Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Bao cao so ket hoc ky I nam hoc 20122013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.26 KB, 12 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD&ĐT HƯƠNG KHÊ TRƯỜNG TH HƯƠNG TRẠCH. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NHĨA VIỆT NAM. Số: 39 /BC-SKK1. Độc lập – Tự do – Hạnh phúc. Hương Trạch, ngày 12 tháng 01 năm 2013. BÁO CÁO Sơ kết học kỳ I,phương hướng nhiệm vụ học kỳ II Năm học 2012-2013 A. ĐÁNH GIÁ SƠ KẾT HỌC KỲ I: I. Tình hình chung: 1) Thuận lợi: Trường TH Hương Trạch thuộc xã miền núi giáp tỉnh Quảng Bình, là trường trung tâm của xã, năm học 2012- 2013 sát nhập trường tiểu học La Khê vào trường Tiểu học Hương Trạch nên quy mô trường, lớp, học sinh, cán bộ CC-VC khá đông; đặc biệt được ngành chọn làm trường Tiểu học trọng điểm. Được sự quan tâm của phòng G&ĐT Hương Khê, Đảng uỷ, Chính quyền địa phương đối với giáo dục. Đội ngũ giáo viên trẻ, có trình độ đào tạo 100% đạt chuẩn và có 87% trên chuẩn, trong đó có 13 CBGV có trình độ Đại học, 14 CBGV có trình độ Cao đẳng Tỷ lệ đảng viên cao 25/ 31 CBGV chiếm tỷ lệ 80%. Trường đã đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 và đạt đơn vị văn hoá cấp tỉnh. Năm học 2010-2011 trường đạt danh hiệu tập thể lao động SX cấp tỉnh được chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen. Năm học 2011- 2012 trường đạt danh hiệu tập thể lao động tiên tiến cấp huyện được chủ tịch UBND huyện tặng giấy khen. 2) Khó khăn: Là trường thuộc xã miền núi giáp với tỉnh Quảng Bình, học sinh chủ yếu là gia đình công giáo đông con, kinh tế khó khăn, cha mẹ quan tâm đến việc học tập của con em có phần hạn chế, học sinh cách sông đi lại khó khăn, mưa lụt thường xuyên phải nghỉ học. Số cán bộ giáo viên toàn trường 31, trong đó có 20 cán bộ giáo viên ở xa trường từ 15 đến 22 km và đều là giáo viên nữ nên cũng có phần ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học. số CBGV đứng lớp chưa đúng định biên (đạt 1,27). Vào đầu HKII có 2GV nghỉ sinh chỉ còn đạt (1,16 GV/lớp). Cơ sở vật chất tuy đạt chuẩn mức 1 nhưng trường chưa có phòng thường trực. Nhà học 2 tầng và các dãy nhà cấp 4 đã xuống cấp. Đặc biệt nhà thiết bịThư viện, Các phòng chức năng còn thiếu. Ở điểm chính chưa đủ cơ sở vật chất cho việc sát nhập trường. Chưa có CB phụ trách thiết bị, thư viện. II. KẾT QUẢ GIÁO DỤC HỌC KỲ I 1. Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Kết quả đổi mới của công tác thanh tra, kiểm tra giáo dục, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tự kiểm tra. Ngay từ đầu năm học trường đã tổ chức Hội nghị CC-VC. Thành lập Ban thanh tra Nhân dân gồm 3 đ/c. BTTND đã lập kế hoạch chỉ đạo kiểm tra xuyên suốt cả năm học, có kế hoạch cụ thể kiểm tra soát xét mọi hoạt động của đơn vị nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của BTTND. Phối hợp tốt với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường thường xuyên theo dõi, kiểm tra việc soạn bài, chấm bài, chữa bài, chất lượng dạy học trên lớp, vào điểm, đánh giá, xếp loại học sinh, thực hiện chương trình… Công tác kiểm tra đợc làm thờng xuyên và kịp thời. Kết quả kiểm tra toàn diện: 3/24GV( Tốt: 2 ,Khá: 1 ,TB: 0 ); 100% GV đợc thanh tra chuyên đề. Giám sát việc thực thi nhiệm vụ trong nhà trường. Tham gia tập huấn công