Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Tieu luan KTLN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (274.05 KB, 18 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP. TIỂU LUẬN. MÔN KINH TẾ LÂM NGHIỆP. Học viên. : Hoàng Thị Thu Vân. Lớp. : K19A Cao học KTNN - Ninh Bình. Giáo viên môn học. : TS Lê Minh Chính. Ninh Bình, tháng 8 năm 2012.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐẦU TƯ TRONG NÔNG NGHIỆP A. VỐN ĐẦU TƯ TRONG NÔNG NGHIỆP I. KHÁI NIỆM ĐẦU TƯ Khi ta thực hiện hoạt động bán chứng khoán, gửi tiền tiết kiệm, mua cổ phiếu, trái phiếu .. thực ra đó không phải là đầu tư theo đúng nghĩa của nó, vì chúng không làm tăng tài sản quốc gia mà các hoạt động trên chỉ làm dịch chuyển luồng giá trị giữa các đối tượng, và làm thay đổi hình thái sở hữu giữa các chủ thể, hai hình thái ở đây là tài sản hoặc tiền. Vậy khi nào đầu tư mới là đầu tư phát triển? Nếu ta đầu tư chứng khoán dưới dạng mua cổ phiếu lần đầu, thì nó là đầu tư phát triển, với hoạt động ngoại thương, xuất nhập khẩu hàng hoá qua biên giới, đây là hoạt động đầu tư, vì nó làm tăng tài sản của nền kinh tế khi nhập khẩu hàng hoá. Nền sản xuất xã hội từng buớc phát triển qua 5 hình thái xã hội đó là: Công xã nguyên thuỷ, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. Ứng mối hình thái kinh tế xã hội trên là 5 phương thức sản xuất xã hội. Tổng hợp lại, ta có 2 hình thức sản xuất là sản xuất trực tiếp và sản xuất gián tiếp, Sản xuất trực tiếp là việc con người trực tiếp sử dụng sức cơ bắp của mình để sản xuất( ví dụ dùng tay hoặc nơm để bắt tôm, cá, cua...). Còn sản xuất gián tiếp là việc con người gián tiếp tham gia vào sản xuất thông qua việc lợi dụng vào công nghệ kỹ thuật hiện đại của máy móc thiết bị. Về mặt bản chất, ta sản xuất thì làm gia tăng tài sản của nền kinh tế quốc gia. Trong một nền kinh tế đóng không có sự góp mặt của nhà nước, ta có công thức Y = C + S (1) Trong đó: Y: Thu nhập quốc nội của nền kinh tế quốc gia GDP C: Tiêu dùng S: Tiết kiệm Trong công thức (1), nếu tăng tiêu dùng (C) thì tiết kiệm (S) giảm. Tiết kiệm chính là nguồn gốc của đầu tư S=I Đây là việc hy sinh tiêu dùng hiện tại để có nhiều tiêu dùng hơn trong tương lai.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Như vậy ta khái niệm đầu tư như sau: Đầu tư là hoạt động bỏ vốn ở hiện tại nhắm tạo ra một tài sản nào đó và vận hành nó để sinh lợi hoặc thỏa mãn nhu cầu nào đó của chủ đầu tư trong một khoảng thời gian xác định ở tương lai. II PHÂN LOẠI ĐẦU TƯ Đầu tư được phân làm 3 loại 1 Đầu tư cơ bản Là hình thức đầu tư mà mục đích của nhà đầu tư là mua đi bán lại các hàng hóa thông thường trên thu thị trường vốn nhằm mục tiêu kiếm lời 2 Đầu tư tài chính Là hình thức đầu tư trong đó nhà đầu tư trực tiếp bỏ tiền ra cho vay hoặc mua chứng khoán có giá trên thị trường tiền tệ. 3 Đầu tư phát triển 3.1. Khái niệm đầu tư phát triển: Đầu tư phát triển là một bộ phận của đầu tư, là một phương thức của đầu tư trực tiếp, là việc dùng vốn trong hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm tạo ra và duy trì làm tăng thêm hoặc tạo mới những tài sản vật chất của nền kinh tế 3.2. Đặc điểm của đầu tư phát triển - Quy mô nguồn lực( Vốn) cần cho đầu tư lớn so với các loại hình đầu tư khác, do đó muốn thực hiện đầu tư phải chuẩn bị rất kỹ càng, dự tính chắc chắn các nguồn lực. - Thời kỳ đầu tư kéo dài, thời gian vận hành các kết quả đầu tư kéo dài - Kết quả của đầu tư là làm tăng thêm về mặt tài sản của nền kinh tế - Đầu tư phát triển có độ rủi ro cao. Trong 3 loại đầu tư trên, 2 hình thức đầu không làm tăng tài sản của nền kinh tế mà chỉ làm tăng tài sản tài chính cho các chủ sở hữu, còn loại thứ 3 làm tăng lợi ích cho nhà đầu tư và cho nền kinh tế, giúp tạo việc làm, giảm làm phát và thất nghiệp. Do đó ta tập trung nghiên cứu loại hình thứ 3: đầu tư phát triển 4.. Vốn và vốn đầu tư 4.1. Vốn đầu tư Vốn là biểu hiện bằng tiền của toán bộ lao động sống và lao động vật hoá kết tinh trong sản phẩm hoàn thành.