Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng phòng hộ trên địa bàn tỉnh bình địn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1017.72 KB, 88 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan nội dung, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận
văn là hoàn tồn trung thực. Thơng tin, số liệu trích dẫn từ các nguồn tài liệu đều
có ghi dẫn nguồn gốc rõ ràng.
Huế, ngày ... tháng … năm 2016
Tác giả luận văn

Huỳnh Ngọc Bảo

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu, thực hiện luận văn, tác giả đã nhận được sự
quan tâm, giúp đỡ quý báu của Phòng đào tạo sau đại học và các Thầy, Cô trong
Khoa Lâm nghiệp, Trường đại học Nông Lâm - Đại học Huế; của Sở Nông
nghiệp và phát triển nơng thơn tỉnh Bình Định và các cơ quan, đơn vị trên địa
bàn tỉnh Bình Định: Chi cục Lâm nghiệp, các Ban quản lý rừng phòng hộ, các
Hạt kiểm lâm và cộng đồng dân cư thôn tại các xã thuộc địa bàn nghiên cứu.
Nhân dịp này, tác giả xin chân thành cảm ơn những sự giúp đỡ quý báu đó.
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm tỉnh
Bình Định đã quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi để tác giả nghiên cứu và
hoàn thành luận văn trong suốt thời gian qua.
Đặ c b i ệ t , tác giả xin chân thành cảm ơn TS. Hồ Đắc Thái Hoàng,
người đã tận tình giúp đỡ, trực tiếp hướng dẫn cho tác giả trong suốt thời gian
thực hiện và hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, tác giả xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và


người thân trong gia đình đã giúp đỡ, động viên tác giả trong suốt thời gian thực
hiện luận văn của mình.
Huế, ngày 17 tháng 3 năm 2016
Tác giả

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


iii

TĨM TẮT
1. Mục đích nghiên cứu của Đề tài
Đánh giá đúng thực trạng công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phòng
hộ thời gian qua; tác động của chính sách, pháp luật đến cơng tác quản lý, bảo vệ
và phát triển rừng phịng hộ; trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu
quả quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ trên địa bàn tỉnh Bình Định.
2. Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, hiện trạng tài
nguyên rừng và thực trạng công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ.
- Kết hợp sử dụng phương pháp phân tích vấn đề SWOT.
- Phỏng vấn lấy ý kiến của các cơ quan, đơn vị, cá nhân liên quan.
- Sử dụng các phần mềm tin học thống kê để tính tốn, thống kê, tổng hợp
và phân tích số liệu thu thập được.
3. Kết quả nghiên cứu
a) Đánh giá được thực trạng công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng
phòng hộ trên địa bàn tỉnh thời gian qua trên địa bàn tỉnh Bình Định, về hiện
trạng rừng chung tỉnh Bình Định và hiện trạng rừng cụ thể của 3 địa bàn nghiên
cứu (đại diện cho 3 vùng sinh thái: vùng núi, vùng trung du và vùng đồng bằng
ven biển); thực trạng tổ chức bộ máy, hoạt động của các Ban quản lý rừng
phòng hộ; ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của các địa bàn

nghiên cứu đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
b) Đánh giá tác động của chính sách, pháp luật đến công tác quản lý, bảo
vệ và phát triển rừng phòng hộ thời gian qua trên địa bàn tỉnh. Những bất cập,
hạn chế của cơ chế, chính sách chậm được tháo gỡ, tạo nên những rào cản trong
thực tế triển khai thực hiện...
c) Đề xuất các giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế địa phương, cũng
như xu thế phát triển của công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng theo hướng
bền vững.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


iv

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii
TÓM TẮT ............................................................................................................ iii
MỤC LỤC ........................................................................................................... iiv
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề.......................................................................................................... 1
2. Mục tiêu của đề tài ............................................................................................ 3
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn........................................................................... 3
3.1. Ý nghĩa khoa học............................................................................................ 3
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................................ 3
Chương 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ........................................................... 5
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................. 5
1.1.1. Trên thế giới ................................................................................................ 5
1.1.2. Ở Việt Nam ................................................................................................. 8

1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................... 10
1.2.1. Nguy cơ rừng tiếp tục bị xâm hại .............................................................. 10
1.2.2. Công tác quản lý, bảo vệ rừng phòng hộ .................................................. 10
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU .................................................................................................... 13
2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................. 13
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................ 13
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 13
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ........................................................................ 13
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 14
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................ 15
3.1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN
RỪNG PHÒNG HỘ THỜI GIAN QUA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH .. 15

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


v

3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội thuộc địa bàn nghiên cứu .................. 15
3.1.2. Hiện trạng rừng phòng hộ của 3 Ban quản lý rừng phòng hộ thuộc 3 huyện
Vĩnh Thạnh, Tây Sơn và Phù Mỹ ....................................................................... 29
3.1.3. Thực trạng chung công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của các Ban
quản lý rừng phòng hộ và công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của 3 Ban
quản lý rừng phòng hộ đại diện cho 3 vùng sinh thái của tỉnh ........................... 34
3.2. TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT ĐẾN CƠNG TÁC QUẢN
LÝ, BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG PHÒNG HỘ THỜI GIAN QUA
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ...................................................................................... 44
3.2.1. Đánh giá chung.......................................................................................... 44
3.2.2. Những hạn chế, bất cập của chính sách, pháp luật về công tác quản lý, bảo

vệ và phát triển rừng............................................................................................ 45
3.3. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ, BẢO VỆ VÀ
PHÁT TRIỂN RỪNG PHÒNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH ...... 55
3.3.1. Giải pháp thứ nhất: Củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy hoạt động của các
Ban quản lý rừng phòng hộ ................................................................................. 56
3.3.2. Giải pháp thứ hai: Nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ, năng lực
quản lý điều hành, tổ chức thực hiện nhiệm vụ cho đội ngũ lãnh đạo, quản lý và
lực lượng chun mơn của các Ban quản lý rừng phịng hộ ............................... 61
3.3.3. Giải pháp thứ ba: Sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách, pháp luật của Nhà
nước về cơng tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng .......................................... 63
3.3.4. Giải pháp thứ tư: Ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến trong công tác
quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ....................................................................... 67
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................. 70
1. KẾT LUẬN ..................................................................................................... 70
2. KIẾN NGHỊ .................................................................................................... 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 72
Tiếng Việt ............................................................................................................ 72
Tiếng nước ngoài................................................................................................. 79
PHỤ LỤC ............................................................................................................ 80

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


1

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Bình Định là tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung bộ, có tọa độ địa lý
từ 13o30’45” đến 14o42’15” vĩ độ Bắc; từ 108o36’30” đến 109o18’15” kinh độ Đơng,
có hệ thống giao thơng thuận lợi nối liền với tất cả các vùng miền trên cả nước

