Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

BTHK công pháp Tình huống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.55 KB, 8 trang )

MỞ ĐẦU:
Ngày nay, q trình tồn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ đã có tác động to lớn
trong việc thúc đẩy nền kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy
nhiên, nó cũng mang lại nhiều hệ lụy khi tình hình tội phạm xuyên quốc
gia, tội phạm hình sự có yếu tố nước ngồi diễn biến ngày càng phức tạp.
Đồng thời, số lượng tội phạm của quốc gia này lẩn trốn ở quốc gia khác
cũng gia tăng đáng kể, gây khó khăn cho các quốc gia trong việc phịng
chống, ngăn ngừa tội phạm. Trước tình đó, các quốc gia đã cùng nhau
thỏa thuận, kí kết những điều ước quốc tế về việc hợp tác quốc tế phòng,
chống tội phạm, thực hiện tương trợ tư pháp về hình sự và dẫn độ….Để
tìm hiểu rõ hơn về vấn đề dẫn độ, em xin đi sâu và giải quyết những câu
hỏi tình huống được đặt ra ở đề bài số 11.
NỘI DUNG:
I, Tình huống đặt ra
Tình huống 11: X là cơng dân của quốc gia A và đang bị cơ quan có
thẩm quyền nước này truy tố về hành vi giết người. Trong thời gian tòa án
của quốc gia A chuẩn bị mở phiên tòa xét xử hành vi của X, X đã trốn
sang quốc gia B. Nhận được thông tin về việc X đang trốn tại một thành
phố của quốc gia B, quốc gia A đã gửi cho quốc gia B yêu cầu dẫn độ X
về quốc gia A để tòa án nước này tiến hành xét xử.
Hãy cho biết:
- Cơ sở pháp lí nào để quốc gia B tiến hành dẫn độ X theo yêu cầu của
quốc gia A?
- Giả sử có đầy đủ cơ sở pháp lý để dẫn độ tội phạm nhưng hành vi của X
theo luật hình sự của quốc gia B là cố ý gây thương tích trong khi theo

1


Luật hình sự của quốc gia A là giết người, trong trường hợp này, quốc gia
B có thể từ chối yêu cầu dẫn độ của quốc gia A không? Tại sao?


II, Giải quyết tình huống
1, Cơ sở pháp lí nào để quốc gia B tiến hành dẫn độ X theo yêu cầu
của quốc gia A?
Về dẫn độ, ta có thể hiểu khái quát “ Dẫn độ tội phạm là hành vi tương
trợ pháp lí, được thỏa thuận giữa các quốc gia hữu quan ( quốc gia yêu
cầu và quốc gia được yêu cầu dẫn độ) dựa trên cơ sở các quy định của
Luật quốc tế, trong đó, một quốc gia được yêu cầu sẽ thực hiện việc
chuyển giao cá nhân đang hiện diện trên lãnh thổ của nước mình cho
quốc gia có yêu cầu để tiến hành truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi
hành bản án đã có hiệu lực pháp luật đối với cá nhân đó1.
Dựa trên khái niệm này, ta có thể nhận thấy, dẫn độ tội phạm vốn mang
bản chất là hành vi tương trợ pháp lí, được thỏa thuận giữa cá quốc gia
hữu quan. Sự thỏa thuận này có thể được biểu hiện qua các điều ước quốc
tế song phương, đa phương. Do đó, nếu các quốc gia khơng có sự thỏa
thuận với nhau thì việc có dẫn độ hay khơng sẽ trở thành quyền của quốc
gia. Bởi lẽ xuất phát từ chủ quyền quốc gia, khi một cá nhân hiện diện
trên lãnh thổ của một quốc gia thì bất kể cá nhân này có mang quốc tịch
của quốc gia đó hay khơng thì đều nằm dưới thẩm quyền tài phán của và
đều chịu sự quản lí của quốc gia đó. Việc quốc gia có cá nhân đang hiện
diện có dẫn độ hay khơng chính là quyền của quốc gia đó. Ngược lại, khi
nào các quốc gia có kí kết các điều ước quốc tế liên quan đến dẫn độ thì
khi đó, việc dẫn độ sẽ trở thành nghĩa vụ. Do đó, khi đã có cam kết mà
các quốc gia từ chối việc dẫn độ chính là đang vi phạm pháp luật quốc tế.