tác thanh tra nhân dân do phòng tổ chức và truyền đạt kịp thời đến tận cán bộ giáo viên, đoàn viên công đoàn trong nhà trường. Tổ chức các đợt chuyên đề, hội thảo, công tác kiểm tra việc thực thi các chuyên đề hội thảo được triển khai. Ngay sau khi tiếp thu cán bộ giáo viên vận dụng tốt vào công tác kiểm tra cũng như phục vụ cho công tác giảng dạy. - Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ công chức,viên chức và học sinh. Ngay từ đầu năm đơn vị đã kiện toàn Ban chỉ đạo, lập kế hoạch triển khai, chỉ đạo các tổ chức đoàn thể trong nhà trường tham gia các buổi chuyên đề phổ biến, giáo dục pháp luật do đơn vị tổ chức về thực hiện các chủ trương đường lối chính sách pháp luật của Nhà nước; luật phổ cập giáo dục; luật giáo dục; luật công chức- Viên chức, luật ATGT; các văn bản; chỉ thị; thông tư; quyết định của Đảng, ngành qui định đến tận cán bộ CC-VC và học sinh, đã được cán bộ CC-VC và học sinh vận dụng và thực hiện nghiêm túc. - Kết quả ứng dụng CNTT, công tác thông tin tuyên truyền. Đơn vị đã trích ngân sách mua máy tính, nối mạng mua thêm 5 máy tính, trang bị máy chiếu, hiện nay trường đã tự mua sắm được 10 máy tính, 3 máy chiếu. Xây dựng kế hoạch, tổ chức kiểm tra, tập huấn cho toàn thể cán bộ CC-VC về việc sử dụng CNTT trong dạy và học (soạn giáo án trên máy tinh, sử dụng đèn chiếu trong dạy học trên lớp,sử dụng Excel, lập và gửi Gmail qua các trang thông tin của trường, ngành và phụ huynh học sinh để tuyên truyền, phối hợp về công tác giáo dục); cách soạn thảo văn bản theo TT01/BNV. Đến nay 100% cán bộ giáo viên đã kết nối mạng và sử dụng thành thạo về CNTT. - Kết quả đổi mới thi đua khen thưởng. Dựa theo tinh thần chỉ đạo của Ngành về công tác thi đua khen thưởng, trường đã thành lập Hội đồng thi đua, khen thưởng và có các quyết định khen thưởng về cá nhân, tập thể xuất sắc trong việc dạy và học, các hoạt động khác của đơn vị..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Các tổ chức đoàn thể phát hiện xây dựng những cá nhân, tập thể giáo viên và học sinh có thành tích xuất sắc trong dạy và học nhân điển hình. Tham mưu, đề nghị Hội đồng Thi đua trường xét đề nghị khen tặng và tuyên dương dưới cờ vào các ngày đầu tuần - tháng - kỳ và năm học và đã có nhiều hình thức thi đua khen thưởng: Thi đua cán bộ giáo viên có giờ dạy tốt, xuất sắc; sáng tạo khoa học trong công tác tự làm đồ dùng dạy học có giá trị sử dung cao, ứng dụng dạy được nhiều bài; công tác làm báo tường, báo ảnh, báo liếp; trang trí lớp học gần gũi và thân thiện chào mừng ngày 20/11; tổ chức học sinh kể chuyện đạo đức Bác Hồ; Anh bộ đội cụ hồ trong các buổi chào cờ; thi kể chuyện về học tập và làm làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh một cách long trọng giữa các lớp học và đã thu hút được nhiêu đối tượng học sinh tham gia. Qua các cuộc thi BGK đã lựa chọn và đề nghị hiệu trưởng khen thưởng tuyên dương có tính khích lệ cao và đã từng bước tạo sự niềm tin và tin tưởng vào những thành tích mà các cá nhân, tập thể đã đạt được để nhân rộng điển hình kết hợp tuyên truyền cho các trường bạn trong cụm, trong giáo dục huyện nhà cùng học tập và trao đổi kinh nghiệm. 2. Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục. - Kết quả triển khai việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí minh”; Cuộc vận động “Mỗi thầy,cô giáo là một tấm gương tự học và sáng tạo”; Phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Ngay đầu năm học kiện toàn Ban chỉ đạo, trong học kỳ I, đơn vị đã có nhiều biện pháp để biến hành động thành những việc làm thực tế và đã thu hút tất cả cán bộ, giáo viên và học sinh tham gia và thực hiện tốt các cuộc vận động. + Mỗi cán bộ giáo viên có ý thức sâu sắc về nội dung cuộc vận động và thực hiện một cách có hiệu quả. + Xóa bệnh thành tích trong giảng dạy và học tập, chất lượng ngày một được nâng cao, đánh giá đúng thực chất và khách quan. + Mỗi thầy cô giáo thực sự là một tấm gương đạo đức tốt, lối sống trong sáng cho mọi người và học sinh noi theo. + Đội ngũ giáo viên trẻ, có trình độ đào tạo 100% đạt chuẩn và có 87% trên chuẩn, trong đó có 13 CBGV có trình độ Đại học, 14 CBGV có trình độ Cao đẳng Tỷ lệ đảng viên cao 25/ 31 CBGV chiếm tỷ lệ 80%. + Mỗi khu vực sân chơi, bồn hoa, cây cảnh đã được các chi Đội-Sao tự trồng, chăm sóc và bảo vệ, mỗi lớp học đã được giáo viên, học sinh nhiệt tình trang trí. Những việc làm chứa đựng tính thẩm mỹ và giáo dục cao đã tạo cho cảnh quan trường, lớp xanh, sạch, đẹp, thân thiện và an toàn, vệ sinh sạch sẽ có công trình vệ sinh đạt chuẩn. Phong trào TDTT được phát triển. Chất lượng dạy và học ngày càng được nâng cao. Nội bộ đoàn kết, nhất trí cao, không có đơn thư khiếu nại, tố cáo. - Công tác PCGDTH ĐĐT được giữ vững và ổn định..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Năm học 2012-2013 trường đã huy động 100% trẻ 6 tuổi vào học lớp 1, duy trì tốt số lượng học sinh, không có học sinh bỏ học, 100% trẻ trong độ tuổi đến trường. Kịp thời động viên gia đình, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh khuyết tật tiếp tục học tập và được quyền hưởng các chế độ ưu đãi của Nhà nước, của địa phương, của đơn vị và từ phía giáo viên. - Kết quả xây dựng trường chuẩn quốc gia. Đơn vị giữ vững trường đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 1, tiếp tục tham mưu với Chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể, phụ huynh học sinh phát động phong trào tháng hành động xây dựng cơ sở vật chất, nâng cấp xây dựng các hạng mục căn bản phục vụ cho việc dạy và học đạt huy động được trên 150 triệu đồng, rà soát 5 tiêu chuẩn trường chuẩn Quốc gia mức độ 2, từng bước đạt chuẩn để đề nghị công nhận trường đạt chuẩn Mức độ 2: - Kết quả giảm tỷ lệ học sinh yếu kém và học sinh bỏ học, tăng tỷ lệ học sinh khá, giỏi. Ngay từ đầu năm học đơn vị đã tổ chức cho giáo viên chủ nhiệm năm học trước bàn giao chất lượng đến từng giáo viên chủ nhiệm trong năm học 20122013. Từ đó mỗi giáo vên nắm bắt tâm tư nguyện vọng cũng như hoàn cảnh của từng em, tự lập kế hoạch dạy học phù hợp với đối tượng học sinh của lớp, trình duyệt qua chuyên môn trường và xin chỉ đạo của đ/c Hiệu trưởng để thực hiện. Khảo sát chất lượng các môn tiếng việt, toán, TNXH, Khoa, Lịch sử, Địa lý, lập danh sách HS yếu, xây dựng đề cương phụ đạo, kèm cặp, giao cho GV chủ nhiệm kèm cặp trên lớp, thành lập đôi bạn cùng tiến giúp đỡ nhau trong học tập. Rà soát phân hóa đối tượng học sinh giao khoán chất lượng. Hằng ngày tổ chức kiểm tra soát xét chất lượng bài soạn, đăng ký sử dụng đồ dùng dạy học, việc dạy và học buổi 1 và buổi 2 của giáo viên và học sinh. Tổ chức