Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

bài học kỳ công pháp 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.98 KB, 9 trang )

Tình huống 2:
Tàu quân sự của lực lượng bảo vệ bờ biển quốc gia A, trong lúc đi tuần tra trên biển đã phát hiện
tàu X treo cờ của quốc gia B đang tiến hành hành vi nghiên cứu khoa học biển trong tiếp giáp lãnh
hải của nước này. Tàu quân sự của A phát tín hiệu yêu cầu tàu X chấm dứt hành vi trên và neo đậu
lại để các lực lượng chức năng của quốc gia A đến giải quyết nhưng tàu X không thực hiện yêu
cầu và bỏ chạy. Ngay lập tức, tàu quân sự của A tiến hành truy đuổi. Tàu X chạy vào vùng đặc
quyền kinh tế của quốc gia C thì bị tàu quân sự của A bắt giữ.
Hãy cho biết:
Câu 1: Hành vi truy đuổi và bắt giữ tàu X của quốc gia A có phù hợp với luật quốc tế khơng? Vì
sao?
Câu 2: Trong quá trình chạy trốn, tàu X đã đâm phải đảo nhân tạo của quốc gia D đặt trong vùng
đặc quyền kinh tế của quốc gia C. Hỏi: Thẩm quyền tài phán đối với vụ đâm va trên thuộc về quốc
gia nào? Vì sao?


CHỮ CÁI VIẾT TẮT

UNCLOS

Công ước Liên Hiệp Quốc
về Luật biển

United Nations Convention on
Law of the Sea


ĐẶT VẤN ĐỀ
Công ước Luật biển năm 1982 ngay từ khi được thông qua đã trở thành bản “hiến pháp” về
biển của cộng đồng quốc tế. Công ước chứa đựng tất cả các quy định về quy chế pháp lý trên các
vùng biển; các hoạt động sử dụng, khai thác, bảo vệ môi trường biển cũng như quan hệ hợp tác
của các quốc gia trong lĩnh vực này. Nhờ có Công ước, các nguồn tài nguyên biển đã và đang


được bảo vệ, các vi phạm trên biển dễ dàng bị phát hiện và những tranh chấp liên quan cũng sớm
được giải quyết. Đặc biệt trong thời đại ngày nay, khi nhu cầu bảo vệ tài nguyên biển và chống lại
những tham vọng chủ quyền bất chấp luật pháp quốc tế ngày càng trở nên gay gắt, thì Cơng ước
lại càng được kỳ vọng là công cụ quan trọng để cộng đồng quốc tế duy trì trật tự thượng tơn pháp
luật trên biển. Nhận thức được điều đó và với mong muốn được tìm hiểu sâu hơn về một số vấn
đề cơ bản của Cơng ước, em xin chọn tình huống thứ 2 để triển khai bài tập học kỳ của mình.

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Tóm tắt tình huống
Tàu qn sự của A, phát
tín hiệu yêu cầu tàu X
chấm dứt hành vi trên và
neo đậu lại
Tàu X treo cờ quốc
gia B, nghiên cứu
khoa học biển trong
tiếp giáp lãnh hải của
A

Tàu quân sự
của A truy
đuổi ngay lập
tức

Tàu X không thực
hiện yêu cầu và bỏ
chạy; đâm vào đảo
nhân tạo của D nằm
trong vùng đặc quyền
kinh tế của C


Tàu X chạy vào
vùng đặc quyền kinh
tế của quốc gia C thì
bị tàu quân sự của A
bắt giữ

II. Hành vi truy đuổi và bắt giữ tàu X của quốc gia A có phù hợp với luật quốc tế khơng? Vì
sao?
Luật Biển quốc tế chưa có định nghĩa chính thức về quyền truy đuổi, Cơng ước Luật
biển năm 1982 quy định về quyền truy đuổi tàu thuyền nước ngoài của quốc gia ven biển tại Điều
111. Theo đó, quyền truy đuổi có thể hiểu là quyền của quốc gia ven biển tiến hành việc truy đuổi
tàu thuyền nước ngoài đã vi phạm pháp luật và các quy định của quốc gia ven biển 1. Quyền truy

1 Xem: />

đuổi được quốc gia ven biển thực hiện phải đáp ứng được những yêu cầu rất chặt chẽ theo Công
ước Luật biển.
Trong tình huống trên, giả thiết đề bài khơng đề cập đến việc giữa quốc gia A và quốc
gia B có sự thỏa thuận về việc nghiên cứu khoa học biển hay khơng, vì vậy để xác định hành vi
truy đuổi và bắt giữ tàu X của quốc gia A có phù hợp với luật quốc tế hay khơng, ta chia làm hai
trường hợp.