1 Giáo trình Luật quốc tế, Trường đại học Luật Hà Nội, Chủ biên TS Lê Mai Anh.

2


Khi tiến hành việc dẫn độ, một quốc gia sẽ có thể căn cứ vào cơ sở

pháp lý là: Pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế. Pháp luật quốc tế ở
đây đa số được xem xét dưới dạng các điều ước quốc tế. Mục đích của
các điều ước là xác định trách nhiệm của các quốc gia phải truy tố, trừng
phạt nghiêm khắc những người phạm tội, không cho tội phạm lợi dụng sự
khác biệt trong hệ thống pháp luật giữa các quốc gia để lẩn trốn pháp luật.
Còn pháp luật quốc gia về dẫn độ là hệ thống các quy định pháp luật về
dẫn độ được các quốc gia xây dựng tùy thuộc vào quan điểm chính trị,
pháp lí của nước mình. Việc dẫn độ có thể được các quốc gia quy định
trong Luật dẫn độ, Luật Tố tụng hình sự, Luật tương trợ tư pháp quốc tế
hoặc Luật dẫn độ người nước ngoài….
Đối chiếu với trường hợp được đặt ra giữa quốc gia A và quốc gia B thì
việc dẫn độ có thể là quyền và cũng có thể là nghĩa vụ.
-Trong trường hợp quốc gia A và quốc gia B khơng kí kết những điều
ước quốc tế liên quan đến dẫn độ thì khi khi quốc gia A yêu cầu dẫn độ,
quốc gia B có thể từ chối hoặc đồng ý tùy theo quan điểm và quy định
của quốc gia mình trên ngun tắc có đi có lại.
Nếu quốc gia B đồng ý dẫn độ X theo như yêu cầu của quốc gia A thì
quốc gia B sẽ dựa trên cơ sở là pháp luật quốc gia mình, xem xét việc dẫn
độ này có hợp lí, có vi phạm các ngun tắc quốc tế hay khơng để từ đó
tiến hành việc dẫn độ.
Trong trường hợp hai quốc gia A và B đã tham gia kí kết các điều ước
quốc tế về dẫn độ thì lúc này, việc dẫn độ của quốc gia B khơng cịn là
quyền nữa, mà nó đã là nghĩa vụ dẫn độ (thực hiện dẫn độ theo yêu cầu
của quốc gia A). Do đó, để phát sinh nghĩa vụ dẫn độ X theo yêu cầu của
quốc gia A thì cơ sở pháp lí quan trọng nhất, thiết yếu nhất chính là điều
ước quốc tế quy định nghĩa vụ dẫn độ tội phạm giữa các quốc gia hữu
3


quan là A Và B. Theo đó, khi A và B đã kí kết với nhau điều ước quốc tế

liên quan đến dẫn độ thì bắt buộc quốc gia B phải thực hiện nghĩa vụ dẫn
độ của mình. Quốc gia B sẽ căn cứ vào điều ước quốc tế để xem xét X có
thuộc trường hợp dẫn độ như điều ước đã ghi nhận hay khơng để từ đó
tiến hành nghĩa vụ dẫn độ của mình như đã cam kết…
Như vậy, trong trường hợp 2 nước A và B đã ký kết điều ước về dẫn độ
thì cơ sở pháp lí để quốc gia B tiến hành dẫn độ X theo yêu cầu của gia A
chính là điều ước quốc tế mà quốc gia A và B đã kí kết. Điều ước này
phải có hiệu lực pháp lý đối với cả quốc gia A và B và xuất phát từ những
nguyên tắc chung của Luật quốc tế. Nếu quốc gia A và B không ký kết
điều ước quốc tế về dẫn độ thì quốc gia B có quyền lựa chọn dẫn độ X
theo yêu cầu của quốc gia A dựa trên cơ sở pháp lí là pháp luật quốc gia
mình.
2, Giả sử có đầy đủ cơ sở pháp lý để dẫn độ tội phạm nhưng hành vi
của X theo luật hình sự của quốc gia B là cố ý gây thương tích trong
khi theo Luật hình sự của quốc gia A là giết người, trong trường hợp
này, quốc gia B có thể từ chối yêu cầu dẫn độ của quốc gia A không?
Tại sao?

Xuất phát từ nguyên tắc định danh kép, nguyên tắc này được cộng đồng
quốc tế quy định với nội dung: “ Việc dẫn độ chỉ có thể được tiến hành
đối với người có hành vi được coi là tội phạm và có thể bị trừng phạt theo
pháp luật của cả bên được yêu cầu. Nói cách khác, dẫn độ tội phạm chỉ
được thực hiện nếu theo luật của hai quốc gia hữu quan đều khẳng định
hành vi của cá nhân bị dẫn độ là hành vi tội phạm và mức hình phạt cần
là hình thức tù giam, với thời hạn được xác định. Như vậy, nguyên tắc
định danh kép chỉ yêu cầu hành vi phạm tội phải được ghi nhận là tội
4


