Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Định hướng chọn việc làm sau khi tốt nghiệp của sinh viên Trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.81 KB, 5 trang )

ĐỊNH HƯỚNG CHỌN VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP
CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ
TP.HCM (HUTECH)
Bùi Quang Huy, Lê Thị Đan Thuy, Nguyễn Thị Cẩm Thơ,
Nguyễn Chiệu Vỉ, Nguyễn Quỳnh Như
Khoa Tài chính – Thương mại, Trường Đại học Cơng nghệ TP.Hồ Chí Minh
GVHD

T

T n Văn T ng

TĨM TẮT
Ở Việt Nam hiện nay do cơ chế quản lý kinh tế đang có nhiều thay đổi, ảnh hưởng cả tích cực lẫn
tiêu cực tới thị trường lao động nên vấn đề việc làm rất được quan tâm. Giải quyết vấn đề việc làm
cho người lao động là một trong những vấn đề kinh tế - xã hội cấp bách của Đảng và Nhà nước ta,
tuy nhiên nền kinh tế thị trường phát triển dường như khó có thể giải quyết hồn tồn vấn đề thất
nghiệp. Chính vì vậy, việc định hướng cho con cái học cái gì, ra làm nghề gì, có trái với sở trường
cũng như sự đam mê u thích của con cái họ hay khơng, điều này ít nhiều ảnh hưởng đến việc lựa
chọn nghề nghiệp của sinh viên trước khi ra trường. Nhằm tìm hiểu được nhu cầu, nguyện vọng
việc làm sau khi tốt nghiệp của sinh viên là góp phần giải quyết được vấn đề “nóng” hiện nay của
sinh viên. Nghiên cứu của tác giả nhằm tìm hiểu, phân tích thực trạng định hướng chọn việc làm
sau khi tốt nghiệp của sinh viên ngành Kế tốn và ngành Tài chính – Ngân hàng của Trường Đại
học Cơng nghệ TP.HCM (HUTECH), từ đó đem đến cái nhìn rõ ràng cho các bạn sinh viên, giúp các
bạn tích cực, chủ động và có định hướng hơn trong công tác học tập, rèn luyện và trau dồi kiến
thức, kỹ năng cho bản thân.
Từ khóa: Định hướng chọn việc làm, sinh viên, tốt nghiệp.

1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong công cuộc đổi mới nước ta hiện nay, vấn đề việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp đang là
vấn đề nóng bỏng và khơng kém phần bức bách, đang được toàn xã hội đặc biệt quan tâm. Thực


tế cho thấy khi lựa chọn nhân viên, nhà tuyển dụng xem xét một số tiêu chí như kiến thức, kỹ năng
và thái độ. Về kiến thức, để chọn đúng người, nhà tuyển dụng yêu cầu người dự tuyển phải có khả
năng vận dụng kiến thức học được vào công việc thực tiễn, qua đó có thể phát huy tính sáng tạo,
chủ động trong công việc, làm việc độc lập trong môi trường áp lực cao. Về kỹ năng, có thể nói các
kỹ năng hỗ trợ chuyên môn của nhiều ứng viên rất yếu. Đây là phần yếu nhất của sinh viên vì thiếu
sự rèn luyện. Các phương pháp đào tạo truyền thống khơng kích thích được sinh viên tư duy độc
lập. Hệ quả, đã có khơng ít sinh viên mới ra trường rất yếu ở kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, làm việc
đội nhóm, viết sai lỗi chính tả, khơng soạn thảo được một văn bản ở dạng đơn giản nhất. Riêng thái
độ, được thể hiện qua tinh thần cầu tiến, ham học hỏi, dám chịu trách nhiệm của ứng viên, nhiều
bạn trẻ bị hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ cho việc giữ chỗ làm, thăng tiến trong công việc.
1304


Tại sao nhiều sinh viên ra trường bị các doanh nghiệp từ chối? Thách thức của sinh viên vừa tốt
nghiệp muốn vào làm ở các doanh nghiệp là gì? Doanh nghiệp thật sự cần gì ở người nhân viên
của mình? Tại sao các hội chợ việc làm vẫn không thể làm cầu nối hiệu quả cho nhà tuyển dụng
lẫn người lao động. Có nhiều ngun nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp như hiện nay:

Thứ nhất, số lượng sinh viên đầu ra mỗi năm quá nhiều. Hiện tại, Việt Nam có hơn 500 trường đại
học, cao đẳng trong cả nước. Việc mở cửa ồ ạt các trường đại học dẫn đến tình trạng sinh viên tốt
nghiệp mỗi năm q đơng.

Thứ hai, thực tế vấn đề việc làm ở Việt Nam cũng đang gặp khó khăn. Trong bối cảnh nền kinh tế
khủng hoảng, nhiều doanh nghiệp phải cắt giảm lao động như các cơng ty chứng khốn, cơng ty
xây dựng…, một số doanh nghiệp giải thể, đóng cửa đã làm mất việc của hàng ngàn lao động.