Trường hợp 1:

Giữa A và B có ký kết thỏa thuận về nghiên cứu khoa học biển trong vùng tiếp giáp lãnh hải của A
trên cơ sở tuân thủ các quy định tại Điều 246 UNCLOS. Cụ thể,
“Trong việc thi hành quyền tài phán của mình, các quốc gia ven biển có quyền quy định, cho phép
và tiến hành các cơng trình nghiên cứu khoa học biển trong vùng đặc quyền kinh tế và trên thềm

lục địa của mình theo đúng các quy định tương ứng của Công ước.
Công tác nghiên cứu khoa học biển trong vùng đặc quyền kinh tế và trên thềm lục địa được tiến
hành với sự thỏa thuận của quốc gia ven biển”
Như vậy, trong trường hợp giữa A và B có thỏa thuận với nhau về việc quốc gia A cho
phép tàu X của B nghiên cứu khoa học biển trong vùng tiếp giáp lãnh hải của mình, và quốc gia B
đã thực hiện đúng, đầy đủ các nghĩa vụ được quy định tại Điều 248 2 và Điều 2493 UNCLOS thì
việc tàu X của treo cờ của B tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng tiếp giáp lãnh hải của A là
hoàn toàn hợp pháp. Trong trường hợp này, hành vi truy đuổi và bắt giữ của A đối với tàu X của B
là chưa phù hợp với quy định của luật quốc tế.


Trường hợp 2:
Giữa A và B không tồn tại thỏa thuận về việc tàu X của B sẽ tiến hành nghiên cứu khoa

học biển trong vùng tiếp giáp lãnh hải của A; hoặc A đã từ chối cho tàu X của B tiến hành dự án
nghiên cứu khoa học trong vùng tiếp giáp lãnh hải của mình theo các căn cứ quy định tại Điều
246 UNCLOS như: dự án có ảnh hưởng trực tiếp đến việc thăm dò và khai thác các tài nguyên
thiên nhiên, sinh vật và khơng sinh vật; dự án có dự kiến công việc khoan trong vùng thềm lục
địa, sử dụng chất nổ hay đưa chất độc hại vào môi trường biển; dự án dự kiến việc xây dựng, khai
thác hay sử dụng các đảo nhân tạo, thiết bị và cơng trình nêu tại Điều 60 và 80 UNCLOS...; hoặc
2 Nghĩa vụ về cung cấp các thông tin cho quốc gia ven biển.
3 Nghĩa vụ tuân thủ một số điều kiện.


giữa A và B tồn tại thỏa thuận về việc tàu X tiến hành nghiên cứu khoa học biển trong vùng tiếp
giáp lãnh hải của A nhưng B là quốc gia mà tàu X mang cờ không thực hiện, thực hiện không
đúng, không thực hiện các nghĩa vụ được quy định tại Điều 248, 249 UNCLOS.
Khoản 1 Điều 111UNCLOS quy định:
“1. Việc truy đuổi một tàu nước ngồi có thể được tiến hành nếu những nhà đương cục có thẩm
quyền của quốc gia ven biển có những lý do đúng đắn để cho rằng chiếc tàu này đã vi phạm các