nhờ có cảng biển Quy Nhơn, sân bay Phù Cát, Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc – Nam
và Quốc lộ 19 nối tỉnh Bình Định với vùng Bắc Tây Nguyên, Nam Lào, Đơng
Bắc Campuchia, Đơng Bắc Thái Lan. Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía Nam
giáp tỉnh Phú Yên, phía Tây giáp tỉnh Gia Lai và phía Đơng giáp Biển Đơng.
Nằm ở phía Đơng dãy Trường Sơn Nam, hướng dốc chủ yếu nghiêng
dần từ phía Tây sang phía Đơng, tỉnh Bình Định có diện tích đất tự nhiên là
605.057 ha, trong đó có 383.580 ha đất lâm nghiệp (chiếm 63,4% diện tích tự
nhiên), trong đó, diện tích đất có rừng là 316.645 ha; độ che phủ rừng đạt 49,9%
[64]. Những năm qua, công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Bình Định
đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, đã góp phần làm tăng độ che phủ của
rừng trên địa bàn tỉnh hằng năm. Trên thực tế, rừng đã phát huy nhiều chức năng
hữu ích như phịng hộ vùng đầu nguồn, bảo vệ môi trường; bảo tồn đa dạng lồi
động vật, thực vật; chống xói mịn, điều tiết nguồn nước phục vụ đời sống và
sản xuất, mang lại lợi ích kinh tế - xã hội cho địa phương, góp phần tăng nguồn
thu nhập, xố đói giảm nghèo cho người dân nông thôn, miền núi, nhất là đồng
bào dân tộc thiểu số đời sống cịn nhiều khó khăn.
Những năm qua, công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Bình
Định đã đạt được nhiều kết quả, góp phần làm tăng độ che phủ của rừng trên địa
bàn tỉnh hằng năm (Độ che phủ rừng từ 45,8% năm 2010, tăng lên 48,8% năm
2013 và năm 2014 đạt 49,9%). Trên thực tế, diện tích rừng của tỉnh Bình Định
đã phát huy được vai trị, chức năng hữu ích như: phịng hộ vùng đầu nguồn,
chống xói mịn đất, bảo vệ mơi trường; hấp thụ khí CO2, loại khí chủ yếu gây
hiệu ứng nhà kính, ảnh hưởng đến q trình biến đổi khí hậu trên trái đất; bảo
tồn đa dạng lồi động vật, thực vật rừng; duy trì, điều tiết nguồn nước phục vụ
các nhà máy thủy điện hoạt động, cung cấp nước cho đời sống sinh hoạt và sản
xuất của nhân dân; đặc biệt, thơng qua nhiều chương trình, dự án do Nhà nước,
các tổ chức trong và ngoài nước đầu tư, hỗ trợ gắn với công tác quản lý, bảo vệ
và phát triển rừng còn mang lại nhiều lợi ích kinh tế - xã hội cho địa phương,

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma



2

góp phần tăng thu nhập, xố đói, giảm nghèo cho người dân nông thôn, miền
núi, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số đời sống cịn nhiều khó khăn.
Tuy nhiên, công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Bình Định
thời gian qua vẫn cịn gặp nhiều khó khăn và tồn tại khơng ít hạn chế, bất cập
làm giảm hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Giữa chính sách
của Nhà nước đã ban hành và thực tế triển khai ở địa phương cơ sở còn một
khoảng cách rất lớn, nhiều nội dung trong chính sách rất thiếu thực tế nên khơng
khả thi, khơng thể thực hiện được… Một trong những khó khăn rất lớn cần giải
quyết là công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ còn nhiều bất cập,
hạn chế làm ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng, làm
tài nguyên rừng bị suy giảm cả về số lượng và chất lượng, chức năng phòng hộ
của rừng bị suy yếu; đây cũng là vấn đề cấp thiết hiện nay mà chính quyền địa
phương cấp tỉnh, huyện, Sở Nông nghiệp và PTNT cùng các ngành chức năng
liên quan của tỉnh rất quan tâm tìm hướng giải quyết nhưng vẫn chưa tìm được
giải pháp hiệu quả để khắc phục [66]. Chính vì vậy, việc nghiên cứu, đánh giá
thực trạng công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ trên địa bàn tỉnh
thời gian qua và đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác quản lý,
bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ là hết sức cấp thiết nhằm góp phần quản lý,
bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng của tỉnh Bình Định một cách bền vững,
phát huy tốt chức năng phòng hộ vùng đầu nguồn, ven biển, bảo vệ mơi trường;
bảo tồn đa dạng lồi động vật, thực vật; chống xói mịn, điều tiết nguồn nước
phục vụ đời sống và sản xuất, mang lại lợi ích kinh tế - xã hội cho địa phương,
góp phần tăng nguồn thu nhập, xố đói giảm nghèo cho người dân nơng thôn,
miền núi, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số đời sống cịn nhiều khó khăn. Với
những căn cứ trên, tác giả thực hiện nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu thực trạng và
đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng phịng hộ trên địa bàn tỉnh

Bình Định” nhằm tìm các giải pháp thiết thực, có tính khả thi cao để nâng cao
hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, nhất là các Ban quản lý
rừng phịng hộ có điều kiện thuận lợi tổ chức thực hiện nhiệm vụ, khắc phục
được các hạn chế khó khăn hiện nay trên cơ sở thực hiện cơ chế tự chủ về tài
chính, phát huy tính năng động, sáng tạo của đơn vị; nâng cao trách nhiệm của
các cấp, ngành ở địa phương với công tác bảo vệ rừng; đồng thời thúc đẩy quản
lý rừng bền vững theo hướng giải quyết hài hòa, hợp lý giữa nghĩa vụ và trách
nhiệm với quyền hưởng lợi tương xứng để khuyến khích nhân dân tích cực tham
gia bảo vệ và phát triển rừng.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


3

2. Mục tiêu của đề tài
Đề tài được thực hiện từ ngày 01/6/2015 đến ngày 31/12/2015 trên địa
bàn tỉnh Bình Định với ba mục tiêu sau:
 Phân tích và đánh giá đúng thực trạng công tác quản lý, bảo vệ và phát
triển rừng phòng hộ thời gian qua trên địa bàn tỉnh Bình Định.
 Đánh giá được tác động của hệ thống chính sách, pháp luật đến cơng
tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ thời gian qua trên địa bàn tỉnh.
 Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ và phát triển
rừng phòng hộ trên địa bàn tỉnh.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học
Từ kết quả nghiên cứu của Đề tài góp phần làm cơ sở lý luận và thực
tiễn để đề ra cơ chế, chính sách quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ trên
địa bàn tỉnh một cách bền vững, đảm bảo mục tiêu đặt ra, phù hợp với điều kiện
kinh tế - xã hội và đời sống sản xuất của người dân địa phương.

3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài có những ý nghĩa thực tiễn như sau:
 Phản ánh đúng hiện trạng rừng và thực trạng công tác quản lý, bảo vệ
và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Bình Định nói chung, của các Ban quản lý
rừng phịng hộ nói riêng.
 Tác động của chính sách, pháp luật liên quan đến công tác quản lý, bảo
vệ và phát triển rừng; những hạn chế, bất cập tồn tại cản trở khi triển khai thực
hiện trong thực tế.
 Là cơ sở tham khảo điều chỉnh, nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp
vụ và năng lực quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của các Ban quản lý rừng
phòng hộ.
 Là cơ sở để xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới chính sách,
pháp luật về cơng tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng nói chung và rừng
phịng hộ nói riêng phù hợp với thực tế hiện nay, góp phần ngăn chặn hiệu quả
tình trạng phá rừng, lấn, chiếm đất rừng, khai thác lâm sản trái pháp luật,…;
đồng thời bảo vệ và phát triển rừng một cách bền vững thơng qua các chương
trình, dự án của Nhà nước, của các tổ chức trong và ngoài nước đầu tư cho bảo

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


4

vệ và phát triển rừng gắn với hoạt động sinh kế, tăng thêm thu nhập để cải thiện,
nâng cao mức sống cho người dân tham gia quản lý, bảo vệ và phát triển rừng,
đáp ứng mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ rừng trong tình hình hiện nay và
những năm tiếp theo.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma



