Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Kinh nghiệm quản lý tiền ảo bitcoin ở một số quốc gia trên thế giới và bài học cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (944.64 KB, 58 trang )

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KINH NGHIỆM QUẢN LÝ TIỀN ẢO, BITCOIN Ở MỘT
SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO
VIỆT NAM
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Tiến sĩ Trần Việt Dung
SINH VIÊN THỰC HIỆN
Vương Trung Ân
LỚP: QH-2016-E
HỆ: Chất lượng cao

Hà Nội, Tháng 4/2020


2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KINH NGHIỆM QUẢN LÝ TIỀN ẢO, BITCOIN Ở MỘT
SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO
VIỆT NAM
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Tiến sĩ Trần Việt Dung
GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN



SINH VIÊN THỰC HIỆN
Vương Trung Ân
LỚP: QH-2016-E
HỆ: Chất lượng cao
Hà Nội, Tháng 4/2020


3

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận án “Kinh nghiệm quản lý tiền ảo,
Bitcoin ở một số quốc gia trên thế giới và bài học cho Việt Nam”, tôi đã nhận
được rất nhiều sự giúp, chỉ bảo nhiệt tình của các thầy, cô giáo của Đại học Kinh
tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Tôi xin bày tỏ sự biết ơn đặc biệt đến TS. Trần Việt Dung đã truyền
cảm hứng và trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ về kiến thức, tài liệu và phương pháp
để chúng tơi hồn thành bài nghiên cứu này. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn
gia đình và bạn bè đã động viên, cổ vũ, khích lệ và giúp đỡ trong thời gian thực
hiện nghiên cứu.
Do về mặt kiến thức và thời gian còn hạn chế, bài nghiên cứu cịn
nhiều khiếm khuyết. Chúng tơi mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cơ
và mọi người để nghiên cứu hồn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn!


4

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................................................7
1.


Tính cấp thiết ...............................................................................................................................7

2.

Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ..............................................................................................8
2.1.

Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................................8

2.2.

Nhiệm vụ nghiên cứu ..........................................................................................................9

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................9

3.

3.1.

Đối tượng nghiên cứu..........................................................................................................9

3.2.

Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................................... 10

4.

Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................................. 10


5.

Phương pháp nghiên cứu......................................................................................................... 10
5.1.

Phương pháp thu thập tài liệu ........................................................................................ 10

5.2.

Phương pháp phân tích, tổng hợp .................................................................................. 10

5.3.

Phương pháp kế thừa....................................................................................................... 11

Tổng quan tài liệu nghiên cứu................................................................................................. 11

6.

6.1.

Tình hình nghiên cứu ngồi nước ................................................................................... 12

6.2.

Tình hình nghiên cứu trong nước ................................................................................... 13

Những đóng góp mới của đề tài .............................................................................................. 15

7.


7.1. Đóng góp về mặt lý luận .................................................................................................... 15
7.2.

Đóng góp về mặt thực tiễn, đề xuất rút ra từ kết quả nghiên cứu ................................ 15

Kết cấu luận án ......................................................................................................................... 15

8.

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BITCOIN VÀ TIỀN TỆ ẢO .................................................. 17
1.1.

Khái niệm .............................................................................................................................. 17

1.1.1.

Tiền ảo (Cryptocurrency) ............................................................................................ 17

1.1.2.

Bitcoin: .......................................................................................................................... 18

1.1.3.

Cơng nghệ Blockchain: ................................................................................................ 19

1.2.

Lịch sử hình thành và phát triển ........................................................................................ 20


1.3. Đặc điểm..................................................................................................................................... 22
1.3.1. Ưu điểm ............................................................................................................................... 22
1.3.2. Nhược điểm ......................................................................................................................... 23
1.4 Nguyên nhân của việc quản lý Bitcoin ..................................................................................... 25


5

1.5 Các cách nhằm quản lý Bitcoin................................................................................................. 28
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ TIỀN ẢO CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA
TRÊN THẾ GIỚI ................................................................................................................................. 32
2.1. Thực trạng chính sách quản lý tiền ảo của một số quốc gia trên thế giới ............................ 32
2.1.1. Mỹ ........................................................................................................................................ 32
2.1.2. Nhật Bản ............................................................................................................................. 36
2.1.3. Trung Quốc ......................................................................................................................... 40
2.2. Đánh giá kinh nghiệm quả lý tiền ảo, Bitcoin của các nước trên thế giới ............................ 43
CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG TRONG QUẢN LÝ BITCOIN Ở VIỆT NAM VÀ BÀI HỌC TỪ
KINH NGHIỆM CỦA CÁC QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI .......................................................... 45
3.1. Thực trạng trong việc quản lý Bitcoin ở Việt Nam ................................................................ 45
3.1.1. Thực trạng .......................................................................................................................... 45
3.2. Bài học cho Việt Nam từ kinh nghiệm trong việc quản lý tiền ảo, Bitcoin của các nước
trên thế giới ....................................................................................................................................... 48
CHƯƠNG IV: ĐÁNH GIÁ, PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ TIỀN TỆ ẢO
CHO VIỆT NAM ................................................................................................................................. 51
4.1. Đánh giá và phân tích: .............................................................................................................. 51
4.2. Đề xuất và khuyến nghị quản lý tiền ảo tại Việt Nam ........................................................... 52
KẾT LUẬN ........................................................................................................................................... 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................................... 57



