Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

(Luận văn thạc sĩ) kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước huyện tân hưng, tỉnh long an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (747.48 KB, 77 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CƠNG NGHIỆP LONG AN

------------------------------------------------------------------------

NGUYỄN VĂN HĂNG

KIỂM SỐT CHI THƯỜNG XUN NGÂN
SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC
HUYỆN TÂN HƯNG TỈNH LONG AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng
Mã số ngành: 8.34.02.01

Long An, năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CƠNG NGHIỆP LONG AN

---------------------------------------------------------------------

NGUYỄN VĂN HĂNG

KIỂM SỐT CHI THƯỜNG XUN NGÂN
SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC
HUYỆN TÂN HƯNG TỈNH LONG AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng


Mã số ngành: 8.34.02.01

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Đăng Dờn

Long An, năm 2019


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi.Các số
liệu, và kết quả trong luận văn là trung thực và chƣa đƣợc cơng bố trong các tạp chí
khoa học và cơng trình nào khác.
Các thông tin số liệu trong luận văn này đều có nguồn gốc và đƣợc ghi chú rõ
ràng./.
Tác giả

Nguyễn Văn Hăng


ii

LỜI CẢM ƠN
Trƣớc tiên, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy giáo hƣớng dẫn
PGS.TS Nguyễn Đăng Dờnđã tận tình giúp đỡ, hƣớng dẫn tác giả trong suốt q
trình hồn thành luận văn tốt nghiệp này.
Tơi cũng xin chân thành cảm ơn các anh, chị tại Kho Bạc Nhà nƣớc huyện Tân
Hƣng đã đóng góp những ý kiến quý báu cho luận văn cũng nhƣ đã giúp tác giảthu
thập, thống kê số liệu tài liệu phục vụ nghiên cứu này.
Cuối cùng, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các Thầy giáo, Cô giáo

trong Trƣờng Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An đã nhiệt tình giúp đỡ, góp ý và
tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tác giả trong quá trình thực hiện luận văn thạc
sĩ này.
Trân trọng !

Tác giả

Nguyễn Văn Hăng


iii

NỘI DUNG TĨM TẮT
Giải pháp tăng cƣờng kiểm sốt chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc qua
Kho bạc Nhà nƣớc Việt Nam nói chung và Kho bạc Nhà Nƣớc huyện Tân Hƣng nói
riêng là một trong những vấn đề rất cần thiết và quan trọng góp phần sử dụng đúng
đối tƣợng, đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả ngân sách nhà nƣớc. Đồng thời làm
lành mạnh nền tài chính, nâng cao tính cơng khai, minh bạch, dân chủ trong việc sử
dụng nguồn lực tài chính quốc gia nói chung và Ngân sách Nhà nƣớc nói riêng,
đáp ứng đƣợc nhu cầu trong q trình đổi mới chính sách tài chính của nƣớc ta khi
hội nhập với nền kinh tế thế giới.
Luận văn đisâunghiêncứukiểm soátchi thƣờng xuyên Ngân sách Nhà nƣớc
quaKho bạc Nhà nƣớcHuyện Tân Hƣngđể phân tích thực trạng, xác định những hạn
chế ảnh hƣởng đến kiểm soát chi thƣờng xuyên Ngân sách Nhà nƣớc.
Trên cơ sở những hạn chế đã đƣợc chỉ ra, nguyên nhân dẫn đến những hạn chế, trở
ngại đó. Luận văn đã đề xuất một số giải pháp thiết thực nhƣ: Nâng cao chất lƣợng
xây dựng dự tốn chi ngân sách nhà nƣớc; Hồn thiện quy trình giao dịch “một
cửa’’; Đẩy nhanh tiến trình hiện đại hóa cơng nghệ thơng tin; Giải pháp tăng cƣờng
quy trình thanh tốn khơng dùng tiền mặt ; Thống nhất đầu mối Kiểm soát chi ”
Nâng cao hơn nữa chế độ, tiêu chuẩn, định mức. Để từ đó, tăng cƣờng cơng việc

kiểm soát chi thƣờng xuyên Ngân sách Nhà nƣớc qua Kho bạc Nhà nƣớc theo
hƣớng hiệu quả, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính trong lĩnh vực quản lý
NSNN, tạo điều kiện thuận lợin hất cho các đơn vị sử dụng ngân nhà nƣớc, đồng
thời phù hợp xu thế hội nhập quốc tế.


iv

ABSTRACT
The solution to increase state budget control through the State Treasury in
general and the State Treasury of Tan Hung District in particular is one of the most
important and important issues that contribute to the correct use. The purpose, thrift,
efficiency and efficiency of the state budget. At the same time, financial health,
transparency, democracy in the use of national financial resources in general and the
State budget in particular, meet the needs of the renovation process. The financial
policy of our country when integrating into the world economy.
The dissertation will focus on the regular control of state budget expenditures
through the State Treasury of Tan Hung District to analyze the current situation and
identify constraints affecting the control of state budget expenditures.
On the basis of the limitations indicated, the reasons for such constraints and
obstacles, the thesis has proposed some practical solutions such as improving the
quality of construction work budget country; Complete the one-stop transaction
process; Speeding up the modernization of information technology; To improve the
control of state budget expenditure through the State Treasury of Tan HungDistrict;
Solutions to enhance non-cash payment process; To unify the expenditure control
mechanism. "To further improve the regime, criteria and norms. From then on, to
strengthen the control over state budget expenditures through the State Treasury in
the direction of efficiency, meeting the requirements of administrative reform in the
field of state budget management, creating the most favorable conditions for using
state budget as well as suitable for international integration.



