Tải bản đầy đủ (.pdf) (171 trang)

Tiểu thuyết và hồi kí Tô Hoài sau 1945 dưới góc nhìn thể loại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.42 MB, 171 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

VŨ THỊ THƢƠNG

TIỂU THUYẾT VÀ HỒI KÍ TƠ HỒI SAU 1945
DƢỚI GĨC NHÌN THỂ LOẠI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC

Hà Nội, năm 2020


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

VŨ THỊ THƢƠNG

TIỂU THUYẾT VÀ HỒI KÍ TƠ HỒI SAU 1945
DƢỚI GĨC NHÌN THỂ LOẠI

Ngành: Lí luận Văn học
Mã số: 9 22 01 20

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Lý Hoài Thu
2. TS. Lê Thị Hƣơng Thủy

Hà Nội, năm 2020




LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn của PGS. TS Lý Hoài Thu và TS. Lê Thị Hương Thủy cùng với sự
góp ý của các nhà khoa học
Các kết quả nghiên cứu của luận án là trung thực và chưa được cơng bố
trong bất kì cơng trình nào.
Tác giả luận án

Vũ Thị Thương


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................. 7
1.1. Những cơng trình nghiên cứu khái qt về tiểu thuyết và hồi kí
Tơ Hồi ............................................................................................................. 7
1.2. Những cơng trình nghiên cứu cụ thể về tiểu thuyết và hồi kí Tơ
Hồi sau 1945 ................................................................................................ 10
1.2.1. Về các tác phẩm tiểu thuyết cụ thể ............................................... 10
1.2.2. Về các tác phẩm hồi kí cụ thể ....................................................... 17
1.2.3. Những cơng trình nghiên cứu về sự tương tác giữa tiểu thuyết
và hồi kí Tơ Hồi .................................................................................... 20
Tiểu kết chƣơng 1 .......................................................................................... 24
Chƣơng 2: VẤN ĐỀ THỂ LOẠI VÀ DIỆN MẠO TIỂU THUYẾT,
HỒI KÍ TƠ HỒI ......................................................................................... 25
2.1. Đặc trƣng thể loại tiểu thuyết và hồi kí ................................................ 25
2.1.1. Tiểu thuyết nhìn từ một số đặc trưng thể loại ............................... 25
2.1.2. Hồi kí nhìn từ một số đặc trưng thể loại ....................................... 34

2.2. Tiểu thuyết và hồi kí Tơ Hồi trong dịng chảy văn xi Việt Nam
hiện đại ............................................................................................................ 40
2.2.1. Giai đoạn trước 1945 .................................................................... 40
2.2.2. Giai đoạn 1945 đến 1985 .............................................................. 43
2.2.3. Giai đoạn 1986 đến nay ................................................................ 48
2.3. Quan điểm sáng tác và sự đổi mới tƣ duy nghệ thuật của Tơ Hồi .. 51
2.3.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến quan điểm sáng tác và tư duy
nghệ thuật của Tơ Hồi ........................................................................... 51
2.3.2. Quan điểm sáng tác của Tơ Hồi .................................................. 53
2.3.3. Sự đổi mới tư duy nghệ thuật của Tơ Hồi ................................... 55
Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................... 59


Chƣơng 3: ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT VÀ HỒI KÍ TƠ HỒI SAU
1945 TỪ GĨC NHÌN THỂ LOẠI................................................................ 60
3.1. Đặc điểm tiểu thuyết Tơ Hồi sau 1945 từ góc nhìn thể loại ............. 60
3.1.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật ...................................................... 60
3.1.2. Kết cấu trần thuật .......................................................................... 73
3.1.3. Giọng điệu trần thuật .................................................................... 82
3.2. Đặc điểm hồi kí Tơ Hồi sau 1945 từ góc nhìn thể loại ...................... 87
3.2.1. Hình tượng tác giả......................................................................... 87
3.2.2. Nghệ thuật khắc họa chân dung nhân vật ..................................... 98
3.2.3. Giọng điệu trần thuật .................................................................. 107
Tiểu kết chƣơng 3 ........................................................................................ 113
Chƣơng 4: SỰ TƢƠNG TÁC THỂ LOẠI GIỮA TIỂU THUYẾT VÀ
HỒI KÍ TƠ HỒI SAU 1945 ..................................................................... 114
4.1. Tƣơng tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam hiện đại và trong văn
xi Tơ Hồi sau 1945 ................................................................................. 114
4.2. Chất tiểu thuyết trong hồi kí Tơ Hồi sau 1945 ................................ 120
4.2.1. Kết cấu trần thuật đa dạng .......................................................... 120

4.2.2. Trần thuật đa điểm nhìn .............................................................. 125
4.3. Chất hồi kí trong tiểu thuyết Tơ Hồi sau 1945 ................................ 131
4.3.1.Tiểu thuyết hóa chất liệu đời tư ................................................... 131
4.3.2. Nghệ thuật trần thuật đậm chất hồi kí ......................................... 140
Tiểu kết chƣơng 4 ........................................................................................ 147
KẾT LUẬN .................................................................................................. 148
DANH MỤC CƠNG TRÌNH CƠNG BỐ CỦA TÁC GIẢ...................... 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 152


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Lịch sử văn học Việt Nam ghi dấu nhiều tên tuổi lớn, trong số đó
khơng thể thiếu Tơ Hồi - nhà văn xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại. Với
hành trình sáng tác gần 75 năm, gia tài chữ nghĩa “đồ sộ” của ông đã mang đến
nhiều cung bậc cảm xúc cho các thế hệ độc giả Việt Nam. Tô Hoài viết nhiều,
viết khỏe, phong phú về số lượng và đặc sắc về chất lượng. Hai mươi tuổi, ơng
đã có những tác phẩm đầu tay được đăng trên Hà Nội tân văn và Tiểu thuyết thứ
bảy. Trong suốt thời gian cầm bút, ông đã sáng tác trên 150 tác phẩm với nhiều
thể loại gồm tiểu thuyết, truyện ngắn, truyện dài, truyện vừa, kí (bút kí, hồi kí,
chân dung), kịch bản phim, tản văn, lí luận - kinh nghiệm sáng tác…cùng sự đa
dạng về đề tài: thiếu nhi, đời sống chiến tranh và hịa bình, miền núi và miền
xi. Ở lĩnh vực nào, ông cũng tạo được dấu ấn và gặt hái được thành cơng.
Đóng góp của Tơ Hồi được ghi nhận ở cả hai chặng đường trước và sau
Cách mạng tháng Tám năm 1945. Đặc biệt giai đoạn sau 1945, Tơ Hồi đạt
được nhiều thành tựu, số lượng tác phẩm nhiều hơn, thể loại phong phú hơn.
Trước 1945, Tơ Hồi chủ yếu viết truyện ngắn và ông cũng sớm thử sức ở thể
loại truyện dài. Đối tượng hướng đến trong sáng tác của nhà văn là thế giới loài
vật, cuộc sống và con người ở vùng quê nội, ngoại thành Hà Nội với các tác
phẩm: Dế Mèn phiêu lưu kí (truyện dài - 1941), Giăng thề (truyện vừa - 1942),

Quê người (tiểu thuyết - 1942), O chuột (truyện ngắn - 1942), Nhà nghèo (tập
truyện ngắn - 1942), Cỏ dại (hồi kí - 1944)…Sau 1945, đồng hành cùng dân tộc,
Tơ Hồi mở rộng phạm vi phản ánh, đi sâu vào cuộc sống của người dân các dân
tộc vùng cao trong kháng chiến chống thực dân Pháp và thành công với nhiều
thể loại. Một số tác phẩm tiêu biểu thời kì này là Truyện Tây Bắc (tập truyện 1953), Mười năm (tiểu thuyết - 1958), Miền Tây (tiểu thuyết - 1967), Nhật kí
vùng cao (nhật kí - 1969), Tuổi trẻ Hồng Văn Thụ (tiểu thuyết - 1971), Tự
truyện (1978), Quê nhà (tiểu thuyết - 1980).…Ở thời kì Đổi mới sau 1986, Tơ
Hồi lại khẳng định tên tuổi của mình trên diễn đàn văn xuôi hiện đại với các tác
phẩm Những gương mặt (chân dung - 1988), Cát bụi chân ai (hồi kí - 1992),
1