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Vốn đầu tư trong nông nghiệp được khái niệm là biểu hiện bằng tiền của mọi chi phí mà người ta bỏ ra để thực hiện hoạt động đầu tư trong nông nghiệp cho các ngành ( ví dụ đường đi, nhà máy, rừng..) 4.2. Nguồn vốn đầu tư phát triển 4.2.1. Khái niệm Nguồn vốn đầu tư phát triển là + Tiết kiệm của dân cư + Tiết kiệm của doanh nghiệp = lợi nhuận + Tiết kiệm của tổ chức kinh tế + Tiết kiệm của chính phủ Về bản chất phần thu nhập chưa được sử dụng của các chủ thể trên được tích luỹ thành món khi huy động nó thì trở thành vốn 4.2.2. Nguồn vốn đầu tư phát triển Vậy đầu tư phát triển trong nông nghiệp được lấy từ đâu: Về bản chất, bao gồm 2 khía cạnh vi mô và vĩ mô 4.2.2.1. Trên góc độ vĩ mô: Đầu tư phát triển lấy vốn ở trong nước và ngoài nước a, Vốn đầu tư trong nước: Gồm tổng tích luỹ trong nội bộ nền kinh tế gồm có: Tiết kiệm của doanh nghiệp cá nhân, hộ gia đình, tổ chức kinh tế, chính phủ được huy động vào quá trình tái sản xuất. Được phân chia thành 2 nguồn: a.1, Nguồn đầu tư nhà nước, Bao gồm: - Một là: Ngân sách nhà nước: Theo Các nhà kinh tế Nga quan niệm: Ngân sách nhà nước là bảng liệt kê các khoản thu, chi bằng tiền trong một giai đoạn nhất định của quốc gia. Luật Ngân sách Nhà nước của Việt Nam đã được Quốc hội Việt Nam thông qua ngày 16/12/2002 định nghĩa: Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước. Ngân sách nhà nước bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Ngân sách trung ương là ngân sách của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác ở trung ương. Ngân sách địa phương bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> - Hai là: Quỹ tín dụng đầu tư phát triển nhà nứơc: Theo Nghị định 43/1999/NĐ-CP mục đích của tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước là hỗ trợ các dự án đầu tư phát triển của các thành phần kinh tế thuộc một số ngành, lĩnh vực, chương trình kinh tế lớn của Nhà nước và các vùng khó khăn cần khuyến khích đầu tư. Chính phủ thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển để thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư pháttriển của Nhà nước. - Ba là: Đầu tư phát triển của Doanh nghiệp nhà nước: Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn. Đầu tư nhà nước, trong đó có đầu tư của doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò quan trọng vào thành công của mô hình tăng trưởng hiện nay a.2, Nguồn đầu tư tư nhân, Bao gồm: - Một là: Đầu tư phát triển của dân cư Đây là số vốn đầu tư hình thành từ các hộ gia đinh tham gia vào tổng đầu tư toàn xã hội, phục vụ cho quá trình phát triển chung của quốc gia. - Hai là: Đầu tư phát triển của doanh nghiệp tư nhân Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp tư nhân là một cá nhân. Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; có toàn quyền quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Trường hợp thuê người khác làm Giám đốc quản lý doanh nghiệp, thì chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do là chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp nên doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn chủ động trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp. Chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ doanh nghiệp tư nhân tạo sự tin tưởng cho đối tác, khách hàng và giúp cho doanh nghiệp ít chịu sự ràng buộc chặt chẽ bởi pháp luật như các loại hình doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, do.