6

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
STT

Chữ viết tắt

Nguyên nghĩa

1

BTC

Bitcoin

2

ICO

Mua bán tiền ảo lần đầu

3

FinCEN

Mạng lưới Phòng chống tội phạm Tài chính Mỹ

4


BSA

Luật Bảo mật Ngân Hàng

5

SEC

Ủy ban Chứng khoán và Sàn Giao dịch Mỹ

6

FSA

Cơ quan Dịch vụ Tài chính Nhật


7

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Hiện nay, việc phát triển cơ sở dữ liệu, công nghệ thông tin đang trong
giai đoạn bùng nổ bởi những tác động ban đầu của cuộc Cácmạng cơng nghệ 4.0.
Trong đó khơng thể khơng kể đến Internet of Things, BigData và cụ thể hơn là
BlockChain đang ngày càng chứng tỏ được tính hữu ích trong việc trao đổi, lưu
trữ thông tin. Đặc biệt hơn, từ năm 2012 đến nay, tiền tệ ảo hay còn gọi là tiền
điện tử(crypto-currency), với đại diện tiêu biểu nhất là đồng Bitcoin đang bùng
nổ bởi được vận hành tự động trên nền tảng thuật tốn dữ liệu mở, cơng nghệ
BlockChain và có những lợi thế nổi trội hơn so với những đồng tiền thơng
thường do các chính phủ ban hành.

Tính đến thời điểm ngày 1/1/2020, khoảng 21 triệu Bitcoin đã được
đào lên, giá của 1 BTC (Bitcoin) đã lên đến hơn 7000USD với tổng khối lượng
giao dịch tương đương 3,5 tỷ USD. Với những ưu điểm như: là một biện pháp
có tiềm năng lớn trong việc tránh lạm phát khi những biến cố kinh tế xảy ra, chi
phí giao dịch thấp, không thể bị làm giả, v.v, tiền tệ ảo (tiền thuật tốn, tiền mã
hóa) đang thu hút được nhiều sự quan tâm của các chính phủ và tổ chức lớn trên
thế giới.
Tuy nhiên, bên cạnh những điểm mạnh đó, việc chấp thuận lưu hành
tiền tệ kỹ thuật số dưới dạng một mặt hàng hay một đơn vị tiền tệ vẫn gặp phải
nhiều ý kiến trái chiều từ nhiều quốc gia, điển hình như Trung Quốc với việc
cấm hồn tồn các hoạt động liên quan đến Bitcoin và tiền tệ kỹ thuật số.


8

Thêm vào đó, tiền tệ ảo cũng tạo ra nền tảng giao dịch, thu hút vốn đầu
tư nhanh và hiệu quả hơn rất nhiều so với những chính sách phát hành cổ phiếu
truyền thống. Chính điều này là một trong những nguyên nhân đẩy nhu cầu về
tiền ảo tăng cao cùng với nhiều rủi ro đáng quan ngại.
Tại Việt Nam, mặc dù Ngân hàng nhà nước đã có những cảnh báo về
tính khơng đảm bảo của hoạt động mua bán và đầu tư vào tiền tệ ảo nhưng tình
hình giao dịch mua vào tiền tệ ảo với mục tiêu đầu cơ vẫn rất thu hút đối với các
nhà đầu tư. Bên cạnh đó, nhiều diễn đàn, chun mục báo chí được thành lập
nhằm mục đích chia sẻ, trao đổi thơng tin giao dịch, đầu tư vào loại tiền này.
Mặc dù vậy, vẫn chưa có một hệ thống pháp lý hoản chỉnh để quản lý tiền tệ ảo
nhằm bảo về nhà đầu tư và chính sách tiền tệ quốc gia.
Với những yếu tố trên, yêu cầu về một hệ thống quản lý tiền tệ ảo ở
Việt Nam là rõ ràng và vơ cùng cấp thiết. Từ đó, người làm luận án chọn đề tài
“Kinh nghiệm quản lý tiền tệ ảo, Bitcoin ở một số quốc gia trên thế giới và bài
học cho Việt Nam”. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm phân tích tình trạng

pháp lý và kinh nghiệm quản lý tiền tệ ảo của các nước trên thế giới và Việt
Nam, từ đó rút ra những cảnh báo, khuyến nghị tới các cơ quan có thẩn quyền để
điều chỉnh về chính sách quản lý phù hợp đối với tiền tệ ảo.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1.

Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận của Bitcoin và tiền tệ ảo, cùng với các mơ hình

chính sách quản lý của các nước trên thế giới, phân tích thực trạng chính sách
quản lý tiền tệ ảo tại Việt Nam và đề xuất phương án, các định hướng và giải


9

pháp nhằng tăng cường hiệu quả khả năng quản lý tiền tệ ảo của Việt Nam. Các
mục tiêu cụ thể của đề tài nghiên cứu bao gồm:
Thứ nhất, phân tích làm rõ thực trạng tiền ảo tại Việt Nam trong giai đoạn từ
2010 đến tháng 1 năm 2020.
Thứ hai, đưa ra cái nhìn tổng quan, khái quát về triển vọng phát triển của tiền ảo
và đưa ra các khuyến nghị chính sách quản lý tiền tệ ảo trong
2.2.

Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục tiệu nghiên cứu đã đề ra, luận án cần thực hiện các nhiệm vụ
sau đây:
- Khái quát lịch sử hình thành và phát triển tiện tệ ảo, cơ sở lý luận sẵn có từ
những đề tài quốc tế đi trước, học hỏi kinh nghiệm từ một số quốc gia về
ban hành chính sách điều chỉnh tiền ảo.