Chuyện cũ Hà Nội (truyện ngắn - 1998), Chiều chiều (hồi kí - 1999), Ba người
khác (tiểu thuyết - 2006)…Đối với mỗi giai đoạn sáng tác, Tơ Hồi đều tạo cho
mình một tiếng nói, cách nhìn, phong cách và một cá tính sáng tạo riêng. Với
khối lượng tác phẩm đồ sộ và sáng tác đa dạng, phong phú về thể loại, Tơ Hồi
đã hiện diện như một nhà văn giàu tài năng và sức sáng tạo. Trong “ngôi nhà”
thể loại đó, các nhà nghiên cứu, phê bình đều nhận ra tiểu thuyết và hồi kí là
những thể loại sở trường kết tinh tài năng, tâm huyết nghệ thuật của Tô Hoài và
là hai bộ phận sáng tác chủ yếu trong văn nghiệp của ông. Với các tác phẩm tiêu
biểu được sáng tác sau 1945: Mười năm (tiểu thuyết - 1958), Miền Tây (tiểu
thuyết - 1967), Cát bụi chân ai (hồi kí - 1992), Chiều chiều (hồi kí - 1999), Ba
người khác (tiểu thuyết - 2006), Tơ Hồi thực sự đã trở thành cây bút viết tiểu
thuyết, hồi kí độc đáo và hấp dẫn.
1.2. Một trong những hướng tiếp cận văn học mang lại hiệu quả cao và
được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm là tiếp cận từ phương diện thể loại. Thể
loại là dạng thức tồn tại của chỉnh thể tác phẩm văn học. Thể loại giữ vai trò
quan trọng trong định hình kiểu loại sáng tác và nhận diện tác phẩm. Thể loại là
yếu tố thể hiện rõ nhất đặc trưng loại hình văn học và diện mạo, đường nét,
những yêu cầu, quy định bắt buộc về tổ chức, kết cấu, hình thức của một tác

phẩm văn học. Qua hình thức của một thể loại, nhà văn thể hiện thái độ thẩm mĩ
đối với hiện thực, bộc lộ cách cảm thụ, nhìn nhận và “giải minh” về thế giới và
con người. Tiếp cận một hiện tượng văn học từ phương diện thể loại là hướng
nghiên cứu có sức “vẫy gọi”, ln chứa đựng tính mới, là cách thức nhằm tìm ra
sự độc đáo trong phong cách của từng tác giả đồng thời cũng là một con đường
hứa hẹn có những đóng góp nhất định.
1.3. Ở giai đoạn sau 1945 đặc biệt thời kì Đổi mới, đời sống văn học đương
đại đang có sự đổi mới tư duy nghệ thuật mà tương tác thể loại là một biểu hiện
theo chiều hướng đó. Tương tác thể loại vừa mang tính nội tại, tính tự thân của
q trình vận động đời sống thể loại vừa cho thấy ý thức đổi mới lối viết của chủ
thể sáng tạo. Sáng tác của Tơ Hồi cũng khơng nằm ngồi quy luật đó. Tơ Hồi
một mặt bám sát đặc trưng thể loại mặt khác lại có xu hướng đan xen thể loại:
2


hồi kí đậm chất tiểu thuyết, tiểu thuyết đậm chất hồi kí. Điều này tạo nên một lối
viết văn xi, một kiểu tác giả Tơ Hồi khác biệt so với các nhà văn trước và
cùng thời.
Điểm lại lịch sử nghiên cứu vấn đề, chúng tơi nhận thấy đã có nhiều cơng
trình nghiên cứu về nhà văn Tơ Hồi và sáng tác của ơng. Nhìn chung, ở từng
phương diện, các tác giả đều phát hiện được những điểm độc đáo, hấp dẫn, giá
trị và đóng góp của nhà văn trong nền văn xuôi hiện đại của dân tộc. Tuy nhiên,
những công trình nghiên cứu về sáng tác của Tơ Hồi chưa quan tâm nhiều tới lí
thuyết thể loại. Vì vậy, tìm hiểu, đánh giá một cách chỉnh thể, hệ thống tiểu thuyết
và hồi kí Tơ Hồi sau 1945 dưới góc nhìn thể loại thông qua nghiên cứu đặc điểm
thể loại tiểu thuyết và hồi kí, sự tương tác giữa tiểu thuyết và hồi kí là việc cần thiết,
bù đắp lại những khoảng trống mà các tác giả khác chưa nghiên cứu.
Từ những cơ sở trên, chúng tôi đã thực hiện đề tài Tiểu thuyết và hồi kí
Tơ Hồi sau 1945 dƣới góc nhìn thể loại. Luận án hồn thành hi vọng sẽ góp
thêm một cách nhìn nhận, diễn giải, một hướng nghiên cứu chun biệt từ góc

nhìn thể loại nhằm khẳng định giá trị, sức hấp dẫn trong tiểu thuyết và hồi kí Tơ
Hồi, giúp người đọc có cái nhìn khoa học, khách quan về những đóng góp
nhiều mặt của Tơ Hồi đối với sự phát triển của văn xi Việt Nam hiện đại.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đề tài Tiểu thuyết và hồi kí Tơ Hồi sau 1945 dưới góc nhìn thể
loại, luận án nhằm các mục đích sau:
- Làm rõ quan điểm sáng tác và sự đổi mới tư duy nghệ thuật của nhà văn
Tơ Hồi ở giai đoạn trước và sau 1945 đặc biệt là từ sau 1986 qua đó làm nổi bật
diện mạo, sự vận động, phát triển và sự kế thừa, tiếp biến nghệ thuật viết tiểu
thuyết, hồi kí ở các giai đoạn.
- Xác định đặc điểm tiểu thuyết và hồi kí Tơ Hồi sau 1945 từ góc nhìn thể
loại, lí giải sự tương tác thể loại giữa tiểu thuyết và hồi kí; từ đó khẳng định vị
trí, đóng góp, phong cách, tài năng của nhà văn trong tiến trình vận động văn
xi Việt Nam hiện đại.
3


2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận án được triển khai với các nhiệm vụ chính sau đây:
- Hệ thống hóa những cơng trình nghiên cứu về tiểu thuyết và hồi kí Tơ
Hồi nói chung và sau 1945 nói riêng.
- Xác định đặc điểm tiểu thuyết và hồi kí, làm rõ những chặng đường sáng
tác tiểu thuyết và hồi kí Tơ Hồi, quan điểm sáng tác và sự đổi mới tư duy nghệ
thuật của nhà văn.
- Xác định đặc điểm của tiểu thuyết Tơ Hồi sau 1945 dưới góc nhìn thể
loại trên một số phương diện cơ bản: nghệ thuật xây dựng nhân vật, kết cấu trần
thuật, giọng điệu trần thuật.
- Xác định đặc điểm của hồi kí Tơ Hồi sau 1945 dưới góc nhìn thể loại
trên một số phương diện cơ bản: hình tượng tác giả, nghệ thuật khắc họa chân

dung nhân vật, giọng điệu trần thuật.
- Tìm hiểu sự hịa trộn, mờ nhòe ranh giới thể loại giữa tiểu thuyết và hồi kí
Tơ Hồi sau 1945, nghiên cứu những dấu hiệu và hiệu quả nghệ thuật của sự
tương tác thể loại.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Tiểu thuyết và hồi kí Tơ Hồi sau 1945 dưới góc nhìn thể loại.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Khảo sát một số tiểu thuyết và hồi kí tiêu biểu của Tơ Hồi sau 1945:
Mười năm (tiểu thuyết - 1958), Miền Tây (tiểu thuyết - 1967), Cát bụi chân ai
(hồi kí - 1992); Chiều chiều (hồi kí - 1999); Ba người khác (tiểu thuyết - 2006).
Trong quá trình nghiên cứu, một số tác phẩm của nhà văn Tơ Hồi và các
nhà văn khác sẽ được tham chiếu để so sánh.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
Để thực hiện luận án, chúng tôi sử dụng kết hợp một số phương pháp
nghiên cứu cơ bản sau:

4


4.1. Phương pháp tiểu sử: từ những yếu tố về tiểu sử tác giả sẽ đi sâu vào mối
liên hệ giữa tác giả và tác phẩm để lí giải những đặc điểm cơ bản của tiểu thuyết
và hồi kí, sự tương tác giữa tiểu thuyết và hồi kí Tơ Hồi sau 1945.
4.2. Phương pháp tiếp cận thi pháp học: vận dụng thi pháp học để phân tích các
tác phẩm cụ thể qua đó rút ra những đặc điểm cơ bản của tiểu thuyết và hồi kí
Tơ Hồi sau 1945.
4.3. Phương pháp nghiên cứu liên ngành: nhằm phân tích, lí giải sự tác động
qua lại giữa các yếu tố văn hóa và văn học, thời đại, lịch sử, xã hội đến quan
điểm sáng tác và tư duy nghệ thuật của nhà văn.
4.4. Phương pháp so sánh: nhằm rút ra những điểm tương đồng và khác biệt của tiểu

thuyết và hồi kí Tơ Hồi ở các giai đoạn sáng tác trên các chiều đồng đại và lịch đại,
sự độc đáo và tương hợp trong phong cách sáng tác với các tác giả cùng thời.
4.5. Phương pháp hệ thống: đặt tiểu thuyết và hồi kí Tơ Hồi trong tiến trình
vận động của văn xuôi Việt Nam hiện đại và trong tương quan với các thể loại
khác của nhà văn Tơ Hồi.
Ngồi ra, chúng tôi kết hợp vận dụng các phương pháp, thao tác khác khi
cần thiết: thao tác phân tích - tổng hợp, phương pháp loại hình và lí thuyết thể
loại, tự sự học có liên quan.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án là cơng trình đầu tiên chun biệt nghiên cứu hệ thống về tiểu
thuyết và hồi kí Tơ Hồi sau 1945, dựng lại một cách tương đối đầy đủ diện mạo
và quá trình phát triển của hai thể loại chính trong sáng tác của nhà văn Tơ Hoài
giai đoạn này.
Luận án chỉ ra đặc điểm tiểu thuyết và hồi kí Tơ Hồi sau 1945 dưới góc nhìn
thể loại, sự tương tác thể loại giữa tiểu thuyết và hồi kí Tơ Hồi sau 1945 từ đó thấy
được dấu ấn phong cách, đặc điểm thi pháp và kĩ thuật tự sự của nhà văn.
6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án
6.1. Về mặt lí luận
Với hai thể loại tiểu thuyết và hồi kí, Tơ Hồi đã khẳng định được tên tuổi, vị
trí, tài năng, phong cách sáng tác của mình. Nghiên cứu tiểu thuyết và hồi kí của Tơ
5


Hoài sau 1945 vừa làm rõ đặc điểm thể loại vừa là sự nhận diện cách hịa trộn, xóa
mờ lằn ranh thể loại, từ đó góp thêm một số kiến thức lí luận thể loại, gợi mở một số
vấn đề đối với thực tiễn sáng tạo và tiếp nhận tiểu thuyết, hồi kí Việt Nam hiện đại.
6.2. Về mặt thực tiễn
Tơ Hồi là một trong những tác giả tiêu biểu được giảng dạy trong nhà
trường. Những kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng trong nghiên
cứu, giảng dạy và học tập văn học Việt Nam ở bậc phổ thơng và đại học.

Do vậy, luận án có giá trị lí luận và thực tiễn quan trọng, thiết thực.
7. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận án được cấu trúc
thành bốn chương:
Chương 1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Chương 2. Vấn đề thể loại và diện mạo tiểu thuyết, hồi kí Tơ Hồi
Chương 3. Đặc điểm tiểu thuyết và hồi kí Tơ Hồi sau 1945 từ góc nhìn thể loại
Chương 4. Sự tương tác thể loại giữa tiểu thuyết và hồi kí Tơ Hồi sau 1945

6


Chƣơng 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Những công trình nghiên cứu khái quát về tiểu thuyết và hồi kí Tơ Hồi
Trong nền văn xi Việt Nam hiện đại, Tơ Hồi ln là một cái tên thu hút
nhiều sự chú ý quan tâm, khám phá từ phía người tiếp nhận, các nhà nghiên cứu,
phê bình nhất là những khoảng trống đối với các nghiên cứu chuyên sâu. Các tác
giả đã tập trung nhận xét, đánh giá về phong cách, nghệ thuật kể chuyện, giọng
điệu Tơ Hồi. Phần lớn là ý kiến của các nhà phê bình, nhà văn có tên tuổi như
Phong Lê, Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức, Vương Trí Nhàn, Bùi Hiển…Những ý
kiến đều thống nhất khẳng định Tơ Hồi là nhà văn có phong cách riêng, độc
đáo, cách kể chuyện hóm hỉnh, thơng minh và lối viết đậm đà màu sắc dân tộc.
Tơ Hồi là một nhà văn tài năng, sáng tác đa dạng về thể loại, song nhất
thiết phải nói đến tiểu thuyết. Tiểu thuyết là một trong những thể loại làm nên
tên tuổi Tô Hoài và là thể loại đầu tiên tạo nên phong cách riêng của ơng. Nếu
tính về số lượng, trong hơn 150 đầu sách thì tiểu thuyết chỉ chiếm khoảng chục
tác phẩm, số lượng nhỏ bé trong toàn bộ sự nghiệp văn chương của ông nhưng
lại là thể loại trải đều qua các chặng đường sáng tác từ khi ông mới “chân ráo
chân ướt” bước vào nghề cho đến khi trở thành “lão làng” trong nền văn chương

nước nhà. Tiểu thuyết Tơ Hồi chủ yếu xoay quanh ba vấn đề lớn: thời huyền sử
xa xưa của đất nước, Hà Nội (nội và ngoại thành Hà Nội); miền núi (Tây Bắc,
Việt Bắc). Ở đề tài nào, Tơ Hồi cũng tạo được dấu ấn riêng. Tiểu thuyết Tơ
Hồi hấp dẫn độc giả bởi cách kể chuyện hóm hỉnh, năng lực quan sát và miêu
tả tinh tế, lối văn giàu hình ảnh và ln biến đổi nhịp điệu, ngơn ngữ sáng tạo,
linh hoạt. Vì vậy, tiểu thuyết của Tơ Hồi đã được nhiều tác giả nghiên cứu.
Trong bài viết Tơ Hồi - Nguyễn Sen, khi giới thiệu về Tơ Hồi, nhà nghiên cứu
Vũ Ngọc Phan đã có nhận định về phong cách tiểu thuyết: “Tiểu thuyết của Tơ
Hồi cũng thuộc loại tả chân như tiểu thuyết của Nguyễn Cơng Hoan nhưng Tơ
Hồi có khuynh hướng về xã hội” [95; tr.53]. Và qua một số tiểu thuyết của Tơ
Hồi, nhà nghiên cứu khẳng định Tơ Hồi “là một nhà tiểu thuyết có con mắt
7


quan sát sâu sắc” [95; tr.53]. Khi viết Lời giới thiệu tuyển tập Tơ Hồi, nhà
nghiên cứu Hà Minh Đức đã chỉ ra những nét đặc trưng trong tiểu thuyết của Tơ
Hồi: “Có thể nhận thấy trong tiểu thuyết của ông nhiều phác thảo sắc nét,
những bức tranh miêu tả màu sắc, xen lẫn với dòng nội tâm được biểu hiện qua
số phận của nhân vật. Tiểu thuyết của Tô Hồi thường có cấu trúc gọn, nhịp điệu
nhanh và lối kể đậm đà màu sắc dân tộc. Ngòi bút văn xuôi của ông phát triển
linh hoạt và uyển chuyển theo dòng đời và khả năng đi sát các đối tượng miêu tả”
[95; tr.133]. Nhận xét của nhà nghiên cứu Hà Minh Đức đã góp thêm một tiếng
nói khẳng định giá trị tiểu thuyết của nhà văn Tơ Hồi trên phương diện nội
dung và nghệ thuật. Nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ trong bài viết Tơ Hồi - Nhà
văn Việt Nam hiện đại cũng đã nhận thấy sức hút của tiểu thuyết Tơ Hồi ở tính
dân tộc: “Truyện và tiểu thuyết của anh hấp dẫn bạn đọc nước ngoài bởi một bản
sắc dân tộc rất đậm đà và độc đáo” [95; tr.101]. Độc giả cũng nhận thấy chất
phong tục chính là chất men nồng làm nên sự độc đáo trong tiểu thuyết Tơ Hồi
và là một trong những phương diện làm nên phong cách nghệ thuật của nhà văn.
Khi viết về những phong tục, tập quán ở các miền quê khác nhau, ngịi bút Tơ