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> không có tư cách pháp nhân nên mức độ rủi ro của chủ doanh tư nhân cao, chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp và của chủ doanh nghiệp chứ không giới hạn số vốn mà chủ doanh nghiệp đã đầu tư vào doanh nghiệp. b. Vốn đầu tư ngoài nước Là khoản tiền người nước ngoài tiết kiệm được , huy động vào phát triển kinh tế trong nước . Trên thế giới hiện nay, một số nước giàu như Anh, pháp.. trong tình trạng thừa vốn mà không có nhu cầu đầu tư hoặc triển vọng đầu tư tốt hơn. Vậy trong các loại hình vốn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam có các loại:ODA, FDI, vay ngân hàng Quốc tế như ADB, IMF, WB, với lãi suất thấp, có nên huy động nguồn tài chính này để phát triển rừng không? Bao nhiêu % bền vững cho dự án? Thực trạng đầu tư như thế nào?. b.1. Huy động vốn qua thị trường tài chính quốc tế Thị trường tài chính quốc tế cũng cung cấp vốn cho đầu tư phát triển trong nước, thông qua phát hành cổ phiếu, trái phiếu hút vốn. Sở GDCK Hà Nội( HOSE) lẫn Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) đã tham gia cùng các Sở ASEAN xây dựng trang web aseanexchanges.com, đưa thông tin về các Sở trong khối để thu hút nhà đầu tư, thúc đẩy giao dịch, làm cơ sở triển khai liên kết giao dịch ASEAN. Theo đó, mỗi nước sẽ chọn ra 30 cổ phiếu hàng đầu về giá trị vốn hóa thị trường và tính thanh khoản để hiển thị thông tin trên trang web này. Dựa vào VN30, HOSE đã chọn ra 15 cổ phiếu căn cứ theo giá trị giao dịch để đưa vào ASEAN Stars cùng với 15 cổ phiếu khác đang niêm yết trên sàn Hà Nội..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Thông tin 15 cổ phiếu niêm yết tại HOSE hiển thị trên website các nước ASEAN b.2. Huy động vốn ODA - Đối tác Hàn Quốc: Hàn Quốc đứng thứ hai về đầu tư vào Việt Nam sau quốc gia Nhật Bản, với 150 dự án, tổng số vốn là 267,29 triệu USD. Đến năm 2005, Hàn Quốc đã có 190 dự án, tổng vốn đầu tư là 551 triệu USD. Và tính đến hết tháng 6/2006, Hàn Quốc đã có 1.143 dự án đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn lên đến 5,8 tỷ USD, đứng thứ 4 trong số các nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Vốn đầu tư trung bình của mỗi doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam trên 3 triệu USD. Đặc biệt, có 55,6% nhà đầu tư Hàn Quốc đang hoạt động có lãi và 92,6% nhà đầu tư Hàn Quốc đánh giá tích cực về môi trường đầu tư tại Việt Nam. Trong thương mại, Hàn Quốc đứng thứ 10 trong số các thị trường xuất khẩu của Việt Nam cũng là “bạn hàng” lớn thứ tư của Việt Nam. Kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Hàn Quốc liên tục tăng mạnh. Nếu năm 2002 kim ngạch thương mại hai chiều chỉ đạt 2,75 tỷ USD, thì đến năm 2005, kim ngạch thương mại đạt đến 4,125 tỷ USD. Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc các sản phẩm thủy sản, dệt may, linh kiện điện tử, ti vi, máy vi tính, đồ gỗ, gốm sứ, mây tre cói, hàng sơn.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> mài… Và nhập khẩu từ Hàn Quốc vải, nguyên phụ liệu dệt may, da, sắt, thép, xăng dầu, ôtô, sợi, giấy, xe máy, hóa chất, phân bón, hàng kim khí điện máy…. Ngoài ra, lĩnh vực hợp tác lao động, du lịch và văn hóa giáo dục giữa hai nước hiện nay cũng đứng trong “top” 10 quốc gia trên thế giới có quan hệ với Việt Nam. - Đối tác Trung Quốc: Dẫn đầu trong số 16 nền kinh tế thành viên APEC có dự án đầu tư tại Việt Nam là Đài Bắc (Trung Quốc) với 1.542 dự án và tổng vốn đầu tư đạt 8,04 tỷ USD. Tiếp theo là Singapore với 447 dự