- Đánh giá thực trạng tiền ảo ở Việt Nam trong mối liên hệ so sánh với một
số quốc gia từ 2010 đến tháng 1/2020.
- Từ cơ sở lý luận và thực trạng, nêu ra triển vọng phát triển và đề xuất
chính sách quản lý tiền tệ ảo tại Việt Nam
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.

Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của khóa luận là cơ chế, chính sách,

biện pháp tổ chức và quản lý tiền tệ ảo. Do việc quản lý tiền tệ ảo được thực hiện
bằng các chính sách, cơ chế và giải pháp chủ yếu do các Bộ/Ngành thuộc chính
phủ các quốc gia. Do đó khóa luận tập trung phân tích và đánh giá các định luật,
chính sách quản lý tiền tệ ảo của các nước trên thế giới và Việt Nam.


10

3.2.

Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Đề tài nghiên cứu về hệ thống quản lý tiền tệ ảo của
các nước trên thế giới.
- Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu về hệ thống quản lý tiền tệ ảo
của các nước trên thế giới trong giai đoạn 2010 đến 2020
- Về nội dung: Đề tài chủ yếu bàn về động thái các nước trong việc quản
lý tiền tệ ảo qua các chính sách, quy định và luật pháp.
4. Câu hỏi nghiên cứu
Khóa luận trả lời 4 câu hỏi nghiên cứu chính là:

- Bitcoin có những ưu điểm nào so với tiền tệ thông thường được phát hành
bởi Ngân hàng trung ương?
- Lý do khiến có sự tăng giá nhanh chóng của Bitcoin?
- Chính sách khuyến khích hoặc hạn chế việc giao dịch và sử dụng tiên tệ
ảo tại một số quốc gia có ảnh hưởng như thế nào?
- Thực trạng và tồn tại của Việt Nam trong việc quản lý giao dịch tiền ảo?
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1.

Phương pháp thu thập tài liệu
Thu thập và phân tích dữ liệu thứ cấp để nghiên cứu về cơ sở lý luận

về tiền tệ ảo và chính sách quản lý tiền tệ ảo, văn bản có liên quan, chủ trương
chính sách của Đảng và Nhà nước, kinh nghiệm của các nước trên thế giới về
xây dựng hệ thống chính sách quản lý tiền tệ ảo.
5.2.

Phương pháp phân tích, tổng hợp


11

Áp dụng phương pháp phân tích và tổng hợp trên các dữ liệu thu thập được, luận
án sẽ làm rõ những vấn đề:
- Thực trạng quản lý Bitcoin và tiền tệ ảo, chính sách quản lý tiền tệ ảo
của các nước trên thế giới và Việt Nam.
- Phân tích bài học mà Việt Nam có thể áp dụng từ kinh nghiệm của các
nước trên thế giới trong việc quản lý tiền tệ ảo.
- Phân tích, đánh giá những khó khăn, vấn đề còn tồn đọng và nguyên
nhân trong việc xây dựng hệ thống pháp lý quản lý tiền tệ ảo tại Việt

Nam.
5.3.

Phương pháp kế thừa
Luận án sẽ kế thừa kết quả của những cơng trình nghiên cứu về

Bitcoin, tiền tệ ảo, về quản lý và xây dựng hệ thống pháp lý tiền tệ ảo đã được
thực hiện và các báo cáo tại các hội thảo, các nghị quyết, quyết định, được nêu ở
phần tổng quan và dẫn nguồn ở phụ lục tài liệu tham khảo kèm theo.
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Trước sự xuất hiện của hệ thống tiền tệ ảo nói chung và Bitcoin nói
riêng, rất nhiều cơng trình nghiên cứu quốc tế được thực hiện nhằm làm rõ
những đặc tính của hệ thống tiền tệ mới này, những ưu điểm và nhược điểm so
với hệ thống tiền tệ truyền thống. Khơng chỉ vậy, nhiều nghiên cứu cịn chỉ ra
các rủi ro tiềm ẩn khi Bitcoin cùng với tiền tệ ảo đối với hệ thống tiền tệ của mỗi
quốc gia. Những năm trở lại đây, trước sự du nhập của Bitcoin và tiền tệ ảo vào
Việt Nam, các nghiên cứu trong nước cũng bắt đầu được thực hiện nhằm xây
dụng cái nhìn tổng thể hơn về cơng nghệ cũng như hệ thống tiền tệ mới này.


12

6.1.

Tình hình nghiên cứu ngồi nước
Jan Lansky (2018) với nghiên cứu “Possible State Approaches to

Cryptocurrencies” đã chỉ ra rằng tiền tệ ảo là dạng tiền điện tử dựa trên thuật
toán mã hóa để xác nhận giao dịch. Nghiên cứu nhấn mạnh rằng khơng có một
loại tiền tệ nào bao gồm cả tiền tệ truyền thống có đặc điểm giống như tiền tệ ảo:

