Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Bai 3PP bien soan giao an day hoc TDTT cho HSTH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.93 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>BÀI 3</b>



<b>PHƯƠNG PHÁP BIÊN SOẠN GIÁO ÁN </b>


<b>DẠY HỌC TDTT CHO HỌC SINH TIỂU HỌC</b>



Giáo án là tài liệu phục vụ giảng dạy, nội dung giáo án phải nêu rõ được nội
dung, phương pháp và cách tổ chức sư phạm của giờ học TDTT. Giáo án được
soạn dựa theo nội dung chương trình quy định, kế hoạch dạy học của Bộ, của Sở
chỉ đạo. Khi biên soạn cần chú ý đến những đặc điểm, trình độ, khả năng tiếp thu
của học sinh và cơ sở vật chất hiện có phục vụ cho cơng tác giảng dạy.


Nội dung của giáo án phải xác định rõ mục tiêu, yêu cầu về giáo dục, giáo
dưỡng của giờ dạy, thời gioan tiến hành từng phần và toàn bài. Cách tổ chức sắp
xếp thay đổi đội hình đội ngũ trong khi tập - Cách trình bày, mức độ của động tác
(phương pháp giảng dạy ). Cần nêu rõ trọng tâm, trọng điểm của động tác mẫu,
chú ý đến những sai sót học sinh dễ mắc phải để tránh và khắc phục những thiếu
sót. Chuẩn bị sân bãi, dụng cụ tập luyện cần thiết phải có trước giờ lên lớp v.v…


Chất lượng giảng dạy phụ trực tiếp vào việc chuẩn bị giáo án. Giáo án soạn
được bảo đảm đúng các quy luật của quá trình nhận thức, cần chọn và áp dụng
phương pháp giảng dạy thích hợp với khả năng của học sinh mới mong đạt kết quả
giáo dục cao.


Soạn giáo án cần chú ý một số điểm sau đây :


<b>I/ CÔNG TÁC CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN :</b>


<b> 1/ Nghiên cứu nội dung bài dạy cần phù hợp với nội dung phân phối</b>
<b>trong chương trình, kế hoạch dạy tiểu học.</b>


<b> 2/ Nghiên cứu đối tượng học sinh:</b>



Tìm hiểu và dựa trên đặc điểm tâm, sinh lí, tình hình sức khỏe, khả năng vận
động, khả năng tiếp thu của đối tượng học sinh … để phân loại. Trên cơ sở đó đề
ra kế hoạch thực hiện, sắp xếp nội dung giảng dạy, yêu cầu trọng tâm, chỉ tiêu
phấn đấu… đối với từng đối tượng học sinh để mỗi học sinh có thể tiếp thu tốt bài
dạy, tránh bình quân trong giảng dạy tiểu học . Cần nắm tình hình sức khỏe của
học sinh để kịp thời chuẩn bị tốt nội dung, yêu cầu, tổ chức giảng dạy hợp với tình
hình thực tế của học sinh trong từng lớp học.


<b>3/ Sưu tầm nghiên cứu tài liệu giảng dạy, đồ dùng học tập và tài liệu</b>
<b>tham khảo:</b>


Phải tìm hiểu kỹ nội dung của chương trình TDTT bậc tiểu học và để từ đó
soạn bài học đúng mức độ và phải phù hợp với độ tuổi học sinh. Giáo viên cần sưu
tầm các tranh ảnh và mơ hình kỹ thuật TDTT phù hợp với nội dung bài dạy để
minh họa giúp học sinh nắm đúng động tác và nâng cao chất lượng giờ dạy, gây
cho học sinh lịng u mến mơn học và háo hức tập luyện để đạt hiệu quả cao.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Sau khi đã thực hiện khâu chuẩn bị, giáo viên tiến hành soạn giáo án. Giáo án
giảng dạy phải hồn thành trước khi lên lớp ít nhất là 5-7 ngày (thơng qua tổ, nhóm
chun mơn nếu cần) . Khi soạn giáo án nên theo các thứ tự sau :


<b> 1/ Xác định rõ mục tiêu, yêu cầu của bài:</b>


Giáo viên cần nêu rõ, cụ thể mục tiêu, yêu cầu của bài học. Trong quá trình
giảng dạy trên lớp giáo viên cần bám vào mục tiêu, yêu cầu của giáo án .


Muốn xác định tốt mục tiêu, yêu cầu giờ học, cần căn cứ vào nội dung chương
trình, hồn cảnh, trình độ thực tế của học sinh. Cần đảm bảo việc bồi dưỡng kiến
thức, kỹ năng và phát triển thể lực cho học sinh qua mối liên hệ giữa kiến thức bài


trước với bài sau, chú ý đến tình hình thực tế của địa phương….