v

MỤC LỤC

Trang
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT ............................................................. ix
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................... x
DANH MỤC ĐỒ THỊ VÀ HÌNH VẼ .................................................................... xi
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
1.Sự cần thiết của đề tài: .......................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu: ........................................................................................... 2
3. Đối tƣợng nghiên cứu: ......................................................................................... 2
4. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 2
5. Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................. 2
6. Những đóng góp mới của luận văn ...................................................................... 3
7.Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................................... 3
8.Tổng quan các cơng trình nghiên cứu trƣớc . ........................................................ 3
9- Kết cấu luận văn ................................................................................................. 4
CHƢƠNG 1: .......................................................................................................... 5
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC VÀ KIỂM SOÁT CHI
THƢỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƢỚC
................................................................................................................................ 5
1.1 Tổng quan về ngân sách nhà nƣớc .............................................................. 5
1.1.1 Khái niệm về ngân sách nhà nƣớc ............................................................. 5
1.1.2 Đặc điểm của NSNN................................................................................. 5
1.2 Hệ thống ngân sách nhà nƣớc và các cấp ngân sách nhà nƣớc ................. 7



vi
1.2.1 Hệ thống ngân sách nhà nƣớc ................................................................... 7
1.2.2 Các cấp ngân sách nhà nƣớc ..................................................................... 8
1.3Chi thƣờng xuyên của ngân sách nhà nƣớc ................................................. 8
1.3.1 Khái quát và đặc điểm về chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc .............. 8
1.3.2 Nội dung chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc ...................................... 8
1.4 Kho bạc Nhà nƣớc và kiểm soát chi thƣờng xuyên của KBNN ............... 10
1.4.1 Tổng quan về Kho bạc Nhà nƣớc ........................................................... 10
1.4.2 Vai trò của Kho bạc Nhà nƣớc ................................................................ 10
1.4.3 Kiểm soát chi ngân sách nhà nƣớc ......................................................... 11
1.4.4 Đặc điểm kiểm soát chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc ..................... 11
1.4.5 Nội dung kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN qua Kho bạc Nhà nƣớc. ... 11
1.4.6 Quy trình kiểm sốt chi thƣờng xun ngân sách nhà nƣớc .................... 14
1.4.7 Nguyên tắc kiểm soát chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc ................. 16
1.5 Hiệu quả kiểm soát chi ngân sách nhà nƣớc qua Kho bạc Nhà nƣớc ..... 19
1.5.1 Chỉ tiêu đo lƣờng hiệu quả ...................................................................... 19
1.5.2 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kiểm soát chi ngân sách nhà nƣớc qua
Kho bạc Nhà nƣớc ........................................................................................... 20
1.5.3 Các yếu tố tác động đến kiểm soát chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc
........................................................................................................................ 20
1.6 Kinh nghiệm kiểm soát chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc cấp Huyện
.......................................................................................................................... 22
1.6.1 Kinh nghiệm kiểm soát chi thƣờng xuyên tại Kho bạc Nhà nƣớc Châu
Thành Long An ............................................................................................... 22
1.6.2 Kinh nghiệm kiểm soát chi thƣờng xuyên tại Kho bạc Nhà nƣớc Thị Xã
Hồng Ngự Đồng Tháp ..................................................................................... 22
Kết luận chƣơng 1 ............................................................................................... 23


vii

CHƢƠNG 2: ........................................................................................................ 25
THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI THƢỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ
NƢỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƢỚC HUYỆN TÂN HƢNG TỈNH LONG AN
.............................................................................................................................. 25
2.1 Khái quát về Kho bạc Nhà nƣớc Huyện Tân Hƣng Tỉnh Long An ......... 25
2.1.1 Giới thiệu chung về Kho bạc Nhà nƣớc Tỉnh Long An ........................... 25
2.1.2 Nhiệm vụ Kho bạc Nhà nƣớc Huyện Tân Hƣng Tỉnh Long An ............... 25
2.3 Quy trình kiểm soát chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc qua Kho bạc
Nhà nƣớc Huyện Tân Hƣng Tỉnh Long An ................................................... 26
2.4Chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc qua Kho bạc Nhà nƣớc Huyện
Tân Hƣng Tỉnh Long An ................................................................................. 32
2.4.1 Hình thức chi trả thanh toán chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc qua
Kho bạc Nhà nƣớc Huyện Tân Hƣng Tỉnh Long An ........................................ 32
2.4.2 Phƣơng thức cấp phát thanh toán chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc. 33
2.4.3 Các khoản chi thanh toán cho cá nhân..................................................... 37
2.4.4 Các khoản chi về hàng hoá, dịch vụ ........................................................ 39
2.4.5 Các khoản chi mua sắm, sữa chữa lớn tài sản cố định và xây dựng nhỏ .. 42
2.4.6 Các khoản chi thƣờng xuyên khác........................................................... 43
2.5 Thực trạng hiệu quả kiểm soát chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc
qua Kho bạc Nhà nƣớc Huyện Tân Hƣng Tỉnh Long An .............................. 45
2.5.1 Kết quả kiểm soát chi thƣờng xuyên tại KBNN Tân Hƣng ..................... 45
2.5.2 Kết quả kiểm soát chi thƣờng xuyên tại KBNN Tân Hƣng ...................... 48
2.6 Đánh giá hiệu quả hoạt động kiểm soát chi thƣờng xuyên ngân sách nhà
nƣớc qua Kho bạc Nhà nƣớc Huyện Tân Hƣng Tỉnh Long An..................... 51
2.6.1 Kết quả đạt đƣợc ..................................................................................... 51
2.6.2 Những hạn chế, tồn tại ............................................................................ 51
2.6.3 Nguyên nhân của hạn chế tồn tại............................................................. 52