5

Chương 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1. Trên thế giới
1.1.1.1. Quản lý rừng
Nhu cầu quản lý rừng đã có sự biến động theo thời gian nhằm đáp ứng nhu
cầu của cộng đồng cư dân sống gần rừng cũng như thể chế của mỗi quốc gia. Theo
sự gia tăng dân số thế giới, đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp nhường chỗ cho
đơ thị hóa, sức ép lên tài ngun rừng cũng ngày càng lớn để thỏa mãn như cầu đất
sản xuất lương thực, lâm sản phục vụ tiêu dùng của con người. Vì vậy phương thức
quản lý rừng cũng phải thay đổi theo nhằm hạn chế tác động tiêu cực của các vấn
đề xã hội nảy sinh, cũng như đảm bảo cho tài nguyên rừng được bảo vệ, duy trì một
cách bền vững. Việc quản lý rừng theo hướng chỉ biết lợi dụng khai thác gỗ một
cách ồ ạt để đáp ứng mục tiêu lợi ích kinh tế như trước đây khơng cịn phù hợp, làm
tăng nguy cơ mất rừng. Như vậy tất yếu phải có phương thức quản lý rừng mới phù
hợp hơn, đó là quản lý rừng bền vững: Địi hỏi việc quản lý rừng phải đảm bảo lợi
ích hài hịa cả 3 yếu tố, đó là kinh tế, xã hội và môi trường; và 3 yếu tố này phải
được đảm bảo duy trì ở hiện tại và tương lai [48]. Chính vì trước đây con người chỉ
chú trọng việc khai thác được nhiều gỗ và lâm sản khác, phá rừng để lấy đất sản
xuất nông nghiệp, làm nương rẫy… nên diện tích rừng và chất lượng rừng bị suy
giảm nghiêm trọng.
Trước đây, quản lý rừng mang tính chất tập trung, chủ yếu do nhà nước
thực hiện đã bộc lộ nhiều bất cập, khơng đem lại hiệu quả vì khơng có sự tham
gia của người dân. Trong khi đó, một trong những nhân tố chính tác động trực
tiếp cũng như chịu ảnh hưởng rõ rệt của rừng chính là người dân địa phương;
vì vậy theo nhận thức mới, người ta thấy được vai trò, tầm quan trọng của
người dân, cộng đồng dân cư trong việc tham gia quản lý tài nguyên rừng.

Phương thức quản lý rừng cộng đồng xuất hiện đầu tiên ở Ấn Độ, dần dần biến
thái thành các hình thức quản lý khau nhau, như lâm nghiệp trang trại, lâm
nghiệp xã hội ở Nêpan, Thái Lan, Philippin,… [49]. Ở Nam Phi, tại Vườn quốc
gia Richtersveld việc nghiên cứu tìm ra phương thức quản lý rừng cộng đồng
dựa vào hương ước quản lý bảo vệ rừng, trong đó người dân cam kết bảo vệ đa
dạng sinh học trên địa phận của mình, cịn chính quyền và ban quản lý hỗ trợ

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


6

người dân xây dựng cơ sở hạ tầng và cải thiện các điều kiện kinh tế xã hội
khác đã đóng góp rất tích cực cho việc thực hiện quản lý rừng tại Vườn quốc
gia [58].
Sự hỗ trợ của Nhà nước thơng qua các chính sách về phát triển kinh tế,
xã hội có vai trị rất quan trọng trong cơng tác quản lý rừng. Một trong
những yếu tố quan trọng quyết định tới hiệu quả của cơng tác quản lý rừng
đó là sự rõ ràng trong quyền sử dụng, sở hữu rừng và đất rừng đối với người
dân. Một số nghiên cứu cho thấy các mối quan hệ truyền thống trong xã hội
có vai trị quan trọng trong việc giải quyết những vấn đề về sở hữu, sử dụng
tài nguyên (Laslo Pancel, 1993) [68]. Ở Trung Quốc, Chính phủ khuyến khích
sự tham gia của người dân thông qua hệ thống hợp đồng quản lý đất (dẫn
theo Vương Văn Quỳnh và cộng sự, 2000) [53]. Ngồi ra, thơng qua các
chính sách đất đai cũng đã giải quyết được vấn đề như thúc đẩy kinh tế, bình
đẳng và cơng bằng xã hội, bảo vệ môi trường và sử dụng đất bền vững
(Ulrich,1996) (dẫn theo Nguyễn Văn Hùng, 2002) [40]. Như vậy, với sự tác
động của các bên liên quan trong đó nhà nước đóng vai trị quan trọng trong
việc đề xuất hệ thống chính sách quản lý rừng cùng với mối quan hệ cộng đồng
cư dân địa phương đã có những chuyển biến tích cực trong định hướng quản lý

rừng và sử dụng đất bền vững.
1.1.1.2. Sử dụng đất vùng phòng hộ
Nhu cầu sử dụng đất của con người là rất lớn, trong khi đất nơng nghiệp
khơng thể mở rộng thì việc tác động, xâm lấn đến đất rừng phịng hộ là điều
khơng thể tránh khỏi. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là làm sao việc sử dụng đất vùng
phòng hộ đầu nguồn vừa mang lại hiệu quả kinh tế mà vẫn đảm bảo vai trò, chức
năng phòng hộ đầu nguồn của rừng. Mơ hình sử dụng đất đầu tiên là du canh, đất
được phát quang để canh tác trong một thời gian ngắn (Conklin, 1957) (dẫn theo
Bùi Đức Luân, 2010) [47]. Du canh cịn đang được xem xét như một góc nhìn để
quản lý tài nguyên rừng, trong đó có đất đai được luân canh nhằm khai thác năng
lượng và vốn dinh dưỡng của hệ thực vật - đất của hiện trường canh tác (Mc
Grath, 1987) (dẫn theo Nguyễn Văn Hùng, 2002) [40].
Tuy nhiên, cùng với sự gia tăng nhanh chóng về dân số thì chu kỳ bỏ
hóa đất đai trong phương thức du canh ngày càng ngắn dần, con người bóc lột
tiềm năng của đ ất mà không cung cấp trở lại nhằm duy trì tiềm năng sản
xuất đó, mặt khác phương thức du canh dẫn theo hiện tượng phá rừng làm
nương rẫy hậu quả là diện tích rừng bị suy giảm nhanh chóng, giảm độ che

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


7

phủ và tăng diện tích đất trống đồi núi trọc làm suy giảm nghiêm trọng vai trị
phịng hộ mơi trường của rừng. Phát triển lên một bước nữa trong phương
thức sử dụng đất là sự ra đời của phương thức Taungya. Phương thức
Taungya được ra đời sau phương thức du canh ở vùng nhiệt đới
(Blanford, 1958) (dẫn theo Bùi Đức Luân, 2010) [47]. Đây là phương thức
được U. Pankle đề xuất năm 1806, theo đó đã trồng xen cây nơng nghiệp ngắn
ngày vào rừng Tếch (Tectona grandis) chưa khép tán. Sau này, hệ thống