Hồi trở nên sắc sảo, tinh tế và ông được đánh giá là một trong những nhà văn
viết hay nhất và đặc sắc nhất. Do vậy, trong bài viết Tơ Hồi, nhà nghiên cứu
Trần Hữu Tá đã đánh giá: “Tơ Hồi có một nhãn quan phong tục đặc biệt nhạy
bén, sắc sảo” [95; tr.160]. Các ý kiến nhận xét, đánh giá của các nhà nghiên cứu
như Vũ Ngọc Phan, Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức, Trần Hữu Tá…đã khẳng định
giá trị, sức hấp dẫn của tiểu thuyết Tơ Hồi và là những gợi mở cho việc nghiên
cứu các tác phẩm tiểu thuyết cụ thể của Tơ Hồi sau 1945.
Cùng với tiểu thuyết, hồi kí là thể loại đặc sắc trong sáng tác của Tơ Hồi.
Tác phẩm hồi kí của Tơ Hồi đã tạo được ấn tượng sâu đậm, có ý nghĩa quan
trọng trong việc tạo nên một diện mạo mới cho sự nghiệp văn học của nhà văn.
Những cơng trình nghiên cứu về hồi kí Tơ Hồi theo thời gian tăng lên đáng kể,
góp phần khẳng định giá trị hồi kí của ơng. Nhà nghiên cứu Hà Minh Đức trong
Lời giới thiệu Tuyển tập Tơ Hồi đã chỉ ra tính xác thực là nét đặc sắc trong
nghệ thuật viết hồi kí Tơ Hồi: “Hồi kí Tơ Hồi là dòng hồi tưởng với cách giới
8


thiệu chắt lọc những sự việc tiêu biểu trong quá khứ. Ơng tơn trọng và tạo được
niềm tin ở bạn đọc. Ơng khơng bịa đặt thêm thắt vào những sự việc đã xảy ra
trong quá khứ và biết tôn trọng tính xác thực của người và việc” [95; tr.131].
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh trong cuốn Nhà văn Việt Nam hiện đại –
chân dung và phong cách đã đánh giá cao về mảng hồi kí, tự truyện của Tơ Hồi:
“Tơi cho rằng Tơ Hồi sinh ra để viết hồi kí, tự truyện. Dường như ơng có một
thứ cảm hứng riêng, có thể gọi là cảm hứng hồi tưởng…” [102; tr.299]. Đồng
thời nhà nghiên cứu khẳng định: “Hồi kí, tự truyện của Tơ Hồi là thể văn sở
trường nhất của Tơ Hồi...ở thể văn này, nhân vật trung tâm chính là cái tôi của
người viết. Cho nên sự hấp dẫn của văn phong Tơ Hồi xét đến cùng là sự hấp
dẫn của cái tôi ấy” [102]. Qua các tác phẩm hồi kí của Tơ Hồi, nhà nghiên cứu
Nguyễn Đăng Mạnh đã bị hấp dẫn bởi: “Một cái tôi khôn ngoan, tinh qi, thóc
mách, lọc lõi, rất mực hiểu mình, hiểu người và có đá chút khinh bạc” của Tơ

Hồi [102]. Nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn trong cơng trình Tơ Hồi và thể
hồi kí đã khẳng định sức mạnh nội lực của Tơ Hồi khi viết hồi kí: “Dường như
cả cuộc đời từng trải đã chuẩn bị cho những trang viết hơm nay của ơng. Hồi kí
là nơi cả con người tác giả cùng cái triết lí ơng mơ hồ cảm thấy và đã theo đuổi
suốt đời cả hai đã có dịp bộc lộ” [117; tr.942]. Trong bài viết Tơ Hồi qua Tự
truyện, nhà nghiên cứu Vân Thanh đánh giá cao mảng hồi kí của Tơ Hồi được
sáng tác qua cách nhìn của con mắt trẻ thơ: “Tơi cho là Tơ Hồi đã thật sự có
đóng góp vào văn học ta mảng sống buồn bã, vật lộn của một thế hệ tuổi thơ hoặc được nhìn qua cách nhìn trẻ thơ để nói một cái gì bản chất của cuộc đời cũ”
[95; tr.399]. Nhà nghiên cứu Phạm Việt Chương ấn tượng khi đọc hồi kí của Tơ
Hồi chính là giọng điệu trần thuật. Giọng điệu trần thuật là yếu tố tạo cho tác
phẩm tính đa thanh và sức hấp dẫn riêng. Tác giả đã nhận xét: “Tơ Hồi sống,
lăn lóc cùng các bạn văn thơ của mình viết về họ bằng bút pháp tả thực. Hiện
thực trần trụi đọng lại thành kỷ niệm. Giọng văn hóm hỉnh mà khơng khinh bạc,
anh điểm những câu kết gây cho người đọc nụ cười cố quên đi nỗi buồn nào do
anh vừa kể qua” [95; tr.404]. Trong bài viết Hồi kí và bút kí thời kì đổi mới, nhà
nghiên cứu Lý Hồi Thu đã nhận định: “Hồi kí Tơ Hồi thể hiện một cái Tôi tự
9


sự giản dị, tỉnh táo, điềm tĩnh ghi nhận mọi sự và thể hiện nó bằng thứ ngơn ngữ
của văn xuôi - một thứ ngôn ngữ đa dạng, lắm cung bậc và thật nhiều sắc thái.
Cái chất hài hước, sự khôn ngoan minh mẫn, vẻ “đáo để” của người viết cũng
bộc lộ thật sắc nét trên các trang hồi kí” [157]. Các nhà nghiên cứu Hà Minh
Đức, Nguyễn Đăng Mạnh, Vương Trí Nhàn, Vân Thanh, Phạm Việt Chương, Lý
Hồi Thu…đã có những nhận định sắc sảo về hồi kí Tơ Hoài và làm tiền đề cho
việc nghiên cứu các tác phẩm hồi kí cụ thể của Tơ Hồi sau 1945.
1.2. Những cơng trình nghiên cứu cụ thể về tiểu thuyết và hồi kí Tơ Hồi
sau 1945
1.2.1. Về các tác phẩm tiểu thuyết cụ thể
Trong số các tiểu thuyết Tơ Hồi sáng tác ở giai đoạn sau 1945, có thể coi

Mười năm (1958), Miền Tây (1967) và Ba người khác (2006) là những tiểu
thuyết tiêu biểu được giới nghiên cứu phê bình và bạn đọc quan tâm. Các tác giả
đã tập trung đưa ra những nhận xét, đánh giá về phương diện nội dung và nghệ
thuật của tác phẩm.
1.2.1.1. Về tiểu thuyết “Mười năm” (1958)
Năm 1958, Tơ Hồi cho ra mắt tiểu thuyết Mười năm với những cố gắng
mới nhưng không ngờ lại bị phê phán gay gắt, bị liệt vào loạt tác phẩm “có vấn
đề”. Vậy “vấn đề” là ở chỗ nào? Một số nhà nghiên cứu cho rằng tác phẩm
nghiêng về chủ nghĩa tự nhiên, chưa làm sáng tỏ vai trò của Đảng ở làng Hạ.
Một số nhà nghiên cứu khác lại cho rằng tác phẩm đề cập đến những cảnh khiêu
dâm, không phù hợp với bối cảnh lúc bấy giờ. Trong bài viết Tơ Hồi, sáu mươi
năm viết…, nhà nghiên cứu Phong Lê đã nhận định: “Những chuẩn bị cho Mười
năm, trên mọi phương diện của vốn sống, tư liệu, cách nhìn và quan niệm nghệ
thuật đáng ra phải là ở một tầm cao, vượt trội lên những gì ơng đã viết” [95;
tr.43]. Nhà nghiên cứu thấy rằng: “Mười năm là một tiểu thuyết đáng nói trên cả
hai mặt hay - dở của Tơ Hồi” [95; tr.44]. Nhà nghiên cứu Phong Lê bình luận:
“Tơi vẫn thấy ở đây những mặt mạnh của Tơ Hồi, qua những chuyện bình
thường và quen thuộc, tạo nên sự sống vĩnh cửu của làng quê và những mặt yếu,
ở nơi mà sự sống của ông chưa tới. Giá ông thu hẹp bớt ý định và đừng quá chú
10


mục nhe nhắm vào một ý đồ quá lớn, như được ngụ ý trong chính cái tên Mười
năm” [95; tr.45]. Nhà nghiên cứu Vân Thanh trong bài viết Sáng tác của Tơ
Hồi nhận thấy: “Tiểu thuyết Mười năm (1958) viết trong giai đoạn này bộc lộ
rõ những sai lầm của tác giả” [95; tr.68]. Tác giả đã chỉ ra những mặt hạn chế
của tác phẩm: “Người đọc chưa thấy được những nét chủ yếu của hiện thực như
những mâu thuẫn cơ bản của thời đại, âm mưu và tội ác của phong kiến, thực
dân, phong trào quần chúng, sự lãnh đạo của Đảng, mặc dù tác giả có đề cập
đến…Ngay những nhân vật được xem là tích cực như Lê và Lạp cũng nhiều khi