viii

Kết luận chƣơng 2 ............................................................................................... 54
CHƢƠNG 3 ......................................................................................................... 55
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KIỂM SOÁT CHI THƢỜNG XUYÊN
NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƢỚCHUYỆN TÂN
HƢNG TỈNH LONG AN .................................................................................... 55
3.1 Định hƣớng kiểm soát chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc qua Kho
bạc Nhà nƣớc Huyện Tân Hƣng Tỉnh Long An ............................................. 55
3.1.1 Định hƣớng tăng cƣờng kiểm soát chi thƣờng xuyên qua Kho bạc Nhà
nƣớc Việt Nam và Kho Bạc Nhà Nƣớc Tỉnh Long An ..................................... 55
3.1.2 Mục tiêu kiểm soát chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc qua Kho bạc
Nhà nƣớc Huyện Tân Hƣng Tỉnh Long An ...................................................... 57
3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát chi thƣờng xuyên qua Kho bạc
Nhà nƣớc Huyện Tân Hƣng Tỉnh Long An .................................................... 57
3.2.1 Tuân thủ qui trình kiểm sốt chi một cách nghiêm túc. ........................... 57
3.2.2Nâng cao chất lƣợng công tác lập và phân bổ dự toán chi NSNN. ............. 58
3.2.3Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực. ...................................................... 59
3.2.4Tăng cƣờng phối hợp với cơ quan Tài chính và các đơn vị sử dụng ngân
sách. ................................................................................................................ 59
3.3 Một số kiến nghị ......................................................................................... 60
3.3.1 Kiến nghị với Kho bạc Nhà nƣớc Tỉnh Long An ..................................... 60
3.3.2 Kiến nghị với Ủy Ban Nhân dân Huyện Tân Hƣng Tỉnh Long An .......... 61
Kết luận chƣơng 3 ............................................................................................... 61
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 63


ix

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
STT


TỪ VIẾT TẮT

VIẾT ĐẦY ĐỦ

1

CCHC

Cải cách hành chính

2

BTC

Bộ Tài Chính

3

ĐVQHNS

Đơn vị quan hệ ngân sách

4

KBNN

Kho Bạc Nhà Nƣớc

5


KSC

Kiểm sốt chi

6

NSNN

Ngân sách Nhà Nƣớc
Chƣơng trình Kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ
KBNN( (Viết tắt của 6 từ tiếng Anh “Treasury And

7

TABMIS

8

ĐVSDNS

Đơn vị sử dụng ngân sách

9

UBND

Uỷ Ban Nhân Dân

Budget Management Information System”)



x

DANH MỤC BẢNG
BẢNG

TÊN BẢNG

TRANG

Báo cáo chi thƣờng xuyên NSNN qua
Bảng 2.1

KBNN HuyệnTân Hƣng giai đoạn 2016 -

35

2018
Bảng 2.2

Bảng 2.3

Báo cáo chi thƣờng xuyên theo nhóm mục
chi giai đoạn 2016-2018

36

Báo cáo thanh toán cá nhân từ ngân sách
thƣờng xuyên 2016-2018


39

Báo cáo chi hàng hóa dịch vụ phục vụ
Bảng 2.4

chun mơn từ ngân sách thƣờng xuyên

41

2016-2018
Bảng 2.5

Bảng 2.6

Bảng 2.7

Báo cáo các khoản chi mua sắm từ ngân
sách thƣờng xuyên 2016-2018

43

Báo cáo chi khác từ ngân sách thƣờng
xuyên 2016-2018

44

Báo cáo chi thƣờng xuyêntheo lĩnh vực kinh
tế 2016-2018

47


Chi tiết kết quả công việc kiểm soát chi
Bảng 2.8

thƣờng xuyên tại Kho bạc Nhà nƣớc Huyện
Tân Hƣng từ năm 2016-2018

49


xi

DANH MỤC ĐỒ THỊ VÀ HÌNH VẼ
ĐỒ THỊ VÀ HÌNH VẼ
Hình 2.1

TÊN ĐỒ THỊ VÀ HÌNH VẼ
Quy trình KSC chi thƣờng xuyên
“ một cửa” NSNN

TRANG
27


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1.Sự cần thiết của đề tài:
Một trong những hạn chế có thể kể đến là cơng tác KSC còn phân ra
nhiều lĩnh vực với nhiều cơ chế khác nhau, nhiều khoản chi chƣa có đủ cơ chế

kiểm sốt đến khâu cuối cùng một cách minh bạch. Việc lập, chấp hành và
quyết toán ngân sách địa phƣơng đã thực hiện khá tốt, tuy nhiên cũng còn
chậm, chƣa đổi mới, đơi khi cũng chƣa đúng theo các trình tự quy định của Nhà
nƣớc. Tình trạng quản lý chi thƣờng xuyên chƣa hiệu quả, lãng phí vẫn cịn thất
thốt, cịn tồn tại khoản chi thƣờng xuyên chƣa đúng với chế độ, tiêu chuẩn,
định mức quy định. Chƣa bao quát hết các nguồn thu và nhiệm vụ chi, chƣa có
quan điểm xử lý rõ ràng về các khoản chi sai quy định của Nhà nƣớc hoặc chƣa
tập trung đúng mức về công tác quản lý chi NSNN. Chƣa tạo đƣợc sự chủ động
cho các đơn vị sử dụng NSNN mặc dù đã có cơ chế khốn chi, tự chủ, tự chịu
trách nhiệm sử dụng biên chế và kinh phí hoạt động. Một số các chế độ tiêu
chuẩn định mức chi tiêu của Nhà nƣớc chƣa phù hợp so với thực tế gây ảnh
hƣởng đến công tác lập phƣơng án tự chủ tự chịu trách nhiệm về quản lý tài
chính của các đơn vị. Đội ngũ cán bộ quản lý Ngân sách còn hạn chế về chuyên
môn, chậm đổi mới, cập nhật và ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào cơng việc
cịn bị hạn chế,…
Do vậy việc quản lý, kiểm soát chi thƣờng xun NSNN đóng vai trị hết
sức quan trọng, trong đó việc kiểm soát chi thƣờng xuyên qua KBNN là cần
thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay.
Thời gian qua, kiểm soát chi thƣờng xuyên Ngân sách Nhà nƣớc qua Kho bạc
Nhà nƣớc huyện Tân Hƣng, tỉnh Long An đã đạt đƣợc một số kết quả nhất
định, nhƣng vẫn còn môt số bật cập, do nhiều nguyên nhân, cần thiết phải
nghiên cứu để tìm giải pháp khắc phục. Nhận thức đƣợc điều này, tác giả chọn
đề tài: “Kiểm soát chi thƣờng xuyên ngân sách Nhà nƣớc qua Kho bạc Nhà
nƣớc HuyệnTân Hƣng, Tỉnh Long An” để thực hiện làm luận văn Thạc sĩ
kinh tế.