luật và quy định của quốc gia đó. Việc truy đuổi phải bắt đầu khi chiếc tàu nước ngoài hay một
trong những chiếc xuồng của nó đang ở trong nội thủy, trong vùng nước quần đảo, trong lãnh hải
hay trong vùng tiếp giáp của quốc gia truy đuổi, và chỉ có thể được tiếp tục ở ngồi ranh giới của
lãnh hải hay vùng tiếp giáp với điều kiện là việc truy đuổi này không bị gián đoạn. Không nhất
thiết là chiếc tàu ra lệnh cho tàu nước ngoài đang đi trong lãnh hải hay trong vùng tiếp giáp
dừng lại cũng phải có mặt tại các vùng biển ấy khi mà chiếc tàu nước ngoài này nhận được lệnh.
Nếu chiếc tàu nước ngoài ở trong vùng tiếp giáp, được quy định ở Điều 33, việc truy đuổi chỉ có
thể bắt đầu nếu tàu đó đã vi phạm các quyền, mà việc thiết lập vùng tiếp giáp có nhiệm vụ bảo
vệ.”
Trường hợp này, hành vi nghiên cứu khoa học biển của tàu X trong vùng tiếp giáp lãnh
hải của B là bất hợp pháp. Vì vậy, tàu quân sự của quốc gia A có quyền truy đuổi. Khoản 1 Điều
33 UNCLOS quy định:
“1. Trong một vùng tiếp giáp với lãnh hải của mình, gọi là vùng tiếp giáp, quốc gia ven biển có
thể thi hành sự kiểm sốt cần thiết nhằm:
a. Ngăn ngừa những vi phạm đối với các luật và quy định hải quan, thuế khóa, y tế hay nhập cư
trên lãnh thổ hay trong lãnh hải của mình;
b. Trừng trị những vi phạm đối với các luật và quy định nói trên xảy ra trong lãnh thổ hay trên
lãnh hải của mình.”
Trước hết, hành vi truy đuổi tàu X của quốc gia A là phù hợp bởi nó đáp ứng đầy đủ các
điều kiện quy định tại Điều 111 UNCLOS:
Thứ nhất, việc tàu quân sự của A tiến hành truy đuổi tàu X là dựa trên những “lý do đúng
đắn”. Như đã phân tích ở trên, việc tàu X treo cờ của B tiến hành nghiên cứu khoa học biển trong
vùng tiếp giáp lãnh hải của A là vi phạm luật và quy định về các quyền mà việc thiết lập vùng tiếp
giáp có nhiệm vụ bảo vệ. Hay, các luật và các quy định bị vi phạm đều nằm trong phạm vi và
quyền tài phán của A.


Thứ hai, tàu quân sự của A bắt đầu tiến hành truy đuổi tàu X trong vùng tiếp giáp lãnh hải
của mình. Điều 111 UNCLOS quy định: “Việc truy đuổi phải bắt đầu khi chiếc tàu nước ngoài
hay một trong những chiếc xuồng của nó đang ở trong nội thủy, trong vùng nước quần đảo, trong

lãnh hải hay trong vùng tiếp giáp của quốc gia truy đuổi, và chỉ có thể được tiếp tục ở ngoài ranh
giới của lãnh hải hay vùng tiếp giáp với điều kiện và việc truy đuổi này không bị gián đoạn ”. Như
vậy, tàu quân sự của A bắt đầu truy đuổi ngay lập tức trong vùng tiếp giáp lãnh hải và truy đuổi
liên tục, khơng gián đoạn tàu X khi ở ngồi ranh giới vùng tiếp giáp của nước mình là phù hợp
với UNCLOS.
Thứ ba, tuy trong quá trình truy đuổi tàu X, tàu quân sự của A đã tiến hành truy đuổi liên
tục và vượt ra khỏi ranh giới vùng tiếp giáp của mình nhưng việc truy đuổi đã chấm dứt ngay khi
tàu X chạy vào vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia C mà không tiếp tục kéo dài đến vùng lãnh
hải của C, vì vậy việc truy đuổi này vẫn phù hợp với quy định của UNCLOS 4.
Thứ tư, hành vi truy đuổi của quốc gia A thỏa mãn quy định tại khoản 4 Điều 111
UNCLOS. Cụ thể, tàu quân sự của A đã phát tín hiệu yêu cầu tàu X chấm dứt hành vi nghiên cứu
khoa học và neo đậu lại để các lực lượng chức năng của quốc gia A đến giải quyết nhưng tàu X
không thực hiện yêu cầu và bỏ chạy. Ngay lập tức, tàu quân sự của A tiến hành truy đuổi. Như
vậy, trước khi truy đuổi tàu quân sự của A đã phát tín hiệu để tàu X dừng lại, và nếu đề bài khơng
đề cập gì thêm, ta hồn tồn có thể khẳng định, tàu X trong trường hợp này đã có thể nhận biết về
tín hiệu ấy nhưng cố tình khơng thực hiện theo yêu cầu của A.
Thứ năm, quốc gia A tiến hành truy đuổi tàu X treo cờ của B thông qua tàu quân sự. Điều
này là phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 111 UNCLOS5.
Như vậy, trường hợp này quốc gia A có quyền thực hiện truy đuổi tàu X treo cờ của quốc
gia B tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng tiếp giáp lãnh hải của mình. Đồng thời tàu qn
sự của A cũng có quyền bắt giữ tàu X. Khoản 1 Điều 73 UNCLOS về thi hành các luật và quy
định của quốc gia ven biển quy định:
“Trong việc thực hiện các quyền thuộc chủ quyền về thăm dò, khai thác, bảo tồn và quản lý các
tài nguyên sinh vật của vùng đặc quyền kinh tế, quốc gia ven biển có thể thi hành mọi biện pháp