án, tổng vốn đầu tư đạt 8,03 tỷ USD. Tuy nhiên, về tổng vốn thực hiện, các nhà đầu tư Nhật Bản lại dẫn đầu, với trên 4,7 tỷ USD đã được giải ngân. Trong những nỗ lực đẩy mạnh hoạt động hợp tác song phương, Việt Nam và Nhật Bản đã thỏa thuận thực hiện Sáng kiến chung Việt – Nhật về việc hợp tác nâng cao sức cạnh tranh của môi trường đầu tư Việt Nam. Việc triển khai có hiệu quả Sáng kiến chung cũng như việc ký kết chính thức Hiệp định về tự do, xúc tiến và bảo hộ đầu tư giữa hai nước đã trở thành động lực lớn thúc đẩy hợp tác đầu tư Việt Nam – Nhật Bản. Hiện, Nhật Bản có 723 dự án với tổng vốn đầu tư 7,1 tỷ USD. - Đối tác Mỹ: Mặc dù 2 nước đã ký Hiệp định thương mại song phương nhưng nguồn đầu tư từ Mỹ vào Việt Nam chỉ vào khoảng 2 tỷ USD. Nếu tính cả nguồn vốn đầu tư thông qua nước thứ ba thì tổng vốn đầu tư của Mỹ vào Việt Nam đạt khoảng 3 tỷ USD, đứng thứ 7 trong số 74 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam. Hầu hết các ngành kinh tế của Việt Nam đều có các dự án đầu tư của APEC, trong đó tập trung nhiều nhất trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, dịch vụ và nông – lâm nghiệp. Các dự án đầu tư của APEC tập trung chủ yếu tại thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và một số tỉnh phía Nam như Đồng Nai, Bình Dương. Thành phố Hồ Chí Minh đứng đầu cả nước với trên 1.700 dự án có hiệu lực, với số vốn đầu tư 9,8 tỷ USD; tiếp theo là Hà Nội có 565 dự án với tổng vốn đầu tư 7,8 tỷ USD. 4.2.2.2 Trên góc độ vi mô a, Nguồn vốn đầu tư bên trong Đây là nguồn vốn huy động được từ nội bộ của ngân sách nhà nước, làm thể nào để có thể tiết kiệm và sử dụng vốn tiết kiệm ấy vào đầu tư phát triển b, Nguồn vốn đầu tư bên ngoài Đây là nguồn lực vốn Nhà nước phải huy động tư bên ngoài như:.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> - Phát hành các giấy tờ có giá như Công trái, trái phiếu Chính phủ - Đi vay dân cư và các tổ chức trong nước - Đi vay nước ngoài ....... B. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN 1 Khái niệm, phân loại và nguyên tắc xác định hiệu quả của hoạt động đầu tư phát triển 1.1 Khái niệm Hiệu quả đầu tư là phạm trù kinh tế biểu hiện quan hệ so sánh giữa các kết quả kinh tế- xã hội đã đạt được của hoạt động đầu tư với các chi phí phải bỏ ra để có các kết quả đó trong một thời kỳ nhất định. Hiệu quả của hoạt động đầu tư được đánh giá thông qua các chỉ tiêu đo lường hiệu quả. Việc xác định các chỉ tiêu này phụ thuộc vào mục tiêu của chủ đầu tư (chủ thể hiệu quả) đưa ra. Hoạt động đầu tư được đánh giá là có hiệu quả khi trị số của các chỉ tiêu đo lường hiệu quả thỏa mãn tiêu chuẩn hiệu quả trên cơ sở sử dụng các định mức hiệu quả do chủ đầu tư định ra. 1 2. Phân loại Để đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý và nghiên cứu kinh tế, các nhà kinh tế đã phân loại hiệu quả đầu tư theo các tiêu thức sau đây: - Theo lĩnh vực hoạt động của xã hội có hiệu quả kinh tế, hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả xã hội, hiệu quả quốc phòng. - Theo phạm vi tác dụng của hiệu quả, có hiệu quả đầu tư của từng dự án, từng doanh nghiệp, từng ngành, địa phương và toàn bộ nền kinh tế quốc dân. - Theo phạm vi lợi ích có hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế - xã hội. Hiệu quả tài chính hay được gọi là hiệu quả hạch toán kinh tế là hiệu quả kinh tế được xem xét trong phạm vi một doanh nghiệp. Hiệu quảkinh tếxã hội của hoạt động đầu tư là hiệu quả tổng hợp được xem xét trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> - Theo mức độ phát sinh trực tiếp hay gián tiếp có hiệu quả trực tiếp tương lai so với năm trước. Như vậy, tương quan giữa hiện tại và tương lai chỉ là tương đối. Một năm nào đó, trọng quan hệ này là hiện tại, nhưng trong quan hệ khác là tương lai. 2. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư 2.1. Chỉ tiêu thu nhập thuần(Benefit Present Value) i - BPV là giá trị hiện tại của các khoản nhập phát sinh trong tương 1+r ¿thu ¿ lai quy về hiện tại ¿. - Công thức. BPV =. Bi ¿. n Trong đó: ∑¿ Bt: Thu nhập năm t i=1 BPV: Giá trị hiện tại của thu nhập t: năm phát sinh r: tỷ lệ chiết khấu, tỷ lệ hiện tại hoá. 2.2. Chỉ tiêu chi phí thuần(CPV-Cost present value) - CPV là giá trị hiện tại của chi phí phát sinh trong tương lai được quy về hiện tại theo một lãi suất chiết khấu r. Công thức:. CPV =. 1+r ¿ ¿ ¿ Ci ¿. i. n. ∑¿ i=1. 2.3 Chỉ tiêu giá trị hiện tại thuần(Net Present Value). - Công thức:. Bi − Ci ¿ 1+ r ¿ i ¿ NPV= = BPV-CPV ¿ ¿ n. ∑¿ i =1. - Ý nghĩa: Chỉ tiêu này có thể được dùng để lựa chọn dự án đầu tư như sau:.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Nếu NPV>0 ta lựa chọn cả 2 dự án nếu hai dự án không loại trừ, nếu 2 dự án loại trừ ta chọn dự án có NPV lớn hơn Nếu NPV<0 ta loại bỏ dự án Nếu NPV=0., tùy điều kiện cụ thể mà lựa chọn hoặc loại bỏ dự án 2.4 Chỉ tiêu tỷ suất thu nhập trên chi phí (BCR) BPV - Công thức: BCR=CPV. - Ý nghĩa: Chỉ tiêu này có thể được dùng để lựa chọn dự án đầu tư như sau: Nếu BCR>1 ta lựa chọn cả 2 dự án nếu hai dự án không loại trừ, nếu 2 dự án loại trừ ta chọn dự án có BCR lớn hơn Nếu BCR<1 ta loại bỏ dự án Nếu BCR=1., tùy điều kiện cụ thể mà lựa chọn hoặc loại bỏ dự án 2.5 Chỉ tiêu tỷ suất hoàn vốn nội bộ ( IRR -Intener rate of return) - Chỉ tiêu này còn được gọi là tỷ suất nội hoàn hay suất thu hồi nội bộ. - Tỷ suất hoàn vốn nội bộ là mức lãi suất nếu dùng nó làm tỷ suất chiết khấu để tính chuyển các khoản thu, chi của dự án về cùng mặt bằng thời gian hiện tại thì tổng thu sẽ cân bằng với tổng chi, tức là: BPV =CPV hay BPV - CPV=0 Với bản chất của chỉ tiêu này, IRR được xem là một chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hiệu quả tài chính dự án đầu tư. Dự án có hiểu quả tài chính khi IRR> r giới hạn. Dự án không có hiệu quả tài chính khi IRR < r giới hạn. Chỉ tiêu IRR có thể được xác định theo các phương pháp sau:.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> - Thử dần các giá trị của tỷ suất chiết khấu r (0 < r < ∞ vào vị trí của IRR trong công thức trên. Trị số nào của r làm cho nhận được công thức trị số r đó chính là IRR cần tìm. Phương pháp này mất nhiều thời gian và có tính mò mẫm. - IRR xác định qua vẽ đồ thị: Lập hệ trục toạ độ, trên trục hoành biểu thị các giá trị của tỷ suất chiết khấu r, trên trục tung biểu thị của các giá trị hiện tại của thu nhập thuần(NPV). Lần lượt lấy các giá trị r1, r2, r3…(thay vào vị trí của IRR trong công thức (34) ta lần lượt nhận được các giá trị hiện tại của thu nhập thuần tương ứng NPV1, NPV2,NPV3…(các giá trị này có thể nhận giá trị dương hoặc âm). Sau đó, biểu diễn các giá trị (r 1, NPV1), (r2, NPV2), (r3, NPV3),…lên đồ thị ta được một đương cong. Đường cong này sẽ cắt trục hoành tại một điểm, tại đó NPV = 0 và điểm đó chính là IRR cần tìm (xem hình sau). - IRR được xác định bằng phương pháp nội suy tức là phương pháp xác định một giá trị cần tìm giữa hai giá trị đã chọn. Theo phương pháp này cần tìm 2 tỷ suất chiếu khấu r1 và r2 (r2 > r1 sao cho ứng với r1 ta có NPV1>0; ứng với r2 ta có NPV2<0. IRR cần tìm (ứng với NPV=0) sẽ nằm giữa hai tỷ suất chiết.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> khấu r1 và r2 việc nội suy giá trị thứ ba (IRR) giữa hai tỷ suất chiết khấu trên được thực hiện theo công thức sau: IRR=r 1 +. NPV 1 (r − r ) NPV 1 − NPV2 2 1. Trong đó: r2 > r1 và r2 -r1 = 5% ,NPV1>0 gần 0, NPV2 < 0 gần 0. Hiện nay chỉ tiêu này được xác định bằng việc sử dụng máy vi tính với phần mềm thích hợp… CHƯƠNG II THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRONG NÔNG NGHIỆP CỦA VIỆT NAM I. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ NÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2006-2011 1. CƠ CẤU ĐẦU TƯ TRONG NÔNG NGHIỆP Giai đoạn 2006 – 2011, tổng vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn (NN-ND-NT) từ nguồn ngân sách nhà nước và trái phiếu chính phủ là 432.788 tỷ đồng bằng 49,67% tổng vốn đầu tư phát triển nguồn NSNN và trái phiếu chính phủ. Trong đó, đầu tư cho các ngành nông lâm ngư nghiệp là 153.548 tỷ đồng (35,48%); phát triển hạ tầng xã hội mục tiêu giảm nghèo ở nông thôn 279.240 tỷ đồng (64,52%)..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> 2.THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRONG NÔNG NGHIỆP Mặc dù khủng hoảng kinh tế thế giới còn tác động đến những tháng đầu năm 2010 và thiên tai, dịch bệnh hoành hành, nhưng tốc độ tăng trưởng của toàn ngành Nông nghiệp – PTNT vẫn đạt 2,8%. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006-2010 đạt 3,36%/năm . Giá trị sản xuất toàn ngành ước tăng 4,69% trong năm 2010, bình quân 5 năm tăng 4,93%/ năm (mục tiêu kế hoạch là 4,5%/năm). Tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đạt mức kỷ lục, ước đạt 19,15 tỷ USD, tăng gần 22,6% so với năm 2009, vượt 77,3% so với mục tiêu được Đại hội Đảng X đề ra. Năm 2010, tính chung cả nước sản xuất lúa là một năm được mùa lớn. Tổng diện tích gieo cấy lúa năm 2010 ước đạt 7,444 triệu ha lúa, tăng 23 nghìn ha so với 2009, nhưng sản lượng tăng hơn 900 nghìn tấn. Đảm bảo an ninh lương thực trong nước và xuất khẩu 6,7 triệu tấn gạo. Ngành chăn nuôi, sản xuất đang tiếp tục phát triển nhân rộng hình thức trang trại, sử dụng giống tốt, thức ăn công nghiệp, đảm bảo an toàn dịch bệnh. Tổng giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi đạt tăng trưởng 7% trong năm 2010. Theo Tổng cục Lâm nghiệp, độ che phủ của rừng đã tăng từ 37,1% vào năm 2005 lên 39,5% vào năm 2010. Trong giai đoạn 2006-2010, đã trồng thêm được 1.091 nghìn ha rừng, vượt 9% so với kế hoạch. Trong đó: trồng rừng phòng hộ và rừng đặc dụng đạt 252.015 ha; trồng rừng sản xuất được 839.416 ha. Trong 5 năm qua, đã khoán diện tích bảo vệ rừng đạt 2.507.355 ha, vượt 67% so với kế hoạch; diện tích rừng khoanh nuôi tái sinh đạt 922.768 ha, tăng 15% so vơí kế hoạch Công tác bảo vệ rừng đã thực sự có bước chuyển biến tích cực, số vụ vi phạm các quy định về quản lý rừng.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> trong năm 2010 đã giảm 6.665 vụ so với năm trước, nhiều điểm nóng về phá rừng trái phép đã được khống chế. Theo Tổng cục Thuỷ sản, tổng sản lượng thuỷ sản cả năm đạt gần 5,2 triệu tấn, tăng 7,2% so với năm 2009 và vượt 30% so với mục tiêu kế hoạch 5 năm 2006-2010. Tổng sản lượng thủy sản nuôi trồng cả năm thu hoạch được 2,8 triệu tấn, tăng 9% so với năm trước. Năm vừa qua, Chính phủ tiếp tục có nhiều chính sách hỗ trợ cho hoạt động khai thác bằng nhiều giải pháp: nâng cao chất lượng công tác dự báo, hướng dẫn ngư trường, khuyến khích ngư dân trang bị tàu có công suất lớn, hiện đại hoá trang thiết bị bảo quản phục vụ khai thác dài ngày trên biển. Hoạt động khai thác đang từng bước kết hợp được với công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản. Ước sản lượng khai thác cả năm đạt 2.395 nghìn tấn, tăng 5,2%. Năm 2010, kinh tế thế giới đã vượt qua khủng hoảng, thương mại trên thị trường thế giới về hàng hóa nói chung, hàng nông lâm thủy sản nói riêng phục hồi mạnh mẽ, nhu cầu tiêu dùng