2
2. Mục tiêu nghiên cứu:
2.1.Mục tiêu chung:

Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm sốt chi
thƣờng xun NSNN , góp phần quan trọng trong việc sử dụng NSNN một
cách có hiệu quả.
2.2.Mục tiêu cụ thể:
tại Kho bạc Nhà nƣớc.
- Phân tích và đánh giá đúng thực trạng về kiểm soát chi thƣờng xuyên tại Kho
bạc Nhà nƣớc Huyện Tân Hƣng Tỉnh Long An giai đoạn từ 2016- 2018, qua
đó, đánh giá những thành tích, hạn chế trong việc kiểm soát chi thƣờng xuyên
NSNN tại KBNN Huyện Tân Hƣng,Tỉnh Long An.
- Đƣa ra giải pháp thiết thực nhằm nâng cao chất lƣợng kiểm soát chi thƣờng
xuyên tại Kho bạc Nhà nƣớc Huyện Tân Hƣng Tỉnh Long An.
3. Đối tƣợng nghiên cứu:
Hoạt động kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN qua KBNN Huyện Tân Hƣng
Tỉnh Long An.
4. Phạm vi nghiên cứu
4.1 Phạm vi về không gian địa điểm: Phạm vi nghiên cứu tại Kho bạc Nhà nƣớc
Huyện Tân Hƣng Tỉnh Long An
4.2 Phạm vi về thời gian: Thời gian từ năm 2016 – 2018.
4.3 Thời gian nghiên cứu : Từ tháng 03/2019 đến tháng 9/2019
5. Câu hỏi nghiên cứu
- Cơ sở lý luận nào nghiên cứu kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN qua
kho bạc nhà nƣớc Huyện Tân Hƣng?
- Thực trạng hiệu quả kiểm soát chi thƣờng xuyên tại Kho Bạc Nhà
Nƣớc Huyện Tân Hƣng Tỉnh Long An thời gian qua diễn biến ra sao? Cần giải
pháp nào để nâng chất lƣợng kiểm soát chi thƣờng xuyên ngân sách Nhà nƣớc
tại Kho Bạc Nhà Nƣớc huyện Tân Hƣng tỉnh Long An trong thời gian tới?


3
6. Những đóng góp mới của luận văn

6.1 Đóng góp về phương diện khoa học
Hệ thống hóa lý luận về kiểm soát chi thƣờng xuyên và nâng cao hiệu quả
chi thƣờng xuyên NSNN tại Kho bạc Nhà nƣớc, phân tích thực trạng và đề xuất giải
pháp.
6.2 Đóng góp về phương diện thực tiễn
Luận văn là tài liệu tham khảo cho học viên, sinh viên thuộc nhóm
ngành kinh tế và những ai quan tâm đến lĩnh vực kiểm soát chi thƣờng xuyên
NSNN quan KBNN Huyện, góp phần nâng cao hiệu quả kiểm soát chi thƣờng
xuyên tại KBNN, thực hiện đƣợc mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh đã
đề ra.
7.Phƣơng pháp nghiên cứu :
Luận văn sử dụng phƣơng pháp phân tích định tính, thơng qua các phƣơng
pháp đặc thù:
- Phƣơng pháp thu thập thông tin : sơ cấp, thứ cấp.
- Phƣơng pháp thống kê phân tích, phân loại số liệu thực tế.
- Phƣơng pháp tổng hợp, đối chiếu để đánh giá kết quả.
- Phƣơng pháp kết hợp giữa lý luận và thực tiễn để đề xuất giải pháp hữu ích.
8.Tổng quan các cơng trình nghiên cứu trƣớc .
Qua nghiên cứu chƣa đầy đủ tác giả sƣu tập đƣợc các công trình nghiên cứu
sau:
- Để tránh sự trùng lắp, tác giả đã thu thập đƣợc một số cơng trình khoa
học đã cơng bố có liên quan trong nƣớc, bao gồm:
(1) Luận văn Thạc sỹ kinh tế:“Hồn thiện cơng tác kiểm sốt chi thƣờng
xuyên Ngân sách nhà nƣớc qua Kho bạc Nhà nƣớc Bạc Liêu” năm 2018 của
tác giả Huỳnh Kim Pha, tại trƣờng Đại học Đại Nam.
(2) Luận văn Thạc sỹ kinh tế: “ Kiểm soát chi thƣờng xuyên ngân sách
Nhà Nƣớc qua Kho bạc Nhà nƣớc Thạnh Hóa ” năm 2018. của Đinh Thị
Thanh Tuyền, Trƣờng Đại Học Kinh Tế Công Nghiệp Long An