Thứ ba, nguyên nhân xuất phát từ chính nguồn nhân lực được đào tạo nhưng không đáp ứng được
yêu cầu công việc. Sinh viên sau khi tốt nghiệp khơng đủ năng lực, trình độ, hoặc thiếu kỹ năng để
đảm nhận các vị trí trong doanh nghiệp, khiến các nhà tuyển dụng từ chối hoặc phải đào tạo lại.
Nếu quan niệm rằng, việc thi đậu vào đại học là yếu tố quyết định tương lai thì vấn đề có việc làm

sau khi tốt nghiệp cần được xem trọng nhiều hơn nữa. Bản thân sinh viên khi ra trường lại thiếu sự
chủ động, kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn, trong Trường Đại học không tự rèn luyện, tu
dưỡng, không phấn đấu và thiếu lý tưởng sống.
Sách của GS. Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ GD& ĐT đã nghiên cứu, chỉ có 20 – 30% sinh
viên tham gia các hoạt động xã hội gồm công tác Đồn, cơng tác thanh niên và sinh viên. Số phần
trăm sinh viên tham gia cơng tác hè thì có nhiều trường trả lời, sinh viên của họ chỉ tối đa 30% tham
gia. Đại học khác phổ thông ở chỗ là tinh thần tự học và tự rèn luyện quyết định hơn hẳn so với ở
phổ thông. Sinh viên ra trường hiện nay có kiến thức nhưng thiếu kỹ năng, đặc biệt là các kỹ năng
cần thiết để làm việc. Một số bạn trẻ còn cho rằng, các nhà tuyển dụng chỉ cần tuyển người có
năng lực chun mơn, vi tính thành thạo, ngoại ngữ bằng A, B, C… Các bạn không hề biết rằng,
các chủ doanh nghiệp và công ty, nhất là các cơng ty nước ngồi ln chú trọng đến các kỹ năng
làm việc, kỹ năng giao tiếp, ứng xử, kỹ năng làm việc theo nhóm, khả năng lập kế hoạch mục tiêu,
xử lý nhanh những khó khăn trong tình huống bất ngờ.

2 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU
Đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp nhưng dưới
nhiều góc độ khác nhau, sau đây là một số đề tài nghiên cứu về vấn đề này:
Đề tài Luận văn tốt nghiệp đại học của Nguyễn Việt Anh với đề tài “Định hướng việc làm của sinh
viên hiện nay” (Nghiên cứu trường hợp Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học
Quốc gia Hà Nội) năm 2016. Đề tài này nghiên cứu về mong muốn của sinh viên trường đại 5 học
Khoa học xã hội và Nhân văn đối với công việc trong tương lai, kết quả thu được là sinh viên mong
muốn sau khi tốt nghiệp sẽ vừa học vừa làm và định hướng công việc tương lai có thu nhập ổn
định, phù hợp chuyên mơn đào tạo. Đề tài cịn nghiên cứu về hoạt động chuẩn bị tiếp cận thị
trường lao động, để tìm việc thành cơng cần dựa vào trình độ ngoại ngữ - tin học, kỹ năng mềm
cũng như kinh nghiệm nghề nghiệp; Bên cạnh đó, đề tài nghiên cứu sự khác biệt giữa các nhóm
1305


sinh viên khi định hướng nghề nghiệp, sinh viên Khoa Đơng Phương học có xu hướng định hướng
việc làm ở khu vực nước ngồi; cịn sinh viên Khoa Văn học thì chọn cơng việc ở khu vực nhà nước.

Đề tài cũng đưa ra một số khuyến nghị đối với sinh viên, nhà trường và xã hội.
Tiếp theo là đề tài nghiên cứu của Nguyễn Phương Toàn “Khảo sát các yếu tố tác động đến việc
chọn trường của học sinh lớp 12 trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Tiền Giang”. Tác giả đã xác
định và đánh giá tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của học sinh lớp
12 Trung học phổ thông trong kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng. Qua đó, đề 6 xuất các giải pháp
để góp phần nâng cao hiệu quả công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh lớp 12 Trung học phổ
thông trong quyết định lựa chọn trường dự thi trong kỳ thi đại học, cao đẳng. Nhìn chung, sinh viên
đều mong muốn làm việc ở những thành phố lớn và làm việc trong khu vực kinh tế nhà. Tuy nhiên,
kết quả điều tra cho thấy có đến 82/162 SV (50,6%) vẫn mong muốn được làm cho khối nhà nước.
Số còn lại là 38% chia đều cho khối doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nước ngồi. Chỉ có số
ít 8.6% SV là muốn mở cơng ty riêng và số rất ít cịn lại muốn làm cho các dự án phi chính phủ. Kết
quả cho thấy số sinh viên mong muốn làm việc ở thành phố là cao nhất (46%), số còn lại mong
muốn về quê (22%) hoặc chấp nhận làm việc ở bất cứ nơi nào (20%) và số ít sẵn sàng chấp nhận
cơng việc ở vùng xa.