sinh hoạt chuyên môn trường, cụm liên trường chuyên đề công tác phụ đạo HS yếu theo khối lớp, tập hợp đề cương của cụm cho GV áp dụng phụ đạo thêm. Phụ đạo học sinh yếu theo đối tượng vào buổi 2 ( 3 buổi/ tuần) Ban giám hiệu xây dựng bộ đề khảo sát hàng tuần, sau khảo sát, chấm, phân loại, soát xét lỗi và sự tiến bộ của từng học sinh để rút kinh nghiệm trong công tác phụ đạo học sinh. Với sự đồng thuận và có tính giáo dục phối hợp cao nên trong học kỳ I vừa qua, số học sinh yếu kém đã giảm dần tỉ lệ ( đầu năm môn Toán: 7,1%; Tiếng việt: 2,1%,cuối học kỳ I môn Toán: 2,9%; môn Tiếng Việt: 1,2%) số học sinh khá, giỏi được tăng lên đáng kể ( đầu năm môn Toán: 73%; Tiếng việt: 78%,cuối học kỳ I môn Toán: 77%; môn Tiếng Việt: 80%). Kết quả học sinh giỏi về văn hay chữ tốt cấp cụm chiếm 87% so với toàn cụm. 13/15 em toàn cụm dự thi ở huyện. - Kết quả tổ chức dạy học buổi 2. Dạy và học theo chỉ đạo của Sở (CV1611/SG&ĐT-GDTH, và đặc thù của trường. Trong quá trình tổ chức hướng dẫn giáo viên thực hiện đã có sự linh hoạt hơn trong việc soạn bài dạy buổi hai, kết quả học sinh đã được tham gia một số môn học theo sở thích của bản thân ( nhất là đối với học sinh giỏi). Thành lập các.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> câu lạc bộ như: Yêu học toán, yêu học tiếng việc, Câu lạc bộ tiếng anh, câu lạc bộ “ Văn hay chữ tốt”, câu lạc bộ Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục tổ chức thực hiện có hiệu quả. Việc rèn một số kỹ năng khác về HĐNGLL các em vẫn tham gia nhưng chưa được thường xuyên và vẫn gặp không ít khó khăn vì: Cơ sở vật chất nhà trường chưa đủ để thực hiện tốt, đội ngũ giáo viên chưa đủ để bố trí phù hợp, một số giáo viên năng lực tổ chức hạn chế. Học sinh là vùng kinh tế khó khăn, đồ dùng học tập và kỹ năng các em còn gặp nhiều khó khăn. - Việc đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới công tác đánh giá. + Vệc đổi mới phương pháp dạy học. Ngay từ đầu năm học nhà trường chủ động phân loại HS theo từng đối tượng dựa trên kết quả cuối năm học và khảo sát chất lượng đầu năm để dạy phân hóa đối tượng. Tổ chức chuyên đề rà soát chương trình, nội dung theo từng khối lớp, tìm các bài dạy có nội dung khó soạn giáo án mẫu, xây dựng ngân hàng đề kiểm tra đã được thực hiện ở tất cả các khối lớp và có hiệu quả tích cực trong nâng cao chất lượng. Tổ chức dạy mẫu, sau dạy mẫu KS chất lượng theo bộ đề và rút kinh nghiệm. Hàng tuần thao giảng, dự giờ, KT toàn diện, KT chuyên đề để nắm việc giáo viên đổi mới phương pháp dạy học, cuối tuần có giao ban đánh giá, nhận xét kỹ từng giáo viên. Công tác xây dựng kế hoạch cá nhân, soạn bài, chấm bài của giáo viên thực hiện đầy đủ, đúng quy định. Giáo viên đã có ý thức nâng cao chất lượng giờ lên lớp. Trong quá trình dạy học giáo viên đã chú trọng hướng dẫn học sinh tự học, tự đánh giá hoặc đánh giá lẫn nhau. Việc sử dụng công nghệ thông tin vào hoạt động dạy học đã được nâng cao; việc sử dụng phương tiện dạy học hiện đại ngày càng hiệu quả. Tuy nhiên việc lạm dụng công nghệ thông tin, cóp bài sọan, đề kiểm tra trên mạng vẫn xảy ra. Công tác bồi dưỡng thường xuyên, tự bồi dưỡng gắn liền với việc dự giờ thăm lớp, hội thảo chuyên đề cấp tổ, cấp trường, cấp cụm trường được tổ chức có hiệu quả, nghiêm túc và đúng theo kế hoạch. + Việc đổi mới công tác đánh giá. Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình. Coi trọng sự tiến bộ của học sinh trong học tập và rèn luyện. Đảm bảo tính phân hoá tới từng đối tượng, từng mặt hoạt động của học sinh. Động viên, khuyến khích, nhẹ nhàng, không gây áp lực trong đánh giá. Thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hướng khuyến khích tinh thần tự học và sáng tạo của học sinh: giảm yêu cầu học sinh phải học thuộc lòng, nhớ máy móc nhiều sự kiện, số liệu, câu văn, bài văn mẫu. Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng để giáo viên tham khảo, học sinh thực hành và vận dụng sáng tạo các nội dung đã học. Tổ chức cho GV học tập lại Thông tư 32 của Bộ GD&ĐT về đánh giá xếp loại học sinh Tiểu học. Xây dựng bộ đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình ( Bộ đề được xây dựng từ GV đến tổ, nhóm chuyên môn đến nhà trường) để kiểm tra, khảo sát học sinh. Tổ chức nghiêm túc các kỳ khảo sát chất.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> lượng, kiểm định chất lượng để mỗi học sinh tự lập, tự thể hiện khá năng học tập của mình. Sau kiểm tra, kiểm định tổ chức phân tích, rút kinh nghiệm từng lớp, từng GV và lập kế hoạch bổ sung. Đánh giá học sinh một cách công bằng, khách quan và động viên, khuyến kích các em trong học tập. - Đánh giá việc dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng; xây dựng phân phối chương trình theo chỉ đạo của Sở. Thực hiện theo phân phối chương trình theo Quyết định 16/2006 của Bộ GD&ĐT và theo chuẩn kiến thức, kỹ năng các môn học, công văn 7975 hướng dẫn dạy môn thủ công và kỷ thuật, văn bản 5842/ Bộ GD&ĐT hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học, công văn 1611/SGDĐT-GDTH V/v hướng dẫn tổ chức dạy học 2 buổi/ngày. Chuyên môn xây dựng kế hoạch tổ chức hội thảo đi đến thống nhất, triển khai và chỉ đạo giáo viên thực hiện một cách nghiêm túc, đúng nội qui qui chế chuyên môn. Tổ chức chỉ đạo giáo viên thực hiện việc điều chỉnh chương trình theo hướng “Giảm tải” một cách linh hoạt, đảm bảo vừa sức, phù hợp với đối tượng học sinh của trường mình. - Kết quả hoạt động ngoài giờ lên lớp, giáo dục kỹ năng sống. Sau khi được học tập, tiếp thu chuyên đề về giáo dục kỹ năng sống, vận dụng tài liệu dành cho giáo viên và học sinh, đưa hoạt động ngoài giờ lên lớp vào buổi học thứ 2 mỗi tuần có 2 tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp, thành các nhóm theo khả năng và nhu cầu: Nhóm củng cố KT, KN; nhóm phát triển năng khiếu; nhóm phát triển thể chất, nghệ thuật; các câu lạc bộ khoa học, câu lạc bộ “Em yêu học: Tiếng Việt: CLB thơ, văn, kể chuyện, luyện viết chữ đẹp Toán: CLB thực hành, Giải toán nhanh, Ứng dụng toán vào thực tế Âm Nhạc: dân ca, múa, hát Mĩ thuật: vẽ, nặn, trang trí, làm đồ chơi TDTT: Earobic, cờ vua, cầu lông, các trò chơi dân gian HĐNGLL: CLB Khoa học, Lịch sử, Địa lí (bằng hình thức rung chuông vàng) Nhằm giúp cho học sinh rèn luyện kỹ năng độc lập, kỹ năng phối hợp làm việc theo nhóm, thói quen kỹ năng ứng xử ,giao tiếp với thầy cô giáo, với bạn bè trong lớp, trong trường, biết vận dụng kiến thức đã học vào khâu thực hành và trong cuộc sống hằng ngày. Bước đầu đã có kết quả song chưa được thường xuyên do lịch học, và các hoạt động đầu năm còn“quá tải”, thời tiết chưa thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động. - Nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên Đơn vị đã tham mưu với phòng GD và từng bước xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng và chú trọng bồi dưỡng năng lực cho CBQL và GV về: Nội dung, quan điểm đổi mới quản lí chỉ đạo cấp học, dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng, tự BD nâng cao năng lực theo Chuẩn HT, chuẩn nghề nghiệp GVTH; bồi dưỡng ứng dụng CNTT trong quản lí, đổi mới PPDH một cách tích cực và ngày càng có hiệu quả hơn. - Đa dạng hóa nội dung chương trình và hình thức học tập..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Việc dạy và học trên lớp đã được đa dạng hóa đổi mới theo nội dung, chương trình, SGK hiện hành. Hình thức dạy học đã được chú trọng, học sinh tích cực linh hoạt hơn, giáo viên chỉ là người định hướng hỗ trợ. Các hình thức như dạy học theo nhóm, theo mô hình sở thích... 3. Việc phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. - Việc tổ chức đánh giá, phân loại cán bộ, giáo viên theo các chuẩn của Bộ đã ban hành. Hàng tháng, kỳ, năm chỉ đạo các tổ chuyên môn đánh gia, xếp loại cán bộ giáo viên theo tổ, dựa trên các tiêu chí đánh giá và quy chế làm việc của đơn vị, cá nhân tự đánh giá, tổ họp đánh giá và hiệu trưởng là người quyết định đánh giá. - Việc tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ, giáo viên. Ngay từ đầu nă học BGH đã lập kế hoạch bỗi dưỡng cho đội ngũ theo tinh thần Chỉ thị 40 CT/TW. Tổ chức hướng dẫn giáo viên đọc kỹ 10 giải pháp nâng cao chất lượng của phòng và áp dụng vào việc nâng cao hiệu quả chất lượng ở mỗi lớp, từ đó mỗi cán bộ, giáo viên xây dựng kế hoạch tự học một cách thiết thực, tự giác đổi mới cách soạn, cách dạy theo nội dung các môn học. Tổ chức thao giảng, dự giờ, bồi dưỡng giáo viên giỏi các cấp, chuyên đề lại về chuẩn KT,KN các môn học, tự làm và đăng ký sử dụng đồ dùng dạy học, kết hợp thao giảng một cách thiết thực có hiệu quả. Tổ chức các chuyên đề: giải Toán qua mạng; tìm hiểu kiến thức về tiếng Việt, Toán và các môn học khác; trao đổi các bài dạy khó; phương pháp dạy học (dạy học theo nhóm, dạy học cá nhân…). Chỉ đạo cán bộ, giáo viên thực hiện kỷ cương, nề nếp dạy học. Bồi dưỡng nâng cao việc ứng dụng CNTT (kết nối mạng,soạn bài trên máy tính, soạn và dạy học bằng giáo án điện tử). Cải tiến nội dung sinh hoạt chuyên môn bằng những việc làm cụ thể: Sinh hoạt tổ chuyên môn 2 lần/tháng bình quân 2 chuyên đề đến nay đã hoàn thành được các chuyên đề: Phong trào VS-CĐ (QĐ31,CV1263, CV397) ;TT32; QĐ23; CV1611; GDKNS; HDSDNLTK-HQ; NCKHSPƯD; TT01/BNV; hướng dẫn sử dụng Excel lập biểu bảng. Sinh hoạt chuyên môn liên trường 1 lần/tháng. Bố trí và tạo điều kiện cho giáo viên tham gia học các lớp đại học tại chức để nâng cao trình độ chuyên môn và nâng tỷ lệ giáo viên có trình độ Đại học lên 70%. Mỗi CBGV có kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng theo tuần, tháng, năm. Hàng tuần tổ chức các buổi trao đổi về công tác tự học, tự bồi dưỡng. 4. Công tác kế hoạch, tài chính và tăng cường cơ sở vật chất. - Kết quả xây dựng cơ sở vật chất, kiên cố hóa trường, lớp, xã hội hóa, huy động các nguồn lực cho giáo dục. Trong đợt phát động phong trào chiến dịch XDCSVC trường học năm học 2012-2013, đơn vị đã xây dựng đề án kịp thời tham mưu với chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể, các bậc phụ huynh, giáo viên và học sinh đồng thời huy động các nguồn lực hỗ trợ của ngành đưa vào củng cố và xây dựng các hạng mục phục vụ cho công tác dạy và học:.