tính ẩn danh, độc lập với hệ thống ngân hàng và có cơ chế chống tiêu lặp lại.
Đồng thời nghiên cứu cũng đưa ra định nghĩa về quyền sở hữu tiền tệ kỹ thuật
số, tính ẩn danh của tài khoản. Quan trọng nhất trong nghiên cứu này chính là
việc Jan Lansky đưa ra hệ thống các điều kiện chung để một hệ thống tiền điện
tử được coi là tiền tệ ảo. Kết luận của nghiên cứu đã phân loại cách tiếp cận của
các nước đối với tiền tệ ảo và rủi ro liên quan đến tiền tệ ảo.
Usman W.Chohan (2017) với nghiên cứu “A History of Bitcoin” đã
tóm tắt lại quá trình và lịch sử phát triển của Bitcoin từ khi xuất hiện đến năm
2017. Với mục đích tóm gọn và ghi chép lại lịch sử của Bitcoin như một phần
của lịch sử phát triển tiền tệ ảo, nghiên cứu của Usman đã ghi lại những sự kiện
lớn liên quan đến Bitcoin theo thứ tự thời gian, bao gồm cả các sự kiện liên quan
đến thay đổi trong cơng nghệ, chính sách quản lý và sự kiện kinh tế kể từ khi
Bitcoin từ khi còn là ý tưởng cho đến khi ra mắt. Kết luận của nghiên cứu cũng
chỉ ra những vấn đề mà Bitcoin gặp phải trong q trình phát triển của mình:
biến động giá cả, tính hợp pháp, mất cắp, và xu hướng phát triển trong tương lai.
Nghiên cứu cũng mong muốn các cơng trình sau này có thể tiến sâu hơn vào
phân tích các vấn đề khi Bitcoin phát triển hơn trong tương lai.
Nicole D.Swarzt (2014) với bài viết “Bursting the Bitcoin Bubble: The
Case to Regulate Digital Currency as a Security or Commodity” , Tulane


13

Journal of Technology & Intellectual Property / Archives / Vol 17 (2014), đã đưa
ra cái nhìn tồn diện và chính xác về Bitcoin, những lợi thế và nhược điểm của
Bitcoin so với tiền tệ truyền thống. Từ đó đi đến phân tích hướng đi trong cơng
cuộc quản lý Bitcoin. Swarzt chỉ ra các lý do để quản lý Bitcoin và đề xuất 3
hướng để quản lý Bitcoin: tiền tệ, chứng khốn, hàng hóa. Từ đó đi đến các biện
pháp cụ thể nhằm quản lý Bitcoin. Kết luận bài viết cho rằng Bitcoin cần được
quản lý bởi chính quyền với mục đích bảo vệ nhà đầu tư và nền kinh tế quốc gia.

Evan L. Greebel, Kathleen Moriary, Claudia Callaway, Gregory
Xethalis (2015) với nghiên cứu "Recent key Bitcoin and virtual currency
regulatory and law enforcement developments", Journal of Investment
Compliance, Vol. 16 Iss 1 pp. 13 – 18, thực hiện với mục tiêu phân tích các thay
đổi trong chính sách quản lý của Mỹ về tiền tệ ảo và Bitcoin. Kết luận của tác giả
nhận ra rằng Chính phủ Mỹ khơng mong muốn cấm đoán hay kiểm soát tiền tệ
ảo mà muốn tạo ra một môi trường pháp lý phù hợp cho sự phát triển của tiền tệ
ảo, đi cùng với việc doanh nghiệp và nhà đầu tư được bảo vệ bởi pháp luật.
Nghiên cứu đã cho thấy cái nhìn khái quát về những khó khăn của Chính phủ
Mỹ trong q trình hoạch định chính sách liên quan đến các doanh nghiệp hoạt
động trong lĩnh vực tiền tệ ảo.
6.2.

Tình hình nghiên cứu trong nước
Võ Hữu Phước, ThS. Vũ Thị Quý (2017), với bài viết “Tiền ảo Bitcoin

và một số khuyến nghị chính sách quản lý tiền ảo ở Việt Nam”, Tạp chí Tài chính
Tháng 11/2017, đã chỉ ra tính cấp thiết của việc cần có một hệ thống pháp lý
quản lý tiền ảo nhằm bảo vệ tính ổn định của nền kinh tế cũng như quyền lợi của
các bên liên quan. Bài viết đưa ra q trình phát triển của Bitcoin, phân tích ưu


14

điểm và nhược điểm của loại hình tiền tệ này. Cuối cùng kết luận của bài viết
đưa ra một vài giải pháp nhằm quản lý và kiểm soát Bitcoin ở Việt Nam và nhấn
mạnh việc các cơ quan chức năng cần hành động để xây dựng và hồn thiện
khung chính sách quản lý tiền ảo tại Việt Nam.
Nguyễn Thị Hồng Nhung, Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (2019), với bài viết
“Tổng quan về vị trí pháp lý của tiền mã hóa (Bitcoin) tại một số quốc gia trên

thế giới – Định hướng xây dựng khung pháp lý về tiền mã hóa tại Việt Nam”,
Tạp chí Phát triển Khoa học và Cơng nghệ - Kinh tế - Luật và Quản lý,
3(2):119-125, tập trung vào phân tích và bình luận về bản chất của tiền mã hóa
(tiền ảo) điển hình là Bitcoin và vịt trí pháp lý của loại tiền này tại Việt Nam qua
việc so sánh với các quốc gia khác như Pháp (Châu Âu) và Thái Lan. Kết luận
bài viết cho rằng việc cơng nhận giao dịch tiền mã hóa dưới hình thức chức
khoán giống như Thái Lan sẽ giúp tăng thu cho ngân sách Nhà nước thông qua
việc đánh thuế giao dịch và thu nhập cá nhân.
Ts.Phạm Thị Thúy Hằng với bài viết “Giải pháp quản lý tiền ảo, tài
sản ảo”, Tạp chí Tài chính tháng 6/2018 thực hiện với mục đích đề xuất ra biện
pháp quản lý hiệu quả và hạn chế những rủi ro của đồng tiền ảo trong bối cảnh
Cách mạng công nghệ 4.0. Bài viết chỉ ra những rủi ro tiềm ẩn, và đưa ra khuyến
nghị về việc xây dựng bộ máy quản lý hiệu quả cho tiền tệ ảo trước sự biến đổi
không ngừng của loại tiền tệ này.
PGS.,TS. Lê Thị Tuân Nghĩa, ThS. Nguyễn Thanh Tùng (2018) với
bài viết “Tiền ảo và thách thức đối với chính sách tiền tệ”, Tạp chí Tài chính
Tháng 5/2018 phân tích đánh giá những thách thưc Việt Nam gặp phải trong q
trình xây dựng và thực thi chính sách quản lý tiền tệ ảo. Từ đó đưa ra đề xuất