Taungya cải tiến dần và được coi như là một hệ thống sử dụng đất có hiệu quả
cả về kinh tế lẫn môi trường sinh thái trên thế giới (Nair, 1987) (dẫn theo Bùi
Đức Luân, 2010) [47].
Một phương thức sử dụng đất khác được King (1977) đưa ra thay thế
phương thức Taungya ở Myanmar trên điều kiện đất dốc đồi núi đó là
phương thức canh tác nơng lâm kết hợp. Đây là phương thức sử dụng đất hợp
lý theo một hệ canh tác: Trồng cây nông nghiệp xen với cây lâm nghiệp và
cây làm thức ăn gia súc trên cùng một khoảnh đất (Landgreen và T.B.Raintree,
1983; King, 1979; Hurley, 1983; Nair, 1989; Chun K.Lai, 1991) (dẫn theo
Nguyễn Văn Hùng, 2002) [40]. Tuy nhiên, ở mỗi nơi, mỗi châu lục việc áp
dụng phương thức này có khác nhau, ví dụ: Châu Á, trồng xen cây nơng nghiệp
dưới tán rừng mới trồng trong mấy năm đầu; New Zealand và Australia,
dưới dạng rừng và đồng cỏ; Châu Phi và Châu Mỹ la tinh, dưới dạng trồng
xen rừng phòng hộ, cây lấy củi và cây nơng nghiệp,... Ngồi ra, mỗi quốc gia
cịn nghiên cứu và đề xuất các mơ hình thích ứng riêng như: Ở Ấn Độ, phương
thức sử dụng đất chủ yếu là mơ hình trồng xen giữa các lồi cây công nghiệp,
lương thực, gỗ, tre nứa theo hệ thống nơng lâm kết hợp được bố trí rất khoa
học và chặt chẽ có xem xét đến điều kiện kinh tế xã hội cụ thể nơi gây trồng.
Ở Inđônêxia, công ty Lâm nghiệp nhà nước chọn đất và hướng dẫn người dân
trồng cây nông - lâm nghiệp, sau hai năm nông dân sử dụng sản phẩm nông
nghiệp và bàn giao lại rừng cho Cơng ty, mơ hình làng lâm nghiệp “Ladang”
rất được chú ý (dẫn theo Bùi Đức Luân, 2010) [47].
Bên cạnh đó cịn có hệ thống kỹ thuật canh tác trên đất dốc (SALT)
nhằm sử dụng đất dốc bền vững của Trung tâm đời sống nông thôn Bapstit
Mindanao - Philippines năm 1970 xây dựng gồm 4 mơ hình tổng hợp về kỹ
thuật canh tác nông nghiệp bền vững trên đất dốc, đó là mơ hình SALT1,
SALT2, SALT3, SALT4, đây là những mơ hình tổng hợp dựa trên cơ sở các
biện pháp bảo vệ đất với sản xuất lương thực - kỹ thuật canh tác nông nghiệp,

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma



8

lâm nghiệp và chăn ni trên đất dốc [52].
Tóm lại, vấn đề quản lý rừng và sử dụng đất vùng phòng hộ đã được các
tác giả đề cập, nghiên cứu từ rất sớm ở nhiều nơi trên thế giới. Từ thực tiễn
quản lý rừng, sử dụng đất theo hướng tập trung chủ yếu trong tay nhà nước
khơng cịn phù hợp với những vấn đề môi trường, xã hội nảy sinh trong những
năm gần đây nên đã xuất hiện một số phương thức quản lý rừng, sử dụng đất
mới hiệu quả hơn, phù hợp với thực tế. Kết quả những nghiên cứu trên góp
phần tạo cơ sở khoa học và thực tiễn để tiếp tục thúc đẩy các nghiên cứu mới
nhằm bổ sung, hoàn thiện các phương thức quản lý rừng, sử dụng đất tốt hơn.
1.1.2. Ở Việt Nam
Những năm qua, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng luôn nhận
được sự quan tâm to lớn của Đảng và Nhà nước; nhiều cơ chế, chính sách được
ban hành tạo thuận lợi cho công tác quản lý tài nguyên rừng, khuyến khích sự
tham gia của các thành phần kinh tế trong công tác bảo vệ và phát triển rừng
theo hướng quản lý rừng bền vững, như Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm
1991 quy định giao rừng, đất trồng rừng cho tổ chức, cá nhân để bảo vệ, phát
triển và sử dụng rừng ổn định, lâu dài; giao rừng và đất rừng phòng hộ [25],
[26]; giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng
[54]. Nhằm đẩy mạnh xã hội hố cơng tác bảo vệ rừng, ngồi tổ chức, hộ gia
đình, cá nhân được giao rừng, Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 quy
định rõ thêm cộng đồng dân cư thôn, bản cũng trở thành đối tượng được giao
rừng (Điều 29); quy định đối với việc quản lý rừng phòng hộ: Những khu
rừng phịng hộ đầu nguồn tập trung có diện tích từ năm nghìn hecta trở lên hoặc
có diện tích dưới năm nghìn hecta nhưng có tầm quan trọng về chức năng phòng
hộ hoặc rừng phòng hộ ven biển quan trọng phải có Ban quản lý. Ban quản lý
khu rừng phịng hộ là tổ chức sự nghiệp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền

thành lập theo quy chế quản lý rừng. Những khu rừng phịng hộ khơng đủ điều
kiện như trên thì Nhà nước giao, cho thuê cho các tổ chức kinh tế, đơn vị vũ
trang nhân dân, hộ gia đình, cá nhân tại chỗ quản lý, bảo vệ và sử dụng [54];
Quy chế quản lý rừng [23]…
Để thực hiện một cách hiệu quả quản lý rừng bền vững cần phải
giải quyết một cách hài hịa lợi ích giữa nhà nước và người dân, cộng đồng dân
cư. Việc xác định cơ chế chia sẻ lợi ích gắn l i ề n v ớ i quyền và nghĩa vụ của
người dân đối với rừng rất được nhà nước ta quan tâm trong thời gian qua và
đã được cụ thể hóa thơng qua hệ thống văn bản chính sách, pháp luật, như

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


9

chính sách trồng mới 5 triệu ha rừng [18]; quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của
hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao, cho thuê, khoán rừng và đất lâm
nghiệp để bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh và trồng rừng nhằm tạo động lực
kinh tế khuyến khích nhân dân tích cực tham gia bảo vệ và phát triển rừng
[20]; …; chính sách hưởng lợi của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng
khi tham gia trồng rừng sản xuất “được hưởng toàn bộ sản phẩm từ rừng trồng,
khi khai thác sản phẩm được tự do lưu thông và được hưởng các chính sách ưu
đãi về miễn giảm thuế và tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật hiện
hành” [24]; chính sách và giải pháp tăng cường hiệu quả bảo vệ rừng, đẩy mạnh
xã hội hóa, thu hút các thành phần kinh tế, các tổ chức xã hội và người dân
tham gia bảo vệ rừng, tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm
nghèo, nâng cao mức sống cho người dân và góp phần giữ vững an ninh, quốc
phịng [32]; cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách
giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015
– 2020 [29]…

Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 đề ra
mục tiêu đến năm 2020 là: Thiết lập, quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền
vững 16,24 triệu ha đất quy hoạch cho lâm nghiệp; nâng tỷ lệ đất có rừng lên 42
- 43% vào năm 2010 và 47% vào năm 2020; đảm bảo có sự tham gia rộng rãi
của các thành phần kinh tế và tổ chức xã hội vào phát triển lâm nghiệp nhằm
đóng góp ngày càng tăng vào phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh
thái, bảo tồn đa dạng sinh học và cung cấp các dịch vụ mơi trường, góp phần
xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống cho người dân nông thôn miền núi và
giữ vững an ninh quốc phịng [31].
Tóm lại, những chính sách của Đảng, Nhà nước thời gian qua đã đem
lại những chuyển biến tích cực về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển
rừng, tài nguyên rừng được quản lý tốt hơn, đời sống của người dân gắn
với rừng từng bước được cải thiện, tạo thêm việc làm góp phần xóa đói
giảm nghèo. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của đất nước có nhiều vấn
đề phức tạp phát sinh cần giải quyết như: nhu cầu sử dụng đất không ngừng
tăng trong khi đất sản xuất có giới hạn khơng thể tự “phình thêm”, dẫn đến
tình trạng người dân phá rừng, lấn, chiếm đất lâm nghiệp để lấy đất trồng
trọt, canh tác nương rẫy; ngân sách nhà nước không đáp ứng đầy đủ được
so với yêu cầu thực tế nên gây khó khăn, hạn chế cho công tác quản lý, bảo
vệ và phát triển rừng của các ban quản lý rừng phịng hộ; chính sách hưởng