<b> Nội dung của bài học gồm :</b>


- Đội hình đội ngũ.


- Các bài thể dục phát triển chung.


- Bài tập rèn luyện tư thế kỹ năng và vận động cơ bản.
- Trò chơi vận động.


- Thể thao tự chọn (lớp 4, 5)


- Rèn luyện phát triển các tố chất vện động như nhanh, mạnh, bền, khéo…
hoặc ôn tập để nâng cao kĩ thuật động tác đã học v.v…


- Những phẩm chất đạo đức cần giáo dục cho học sinh: tinh thần kỉ luật, trật
tự, tự tin, dũng cảm, kiên trì, khắc phục khó khăn, đồn kết thương yêu giúp đỡ lẫn
nhau, yêu lao động, bảo vệ của công v.v…Tùy từng bài tập mà đề ra yêu cầu và
nội dung giáo dục cụ thể.


- Yêu cầu của bài học bao gồm các mặt : kiến thức, kỹ năng, kỹ thuật, rèn
luyện phát triển tố chất thể lực, mức độ hoàn thành kỹ thuật động tác . . . đạo đức,
tác phong, thái độ học tập . . .


<b>2/ Chuẩn bị đồ dùng dạy học, sân bãi tập luyện :</b>


Hiệu quả giờ lên lớp được quyết định bởi nhiều yếu tố, trong đó việc chuẩn bị
đồ dùng dạy học hợp lý và có hệ thống sẽ có tác dụng trực tiếp tới việc tiếp thu kỹ
thuật và việc hình thành các kỹ năng vận động. Bên cạch đó các yếu tố về sân bãi,


dụng cụ, bảo vệ an tồn có tác động khơng nhỏ tới việc tạo thành môi trường giảng
dạy phù hợp và bảo vệ sức khỏe học sinh.


<b>3/ Lựa chọn phương pháp giảng dạy :</b>


Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần lựa chọn nhiều phương pháp thích
hợp, sát đối tượng, nội dung giúp cho học sinh dễ tiếp thu và thực hành kỹ thuật
động tác bài học. Không khí trong lớp cần vui tươi, sinh động, hào hứng góp phần
nâng cao chất lượng giảng dạy.


<b>4/ Trình bày nội dung giáo án:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

- Phần mở đầu (ổn định tổ chức lớp và phần khởi động) còn gọi là phần chuẩn
bị.


- Phần cơ bản (hay phần trọng động).
- Phần kết thúc (hay phần hồi tĩnh).


Nội dung giáo án cần chỉ rõ tên gọi, thứ tự, tác dụng, kỹ thuật, số lần, số nhịp
cụ thể, cự li thực hiện động tác , phương pháp giảng dạy, sai lầm thường mắc và
cách sửa chữa, phương pháp bảo hiểm giúp đỡ, cách tổ chức tập luyện (phân chia
tổ, nhóm), địa điểm, thời gian tập.


Trình bày giáo án giảng dạy TDTT cho học sinh tiểu học tiến hành theo 3
phần. Nhưng khi thực hiện giáo án , phải sắp xếp bố trí đủ 5 bước lên lớp như
những môn học khác (ổn định - kiểm tra – ôn bài cũ – dạy bài mới – củng cố, dặn
dò).


<b>III/ CHUẨN BỊ SÂN BÃI, DỤNG CỤ GIẢNG DẠY:</b>



Khi soạn bài giáo viên phải chú ý đến việc nghiên cứu, sắp xếp dụng cụ, sân
bãi tập luyện cho hợp lý.


Tất cả những công việc và dụng cụ cần thiết phải chuẩn bị xong trước giờ
lên lớp, dụng cụ tập luyện phải an toàn phù hợp với đặc điểm cơ thể của học sinh –
cần có dụng cụ dự phịng để khi gặp thời tiết xấu không thuận lợi cũng sẽ đảm bảo
được giờ học theo quy định.


<b>IV/ TẬP GIẢNG, BỒI DƯỠNG CÁN SỰ TDTT:</b>


Quá trình nghiên cứu thực hiện về nội dung giáo án và tập giảng là quá trình
phát hiện những thiếu sót để bổ sung cho giáo án được hoàn chỉnh.


Cần bồi dưỡng cho cán sự TDTT của lớp những nội dung công việc và động
tác tập trước nhằm giúp giáo viên làm mẫu và điều hành lớp tập luyện khi cần
thiết.


<b>Câu hỏi ôn tập</b>


1. Khi soạn giáo án giảng dạy TDTT công tác chuẩn bị của giáo viên phải làm gì?
2. Khi soạn giáo án giảng dạy TDTT nên theo các thứ tự gì ?


</div>

<!--links-->

×