm ồm đáng sợ)
Bống bống bang bang
Lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta
Chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người!
- Cám: Ha ha bắt được mày rồi!
Hai mẹ con vào nhà làm thịt vứt xương bống ra vườn.
Màn 6: Tấm nhờ gà trống
tìm xương bống

Dẫn: Tấm trở về gọi bống thì khơng thấy bống đâu nữa
- Tấm: Bống của ta đâu rồi? (Tấm ngồi khóc)
- Bụt: Vì sao con khóc?
- Tấm: Dạ thưa Bụt, bống của con bị người ta bắt mất rồi! Hu Hu Hu!
- Bụt: Con nín đi, hãy nhờ gà trống tìm xương bống và chơn ở bốn chân
giường nhé. (Bụt biến mất, gà trống xuất hiện)
- Con gà: Cục ta cục tác, cho ta nắm thóc ta bới xương cho.
- Tấm: Của gà đây.
Dẫn: Vậy là gà trống bới xương bống cho Tấm.Tấm nhặt xương đem bỏ và lọ
chôn ở bốn chân giường.

Màn 7: Đến
ngày lễ hội

17


Nhân dịp nhà vua mở hội khắp nơi nhân dân náo nức đi xem hội. Mẹ con Cám

cũng hí hửng đi xem (Cảnh mẹ con Cám mặc quần áo đẹp ngúng nguẩy đi qua
sân khấu)
- Dì ghẻ: Trong làng hơm nay có hội nhà vua mở, mẹ con tao đi xem hội. Còn
mày ở nhà lo nhặt cho xong thúng thóc trộn gạo này nghe chửa? Hứ! (hai mẹ
con nguýt miệng)
Tấm lại khóc
- Bụt: Vì sao con khóc?
- Tấm: Thưa Bụt, dì ghẻ bắt con phải nhặt hết thúng thóc trộn gạo này mới
được đi xem hội ạ? Hu Hu Hu!
- Bụt: Được rồi ta sẽ cho một đàn chim sẻ xuống nhặt thóc giúp con. Nhặt
xong con hãy lấy xương bống chơn ở chân giường con sẽ có quần áo đẹp đi dạ
hội. (Tấm đào xương bống và có quần áo đẹp để đi dạ hội (cảnh Tấm ngắm
quần áo đẹp))
Dẫn: .Nhờ may mắn đánh rơi chiếc hài lúc đi xem hội mà cơ Tấm đã trở thành
hồng hậu. Phần sau của câu chuyện mời các bạn theo dõi lần sau. (ra chào)

Như vậy, để có được những tiểu phẩm hay yêu cầu học sinh phải đọc kỹ
tác phẩm và tìm cách diễn xuất sao cho phù hợp nhất trong thời lượng từ 10
đến 15 phút. Qua đó, học sinh sẽ hiểu sâu và nhớ lâu, góp phần nâng cao hiệu
quả truyền đạt kiến thức của giáo viên và lĩnh hội kiến thức từ phía học sinh.
*Hệ thống câu hỏi sau phần diễn xuất:
Sau khi nhóm diễn xuất đã diễn xong, giáo viên nhận xét và sẽ đặt ra
những câu hỏi có vấn đề để học sinh thảo luận theo nhóm trả lời:
+ Câu 1: Sau khi xem xong kịch bản em có cảm nhận như thế nào về tính cách
hai nhân vật Tấm và Cám? Tại sao tác giả dân gian lại cố ý đối lập tính cách
hai nhân vật này?
+ Câu 2: Nhận xét về hành trình đấu tranh của Tấm trước và sau khi thành
hoàng hậu?
+ Câu 3: Có nhất thiết phải để Cám chết khơng? Vì sao?
+ Câu 4: Phát biểu những đặc sắc trong cách kể truyện cổ tích của các tác giả

dân gian?
Trả lời được hệ thống câu hỏi trên, học sinh sẽ thực sự hiểu sâu tác phẩm.
5. Kết quả của việc ứng dụng phương pháp sân khấu hóa:

18


Qua một thời gian nghiên cứu, ứng dụng vào dạy học môn Ngữ văn, tôi
thu được kết quả bước đầu khá khả quan. Dưới đây là một số kết quả thực
nghiệm được tơi thống kê qua hai hình thức:
- Sử dụng phiếu trắc nghiệm độ hứng thú
- Sử dụng hệ thống câu hỏi làm bài kiểm tra nhanh
* Kết quả thống kê phiếu trắc nghiệm:(giành cho phần ngoại khóa)
Sau khi chính các học sinh của hai lớp 12A3 và 12A5 được hóa thân vào
các vai diễn trong hoạt động ngoại khóa qua hai tác phẩm “Vợ nhặt” và “Vợ
chồng A Phủ”, tôi đã sử dụng phiếu trắc nghiệm độ hứng thú của các em. Kết
quả thu được như sau:
Lớp

Sĩ số

12A3
12A5

40
50

Rất hứng thú
SL
TL%

38
95
49
98

Kết quả
Có phần hứng thú
SL
TL%
2
5
1
2

Khơng hứng thú
SL
TL%
0
0
0
0

Từ kết quả trên có thể thấy tỉ lệ hứng thú ở học sinh sau khi xem hoạt
động sân khấu hóa khá cao, chiếm đại đa số. Điều đó chứng tỏ học sinh đã
thực sự bị lôi cuốn vào hoạt động học tập này.
* Kiểm tra bài viết để kiểm nghiệm kết quả của bài học đối với lớp 10A9
và 10A7 năm học 2011 - 2012 (giành cho phần dạy tiết tự chọn VHDG)
Kết quả bài làm thu được ở hai lớp 10A7 và 10A9 như sau:
Lớp