và giá cả tăng mạnh. Đồng thời với việc khai thác cơ hội thuận lợi từ thị trường thế giới, sản xuất trong nước được mùa nên nguồn hàng phục vụ xuất khẩu dồi dào, công tác quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và hoạt động xúc tiến thương mại được đẩy mạnh. Vì vậy, đã tạo nên thắng lợi kép, tăng cả về lượng và giá trị xuất khẩu cho hầu hết các mặt hàng nông lâm thủy sản. Tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đạt mức kỷ lục, ước đạt 19,15 tỷ USD, tăng gần 22,6% so với năm 2009, vượt 77,3% so với mục tiêu được Đại hội Đảng X đề ra (10,8 tỷ USD), tốc độ tăng bình quân 17%/năm trong giai đoạn 2006-2010. Xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 9,95 tỷ USD, tăng 24,22% so với năm 2009. Thủy sản đạt 4,94 tỷ USD, tăng 16,3%. Lâm sản và đồ gỗ đạt 3,63 tỷ USD, tăng 29,8%. Năm 2010, ngoài chính sách hỗ trợ sản xuất, Chính phủ tiếp tục có các chính sách hỗ trợ tiêu thụ nông sản. Nhiều loại nông sản có khối lượng hàng hóa lớn, khó tiêu thụ đã được hỗ trợ tạm trữ trong những thời điểm giá thế giới giảm hoặc khối lượng hàng hóa nhiều (cà phê, lúa gạo, muối). Vì vậy, trong năm các loại nông sản đều được tiêu thụ kịp thời, là yếu tố quan trọng kích thích sản xuất phát triển, tăng thu nhập cho nông dân. Nông thôn từng bước được đổi mới và phát triển, điều kiện sống của cư dân nông thôn tiếp tục được cải thiện, hạ tầng nông nghiệp, nông thôn tiếp tục được nâng cấp và từng bước hiện đại hóa . Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến cuối 2010, hầu hết các tỉnh đã thành lập ban chỉ đạo NTM Tổng năng lực tưới tiêu của các hệ thống thủy lợi năm 2010 đạt 3,45 triệu ha đất canh tác, tăng thêm 150 nghìn ha so với năm 2009. Các công.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> trình thủy lợi còn đảm bảo tiêu thoát nước cho 1,72 triệu ha đất nông nghiệp, ngăn mặn cho 0,87 triệu ha, duy trì cấp nước sinh hoạt và sản xuất công nghiệp trên 5,65 tỷ m3/năm. Hợp tác quốc tế của ngành NN-PTNT đã đạt được nhiều thành tựu trong năm 2010. Bộ đã phê duyệt 33 dự án với tổng vốn ODA 490 triệu USD, tăng 40% so với năm 2009. Trong thời gian tới, Bộ cũng chuẩn bị đàm phán và ký kết 27 thoả thuận quốc tế, để hoàn thành nhiệm vụ chính trị được Đảng, Chính phủ giao. Trong đó, nhiều văn kiện quan trọng về hợp tác với Châu phi, tăng cường hợp tác thuỷ sản trên biển đã được chuẩn bị và trình các cấp có thẩm quyền ký. Trong 3 năm 2006 – 2008, tổng vốn đầu tư cho lĩnh vực này là 146.575 tỷ đồng (45,24%). Sau khi có nghị quyết Ban chấp hành TW 7, mức đầu tư cho NN – ND – NT đã tăng mạnh, 2009 – 2011 tổng vốn 286.212 tỷ đồng (52,3%), gấp 1,95 so với vốn đầu tư cho giai đoạn 2006 – 2008. Trong 3 năm (2009-2011) đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn, nông dân là 286.212 tỷ đồng, bằng 52,3% tổng vốn đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách Nhà nước và trái phiếu Chính phủ. Kết quả thực Hiện các chương trình giảm nghèo giai đoạn 2006-2011 đã góp phần ổn định xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững, nhất là trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới. Năm 2011, tỷ lệ hộ nghèo ở nông thôn còn 9,45%, giảm 12% so với năm 2006. 