4
(3) Luận văn Thạc sỹ kinh tế: “Nâng cao hiệu quả cơng tác kiểm sốt
chi thƣờng xun ngân sách Nhà nƣớc qua Kho bạc Nhà nƣớc Tân Trụ.” năm
2016 của tác giả Phạm Văn Ràng của trƣờng Đại học Maketing.
quan đến đề tài lựa chọn nghiên cứu, cho thấy không có sự trùng lắp vì
khác nhau về khơng gian và thời gian. Mặt khác, tác giả có thể kế thừa khung
lý thuyết từ các cơng trình nghiên cứu đã cơng bố cũng nhƣ những bài học rút
ra từ kinh nghiệm nâng cao hiệu quả kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN tại
Kho bạc Nhà nƣớc các địa phƣơng khác.
9- Kết cấu luận văn
Luận văn đƣợc kết cấu gồm 3 chƣơng:
Chương 1: Cơ sở lý luận về ngân sách nhà nước và kiểm soát chi thường xuyên
NSNN qua Kho bạc Nhà nước
Chương 2 :Thực trạng kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua Kho bạc Nhà nước
Huyện Tân Hưng Tỉnh Long An.
Chương 3 :Giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua
Kho bạc Nhà nước Huyện Tân Hưng Tỉnh Long An.


5
CHƢƠNG 1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC VÀ KIỂM
SOÁT CHI THƢỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC
QUA KHO BẠC NHÀ NƢỚC
1.1 Tổng quan về ngân sách nhà nƣớc
1.1.1 Khái niệm về ngân sách nhà nƣớc
Ngân sách nhà nƣớc là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nƣớc đƣợc dự
toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nƣớc có
thẩmquyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà

nƣớc.
•Ngân sách Nhà nƣớc là tồn bộ các khoản thu và chi của Nhà nƣớc đã đƣợc
cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền (Quốc hội, Hội đồng Nhân dân các cấp). quyết
địnhvà đƣợc tổ chức thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định.
Ngân sách Nhà nƣớc là tổng thể các mối quan hệ về kinh tế tài chính giữa
Nhà nƣớc với nền kinh tế xã hội và phát sinh trong quá trình phân phối, sử dụng các
quỹ tiền tệ của Nhà nƣớc (các nguồn lực tài chính) để thực hiện chức năng và nhiệm
vụ của Nhà nƣớc trong quá trình quản lý kinh tế và quản lý trật tự xã hội.
Ngân sách Nhà nƣớc là quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của Nhà nƣớc để đảm
bảo cho Nhà nƣớc thực hiện đƣợc các chức năng và nhiệm vụ của mình.
Quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của nhà nƣớc, là nguồn lực tài chính để thực hiện
chức năng nhiệm vụ của nhà nƣớc
1.1.2 Đặc điểm của NSNN
Có tính pháp lý cao: Các khoản thu chi của Ngân sách Nhà nƣớc luôn luôn
gắn liền với địa vị pháp lý của Nhà nƣớc và quyền lực về kinh tế chính trị của Nhà
nƣớc – khiến cho các khoản thu và chi của Nhà nƣớc luôn luôn đƣợc thực hiện và
phải đƣợc tuân thủ nghiêm ngặt.
Hoạt động của Ngân sách Nhà nƣớc là hoạt động gồm có 2 mặt thu và chi:
trong đó thu ngân sách và chi ngân sách đều có ý nghĩa lớn, nhƣng thu ngân sách có
vai trị quyết định, chi ngân sách khơng những góp phần thực hiện chức năng nhiệm
vụ của Nhà nƣớc mà còn có ý nghĩa to lớn trong việc nâng cao nguồn thu của Ngân


6
sách nhà nƣớc.
Hoạt động của Ngân sách Nhà nƣớc nhằm phục vụ lợi ích chung của tồn bộ
nền kinh tế xã hội, vì sự tồn tại và phát triển của nền kinh tế xã hội.
Ngân sách Nhà nƣớc bao gồm nhiều quỹ tiền tệ khác nhau đƣợc phân chia cho phù
hợp với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các cấp quản lý Nhà nƣớc, nhờ đó
việc quản lý các nguồn thu và chi của Ngân sách Nhà nƣớc sẽ có hiệu quả hơn.

1.1.3 Thu ngân sách nhà nƣớc:
Thu NSNN là những khoản thu mà Nhà nƣớc huy động và tập trung vào quỹ
Ngân sách Nhà nƣớc để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nƣớc. Đó là mức động
viên các nguồn tài chính từ nền kinh tế xã hội vào trong tay Nhà nƣớc để sử dụng
chung cho toàn bộ nhu cầu của nền kinh tế – xã hội. Thu NSNN gồm:
- Tồn bộ cc khoản thu từ thuế, lệ phí;
- Tồn bộ các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do cơ quan nhà nƣớc
thực hiện, trƣờng hợp đƣợc khốn chi phí hoạt động thì đƣợc khấu trừ; các khoản phí
thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà
nƣớc thực hiện nộp ngân sách nhà nƣớc theo quy định của pháp luật;
-Các khoản viện trợ khơng hồn lại của Chính phủ các nƣớc, các tổ chức, cá
nhân ở ngồi nƣớc cho Chính phủ Việt Nam và chính quyền địa phƣơng;
- Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
1.1.4Chi ngân sách nhà nƣớc
Chi NSNN là quá trình phân phối và sử dụng quỹ Ngân sách Nhà nƣớc nhằm
thực hiện các chức năng kinh tế – xã hội của Nhà nƣớc đồng thời trang trải các chi
phí cho bộ máy Nhà nƣớc các cấp từ Trung ƣơng đến địa phƣơng cơ sở. Chi NSNN
gồm:
- Chi thƣờng xuyên:
Các khoản chi nhằm duy trì sự tồn tại và hoạt động cho bộ máy Nhà nƣớc
các cấp.Những khoản chi này không trực tiếp tạo ra sản phẩm, vật chất mà phục vụ
tiêu dùng hiện tại đối với từng cá thể, bộ phận. Chi thƣờng xuyên gồm có:
- Chi sự nghiệp
Thực chất là khoảng chi cho dịch vụ và hoạt động xã hội phục vụ nhu cầu
phát triển kinh tế – xã hội và nâng cao dân trí. Chi sự nghiệp gồm: Chi sự nghiệp