Sĩ số

10A9
(nhóm thực
nghiệm)
10A7 (nhóm
đối chứng)

48
48

Trả lời đầy đủ,
lôgic, sáng tạo
SL
TL%
43
89,6
36

75,0

Kết quả
Trả lời đúng, chưa Mơ màng, lan man
sáng tạo
SL
TL%
SL
TL%
4
8,3

1
2,1
10

20,8

2

4,2

Từ kê bảng thống kê có thể nhận thấy rất rõ sự chênh lệch đáng kể giữa
hai lớp. Lớp 10A7 và 10A9 đều được học bài Tấm Cám trong chương trình
chính khóa nhưng lớp 10A7 khơng được ứng dụng hình thức sân khấu hóa vì
khơng có tiết tự chọn còn lớp 10A9 được ứng dụng trong tiết tự chọn tìm hiểu
thêm về truyện Tấm Cám. Kết quả bài làm cho thấy, tỉ lệ học sinh trả lời câu
hỏi đầy đủ, lô gic, sáng tạo ở 10A9 chiếm tới 89,6 % trong khi ở 10A7 chỉ có
75%. Như vậy, có thể thấy việc ứng dụng sân khấu hóa trong tiết tự chọn văn
học dân gian đã thực sự có được hiệu quả nhất định.
Từ những kết quả trên tôi thiết nghĩ phương pháp dạy học sân khấu hóa
thực sự có hiệu quả trong việc cuốn hút học sinh tham gia tích cực vào tiết học.
Nó phù hợp với chương trình dạy học hướng tới phát huy toàn diện các năng
lực của học sinh trong học tập và khả năng sáng tạo của giáo viên trong giảng
dạy nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo con người bắt kịp với những tiến bộ của
thời đại. Nhờ phương pháp này, học sinh có thể vận dụng tốt khả năng tư duy,
19


sáng tạo, khả năng nghệ thuật…trong học tập; làm việc có hiệu quả hơn đáp
ứng mục tiêu mà UNESCO đề ra: “Học để biết, học để làm, học để tự khẳng
định mình và học để cùng chung sống”.


C. Phần kết luận và đề xuất
1. Kết luận:
Đổi mới phương pháp dạy học là một “hành trình” khơng ít những
khó khăn và thử thách song cũng là một hành trình đầy thú vị bởi qua đó người
giáo viên thể hiện được tài năng, tâm huyết và sự sáng tạo của mình trong vai
trò người hướng dẫn học sinh khám phá kho tàng tri thức của nhân loại. Từ vai
trò quan trọng ấy, nhiệm vụ đặt ra cho người giáo viên là phải giúp các em
hình thành tình yêu, niềm đam mê với văn chương để từ đó các em nhận thức
và tự rút ra cho mình những bài học quý báu về cuộc sống, về đạo đức, về cách
làm người. Muốn đạt được điều ấy, giáo viên phải biết khơi dậy khả năng, sự
chủ động sáng tạo của học sinh, biến mỗi giờ học thành một “sân khấu nhỏ”,
một buổi thảo luận sôi nổi để các em thể nghiệm tài năng và tư duy của mình.
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn Ngữ văn trong nhà trường
tôi nhận thấy việc ứng dụng trực quan hóa trong giảng dạy là vô cùng cần thiết
giúp học sinh tránh được cảm giác buồn chán, mệt mỏi. Mặt khác với cách học
này các em tỏ ra năng động và tích cực hơn, mạnh dạn hơn trong sáng tạo và
thể hiện năng khiếu của mình. Từ những thành cơng bước đầu sẽ lµ nguồn cổ
vũ động viên không nhỏ để tôi tiếp tục ứng dụng cho học sinh trong những
năm tiếp theo nhằm góp một phần nhỏ bé vào “hành trình” nâng cao chất
lượng giáo dục nói chung, chất lượng dạy và học Ngữ văn nói riêng hướng tới
xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
2. Đề xuất:
Để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, bên cạnh sự cố gắng nỗ
lực của giáo viên và học sinh là sự quan tâm sâu sát của nhà trường và sở GD
và ĐT với những việc làm cụ thể như:
*Đối với nhà trường:
- Nên có phịng học chức năng để học sinh thuận lợi hơn trong học tập.
- Đầu tư thêm một số thiết bị chuyên dụng cho việc giảng dạy ngữ văn.
- Cân đối kinh phí để tăng thêm các đồ dùng dạy học trong thư viện nhà

trường, lưu tâm hỗ trợ kinh phí cho các giáo viên mạnh dạn sử dụng phương
pháp mới trong dạy học.
* Đối với sở GD và ĐT:
Mở rộng đối tượng tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học, không chỉ
tập huấn cho tổ trưởng mà các giáo viên khác cũng được bồi dưỡng.
Đây là sáng kiến kinh nghiệm tôi đã ứng dụng trong dạy học Ngữ văn song
chắc hẳn cịn có mặt hạn chế. Kính mong Hội đồng khoa học và các thầy cơ
góp ý thêm để sáng kiến ngày càng hồn thiện. Tơi xin chân thành cảm ơn!

20


Như Thanh, ngày 28 tháng 05 năm
2012.
Người thực hiện

Nguyễn Thị Hà

21



×