3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Tác giả sử dụng phương pháp thu thập tài liệu, thống kê mô tả, đối chiếu, phân tích, tổng hợp, suy
luận để tìm hiểu tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan; đồng thời để đánh thực trạng chọn
việc làm của sinh viên HUTECH sau tốt nghiệp; từ đó đề xuất các kiến nghị nhằm góp phần định
hướng cho sinh viên có thể chọn việc làm phù hợp.
Đối tượng khảo sát là sinh viên tốt nghiệp ngành kế tốn và ngành tài chính ngân hàng năm học
2019 – 2020 tính đến tháng đợt tháng 3/2020.

4 THỰC TRẠNG CHỌN VIỆC LÀM CỦA SINH VIÊN HUTECH SAU KHI TỐT NGHIỆP
Mỗi sinh viên có những lý do riêng khi lựa chọn cho mình một ngành học cũng như một mơi trường
giáo dục đào tạo. Chính sự lựa chọn này là cánh cửa để các em sinh viên chạm đến ước mơ, cửa
ngõ đến với nghề nghiệp ở tương lai. Khi sinh viên Trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH)
được khảo sát về dự định về công việc tương lai, sinh viên sẽ làm gì sau khi tốt nghiệp đại học, con
số rất tích cực khi số sinh viên xác định mục tiêu rõ ràng sẽ đi làm ngay khi tốt nghiệp đại học
(chiếm 69,7% trong tổng số mẫu), và sẽ vừa làm vừa học thêm (chiếm 25% trong tổng số mẫu). Qua

đây thấy rằng, sinh viên đã xác định được con đường đi ở tương lai và lựa chọn cho mình một cơng
việc cụ thể để phấn đấu và phát triển. Nhìn chung, định hướng sau khi tốt nghiệp đại học sinh viên
có rất nhiều lựa chọn khác nhau, trong đó lựa chọn phổ biến nhất của sinh viên HUTECH là đi làm
tại các tổ chức kinh tế theo đúng ngành nghề mà bản thân đã chọn lựa và học tập.

1306


Bảng 1: Kết quả khảo sát dự định sau khi tốt nghiệp của sinh viên
Trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH)
Dự định sau khi tốt nghiệp

Tần suất

Tỷ ệ %

223

69.70

Học lên cao học rồi mới đi làm

11

3.40

Vừa làm vừa học thêm

80


25

Chưa có dự định sau khi tốt nghiệp

4

1.20

Khác

2

0.60

T ng

320

100

Đi làm

Nguồn: Tác giả tính tốn

Khi bắt đầu chọn ngành học, sinh viên lựa chọn theo tiêu chí sẽ có cơng việc của ngành học phù
hợp với sở trường, đây là một ngành có thể kiếm nhiều tiền trong tương lai. Song, qua mấy năm
học ở môi trường đại học, sự lựa chọn của sinh viên lại theo hướng không quá chú trọng đến thu
nhập cao mà có định hướng lựa chọn cơng việc tương lai theo hướng phù hợp với chuyên môn
được đào tạo và điều đó thể hiện rõ nét khi sinh viên định hướng những công việc cụ thể liên quan
tới ngành học. Theo khảo sát, dự định của đa phần sinh viên sau khi tốt nghiệp là đi làm. Đối với

tiêu chí lựa chọn cơng việc, sinh viên Trường Đại học Cơng nghệ Tp.HCM đề cao các tiêu chí: Phù
hợp với chuyên môn được đào tạo, thu nhập ổn định và mơi trường làm việc chun nghiệp. Bên
cạnh đó, kết quả khảo sát cũng cho thấy xu hướng tìm kiếm cơ hội việc làm trong khu vực Nhà
nước không còn quá nặng nề như trong những giai đoạn trước, thay vào đó đa phần sinh viên
Trường Đại học Cơng nghệ Tp.HCM hiện nay lại muốn được làm việc trong khu vực kinh tế tư nhân.
Qua đó thấy được rằng, sinh viên thường định hướng nghề nghiệp tương lai dựa vào ngành học
được đào tạo. Hầu hết sinh viên mong muốn làm công việc đúng chuyên môn, phù hợp năng lực.
Thực tế khảo sát cho thấy rằng, sinh viên ngay từ khi ngồi trên ghế đã có định hướng về nghề
nghiệp tương lai của mình. Mỗi sinh viên có dự định riêng về cơng việc tương lai vì những lý do
riêng. Mỗi sinh viên có những định hướng khác nhau, nhưng chung quy lại đều muốn có một nghề
nghiệp ổn định và thu nhập tốt.