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


10

lợi đối với đối tượng được giao rừng, khoán bảo vệ rừng cịn bất cập,
khơng phù hợp nên thiếu khả thi trong thực tế vì chưa tạo được động lực
mạnh mẽ nhằm khuyến khích người dân tích cực tham gia bảo vệ và phát
triển rừng... Từ đó rất cần nghiên cứu những giải pháp hữu hiệu về bảo vệ

và phát triển rừng phù hợp với thực tiễn, nhất là về chính sách, pháp luật
được người dân đồng tình ủng hộ và tích cực tham gia sẽ góp phần nâng
cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.2.1. Nguy cơ rừng tiếp tục bị xâm hại
Mặc dù ngày nay cuộc sống của người dân nông thôn đã được cải thiện và
nâng lên rõ rệt, nhiều loại vật liệu thay thế gỗ, các loại thực phẩm thay thế sản
phẩm động vật, thực vật rừng… ra đời để phục vụ nhu cầu cuộc sống, nhưng
không thể phủ nhận rừng vẫn có ảnh hưởng lớn về mặt kinh tế, đời sống sản
xuất hằng ngày của nhiều người dân, nhất là người dân sống nơi gần rừng và
đồng bào dân tộc thiểu số cuộc sống cịn khó khăn, thiếu thốn. Do vậy tình trạng
xâm hại rừng ở hầu hết các địa phương trong tỉnh cịn tiếp tục xảy ra thơng qua
các hoạt động như: phá rừng để lấy đất sản xuất nương rẫy, trồng rừng nguyên
liệu giấy; khai thác trái phép lâm sản (chủ yếu là gỗ), săn bắt trái phép động vật
rừng… làm cho tài nguyên rừng ngày càng cạn kiệt, chất lượng rừng giảm sút,
chức năng phòng hộ của rừng bị suy yếu. Trong 5 năm, từ năm 2010 đến năm
2014 trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 457 vụ phá rừng, diện tích rừng bị phá là 419
ha; 153 vụ cháy rừng, diện tích rừng bị cháy là 821,35 ha [34]. Như vậy từ thực
tế có thể thấy tài nguyên rừng vẫn còn đứng trước nguy cơ bị xâm hại rất cao,
nếu chính quyền các cấp, các ngành chức năng và các bên liên quan khơng có
những giải pháp kịp thời, khả thi thì cơng tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng
ở địa phương còn gặp rất nhiều khó khăn.
1.2.2. Cơng tác quản lý, bảo vệ rừng phòng hộ
Thời gian qua, các Ban quản lý rừng phòng hộ của tỉnh đã triển khai thực
hiện nhiều biện pháp bảo vệ rừng và đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ.
Các Ban quản lý rừng phịng hộ đã xây dựng phương án phối hợp với các cơ
quan chức năng hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các bên nhận khoán bảo vệ rừng
kiểm tra rừng, phát hiện ngăn chặn các vụ phá rừng, lấn, chiếm đất lâm nghiệp
nên đã hạn chế tình trạng phá rừng làm nương rẫy, hạn chế tình trạng khai thác
rừng trái phép và cháy rừng. Tuy nhiên do diện tích rừng quản lý quá lớn, địa


PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


11

bàn rộng, phần lớn ở vùng sâu, vùng xa, đi lại khó khăn; phương tiện đi lại, làm
việc cịn thiếu thốn, hạn chế, lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách quá mỏng,…
nên tình tình trạng phá rừng, lấn, chiếm đất lâm nghiệp và cháy rừng hằng năm
vẫn còn diễn biến phức tạp, diện tích rừng bị phá, đất lâm nghiệp bị lấn, chiếm
còn lớn nên phần nào ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động bảo vệ rừng của các
đơn vị [60].
Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn đã nêu trên, địi hỏi tất yếu phải có
những giải pháp hiệu quả để quản lý, bảo vệ tốt tài nguyên rừng, đặc biệt là đối
với rừng phòng hộ. Khi rừng được quản lý, bảo vệ tốt thì chất lượng rừng tăng
lên tương ứng với diện tích rừng, và quan trọng là phát huy tối đa vai trò, tác
dụng phòng hộ bảo vệ mơi trường, chống xói mịn đất, bảo vệ nguồn nước, hạn
chế lũ lụt, đảm bảo cân bằng sinh thái môi trường; đồng thời, nâng cao giá trị
của rừng về mặt kinh tế - xã hội, phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển
kinh tế - xã hội và đời sống, sản xuất của người dân địa phương.
Từ những lý do nêu trên mà Đề tài cần tập trung nghiên cứu, giải quyết
những vấn đề tồn tại cụ thể như sau:
- Tình trạng phá rừng để làm rẫy của đồng bào dân tộc thiểu số ở các
huyện miền núi.
- Tình trạng phá rừng để lấy đất trồng rừng nguyên liệu giấy: Từ nhu cầu
cao về nguyên liệu dăm gỗ để sản xuất bột giấy, ván gỗ nguyên liệu để sản xuất
gỗ ván ép, ván ghép thanh của các doanh nghiệp kinh doanh, chế biến lâm sản
xuất khẩu, cơ sở sản xuất hàng mộc gia dụng; những năm qua, phong trào trồng
rừng trên địa bàn tỉnh phát triển mạnh để đáp ứng nhu cầu trên. Nhiều tổ chức,
cá nhân, hộ gia đình được giao quyền sử dụng đất lâm nghiệp ổn định, lâu dài và

đã đầu tư kinh phí trồng rừng sản xuất cung cấp nguồn nguyên liệu gỗ cho các
doanh nghiệp sản xuất dăm gỗ xuất khẩu, một số gỗ đạt quy cách thì cung cấp
cho các cơ sở sản xuất gỗ ván ép, gỗ ván ghép thanh… Bên cạnh mặt tích cực là
đem lại nguồn thu nhập cao và ổn định cho người trồng rừng, giải quyết việc
làm cho một lượng lớn lao động nông thơn, thì cũng nảy sinh vấn đề khó khăn
cho cơng tác quản lý, bảo vệ rừng. Bởi vì để có đất trồng rừng, nhiều người đã
bất chấp pháp luật lén lút phá rừng tự nhiên, lấn chiếm đất lâm nghiệp, trong đó
có diện tích rừng phịng hộ để lấy đất trồng rừng, dẫn đến tình trạng tranh chấp
đất lâm nghiệp, lấn chiếm đất lâm nghiệp diễn ra phức tạp, gây khó khăn cho
cơng tác quản lý, bảo vệ rừng, ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh, trật tự, an
tồn xã hội ở địa phương.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


12

- Tình trạng khai thác gỗ trái phép cịn xảy ra phức tạp, nhất là những khu
rừng còn nhiều loại gỗ q, hiếm…
- Khó khăn, bất cập trong cơng tác quản lý, bảo vệ rừng của các Ban quản
lý rừng phịng hộ.
- Thiếu các cơ chế, chính sách của Nhà nước để các Ban quản lý rừng
phòng hộ chủ động tháo gỡ khó khăn, tăng cường năng lực quản lý, bảo vệ và
phát triển rừng.
Công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng từ trước đến nay luôn là một
vấn đề khó khăn, phức tạp. Yêu cầu nhiệm vụ đặt ra là phải quản lý, bảo vệ và
phát triển rừng một cách hiệu quả và bền vững vừa có tính vừa cấp bách, vừa lâu
dài. Tính cấp bách thể hiện trong những quan điểm, chủ trương của Đảng và
chính sách, pháp luật của Nhà nước nhằm tăng cường công tác bảo vệ rừng,
ngăn chặn kịp thời tình trạng phá rừng, giữ gìn và bảo tồn được nguồn tài

nguyên rừng quý giá; đồng thời, về lâu dài là làm cho rừng được bảo tồn và phát
triển bền vững, phát huy những giá trị to lớn của rừng đối với môi trường, kinh
tế, xã hội, đời sống sản xuất của nhân dân.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