7
kinh tế (điều tra cơ bản, đo đạc địa hình địa giới hành chính, định canh định cƣ,
kinh tế mới, sự nghiệp giao thông, thủy lợi, lâm nghiệp; Chi sự nghiệp văn hóa xã

hội (khoa học cơng nghệ, giáo dục đào tạo, sự nghiệp y tế, văn hóa nghệ thuật, thể
dục thể thao, sự nghiệp xã hội (già yếu, khó khăn... thƣơng bệnh binh, cứu tế, cứu
trợ, thiên tai...)
- Chi quản lý Nhà nƣớc:Chi cho hoạt động của cơ quan quyền lực (cơ quan
lập pháp: quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp); chi cho hoạt động của cơ quan Tƣ
pháp: (Viện kiểm sát, Tòa án); Chi cho hoạt động của cơ quan Hành pháp: (Chính
phủ, Bộ Ngành, chính quyền địa phƣơng: tỉnh, huyện, xã).
-Chi quốc phòng, an ninh và trật tự an tồn xã hội:Chi quốc phịng (lực lƣợng
vũ trang, sĩ quan, quân nhân, các trang thiết bị, khí tài...); Chi an ninh và trật tự an
toàn xã hội: cơ quan an ninh của Bộ Công an, cơ quan tình báo, lực lƣợng cơng an
cơ động, cảnh sát giao thông.
- Chi đầu tƣ phát triển: Chi đầu tƣ phát triển là khoản chi có ý nghĩa đặc biệt
đối với nền kinh tế – xã hội. Chi dầu tƣ phát triển là khoản chi có tính chất tích lũy
có tác động trực tiếp đến cơ sở hạ tầng, năng lực sản xuất của nền kinh tế.
Chi đầu tƣ xây dựng các cơng trình kết cấu, hạ tầng kinh tế xã hội (giao thông, hệ
thống thủy lợi, năng lƣợng, vận tải, viễn thông... Các dự án trọng điểm nhƣ: sắt,
thép, xi măng...).
- Chi trả nợ của chính phủ:Trả nợ các khoản vay của chính phủ (ngoại trừ
khoản nợ khơng hồn lại) đều phải đƣợc trả nợ đầy đủ, đúng hạn cả gốc và lãi, để
tạo uy tín cao trong quan hệ tín dụng quốc tế, và tín dụng nội địa
1.2 Hệ thống ngân sách nhà nƣớc và các cấp ngân sách nhà nƣớc
1.2.1 Hệ thống ngân sách nhà nƣớc
Ngân sách nhà nƣớc gồm ngân sách trung ƣơng và ngân sách địa phƣơng.
+ Ngân sách trung ương là các khoản thu ngân sách nhà nƣớc phân cấp cho cấp
trung ƣơng hƣởng và các khoản chi ngân sách nhà nƣớc thuộc nhiệm vụ chi của cấp
trung ƣơng.
+ Ngân sách địa phương gồm ngân sách của các cấp chính quyền địa phƣơng; là
các khoản thu ngân sách nhà nƣớc phân cấp cho cấp địa phƣơng hƣởng, thu bổ sung



8
từ ngân sách trung ƣơng cho ngân sách địa phƣơng và các khoản chi ngân sách nhà
nƣớc thuộc nhiệm vụ chi của cấp địa phƣơng.
1.2.2 Các cấp ngân sách nhà nƣớc
Ngân sách nhà nƣớc gồm 4 cấp ngân sách nhƣ sau:
- Cấp 1: Ngân sách trung ƣơng
- Cấp 2: Ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc TW
- Cấp 3: Ngân sách huyện, quận, thị xã
- Cấp 4: Ngân sách xã, phƣờng ,thị trấn
1.3Chi thƣờng xuyên của ngân sách nhà nƣớc
1.3.1 Khái quát và đặc điểm về chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc
1.3.1.1 Khái quát về chi thường xuyên NSNN
Chi thƣờng xuyên là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nƣớc nhằm bảo đảm hoạt
động của bộ máy nhà nƣớc, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, hỗ trợ hoạt
động của các tổ chức khác và thực hiện các nhiệm vụ thƣờng xuyên của Nhà nƣớc
về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
1.3.1.2 Đặc điểm về chi thường xuyên ngân sách nhà nước
Chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc chỉ đƣợc thực hiện khi đã có trong dự
tốn ngân sách đƣợc giao; đã đƣợc thủ trƣởng đơn vị sử dụng ngân sách, chủ đầu tƣ
hoặc ngƣời đƣợc ủy quyền quyết định chi; có hồ sơ đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ
theo quy định của pháp luật hiện hành và đáp ứng điều kiện :Đúng chế độ, tiêu
chuẩn, định mức chi ngân sách do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền quy định;
trƣờng hợp các cơ quan, đơn vị đã đƣợc cấp có thẩm quyền cho phép thực hiện theo
cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí thì thực hiện
theo quy chế chi tiêu nội bộ và phù hợp với dự toán đƣợc giao tự chủ.
1.3.2 Nội dung chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc
Nội dung chi thƣờng xuyên NSNN đƣợc phân biệt theo lĩnh vực chi, đối tƣợng
chi và tính chất chi cụ thể nhƣ sau:
Theo lĩnh vực chi trả, chi thƣờng xuyên NSNN bao gồm 12 nội dung chi theo
luật định, cụ thể nhƣ sau :

- Sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề;
- Sự nghiệp khoa học và công nghệ;


9
- Quốc phịng, an ninh, trật tự, an tồn xã hội, phần giao địa phƣơng quản
lý;
- Sự nghiệp y tế, dân số và gia đình;
- Sự nghiệp văn hố thơng tin;
- Sự nghiệp phát thanh, truyền hình;
- Sự nghiệp thể dục thể thao;
- Sự nghiệp bảo vệ môi trƣờng;
- Các hoạt động kinh tế;
- Hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nƣớc, tổ chức chính trị và các tổ
chức chính trị - xã hội; hỗ trợ hoạt động cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề
nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp theo quy định của pháp luật;
- Chi bảo đảm xã hội, bao gồm cả chi thực hiện các chính sách xã hội theo quy
định của pháp luật;
- Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
Theo đối tượng chi trả, chi thƣờng xuyên NSNN bao gồm các nội dung chủ
yếu sau:
- Các khoản chi cho con ngƣời thuộc khu vực hành chính – sự nghiệp nhƣ :
tiền lƣơng, tiền công, phụ cấp, phúc lợi tập thể , y tế, vệ sinh, học bổng cho học sinh
và sinh viên…
- Các khoản chi về hàng hoá, dịch vụ tại các cơ quan Nhà nƣớc nhƣ : văn
phòng phẩm, sách báo, dịch vụ viễn thông và thông tin, điện, nƣớc, công tác phí chi
phí hội nghị …
- Các khoản chi hỗ trợ và bổ sung nhằm thực hiện các chính sách xã hội hay
thực hiện điều chỉnh vĩ mô của Nhà nƣớc.
- Các khoản chi trả lãi tiền vay trong và ngồi nƣớc,các khoản chi khác.

Theo tính chất từng khoản chi, nội dung chi thƣờng xuyên NSNN bao gồm các
nội dung chủ yếu sau:
- Chi thanh toán cho cá nhân: là các khoản chi liên quan trực tiếp đến con
ngƣời nhƣ : chi tiền lƣơng, phụ cấp lƣơng, tiền công, chi học bổng, sinh hoạt phí
của học sinh, sinh viên, chi đóng bảo hiểm xã hội cho ngƣời hƣởng lƣơng từ NSNN,
chi tiền thƣởng, phúc lợi tập thể.


10
- Chi nghiệp vụ chuyên môn: là các khoản chi đảm bảo hoạt động thƣờng
xuyên của đơn vị thụ hƣởng NSNN nhƣ : chi mua văn phòng phẩm, chi trả dịch vụ
cơng cộng, chi mua hàng hố vật tƣ, cơng cụ dụng cụ dùng trong công tác chuyên
môn của từng ngành, chi bảo hộ lao động, trang phục, đồng phục và các khoản
khác.
- Chi mua sắm, sữa chữa: chi mua sắm đồ dùng, trang thiết bị, phƣơng tiện
làm việc, sữa chữa lớn tài sản cố định và các khoản khác.
- Chi khác : là các khoản chi ngoài các khoản chi nêu trên chẳng hạn nhƣ : chi
hoàn thuế giá trị gia tăng, chi xử lý tài sản đƣợc xác lập sở hữu Nhà nƣớc và các
khoản khác.
1.4 Kho bạc Nhà nƣớc và kiểm soát chi thƣờng xuyên của KBNN
1.4.1 Tổng quan về Kho bạc Nhà nƣớc
Kho bạc Nhà nƣớc là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng
tham mƣu, giúp Bộ trƣởng Bộ Tài chính quản lý Nhà nƣớc về quỹ ngân sách Nhà
nƣớc, các quỹ tài chính Nhà nƣớc, quản lý Nhà nƣớc: tổng kế toán Nhà nƣớc; thực
hiện việc huy động vốn cho ngân sách Nhà nƣớc và cho đầu tƣ phát triển thông qua
hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ theo quy định của pháp luật.
1.4.2 Vai trò của Kho bạc Nhà nƣớc
- Kho bạc Nhà nƣớc có vai trị quản lý ngân sách Nhà nƣớc và các quỹ Nhà
nƣớc, đồng thời huy động vốn cho ngân sách và cho đầu tƣ phát triển.
- Kho bạc Nhà nƣớc có vai trị đặc biệt quan trọng từ khâu lập, phân bổ dự

toán đến khâu cấp phát, thanh toán và quyết toán chi NSNN. Kho bạc Nhà nƣớc
luôn cân đối nguồn để chi trả đầy đủ, kịp thời, chính xác các khoản chi NSNN.
Thực hiện kiểm tra, kiểm soát các khoản chi thƣờng xuyên NSNN về tính hợp pháp,
hợp lệ của các khoản chi, đảm bảo đúng mục đích chế độ, tiêu chuẩn định mức.
- Trong q trình kiểm sốt chi, nếu phát hiện ĐVSDNS chi khơng đúng chế
độ, khơng đúng mục đích, KBNN có quyền từ chối thanh tốn. KBNN thực hiện
hạch tốn kế toán theo đúng mục lục NSNN, đồng thời phân tích đánh giá tình hình
chi NSNN trên địa bàn huyện.