có một phẩm chất tầm thường. Các nhân vật phụ nữ cũng ít gây cho ta một sự
kính mến, tơn trọng” [95; tr.68]. Trong bài viết Vấn đề của tiểu thuyết “Mười
năm”, nhà nghiên cứu Như Phong đã nhìn nhận nó như một “vấn đề” cần xem
xét lại. Nhà nghiên cứu cho rằng: “Có người muốn khen tác phẩm ấy, thì mãi
mới tìm ra được một số giá trị nhất định nào đó về ngơn ngữ, về bút pháp…Có
người trách móc nó, nhưng phần nhiều là khó chịu vì những chuyện trai gái sắp
chết đói cịn ngủ với nhau, con đánh bố, những đoạn tả chị hai Tâm có tính cách
khiêu dâm, tả quần chúng cách mạng thành kệch cỡm…” [95; tr.277]. Nhà
nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh thấy rằng: “Nhưng ngay thời ấy, đôi khi ông
cũng cho xen vào ít nhiều khía cạnh “người thường” ở những nhân vật anh hùng.
Như nữ cán bộ cách mạng Hai Tâm đa dâm, lẳng lơ trong tiểu thuyết Mười năm
chẳng hạn. Tác phẩm này vì thế đã từng bị phê phán kịch liệt. Thậm chí dân Hà
Đơng cịn kéo đến phản đối tác giả, cho là ông đã bôi nhọ người q mình”
[191]. Có thể nói, Tơ Hồi là người đầu tiên sớm nhất đã miêu tả tính dục trong
tiểu thuyết của mình nhưng tác phẩm Mười năm của ông lại nhận được nhiều ý
kiến không tán thành và khơng được chấp nhận. Có thể thấy, ở giai đoạn đầu,
tiểu thuyết Mười năm đã được tiếp nhận với những cách nhìn, cách đánh giá phê
phán khá nặng nề.
Ngay sau thời kì Đổi mới, trong khơng khí cởi mở, dân chủ của đời sống
văn học, trong bài viết Cần xác định lại giá trị của “Mười năm”, nhà nghiên
cứu Hà Minh Đức đã góp tiếng nói khách quan, cơng bằng đánh giá lại tác phẩm,
xác định đúng vị trí của nó trong bộ ba tiểu thuyết viết về quê hương của Tô
11


Hồi cũng như với đời văn của ơng và với văn học một thời. Nhà nghiên cứu đã
khẳng định: “Mười năm là một bước phát triển mới của phong cách Tơ Hồi.
Qua cuốn sách này ơng vừa giữ được mặt mạnh và sự sắc sảo của ngòi bút trước
kia, lại tiếp nhận thêm ánh sáng, cách nhìn và phương pháp sáng tác mới” [95;
tr.307]. Đặc biệt, nhà nghiên cứu nhấn mạnh: “Qua Mười năm, Tơ Hồi thể hiện

sâu sắc hiện thực đang vận động cách mạng, đang đổi thay theo cách nhìn và
đánh giá mới với cảm quan nghệ thuật mới mẻ” [95; tr.306]. Nhà nghiên cứu Hà
Minh Đức còn bàn luận thêm: “Nếu bỏ những chi tiết mang màu sắc tự nhiên
chủ nghĩa như cảnh âu yếm của Lạp và Nhàn trong lúc cịn đói lả, cảnh Hai Tâm
ve vãn cánh con trai… thì tác phẩm sẽ hồn thiện hơn” [95; tr.307]. Bên cạnh đó,
nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Điệp cũng đã nhận thấy sự thay đổi tư duy nghệ
thuật của Tơ Hồi trong cách thể hiện: “Mười năm là tác phẩm đã chú ý về tư
duy nghệ thuật. Trong khi nhiều cây bút hướng tới cảm hứng sử thi thì Tơ Hồi
vẫn chú ý đến cuộc sống thường nhật” [30; tr.119].
Với tiểu thuyết Mười năm, các nhà nghiên cứu đã đánh giá mặt thành công và
mặt hạn chế của tác phẩm. Qua đó, người đọc có cái nhìn toàn diện về tác phẩm.
1.2.1.2. Về tiểu thuyết “Miền Tây” (1967)
Năm 1967, tiểu thuyết Miền Tây được xuất bản, tiếp nối dòng suy nghĩ và
sức sáng tạo của nhà văn về đề tài miền núi. Mặc dù, Miền Tây ra đời sau muộn
nhưng tác phẩm vẫn gặt hái những thành công nhất định. Tác phẩm đã đạt được
giải thưởng Hoa sen của Hội nhà văn Á - Phi năm 1970. Tác phẩm ra đời đã
nhận được nhiều ý kiến nhận xét khác nhau. Các ý kiến chủ yếu tập trung đánh
giá trên phương diện nội dung và hình thức của tác phẩm.
Về phương diện nội dung, nhà nghiên cứu Phong Lê đã nhận xét: “Đọc
Miền Tây, ở phần đầu, thật tuyệt vời bút pháp khắc họa và tạo dựng khí hậu của
Tơ Hồi…Một cái mở đầu thật là ám ảnh trên bức tranh đối sánh của lịch sử mới và cũ, trước và sau, xưa và nay mà Tơ Hồi muốn tạo dựng” [95; tr.35].
Theo nhà nghiên cứu Vân Thanh, Miền Tây là “một tiểu thuyết miêu tả những
thay đổi lớn lao về mọi mặt của người dân Tây Bắc trong công cuộc xây dựng
chủ nghĩa xã hội” [95; tr.73]. Hai nhà nghiên cứu Phong Lê và Vân Thanh đều
cho rằng tiểu thuyết Miền Tây phản ánh sự thay đổi của người dân Tây Bắc
trước và sau Cách mạng 1945. Trong cơng trình Văn học Việt Nam hiện đại, nhà
12


nghiên cứu Nguyễn Văn Long lại nhận ra nội dung mới trên một kiểu mơ típ cũ

của tác phẩm: “Tiểu thuyết Miền Tây phản ánh những đổi thay trong công cuộc
xây dựng cuộc sống mới của người dân Tây Bắc trong thời kì mới. Tuy vậy, nhà
văn vẫn sử dụng mơ típ kiểu cuộc đời cũ khổ đau bất hạnh, cuộc đời mới dưới
ánh sáng của Đảng, của cách mạng con người được hồi sinh” [96; tr.185].
Về phương diện nghệ thuật, các nhà nghiên cứu tập trung bàn luận về bút
pháp, nghệ thuật tả cảnh, ngôn ngữ, phong cách của nhà văn Tơ Hồi qua tiểu
thuyết Miền Tây. Trong bài viết Tơ Hồi với Miền Tây, nhà nghiên cứu Phan Cự
Đệ đã đưa ra nhận xét có giá trị về phương diện ngơn ngữ của tác phẩm: “Tơ
Hồi rất chú trọng học tập lời ăn tiếng nói hàng ngày của quần chúng đặc biệt là
ngôn ngữ của ca dao và các truyện cổ dân gian Việt Nam. Trong tiểu thuyết
Miền Tây ta bắt gặp một thứ ngôn ngữ trong sáng, giàu hình tượng của quần
chúng được nâng lên ở một trình độ nghệ thuật mới” [95; tr.344]. Đó là thứ ngơn
ngữ giàu tính địa phương, mang đậm phong cách Tơ Hồi. Nhà nghiên cứu
Nguyễn Cơng Hoan trong bài viết Trau dồi Tiếng Việt lại nhận thấy một thứ
ngôn ngữ được trau chuốt tỉ mỉ, bàng bạc chất thơ trong tiểu thuyết Miền Tây:
“Theo dư luận mà tôi lượm lặt được ở phần lớn độc giả cuốn Miền Tây của Tơ
Hồi thì trong ngành truyện nhỏ và truyện dài của ta mấy chục năm nay, chưa có
một tác phẩm nào viết bằng văn xuôi mà gọt giũa tỉ mỉ từng chữ từng câu, làm
cho nhiều trang phảng phất một chất thơ mà nhiều bài thơ còn thua xa” [95;
tr.520]. Trong bài viết Đọc Miền Tây, nhà nghiên cứu Khái Vinh bình luận rằng:
“Miền Tây là cuốn tiểu thuyết viết sinh động có nhiều chương tả cảnh rất hấp
dẫn…Miền Tây bộc lộ một cách dễ thấy một số điểm mạnh và điểm yếu. Sau
Truyện Tây Bắc, Miền Tây là một cố gắng mới rất đáng q của Tơ Hồi trong
việc phản ánh, miêu tả những thay đổi kì diệu của các dân tộc trên vùng cao của
Tổ quốc” [95; tr.360]. Qua nhận xét của nhà nghiên cứu Khái Vinh, người đọc
có thể thấy sự chuyển biến về tư tưởng trong sáng tác của nhà văn Tơ Hồi. Với
Tiểu thuyết Miền Tây của Tơ Hồi, nhà nghiên cứu Hà Minh Đức cũng cho
người đọc nhận thấy chất kí sự đậm nét trong tiểu thuyết của Tơ Hồi: “Trong
nhiều chương, tác giả vận dụng lối tái hiện trực tiếp của kí sự, dựng lên từng
mảng cuộc sống cịn tươi mới trong đó con người tác động lẫn nhau, tham gia