phạm trong pháp luật của 2 nước chứ không yêu cầu hành vi đó phải

được định danh tội phạm giống nhau. Chỉ cần hành vi phạm tội được ghi
nhận trong pháp luật của cả hai nước thì đã có thể thực hiện việc dẫn độ
theo nguyên tắc định danh kép.
Xem xét trong trường hợp dẫn độ này, ta có thể thấy, theo pháp luật hình
sự của quốc gia B thì X đã thực hiện hành vi “ cố ý gây thương tích”,
nhưng theo pháp luật hình sự của quốc gia A thì X lại thực hiện hành vi
giết người. Như vậy, pháp luật của hai nước đã có sự khác nhau trong
việc định danh tội phạm đối với hành vi mà X đã thực hiện nhưng sự
khác nhau này cũng sẽ không ảnh hưởng đến việc dẫn độ của quốc gia B.
Bởi lẽ, dù theo pháp luật của quốc gia nào để định tội cho X về hành vi “
giết người” hay là “ cố ý gây thương tích” thì hành vi của X cũng đã được
ghi nhận trong pháp luật của quốc gia A và B. Mà theo như nguyên tắc
định danh kép, chỉ cần hành vi phạm tội được ghi nhận trong pháp luật
của cả 2 nước A và B thì đã có thể thực hiện việc dẫn độ. Do đó, vấn đề
đặt ra ở đây chính là hình phạt đối với hành vi của X ở 2 quốc gia có
được pháp luật quy định là hình phạt tù hay không.
Theo giả thiết đặt ra ở đề bài thì ta hiểu trường hợp đã có đầy đủ cơ sở
pháp lí để dẫn độ tội phạm, tức là có đầy đủ căn cứ theo pháp luật quốc tế
hoặc pháp luật quốc gia để cho rằng hành vi dẫn độ X là thích đáng,
khơng vi phạm ngun tắc trong pháp luật quốc tế, không rơi vào các
trường hợp không bị dẫn độ thì:
- Quốc gia B hồn tồn có thể từ chối yêu cầu dẫn độ của quốc gia A nếu
hai nước khơng tham gia kí kết điều ước quốc tế bởi ngay từ ban đầu,
việc dẫn độ đã là quyền chứ không phải nghĩa vụ của quốc gia B nên căn
cứ vào quan điểm chính trị, quy định pháp luật quốc gia mình, B có thể từ
chối u cầu dẫn độ.

5



- Quốc gia B sẽ phải thực hiện nghĩa vụ dẫn độ tội phạm theo như những
gì đã cam kết nếu như giữa 2 nước có tham gia kí kết điều ước quốc tế
liên quan đến dẫn độ. Khi đó, quốc gia B không thể lấy sự khác biệt trong
quy định của Luật hình sự quốc gia mình làm cơ sở để từ chối dẫn độ. Do
đó, Nếu quốc gia B không thực hiện đúng nghĩa vụ dẫn độ của mình theo
như cam kết, cụ thể là từ chối yêu cầu độ của nước A thì quốc gia B đang
vi phạm pháp luật quốc tế và có khả năng gánh chịu những hậu quả đã đặt
ra trong cam kết. Đó có thể là các biện pháp trả đũa trong tương lai, có
ảnh hưởng tiêu cực đối với quốc gia B. Vậy nên trong trường hợp hai bên
có tham gia kí kết ĐƯQT thì quốc gia B sẽ khơng thể từ chối yêu cầu dẫn
độ của A đối với X.
KẾT LUẬN:
Từ việc đi sâu nghiên cứu những vấn đề pháp lí ở tình huống trên, chúng
ta đã có một cái nhìn tổng quát nhất về cơ sở pháp lí của dẫn độ cũng như
những nguyên tắc của dẫn độ, đặc biệt là nguyên tắc định danh kép. Đồng
thời qua đây ta thấy được dẫn độ tội phạm là hành vi tương trợ pháp lí có
ý nghĩa vơ cùng quan trọng, giúp thực hiện thẩm quyền xét xử tư pháp ở
mỗi quốc gia cũng như góp phần ngăn ngừa, phịng chống tội phạm.

6


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Giáo

trình Luật Quốc Tế, Chủ biên TS. Lê Mai Anh

2. Khóa

luận tốt nghiệp: “ Vấn đề dẫn độ tội phạm trong Luật quốc tế


hiện đại”- Ngô Thị Hậu.
3. Dẫn

độ trong Luật Quốc Tế và pháp luật Việt Nam, T.S Ngô Hữu

Phước.
4. />
tu-phap-quoc-te.aspx
5. />
67.pdf

7


8



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×