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Ở điểm trung tâm: Huy động 600 ngày công, và 79 triệu đồng vào tu sửa, nâng cấp cở sở vật chất đảm bảo cho dạy và học. Ở điểm La Khê: Huy động được số tiền mặt là 43,5 triệu đồng , số ngày công là 675 công, quy thành tiền 675 x 50.000đ= 33.750.000đ (Tổng dọn vệ sinh khu vực trường, làm sân bê tông, đường chạy, sửa hệ thống điện, chống dột nhà văn phòng, sửa cánh cửa cổng trường, mua máy tính, TB- ĐDDH). Nhà trường trích kính phí trên 50 triệu đồng mua máy tính, mua sắm Đồ dùng dạy học: 18 triệu đồng. B. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHIỆM VỤ HỌC KỲ II - Tiếp tục quán triệt, chỉ đạo cán bộ, giáo viên thực hiện có kết quả các cuộc vận động và phong trào thi đua. - Thực hiện tốt kế hoạch giáo dục, và kế hoạch thời gian năm học. - Tiếp tục chỉ đạo cán bộ, giáo viên đổi mới PPDH - Thực hiện đúng chương trình, sách, thiết bị dạy học - Rà soát nôi dung chương trình và thực hiện tốt chương trình của học kì II bắt đầu từ 14/2/2013(Tuần 19) - Nâng cao chất lượng dạy học toàn diện. chú trọng quan tâm hơn đối với HS có hoàn cảnh khó khăn. - Không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên trong đơn vị. - Tiếp tục triển khai các câu lạc bộ. - Bồi dưỡng học sinh thi Văn hay chữ tốt lớp 2,3,4,5(Cấp huyện), Lớp 2,3,4 tạo nguồn cho năm tới. - Tiếp tục bồi dưỡng đội tuyển giáo viên giỏi để tham dự các kỳ thi do Phòng, Sở tổ chức. - Tiếp tục tổ chức các hoạt bồi dưỡng HS giỏi, năng khiếu, tổ chức, tham gia các cuộc thi HSG ở tất cả các cấp. - Tiếp tục bồi dưỡng HS năng khiếu, tổ chức một số hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để giáo dục toàn diện; tạo cho HS niềm vui, thích học và học được các môn học. - Tiếp tục giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho HS, xây dựng quy tắc ứng xử văn hoá lành mạnh trong nhà trường. - Duy trì tốt các phong trào, tiếp tục kiểm tra đánh giá phong trào “Giữ vở sạch, viết chữ đẹp” theo nội dung công văn số 397/PGDĐT-GDTH; 1104/SGDĐTGDTH. - Rà soát học sinh yếu các kỹ năng tiếp tục phụ đạo trên lớp. - Tổ chức, tham gia sinh hoạt chuyên môn trường, liên trường theo kế hoạch chuyên môn cụm. - Tổ chức thi định kỳ lần 3, bài thi chữ viết số 3. - Tổ chức thi định kì lần 4,bài thi chữ viết số 4. - Xét hoàn thành CTTH. - Hoàn thành hồ sơ bàn giao chất lượng học sinh cuối năm đối với tất cả các lớp..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> - Tổ chức Lễ ra trường cho HS hoàn thành chương trình tiểu học, tạo dấu ấn tốt đẹp cho HS trước khi ra trường. - Hoàn thành hồ sơ học sinh, hồ sơ nhà trường. Khóa hồ sơ. - Tổng kết năm học. - Bàn giao học sinh về sinh hoạt hè ở thôn, xóm. C. NHỮNG KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT. Để chỉ đạo và thực hiện tốt những yêu cầu về việc đổi mới giáo dục từ nay về sau, đơn vị có một số kiến nghị, đề xuất như sau: *Về phía giáo viên: - Cần tăng cường công tác tự học và tự bồi dưỡng năng lực chuyên môn nghiệp vụ ngoài các buổi, đợt chuên đề bồi dưỡng của ngành và trường tổ chức. - Làm tròn chức trách, nghĩa