3. NHỮNG HẠN CHẾ VÀ PHƯƠNG HƯỚNG KHẮC PHỤC Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, ngành NN-PTNT vẫn còn tồn tại một số nhược điểm cần phải được tiếp tục quan tâm xử lý. Đó là nông nghiệp phát triển kém bền vững, một số ngành hàng sức cạnh tranh thấp, tỷ lệ hàng hóa tiêu thụ dưới dạng thô còn cao nên giá trị gia tăng thấp. Công tác quản lý chất lượng vật tư đầu vào cho sản xuất và vệ sinh an toàn thực phẩm đang còn nhiều bất cập. Vẫn còn vật tư chất lượng kém, giả, độc hại đang lưu hành và sử dụng đang gây bức xúc trong xã hội, kiềm chế sự phát triển của một nền nông nghiệp an toàn, bền vững. Nông thôn phát triển thiếu quy hoạch, kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội còn yếu kém chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển, môi trường sống ở nông thôn ngày càng bị ô nhiễm. Đời sống của một bộ phận nông dân còn nhiều khó khăn, khả năng tái nghèo cao, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số và miền núi. Đầu tư công cho tam nông đã mang lại hiệu quả thiết thực, nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã có bước phát triển, có hiệu quả cao, đặc biệt công tác xóa đói, giảm nghèo, tuy nhiên vẫn còn tồn tại không ít, hạn chế,.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> bất cập cần sớm được tháo gỡ. Trong thời gian tới, chúng ta tăng đầu tư cho dịch vụ công nông nghiệp: Thú y, bảo vệ thực vật, thủy lợi. Đẩy mạnh đầu tư cho phát triển nuôi trồng thủy sản, đặc biệt vùng bán đảo Cà Mau vẫn còn rất nhiều tiềm năng, lợi thế. Cơ chế, chính sách ưu đãi để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, đẩy mạnh hình thức đầu tư hợp tác công tư (PPP), đầu tư trung hạn thay vì đầu tư hằng năm như hiện nay.Nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn còn thiếu so với yêu cầu. Mặc dù Nhà nước đã chú trọng đầu tư cho khu vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn (gọi tắt là tam nông) nhưng thực tế chỉ đáp ứng được 55-60% yêu cầu của lĩnh vực này. Nguồn đầu tư vẫn chủ yếu dựa vào ngân sách Nhà nước, chưa huy động được nguồn lực đầu tư của toàn xã hội. Tình trạng đầu tư dàn trải, kéo dài, hiệu quả sử dụng vốn chưa cao, thậm chí một số nơi còn xảy ra sai phạm trong quản lý đầu tư, gây lãng phí thất thoát nguồn lực tài chính của Nhà nước. Xóa đói giảm nghèo đã đạt được nhiều kết quả quan trọng nhưng chưa thực sự bền vững, nguy cơ phát sinh nghèo, tái nghèo vẫn ở mức cao. Cơ sở hạ tầng mặc dù được tăng cường đầu tư nhưng hiện vẫn còn 149 xã chưa có đường ô tô đến trung tâm xã. II. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011-2015 Phấn đấu trong giai đoạn 2011-2015 đạt mức tăng trưởng toànngành là 3,5-3,8%/năm. Kế hoạch năm 2011 đạt mức tăng trưởng của ngành 4,5-5% so với năm 2010, trên cơ sở tập trung ưu tiên nguồn lực cho nâng cao năng suất, chất lượng các sản phẩm chủ lực như cá tra, tôm nước lợ, lúa gạo, cao su, cà phê, điều, hạt tiêu, lạc, đậu tương, chăn nuôi gia súc gia cầm. Đối với lĩnh vực trồng trọt, mục tiêu đến năm 2015 ổn định diện tích đất lúa 3,8 triệu ha; sản lượng thu hoạch 40 triệu tấn/năm. Tổng sản lượng cây có hạt đạt 46,3 triệu tấn. Với chăn nuôi, mục tiêu giai đoạn 2011-2015 đạt mức tăng giá trị sản xuất bình quân 6-7%/năm. Năm 2011, sẽ sản xuất 4,28 triệu tấn thịt hơi các loại; 6,53 tỷ quả trứng; 330 nghìn tấn sữa tươi; 12 triệu tấn thức ăn chăn nuôi công nghiệp. Ngành thủy sản phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng 6-7%/năm; riêng năm 2011 tăng trưởng 7% và cho tổng sản lượng 5,3 triệu tấn thuỷ sản, kim ngạch xuất khẩu phải trên 5 tỷ USD. Ngành lâm nghiệp phấn đấu phát triển toàn diện trong 5 năm tới, giá trị sản xuất tăng bình quân 1,5-2%/năm. Sẽ trồng mới 200 nghìn ha rừng; khoanh nuôi tái sinh thêm 400 nghìn ha; khoán bảo vệ rừng thêm 2,26 triệu ha. Năm.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> 2011 Bộ NN-PTNT đề nghị Chính phủ, Quốc hội tiếp tục cho triển khai cơ chế chính sách để BVPTR, nâng cao chất lượng rừng, phấn đấu mục tiêu đến 2015 nâng độ che phủ rừng đạt 45%..

<span class='text_page_counter'>(19)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×