5 KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP
Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, đa số sinh viên dự định sẽ đi làm sau khi tốt nghiệp và định
hướng việc làm theo hướng phù hợp với chuyên môn được đào tạo và điều đó thể hiện rõ nét khi
sinh viên định hướng những công việc cụ thể liên quan tới ngành học. Đối với tiêu chí lựa chọn công
việc, sinh viên Trường Đại học Công nghệ Tp.HCM đề cao các tiêu chí: Phù hợp với chun mơn
được đào tạo, thu nhập ổn định và môi trường làm việc chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, kết quả khảo
sát cũng cho thấy xu hướng tìm kiếm cơ hội việc làm trong khu vực Nhà nước khơng cịn q nặng
nề như trong những giai đoạn trước, thay vào đó đa phần sinh viên Trường Đại học Công nghệ
Tp.HCM hiện nay lại muốn được làm việc trong khu vực kinh tế tư nhân nước ngồi. Qua đó thấy
được rằng, hầu hết sinh viên mong muốn làm công việc đúng chuyên môn, phù hợp năng lực. Thực
tế khảo sát cho thấy rằng, sinh viên ngay từ khi ngồi trên ghế đã có định hướng về nghề nghiệp
1307


tương lai của mình. Mỗi sinh viên có những định hướng khác nhau, nhưng chung quy lại đều muốn
có một nghề nghiệp ổn định và thu nhập tốt.
Đối với Nhà trường: Nhà trường ln có vai trị rất quan trọng trong việc định hướng việc làm,
nghề nghiệp cho sinh viên và để vai trò này phát huy một cách tốt nhất Nhà trường nên thực hiện

một số vấn đề sau: Nhà trường nên chú trọng tổ chức nhiều hơn những buổi hội thảo, tư vấn, định
hướng nghề nghiệp cho sinh viên. Bên cạnh đó, tổ chức các lớp đào tạo miễn phí về “kỹ năng
mềm” tạo điều kiện để sinh viên được tham gia. Nhà trường nên liên kết với một vài ngân hàng
hoặc các doanh nghiệp tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội tiếp cận cơng việc làm thêm với vai trị
là cộng tác viên; những cơng việc này đúng với chuyên ngành được đào tạo nhằm giúp sinh viên
làm quen với cơng việc, có thêm kỹ năng cũng như kinh nghiệm phục vụ cơng việc chính thức sau
khi tốt nghiệp. Cần chú trọng đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động của các câu lạc bộ, đội, nhóm với
sự hỗ trợ của Nhà trường để có nhiều sinh viên được tiếp cận và tham gia.
Đối với sinh viên: Để đạt được thành công trong công việc tương lai, sinh viên cần xác định mục
tiêu học tập rõ ràng và định hướng việc làm sau khi tốt nghiệp ngay từ khi còn ngồi trên ghế giảng
đường đại học để lựa chọn công việc tương lai phù hợp với chuyên môn được đào tạo và năng lực
của bản thân. Vì vậy qua kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra một số điểm lưu ý để sinh viên tham
khảo sau: - Mỗi sinh viên cần linh hoạt hơn như tham gia vào các câu lạc bộ, đội, nhóm, ban của
Trường để làm đầy thêm những kỹ năng cho bản thân. - Định hướng việc làm tương lai phù hợp
chuyên môn được đào tạo và năng lực của bản thân. Xác định bản thân có thực sự u thích cơng
việc đó hay khơng? - Ln trau dồi, rèn luyện và nâng cao trình độ chun mơn để ln đáp ứng
được nhu cầu thị trường lao động đang cần. Từ đó, tránh gặp phải sự bỡ ngỡ từ định hướng đến
chính thức làm việc sau khi tốt nghiệp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]

Mai Thị Bích Phương (2018), Định hướng việc làm sau khi tốt nghiệp của sinh viên Trường Đại
học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ, Học viện Khoa học xã hội.

[2]

Nhóm nghiên cứu Trường ĐH Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh (2016), Những yếu tố ảnh hưởng từ
hoạt động đào tạo tới khả năng có việc làm và niềm đam mê trong công việc theo chuyên
ngành của sinh viên Đại học Ngân hàng khi ra trường, Công trình nghiên cứu dự thi giải

thưởng Euréka.

[3]

Nguyễn Việt nh (2016), Định hướng việc làm của sinh viên hiện nay (Nghiên cứu trường hợp
Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội), Khóa luận tốt
nghiệp, Trường ĐH Khoa học XH NV Hà Nội.

[4]

Nguyễn Phương Toàn (2011), Khảo sát các yếu tố tác động đến việc chọn trường của học sinh
lớp 12 trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, Đại học Quốc gia Hà Nội.

1308



×