vào những sự kiện khác nhau của thực tế xã hội” đồng thời khẳng định tài miêu
13


tả của nhà văn “giàu chất hội họa và tạo hình” [95; tr.351]. Trong bài viết Tơ
Hồi - Nhà văn Việt Nam hiện đại, nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ cho rằng: “Miền
Tây là một cuốn tiểu thuyết vừa giàu chất kí sự vừa giàu chất thơ…Đặc điểm
phong cách Tơ Hoài là bao giờ cũng cố gắng gắn liền chất hiện thực với màu sắc
lãng mạn, trữ tình thơ mộng” [95; tr.86]. Chất thơ được thể hiện qua bức tranh
thiên nhiên, phong tục tập quán và phẩm chất tốt đẹp của con người miền núi
với ngôn ngữ giàu âm thanh, hình ảnh, nhịp điệu, giọng điệu trữ tình, sâu lắng.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Long đã nhận thấy tiểu thuyết của Tơ Hồi dung dị,
tự nhiên: “Tiểu thuyết Tơ Hồi là hình ảnh của dịng đời tự nhiên, chảy trơi miên
viễn. Cuộc sống hiện ra dưới cái nhìn của Tơ Hồi thật dung dị tự nhiên như nó
vốn thế: có một thứ của sinh hoạt đời thường, vặt vãnh, cái tốt đẹp và cái tầm
thường, có đời sống xã hội, vận động của lịch sử và đời sống thế sự, sinh hoạt
phong tục” [73]. Nhà nghiên cứu Phạm Duy Nghĩa đã cho người đọc thấy được
đặc trưng phong cách sáng tác về miền núi của Tơ Hồi: “Đời thường, bình dị và
trầm buồn, đó là miền núi của Tơ Hồi. Những đặc trưng phong cách này đã
khơi gợi lịch sử nhiều đau thương của miền núi theo một cách riêng, gần gũi và
nhân bản. Nét dịu dàng, sâu lắng, giàu chất thi họa của nó cũng là một đặc sắc
thẩm mĩ, vừa mộc mạc cổ điển vừa có sức sống lâu bền” [73]. Nhà nghiên cứu
Miên Thảo lại cho rằng bút pháp hiện thực và bút pháp lãng mạn làm nên sức
hút tiểu thuyết Tơ Hồi: “Bằng lối dựng chuyện tài tình, Tơ Hồi đã khắc họa
chân dung một cách tài ba về những nhân vật như Giàng Súa, Thào Khay, Vừ
Sóa Tỏa. Trong tác phẩm, bút pháp hiện thực và bút pháp lãng mạn song hành
đã làm nên vẻ đẹp rất chân thật mà cũng rất giàu chất thơ mộng, lãng mạn của
núi rừng” [73].
Với tiểu thuyết Miền Tây, hầu hết các ý kiến đều tập trung đánh giá mặt
thành công của tác phẩm trên phương diện nội dung và nghệ thuật. Điều đó

khẳng định giá trị, sức hấp dẫn của tiểu thuyết Miền Tây.
1.2.1.3. Về tiểu thuyết “Ba người khác” (2006)
Năm 2006, ở tuổi 86, Tơ Hồi cho ra mắt tiểu thuyết Ba người khác. Từ
khi Ba người khác được xuất bản, tác phẩm đã gây được sự chú ý và tạo ra nhiều
tranh luận sôi nổi đối với độc giả và giới phê bình, nghiên cứu. Ngay những
dòng đầu tiên của tiểu thuyết, người đọc đã bị cuốn hút vào thế giới của những
14


“rễ và chuỗi”, của cán bộ “đội”. Trong Lời giới thiệu về tiểu thuyết của Nhà xuất
bản Đà Nẵng, tác giả đã viết: “Nội dung không vẽ lại diện mạo của cuộc cải
cách ruộng đất mà đi sâu vào khía cạnh con - người, thế cuộc, qua những nét
sinh hoạt, tác vụ xoay quanh họ. Do có độ lùi cần thiết, tác giả đã nhận chân
những nét bản năng, ấu trĩ, kể cả những sai lầm tội lỗi của những con người cụ
thể (mà họ chưa có ý thức được), ở đội công tác cụ thể, trong bối cảnh nhận thức
chung ở các vùng miền, nhất là nông thôn vùng sâu xa còn nhiều yếu kém” [69;
tr.5-6]. Sau khi xuất bản, tác phẩm trở thành tâm điểm của nhiều cuộc tranh luận,
nhiều diễn đàn. Tuy nhiên, điểm nhấn của những tranh luận này là Toạ đàm về
Ba người khác do Hội Nhà văn Hà Nội tổ chức vào ngày 22 tháng 12 năm 2006.
Hội thảo đã nhận được sự tham gia đơng đảo của nhiều tác giả. Có những ý kiến
khen, chê, có những ý kiến tán thành, có những ý kiến trái chiều. Buổi hội thảo
đã tạo nên dấu ấn đặc biệt trong việc đánh giá và nhìn nhận một cách nghiêm túc,
khách quan, công bằng về giá trị cuốn tiểu thuyết Ba người khác.
Nhóm ý kiến thứ nhất là của các nhà nghiên cứu như Lê Sơn, Nguyên Ngọc,
Lại Nguyên Ân, Văn Giá, Văn Long. Hầu hết các ý kiến của các tác giả này đều
đánh giá cao giá trị của tác phẩm. Nhà nghiên cứu Lê Sơn cho rằng: “Đây là một
trong những đỉnh cao của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, tái hiện khơng khí tâm
lý của những người trong cuộc. Đây là lời sám hối và tiếng kêu. Người đọc thấy
cũng có mình ở trong đó. Ba người khác là chúng ta và mặt khác của chúng ta”
[190]. Nhà nghiên cứu Nguyên Ngọc đánh giá lối viết độc đáo của Tơ Hồi:

“Cách viết hay, độc đáo về cải cách ruộng đất. Không viết về nông dân mà viết
về ba anh đội…Về bút pháp, văn học chúng ta cịn lâu lắm mới thốt ra bút pháp
sử thi. Tơ Hồi đã thốt ra từ Cát bụi chân ai, Chiều chiều, nhưng đó là tự
truyện, đến Ba người khác mới là hư cấu. Đó là bút pháp hiện đại, mỉa mai,
dửng dưng, cười cợt, tạo nên sức mạnh của văn học” [190]. Nhà nghiên cứu Lại
Nguyên Ân nhìn nhận tác phẩm ở góc độ tâm lí xã hội: “Sự xuất hiện của những
cuốn sách như thế là một cách giải tỏa một trong những chấn thương của xã hội”
[190]. Nhà nghiên cứu còn khẳng định nét mới trong nghệ thuật của cuốn tiểu
thuyết ở “cách chọn vị thế thể hiện - hóa thân và một nhân vật xưng tơi nào đó
giúp nhà văn trần tình được nhiều hơn và cảm giác tin cậy của người đọc khi
đọc ông cũng ngày một nhiều hơn là vì thế” [190]. Nhà nghiên cứu Văn Giá đề
15