11
1.4.3 Kiểm soát chi ngân sách nhà nƣớc
Kiểm soát chi NSNN là q trình các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền thực
hiện thẩm định, kiểm tra, kiểm soát các khoản chi NSNN theo các chính sách, chế
độ, tiêu chuẩn và định mức chi tiêu do Nhà nƣớc quy định dựa trên cơ sở những
nguyên tắc, hình thức và phƣơng pháp quản lý tài chính trong từng thời kỳ.
1.4.4 Đặc điểm kiểm soát chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc
Một là, kiểm soát chi thƣờng xuyên gắn liền với các khoản chi thƣờng xun
nên phần lớn cơng việc kiểm sốt chi diễn ra đều đặn trong năm, ít có tính thời vụ,
ngoại trừ những khoản chi mua sắm tài sản, sữa chữa lớn tài sản cố định…
Hai là, kiểm soát chi thƣờng xuyên diễn ra trên nhiều lĩnh vực và rất nhiều nội
dung nên rất đa dạng và phức tạp. Chính vì thế, những quy định trong kiểm sốt chi
thƣờng xuyên cũng hết sức phong phú, với từng lĩnh vực chi có những quy định
riêng, từng nội dung, từng tính chất nguồn kinh phí cũng có những tiêu chuẩn, định
mức riêng…
Ba là, kiểm soát chi thƣờng xuyên bị áp lực lớn về mặt thời gian vì phần lớn
những khoản chi thƣờng xuyên đều mang tính cấp thiết nhƣ : chi về tiền lƣơng, tiền
công, học bổng… gắn với cuộc sống hàng ngày của cán bộ, công chức, học sinh,
sinh viên; các khoản chi về chuyên môn nghiệp vụ nhằm đảm bảo duy trì hoạt động
thƣờng xuyên của bộ máy Nhà nƣớc nên những khoản chi này cũng đòi hỏi phải

đƣợc giải quyết nhanh chóng. Bên cạnh đó, tất cả các đơn vị thụ hƣởng NSNN đều
có tâm lý muốn giải quyết kinh phí trong những ngày đầu tháng làm cho cơ quan
kiểm sốt chi là KBNN ln gặp áp lực về thời gian trong những ngày đầu tháng.
Bốn là, kiểm soát chi thƣờng xuyên thƣờng phải kiểm soát những khoản chi
nhỏ, vì vậy cơ sở để kiểm sốt chi nhƣ hoá đơn, chứng từ.. để chứng minh cho
những nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh thƣờng không đầy đủ, không rõ ràng, thiếu
tính pháp lý gây khó khăn cho cán bộ kiểm sốt chi, đồng thời cũng rất khó có thể
đƣa ra những quy định bao quát hết những khoản chi này trong kiểm soát chi.
1.4.5 Nội dung kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN qua Kho bạc Nhà nƣớc.
Nội dung kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN qua KBNN dựa trên các cơ sở
sau đây :


12
- Kiểm tra, kiểm sốt tính hợp pháp hợp lệ của các chứng từ chi thƣờng
xuyên NSNN;
- Kiểm tra, kiểm sốt tính hợp pháp về con dấu và chữ ký của Thủ trƣởng và
kế toán đơn vị sử dụng ngân sách;
- Kiểm tra, kiểm soát các điều kiện chi theo chế độ quy định, bao gồm:
+ Đã có trong dự toán chi NSNN hàng năm đƣợc giao. Dự toán chi NSNN của
các đơn vị phải phản ánh đầy đủ các khoản chi theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định
mức. Các khoản chi phải hạch toán đúng mục của mục lục NSNN. Cơ quan tài
chính cùng cấp có trách nhiệm kiểm tra kết quả lập và giao dự toán ngân sách cho
các đơn vị. Nếu có sự sai lệch so với nội dung dự tốn đƣợc cấp có thẩm quyền giao
thì yêu cầu đơn vị điều chỉnh lại.
+ Đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền ban
hành, quy chế chi tiêu nội bộ là căn cứ quan trọng để KBNN kiểm soát chi khi cấp
phát thanh toán cho đơn vị sử dụng ngân sách. Những khoản chi chƣa có tiêu chuẩn
định mức đƣợc cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, KBNN căn cứ vào dự tốn đƣợc
cơ quan có thẩm quyền phê duyệt làm căn cứ để kiểm soát.

+Các khoản chi phải đƣợc Thủ trƣởng đơn vị sử dụng ngân sách chuẩn chi.
Trong quản lý và điều hành ngân sách, chuẩn chi là sự cho phép, đồng ý chi. Thẩm
quyền chuẩn chi phải là ngƣời đứng đầu cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách đồng
thời là chủ tài khoản. Chủ tài khoản phải đăng ký chữ ký mẫu và con dấu của cơ
quan, đơn vị tại KBNN nơi đơn vị sử dụng ngân sách giao dịch.
+ Các khoản chi phải có đủ hồ sơ, chứng từ hợp lệ. Mỗi khoản chi đều phải có
các loại hồ sơ, chứng từ theo quy định. KBNN có trách nhiệm kiểm tra tính hợp
pháp, hợp lệ trƣớc khi cấp phát, thanh tốn kinh phí NSNN cho đơn vị sử dụng
ngân sách cụ thể nội dung kiểm soát chi NSNN của KBNN.
1.4.5.1 Kiểm soát các khoản chi cho con người
Đối với các khoản chi tiền lƣơng, học bổng, sinh hoạt phí, các khoản đóng
góp, chi cho cán bộ xã thôn, bản đƣơng chức: danh sách những ngƣời hƣởng lƣơng,
học bổng, sinh hoạt phí; danh sách những ngƣời hƣởng tiền công lao động thƣờng
xuyên theo hợp đồng; danh sách cán bộ xã, thôn bản đƣơng chức (gửi lần đầu và
gửi khi có bổ sung, điều chỉnh).


×