15

nhằm góp phần hạn chế những tác động tiêu cực của tiền tệ ảo đối với việc điều
hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Kết luận bài viết
nhấn mạnh việc Ngân hàng nhà nước cần có những đáh giá chính xác về tác
động của tiền tệ ảo lên chính sách tiền tệ, tiếp tục có những biện pháp hữu hiệu
và phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Bộ Cơng an đề xấut các nội dung
quản lý theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính Phủ.
7. Những đóng góp mới của đề tài
7.1. Đóng góp về mặt lý luận

Đề tài đã làm rõ khái niệm, đặc điểm của Bitcoin và tiền tệ ảo, đánh
giá ưu và nhược điểm của tiền tệ ảo so với tiền tệ và tài sản truyền thống, các
khó khăn trong quá trình xây dựng hệ thống quản lý đối với tiền tệ ảo.
7.2.

Đóng góp về mặt thực tiễn, đề xuất rút ra từ kết quả nghiên cứu

- Đề tài đã phân tích kinh nghiệm xây dựng hệ thống quản lý tiền tệ ảo của
một số nước trên thế giới, từ đó rút ra một số bài học cho Việt Nam trong
quá trình xây dựng hệ thống quản lý tiền tệ ảo.
- Đề tài chỉ ra những thiếu sót và khó khăn trong thực trạng xây dựng hệ
thống quản lý tiền tệ ảo tại Việt Nam và nguyên nhân của thực trạng đó.
- Đánh giá đúng về thực trạng hệ thống chính sách quản lý tiền tệ ảo của
Việt Nam. Trên cơ sở đó đề xuất hướng đi và giải pháp nhàm tăng cường
hiệu quả trong việc quản lý và xây dựng hệ thống chính sách cho tiền tệ
ảo.
8. Kết cấu luận án
Luận án được kết cấu theo 4 chương, cụ thể như sau:


16

Chương I: Cơ sở lý luận về Bitcoin và tiền tệ ảo
Chương II: Thực trạng chính sách và thị trường tiền ảo của một số quốc gia
trên thế giới
Chương III: Thực trạng trong quản lý Bitcoin ở Việt Nam và bài học từ kinh
nghiệm của các quốc gia trên thế giới
Chương IV: Đánh giá, phân tích và đề xuất biện pháp quản lý tiền tệ ảo cho
Việt Nam



17

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BITCOIN VÀ
TIỀN TỆ ẢO
1.1.

Khái niệm

1.1.1. Tiền ảo (Cryptocurrency)
Tiền ảo (Cryptocurrency) là một loại tiền tệ chỉ tồn tại trên thế giới
ảo và không thông qua một đơn vị phát hành hoặc trung ương kiểm sốt nào,
được thiết kế nhằm mục đích sử dụng làm trung gian trong việc trao đổi. Qua
việc sử dụng cơng cụ mã hóa và lập trình (cryptography), tiền ảo bảo đảm và
kiểm kê những giao dịch đồng thời kiểm soát sự gia tăng trong số lượng tiền tệ
mới. Ta có thể kết luận tiền ảo là những danh mục giá trị giới hạn trong một hệ
thống dữ liệu mà khơng ai có thể thay đổi trừ khi các điều kiện cụ thể được đáp
ứng.
Theo định nghĩa của Jan Lansky (2018), tiền ảo là một hệ thống đáp
ứng được 6 điều sau:
1. Hệ thống tiền tệ ảo không thông qua một trung ương kiểm sốt (VD.
Chính phủ,Ngân hàng, …..), mà được duy trì qua các bên đồng thuận sở
hữu
2. Hệ thống tiền tệ ảo có sự kiểm kê đối với số lượng đơn vị tiền tệ ảo và chủ
sở hữu.
3. Hệ thống tiền tệ ảo quyết định liệu đơn vị tiền tệ ảo mới có thể tạo ra hay
khơng. Nếu đơn vị tiền tệ ảo mới có thể tạo ra, hệ thống sẽ quyết định
nguồn gốc và chủ sở hữu của những đơn vị mới này.