13

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trên địa bàn toàn tỉnh Bình Định với 3 phân vùng
đặc trưng miền núi, trung du và đồng bằng ven biển, áp dụng cho 3 loại hình
rừng phịng hộ điển hình của tồn tỉnh Bình Định cũng như tồn bộ các tỉnh khu
vực Miền Trung Việt Nam.
a) Hiện trạng rừng của 3 Ban quản lý rừng phòng hộ, gồm Ban quản lý
rừng phòng hộ huyện Vĩnh Thạnh (Vùng núi), Ban quản lý rừng phòng hộ
huyện Tây Sơn (Vùng trung du) và Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Phù Mỹ
(Vùng đồng bằng ven biển).
b) Thực trạng công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của 3 Ban quản
lý rừng phòng hộ, gồm:
- Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Vĩnh Thạnh (đại diện Vùng núi);
- Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Tây Sơn (đại diện Vùng trung du);
- Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Phù Mỹ (đại diện Vùng đồng bằng
ven biển).
c) Hệ thống chính sách, pháp luật, văn bản hướng dẫn liên quan đến công

tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ.
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của Đề tài tập trung tại địa bàn 3 huyện của tỉnh Bình
Định, đại diện cho 3 vùng sinh thái của tỉnh, gồm huyện Vĩnh Thạnh (Vùng
núi), huyện Tây Sơn (Vùng trung du) và huyện Phù Mỹ (Vùng đồng bằng ven
biển).
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1) Hiện trạng rừng phòng hộ của 3 Ban quản lý rừng phòng hộ đại diện
cho 3 vùng sinh thái (Vùng núi, Trung du và Đồng bằng ven biển).

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


14

2) Thực trạng chung công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của các
Ban quản lý rừng phòng hộ và công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của 3
Ban quản lý rừng phòng hộ đại diện cho 3 vùng sinh thái của tỉnh (vùng núi,
vùng trung du và vùng đồng bằng ven biển).
3) Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội thuộc địa bàn nghiên
cứu đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phịng hộ.
4) Chính sách, pháp luật liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ và phát
triển rừng phòng hộ.
5) Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát triển
rừng phịng hộ trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Thơng qua điều tra thu thập thông tin từ các cơ quan nhà nước, lãnh đạo
địa phương, các đơn vị chủ rừng, các hộ dân tham gia nhận khoán bảo vệ
rừng,… đồng thời từ thực tế công tác trong ngành chuyên trách bảo vệ rừng để
rút ra được các vấn đề thuận lợi, khó khăn, bất cập trong thực tế khi triển khai
thực hiện các chính sách, pháp luật về cơng tác quản lý, bảo vệ và phát triển

rừng nói chung và rừng phịng hộ nói riêng nhằm đề xuất triển khai các giải
pháp, chính sách có tình khả thi cao, đem lại hiệu quả thiết thực, nâng cao năng
lực quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ theo hướng quản lý, bảo vệ và
phát triển rừng bền vững.
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1) Thu thập thông tin điều tra về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, hiện
trạng tài nguyên rừng và thực trạng công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng
phịng hộ tỉnh Bình Định thời gian qua thông qua các cơ quan quản lý chuyên
môn, các đơn vị sự nghiệp và các tài liệu, báo cáo của các cấp, ngành, đơn vị
chức năng của tỉnh, huyện liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ và phát triển
rừng.
2) Kết hợp sử dụng phương pháp phân tích vấn đề SWOT (Strength: điểm
mạnh – Weakness: điểm yếu – Opportunity: cơ hội – Threat: nguy cơ/thách
thức).
3) Sử dụng các phiếu điều tra và phỏng vấn lấy ý kiến của các cơ quan,
đơn vị, tổ chức, tập thể, cá nhân liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ và phát
triển rừng phòng hộ trên địa bàn 3 huyện Vĩnh Thạnh, Tây Sơn và Phù Mỹ.
4) Sử dụng các phần mềm tin học thống kê để tính tốn, thống kê, tổng
hợp và phân tích số liệu thu thập được.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


15

Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. THỰC TRẠNG CƠNG TÁC QUẢN LÝ, BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN
RỪNG PHỊNG HỘ THỜI GIAN QUA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH
Theo Báo cáo kết quả theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp tỉnh Bình

Định năm 2014 [67], tính đến 31/12/2014, tỉnh Bình Định có 383.580,43 ha đất
lâm nghiệp (chiếm 63,40% diện tích tự nhiên); trong đó có 310.634,65 ha đất có
rừng (chiếm 80,98% diện tích đất lâm nghiệp) và 72.945,78 ha đất lâm nghiệp
chưa có rừng , cụ thể như sau:
- Đất lâm nghiệp có rừng (310.634,65 ha); trong đó, diện tích rừng tự
nhiên 204.922,44 ha, diện tích rừng trồng 105.712,21 ha. Phân theo chức năng
như sau:
+ Chức năng đặc dụng: 24.238,80 ha; trong đó, diện tích rừng tự nhiên
22.796,90 ha, diện tích rừng trồng 1.441,90 ha.
+ Chức năng phịng hộ: 155.577,68 ha; trong đó, diện tích rừng tự nhiên
127.876,81 ha, diện tích rừng trồng 27.700,87 ha.
+ Chức năng sản xuất: 130.818,17 ha; trong đó, diện tích rừng tự nhiên
54.248,73 ha, diện tích rừng trồng 76.569,44 ha.
- Đất lâm nghiệp chưa có rừng (72.945,78 ha); trong đó quy hoạch chức
năng đặc dụng 9.259,20 ha; chức năng phòng hộ 39.200,17 ha; và chức năng sản
xuất 24.486,41 ha.
Độ che phủ rừng của tỉnh Bình Định tính đến 31/12/2014 đạt 49,9%.
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội thuộc địa bàn nghiên cứu (3 huyện:
Vĩnh Thạnh, Tây Sơn và Phù Mỹ)
3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Vĩnh Thạnh
a) Điều kiện tự nhiên:
Vĩnh Thạnh là huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Bình Định, có
diện tích tự nhiên là 72.251,25 ha [67]; phía Bắc giáp huyện An Lão phía Đơng
và Đơng Nam giáp huyện Hồi Ân và Phù Cát, phía Tây và Tây Bắc giáp thị xã
An Khê và huyện K’Bang (tỉnh Gia Lai), phía Nam giáp huyện Tây Sơn. Huyện