4 Khoản 3 Điều 111 UNCLOS quy định: “Quyền truy đuổi chấm dứt khi chiếc tàu bị truy đuổi đi vào lãnh hải của quốc gia mà
nó thuộc quyền hay một quốc gia khác”.
5 Khoản 5 Điều 111 UNCLOS quy định: “Quyền truy đuổi chỉ có thể được thực hiện bởi các tàu chiến hay các phương tiện quân
sự hoặc các tàu bay hay phương tiện bay khác có mang dấu hiệu ở bên ngồi chỉ rõ ràng rằng các tàu hay phương tiện bay đó
được sử dụng cho 1 cơ quan Nhà nước và được phép làm nhiệm vụ này”.



cần thiết, kể cả việc khám xét, kiểm tra, bắt giữ và khởi tố tư pháp để đảm bảo việc tơn trọng các
luật và quy định mà mình ban hành theo đúng Công ước”.
Trường hợp này, sau khi bắt giữ tàu X, A phải thông báo ngay cho B là quốc gia mà tàu X mang
cờ biết, bằng các con đường thích hợp, các biện pháp được áp dụng cũng như các chế tài có thể sẽ
được tuyên bố sau đó6.
III. Trong q trình chạy trốn, tàu X đã đâm phải đảo nhân tạo của quốc gia D đặt trong vùng
đặc quyền kinh tế của quốc gia C. Thẩm quyền tài phán đối với vụ đâm va trên thuộc về quốc
gia nào? Vì sao?
Trước hết, quyền tài phán là thẩm quyền riêng biệt của quốc gia ven biển trong việc đưa ra
các quyết định, quy phạm và giám sát việc thực hiện chúng như: cấp phép, giải quyết và xử lý đối
với một số loại hình hoạt động, các đảo nhân tạo, thiết bị và cơng trình trên biển, trong đó có việc
lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo các thiết bị và cơng trình nghiên cứu khoa học về biển; bảo vệ
và gìn giữ mơi trường biển trong vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa của quốc gia đó.
Trường hợp trên, thẩm quyền tài phán đối với vụ đâm va thuộc về quốc gia C dựa trên một
số cơ sở sau:
Điểm b khoản 1 Điều 56 UNCLOS quy định về thẩm quyền tài phán của quốc gia ven biển
trong vùng đặc quyền kinh tế, theo đó trong vùng đặc quyền kinh tế, quốc gia ven biển có quyền
tài phán theo đúng những quy định thích hợp của Công ước về việc: “i. Lắp đặt và sử dụng các
đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình;...”
Theo quy định tại điều luật này, các quốc gia ven biển sẽ có thẩm quyền tài phán về việc
lắp đặt, sử dụng các đảo nhân tạo trong vùng đặc quyền kinh tế thuộc quyền chủ quyền của quốc
gia đó. Như vậy trong tình huống này, C sẽ có thẩm quyền tài phán đối với tất cả các đảo nhân tạo
được xây dựng, lắp đặt trong vùng đặc quyền kinh tế của mình. Tuy nhiên, đảo nhân tạo được đặt
trong vùng đặc quyền kinh tế của C thuộc sở hữu của quốc gia D. Vấn đề cần làm rõ ở đây là liệu
giữa D và C có thể tồn tại tranh chấp về thẩm quyền tài phán đối với vụ đâm va trên không.
Điểm a khoản 1 Điều 60 UNCLOS quy định:
“1. Trong vùng đặc quyền kinh tế, quốc gia ven biển có đặc quyền tiến hành xây dựng, cho phép
và quy định việc xây dựng, khai thác và sử dụng: a. Các đảo nhân tạo;”