18

4. Chủ nhân sở hữu đơn vị tiền tệ ảo chỉ có thể được chứng minh qua cơng
cụ mã hóa và lập trình.
5. Hệ thống cho phép trao đổi diễn ra trong đó quyền sở hữu của đơn vị tiền
tệ ảo thay đổi. Trao đổi chỉ kết thúc khi một bên chứng tỏ được quyền sở
hữu của mình.
6. Nếu có 2 lệnh nhằm thay đổi quyền sở hữu của cùng một đơn vị tiền tệ ảo
được nhập vào cùng lúc, hệ thống chỉ thực hiện nhiều nhất một lệnh.
1.1.2. Bitcoin:
Bitcoin là một dạng tiền ảo được tạo ra vào tháng 1 năm 2009. Ý
tưởng và nguyên lý hoạt động của Bitcoin được một người hoặc nhóm người ẩn
danh đưa ra dưới cái tên Satoshi Nakamoto vào cuối tháng 10 năm 2008.
Bitcoin cho phép người sử dụng giao dịch với mức phí thấp hơn hình thức thanh
tốn trực tuyến truyền thống và hoạt động một cách phân quyền, không giống
với các loại hình tiền tệ do chính phủ các nước phát hành.
Bitcoin khơng hề có ở dạng vật chất và tất cả lượng Bitcoin tồn tại đều
được lưu trữ công khai trong điện toán đám mây, cùng với tất cả các giao dịch
Bitcoin qua đó được kiểm kê bởi một lượng hiệu năng tính tốn khổng lổ.
Bitcoin khơng được phát hành hay bảo trợ bởi bất kỳ ngân hàng hay chính phủ
nào, đồng thời đơn vị Bitcoin cũng khơng có giá trị hàng hóa.
Bitcoin được lưu trữ và biểu thị bằng 2 mã khóa (key), một mã khóa
cơng khai (public key) và một mã khóa cá nhân (private key), là một chuỗi dài số
và chữ được liên kết với nhau bằng thuật tốn mã hóa. Mã khóa cơng khai ( có
tác dụng tương tự như số tài khoản ngân hàng) phục vụ như địa chỉ công khai và
người sử dụng khác có thể gửi bitcoin đến địa chỉ này. Mã khóa cá nhân ( có tác


19


dụng như mã pin ATM) cần được giữ kín và chỉ sử dụng khi cho phép việc trao
đổi Bitcoin. Mã khóa Bitcoin cần được phân biệt so với “ví” Bitcoin – một thiết
bị vật lý hoặc chương trình máy tính có chức năng thuận tiện cho việc trao đổi
Bitcoin và giúp người sử dụng theo dõi được sự sở hữu tiền tệ. Định nghĩa “ví”
thực chất khá dễ gây hiểu nhầm, do tính phân quyền của Bitcoin có nghĩa là đơn
vị tiền tệ này không phải được lưu trữ trong “ví”, mà được mã hóa và lưu trữ bởi
cơng nghệ Blockchain.
1.1.3. Công nghệ Blockchain:
Blockchain là một thuật ngữ phổ biến trong thời đại cách mạng công
nghiệp 4.0 những năm trở lại đây. Định nghĩa đơn giản của Blockchain là một
cuốn sổ cái ảo phân cấp, ghi chép thông tin qua một hệ thống kỹ thuật cơng nghệ
mã hóa phức tạp. Khi người dùng tham gia vào mạng lưới sẽ được chia sẻ thơng
tin của sổ cái. Qua đó cơng nghệ Blockchain tạo ra một hệ thống thông tin phân
quyền, không tập trung vào một đầu não nào, một bản sao cũng mang tính chính
xác cao.
Thiết kế của Blockchain được tạo ra nhằm mục đích chống lại việc
thay đổi dữ liệu bởi một cá nhân muốn thâu tóm dữ liệu. Khi mà thơng tin đã
được ghi vào Blockchain thì khơng có cách nào thay đổi được, hệ thống tính
tốn phân cấp tạo ra sự đồng thuận giữa các bản sao và giảm thiểu tối đa sai sót.
Vì vậy Blockchain phù hợp để ghi lại các sự kiện, các giao dịch tài chính, kinh
tế, chứng minh nguồn gốc,… Trong bối cảnh thương mại toàn cầu đang ngày
càng phát triển như hiện nay, cơng nghệ Blockchain là hướng đi mới giúp xóa bỏ
các nguy cơ tiềm ẩn của việc sai xót hay sửa đổi dữ liệu trong giao dịch tài chính
hay bảo mật thông tin.


20

1.2.


Lịch sử hình thành và phát triển
Ý tưởng về tiền tệ ảo không phải là mới và đã xuất hiện từ cuối những

năm 90. Trước Bitcoin và các loại tiền ảo bây giờ, đã có những cố gắng để tạo ra
tiền ảo. Nhưng vấn đề lớn nhất mà những đồng tiền đó gặp phải chính là vấn đề
gian lận lặp chi (Double spending) - một đồng tiền ảo cần có kỹ thuật công nghệ
để đảm bảo một đơn vị tiền chỉ có thể sử dụng một lần nhằm tránh việc sao chép
và làm giả đơn vị đó.
Quay lại 10 năm trước thời kỳ tiền tệ điện tử, ý tưởng này đã được đưa
ra bởi một kỹ sư máy tính tên Wei Dai. Vào năm 1998, Wei đăng một bài viết
thảo thuận về “B-money”, nhắc đến ý tưởng của tiền tệ điện tử, qua đó có thể gửi
qua một dãy các ký tự đã được mã hóa. Cùng năm đó, nhà tiên phong trong công
nghệ Blockchain Nick Szabo cố gắng tạo ra tiền tệ ảo mang tên Bit Gold, mong
muốn tạo thành một loại tiền tệ phân quyền. Ý tưởng của Szabo đến từ những
đặc tính thiếu hiệu quả của hệ thống tài chính truyền thống, như là cần kim loại
hay giấy để tạo ra tiền, hay giảm tính tín nhiệm cần thiết để có thể giao dịch.
Mặc dù chưa bao giờ được đưa vào hoạt động chính thức, những đồng tiền trên
là tiên phong trong ý tưởng tạo nên Bitcoin.
Ngày 31 tháng 10 năm 2018, một tài liệu có tên Bitcoin: A Peer-toPeer Electronic Cash System được đăng tải dưới cái tên Satoshi Nakamoto. Tài
liệu này mô tả cách hoạt động và các tính năng của hệ thống mạng lưới
blockchain Bitcoin, mở đường cho các sự kiện sau này.
Ngày 3 tháng 1 năm 2009, Satoshi Nakamoto, người mà hiện nay vẫn
chưa rõ danh tính, “đào” đơn vị Bitcoin đầu tiên, đặt nền móng tiên phong cho