cao giá trị nhân văn của tác phẩm: “Ba người khác là một trong những tác phẩm
thiết yếu để con người phấn đấu làm người lương thiện, nâng cao chất lượng
sống và nhân văn cho con người chúng ta” [190]. Nhà nghiên cứu Văn Long
đánh giá bản lĩnh của Tô Hồi khi nói ra sự thật: “Việc xuất bản sách này là một
sự dũng cảm. Dường như khi người ta đủ mạnh người ta mới dám đưa ra những
sai lầm của mình” [190].
Nhóm ý kiến thứ hai là của các nhà nghiên cứu như Hà Minh Đức, Phan
Thị Thanh Nhàn, Nguyên An. Các nhà nghiên cứu tỏ ra băn khoăn về một số
khía cạnh của tác phẩm. Nhà nghiên cứu Hà Minh Đức cho rằng: “Cái kết hơi
gò, hơi dang dở, khơng thể nói Tơ Hồi nên tìm kết khác, nhưng theo tơi so với
tổng thể thì phần kết chưa được ưng ý. Cuốn Ba người khác nhiều điểm rất hay
nhưng nhiều điểm trình độ tơi chưa tiếp thu được, có khi phải vài năm nữa”
[190]. Bên cạnh đó, nhà nghiên cứu Phan Thị Thanh Nhàn tỏ thái độ không
đồng tình về vấn đề tính dục mà Tơ Hồi thể hiện trong tác phẩm. Nhà nghiên
cứu cho rằng: “Trong Ba người khác có đến ba nhân vật đều dâm ơ cả như thế
nặng quá, liều lượng như thế thì hơi quá” [190]. Nhà nghiên cứu Nguyên An

cũng lên án: “Bác Tơ Hồi nhấn mạnh khía cạnh tình dục, bản năng. Điều ấy có
thể thơng cảm được nhưng có điều nó nhơ nhớp quá, phi luận quá, viết khiếp
quá” [190]. Với những ý kiến đánh giá trên, người đọc nhận thấy Ba người khác
thể hiện sự cường điệu quá đáng, sự đi xuống của Tơ Hồi trong sự “học địi”
say sưa miêu tả tính dục của văn chương lúc bấy giờ. Tuy nhiên, khơng phải đến
thời kì này, yếu tố tính dục mới bắt đầu xuất hiện trong sáng tác của Tơ Hồi.
Từ tiểu thuyết Mười năm đến Ba người khác vẫn là nhất quán trong cách miêu tả
vấn đề tính dục nhưng trong Mười năm vấn đề tính dục xuất hiện ít hơn, trong
Ba người khác yếu tố tính dục xuất hiện đậm đặc, cụ thể hơn. Tính dục trở thành
một diễn ngơn của nhà văn, là một điểm nhìn gợi dẫn những suy ngẫm về sự tồn
tại của con người trong những chiều kích vốn khơng dễ nắm bắt. Nếu như trước
đây, khi đề cập đến vấn đề tính dục trong văn chương, người ta cho rằng không
phù hợp. Nhưng ngày nay, vấn đề tính dục càng được đề cập nhiều trong tác
phẩm và là hiện tượng bình thường của đời sống hiện thực.
Như vậy, các cơng trình, bài viết nghiên cứu về các tiểu thuyết Mười năm
(1958), Miền Tây (1967), Ba người khác (2006) ở nhiều góc độ. Các nhà nghiên
16


cứu đã chỉ ra những giá trị đặc sắc của tiểu thuyết Tơ Hồi trên phương diện nội
dung và hình thức. Các cơng trình này đã đạt được một số kết quả nhất định, góp
phần khơng nhỏ trong việc nghiên cứu và khám phá văn chương Tơ Hồi. Tuy
nhiên, vấn đề thể loại chưa được bàn sâu, chưa được xem như một khía cạnh nổi
bật của ý tưởng, tư duy, phong cách sáng tạo, chi phối đặc điểm tiểu thuyết của
nhà văn sau 1945.
1.2.2. Về các tác phẩm hồi kí cụ thể
Hai hồi kí Cát bụi chân ai (1992) và Chiều chiều (1999) ra đời đã gây được
sự chú ý của dư luận. Các tác phẩm được đánh giá cao, đặc biệt là ở sức hấp dẫn
trong cách phác họa sinh động những chân dung văn nghệ sĩ qua cái nhìn chân
thực của nhà văn. Tơ Hồi đã tái hiện một cách chân thực những vụ án văn

chương, sự thật lịch sử, nhân vật lịch sử trong quá khứ. Nghiên cứu về Cát bụi
chân ai và Chiều chiều của Tô Hồi, nhiều tác giả đã có những bài viết đánh giá
sâu sắc về nội dung và nghệ thuật của hai tác phẩm từ đó khái qt về tầm vóc
hồi kí Tơ Hồi trong diện mạo hồi kí Việt Nam hiện đại.
Đi sâu vào đặc trưng nội dung phản ánh của hai cuốn hồi kí, nhà nghiên
cứu Nguyên Ngọc nhận xét: “Tơ Hồi có một chủ trương sống và viết theo cách
riêng của ơng…Hai cuốn hồi kí của ơng (và chắc có thể nhiều quyển tiếp theo
nữa) cứ như là một thứ nhật kí trung thực về xã hội, về con người, về cơ chế xã
hội…về cái vậy mà hóa ra là cả một thời đầy xáo động của xã hội Việt Nam”
[112; tr.180]. Qua bài viết Tổng quan về hồi kí Tơ Hồi, nhà nghiên cứu Đặng
Tiến lại nhận thấy: “Chiều chiều mang lại nhiều ánh sáng mới soi chiếu vào một
giai đoạn dài và nhiều truân chuyên trong xã hội và văn học từ 1955 đến nay.
Ngày nay không thể viết phê bình hay lịch sử văn học mà khơng đi đọc lại Tơ
Hồi” [167].
Bên cạnh đó, các tác giả dành nhiều công sức và tâm huyết trong việc nhìn
nhận, đánh giá hình thức của hai tác phẩm. Trong cuộc trao đổi giữa Xuân Sách
và Trần Đức Tiến về Cát bụi chân ai, nhà nghiên cứu Trần Đức Tiến chú ý tới
nghệ thuật xây dựng chân dung các văn nghệ sĩ cùng thời của nhà văn Tơ Hồi ở
một khoảng cách gần: “Có thể nói, bằng cuốn sách của mình, lần đầu tiên ơng đã
cho thế hệ cầm bút chúng tơi nhìn một số nhân vật lớn của văn chương nước nhà
từ một cự li gần... Bây giờ, qua Tơ Hồi, chúng tơi được nhìn gần: một khoảng
17


cách khá tàn nhẫn nhưng chính vì thế mà chân thực và sâu sắc” [95; tr.413]. Nhà
nghiên cứu Xuân Sách lại nhận thấy sự chân thực làm nên sức hấp dẫn văn
chương Tơ Hồi: “Tác phẩm mang đậm chất phong cách Tơ Hồi - từ văn phong
đến con người. Thâm hậu mà dung dị, thì thầm mà khơng đơn điệu nhàm chán,
lan man tí chút nhưng khơng kề cà vơ vị, một chút u mặc với cái giọng khơi
khơi mà nói, ai muốn nghe thì nghe, khơng bắt buộc nghe rồi hiểu, đừng cật