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


16


Vĩnh Thạnh có 1 thị trấn Vĩnh Thạnh và 8 xã gồm: Vĩnh Hiệp, Vĩnh Hảo, Vĩnh
Hòa, Vĩnh Quang, Vĩnh Kim, Vĩnh Sơn, Vĩnh Thuận và Vĩnh Thịnh.
Địa hình có nhiều đồi, núi; đây cũng là thượng nguồn của 3 con sông lớn
là sông Kôn, sông Kim Sơn (một trong 2 phụ lưu chính của sơng Lại Giang) và
sơng La Tinh. Đặc biệt là sông Kôn chảy dọc theo hướng Bắc đến Nam huyện,
có các chi lưu bắt nguồn từ những dãy núi cao, có độ dốc lớn thuận lợi cho việc
xây dựng các hồ chứa nước phát triển thủy lợi, thủy điện. Hiện nay trên dịng
sơng Kơn đã xây dựng nhiều cơng trình quan trọng như các nhà máy thủy điện
Vĩnh Sơn – Sông Hinh, hồ chứa nước Định Bình, đập dâng Văn Phong,… là
những cơng trình đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã
hội, đời sống sản xuất của nhân dân.
Huyện Vĩnh Thạnh có nguồn tài nguyên rừng rất phong phú, diện tích đất
lâm nghiệp là 58.848,47 ha (chiếm 81,4% diện tích tự nhiên), trong đó, diện tích
đất có rừng là 47.984,43 ha, riêng diện tích rừng tự nhiên của huyện là
44.585,26 ha [67], là huyện có diện tích rừng tự nhiên đứng thứ hai của tỉnh
(chiếm 21,75% diện tích rừng tự nhiên của cả tỉnh), với nhiều loài động vật,
thực vật phong phú, đặc biệt là các lồi cây gỗ có giá trị kinh tế như Hương,
Trắc, Cà te,… Chính vì vậy nguy cơ rừng bị xâm hại rất lớn. Nhiều đối tượng
lợi dụng địa hình đồi núi, sơng suối để vận chuyển gỗ khai thác trái phép, việc tổ
chức kiểm tra ngăn chặn của các cơ quan chức năng và đơn vị chủ rừng rất khó
khăn. Bên cạnh đó, đất rừng cũng phù hợp với nhiều loại cây trồng nên tình
trạng người dân phá rừng lấy đất trồng các loại cây nơng nghiệp ngắn ngày như
mì, đậu xanh,… cũng làm cho công tác quản lý, bảo và phát triển rừng gặp nhiều
khó khăn.
b) Kinh tế, xã hội:
Huyện Vĩnh Thạnh có 08 xã và 01 thị trấn, với tổng dân số là 28.500
người, trong đó số dân sống ở khu vực thành thị (thị trấn) 5.400 người, còn lại là
ở khu vực nông thôn 23.100 người (chiếm 81,1% dân số); mật độ dân số trung
bình 39,4 người/km2 [36]; thu nhập bình quân đầu người đạt 18.086.000

đồng/năm (tương ứng 1.507.000 đồng/tháng); tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 33%
(năm 2014) [46]; tỷ lệ xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế là 22,2%; tồn
huyện có 18 trường phổ thơng (07 trường tiểu học, 09 trường trung học cơ sở,
01 trường trung học phổ thông, 01 trường phổ thông dân tộc nội trú), với 5.386
học sinh (năm học 2014 – 2015) [36].

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


17

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng ngành nông –
lâm – ngư nghiệp chiếm 50,12%, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp chiếm
4,05%, thương mại – dịch vụ chiếm 45,83% [46].
- Về sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp có tốc độ tăng bình quân hằng
năm đạt 11,9%. Cụ thể như sau:
+ Sản xuất nông nghiệp: Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2014 (giá so
sánh năm 2010) toàn huyện đạt 410.139 triệu đồng; chú trọng phát triển vùng
chuyên canh sản xuất hàng hóa, vùng nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến.
Sản lượng cây lương thực có hạt năm 2014 đạt 16.030 tấn, bình qn đạt 562
kg/người; chăn ni phát triển mạnh nhờ chuyển đổi giống gia súc, gia cầm có
giá trị kinh tế cao, tăng trưởng cả về số lượng và chất lượng đã đóng góp giá trị
sản xuất vào ngành nơng nghiệp tăng khá [36].
+ Sản xuất thủy sản: Sản lượng thủy sản năm 2014 đạt 67.179 tấn; giá trị
sản xuất thủy sản năm 2014 đạt 18.976 triệu đồng [36].
+ Sản xuất lâm nghiệp: Giá trị sản xuất lâm nghiệp năm 2014 đạt 71.415
triệu đồng, bằng 17,4% giá trị sản xuất tồn ngành nơng nghiệp huyện [36].
Đánh giá kết quả đạt được về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, Báo
cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Vĩnh Thạnh khóa XVI trình
Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XVII nhiệm kỳ 2015 – 2020 đã nêu rõ

“Cơng tác trồng rừng, khốn chăm sóc, quản lý, bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh
được xác định là nhiệm vụ trọng tâm của huyện”, từ năm 2011 – 2015, đã trồng
được 1.025,2 ha rừng phòng hộ, giao khốn bảo vệ rừng 26.343,2 ha; độ che phủ
rừng tính đến ngày 31/12/2014 đạt 66,2% [46].
- Về sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp: Giá trị sản xuất tăng
bình qn hằng năm 26,1%. Khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển khá
về cả số lượng và quy mô sản xuất, gắn với chế biến nông, lâm sản, giải quyết
việc làm cho người lao động, nhất là các sản phẩm chủ yếu và có thế mạnh của
địa phương. Chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện đẩy nhanh tốc độ tăng
trưởng kinh kế, nâng cao phúc lợi, an sinh xã hội cho nhân dân: tỷ lệ hộ gia đình
sử dụng điện sinh hoạt đạt 98%, tỷ lệ người dân dùng nước hợp vệ sinh đạt
95%,… [46].
- Về thương mại – dịch vụ: Giá trị sản xuất thương mại – dịch vụ tăng
bình quân hằng năm đạt 20,6%. Cơ chế thị trường bước đầu đã hình thành, hoạt

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


18

động thương mại – dịch vụ cạnh tranh lành mạnh và phát triển, ngày càng đáp
ứng nhu cầu hàng hóa và dịch vụ cho nhân dân [46].
Tác động của tình hình kinh tế - xã hội đến cơng tác quản lý, bảo vệ và
phát triển rừng trên địa bàn huyện:
Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ huyện Vĩnh Thạnh khóa
XVI, trình tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XVII (NK 2015 – 2020)
đánh giá những năm qua (2011 – 2015): “Kinh tế tiếp tục tăng trưởng và phát
triển, các chỉ tiêu cơ bản đạt và vượt so với Nghị quyết đề ra. Ứng dụng các tiến
bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp và phát triển thương mại, dịch
vụ được các ngành và các địa phương đẩy mạnh triển khai, đã tạo ra hiệu quả

tích cực; việc đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội cơ bản từng bước đáp ứng
yêu cầu phát triển; trung tâm hành chính huyện, diện mạo nơng thơn, miền núi
có nhiều khởi sắc; chất lượng hoạt động văn hóa – xã hội có nhiều tiến bộ, đời
sống nhân dân được cải thiện; quốc phòng đảm bảo, an ninh chính trị ổn định,
trật tự an toàn xã hội cơ bản được giữ vững…”. Tuy nhiên, bên cạnh những kết
quả đạt được vẫn còn tồn tại những hạn chế, yếu kém trên các lĩnh vực phát triển
kinh tế - xã hội, trong đó nêu rõ “Cơng tác phối hợp quản lý bảo vệ rừng chưa
chặt chẽ, tình trạng vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng diễn biến phức tạp”.
Mặc dù có nhiều nỗ lực, cố gắng phấn đấu vượt qua những khó khăn về
kinh tế, khai thác có hiệu quả các nguồn lực, phát huy tối đa các thế mạnh của
địa phương và đã đạt được những kết quả quan trọng, nhưng huyện Vĩnh Thạnh
là huyện miền núi, thuần nông, dân số ngày càng tăng nhưng đất đai không tăng
thêm, nhất là đất sản xuất ngày càng thu hẹp; thời tiết có những năm không
thuận lợi làm ảnh hưởng thiệt hại đến cây trồng, vật nuôi, nguy cơ dịch bệnh
diễn biến phức tạp, hơn nữa tập quán sản xuất của người dân còn lạc hậu, cịn
mang tính tự phát, chưa có mơ hình sản xuất lớn, tập trung… dẫn đến thu nhập
của người dân từ các ngành nghề nói chung cũng như từ sản xuất nơng nghiệp
cịn thấp: Sản lượng lúa trung bình hằng năm (giai đoạn 2010 – 2014) đạt
13.012 tấn [36], như vậy với số dân ở khu vực nông thôn là 23.100 người
(chiếm 81,1% dân số toàn huyện), mỗi người một năm chỉ có 563 kg thóc/năm,
với giá bán thóc từ 6.000 – 6.500 đồng/kg thì thu nhập từ sản xuất lúa đạt
khoảng 281 ngàn đồng đến 305 ngàn đồng (người/tháng), số tiền này là quá thấp
đối với người dân, trong khi thu nhập khác không đáng kể, không ổn định.
Theo số liệu điều tra thực tế 40 hộ gia đình nhận khoán bảo vệ rừng trên
địa bàn huyện Vĩnh Thạnh (gồm các xã Vĩnh Hiệp, Vĩnh Sơn, Vĩnh Hảo và thị

