Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (53.55 KB, 3 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>Đề số 1 : Bài làm 120 phút không kể thời gian giao đề I . PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 16 câu ,mỗi câu đúng được 0,25 điểm tổng 4 điểm) Đọc kỹ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái ở câu trả lời đúng nhất. “ Trong cuộc đời đầy truân chuyên của mình ,chủ tịch Hò Chí Minh đã tiếp xúc với văn hoá nhiều nước , nhiều vùng trên thế giới , cả ở phương Đông và phương Tây . Trên những con tầu vượt trùng dương , Người đã ghé lại nhiều hải cảng , đã thăm các nước Châu Phi , Châu Á , Châu Mĩ . Người đã sống dài ngày ở Pháp , ở Anh. Người nói và giao tiếp thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc : Pháp , Anh , Hoa , Nga... Và Người đã làm nhiều nghề . Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới , văn hoá thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh . Đến đau Người cũng học hỏi , tìm hiểu văn hoá , nghệ thuật đến một mứ khá uyên thâm . Người cũng chịu ảnh hưởng tất cả các nền văn hoá , đã tiếp thu mọi cái đẹp cái hay đồng thời với việc phê phán những tiêu cức của chủ nghĩa tư bản . Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển được ở Người , để trở thành một nhân cách rất Việt Nam , một lối sống rất bình dị , rất Việt Nam , rất phương Đông , nhưng đồng thời cũng rất mới , rất hiện đại” ( Ngữ văn 9 - tập 1) 1 . Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào ? A . Hồ Chí Minh : niềm hi vọng lớn nhất B . Phong cách Hồ Chí Minh C . Đấu tranh cho một thế giới hoà bình D . Hồ Chí Minh và văn hoá Việt Nam 2 . Đoạn văn trên được viết theo phường thức biểu đạt chính nào ? A . Tự sự C . Biểu cảm B . Miêu tả D . Lập luận 3 . Theo tác giả đoạn trích , Chủ tich Hồ Chí Minh đã qua những nơi nào ? A . Châu Phi , châu Á , châu Âu và châu Mĩ B . Châu Á , châu Phi , châu Mĩ và nước Anh C . Châu Mĩ , châu Phi , châu Âu và nước Pháp D . Châu Âu , châu Úc , châu Phi và nước Pháp 4 . Theo tác giả Chủ tịch Hồ Chí Minh nói và viết thạo những thứ tiếng nào ? A . Tiếng Pháp , tiếng Anh , tiếng , tiếng Nga , tiêng Tây Ban Nha B . Tiếng Nga, tiếng Pháp , tiếng Anh , tiếng Hoa C . Tiếng Anh , tiếng Nga , tiếng Hoa , tiếng Mĩ D . Tiếng Nga , tiếng Hoa , tiếng Pháp , tiếng Đức 5 Chủ tịch Hồ chí Minh đã tiếp thu các nền văn hoá theo cách nào ? A . Tiếp thu cái hay đồng thời phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản B . Tiếp thu cái đẹp đồng thời phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản C. Tiếp thu cái đẹp , cái hay đồng thời phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản D . Cả ba cách trên ( A B C) đều không đúng 6 . Chủ tịch Hồ Chí Minh là con người có phong cách và văn hoá như thế nào ? A . Một nhân cách rất Việt Nam , rất bình dị B .Một lối sống rất bình dị , rất Việt Nam C. Một lói sống rất bình dị , rất Việt Nam , rất phương Đông.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> D . Một lối sống rất Việt Nam nhưng cũng rất mới ,rất hiện đại 7 . Dòng nào sau đây khái quât được nội dung chính đoạn trích ? A . Trong cuộc đời đầy truân chuyên của mình , Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hoá nhiều nước , nhiều vùng trên thé giới B . Người cũng chịu ảnh hưởng tất cả các nền văn hoá , đã tiếp thu mọi cái đẹp ,cái hay , đi đôi với phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản C Điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam ...rất phương Đông nhưng đồng thời cũng rất mới , rất hiện đại D . Có thể nói ít có vi lãnh ụ nàolại am hiểu về dân tộc và nhân dân thế giới , văn hoá thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh 8 . Nét phong cách nổi bật của Hồ Chí Minh là gì ? A . ảnh hưởng tất cả các nền văn hoá , tiếp thu mọi cái hay cái đẹp B . Vẫn giữ được phong cách rất Việt Nam , rất phương Đông C . Vẫn giữ được cái gốc của văn hoá Việt Nam , không hề thay đổi qua năm tháng D . Một phong cách rất Việt Nam , rất phương Đông nhưng cũng rất mới ,rất hiện đại 9 . Trong câu “ Trên những con tàu vượt trùng dương , Người đã ghé lại nhiều hải cảng” , từ trùng dương được hiểu theo nghĩanào ? A . Biển cả C . Biển có sóng to , gió lớn B . Biển cả liên tiếp nối nhau D . Biển xanh 10 . Từ trùng dương trong câu trên có thể thay thế bằng từ nào hợp nhất ? A . Biển C . Đại dương B . Biển cả D . Trùng khơi 11 . Từ nào sau đây không mang nét nghĩa lặp lại ? A . Trùng dương C . Trùng trục B . Trùng khơi D . Trùng điệp 12 . Trong các từ sau đây từ nào là từ láy ? A . Trùng dương C . Trùng điệp B . Trùng khơi D . Trùng trục 13 . Từ nào trái nghĩa với từ truân chuyên ? A . Nhọc nhằn C . Nhàn nhã B . Vát vả D . Gian nan 14 . Cụm từ nào trong câu (2) dùng để liên kết với câu ( 1) (1) Người cũng chịu ảnh hưởng tất cả các nền văn hoá , đã tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản . ( 2) Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào năn với cái gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển được ở Người , để trở thành một nhân cách rất Việt Nam. A . Nhưng điều kì lạ là B . Tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó C . Đã nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc D . Để trở thành một nhân cách rất Việt Nam.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> 15 . Nếu viết “ Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc vănm hoá dân tộc không gì lay chuyển được ở Người.” thì câu văn sẽ măc lỗi gì? A . Thiếu chủ ngữ C . Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ B . Thiếu vị ngữ D . Thiếu bổ ngữ 16 . Trong đoạn văn sau đây tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì ? “ Trên những con tàu vượt trùng dương , Người đã ghé lại nhiều hải cảng , đã thăm các nước châu Phi , châu Mĩ . Người đã từng sống dài ngày ở Pháp , ở Anh . Người nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc : Pháp , Anh , Nga , Hoa ... Người đã từng làm nhiều nghề.” A . So sánh C . Liệt kê B . Nhân hoá D . Nói quá II : PHẦN TỰ LUẬN : ( 6 điểm) Đề văn : Phân tích bài thơ “ Viếng Lăng Bác” của Viễn Phương và liên hệ với một số bài thơ viết về Bác Hồ để làm sáng tỏ tình cảm sâu nặng của nhân dân ta đối với Người .. ..................................................................................................................................................... ................
<span class='text_page_counter'>(4)</span>