21

công nghệ blockchain. Đơn vị được đào này được nhắc đến như là Genesis
Block.
Tháng 3 năm 2010, sàn giao dịch tiền tệ ảo đầu tiên xuất hiện trên

Internet với trang web bitcoinmarket.com (nay đã giải thể). Tháng 6 năm đó sàn
giao dịch Mt.Gox cũng ra đời.
Ngày 2 tháng 5 năm 2010 đánh dấu việc Bitcoin lần đầu tiên được sử
dụng trong giao dịch mua hàng với việc Laszlo Hanyecz mua 2 chiếc bánh pizza
bằng 10000BTC.
Trong giai đoạn từ 2011 đến 2013, Bitcoin đã có giá trị quy đổi tương
đối với đồng USD. Cùng khoảng thời gian đó, một vài đối thủ cạnh tranh với
Bitcoin cũng xuất hiện. Tính đến tháng 5 năm 2013, thị trường tiền ảo có 10 loại
đồng tiền ảo.
Trong tháng 6 năm 2011 có một sự kiện ảnh hưởng đến niềm tin về
tính an tồn của tiền ảo, là việc 2000 Bitcoin (tương đương 30000$) bị đánh cắp
tại sàn giao dịch MT.Gox. Mặc dù vậy, sàn giao dịch Mt.Gox vẫn hoạt đông và
đến năm 2013 trở thành sàn giao dịch trao đổi tiền tệ lớn nhất lúc đó, xử lý 70%
trong tổng số giao dịch Bitcoin tồn thế giới.
Đến tháng 2 năm 2014, sàn giao dịch Mt.Gox lại trở thành nạn nhân
của một vụ đánh cắp tiền tệ điện tử, với 850,000 BTC bị đánh cắp. Đây là vụ mất
cắp tiền ảo lớn nhất trong lịch sử, với giá trị lên đến 460,000,000 USD trong thời
điểm đó (giá trị lên tới gần 3 tỷ USD hiện tại).
Với sự kiện này, giá trị BTC giảm xuống 50% và không hề phục hồi
cho đến cuối năm 2016. Trong khoảng thời gian này, nhiều hệ thống tiền tệ điện


22

tử khác xuất hiện cùng với hoạt động giao bán tiền ảo lần đầu ICO (Initial Coin
Offering), tạo ra làn song mới cho thị trường tiền tệ điện tử với càng ngày các
nhiều tổ chức doanh nghiệp tiếp nhận tiền tệ điện tử như một phương thức thanh
toán trao đổi mới.
Từ 2016 đến này, thị trường tiền tệ điện tử đã không ngừng biến đổi
với những hoạt động mới của ICO, phản ứng cả tiêu cực lẫn tích cực của chính

phủ các nước đối với tiền tệ điện tử cũng góp phần khơng nhỏ đến sự phát triển
của thị trường này. Tính đến tháng 10 năm 2019, thị trường tiền tệ điện tử hiện
đang có 2000 loại tiền tệ khác nhau và vẫn đang tăng lên.
1.3. Đặc điểm
1.3.1. Ưu điểm
 Chi phí giao dịch thấp
Tiền tệ điện tử có phí giao dịch thấp hơn so với tiền tệ thông thường
do tiền tiện điện tử khơng cần có dạng vật chất như tiền mặt (Nicholas, 2013).
Trao đổi giao dịch bằng Bitcoin thường được diễn ra với chi phí cực kỳ nhỏ, trái
ngược với chi phí giao dịch cao ngất ngưởng được thực hiện bởi các bên phát
hành thẻ tín dụng. Điều này đã khiến cho các bên bn bán trên tồn thế giới
chấp nhận Bitcoin như một hình thức giao dịch.
 Tính bảo mật
Người sử dụng Bitcoin có khả năng ẩn danh tương đối. Giao dịch bằng
Bitcoin không được giữa người mua và người bán không được xác định bằng tên
hay ngân hàng mà bằng mã công khai. Giao dịch kết thúc với việc Bitcoin
chuyển chủ sở hữu từ địa chỉ này sang địa chỉ khác. Và người sử dụng có thể có


23

bao nhiêu địa chỉ mã khóa cơng khai tùy ý. Bằng cách sử dụng các mã công khai
riêng cho mỗi giao dịch, người sử dụng có thể hồn tồn khiến cho việc tìm ra
danh tính người nhận là bất khả thi.
 Độc lập tài chính
Bitcoin khơng có một cơ quan đầu não nào đứng ra quản lý như chính
phủ hay ngân hàng trung ương. Vì vậy Bitcoin khơng bị ảnh hưởng bởi bất ổn
chính trị hay những quy định quản lý đối với tiền tệ truyền thống. Nhờ điều này
mà Bitcoin trở nên phổ biến với những nước phải chịu bất ổn về chính trị hay
kinh tế, điển hình là vào những năm 2015 Bitcoin được sử dụng như một dạng