vấn...Và vì thế, đúng như anh nói, sức hấp dẫn chủ yếu là sự chân thực” [95;
tr.414]. Với bài viết Viết về một cuộc đời và những cuộc đời, nhà nghiên cứu
Đặng Thị Hạnh lại quan tâm tới cấu trúc thời gian và ngôn ngữ trong Cát bụi
chân ai: “Thời gian hồi tưởng như ngẫu hứng, cũng chạy lơng bơng theo dịng
hồi niệm, móc vào đâu đây, dừng lại một lát rồi lại đi, vấp phải một câu nói, có
khi chỉ là một từ…là đã có thể đổi chiều, đi ngược về trước hoặc lùi về sau, có
khi hàng chục năm” [95; tr.417]. Đồng thời, nhà nghiên cứu chỉ ra sự đa dạng
trong sắc thái ngôn từ và giọng điệu trần thuật: “Sắc thái ngôn từ thật đa dạng.
Có những phát biểu thẳng thừng, những châm biếm trực tiếp, nhưng có loại mà
một số nhà nghiên cứu xếp vào dạng diễn từ hai giọng” [95; tr.423]. Nhà nghiên
cứu Phong Lê lại nhận thấy giọng điệu tự nhiên, nhẩn nha là nét đặc sắc trong
hồi kí Chiều chiều: “Tơ Hồi cứ tự nhiên mà kể những gì mình đã biết, đã trải.
Trên cái kho ít thấy dấu hiệu vơi cạn đó, Tơ Hồi cứ nhẩn nha dắt bạn đọc cùng
đi với mình, đến với những gì lạ mà quen hoặc quen mà lạ. Và chính khả năng
hốn đổi vị thế ấy làm nên sức hút của văn hồi ức Tơ Hồi” [95; tr.40-41]. Bàn
về quan niệm nghệ thuật của nhà văn Tơ Hồi, nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng
Mạnh trong cơng trình Nhà văn Việt Nam hiện đại - chân dung và phong cách
đã nhận định: “Cát bụi chân ai và Chiều chiều là thế giới vô vàn chuyện vui,
chuyện lạ được phát hiện bởi con mắt tinh quái, sắc sảo và nụ cười hóm hỉnh của
Tơ Hồi. Thế giới ấy thể hiện rõ quan niệm “con người là con người” và triết lí
sống của Tơ Hồi được sống như chính mình, như một con người bình thường”
[102; tr.25]. Trong cơng trình Tơ Hồi một đời văn phong phú và độc đáo, nhà
nghiên cứu Trần Hữu Tá đã đánh giá Tơ Hồi là cây bút có tiếng khi ơng viết
hồi kí ở tuổi đời rất trẻ: “Chùm tác phẩm Cỏ dại, Cát bụi chân ai, Chiều chiều
đã khẳng định ơng là một cây bút viết hồi kí có hạng” [141; tr.19]. Nhà nghiên
cứu Đoàn Trọng Huy khi nghiên cứu về hồi kí Tơ Hồi đã nhận ra rằng: “Sau Tự
18


truyện là Cát bụi chân ai (1992). Đây là tập hồi kí đan xen với nhau từng mảng

hồi ức và kỉ niệm gắn với đời văn, bạn văn…trong một không gian và thời gian
rộng mở” [80; tr.495]. Nhà nghiên cứu Trần Văn Thọ trong Vài cảm giác với
Chiều chiều lại nhận thấy sức hấp dẫn hồi kí của Tơ Hồi ở một phương diện
khác trong giọng điệu trần thuật: “Chiều chiều rất cuốn hút. Những âm thanh
nhún nhảy, đong đưa lúc mau khi thưa, lúc dồn lúc dãi tạo thành một khơng khí
rất gợi. Dụng văn như Tơ Hồi hẳn khơng dễ. Nó phải tự nhiên khơng tỏ ra
khiên cưỡng mới có tác dụng. Cái dịng chảy của Chiều chiều là dòng chảy của
tự nhiên, là thứ văn chương lạ đến mức tự nhiên. Tự nhiên dung dị đạt được phải
là bậc thặng thừa của văn chương” [153]. Nhà nghiên cứu Lý Hồi Thu trong
bài viết Hồi kí và bút kí thời kì Đổi mới cho rằng cái nhìn của Tơ Hồi trong hai
cuốn hồi kí Cát bụi chân ai và Chiều chiều thấm đẫm cảm hứng nhận thức lại:
“Tác giả của Chiều chiều và Cát bụi chân ai, với một cái nhìn tỉnh táo, điềm
đạm, đã nhìn nhận lại Nhân văn - Giai phẩm và những vấn đề văn chương phức
tạp một thời với tất cả tính thời sự và cả tính bi kịch của nó. Bằng sức mạnh của
hồi tưởng, nhà văn đã mạnh dạn, thẳng thắn nói ra những chuyện buồn quá khứ,
những ấu trĩ trong văn học và chính trị một thời giúp người đọc có được một
hình dung và nhận thức tường minh hơn về lịch sử văn học nước nhà những năm
tháng đầy biến động” [158; tr.45]. Yếu tố đặc trưng trong nghệ thuật viết hồi kí
của Tơ Hồi là cái nhìn khách quan của người kể chuyện. Trong cơng trình Tơ
Hồi: Sức sáng tạo của một đời văn, nhà nghiên cứu Hà Minh Đức đã nhấn
mạnh: “Với những gì được kể trong Chiều chiều và Cát bụi chân ai chúng ta sẽ
khơng khó nhận ra một Tơ Hồi - nhà văn mà cả cuộc đời chỉ tâm niệm một điều:
quan trọng là phải thật, thật với chính mình và thật với cuộc sống” [35; tr.45].
Đóng góp của Tơ Hồi về thể hồi kí càng được càng khẳng định hơn trong mối
tương quan với thể kí trong văn xi Việt Nam hiện đại. Nhà nghiên cứu Lê Dục
Tú đã đánh giá nhà văn Tô Hoài là một trong những gương mặt xuất sắc của kí
đương đại: “Cảm hứng nghiên cứu khám phá, chiêm nghiệm đời sống đã chi
phối đến giọng điệu của nhà văn trần thuật đa thanh, phức điệu vừa thâm trầm,
hóm hỉnh vừa suồng sã thân mật vừa tranh biện triết lí. Lối tư duy này đã đưa Tơ
Hồi trở thành một trong những cây bút viết hồi kí hàng đầu của văn học Việt

Nam thời kì Đổi mới” [181; tr.17]. Nhà nghiên cứu Tôn Phương Lan trong bài
19


viết Tơ Hồi và bạn văn qua hồi kí lại chú ý đến cách xây dựng chân dung các
bạn văn, các văn nghệ sĩ cùng thời với Tơ Hồi qua lời nhận xét: “Với hai cuốn
hồi kí này, Tơ Hồi đã làm sống lại một thời chưa xa với một số những gương
mặt văn sĩ thân quen và về bản thân ông, cả phần dương bản và phần âm bản,
qua đó là đời sống xã hội của một thời kì đầy biến động” [94].
Tưởng nhớ một năm ngày mất của nhà văn Tơ Hồi, ngày 18 tháng 7 năm
2015, Cơng ty Văn hóa Phương Nam phối hợp với Hội Nhà văn Hà Nội đã tổ
chức Hội thảo Tơ Hồi - một đời văn để ghi nhận những đóng góp của nhà văn
Tơ Hồi. Hội thảo đã nhận được 20 tham luận từ nhiều nhà phê bình, nghiên cứu.
Các bài viết đều có giá trị, khẳng định những cống hiến của Tơ Hồi, từ những
trang viết cho thiếu nhi đầy sống động như Dế Mèn phiêu lưu kí, Võ sĩ Bọ Ngựa,
Đám cưới chuột…tới mảng truyện ngắn vùng cao như Miền Tây, Truyện Tây
Bắc. Đặc biệt là đóng góp của Tơ Hồi trong mảng hồi kí với các tác phẩm đặc
sắc Cát bụi chân ai, Chiều chiều...Trong số các ý kiến đó, đáng chú ý là nhận
xét của nhà nghiên cứu Tơn Phương Lan về đặc điểm hồi kí Tơ Hồi: “Hồi kí Tơ
Hồi chỉ là một mảng nhỏ trong di sản của ông. Viết về bè bạn cũng chỉ là một
phần trong hồi kí. Là nhân chứng sống của nền văn nghệ cách mạng, Tơ Hồi
viết từ góc nhìn của người trong cuộc, cung cấp cho bạn đọc những tư liệu thú vị
về một số nhà văn, cũng là những tư liệu quan trọng để người đọc có cơ sở nhìn
kĩ, hiểu sâu về cơ chế và đời sống văn nghệ” [77].
Như vậy, các tác giả thường tập trung nghiên cứu hồi kí Tơ Hồi dưới góc
độ của tự sự học, thi pháp học, theo đó thường đi vào các phương diện như ngơn
ngữ, giọng điệu, phong cách…Mặc dù, có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về hồi
kí của Tơ Hoài song chưa phải là đã đầy đủ bởi đến nay chưa có một cơng trình
nghiên cứu tồn diện, hệ thống về đặc điểm hồi kí Tơ Hồi sau 1945. Hồi kí là
một thể loại minh chứng cho sức sáng tạo và tài năng của ông. Sáng tác của ông

xứng đáng để nhiều thế hệ bạn đọc và nghiên cứu phê bình khám phá.
1.2.3. Những cơng trình nghiên cứu về sự tương tác giữa tiểu thuyết và hồi kí
Tơ Hồi
Nghiên cứu về sự tương tác giữa tiểu thuyết và hồi kí Tơ Hồi đã có một số
ý kiến nhận xét, đánh giá của các nhà phê bình nghiên cứu. Các ý kiến chủ yếu
bàn luận về sự xâm nhập của chất tiểu thuyết vào thể hồi kí và ngược lại.
20


×