6 Xem khoản 4 Điều 73 UNCLOS.


Điều này lý giải vì sao, đảo nhân tạo của D lại có thể được xây dựng trong vùng đặc quyền kinh tế
của C.
Căn cứ theo Điều 59 UNCLOS:
“Trong những trường hợp Công ước không quy định rõ các quyền hay quyền tài phán trong các
vùng đặc quyền về kinh tế cho quốc gia ven biển hay cho các quốc gia khác và ở đó có xung đột
giữa lợi ích của quốc gia ven biển với lợi ích của một hay nhiều quốc khác thì sự xung đột này
phải được giải quyết trên cơ sở cơng bằng và có chú ý đến tất cả mọi hồn cảnh thích đáng, có
tính đến tầm quan trọng của các lợi ích có liên quan đó đối với các bên tranh chấp và đối với
tồn bộ cộng đồng quốc tế” như vậy, khi có xảy ra tranh chấp xảy ra mà Công ước không quy
định quyền hay quyền tài phán cho quốc gia ven biển hay cho quốc gia khác và ở đó có xung đột
thì sẽ giải quyết trên cơ sở cơng bằng và có chú ý đến lợi ích của các bên tranh chấp và lợi ích của
cộng đồng quốc tế. Dựa theo quy định trên có thể thấy, thẩm quyền tài phán trong vụ đâm va đảo
nhân tạo này không thể trao cho quốc gia A hay B lý do là hai quốc gia này khơng có các quyền
và lợi ích trực tiếp bị ảnh hưởng từ vụ đâm va đó.
Mặt khác căn cứ theo khoản 2 Điều 60 UNCLOS thì: “Quốc gia ven biển có quyền tài
phán đặc biệt đối với các đảo nhân tạo, các thiết bị và các cơng trình đó, kể cả về mặt các luật và
quy định hải quan, thuế khóa, y tế, an ninh và nhập cư”. Như vậy trường hợp này quốc gia C sẽ
có thẩm quyền tài phán đối với vụ đâm trên, còn quốc gia D chỉ được xây dựng đảo nhân tạo khi
được C cho phép và hưởng các lợi ích từ đảo mà khơng được quyền tài phán với nó.

KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Qua việc giải quyết tình huống trên, ta nhận thấy những vấn đề phức tạp, nan giải tồn tại
giữa các quốc gia trong việc thực hiện quyền chủ quyền trên biển. Qua đó ta cũng nhận thấy giá
trị tuyệt vời của UNCLOS- vừa định hướng hành vi cho các quốc gia trên biển, đồng thời còn là
cơ sở quan trọng trong việc giải quyết những bất đồng, mâu thuẫn và tranh chấp phát sinh.
Do nhận thức và điều kiện tiếp xúc với vấn đề còn nhiều hạn chế nên bài làm khơng thể

tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận được sự góp ý từ thầy cơ để bài làm được hoàn thiện
hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật quốc tế, NXB Cơng an nhân dân, Hà

2.

Nội, 2014.
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giải quyết tranh chấp trên biển theo quy định của

3.

Luật quốc tế và Công ước Luật biển 1982, kỉ yếu Hội thảo quốc tế, Hà Nội, 2015.
Các văn bản công pháp quốc tế và văn bản pháp luật Việt Nam có liên quan, Nxb.

4.
5.

CTQG, Hà Nội, 2006.
Công ước của Liên hợp quốc năm 1982 về luật biển.
/>
6.

phap-luat-quoc-gia

/>
7.

hanh-trong-vung-bien-viet-nam
/>


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×