tiền tệ thay thế đồng peso của Argentina, lúc đó đang trong giai đoạn siêu lạm
phát và trong quá trình kiểm soát vốn. Iran cũng sử dụng bitcoin để tránh những
trừng phạt về tiền tệ.
Bản chất độc lập tài chính của Bitcoin chính là ưu điểm lớn nhất của
Bitcoin so với các hệ thống tiền tệ truyền thống. Khác với những giao dịch tín
dụng thơng thường, việc chuyển một số lượng lớn Bitcoin sẽ khơng gây báo
động đối với chính quyền. Cùng với đó, chính quyền các nước cũng khơng có
khả năng đóng băng tài sản trong một tài khoản Bitcoin.
1.3.2. Nhược điểm
 Biến động giá cả
Biến động lớn trong giá cả Bitoin là mối quan ngại lớn cho cả chính
phủ các nước và nhà đầu tư. Lượng Bitcoin hiện đang lưu thông so với các bên
chấp nhận Bitcoin như hình thức thanh tốn vẫn cịn nhỏ. Tính thanh khoản thấp
dẫn đến việc các hoạt động trao đổi hay các sự kiện nhỏ dều có thể ảnh hưởng


24

đến giá cả của Bitcoin. Trong một khoảng thời gian ngắn trong năm 2014, giá
của của Bitcoin giảm một lần 50%, từ 1155USD xuống còn 576 USD. Năm 2013
từng ghi nhận mức biến động giá của Bitcoin ở mức 142%, trong khi đó biến
động giá của tiền tệ truyền thống ở mức 10% và của cổ phiếu ở mức 25%. Khác
với vàng, giá trị của Bitcoin không liên hệ với bất kỳ tài sản vật lý nào và một
khi giảm khơng thể hồi phục lại được. Tính biến động giá lớn của Bitcoin đã gây
mối quan ngại lớn cho nhà đầu tư về tính hữu dụng như một loại tiền tệ của hệ
thống này.
 Mất cắp
Việc Bitcoin bị đánh cắp chính là một vấn đề lớn khác mà các nhà đầu
tư lo lắng. Các vụ đánh cắp Bitcoin nhỏ thường diễn ra khi hacker đánh cắp được
mã truy cập cá nhân của nạn nhân và dùng nó để chuyển Bitcoin của nạn nhân

một cách bất hợp pháp. Các vụ đánh cắp Bitcoin quy mô lớn là khi các hacker
tấn công vào hệ thống hoặc thị trường giao dịch Bitcoin lưu trữ số lượng lớn mã
cá nhân của nhiều người sử dụng. Nghiêm trọng nhất của nạn đánh cắp Bitcoin
cho tới thời điểm này vẫn là việc sàn giao dịch Bitcoin Mt.Gox với 850,000
Bitcoin bị đánh cắp. Với số lượng lớn các vụ đánh cắp Bitcoin diễn ra, nỗi quan
ngại về an ninh của hệ thống trước các hacker đang khiến cho người sử dụng dè
chừng với loại hình tiền ảo này.
Phục hồi số tài sản bị mất cắp cũng là một nhược điểm mà tiền tệ điện
tử có so với tiền tệ thông thường. Nếu một ngân hàng Mỹ phá sản, Cục Bảo hiểm
Ký thác Mỹ (FDIC) sẽ bảo hiểm cho người gửi lên đến 250,000USD. Tương tự
nếu một doanh nghiệp Mỹ phá sản, Cục Chính sách Bảo vệ Nhà đẩu tư Mỹ
(SIPC) sẽ bảo hiểm cho nhà đầu tư lên đến 500,000 USD. Trong khi đó, những


25

giao dịch Bitcoin khơng hề có bảo hiểm trước những mất mát. Và tính ẩn danh
của hệ thống khiến cho việc khôi phục lại số Bitcoin bị mất gần như bất khả thi.
 Tội phạm quốc tế
Bitcoin cũng có liên quan đến dường dây tội phạm quốc tế. Cục Tình
báo Mỹ FBI đã bày tỏ quan ngại về việc Bitcoin được sử dụng nhiều trên các
“web tối” – mạng lưới website ngầm với mục đích bn bán người, rửa tiền, chất
cấm và nhiều mục đích phi pháp khác. Điển hình vào tháng 10 năm 2013, FBI
triệt phá Silk Road, một sàn giao dịch chất cấm và hành vi phi pháp, thu giữ
26,000 Bitcoin. Đầu năm 2014, người đứng đầu sàn giao dịch BitInstant bị bắt
do liên quan đến hoạt động rửa tiền và các hành vi phạm pháp.
Do tính ẩn danh và khơng có cơ quan nào quản lý, Bitcoin được tội
phạm sử dụng như một công cụ giao dịch cho những hoạt động phi pháp của
mình. Điều này đã dấy lên lo ngại cho chính phủ các nước về tính hợp pháp của
Bitcoin và hướng đi nhằm quản lý hệ thống tiền tệ điện tử này.

1.4 Nguyên nhân của việc quản lý Bitcoin
 Bong bóng kinh tế
Các nền kinh tế hàng đầu trên thế giới đang lo ngại rằng ở Bitcoin xuất
hiện tất cả biểu hiện của một bong bóng kinh tế. Mặc dù được chấp nhận như là
một phương tiện thanh toán, nhưng giá trị của một hệ thống tiền tệ cần được đảm
bảo bởi tín dụng của cơ quan phát hành, dù đó là chính phủ hay một cá nhân.
Việc các hệ thống tiền tệ truyền thống có giá trị nội tại là nhờ việc hệ thống này
được đảm bảo bởi cơ quan phát hành tiền tệ, nhưng Bitcoin lại khơng hề có giá


×