vụ của người Nhà giáo “Vừa hồng lại vừa chuyên” thay Đảng giáo dục thế hệ mầm móng. - Coi trường là nhà, coi học sinh là con. - Là người tiên phong, gương mẫu về lối sống tác phong, trong giao tiếp và trong mọi hoạt động giáo dục. - Nghiên cứu bài dạy, khai thác nội dung, hệ thống câu hỏi phù hợp với đối tượng học sinh, sử dụng phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tích cực trong các giờ dạy, môn dạy để nâng cao chất lượng giáo dục. - Tăng cường phối hợp với Đoàn - Đội giáo dục học sinh bằng các hoạt động NGLL, các câu lạc bộ “em yêu thích” để rèn kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp văn hóa ứng xử trong trường học và trong cuộc sống, kỹ năng làm việc theo nhóm,… *Đối với cán bộ quản lý: - Phải là người gương mẫu và đạt các tiêu chuẩn theo Chuẩn của Hiệu trưởng, chuẩn của Phó hiệu trưởng. - Thường xuyên học tập trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, trình độ quản lý đạt chuẩn. - Bám sát, quán triệt, nắm chắc, triển khai và chỉ đạo các thành viên trong đơn vị thực hiện tốt chủ trương đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, của ngành và của đơn vị. - Đổi mới cách nghĩ, cách làm, cách quản lý theo hướng hiện đại hóa. - Không chủ quan trong công tác quản lý, nghiêm túc, quyết liệt trong việc chỉ đạo song phải phù hợp để tạo sự chuyển biến tích cực cho nhân viên và học sinh. - Cần kịp thời phối hợp với các tổ chức có liên quan, có kế hoạch phát triển và nâng cao hiệu quả về trường, lớp, đội ngũ, chất lượng đạt chuẩn và trên chuẩn theo tinh thần chỉ đạo của Bộ, Sở GD&ĐT. - Coi trường là nhà, Hội đồng sư phạm và học sinh là con, em. Coi chất lượng giáo dục toàn diện là sự sống còn của đại gia đình Nhà trường. - Cần chỉ đạo thực chất việc dạy học buổi 2 dành cho đối tượng học sinh, chú ý tới 3 đối tượng học sinh (HSG; HSY-kém- HSKT) để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. *Đối với các cấp lãnh đạo:.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> - Cần có kế hoạch chỉ đạo, đánh giá sát thực với điều kiện, năng lực hoạt động của từng cá nhân giáo viên, tập thể có thành tích để khơi dậy sự đầu tư một cách trích đáng cho sự nghiệp giáo dục. - Tập trung chỉ đạo các trường việc thực hiện dạy học buổi 2 theo CV1611/SGD&ĐT-GDTH. - Tạo điều kiện tham mưu hỗ trợ về CSVC và đội ngũ giáo viên cho những trường trọng điểm và trường sát nhập theo kế hoạch, nhiệm vụ năm học 20122013. - Mở các lớp học hay chuyên đề về việc sử dụng CNTT trong dạy và học cho cán bộ và giáo viên: soạn và trình chiều trên phần mền powerpoi… - Cân đối số lượng giáo viên ở một số trường quá định biên, đáp ứng đủ số lượng giáo viên đúng định biên cho đơn vị đầu học kỳ II nhằm đáp ứng cho việc giảng dạy và các hoạt động khác của đơn vị. Điều tăng cường cho trường 2 đến 3 GV văn hóa đầu học kỳ 2 trường đã có tờ trình. - Có cán bộ phụ trách thiết bị thư viện để tiện cho việc quản lí các TBDH của đơn vị. Nơi nhận: KT.HIỆU TRƯỞNG - Phòng GD&ĐT HươngKhê PHÓ HIỆU TRƯỞNG - Tổ chuyên môn 1; 2,3; 4,5. -Lưu: VT. Cao Đình Tượng.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> PHÒNG GD&ĐT HƯƠNG KHÊ TRƯỜNG TH HƯƠNG TRẠCH Mẫu M2. BÁO CÁO SƠ KẾT HỌC KỲ I. Năm học 2012 - 2013.

<span class='text_page_counter'>(12)</span>

<span class='text_page_counter'>(13)</span>

×