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


19


trấn Vĩnh Thạnh), bình quân mỗi hộ gia đình nhận khoán bảo vệ 14,7 ha rừng,
với định mức khoán 300.000 đồng/ha thuộc khu vực ưu tiên cho huyện nghèo
theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP, ngày 27/12/2008, của Chính phủ về
chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo (cao
hơn 100.000 đồng so với mức khoán theo quy định chung hiện nay là 200.000
đồng/ha) thì mỗi hộ gia đình thu nhập tăng thêm từ nhận khốn bảo vệ rừng là
khoảng 368.000 đồng. Số tiền này cũng chỉ bổ sung phần nào chi phí cho cuộc
sống hằng ngày của hộ gia đình giảm bớt khó khăn, chứ không giải quyết cơ bản
được mục tiêu mong muốn là người dân có thu nhập từ hoạt động tham gia bảo
vệ rừng đảm bảo cho cuộc sống, từ đó khuyến khích người dân nâng cao trách
nhiệm và gắn bó với cơng tác bảo vệ và phát triển rừng.
Chính vì vậy, để giải quyết khó khăn, có thêm thu nhập chi tiêu cho cuộc
sống, nhiều người dân đã vào rừng khai thác gỗ trái phép rồi đem bán lấy tiền,
thậm chí một số người dân còn xem việc khai thác gỗ trái phép là nghề kiếm sống
chính của mình. Bên cạnh đó, những năm qua trên địa bàn huyện triển khai các
dự án thủy điện, thủy lợi làm cho diện tích đất sản xuất của nhân dân bị thu hẹp
do nhường đất cho các dự án này, trong khi đó việc bố trí lại đất sản xuất cho
nhân dân chưa phù hợp, xa nơi ở của dân, không thuận lợi đi lại nên nhiều người
dân (hầu hết là đồng bào dân tộc thiểu số) cũng không ngần ngại phá rừng, lấn
chiếm đất lâm nghiệp trái phép để lấy đất canh tác, trồng các loài cây lương thực,
hoa màu ngắn ngày như ngơ, sắn, đậu xanh,… Ngồi ra, thời gian qua cịn có tình
trạng người dân địa phương cấu kết với một số đối tượng ở các tỉnh khác đến để
khai thác gỗ trái phép đã gây khó khăn cho cơng tác quản lý, bảo vệ và phát triển
rừng ở địa phương, nhất là đối với diện tích rừng phịng hộ trên địa bàn huyện vì
nguồn lực của chủ rừng là Ban quản lý rừng phịng hộ cịn hạn chế, khơng đủ khả
năng quản lý, bảo vệ tồn bộ diện tích rừng được giao [13].
Có thể thấy rằng điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Vĩnh
Thạnh đã ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa
bàn huyện Vĩnh Thạnh và cũng là đặc điểm chung của địa bàn các huyện miền

núi của tỉnh. Huyện Vĩnh Thạnh có 58.848,47 ha đất lâm nghiệp (chiếm 81,5%
diện tích tự nhiên), trong đó diện tích đất có rừng là 47.984,43 ha, gồm diện tích
rừng tự nhiên 44.585,26 ha và rừng trồng là 3.399,17 ha [67]. Những năm qua,
mặc dù công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện luôn được
chú trọng, tăng cường nhưng tình trạng khai thác gỗ trái phép, phá rừng, lấn,
chiếm đất lâm nghiệp vẫn còn xảy ra. Theo thống kê số vụ vi phạm Luật Bảo vệ

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


20

và phát triển rừng, từ năm 2010 đến năm 2014 trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh
đã xảy ra 1.008 vụ, bình quân mỗi năm xảy ra 201 vụ [41]. So với địa bàn trung
du và đồng bằng ven biển thì đây là con số vi phạm khá lớn. Điều này cũng là
tất yếu vì tài nguyên rừng huyện Vĩnh Thạnh phong phú, nhiều loại gỗ có giá trị
cao trên thị trường nên rừng bị xâm hại nhiều hơn.
3.1.1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Tây Sơn
a) Điều kiện tự nhiên:
Tây Sơn là một huyện trung du nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Bình Định,
có diện tích tự nhiên là 69.296,0 ha [67]; phía Bắc giáp huyện Vĩnh Thạnh, phía
Nam giáp huyện Vân Canh, phía Tây giáp thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), phía
Đơng giáp huyện Phù Cát và thị xã An Nhơn. Huyện Tây Sơn có 1 thị trấn Phú
Phong và 14 xã gồm: Bình Hịa, Bình Nghi, Bình Thuận, Bình Thành, Bình Tân,
Bình Tường, Tây An, Tây Bình, Tây Giang, Tây Phú, Tây Thuận, Tây Vinh,
Tây Xuân và Vĩnh An. Tuy là huyện trung du, nhưng Tây Sơn có địa hình khá
hiểm trở do có dãy núi Kình Sơn với các ngọn núi Kiền Kiền, Bạch Thạch, Càn
Dương, Ca Ca, Trà Ly, Hắc Sơn… cao trên 400 m hình thành nên một bức
tường tự nhiên từ Đông Bắc đến Tây Nam, tạo cho huyện Tây Sơn có một vị trí
chiến lược quan trọng, là cửa ngõ nối liến đồng bằng ven biển miền Trung với

vùng Tây Nguyên bằng con đường huyết mạch là Quốc lộ 19.
Huyện Tây Sơn có 40.700,50 ha đất lâm nghiệp (chiếm 58,7% diện tích tự
nhiên), trong đó diện tích đất có rừng là 33.872,47 ha, riêng diện tích rừng tự
nhiên của huyện là 21.980,32 ha, rừng trồng là 11.892,15 ha [67]. Diện tích rừng
trên địa bàn huyện giáp ranh với diện tích rừng của các huyện của tỉnh như:
Vĩnh Thạnh, Phù Cát, An Nhơn và Vân Canh, đặc biệt là khu vực rừng giáp
ranh với 2 huyện Vĩnh Thạnh và Vân Canh cịn nhiều loại gỗ q, động vật rừng
có giá trị kinh tế cao sinh sống, luôn tiềm ẩn nguy cơ bị tác động xâm hại của
các đối tượng khai thác gỗ, săn bắt động vật rừng trái phép; ngồi ra cịn khu
vực rừng giáp ranh với huyện Kơng Chro và thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai.
b) Kinh tế, xã hội:
Huyện Tây Sơn có 14 xã và 01 thị trấn, với tổng dân số là 125.600 người,
trong đó số dân sống ở khu vực thành thị (thị trấn) 20.400 người, cịn lại là ở
khu vực nơng thơn 105.200 người (chiếm 83,8% dân số); mật độ dân số trung
bình 181,2 người/km2 [36]; thu nhập bình quân đầu người đạt 27.500.000
đồng/năm (tương ứng 2.292.000 đồng/tháng); tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 5,6%

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


×